Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5099:1990

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.75 KB, 4 trang )

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5099-90
BÍT TẤT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DÃN CỦA BÀN TẤT KHI KÉO
Hosiery - Test method for llongation of sole in tensile loading
1. Khái niệm chung
1.1. Độ dãn của bàn bít tất khi kéo được đặc trưng bằng sự thay đổi kích thước của nó trước và
sau khi bị kéo
1.2. Độ dãn dư của bàn tất (Eđ) là tỉ số tính bằng phần trăm giữa hiệu của chiều dài bàn tất đo ở
lực căng ban đầu sau và trước khi bị kéo một lực bằng 30 N và chiều dài bàn tất đo ở lực căng
ban đầu trước khi bị kéo
Eđ =

D3 D1
x100 , (1)
D1

Trong đó:
D1 :- chiều dài bàn tất đo ở lực căng ban đầu trước khi bị kéo một lực bằng 30N, tính bằng cm;
D3 : - Chiều dài bàn tất đo ở lực căng ban đầu sau khi tất bị kéo, tính bằng cm.
1.3. Độ dãn đàn hồi của bàn tất (Dđh) là tỉ số tính bằng phần trăm giữa hiệu của chiều dài bàn tất
đo ở lực kéo 30N và ở lực căng ban đầu sau khi bị kéo với chiều dài của bàn tất đo ở lực căng
ban đầu trước khi bị kéo
Eđh =

D2

D3
D1

x100 , (2)


Trong đó
D2 – Chiều dài bít tất đo ở lực kéo 30 N, tính bằng cm
1.4. Độ dãn toàn phần của bàn tất (Etp) tính bằng phần trăm tổng độ dãn dư và độ dãn đàn hồi
của bàn tất
Etp = Eđ + Eđh (3)
2. Nguyên lý đo
Mẫu được kẹp phần gót lên ngàm của máy, phần mũi vào cặp tạo lực căng ban đầu hoặc cặp
tạo lực kéo 30 N.
Đo chiều dài bàn tất ở lực căng ban đầu trước khi bị kéo, ở lực kéo và ở lực căng ban đầu sau
khi bị kéo.
Từ các kết quả đo được tính độ dãn dư, độ dãn đàn hồi và độ dãn toàn phần theo công thức (1),
(2), (3).
Xem hình sau


1. Ngàm của máy

5. Cặp tạo lực căng ban đầu hoặc cặp tạo lực
kéo 30 N

2.Gót tất

6. Mũi tất

3. Vòng căng mẫu

D. là chiều dài bàn tất cần đo

4. Dây xuyên qua tất
3. Phương tiện đo


3.1. Máy đo độ dài chuyên dùng hoặc máy thử độ bền kéo nén có bộ gá thích hợp
3.2. Cặp tạo lực căng, ban đầu
Cặp tạo lực kéo
3.3. Hai vòng mẫu có đường kính ngoài bằng đường kính của gót và đường kính trong nhỏ hơn
đường kính ngoài 7 mm.
3.4. Đồng hồ bấm giây
4. Điều kiện thử
4.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu qui định của TCVN 1748-86
4.2. Vận tốc chuyển động của ngàm là 100 mm / phút
4.3. Lực căng ban đầu được chọn theo qui định sau:
Khối lượng m (g)

Lực căng ban đầu F (cN)

Đến 4

16 ± 0,3

Lớn hơn 4 đến 6,3

25 ± 0,5



6,3 “ 10

40 ± 0,8




10 “ 16

63 ± 1,3




16 “ 25

100 ± 2,0

Chú thích :
Khối lượng m được tính như sau:
- Đối với tất ngắn trên gót m bằng 100% khối lượng một chiếc tất;
- Đối với tất dài gần đầu gối m bằng 67% khối lượng một chiếc tất;
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
5.1. Lô hàng là lượng bít tất có cùng tên gọi, cùng số hiệu, sản xuất theo cùng một phương pháp
và trong cùng một thời gian nhất định, có cùng một kiểu bao gói, giao nhận cùng một lúc và có
cùng giấy chứng nhận chất lượng.
5.2. Đơn vị bao gói là đơn vị lớn nhất của bao bì trong lô
5.3. Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên ở 5% số đơn vị bao gói của lô hàng nhưng không được dưới
3 đơn vị và không được nhiều quá 10 đơn vị
5.4. Từ mỗi đơn vị bao gói lấy ít nhất 4 mẫu thử
5.5. Trước khi thử giữ mẫu trong điều kiện khí hậu qui định của TCVN 1748-86 không ít hơn 24
giờ
6. Tiến hành thử
6.1. Đo chiều dàn bàn tất ở lực căng ban đầu trước khi kéo luồn 2 vòng căng mẫu vào gót và mũi
tất, sao cho vị trí xuyên dây qua tất nằm ở giữa 2 cơ cấu vòng, là điểm giữa cạnh trên của gót và
giữa mũi tất. Chú ý không xuyên phải sợi.

Kẹp đầu dây phía mũi tất vào cặp tạo lực căng ban đầu. Cho ngàm của máy chuyển động xuống
vừa đủ để kẹp đầu dây phía gót vào ngàm mà tất không chịu tác dụng của lực căng do khối
lượng của cặp gây ra. Cho ngàm chạy lên với vận tốc qui định cho tới khi điểm thấp nhất của mũi
vừa đúng ngang điểm 0 của thước đo trên máy. Sau 2 giây chịu tác dụng của lực căng ban đầu,
dọc chiều dài tất trên thước đo. Sau đó cho ngàm chuyển động để mẫu ở trạng thái không chịu
tác dụng lực nữa. Lấy cặp tạo lực căng ban đầu ra.
6.2. Đo chiều dài bàn tất ở lực kéo 30 N
Kẹp đầu dây phía mũi tất vào cặp tạo lực kéo 30 N. Cho ngàm chuyển động lên với vận tốc qui
định. Sau 30 giây chịu tác dụng lực kéo, đọc chiều dài bàn tất trên thước đo. Cho ngàm chuyển
động xuống để mẫu không chịu tác dụng lực. Lấy cặp tạo lực kéo ra.
6.3. Đo chiều dài bàn tất ở lực căng ban đầu sau khi kéo
Tiến hành đo chiều dài bàn tất ở lực căng ban đầu theo trình tự như phần 6.1. Sau 60 giây không
chịu tác dụng lực kéo.
7. Tính toán kết quả
7.1. Từ các kết quả đo được tính riêng từng mẫu thử các đại lượng sau;
- Độ dãn dư của bàn tất theo công thức (1)
- Độ dãn đàn hồi của bàn tất theo công thức (2)
- Độ dãn toàn phần của bàn tất theo công thức (3)
7.2. Tính giá trị trung bình cho từng đại lượng theo các kết quả tính được, chính xác tới 1 chữ số
thập phân
8. Biên bản thử
Biên bản thử gồm các nội dung chính sau
- Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng để thử


- Ký hiệu và đặc trưng kỹ thuật của mẫu
- Số mẫu thử
- Lực căng ban đầu
- Các độ dãn trung bình của tất
- Ngày thực hiện thí nghiệm

- Tên cơ quan và người thực hiện thí nghiệm



×