Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7851:2008 - ISO 22160:2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.73 KB, 15 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7851 : 2008
ISO 22160 : 2007
SỮA VÀ ĐỒ UỐNG TỪ SỮA - XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ PHOSPHATAZA KIỀM - PHƯƠNG PHÁP
DÙNG HỆ THỐNG QUANG HOẠT BẰNG ENZYM (EPAS)
Milk and milk-based drinks - Determination of alkaline phosphatase activity Enzymatic photoactivated system (EPAS) method
Lời nói đầu
TCVN 7851:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 22160:2007;
TCVN 7851:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu
biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công
bố.
SỮA VÀ ĐỒ UỐNG TỪ SỮA - XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ PHOSPHATAZA KIỀM - PHƯƠNG PHÁP
DÙNG HỆ THỐNG QUANG HOẠT BẰNG ENZYM (EPAS)
Milk and milk-based drinks - Determination of alkaline phosphatase activity Enzymatic
photo-activated system (EPAS) method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hoạt độ phosphataza kiểm trong sữa nguyên
chất, sữa tách một phần chất béo, sữa gầy, cream và sữa có bổ sung hương liệu đã thanh trùng
bằng phương pháp phát quang hóa học (EPAS).
Phương pháp này cũng thích hợp cho các mẫu dạng lỏng nếu được pha loãng để có hoạt độ
phosphataza kiềm đã pha loãng nhỏ hơn 7000 mili đơn vị trên lít.
CHÚ THÍCH Đã có thử nghiệm cộng tác thành công trên sữa bò, sữa cừu, sữa trâu và sữa dê
nguyên chất, cũng như sữa bò đã tách chất béo (< 0,5% chất béo), 20% cream béo và 2 % sữa
socola béo (tính theo khối lượng).
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Hoạt độ phosphataza kiềm (alkaline phosphatase activity)
Hoạt độ APL (APL)
Hoạt độ phosphataza kiềm có mặt trong sản phẩm, xác định được bằng quy trình quy định trong
tiêu chuẩn này.


CHÚ THÍCH 1 Hoạt độ phosphataza kiềm được biểu thị bằng mili đơn vị hoạt độ enzym trên lít
(mU/I) [4],[5].
2.2
Đơn vị hoạt độ phosphataza kiềm (unit of alkaline phosphatase activity)
Lượng enzym phosphataza kiềm xúc tác để biến đổi 1 mol cơ chất thơm bền vững trên phút.
3. Nguyên tắc
Hoạt độ phosphataza kiềm của mẫu đo được bằng cách quang hoạt sản phẩm thủy phân rồi
dùng dụng cụ đo quang hoạt. Khi có mặt của phosphataza kiềm, chất nền dioxetan - phosphat


thơm bền vững bị thủy phân ở nhiệt độ 35oC 1oC tạo thành sản phẩm quang hoạt (phát quang
hóa học). Sự quang hoạt của sản phẩm được khuếch đại bởi thành phần tăng cường phân tử
lớn. Phản ứng thủy phân bị dừng sau thời gian ủ quy định (3 min). Lượng sản phẩm phát quang
hóa học tạo thành được đo và chuyển đổi theo đơn vị enzym bằng máy đo độ sáng. Hiệu chuẩn
máy đo độ sáng dựa vào việc hiệu chuẩn sử dụng các bảng có hoạt độ enzym đã biết.
4. Thuốc thử
Tất cả các thuốc thử được sử dụng phải thuộc loại tinh khiết phân tích và nước phải là nước cất
hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
4.1 Cơ chất este dioxetan không phát quang hóa học [0,2 mol/l muối dinatri 3-(2'spiroadamantanan)-4-methoxy-4(3"phosphat phenyl-1,2 dioxetan) trong dung dịch đệm DEAE
1% fluorosin], có bán sẵn trên thị trường [ví dụ: dung dịch thuốc thử Charm AP 1)].
Nên bảo quản cơ chất này ở nhiệt độ từ 0oC đến 7oC. Nếu bảo quản trong lọ bằng chất dẻo màu
hổ phách ở nhiệt độ 4oC thì cơ chất này có thể bền trong 6 tháng. Nếu được bảo quản ở nhiệt độ
30oC thì chỉ bền trong 24h.
Khi sử dụng cơ chất này trong phép phân tích, thì giữ ở nhiệt độ từ 0 oC đến 7oC hoặc để trên đá
lạnh.
4.2 Dung dịch hãm
Chuẩn bị dung dịch hãm bằng cách trộn một lượng tương tự của 0,15 mol/l 2-amino-2-metyl-1propanol dung dịch và 0,02 % benzalkoni clorua, pH bằng 10,7. Dùng dịch hãm này phải được
bảo quản ở nhiệt độ phòng (từ 18oC đến 24oC) trước khi sử dụng. Để ổn định phép thử khi không
sử dụng đầu dò nhiệt, thì ghi lại và duy trì nhiệt độ trong khoảng 0,5 oC của nhiệt độ dung dịch
dùng để hiệu chuẩn.

CHÚ THÍCH Dung dịch hãm được sử dụng để dừng thủy phân cơ chất este dioxetan (4.1) bằng
enzym.
Dung dịch hãm có bán sẵn trên thị trường có hạn sử dụng 1 năm khi được bảo quản ở 4 oC, hoặc
2 tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Để sử dụng hàng ngày, nên bảo quản dung dịch
này ở nhiệt độ phòng.
4.3 Mẫu hiệu chuẩn làm việc, ví dụ, các viên hiệu chuẩn (sữa bột nguyên liệu có hàm lượng
phosphataza đã biết dưới dạng viên để hoàn nguyên trong sữa) có hoạt độ phosphataza 875
U/I 26 U/I. Hòa các viên này trong ba thể tích khác nhau của đồ uống từ sữa cho thấy không
có hoạt độ phosphataza hoặc mẫu âm tính (7.2) để dựng đường chuẩn.
Các viên hiệu chuẩn có bán sẵn trên thị trường khi được bảo quản ở 4 oC có thể bền trong 2
năm.
4.3.1 Mẫu hiệu chuẩn sữa trắng dạng lỏng
Hòa tan vào ba ống nghiệm 50 ml (5.9), mỗi ống chứa 100 l nước cất, được đánh dấu tương
ứng là A1, B1 và C1 mỗi ống một viên hiệu chuẩn.
Thêm sản phẩm sữa trắng dạng lỏng (cho thấy không có hoạt độ phosphataza) vào các ống
tương ứng: A1 là 20 ml, B1 là 5 ml và C1 là 2,5 ml hoặc mẫu thử âm tính (7.2), tạo ra các dung
dịch hiệu chuẩn A1, B1 và C1 có hoạt độ phosphataza tương ứng: A1=44 mU/I, B1=175 mU/I và
C1=350 mU/I. Đậy nắp các ống nghiệm và lắc mạnh ống nghiệm. Để lượng chứa trong ống
nghiệm hoàn nguyên dưới điều kiện lạnh trong 10 min. Trộn kỹ trước khi sử dụng.
4.3.2 Mẫu hiệu chuẩn sữa có bổ sung hương liệu và cream
1)

Các thuốc thử quy định trong điều 4 và các dụng cụ quy định trong 5.1 có sẵn từ Charm
Sciences Inc., 659 Andover St., Lawrence, MA 01843, USA. Đây là các ví dụ của sản phẩm
thương mại phù hợp có sẵn. Thông tin này được đưa ra để tiện lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn
và ISO không ấn định phải sử dụng các sản phẩm này. Có thể sử dụng các sản phẩm tương
đương nếu cho các kết quả tương tự.


Hòa tan vào ba ống nghiệm 50 ml (5.9), mỗi ống chứa 100 l nước cất, được đánh dấu tương

ứng là A2, B2 và C2 mỗi ống một viên hiệu chuẩn.
Thêm sản phẩm sữa trắng có bổ sung hương liệu hoặc cream (cho thấy không có hoạt độ
phosphataza) tương ứng vào các ống A2 là 10 ml, B2 là 5 ml và C2 là 2,5 ml hoặc mẫu thử âm
tính (7.2), tạo ra các dung dịch hiệu chuẩn A2, B2 và C2 có hoạt độ phosphataza tương ứng là: A1
= 88 mU/I, B1 = 175 mU/I và C1 = 350 mU/I. Đậy nắp và lắc mạnh ống nghiệm. Để lượng chứa
trong ống nghiệm hoàn nguyên dưới điều kiện lạnh trong 10 min. Trộn kỹ trước khi sử dụng.
4.4 Mẫu kiểm chứng dương tính
Sử dụng phosphataza kiềm đông khô đựng trong chai màu hổ phách 15 ml làm mẫu kiểm chứng
dương tính. Hoàn nguyên mẫu kiểm chứng dương tính bằng 10 ml đồ uống từ mẫu sữa đại diện
cho thấy không có hoạt độ phosphataza, hoặc bằng mẫu thử âm tính đã chuẩn bị (7.2). Mẫu
kiểm chứng dương tính đã hoàn nguyên chứa 450 mU/I enzym phosphataza.
Để mẫu kiểm chứng dương tính hoàn nguyên trong 10 min. Lắc mạnh mẫu kiểm chứng dương
tính này trước khi sử dụng.
Mẫu kiểm chứng dương tính đã hoàn nguyên có thể ổn định trong 48 h khi được bảo quản ở
nhiệt độ từ 0oC đến 7oC. Mẫu kiểm chứng dương tính đã hoàn nguyên bằng mẫu sữa dạng lỏng
có thể ổn định trong 2 tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn -15 oC. Làm tan
băng mẫu kiểm chứng dương tính trong nước ở nhiệt độ phòng. Lắc mạnh để đồng hóa mẫu
kiểm chứng dương tính này trước khi sử dụng. Không làm đông lạnh lại.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1 Máy đo độ sáng, có thể làm việc ở bước sóng 540 nm, có các đường ra được chuyển đổi
sang hoạt độ enzym phần mềm [ví dụ, Charm Luminometer kiểu NovaLum, Luminator K hoặc
T1)]. Đối với kiểu NovaLum và Lum-T thì cần có độ chuyển đổi. Kiểu NovaLum và Lum-T được sử
dụng trong tư thế thẳng đứng. Đối với kiểu NovaLum thì cần có đầu dò nhiệt để đo nhiệt độ dung
dịch hãm (4.2).
Cần tối ưu hóa các phép đo theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
5.2 Lọ nhỏ, sử dụng một lần, bằng chất dẻo không phát quang, có nắp, dung tích 2 ml.
5.3 Pipet cố định thể tích, dung tích 100 l.
5.4 Dụng cụ phân phối cố định thể tích, có thể phân phối 1,0 ml. Trước khi sử dụng, kiểm tra
thể tích nước được phân phối chính xác đến 1,00 g 0,05 g.

5.5 Bình định mức một vạch, dung tích 100 ml.
5.6 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
5.7 Tủ ấm hoặc tủ sấy, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 35 oC
kích thước nhỏ.
5.8 Nồi cách thủy, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 63oC

1oC và 63oC

0,2 oC và 95oC

0,2 oC có các lọ với
2oC.

5.9 Ống nghiệm, dung tích 50 ml, đường kính 13 mm và dài 100 mm có nắp đậy không thấm
nước.
5.10 Máy in, có giây nối đầu ra để in kết quả.
6. Lấy mẫu
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị thay đổi
hoặc suy giảm chất lượng trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển.
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).
7. Chuẩn bị


7.1 Mẫu thử
7.1.1 Yêu cầu chung
Trộn kỹ tất cả các mẫu thử trước khi sử dụng. Nhiệt độ phòng phải trong khoảng từ 18 oC đến
24oC. Các mẫu phải được thử nghiệm ở nhiệt độ lạnh (từ 0 đến 7) oC hoặc thực hiện trên đá lạnh.
7.1.2 Mẫu đã thanh trùng
Sử dụng các mẫu thử đã thanh trùng với các lượng cần thiết.
7.1.3 Mẫu đã thanh trùng

Sử dụng các mẫu thử đã thanh trùng với các lượng cần thiết.
7.1.3 Sữa nguyên liệu
Dùng pipet lấy 1 ml (hoặc một lượng thích hợp để sau khi pha loãng có hoạt độ nhỏ hơn 7000
mU/I mẫu thử cho vào bình định mức một vạch 100 ml (5.5). Pha loãng đến vạch bằng sữa
không có phosphataza kiềm (7.2). Trộn kỹ.
7.1.4 Sản phẩm sữa có bổ sung hương liệu và sản phẩm cream
Sử dụng các mẫu thử với các lượng cần thiết. Các mẫu thử của sản phẩm đặc sánh có thể cần
phải dùng đến pipet để xác định chính xác khối lượng (100 l = 100 mg). Lau khô tip của pipet
sau khi hút mẫu. Có thể phải điều chỉnh tip của pipet (cắt lỗ rộng hơn) để lấy được lượng chính
xác hơn.
7.2 Sữa không chứa phosphataza kiềm
Chuẩn bị sữa không có phosphataza kiềm (mẫu âm tính bằng cách đun nóng 35 ml hoặc một thể
tích cần thiết của phần mẫu thử (7.1.2, 7.1.3 hoặc 7.1.4) trong một ống nghiệm trên nồi cách thủy
(5.8) ở 95oC. Để phần mẫu thử đạt đến 95oC và giữ ở nhiệt độ này trong 1 min. Sau đó làm nguội
nhanh.
Dùng mẫu thử âm tính làm mẫu chuẩn 0 (zero) và phải có giá trị trung bình nhỏ hơn 5 mU/I (hoặc
nhỏ hơn 15 mU/I với các sản phẩm sữa có bổ sung hương liệu và các sản phẩm cream) trong
kênh của máy chiếu sáng đã đạt hiệu chuẩn thích hợp. Nếu mẫu âm tính này được bảo quản ở
4oC thì có thể bền trong 48 h.
Sữa trắng dạng lỏng nếu được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh hoặc thấp hơn -15 oC thì có thể
bền đến 6 tháng. Làm tan băng mẫu âm tính trong nước ở nhiệt độ phòng. Lắc mạnh mẫu để
đồng hóa trước khi sử dụng. Không làm đông lạnh lại.
Cần lưu ý rằng một số sản phẩm sữa ví dụ như sữa cừu, khi chuẩn bị mẫu thử âm tính sẽ tạo kết
tủa và tách lớp trong 1 min ở 95oC. Trong trường hợp này, cần đến nhiệt độ thấp hơn trong thời
gian dài hơn, ví dụ ở 63oC trong 30 min.
8. Cách tiến hành (Xem Phụ lục A)
8.1 Hiệu chuẩn
8.1.1 Dựng đường chuẩn cho mỗi sản phẩm cần thử nghiệm. Bắt đầu bằng cách cài đặt nền (B g)
của máy đo độ sáng đến 100 và chỉnh (Cr) đến 100.
Chỉnh theo chỉ dẫn trong sổ tay của máy đo độ sáng. Các đường chuẩn phải ổn định và cần cho

chạy khi sử dụng các lô mẻ mới/các lô cơ chất este dioxetan (4.1) và dung dịch đệm hãm (4.2).
Sơ đồ của đường hiệu chuẩn được nêu trong Phụ lục A.
CHÚ THÍCH Phương thức hiệu chuẩn trên một số máy đo độ sáng sẽ tự động hướng dẫn
người sử dụng qua các bước 8.1.1 đến 8.2.2 (Bảng chọn hiệu chuẩn là số 8 của bảng chính).
Chọn hiệu chuẩn phosphataza kiềm. Chọn kênh hiệu chuẩn. Chọn hiệu chuẩn. Chọn phần mẫu
thử để hiệu chuẩn, ví dụ như sữa, cream hoặc socola (sản phẩm sữa có thể bổ sung hương liệu)
hoặc loại khác. Máy đo độ sáng sẽ chỉ dẫn các bước tiếp theo.


8.1.2 Giới hạn ba ống cho mỗi phép thử hiệu chuẩn. Dùng pipet cố định thể tích (5.3), có típ pipet
sạch, để lấy 100 l cơ chất este dioxetan (4.1) cho vào đáy của ba lọ nhỏ (5.2).
8.1.3 Đối với các phần mẫu thử thu được trong 7.1.2 đến 7.1.4, dùng pipet cố định thể tích (5.3)
có tip pipet sạch, để lấy 100 l mẫu âm tính (7.2) cho vào mỗi lọ. Chuyển lượng mẫu sang đáy
ống sao cho tất cả mẫu tiếp xúc được với cơ chất. Trộn lượng chứa trong các lọ để trong giá đỡ
có chuyển động tiến lùi khoảng 10 lần trong 5 s.
8.1.4 Đặt các lọ nhỏ (8.1.3) trong tủ ấm (5.7) trong 3 min ở 35 oC. Sau khi ủ xong, dùng bộ phận
phân phối cố định thể tích (5.4) thêm 1,0 ml dung dịch hãm (4.2) vào tất cả các lọ nhỏ, trong vòng
15 s.
8.1.5 Lấy các lọ nhỏ ra khỏi tủ ấm. Đậy nắp từng lọ và lắc mạnh từng lọ trong 5 s. Nếu cần, nới
lỏng nắp và gắn lọ vào bộ chuyển đổi của máy đo độ sáng. Chèn lọ này vào máy đo độ sáng.
Đọc và ghi lại số đọc của máy đo độ sáng (5.1) khi hoàn thành việc đếm (có tiếng bíp). Lặp lại
thao tác này với từng lọ. Không để dung dịch lỏng chạm vào bộ chuyển đổi để tránh nhiễm bẩn lọ
sau. Nếu dung dịch đã chạm vào lọ thì tráng bằng nước và sấy khô trước khi sử dụng lại. Tính
giá trị âm trung bình (N). Lặp lại phép xác định theo 8.1.2 đến 8.1.5 nếu có một giá trị bất kỳ nào
sai lệch quá 30% giá trị trung bình.
8.1.6 Đối với các phần mẫu thử thu được trong 7.1.2 đến 7.1.3, lặp lại các bước 8.1.2 đến 8.1.5
với dung dịch hiệu chuẩn C1 (4.3.1), mỗi mẫu lặp lại ba lần. Đối với phần mẫu thử trong 7.1.4, lặp
lại các bước trong 8.1.2 đến 8.1.5 với dung dịch hiệu chuẩn C 2(4.3.2), mỗi mẫu lặp lại ba lần.
Tính giá trị trung bình (Cx) của C1 hoặc C2. lặp lại phép xác định này nếu có một giá trị bất kỳ nào
sai lệch quá 30% giá trị trung bình.

8.1.7 Tính giá trị hiệu chỉnh, Cr, sử dụng giá trị hiệu chuẩn trung bình Cx (xem 8.1.6) và giá trị âm
tính trung bình, N (xem 8.1.5) trong Công thức (1). Nhập Cr trong máy đo độ sáng. Thay đổi hiệu
chỉnh máy đo độ sáng sang giá trị hiệu chỉnh mới C r theo chỉ dẫn trong sổ tay của máy đo độ
sáng.
Cr = (Cx - N) x 0,286

(1)

CHÚ THÍCH Các máy đo độ sáng tự động sẽ in ra các giá trị N và Cx và sẽ tự động tính, điều
chỉnh và in các giá trị Cr và Bg.
8.1.8 Tính giá trị nền sử dụng giá trị Cr và giá trị âm tính trung bình N trong Công thức (2) và
nhập giá trị Bg vào máy đo độ sáng. Thay đổi nền của máy đo độ sáng sang giá trị nền mới B g
theo chỉ dẫn trong sổ tay của máy đo độ sáng:
Bg = [ N/(Cr/100)] + 100

(2)

CHÚ THÍCH Các máy đo độ sáng tự động sẽ in ra các giá trị N và C x và sẽ tự động tính và điều
chỉnh và in các giá trị Cr và Bg.
8.1.9 Lặp lại các bước 8.1.2 đến 8.1.5 với mẫu âm tính (7.2), lặp lại ba lần. Kiểm tra rằng giá trị
trung bình với sữa (tính theo mU/I) là nhỏ hơn 5 mU/I, hoặc đối với sữa có bổ sung hương liệu
và cream thì nhỏ hơn 15 mU/I. Nếu giá trị trung bình nằm ngoài dải này thì bắt đầu bước 8.1.1.
8.1.10 Lặp lại bước 8.1.6 với hiệu chuẩn C1 hoặc C2. Dải mục tiêu số đọc trung bình là từ 320
mU/I đến 400 mU/I đối với C (C1 hoặc C2). Lặp lại phép xác định này nếu có một giá trị bất kỳ nào
sai lệch quá 30% giá trị trung bình. Nếu giá trị trung bình nằm ngoài dải này thì bắt đầu bước
8.1.1.
8.1.11 Tiến hành phân tích hiệu chuẩn (8.1.2 đến 8.1.5) trong 8.1.3 thay mẫu âm tính bằng mẫu
hiệu chuẩn làm việc A (A1 hoặc A2 tùy thuộc vào phần mẫu thử trong 4.3). Xác định giá trị trung
bình đối với A1 hoặc A2. Lặp lại phép xác định này nếu có một giá trị bất kỳ nào sai lệch quá 40%
giá trị trung bình.

8.1.12 Tiến hành phân tích hiệu chuẩn (8.1.6) trong 8.1.6 thay mẫu hiệu chuẩn C bằng mẫu
chuẩn làm việc B (B1 hoặc B2) tùy thuộc vào phần mẫu thử trong 4.3. Xác định giá trị trung bình


đối với B. Lặp lại phép xác định này nếu có một giá trị bất kỳ nào sai lệch quá 30% giá trị trung
bình.
8.1.13 Các giá trị trung bình đối với mẫu hiệu chuẩn làm việc A 1 phải trong khoảng từ 32 mU/I
đến 55 mU/I và đối với mẫu hiệu chuẩn làm việc A2 phải trong khoảng từ 45 mU/I đến 110 mU/I.
Giá trị trung bình đối với mẫu hiệu chuẩn làm việc B (B 1 hoặc B2) phải trong khoảng từ 145 mU/I
đến 205 mU/I.
Khi cả hai mẫu hiệu chuẩn nằm trong dải quy định, thì tiến hành theo 8.3. Nếu các mẫu hiệu
chuẩn nằm ngoài dải quy định thì tiến hành theo 8.2.1 và 8.2.2.
8.2 Điều chỉnh hiệu chuẩn
8.2.1 Điều chỉnh hiệu chuẩn đối với các mẫu hiệu chuẩn A và B
CHÚ THÍCH Việc hiệu chuẩn tự động sẽ tự tính toán và điều chỉnh và sẽ hướng dẫn thử
nghiệm lại (8.2.2).
8.2.1.1 Trong các trường hợp giá trị trung bình hoặc trung bình các giá trị của mẫu hiệu chuẩn
A1, A2 hoặc B hơi cao hơn hoặc hơi thấp hơn các dải quy định (trong khoảng 10 mU/I), điều này
có thể tăng hoặc giảm nền để đưa giá trị trung bình về dải quy định mà không làm cho giá trị
trung bình của các mẫu hiệu chuẩn khác lệch khỏi dải quy định (nghĩa là tăng nền sẽ làm giảm
giá trị trung bình của từng mẫu hiệu chuẩn, còn giảm nền sẽ làm tăng giá trị trung bình của từng
mẫu hiệu chuẩn). Trong trường hợp này, thay đổi nền máy đo độ sáng về nền mới này theo các
công thức sau đây:
a) Sử dụng Công thức (3) khi mẫu hiệu chuẩn A nằm ngoài dải:
32

(A1m - NA1)

55


(3)

trong đó
NA1 là giá trị điều chỉnh để đưa giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A 1 về dải quy định;
A1m là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A1 (tính được trong 8.1.11);
32 là giá trị giới hạn dưới đối với mẫu hiệu chuẩn A1;
55 là giá trị giới hạn trên đối với mẫu hiệu chuẩn A1.
b) Sử dụng Công thức (4) khi mẫu hiệu chuẩn A 2 nằm ngoài dải:
45

(A2m - NA2)

110

(4)

trong đó
NA2 là giá trị điều chỉnh để đưa về giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A 2 về dải quy định;
A2m là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A2 (tính được trong 8.1.11);
45 là giá trị giới hạn dưới đối với mẫu hiệu chuẩn A2;
110 là giá trị giới hạn trên đối với mẫu hiệu chuẩn A 2.
c) Sử dụng công thức (5) khi mẫu hiệu B1 hoặc B2 nằm ngoài dải:
145

(Bm - NB)

205

(5)


trong đó
NB là giá trị điều chỉnh để đưa giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn B 1 hoặc B2 về dải quy định;
Bm là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn B1 hoặc B2 (tính được trong 8.1.12);
145 là giá trị giới hạn dưới đối với mẫu hiệu chuẩn B 1 hoặc B2;
205 là giá trị giới hạn trên đối với mẫu hiệu chuẩn B 1 hoặc B2.


Sau khi xác định NAB từ công thức (3), (4) hoặc (5), kiểm tra xem mẫu hiệu chuẩn khác, X, [mẫu
hiệu chuẩn B1 hoặc B2 nếu sử dụng Công thức (3) hoặc (4), mẫu hiệu chuẩn A 1 hoặc A2 nếu sử
dụng Công thức (5)] đã nằm trong dải quy định chưa, sử dụng Công thức (6) hoặc (7):
Rx1

Xpro

Rx2 và

(6)

Xpro = Xm - NAB

(7)

trong đó
Rx1 là giới hạn dưới của trung bình đối với mẫu hiệu chuẩn khác X;
Rx2 là giới hạn trên của trung bình đối với mẫu hiệu chuẩn khác X;
Xpro là trung bình dự đoán của mẫu hiệu chuẩn X sau khi điều chỉnh N AB;
Xm là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn khác X (tính được trong 8.1.11 hoặc 8.1.12);
NAB là giá trị điều chỉnh đối với mẫu hiệu chuẩn A1, A2, B1, hoặc B2 (tính được trong Công thức
(3), (4) hoặc (5).
Nếu mẫu hiệu chuẩn, X, nằm trong dải quy định thì chỉnh giá trị nền máy đo độ sáng theo giá trị

NAB để đưa các mẫu hiệu chuẩn vào dải quy định theo Công thức (8):
Bg1 = Bg + NAB

(8)

trong đó
Bg1 là giá trị nền mới của máy đo độ sáng;
Bg là giá trị nền hiện hành của máy đo độ sáng.
8.2.1.2 Trong các trường hợp khi các giá trị trung bình của một mẫu hiệu chuẩn nằm ngoài các
dải quy định (lớn hơn 10), thì chia giá trị trung bình thu được của mẫu hiệu chuẩn có liên quan
cho các giá trị đích của chúng (A1 = 44 mU/I hoặc A2 = 88 mU/I; B1 và B2 = 175 mU/I).
Lấy trung bình của hai tỷ số thu được đối với các mẫu hiệu chuẩn A và B để xác định tỷ số trung
bình hiệu chỉnh như trong Bảng 1.
Bảng 1 - Tỷ số mẫu hiệu chuẩn
Mẫu hiệu chuẩn

Giá trị đích

Giá trị trung bình

Tỷ số (trung bình/đích)

A1

44

A1m

RA1 = A1m/44


A2

88

A2m

RA2 = A2m/88

B1 hoặc B2

175

B1m hoặc B2m

RB = B1m hoặc B2m/175

Tỷ số trung bình (Rm)

Rm = [RA1 hoặc RA2) +
RB]/2

Nhân tỷ số trung bình thu được đối với các mẫu hiệu chuẩn A và B với hiệu chỉnh máy đo độ
sáng sử dụng công thức (9):
Cr1 = Cr x Rm

(9)

trong đó
Cr1 là hiệu chỉnh máy đo độ sáng mới ;
Cr là hiệu chỉnh máy đo độ sáng tính được (xem 8.1.7);

Rm là tỷ số trung bình của các mẫu hiệu chuẩn A và B (xem Bảng 1);
Thay đổi hiệu chỉnh máy đo độ sáng mới thu được về giá trị mới của nó, C r1.
8.2.1.3 Trong các trường hợp, khi giá trị trung bình nhỏ hơn đáng kể (nhỏ hơn 10 đơn vị) so với
giá trị đích và giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn khác lớn hơn đáng kể (lớn hơn 10 đơn vị) so


với giá trị đích, thì xác định chênh lệch giữa giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A (A 1 = 44
mU/I hoặc A2 = 88 mU/I).
Bổ sung giá trị này vào giá trị nền của máy đo độ sáng; nếu giá trị này nhỏ hơn giá trị đích thì
chênh lệch là số âm và kết quả dẫn đến giảm giá trị nền.
a) Tính giá trị nền mới Bg2 đối với mẫu hiệu chuẩn A1 sử dụng công thức (10):
Bg2 = Bg + (A1m - 44)

(10)

trong đó
Bg là giá trị nền của máy đo độ sáng tính được (xem 8.1.8);
Bg2 là giá trị nền mới của máy đo độ sang;
A1m là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A1 (xem 8.1.11);
44 là giá trị đích của mẫu hiệu chuẩn A1.
b) Tính giá trị nền mới Bg3 đối với mẫu hiệu chuẩn A2 sử dụng công thức (11):
Bg3 = Bg + (A2m - 88)

(11)

trong đó
Bg là giá trị nền của máy đo độ sáng tính được (xem 8.1.8);
Bg3 là giá trị nền mới của máy đo độ sáng;
A2m là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn A2 (xem 8.1.11);
88 là giá trị đích của mẫu hiệu chuẩn A2.

c) Chỉnh cài đặt nền máy đo độ sáng như tính toán được. Phân tích lại mẫu hiệu chuẩn B và xác
định giá trị trung bình [Bm (1 hoặc 2)]. Chia giá trị trung bình thu được cho giá trị đích (B 1 và B2 = 175
mU/I).
Nhân tỷ số này với hiệu chỉnh máy đo độ sáng theo công thức (12):
Cr2 = Cr x

(12)

trong đó
Cr là hiệu chỉnh máy đo độ sáng tính được (xem 8.1.7);
Cr2 là hiệu chỉnh máy đo độ sáng mới;
Bm (1 hoặc 2) là giá trị trung bình của mẫu hiệu chuẩn B1 hoặc B2 đo được trong phép xác định lại;
175 là giá trị đích của mẫu hiệu chuẩn B1 hoặc B2.
Điều chỉnh máy đo độ sáng về giá trị mới.
8.2.2 Lặp lại các bước 8.1.11 đến 8.1.13. Các số đọc trung bình của máy đo độ sáng phải từ 32
mU/I đến 55 mU/I đối với các mẫu hiệu chuẩn làm việc A1, và phải trong dải từ 45 mU/I đến 110
mU/I đối với mẫu hiệu chuẩn A2. Lặp lại phép xác định này nếu có một giá trị bất kỳ nào lớn hơn
hoặc nhỏ hơn 40% giá trị trung bình.
Giá trị trung bình đối với mẫu hiệu chuẩn làm việc B (B 1 hoặc B2) phải trong dải từ 145 mU/I đến
205 mU/I. Lặp lại phép xác định này nếu có một giá trị bất kỳ nào sai lệch quá 30% giá trị trung
bình.
Nếu cả hai giá trị nằm trong dải này thì tiến hành tiếp theo 8.3.3. Nếu giá trị trung bình của mẫu
hiệu chuẩn vẫn nằm ngoài dải quy định tiến hành tiếp theo 8.1.1.
8.3 Phép kiểm chứng và kiểm tra hiệu chuẩn
8.3.1 Phép kiểm chứng âm tính


Tiến hành kiểm chứng âm tính theo quy trình xác định (8.4) mà không bổ sung phần mẫu thử
(8.4.2). Phép thử kiểm chứng âm tính là để kiểm tra việc hiệu chuẩn máy đo độ sáng và thuốc
thử. Kiểm tra hệ thống (kết quả âm tính) khi các mức hoạt độ phosphataza kiềm thu được nhỏ

hơn 5 mU/I trong kênh của máy đo độ sáng đã hiệu chuẩn thích hợp.
8.3.2 Phép kiểm chứng dương tính
Hoàn nguyên mẫu kiểm chứng dương tính (4.4) với mẫu thử đã kiểm tra trước đó (đồ uống từ
sữa) cho thấy trung bình hoạt độ phosphataza kiềm nhỏ hơn 5 mU/I (nhỏ hơn 15 mU/I đối với
sữa có bổ sung hương liệu hoặc các sản phẩm cream) hoặc sữa âm tính đã chuẩn bị (7.2).
Tiến hành phép kiểm chứng dương tính hàng ngày, để kiểm tra hiệu chuẩn của máy đo độ sáng
và thuốc thử. Nếu giá trị này vượt quá 585 mU/I hoặc nhỏ hơn 300 mU/I thì lặp lại với mẫu kiểm
chứng dương tính đã hoàn nguyên khác. Nếu giá trị thu được lần này vẫn nằm ngoài dải quy
định thì hiệu chuẩn lại máy đo độ sáng (xem 8.1).
8.3.3 Kiểm tra hiệu chuẩn
8.3.3.1 Sau khi đã thực hiện các bước hiệu chuẩn trong 8.1 và 8.2, tiến hành phép thử kiểm
chứng âm tính (8.3.1) và tiến hành ba phép thử lặp lại với mẫu kiểm chứng dương tính (8.3.2) để
kiểm tra xác nhận kết quả hiệu chuẩn.
8.3.3.2 Phép kiểm chứng âm tính phải cho giá trị nhỏ hơn 5 mU/I và phép thử kiểm chứng dương
tính (N = 3) phải cho giá trị trung bình trong dải từ 380 mU/I đến 510 mU/I. Nếu kết quả kiểm
chứng âm tính nằm ngoài dải này thì sử dụng cơ chất mới (4.1) và lặp lại phép thử. Nếu kết quả
kiểm chứng dương tính nằm ngoài dải này hoặc có một giá trị bất kỳ nào vượt quá 585 mU/I
hoặc nhỏ hơn 300 mU/I, thì kiểm tra nhiệt độ của dung dịch hãm (4.2) và lặp lại phép thử với
mẫu kiễm chứng dương tính đã hoàn nguyên khác. Nếu giá trị thu được lần này vẫn nằm ngoài
dải của các phép thử thì hiệu chuẩn lại (xem 8.1.1).
CHÚ THÍCH Phép xác định lặp lại ba lần của mẫu kiểm chứng chương trình đã dùng để kiểm
tra hiệu chuẩn. Sau khi kiểm tra hiệu chuẩn, hàng ngày chỉ cần thực hiện một phép xác định đơn
lẻ trong dải quy định (xem 8.3).
8.3.3.3 Sau khi các mẫu hiệu chuẩn và các mẫu kiểm chứng đã nằm trong dải quy định, tiến
hành phép xác định (8.4). Trong máy đo độ sáng (5.1), có thể cài đặt đến 10 kênh hiệu chuẩn
riêng rẽ đối với các sản phẩm sữa khác nhau. Đọc kết quả của các phần mẫu thử nghiệm (7.1.2
và 7.1.4) trong kênh tương ứng với từng phần mẫu thử. Mẫu sữa nguyên liệu (7.1.3) được đọc
trong kênh được hiệu chuẩn cho phần mẫu thử được sử dụng làm dịch pha loãng (7.2).
8.4 Xác định
8.4.1 Giới hạn bốn lọ cho mỗi phép thử. Dùng pipet cố định thể tích (5.3), lấy 100 l cơ chất este

dioxetan (4.1) cho vào bốn lọ nhỏ thử nghiệm (5.2), bốn lọ này đã được dán nhãn ở nửa phía
trên của lọ.
8.4.2 Đối với tất cả các phần mẫu thử (7.1.1 đến 7.1.4), dùng pipet cố định thể tích (5.3), lấy 100
l mẫu thử đã được chuẩn bị cho vào lượng chứa trong các lọ nhỏ (8.4.1), mỗi lần sử dụng một
tip pipet mới.
8.4.3 Trộn lượng chứa trong các lọ trên giá đỡ lọ bằng cách dịch chuyển tiến lùi 10 lần trong 5 s.
Đặt các lọ này (8.4.2) vào tủ ấm (5.7) ở 35oC.
8.4.4 Chọn kênh đo độ sáng thích hợp đã hiệu chuẩn cho phần mẫu thử. Sau 3 min, dùng bộ
phận phân phối cố định thể tích (5.4) thêm 1,0 ml dung dịch hãm (4.2) trong vòng 15 s.
8.4.5 Lấy các lọ nhỏ này ra khỏi tủ ấm. Đậy nắp từng lọ. Lắc mạnh từng lọ trong 5 s. Tháo nắp lọ
và gắn lọ vào bộ chuyển đổi của máy đo độ sáng, nếu cần. Đặt từng lọ vào máy đo độ sáng
(5.1). Bật máy phân tích độ sáng và ghi lại kết quả sau các tiếng bíp. Lặp lại việc đếm với từng
lo. Đối với phần mẫu thử cho giá trị cao hơn 7 000 mU/I thì pha loãng mẫu và lặp lại phép phân
tích.


CHÚ THÍCH Khi kết thúc phản ứng enzym, thì ánh sáng đầu ra là ổn định ở nhiệt độ từ 18 oC
đến 24oC trong 3 min. Số đọc của máy đo độ sáng tính theo đơn vị enzym mU/I.
8.5 Phép thử kiểm chứng phosphataza của vi khuẩn bền nhiệt
Nếu quy trình xác định (8.4) cho kết quả dương tính ( 350 mU/I thường được sử dụng để nhận
dạng các mẫu thanh trùng chưa đúng), thì tiến hành như sau:
Cho 1 ml phần mẫu khác (7.1.1 đến 7.1.4) vào các lọ nhỏ và gia nhiệt trong tủ ấm (5.7) hoặc trên
nồi cách thủy (5.8) ở 63oC. Giữ ở nhiệt độ này trong 30 min, sau đó làm nguội nhanh. Xác định
hoạt độ phosphataza còn sót lại theo 8.4.
Hoạt độ còn sót lại là do sự có mặt phosphataza kiềm của vi khuẩn bền nhiệt. Nếu việc xác định
mẫu thử đã gia nhiệt cho kết quả nằm trong khoảng 30% so với kết quả gốc thì toàn bộ hoạt độ
phosphataza là vi khuẩn.
9. Tính và biểu thị kết quả
9.1 Khái quát
Các kết quả tính được sử dụng phần mềm trong máy đo độ sáng (5.1). Việc tính toán các số đọc

từ các máy đo độ sáng khác có thể được thực hiện bằng tay dùng máy tính nhỏ cầm tay. Nếu
các kết quả cần phải tính toán bằng tay thì tiến hành theo 9.2.
9.2 Cách tính thủ công
Ghi lại giá trị RLU (đơn vị ánh sáng tương đối) của các mẫu hiệu chuẩn làm việc A, B và C (4.3)
và mẫu âm tính (7.2) và tính trung bình của các kết quả thu được (từ 8.1.1 đến 8.1.13).
Tính hoạt độ phosphataza kiềm bằng cách sử dụng hồi quy tuyến tính của các đơn vị ánh sáng
tương đối của mẫu âm tính và của các mẫu hiệu chuẩn A, B và C, và hoạt độ phosphataza kiềm
đích có liên quan (tính bằng mU/I) (ví dụ: mẫu kiểm chứng âm tính = 5 mU/I, A 1 = 44 mU/I hoặc
A2 = 88 mU/I, B1 và B2 = 175 mU/I, C1 và C2 = 350 mU/I).
Sử dụng giá trị RLU trung bình làm trục y và giá trị đích mU/I làm trục x. Tính độ dốc m và điểm
cắt trục tung y, b, từ trùng khớp tuyến tính theo công thức (13) như sau:
y = mx + b

(13)

trong đó
x là hoạt độ phosphataza kiềm của mẫu, tính bằng mU/I;
m là giá trị độ dốc của đường hồi qui;
y là giá trị RLU của máy đo độ sáng;
b là giá trị điểm cắt trục tung để thu được giá trị x.
Sử dụng các giá trị m và b tính được, việc xác định đơn vị enzym của phần mẫu thử có thể xác
định được bằng cách sử dụng các giá trị RLU làm giá trị y và tính x (mU/I) bằng công thức (14)
như sau:
x=

(14)

9.3 Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả đến đơn vị số nguyên gần nhất của mili đơn vị trên lít (mU/I).
10. Độ chụm

10.1 Phép thử liên phòng thử nghiệm
Các chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được đưa ra
trong Phụ lục B. Các giá trị này được biểu thị ở mức xác xuất 95% và có thể không áp dụng
được cho các dải nồng độ và các chất nền khác với các dải nồng độ và chất nền đã nêu.


Giới hạn lặp lại và giới hạn tái lặp được làm tròn trong 10.2 và 10.3 được áp dụng ở mức enzym
(trung bình) của hoạt độ phosphataza xấp xỉ 50 mU/I và 100 mU/I và dao động từ 350 mU/I đến
2500 mU/I.
10.2 Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập riêng rẽ thu được khi sử dụng cùng một
phương pháp thử, tiến hành trên cùng một nguyên liệu thử, trong cùng một phòng thử nghiệm,
sử dụng cùng thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp lớn
hơn:
- đối với các mức enzym từ 350 mU/I đến 2500 mU/I

21 % giá trị trung bình;

- đối với các mức enzym xấp xỉ 100 mU/I

30 mU/I;

- đối với các mức enzym xấp xỉ 50 mU/I

18 mU/I;

- đối với các mức enzym từ các mẫu âm tính

6 mU/I.


10.3 Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ thu được khi áp dụng cùng một phương pháp,
tiến hành trên cùng mẫu thử, thực hiện trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do các kỹ thuật
viên khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không được quá 5% các trường hợp
lớn hơn:
- đối với các mức enzym từ 350 mU/I đến 2500 mU/I

41 % giá trị trung bình;

- đối với các mức enzym xấp xỉ 100 mU/I

50 mU/I;

- đối với các mức enzym xấp xỉ 50 mU/I

34 mU/I;

- đối với các mức enzym từ các mẫu âm tính

14 mU/I.

11. Báo cáo thử nghiệm
Báo các thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) tất cả các điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy ý,
cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.
e) kết quả thử nghiệm thu được hoặc nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại thì ghi kết quả cuối cùng
thu được.

Phụ lục A
(tham khảo)
Sơ đồ quy trình


Phụ lục B
(tham khảo)
Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm
Các giá trị giới hạn lặp lại và giới hạn tái lặp thu được từ các kết quả của một phép thử liên
phòng thử nghiệm bao gồm 15 phòng thử nghiệm từ 8 quốc gia (Úc, Canada, Pháp, Ailen, Israel,
Niuzilan, Anh và Mỹ) đã tham gia thực hiện theo TCVN 6910-1 (ISO 5725-1) và TCVN 6910-2
(ISO 5725-2) và đã kết thúc vào tháng 4 năm 2005.
CHÚ THÍCH Các kết quả đã thống nhất trước khi nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu cộng tác
năm 2003 và 2004 đối với đồ uống từ sữa bò mà đã được xuất bản trong Tạp chí IDF.


Nghiên cứu này đã đánh giá sữa của nhiều loài (bò, dê, cừu và trâu) cũng như sữa gầy (< 0,5 %
chất béo), cream 20% và socola với 2% sữa (tất cả đều tính theo khối lượng). Các kết quả thu
được đã đưa vào phân tích thống kê theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) đưa ra các dữ liệu về độ
chụm trong Bảng B.1 và B.2, đối với giá trị trung bình của enzym được nêu trong Bảng B.3. Các
giá trị độ lệch chuẩn sr và sR đối với các giá trị âm tính và hệ số biến thiên của các giá trị trung
bình tại mỗi mức enzym nghiên cứu, CV(r) và CV(R) được nêu trong Bảng B.4.
Các giới hạn lặp lại và tái lập (xem điều 10) là các giá trung bình r và R đối với các chất nền đa
dạng và các giá trị trung bình của r và R là các giá trị tính theo phần trăm. Các kết quả được xuất
bản trong [7]. Giới hạn phát hiện của phương pháp tính được từ trung bình tổng thể cộng với 3
sR là 20 mU/I.
Bảng B.1 - Giá trị lặp lại (r) của các mức enzym đích thu được từ phép thử năm 2005
Sản phẩm từ
sữa


Mức enzym đích a (mU/I)
Âm tính

50

100

350

500

Sữa bò nguyên
chất

14,1

16,0

37,8

126,1

95,4

Sữa dê nguyên
chất

5,7

13,5


22,8

56,6

68,6

Sữa cừu
nguyên chất

0,6

18,0

28,2

81,4

76,3

Sữa trâu
nguyên chất

1,5

12,5

21,0

49,1


158,7

Sữa bò gầy

2,9

12,4

14,3

40,8

88,2

20 % cream

5,1

15,8

22,9

43,9

48,8

Có bổ sung
hương liệu
(socola, 2 %

sữa)

9,3

36,0

62,2

60,9

150,6

Giá trị trung
bình r

5,6

17,7

29,9

65,5

98,1

a

là chênh lệch tuyệt đối của các mẫu giống hệt nhau được thử nghiệm trong cùng một phòng
thử nghiệm, trong một khoảng thời gian ngắn không quá 5% trường hợp vượt quá giá trị đã
nêu.

Bảng B.2 - Giá trị tái lập (R) của các mức enzym đích thu được từ phép thử năm 2005
Sản phẩm từ
sữa

Mức enzym đích a (mU/I)
Âm tính

50

100

350

500

Sữa bò nguyên
chất

40,8

40,3

45,9

156,6

194,7

Sữa dê nguyên
chất


19,0

26,1

53,1

138,6

171,9

Sữa cừu
nguyên chất

6,8

51,3

61,2

194,2

225,0

Sữa trâu
nguyên chất

3,5

20,5


30,0

100,7

217,6

Sữa bò gầy

3,0

22,4

38,6

81,0

127,8


20 % cream

13,3

26,6

38,0

112,5


179,4

Có bổ sung
hương liệu
(socola, 2 %
sữa)

10,5

51,2

84,5

131,5

244,3

Giá trị R trung
bình

13,8

34,1

50,2

130,7

194,4


a

là chênh lệch tuyệt đối của các mẫu giống hệt nhau được thử nghiệm trong các phòng thử
nghiệm khác nhau, trong một khoảng thời gian ngắn không quá 5% trường hợp vượt quá giá trị
đã nêu.
Bảng B.3 - Giá trị trung bình của enzym (mU/I) đối với mỗi mức nghiên cứu trong mỗi chất
nền
Sản phẩm từ
sữa

Mức enzym đích (mU/I)
Âm tính

50

100

350

500

Sữa bò nguyên
chất

17

58

110


325

451

Sữa dê nguyên
chất

5

39

92

340

486

Sữa cừu
nguyên chất

1

43

80

335

475


Sữa trâu
nguyên chất

1

48

90

330

529

Sữa bò gầy

1

53

100

288

371

20 % cream

6

61


111

337

475

Có bổ sung
hương liệu
(socola, 2 %
sữa)

2

53

117

307

412

Giá trị trung
bình

4,7

50,7

100,0


323,2

456,8

Bảng B.4 - Hệ số biến thiên của các giá trị enzym trung bình, CV (r) và CV (R)
(ngoại trừ các mẫu âm tính)
Mức enzym đích (mU/I)
Sản
phẩm từ
sữa

Âm tính

50

100

350

500

Sr

SR

CV(r)

CV(R)


CV(r)

CV(R)

CV(r)

CV(R)

CV(r)

CV(R)

(mU/I)

(mU/I)

%

%

%

%

%

%

%


%

Sữa bò
nguyên
chất

5,1

14,6

9,8

24,8

12,3

14,9

13,8

17,2

7,6

15,4

Sữa dê
nguyên
chất


2,0

6,8

12,4

24,1

8,8

20,6

5,9

14,6

5,0

12,6


Sữa cừu
nguyên
chất

0,2

2,4

15,0


42,7

12,5

27,2

8,7

20,7

5,7

16,9

Sữa trâu
nguyên
chất

0,5

1,2

9,2

15,1

8,3

11,9


5,3

10,9

10,7

14,7

Sữa bò
gầy

1,0

1,1

8,2

15,3

5,1

13,8

5,1

10,0

8,5


12,3

20 %
cream

1,8

4,8

9,2

15,5

7,4

12,2

4,7

11,9

3,7

13,5

Có bổ
sung
hương
liệu
(socola,

2 % sữa)

3,3

3,7

24,2

34,5

19,0

25,9

7,1

15,3

13,1

21,2

Giá trị R
trung
bình

2,0

4,9


12,6

24,6

10,5

18,1

7,2

14,4

7,8

15,2

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6400 (ISO 707), Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.
[2] TCVN 6910-1 : 2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương
pháp đo và kết quả đo. Phần 1 : Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[3] TCVN 6910-2 : 2001 (ISO 5725-2 : 1994). Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương
pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lặp của
phương pháp đo tiêu chuẩn.
[4] TCVN 6506 : 2007 (ISO 11816-1 : 2006) Sữa và sản phẩm sữa - Xác định hoạt độ
phosphataza kiềm - Phần 1 - Phương pháp Đo huỳnh quang đối với sữa và đồ uống từ sữa.
[5] ISO 11816-2 : 2003, Milk and milk products - Determination of alkaline phosphataza activity Part 2: Fluorometric method for cheese.
[6] International Union of Blochemistry Nomenclature. J. Am. Med. Assoc., 260, 1988, p.73.
[7] J.AOAC International, 89, 2006, p. 1061.




×