Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3745-1:2008 - ISO 6412-1:1989

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339 KB, 12 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3745-1 : 2008
ISO 6412-1 : 1989
BẢN VẼ KỸ THUẬT - BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN ĐƯỜNG ỐNG – PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG
VÀ BIỂU DIỄN TRỰC GIAO
Technical drawings - Simplified representation of pipelines - Part 1 : General rules and
orthogonal representation
Lời nói đầu
TCVN 3745-1 : 2008 ; TCVN 3745-2 : 2008 và TCVN 3745-3 : 2008 thay thế TCVN 3745 : 1983.
TCVN 3745-1 : 2008 hoàn toàn tương đương ISO 6412-1 : 1993.
TCVN 3745-1 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 10 Bản vẽ kỹ thuật biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 3745: 2008 Bản vẽ kỹ thuật - Biểu diễn đơn giản đường ống, gồm có 3 phần sau:
- TCVN 3745-1 : 2008 (ISO 6412-1 : 1989) Phần 1 : Nguyên tắc chung và biểu diễn trực giao;
- TCVN 3745-2 : 2008 (ISO 6412-2 : 1989) Phần 2 : Hình chiếu trục đo;
- TCVN 3745-3 : 2008 (ISO 6412-3 : 1993) Phần 3 : Thiết bị đầu cuối hệ thống thông gió và thoát
nước.
BẢN VẼ KỸ THUẬT - BIỂU DIỄN ĐƠN GIẢN ĐƯỜNG ỐNG - PHẦN 1: NGUYÊN TẮC CHUNG
VÀ BIỂU DIỄN TRỰC GIAO
Technical drawings - Simplified representation of pipelines - Part 1 : General rules and
orthogonal representation
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định quy tắc và quy ước biểu diễn các bản vẽ đơn giản các loại ống và
đường ống được chế tạo bằng các loại vật liệu (cứng và mềm)
Tiêu chuẩn này được sử dụng cho các loại ống hoặc đường ống được biểu diễn theo cách đơn
giản. Trong tiêu chuẩn này, các hình vẽ chỉ minh họa cho phần lời và không được xem là các ví
dụ thiết kế.
CHÚ THÍCH : Tiêu chuẩn này sử dụng một số biểu diễn giống nhau như hệ thống thông gió và
hệ thống điều hoà nhiệt độ, trong trường hợp như vậy thuật ngữ: ”ống dẫn” được thay thế cho
thuật ngữ “ống”
2. Tài liệu viện dẫn


Trong tiêu chuẩn này có viện dẫn các tài liệu sau, đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản dưới đây. đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 8 (ISO 128 : 1982), Bản vẽ kỹ thuật - Nguyên tắc chung về trình bày.
TCVN 3824: 2008 (ISO 7573:1983), Vẽ Kỹ thuật – Bản kê.
TCVN 7286 : 2003 (IS0 5455:1979), Bản vẽ kỹ thuật - Tỷ lệ.
TCVN 7698 : 2007 (ISO 3545 : 1989), Ống thép và các phụ tùng có dạng ống có mặt cắt ngang
tròn - Các ký hiệu sử dụng trong đặc tính kỹ thuật.


IS0 129: 1985, Technical drawings - Dimensioning - General principles, definitions, methods of
execution and special indications. (Vẽ kỹ thuật – Kích thước - Nguyên tắc chung, định nghĩa,
phương pháp thực hiện và chỉ dẫn riêng)
ISO 406 : 1987, Technical drawings - Tolerancing of linear and angular dimensions (Bản vẽ kỹ
thuật- Ghi dung sai kích thước dài và kích thước góc).
ISO 1219 : 1976, Fluid power Systems and components - Graphit symbols (Hệ thống và thành
phần thủy lực khí nén - Kí hiệu trên sơ đồ).
ISO 3461-2 : 1987, General principles for the creation of graphical Symbols - Part 2: Graphical
Symbols for use in technical product documentation (Nguyên lý chung để tạo các kí hiệu sơ đồ Phần 2 - Các kí hiệu sử dụng trong tài liệu kỹ thuật sản phẩm).
ISO 4067-1:1984, Technical drawings - lnstallations -Part 1 : Graphical symbols for plumbing,
heating, Ventilation and ducting (Bản vẽ kỹ thuật - Lắp đặt - Phần 1 : Các sơ đồ kí hiệu cho hệ
thống ống nước, ống dẫn nhiệt , ống thông gió và ống dẫn.
ISO 5261 : 1981, Technical drawings for structural metal work (Bản vẽ kỹ thuật cho cấu trúc phôi
kim loại.
ISO 6428 : 1982, Technical drawings - Requyrements for microcopying (Bản vẽ kỹ thuật - Các
yêu cầu đối với bản sao micrôfim).
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Biểu diễn trực giao (Orthogonal representation)
Phương pháp chiếu trong đó thiết bị chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu

3.2. Biểu diễn trục đo (Isometric representation)
Phương pháp chiếu trong đó mỗi một trục của ba trục tọa độ được nghiêng theo cùng một góc
đối với mặt phẳng chiếu
3.3. Dòng chảy (flow line)
Biểu diễn đường chảy của dòng vật chất đi vào hoặc đi ra.
4. Nguyên tắc chung
Phần này quy định toàn bộ nguyên tắc chung đối với phương pháp chiếu và biểu diễn bằng hình
ảnh
4.1. Biểu diễn các đường ống, v.v…
Dòng chảy đặc trưng một đường ống v.v… (không quan tâm đường kính của nó) phải là một
đường đậm liền (kiểu A, xem Bảng 1 và TCVN 8, trùng với đường tâm ống (xem ISO 4067 - 1)
Các đoạn uốn có thể được biểu diễn đơn giản bằng kéo dài chiều dài thẳng của đường chảy đến
đỉnh (xem Hình 1). Tuy nhiên chỗ uốn này có thể được chỉ ra để làm rõ ràng theo hình dạng mô
tả trong Hình 2. Trong trường hợp này, hình chiếu đoạn uốn có thể khác, là đường elíp thì phép
chiếu này có thể được đơn giản hóa bằng vẽ các cung tròn (xem Hình 3).
4.2. Tỷ lệ
Nếu bản vẽ cần biểu diễn theo tỷ lệ, phải theo chỉ dẫn với TCVN 7286
Bảng 1
Kiểu nét theo TCVN 8

Mô tả
Nét liền đậm

Ứng dụng
A1 Các đường chảy và các chi
tiết được nối ghép


Nét liền mảnh


B1 đường gạch mặt cắt
B2 đường kích thước
B3 đường dẫn
B4 đường lưới trong hình chiếu
trục đo (đẳng cự)

Nét liền mảnh vẽ tự do C1/D1 đường giới hạn chi tiết
hoặc đường chặn tầm nhìn
hoặc phần cắt
Nét liền mảnh gấp khúc
Nét gạch đậm

E1 đường chảy quy định cho
bản vẽ khác

Nét gạch mảnh

F1 Sàn
F2 Tường
F3 Trần nhà
F4 Lỗ (lỗ dập)

Nét chấm gạch mảnh

G1 đường tâm

Nét chấm gạch đậm1)

EJ1 đường ranh giới thu nhỏ


Nét hai chấm gạch mảnh K1 đường bao của chi tiết liền
kề
K2 Các chi tiết nằm phía trước
mặt phẳng cắt
1) Bốn lần chiều rộng của đường kiểu G
4.3. Các nét
4.3.1. Độ đậm của nét
Thông thường chỉ sử dụng nét có một độ đậm. Tuy nhiên trong trường hợp phải sử dụng nét có
độ đậm lớn hơn, độ đậm của nét phải lựa chọn từ TCVN 8. Tỷ lệ liên quan của độ đậm nét phải

2: 2 :1. độ đậm các nét khác nhau phải được sử dụng như sau:
- Độ đậm nét a: đường chảy chính
- Độ đậm nét b: đường chảy thứ hai, chữ in
- Độ đậm nét c: đường dẫn, đường kích thước
4.3.2. Các kiểu nét
Phải sử dụng các kiểu và độ đậm của nét chỉ dẫn trên Bảng 1
4.3.3. Khoảng cách giữa các nét
Theo ISO 6428, khoảng cách giữa các đường song song (bao gồm cả các nét gạch mặt cắt)
không được nhỏ hơn hai lần độ đậm của các nét đậm nhất trong các nét, với khoảng cách nhỏ


nhất là 0,7 mm. Khoảng cách giữa hai đường chảy kề cạnh và gữa các đường chảy và các
đường khác là 10 mm.
4.4. Chữ viết
Chữ viết phải theo ISO 3098-1; chữ viết kiểu B là thẳng đứng và được ưu tiên sử dụng. Chiều
rộng của nét chữ kiểu B phải giống như chiều rộng của đường kí hiệu tpd mà chữ viết gần giống
hoặc kết hợp (xem ISO 3461-2)
4.5. Kích thước
4.5.1. Nhìn chung, kích thước phải theo ISO 129, kích thước danh nghĩa phải được chỉ dẫn theo
TCVN 7698 sử dụng tên gọi ngắn “DN” (xem Hình 1)

Đường kính ngoài (d) và chiều dày thành ống (t) của ống được chỉ dẫn theo ISO 5261 (xem
Hình2). Nếu cần, có thể bổ sung vào bản kê (xem TCVN 3824:2008) thông tin thêm về các ống,
và các thiết bị liên quan. Chiều dài phải bắt đầu từ mặt ngoài của mặt mút ống, bích hoặc tâm
của mối ghép hoặc bất kỳ chỗ nào phù hợp


Hình 4
4.5.2. Các ống có uốn sẽ lấy kích thước từ đường tâm đến đường tâm của đường ống (xem
Hình 1 và Hình 2).
Nếu cần thiết xác định kích thước bảo vệ từ bên ngoài hoặc bên trong hoặc hoặc bề mặt ống, thì
kích thước có thể được xác định bằng mũi tên chỉ đến nét gạch mảnh ngắn song song với
hướng chiếu (xem Hình 3).
Kích thước từ mặt ngoài đến mặt ngoài, từ bên trong đến bên trong và từ bên trong đến đỉnh
ngoài chỉ ra ở Hình 3a, 3b, 3c theo thứ tự.
4.5.3. Bán kính và góc uốn được chỉ dẫn trên Hình 4. Các góc chức năng phải được chỉ dẫn, nói
chung không chỉ dẫn các góc 900
4.5.4. Các mức tham chiếu chung đến tâm ống và được chỉ dẫn theo ISO 129 (xem Hình 5).
Trong trường hợp đặc biệt, nếu cần xác định chiều cao của đáy ống thì phải chỉ dẫn bằng điểm
mũi tên tham chiếu với nét mảnh ngắn, như quy định ở 4.5.2 (xem Hình 3 và 8a).
Quy luật tương tự được áp dụng để chỉ dẫn chiều cao đến đỉnh của ống (xem Hình 8c)

Hình 5
4.5.5. Hướng dốc phải được chỉ dẫn bằng tam giác vuông trên đường chảy, điểm từ mức cao
hơn . kéo xuống mức thấp hơn. Lượng dốc phải được chỉ dẫn theo phương pháp chỉ trong Hình
6 đến Hình 8. điều này rất tiện ích để xác định mức độ ống dốc, tại đầu cao hơn hoặc đầu thấp
hơn hoặc tại bất kỳ điểm thuận tiện nào theo mức chuẩn (xem Hình 8)
4.5.6. Các vị trí của đầu ống phải được xác định bằng bằng chỉ dẫn tọa độ theo tâm của các mặt
đầu ống
4.6. Dung sai
Dung sai phải được chỉ dẫn theo ISO 406



5. Giao nhau và nối ghép
5.1. Sự giao nhau không có nối ghép phải được mô tả là đường chảy không có các nét đứt đặc
trưng cho đường ống khuất (xem Hình 9; cũng xem ISO 4067-1). Tuy nhiên nếu điều này tuyệt
đối cần thiết để chỉ dẫn là một ống đi qua đằng sau một ống khác, đường chảy đại diện cho
đường ống khuất phải là nét đứt (xem Hình 10). Chiều rộng của mỗi một nét đứt không được ít
hơn 5 lần chiều rộng của các đường liên tục (xem Hình 11)


5.2. Các mối ghép vĩnh cửu (như hàn hoặc quá trình khác), được đánh dấu bằng một chấm gồ
lên theo ISO 1219 (xem Hình 12). đường kính của chấm phải bằng 5 lần chiều rộng của đường.
5.3. Các mối ghép có thể tháo được thể hiện theo ISO 4067 - 1 1)
1)

Dự định để mở rộng ISO 4067 bao gồm toàn bộ kí hiệu sơ đồ khác được sử dụng cho hệ
thống đường ống


6. Mô tả thiết bị
6.1. Quy định chung
Toàn bộ các chi tiết của thiết bị, máy, van v.v…phải được thể hiện bằng các sơ đồ kí hiệu với
cùng độ đậm như đường chảy (xem ISO 3461-2). Các sơ đồ kí hiệu được sử dụng phải theo
điều 2 và Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
6.2. Phụ tùng
6.2.1. Các phụ tùng như vòi, đầu nối chữ T, đầu uốn phải được vẽ bằng đường có cùng độ đậm
như đường chảy
6.2.2. Các đầu chuyển đổi để thay đổi các mặt cắt ngang phải được thể hiện theo Hình 13 đến
Hình 15. Các kích thước danh nghĩa phù hợp phải được chỉ dẫn trên các kí hiệu



6.3. Giá đỡ và móc treo
Các giá đỡ và móc treo phải được thể hiện bằng các kí hiệu theo Hình 16 đến Hình 19
Biểu diễn các phụ tùng lặp lại có thể được đơn giản hóa như chỉ dẫn trên Hình 20
CHÚ THÍCH : Các Hình 16 đến Hình 19 chỉ đề cập đến các móc treo. Trong trường hợp của các
giá đỡ, sử dụng các kí hiệu giống như vậy nhưng vị trí ngược lại.
Nếu cần thiết, một mã số alpha cho thêm thông tin về kiểu giá đỡ và móc treo, với số của chúng
có thể được ghi thêm vào các kí hiệu chỉ trên Hình16 đến Hình 19. Các mã đánh số phải được
cho trên bản vẽ hoặc trong các tài liệu kết hợp (xem Hình 21).
6.4. Các quy định bổ sung
Các quy định bổ sung như lớp cách điện, lớp phủ ngoài, đường ống dẫn, v.v… phải được quy
định bằng lời 2)
6.5. Các thiết bị liền kề
Nếu cần thiết, các thiết bị kề cạnh như thùng chứa, các bộ phận máy không phải là bộ phận của
chính đường ống có thể được thể hiện bằng nét mảnh hai nét gạch (kiểu loại Bảng 1 và TCVN 8)
như chỉ dẫn trên Hình 22

2)

Dự định để mở rộng ISO 4067 bao gồm toàn bộ kí hiệu sơ đồ khác được sử dụng cho hệ
thống đường ống


6.6. Hướng của dòng chảy
Hướng của dòng chảy phải được chỉ dẫn bằng mũi tên (xem ISO 4067-1) trên đường dòng chảy
hoặc gần một kí hiệu sơ đồ biểu trưng cho một van (xem Hình 23 và Hình 24)

6.7. Bích
Các bích phải được thể hiện, không quan tâm đến kiểu và kích thước của chúng.
- Bằng hai vòng tròn đồng tâm đối với hướng nhìn từ phía trước;

- Bằng một vòng tròn đối với hướng nhìn từ phía sau;
- Bằng một nét gạch đối với hướng nhìn từ bên cạnh.
Sử dụng các đường có cùng độ đậm như đã sử dụng để thể hiện các ống (xem Hình 22 và Hình
25). Các lỗ bích được biểu diễn đơn giản bằng số phù hợp cắt ngang các đường tâm của chúng.
7. Ví dụ
Một ví dụ của phép chiếu trực giao được cho trong Hình 25
CHÚ THÍCH : Các ví dụ khác được cho trong ISO 3511-3 và ISO 3753


CHÚ THÍCH : Các điểm tại đó đường ống thay đổi hướng và nối được chỉ dẫn bởi các số tham
chiếu. Ống và các số tham chiếu giống hệt nhau và được mô tả trong ISO 6412-2, Hình 23. Số
lượng các số tham chiếu bị che khuất đằng sau các số khác được để trong dấu ngoặc .
Hình 25
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ISO 841 : 1974, Numerical control of machines - Axis and motion nomenclature (Máy điều
khiển số- trục và đặt tên chuyển động)
2. ISO 1101 : 1983, Technical drawings - Geometrical tolerancing- Tolerancing of form,
orientation, location and runout - Generalities, definitions, symbols, indications on drawings (Bản
vẽ kỹ thuật- Dung sai hình học - Dung sai hình dạng, định hướng, vị trí và độ đảo. Yêu cầu
chung, định nghĩa , kí hiệu, các chỉ dẫn trên bản vẽ.
3. ISO 1503 : 1977, Geometrical orientation and directions of movements (định hướng hình học
và hướng chuyển động)


4. ISO 3511 - l : 1977, Process measurement control functions and instrumentation - Symbolic
representation - Part 1 Basic requyrements (Chức năng và dụng cụ điều khiển quá trình đo- Phần
1 Các yêu cầu cơ bản.)
5. ISO 3511 - 2 : 1984, Process measurement control functions and instrumen ta tion - Symbolic
representation - Part 2: Extension of basic requyrements (Chức năng và dụng cụ điều khiển quá
trình đo- Phần 2 Mở rộng các yêu cầu cơ bản.)

6. ISO 3511-3 : 1984, Process measurement control functions and instrumenta tion - Symbolic
represen tation - Part 3: Detailed symbols for instrument interconnection diagrams (Chức năng và
dụng cụ điều khiển quá trình đo - Phần 3 Các kí hiệu được chi tiết hóa đối với các sơ đồ nối ghép
trong.)
7. ISO 3511-4:1985,Process measurement control functions and instrumentation - Symbolic
representation - Part 4: Basic Symbols for process Computer, interface and shared
display/control functions (Chức năng và dụng cụ điều khiển quá trình đo - Phần 4 - Các kí hiệu
cơ bản đối với quy trình máy tính, giao diện và sự hiển thị được chia sẻ/ các chức năng điều
khiển)
8. ISO 3753 : 1977, Vacuum technology - Graphical Symbols (Công nghệ chân không - Các kí
hiệu sơ đồ)
9. ISO 4067-6 : 1985, Technical drawings – lnstallations -Part 6: Graphical Symbols for water
supply and drainage - Systems in the ground (Bản vẽ kỹ thuật - Lắp đặt - Phần 6 : Các kí hiệu sơ
đồ đối với cấp và thoát nước - Hệ thống trên mặt đất)



×