Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ KTHK II SINH 9 (07-08)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.27 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Lớp : 9............ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Họ và tên: .............................. Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút
Điểm Lời phê của thầy, cô giáo
ĐỀ BÀI
Câu1.(2,5 điểm) Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:
a. Cá chép sống ở Việt Nam có các giá trị nhiệt độ tương ứng 2
0
C đến 44, điểm
cực thuận là 28
0
C. Em hãy vẽ đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá
chép.
b. Ở loài Xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ O
0
C đến 56
0
C, phát triển
tốt nhất ở 32
0
C. Em hãy vẽ đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh vật.
c. So sánh hai loài cá chép và xương rồng, loài nào có khả năng phân bố rộng
hơn.
Câu 2. (2,5 điểm) Phân biệt quần thể với quần xã?
Câu3 . (2,5 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì ? Hãy cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường ? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ?
Câu 4.(2,5 điểm) Hãy cho biết hậu quả có thể nếu như không có Luật bảo vệ môi
trường ?Là học sinh em cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ?

BÀI LÀM


..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Ma trận đề

Biết Hiểu Vận dụng
Tổng
KQ TL KQ TL KQ TL
1
Chương I 2,5đ 2,5đ
2
Chương II 2,5đ 2,5đ
3

Chương III 2,5đ 2,5đ
4
Chương IV 2,5đ 2,5đ
Tổng 5đ 2,5đ 2,5đ 10đ
Câu 1: (2,5 điểm) a, (1 điểm)Vẽ đúng sơ đồ tương tự hình 41.2 (SGK)
b, (1 điểm)Vẽ đúng sơ đồ tương tự hình 41.2 (SGK)
c, (0,5 điểm)Xương rồng có khả năng phân bố rộng hơn.
Câu 2: (2,5 điểm) Mổi ý đúng 1,25 điểm
Quần thể Quần xã
- Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong cùng
một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Độ đa dạng thấp.
- Không có hiện tượng khống chế sinh vật.
- Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau
trong cùng một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Có hiện tượng khống chế sinh học ( hiện
tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số
lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm).
Câu 3: (2,5 điểm) + Nêu đúng khái niệm 0,5điểm
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa
học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và sinh vật khác.
+ Nêu được nguyên nhân 0,75 điểm
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: ô nhiễm do thải khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do
thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải
rắn và lỏng, ô nhiễm do các tác nhân sinh học,.............
+ Nêu được biện pháp 0,75 điểm
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh học,

cải tiến công nghệ có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô
nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,..........., xây dựng nhiều công viên, trồng cây
xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu........ Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục
để nâng cao hiểu biết và ý thức của mỗi người về phồng chống ô nhiễm môi trường.
Câu 4: (2,5 điểm) Mỗi ý đúng 1,25 điểm
- Nếu như không có Luật bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến một số hậu quả như: khai thác không
có kế hoạch, khai thác cả rừng đầu nguồn; động vật hoang dã bị khai thác dẫn đến cạn kiệt; chất
thải đổ không đúng chỗ gây ô nhiễm; đất sử dụng bất hợp lí gây lãng phí và thoái hóa đất; cơ sở
và cá nhân vi phạm luật không có trách nhiệm đền bù sẽ không ngăn chặn được những hành vi
phá hoại môi trường có thể xảy ra tiếp theo.
- Để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường, là học sinh cần phải: thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi
trường như không vứt và đổ rác thải bừa bãi; không săn bắt động vật,..........; tuyên truyền và
vận động gia đình, làng xóm và xã hội cùng bảo vệ môi trường.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×