Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng bưởi xuân vân, tỉnh tuyên quang tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.66 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI XUÂN HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG BƯỞI
XUÂN VÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9620110

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN- 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng
2. TS. Nguyễn Văn Vượng

Phản biện 1:...........................................................
Phản biện 2:...........................................................
Phản biện 3:...........................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi...... giờ...... ngày....... tháng........ năm 2020


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vi Xuân Học, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Vượng,
Trần Thị Nhung (2017) “Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng, sinh lý ra hoa, đậu quả của giống bưởi Xuân Vân tỉnh
Tuyên Quang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chuyên đề giống cây trồng vật nuôi tập 2 tr.97-102.
2. Vi Xuân Học, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Vượng,
Hoàng Thị Thu Hoàn (2018) “Nghiên cứu ảnh hưởng của
chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến tỷ lệ đậu quả, năng suất
chất lượng bưởi Xuân Vân tại Tuyên Quang”, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn số 15, tr. 31-36.
3. Vi Xuân Học, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Vượng,
Nguyễn Thị Hải (2019) “Nghiên cứu ảnh hưởng của thụ phấn bổ
sung đến tỷ lệ đậu quả, năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân tại
Tuyên Quang.”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số
3+4 tháng 3/2019, tr. 38-42.


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bưởi (Citrus Grandis (L.) Osbeck) là cây ăn quả có tác dụng

bổ dưỡng, được trồng rộng rãi ở Việt Nam, mỗi vùng đều có một số
giống bưởi khác nhau do kết quả của quá trình chọn lọc và ảnh hưởng
của các điều kiện sinh thái khác nhau và đã hình thành nên những
vùng trồng bưởi nổi tiếng như: Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ); bưởi
Diễn (Hà Nội); bưởi Đại Minh (Yên Bái); bưởi Phúc Trạch (Hà
Tĩnh); bưởi Da Xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long) vv...
Bưởi là một trong những cây trồng nông nghiệp mang lại hiệu quả
kinh tế cao, thời gian bảo quản tương đối dài, ít bị hư hại trong quá
trình vận chuyển, dễ canh tác, đặc biệt cây bưởi có khả chống chịu
với một số bệnh hại nguy hiểm trên cây có múi.
Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có điều kiện sinh
thái phù hợp với sự sinh trưởng với các giống cây ăn quả, trong đó có
cây có múi và cây bưởi. Hiện nay tỉnh Tuyên Quang đang tập trung
phát triển và mở rộng diện tích bưởi Xuân Vân vì giống bưởi này có
những ưu điểm là cho thu hoạch sớm và có khả năng rải vụ. Tuy nhiên,
sản xuất bưởi Xuân Vân hiện nay còn mang tính tự phát, chưa có
những luận cứ khoa học dựa trên trên đặc điểm điều kiện thời tiết của
tỉnh Tuyên Quang sẽ dẫn đến rất những rủi ro cho sản xuất. Do vậy đề
tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật
nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân tỉnh Tuyên Quang”là
rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm nông sinh học xác
định được quy luật sinh trưởng, phát triển của bưởi Xuân Vân trong
điều kiện sinh thái khí hậu tỉnh Tuyên Quang, làm cơ sở khoa học
cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và xây dựng quy trình kỹ
thuật canh tác giống bưởi Xuân Vân tại tỉnh Tuyên Quang đạt năng


2

suất chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu
nhập cho người dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được sự khác biệt của bưởi Xuân Vân với các giống
bưởi khác có nguồn gốc từ Tuyên Quang; xác định được quy luật
sinh trưởng, phát triển ra hoa, đậu quả làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả của việc trồng bưởi.
- Kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với bưởi Xuân Vân
không chỉ giúp làm tăng năng suất, chất lượng, mà còn góp phần xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh bưởi Xuân Vân.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài là một công trình khoa học đầu tiên
nghiên cứu một cách có hệ thống về giống bưởi mới Xuân Vân và là
tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác nghiên cứu, giảng dạy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản
xuất bưởi Xuân Vân sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu
quả kinh tế cao cho người sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch
sản xuất cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng đạt hiệu quả cao
hơn trong điều kiện sinh thái của tỉnh Tuyên Quang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống bưởi Xuân Vân trồng tại xã Xuân Vân huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn xã
Xuân Vân với những nội dung chủ yếu là: nghiên cứu đặc điểm
hình thái, nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp

kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân tỉnh
Tuyên Quang


3
5. Tính mới của luận án
- Xác định được quy luật sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả,
xác định được mối quan hệ giữa các loại cành trong năm, đây là
những đặc điểm nông sinh học chủ yếu làm cơ sở cho việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật đối với bưởi Xuân Vân.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật như bón phân, cắt
tỉa, thụ phấn bổ sung, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA 3,
bảo quản sau thu hoạch, đây là cơ sở khoa học rất quan trọng cho
việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh bưởi Xuân Vân tỉnh
Tuyên Quang.
6. Bố cục của luận án
Luận án chính có 135 trang đánh máy vi tính khổ A4 với 49 bảng số
liệu 8 hình và 114 tài liệu tham khảo được kết cấu như sau:
Cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt,
danh mục các bảng, danh mục các hình, mở đầu (4 trang). Chương 1:
Tổng quan tài liệu nghiên cứu (46 trang). Chương 2: nội dung và
phương pháp nghiên cứu (16 trang). Chương 3: Kết quả nghiên cứu và
thảo luận (67 trang). Kết luận và đề nghị (2 trang) và phần tài liệu tham
khảo (12 trang gồm có 63 tài liệu tiếng Việt, 51 tài liệu tiếng Anh).
Ngoài ra, luận án còn có phần phụ lục gồm các dữ kiện xử lý số
liệu và một số hình ảnh liên quan đến thí nghiệm nghiên cứu.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận án đã tham khảo và tổng quan 63 tài liệu tiếng Việt và 51 tài
liệu tiếng Anh bao gồm; 1. Nguồn gốc, phân loại cây có múi; 2. Tình
hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam; 3. Một số

đặc điểm nông sinh học của cây có múi; 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây có múi; 5. Những nghiên cứu về các biện pháp
kỹ thuật làm tăng năng suất chất lượng bưởi quả
Với các dẫn liệu thu thập được cho thấy:
Trên thế giói đã có nhiều nghiên cứu về nguồn gốc phân loại cây
có múi, cây bưởi có nguồn gốc từ Châu Á nhưng hiện nay đã phát
triển ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bưởi là cây trồng có giá trị


4
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trên thế giới và Việt Nam có rất
nhiều giống bưởi nổi tiếng mang lại hiệu quả kinh tế cao, như giống
bưởi Xuân Vân. Việc nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật cho cây bưởi là một đề tài có tính cấp
thiết cho sản xuất.
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới và ở Việt Nam về hiệu
quả của một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự ra hoa, đậu quả,
năng suất và phẩm chất cây có múi nói chung, cây bưởi nói riêng như
biện pháp cắt tỉa, khoanh vỏ, bón phân, sử dụng chất điều hòa sinh
trưởng, thụ phấn bổ sung, bảo quản sau thu hoạch..vv. Đây là các
biện pháp kỹ thuật cần thiết áp dụng cho cây có múi nói chung, cây
bưởi nói riêng. Các biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu
quả, làm tăng năng suất và chất lượng cây có múi và cây bưởi theo
hướng có lợi cho con người. Tuy nhiên với cây bưởi những nghiên
cứu về tác động của các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sự ra hoa đậu
quả, năng suất, chất lượng và bảo quản còn nhiều hạn chế.
Bưởi Xuân Vân có nguồn gốc tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang, hiện nay những nghiên cứu về giống bưởi này
chưa được đề cập. Nội dung nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng quy trình

trồng trọt bưởi Xuân Vân tại tỉnh Tuyên Quang.
Những biện pháp kỹ thuật cần được nghiên cứu là: Xác định được
các biện pháp tối ưu cho cắt tỉa, thời điểm khoanh vỏ, bón phân, xử
lý chất điều hòa sinh trưởng, thụ phấn bổ sung và bảo quản sau thu
hoạch cho giống bưởi Xuân Vân tỉnh Tuyên Quang.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm và vật liệu nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giống bưởi Xuân Vân.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018.
- Địa điểm nghiên cứu: xã Xuân Vân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang, Viện khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên.


5
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Phân bón vô cơ: Phân đạm Hà Bắc (N 46%), phân lân Văn Điển
(P2O5 17%), Phân kali clorua (K2O 60%), phân NPK Lâm Thao tỷ
lệ NPK 5:10:3.
- Chất điều hòa sinh trưởng GA3: nồng độ 50 ppm, 60 ppm, 70
ppm, 80 ppm, 90 ppm.
- Nguồn phấn từ: Cây bưởi chua, bưởi Diễn, bưởi Cát Quế và
bưởi Xuân Vân.
- Vật liệu bảo quản: Chế phẩm bảo quản màng thông minh sáp
Polyethylene (12% chất khô), sáp Carnauba (6% chất khô), nhựa
cánh kiến đỏ (2% chất khô), Chitosan (nồng độ 1,5%), cát khô.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1.Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống

bưởi Xuân Vân.
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật
đến năng năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân.
2.3.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp bưởi Xuân Vân
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học
2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành, đặc
điểm lá, đặc điểm hoa và đặc điểm quả
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân cành, ở các độ tuổi theo dõi
10 cây không nhắc lại.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái lá: mỗi độ tuổi theo dõi 3 cây,
mỗi cây theo dõi 10 lá.
- Nghiên cứu điểm hoa: theo dõi 10 cây ở độ tuổi năm thứ 9, số
lượng theo dõi 10 cây 30 hoa/cây.
- Nghiên cứu đặc điểm quả: Theo dõi cây năm ra bói và cây năm
ra quả ổn định mỗi độ tuổi theo dõi 5 cây, mỗi cây theo dõi 10 quả.
2.4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển bưởi của bưởi
Xuân Vân
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng trên 2 độ tuổi có so sánh với
bưởi Diễn trên 2 độ tuổi, mỗi độ tuổi theo dõi 10 cây không nhắc lại
- Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các đợt lộc, theo dõi 10 cây
không nhắc lại
- Nghiên cứu sự phân hóa mầm hoa, theo dõi 10 cây không
nhắc lại.


6
- Nghiên cứu xác định thời gian nở hoa, theo dõi 10 cây không
nhắc lại.
- Nghiên cứu sự rụng hoa, rụng quả sinh lý, theo dõi 4 cây không

nhắc lại.
- Nghiên cứu xác định thời kỳ quả chín và thời kỳ thu hoạch, theo
dõi 10 cây không nhắc lại và so sánh với bưởi diễn ở cùng độ tuổi.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ
thuật đến năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm trên đồng ruộng từ
thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 5 được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn
toàn (RBCD) trên vườn bưởi 9 - 10 năm tuổi, 3 lần nhắc lại, mỗi
công thức 3 cây
2.4.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất bưởi Xuân Vân
- Thí nghiệm gồm 3 công thức
+ Công thức 1 (đối chứng): Không cắt tỉa.
+ Công thức 2: Cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu
Rau quả.
+ Công thức 3: Cắt theo kiểu khai tâm.
- Kỹ thuật cắt tỉa:
+ Công thức 1: Đối chứng để tự nhiên không cắt tỉa
+ Công thức 2: Cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau
quả được cắt tỉa làm 4 lần: lần 1 cắt tỉa vào vụ Xuân, lần 2 vào vụ Hè,
lần 3 vào vụ Thu, lần 4 cắt tỉa sau thu hoạch quả
+ Công thức 3: Cắt theo kiểu khai tâm (Open heart) cắt tỉa
những cành cấp 1, cấp 2 mọc ở giữa tán, chỉ để lại từ 3 - 5 cành
chính (cành khung).Thường xuyên cắt bỏ những cành có xu hướng
vươn cao, cành sâu bệnh và những cành nằm phía trong tán cây có
đường kính nhỏ hơn 0,2 cm.
- Ngoài các yếu tố thí nghiệm các công thức được chăm sóc theo
1 nền chung: 50 kg phân chuồng hoai + 800 gram N + 400 gram
P2O5 + 600 gram K2O + 1 kg vôi bột/cây, phân vô cơ được chia
làm 4 lần bón: lần 1 bón thúc ra hoa, lần 2 bón thúc quả, lần 3 bón

nuôi quả và thúc cành thu, lần 4 bón sau thu hoạch. Phòng trừ sâu
bệnh hại theo quy trình chung.


7
2.4.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm khoanh
vỏ đến năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân
- Thí nghiệm gồm 4 công thức
+ Công thức 1: Khoanh cành cấp 2 vào ngày 5 tháng 12.
+ Công thức 2: Khoanh cành cấp 2 vào ngày 15 tháng 12.
+ Công thức 3: Khoanh cành cấp 2 vào ngày 25 tháng 12.
+ Công thức 4: Đối chứng không khoanh.
- Dùng dao chuyên dụng khoanh một vòng quanh cành. Chiều
rộng của vết khoanh là 2 mm, chiều sâu vừa đủ chạm tới phần
tượng tầng.
- Ngoài các yếu tố thí nghiệm các công thức được chăm sóc theo
1 nền chung: 50 kg phân chuồng hoai + 800 gram N + 400 gram
P2O5 + 600 gram K2O + 1 kg vôi bột/cây, phân vô cơ được chia
làm 4 lần bón: lần 1 bón thúc ra hoa, lần 2 bón thúc quả, lần 3 bón
nuôi quả và thúc cành thu, lần 4 bón sau thu hoạch. Phòng trừ sâu
bệnh hại theo quy trình chung.
2.4.2.3. Thí Nghiệm 3:Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức
phân bón đến năng suất và chất lượng bưởi Xuân Vân
- Thí nghiệm gồm 7 công thức
+ Công thức 1: Tỷ lệ NPK 1:1:1 (400:400:400) lượng bón tính
theo đạm 400 gram/cây.
+ Công thức 2: Tỷ lệ NPK 1:0,75:1 (400:300:400) lượng bón tính
theo đạm 400 gram/cây.
+ Công thức 3: Tỷ lệ NPK 1:0,5:1 (400:200:400) lượng bón tính
theo đạm 400 gram/cây

+ Công thức 4: Tỷ lệ NPK 1:1:1 (500:500:500) lượng bón tính
theo đạm 500 gram/cây.
+ Công thức 5: Tỷ lệ NPK 1:0,75:1 (500:375:500) lượng bón tính
theo đạm 500 gram/cây.
+ Công thức 6: Tỷ lệ NPK 1:0,5:1 (500:250:500) lượng bón tính
theo đạm 500 gram/cây.
+ Công thức 7: Đối chứng (bón theo cách của dân) Tỷ lệ NPK
5:10:3 chia làm 3 lần bón
- Thời gian bón và tỷ lệ bón: Lượng phân được chia làm 4 lần bón
trong năm: Lần 1: Bón thúc hoa (tháng 3), bón 40% đạm, 40% kaly.
Lần 2: Bón thúc quả (tháng 4 - 5), bón 20% đạm, 20% kaly. Lần 3:


8
Bón nuôi quả và thúc cành thu (tháng 7 - 8), bón 20% đạm, 20%
kaly. Lần 4: Bón sau thu hoạch (bón vào tháng 12 đầu tháng 1), bón
20% đạm, 20% kali và 100% lân + 100% phân chuồng
- Cách bón phân: Bón theo hình chiếu tán, rạch rãnh xung
quanh tán cây độ sâu từ 7 - 10 cm, rắc phân vào rãnh, lấp đất.
Nếu thời tiết khô hạn thì phải tưới nước bổ sung để làm tăng hiệu
lực của phân bón.
2.4.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến năng suất,
chất lượng bưởi Xuân Vân
- Thí nghiệm gồm 6 công thức
+ Công thức 1: Phun GA3 nồng độ 50 ppm
+ Công thức 2: Phun GA3 nồng độ 60 ppm
+ Công thức 3: Phun GA3 nồng độ 70 ppm
+ Công thức 4: Phun GA3 nồng độ 80 ppm
+ Công thức 5: Phun GA3 nồng độ 90 ppm
+ Công thức 6: Đối chứng, phun nước lã

- Thí nghiệm được thực hiện trong 2 năm trên cây bưởi 9 năm
tuổi, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), với 6 công thức,
mỗi công thức 3 cây, nhắc lại 3 lần.
- Thời gian và cách phun: lần 1 trước khi nở hoa 5 - 7 ngày; lần 2
khi hoa nở rộ; lần 3 sau tắt hoa 5 ngày. Phun ướt toàn bộ các chùm hoa,
nụ hoa khi thời tiết râm mát.
- Ngoài các yếu tố thí nghiệm các công thức được chăm sóc theo
1 nền chung: chuồng hoai 50 kg phân chuồng hoai + 800 gram N +
400 gram P2O5 + 600 gram K2O + 1 kg vôi bột/cây, phân vô cơ
được chia làm 4 lần bón: lần 1 bón thúc ra hoa, lần 2 bón thúc quả,
lần 3 bón nuôi quả và thúc cành thu, lần 4 bón sau thu hoạch. Phòng
trừ sâu bệnh hại theo quy trình chung.
2.4.2.5. Thí Nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của thụ phấn bổ
sung bằng các nguồn phấn khác nhau đến năng suất, phẩm chất
bưởi Xuân Vân
- Thí nghiệm gồm 5 công thức
+ Công thức 1: Thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn lấy từ cây
bưởi chua
+ Công thức 2: Thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn của giống
bưởi Diễn.


9
+ Công thức 3: Thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn của giống
bưởi Cát Quế.
+ Công thức 4: Thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn của giống
bưởi Xuân Vân (khác cây).
+ Công thức 5: Đối chứng để cây thụ phấn tự nhiên
- Thí nghiệm được thực hiện trong 2 năm trên cây bưởi 9 năm
tuổi, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), với 5 công thức,

mỗi công thức 3 cây, nhắc lại 3 lần. Mỗi lần nhắc lại thụ phấn 3 cây
(9 cây/công thức), mỗi cây thụ phấn 50 hoa.
- Cách thụ phấn: được thực hiện thủ công bằng tay bằng cách
dùng hoa đã bỏ cánh và nhụy hoa quét phấn lên đầu nhụy hoa của
hoa thụ phấn, thời điểm thụ phấn vào lúc hoa nở rộ; buổi sáng từ 8 10h, buổi chiều từ 3 - 4h, sau khi thụ phấn xong dùng bao cách ly để
tránh thụ phấn chéo, sau thụ phấn 5 ngày thì bỏ bao cách ly
- Ngoài các yếu tố thí nghiệm các công thức được chăm sóc theo
1 nền chung: 50 kg phân chuồng hoai + 1,2 kg đạm Urea + 1,8 kg
lân + 1,0 kg kaliclorua + 1 kg vôi bột/cây, phân vô cơ được chia làm
4 lần bón: lần 1 bón thúc ra hoa, lần 2 bón thúc quả, lần 3 bón nuôi
quả và thúc cành thu, lần 4 bón sau thu hoạch. Phòng trừ sâu bệnh
hại theo quy trình chung.
2.4.2.6.Thí Nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp
bảo quản đến chất lượng bưởi Xuân Vân
- Thí nghiệm gồm 5 công thức
+ Công thức 1 (đ/c): Bảo quản theo phương pháp truyền thống cắt
núm bôi vôi để vào nơi râm mát.
+ Công thức 2: Bảo quản bằng cát khô, cát bảo quản là loại cát
sạch được phơi khô để bảo quản.
+ Công thức 3: Bảo quản bằng dung dịch Chitosan nồng độ 1,5%.
+ Công thức 4: Bảo quản bằng màng thông minh
- Thí nghiệm được thực hiện trong 2 năm, gồm 4 công thức, mỗi
công thức theo dõi 30 quả, nhắc lại 3 lần, thí nghiệm được tiến hành
ngay sau khi thu hoạch quả.
2.4.3. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho bưởi
Xuân Vân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Xây dựng mô hình được triển khai với diện tích 0,5 ha/mô
hình/2 địa điểm/2 năm, trên vườn bưởi 10 năm tuổi.



10
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình: Cắt tỉa theo
quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả, khoanh vỏ vào ngày 25
tháng 12, bón phân theo tỷ lệ 1:0,75:1 liều lượng 500 gram tính
theo N, phun GA3 nồng độ 50 ppm và thụ phấn bổ sung bằng
nguồn phấn của cây bưởi chua.
2.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Phương pháp nghiên cứu gồm một hệ thống các phương pháp:
Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, phương pháp phân tích các
chỉ tiêu hóa sinh của bưởi Xuân Vân, phương pháp phân tích và xử
lý số liệu. Đây là hệ thống các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật
chuẩn, thông dụng và hiện đang được sử dụng trong các nghiên cứu
tương tự.
- Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: các chỉ tiêu hình thái, các chỉ tiêu
về sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất, các yếu tố cấu thành năng
suất, các chỉ tiêu cơ giới và sinh hóa
- Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế: Sử dụng
phương pháp tính hiệu quả kinh tế của cây trồng để phân tích hiệu
quả kinh tế theo các chỉ tiêu sau: Lãi thuần: VA = GO - IE, trong đó:
GO là giá trị sản suất, IE là tổng chi phí
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê
sinh học sử dụng các phần mềm phù hợp (Excel, IRRISTAT 5.0 và
SAS 9.1)
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm nông sinh học của giống bưởi Xuân Vân
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân cành, đặc điểm lá, đặc điểm hoa, quả
bưởi Xuân Vân ở một số độ tuổi
- Đặc điểm hình thái thân, cành bưởi Xuân Vân
Bưởi Xuân Vân có tán lá hình cầu, chiều cao cây trung bình từ

298 - 684 cm, trong đó: tuổi 3 đạt 298 cm, tuổi 5 đạt 482 cm, tuổi 7
đạt 510 cm và tuổi 9 đạt 684 cm. Đường kính tán trung bình từ 310 715 cm, trong đó: tuổi 3 đạt 310 cm, tuổi 5 đạt 483 cm, tuổi 7 đạt 542
cm và tuổi 9 đạt 715 cm.


11
- Đặc điểm hình thái lá bưởi Xuân Vân
Lá bưởi Xuân Vân thuộc loại lá đơn có eo lá, dạng phiến, hình bầu
dục hơi nhọn ở đầu, trên các đợt lộc chiều dài phiến lá trung bình từ
11,31 - 11,92 cm, chiều rộng phiến lá trung bình từ 5,56 - 6,23 cm.
- Đặc điểm hoa bưởi Xuân Vân
Hoa bưởi Xuân Vân có mầu trắng sáng, dạng hoa chùm và hoa đơn,
số cánh trung bình 4,33 cánh/hoa, số chỉ nhị trung bình 28,84 chỉ
nhị/hoa.
- Đặc điểm hình thái quả bưởi Xuân Vân.
Quả bưởi Xuân Vân có dạng hình cầu, vỏ quả mầu vàng nhạt, bề
mặt vỏ quả nhẵn, độ dầy vỏ quả quả trung bình, trục quả rỗng. Khối
lượng quả trung bình từ 0,913 - 0,945 kg/quả, số hạt trung bình từ
124,2 -128,2 hạt/quả, tỷ lệ phần ăn được trung bình từ 52,3 - 54,62 %.
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của
giống bưởi Xuân Vân
- Thời gian xuất hiện các đợt lộc trong năm
+ Thời kỳ chưa mang quả: Lộc Xuân thường xuất hiện từ 16 22/1, kết thúc từ 5 - 12/2. Lộc Hè xuất hiện từ 18/4 - 10/5, kết thúc từ
4 - 10/7. Lộc Thu xuất hiện từ 10 - 18/8, kết thúc từ 8 - 15/9. Lộc
Đông xuất hiện từ 8 - 15/1, kết thúc từ 4 - 8/12
+ Thời kỳ mang quả: Lộc Xuân thường xuất hiện từ 18 - 25/1, kết
thúc từ 10 - 15/2. Lộc hè xuất hiện từ 5 - 12/5, kết thúc từ 10 - 16/7.
Lộc Thu xuất hiện từ 16 - 25/8, kết thúc từ 15 - 26/9
- Số lượng và đặc điểm các đợt lộc trong năm
+ Thời kỳ chưa mang quả: lộc Xuân có số lượng lộc lớn nhất, sau

đó đến lộc Thu, lộc Hè và số lượng thấp nhất là lộc Đông. Lộc Xuân
có kích thước lộc lớn nhất, sau đó là lộc Hè, lộc Thu và nhỏ nhất là
lộc Đông.
+ Thời kỳ mang quả: lộc Xuân có số lượng lộc lớn nhất, sau đó
đến lộc Thu và ít nhất là lộc Hè. Lộc Xuân và lộc Hè có kích thước
lón hơn lộc Thu.
- Mối quan hệ giữa các đợt lộc của bưởi Xuân Vân ở thời kỳ
mang quả năm thứ 9
Các đợt lộc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đợt lộc trước là
cành mẹ của lộc sau, số lượng lộc ra nhiều nhất ở vụ Xuân sau đó là
vụ Hè và cuối cùng là vụ Thu. Các loại cành Xuân, Hè, Thu và cành


12
năm trước có thể là nguồn cành mẹ của cành Xuân năm sau, trong đó,
cành Xuân, Hè và cành trên 1 năm tuổi là cành mẹ quan trọng của
cành quả năm sau.
- Thời kỳ phân hoá mầm hoa của bưởi Xuân Vân
Quá trình phân hóa mầm hoa của bưởi Xuân Vân xuất hiện trước
bưởi Diễn 20 ngày, trong lần ngắt đầu tiên vào ngày 1 tháng 12, bưởi
Xuân Vân đã có từ 70 - 83,33% cành ra hoa, trong khi đó bưởi Diễn ở
lần ngắt lá thứ 3 ngày 20 tháng 12 mới có từ 40 - 43,33% cành có hoa.
- Thời kỳ nở hoa của bưởi Xuân Vân và bưởi Diễn: Thời gian nở
hoa và kết thúc nở hoa trên bưởi Xuân Vân kéo dài từ 22 - 27,bưởi
Diễn kéo dài từ 20 - 25 ngày.
- Đặc điểm rụng quả sinh lý của bưởi Xuân Vân
Quá trình rụng quả sinh lý bưởi Xuân Vân có số lượng hoa
quả rụng trung bình từ 9.611.25 - 11.374.25 hoa, quả/cây và đạt tỷ
lệ đậu quả từ 0,84 - 0,93%. Bưởi Diễn có số lượng hoa, quả rụng
từ 7.082.25 – 7.494.75 hoa, quả/cây và đạt tỷ lệ đậu quả từ 1,08 1,11%.

- Động thái tăng trưởng quả của bưởi Xuân Vân
Tốc độ tăng trưởng đường kính và nhiều cao quả tăng mạnh trong
giai đoạn từ 5 - 25 và giảm dần ngày từ 55 - 60 ngày.
- Thời kỳ quả chín và thời điểm thu hoạch
Ở giai đoạn dừng tăng trưởng quả độ Brix bưởi Xuân Vân dao
động từ 7,48 - 7,73% và thay đổi nhiều trong vòng 20 ngày từ khi
quả ngừng lớn, thay đổi chậm và ngừng thay đổi vào thời điểm từ 28
- 35 ngày. Bưởi Xuân Vân cho thu hoạch từ ngày mồng 1 tháng 10
đến ngày 20 tháng 10 và kết thúc từ ngày mồng 1 đến ngày 20 tháng
11, thời gian từ khi tắt hoa đến thu hoạch kéo dài từ 208 - 220 ngày.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến
năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất
bưởi Xuân Vân
- Ảnh hưởng của cắt tỉa đến kích thước các đợt lộc
Kết quả nghiên cứu ở các công thức cắt tỉa cho thấy, cắt tỉa theo
kiểu Khai Tâm và cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả


13
có ảnh hưởng lớn đến kích thước các đợt lộc ở mức độ tin cậy 95%
so với công thức đối chứng
- Ảnh hưởng của cắt tỉa đến thời gian ra hoa của bưởi Xuân Vân
Cắt tỉa có ảnh hưởng đến thời gian nở hoa và kéo dài thời gian ra
ra hoa của bưởi Xuân Vân từ 4 - 7 ngày so với công thức đối chứng.
- Ảnh hưởng của cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả
Số liệu theo dõi cho thấy, các công thức cắt tỉa có tỷ lệ đậu quả cao hơn
công thức đối chứng: Công thức cắt tỉa theo quy trình Viện Nghiên cứu Rau
quả đạt tỷ lệ đậu quả từ 1,28 - 1,31%, công thức cắt tỉa kiểu khai tâm đạt tỷ
lệ từ 1,19 - 1,21%, trong khi đó công thức đối chứng chỉ đạt tỷ lệ từ 1,04 1,08%, sự sai khác này đảm bảo ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả bưởi
XuânVân tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Công thức

10
ngày

Đối chứng (không cắt tỉa)
Cắt tỉa theo QTVNCRQ
Cắt tỉa kiểu Khai Tâm
CV %
LSD0,05

10,25
10,59
10,5
10,30
2,42

Đối chứng (không cắt tỉa)
Cắt tỉa theo QTVNCRQ
Cắt tỉa kiểu Khai Tâm
CV %
LSD0,05

10,09
11,62
10,77
5,20
1,27


Tỷ lệ đậu quả (%) sau tắt hoa
20
30
40
50
ngày
ngày
ngày
ngày
Năm 2015
8,28
5,66
3,55
2,23
9,42
7,24
5,85
3,89
8,52
7,43
4,51
2,71
11,60
10,40
10,80
12,10
2,29
1,53
1,13

0,81
Năm 2016
8,06
6,22
4,25
2,33
9,46
6,98
5,12
3,43
8,89
6,75
4,90
3,21
9,10
3,60
9,30
13,90
1,72
0,53
1,01
0,94

60
ngày
1,04
1,28
1,19
3,70
0,09

1,08
1,31
1,21
3,40
0,09

- Ảnh hưởng của cắt tỉa đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất
Cắt tỉa đã có những ảnh hưởng tỷ lệ đậu quả và ảnh hưởng lón đến
số quả/cây và năng suất, kết quả theo dõi cho thấy, cắt tỉa theo quy
trình Viện Nghiên cứu Rau quả đạt năng suất từ 123,5 - 125,6 kg/cây,
trong khi đó công thức đối chứng chỉ đạt năng suất từ 92,3 - 96,4
kg/cây, các công thức cắt tỉa đạt năng suất cao hơn công thức đối
chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi Xuân
Vân tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Năm 2015
Năm 2016
Năng
Khối
Năng
Công thức
Số
Khối lượng
Số
suất
lượng quả
suất
quả/cây quả(kg/quả)

quả/cây
(kg/cây)
(kg/quả) (kg/cây)
Đối chứng (không cắt tỉa)
102,3
0,911
93,2
106,3
0,907
96,4
Cắt tỉa theo QTVNCRQ
131,3
0,938
123,5
134,3
0,935
125.6
Cắt tỉa kiểu Khai Tâm
121,7
0,941
114.5
122,3
0,943
116.3


14
CV (%)
LSD0,05


3,80
10,31

2,10
0,04

4,90
12,1

4,10
11,49

2,70
0,05

6,60
16,87

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoanh vỏ đến năng suất bưởi
Xuân Vân
- Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến đến thời gian ra hoa bưởi Xuân Vân
Thời điểm khoanh vỏ có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của
bưởi Xuân Vân, trong đó công thức khoanh vỏ vào ngày 25 tháng
12 đã cho cây ra hoa sớm 1 - 7 ngày, sớm hơn công thức đối
chứng từ 2 - 6 ngày.
- Ảnh hưởng của khoanh vỏ đến tỉ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân
Số liệu tại theo dõi cho thấy, sau 10, 20 và 30 ngày tỷ lệ đậu quả ở
các công thức tương đối cao, tỷ lệ đậu quả giảm dần và ổn định sau 60
ngày, trong đó công thức khoanh ngày 25 tháng 12 đạt tỷ lệ đậu quả
cao nhất với tỷ lệ dao động từ 1,25 - 1,29%, trong khi đó công thức đối

chứng không khoanh chỉ đạt tỷ lệ đậu quả từ 0,87 - 0,92%, sự sai khác
này có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn -Tuyên Quang
Công thức

10
ngày

5 tháng 12
15 tháng 12
25 tháng 12
Đối chứng (không khoanh)
CV %
LSD0,05

11,94
12,60
12,56
10,26
6,60
1,47

5 tháng 12
15 tháng 12
25 tháng 12
Đối chứng (không khoanh)
CV %
LSD0,05


12,71
12,27
12,08
10,2
4,80
0,98

Tỷ lệ đậu quả (%) sau tắt hoa
20
30
40
50
ngày
ngày
ngày
ngày
Năm 2015
10,26
7,40
4,48
2,06
10,71
8,03
5,24
3,17
11,2
8,80
6,31
3,78
8,20

6,01
4,28
1,46
7,80
9,30
8,30
10,2
1,48
1,31
0,79
0,48
Năm 2016
9,56
6,61
5,07
3,88
9,25
6,91
5,11
3,57
9,48
7,30
5,46
3,98
7,8
5,87
3,6
2,13
9,40
11,90

16,70
14,90
1,44
1,37
1,38
0,87

60
ngày
1,14
1,22
1,25
0,87
3,10
0,06
1,2
1,24
1,29
0,92
2,50
0,05

- Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất
Kết quả theo dõi cho thấy, thời điểm khoanh vỏ không những
ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả mà còn ảnh hưởng đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất, kết quả cho thấy các thời điểm
khoanh vỏ đều đạt năng suất cao hơn công thức đối chứng ở mức



15
độ tin cậy 95 % trong đó, công thức khoanh ngày 25 tháng 12 đạt
năng suất từ 118,4 - 120,1 kg/cây.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Năm 2015
Năm 2016
Công thức
Số
Khối
Khối
Năng
suất
Số
Năng suất
(Khoanh cành cấp 2
quả/cây lượng quả
lượng quả
(kg/cây) quả/cây
(kg/cây)
vào ngày ….)
(quả)
(kg/quả)
(kg/quả)
5 tháng 12
116,6
0,938
109,4
118,3
0,928

109,8
15 tháng 12
122,0
0,949
115,8
121,7
0,938
114,2
25 tháng 12
130,0
0,924
120,1
128,7
0,920
118,4
Đối chứng (không khoanh)
97,7
0,912
89,1
89,7
0,908
81,4
CV (%)
4,40
2,80
4,60
2,70
2,60
3,20
LSD0,05

10,13
0,05
8,58
6,12
0,04
6,69

3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng
suất, chất lượng bưởi Xuân Vân
- Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian ra hoa của
bưởi Xuân Vân
Số liệu theo dõi cho thấy, không có sự khác biệt về thời điểm nở hoa,
kết thúc nở hoa giữa công thức bón phân với công thức đối chứng.
Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân
Số liệu theo dõi cho thấy, sau tắt hoa từ 10 ngày, 50 ngày và đậu
quả ổn định ở các công thức phân bón đều cao hơn đối chứng ở mức
độ tin cậy 95%; năm 2015 tỷ lệ đậu quả của các công thức phân bón
dao động từ 1,16 - 1,38%, trong khi đó công thức đối chứng đạt
1,11%; năm 2016 tỷ lệ đậu quả của các công thức phân bón dao động
từ 1,22 - 1,40%, trong khi đó công thức đối chứng đạt 1,09%; công
thức 5 tỷ lệ NPK (1: 0,75: 1) với mức bón 500 gram tính theo đạm
đạt tỷ lệ đậu quả cao nhất trong 2 năm đạt từ 1,38 - 1,40%.
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân tại
huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Tỷ lệ đậu quả % sau
Tỷ lệ đậu quả
Công thức
ổn định
10 ngày
20 ngày

30 ngày
40 ngày
50 ngày
Năm 2015
Công thức 1
11,82
8,97
7,71
6,11
2,48
1,21
Công thức 2
10,64
9,12
7,33
5,99
3,49
1,26
Công thức 3
11,91
9,01
8,33
6,25
3,45
1,16
Công thức 4
12,28
9,65
8,07
6,24

3,88
1,32
Công thức 5
11,92
9,83
8,25
5,96
4,03
1,38
Công thức 6
12,23
9,61
7,81
6,07
3,71
1,28
Công thức 7
10,30
8,27
6,05
4,22
2,39
1,11
CV(%)
7,60
7,20
6,30
4,00
10,1
4,6



16
Công thức
LSD0,05

10 ngày
1,56

Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3
Công thức 4
Công thức 5
Công thức 6
Công thức 7
CV(%)
LSD0,05

12,24
12,13
11,78
11.9
12.36
11,79
10,17
6,50
1,35

Tỷ lệ đậu quả % sau

20 ngày
30 ngày
40 ngày
1,18
0,85
0,41
Năm 2016
9,01
6,66
4,58
9,26
6,92
4,76
8,98
6,42
4,34
9,50
7,29
5,29
9,77
7,46
6,61
9,35
7,09
5,04
7,87
5,89
2,37
6,20
6,00

8,20
1,00
0,73
0,93

50 ngày
0,60

Tỷ lệ đậu quả
ổn định
0,06

2,61
3.01
2,56
3,45
3,85
3,21
1,38
9,90
0,50

1,27
1,30
1,22
1,40
1,44
1,35
1,09
6,50

0,14

Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất bưởi Xuân Vân
Kết quả theo dõi cho thấy, các công thức phân bón đều cho năng suất
cao hơn công thức đối chứng có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%, trong đó
công thức 5 với tỷ lệ NPK (1: 0,75: 1) với mức bón 500 gram tính theo
đạm đạt năng suất từ135,4 -140,5 kg/cây.
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn Tuyên Quang
Công thức
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3
Công thức 4
Công thức 5
Công thức 6
Công thức 7 (đ/c)
CV(%)
LSD0,05

Số
quả/cây
(quả)
125,7
129,3
123,3
134.7
143,0
131,7

113,7
3,70
8,51

Năm 2015
Khối
lượng
quả (kg)
0,927
0,931
0,924
0,942
0,947
0,936
0,915
3,30
0,05

Năng
suất
(kg/cây)
116,6
120,4
113,9
126,9
135,4
123,3
104,0
5,30
11,27


Số
quả/cây
(quả)
124,3
127,7
122,7
144,3
148,7
135,7
109,0
8,00
18,23

Năm 2016
Khối
lượng
quả (kg)
0,926
0,929
0,923
0,939
0,945
0,935
0,910
3,50
0,05

Năng
suất

(kg/cây)
115,1
118,6
113,2
135,5
140,5
126,9
99,1
6,20
13,22

- Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng bưởi Xuân Vân
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng chất khô, đường tổng số, axít
hàm lượng VitaminC, độ Brix ở các công thức phân bón trong quả đều
cao hơn công thức đối chứng, sự sai khác này có ý nghĩa ở mức độ tin
cậy 95%.
3.2.4.Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 đến năng suất và chất lượng
bưởi Xuân Vân
- Ảnh hưởng của phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân


17
Kết quả theo dõi cho thấy, các công thức phun bổ sung GA3
đều làm tăng tỷ lệ đậu quả, năm 2015 tỷ lệ đậu quả dao động từ
1,46 - 2,08 %, năm 2016 tỷ lệ đậu quả dao động từ 1,44 - 1,95%,
kết quả này đều cao hơn so với công thức đối chứng có ý nghĩa
thống kê ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của phun GA3 đến tỷ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn - Tuyên
Quang
Năm 2015

Năm 2016
Công thức
Tổng số hoa
Tỷ lệ đậu
Tỷ lệ đậu
Tổng số hoa
(phun GA3 nồng độ)
theo dõi
quả
quả
theo dõi (hoa)
(hoa)
(%)
(%)
50 ppm
10.331,3
2,08
10.520,7
1,95
60 ppm
10.221,3
1,86
9923,7
1,83
70 ppm
10.611,3
1,75
9970,7
1,71
80 ppm

10.160,3
1,69
9945,7
1,62
90 ppm
10.684,3
1,46
10.159,0
1,44
Đối chứng (phun nước lã)
10.504,7
0,97
10.274,6
1,03
CV %
4,10
6,10
LSD0,05
0,08
0,10

- Ảnh hưởng của phun GA3 đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất bưởi Xuân Vân
Kết quả theo dõi cho thấy, phun GA3 ở nồng độ từ 50 - 90 ppm đã
làm tăng số lượng quả/cây, tăng khối lượng quả và năng suất thu
được ở các mức độ khác nhau, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở
mức tin cậy 95%.

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của phun GA 3 đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn -Tuyên Quang

Năm 2015
Năm 2016
Công thức
Năng
Số quả
Khối
Số quả
Khối
Năng suất
(phun GA3
suất
đậu
lượng
đậu
lượng quả
kg/cây
nồng độ)
kg/cây
(quả)
quả (kg)
(quả)
(kg)
(kg)
(kg)
50 ppm
214,7
0,930
199,8
205,3
0,926

190,1
60 ppm
190,0
0,936
177,8
181,0
0,931
168,5
70 ppm
185,7
0,937
174,0
170,7
0,936
160,1
80 ppm
172,0
0,942
162,0
161,7
0,939
151,8
90 ppm
156,0
0,950
148,5
146,6
0,951
139,4


- Ảnh hưởng của phun GA3 đến một số chỉ tiêu trên quả bưởi Xuân Vân
Kết quả theo dõi cho thấy, chiều cao quả tăng lên khi nồng độ phun
GA3 tăng lên ở nồng độ phun 90ppm (công thức 5) chiều cao quả đạt từ
12,95 - 12,99 cm; công thức đối chứng (công thức 6), chiều cao quả đạt
từ 11,86 - 11,89 cm. Đường kính quả cũng tăng lên khi tăng nồng độ
phun GA3 và sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Kết quả cho thấy; phun GA3 ở nồng độ 90 ppm số hạt chỉ còn từ 38,3
-40,9 hạt/quả, trong khi đó công thức đối chứng số hạt dao động từ 128,2


18
-130,2 hat/quả. Tỷ lệ phần ăn được ở các công thức thí nghiệm cao
hơn so với đối chứng, sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của phun GA3 đến một số chỉ tiêu cơ giới quả bưởi Xuân Vân tại
huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Năm 2015
Năm 2016
Tỷ lệ
Công thức
Đường Chiều
Số
Đường Chiều
Tỷ lệ
Số
phần ăn
(phun GA3
kính
cao
hạt/quả kính
cao

phần ăn hạt/quả
được
nồng độ)
(cm)
(cm)
(cm)
(cm
được (%)
(%)
50 ppm
12,84 12,27
60,1
111,3
12,80 12,34
60,4
107,4
60 ppm
12,90 12,43
57,6
101,1
12,85 12,58
57,9
95,1
70 ppm
12,92 12,56
58,7
85,4
12,89 12,67
58,5
87,6

80 ppm
12,95 12,67
57,3
63,1
12,92 12,73
57,5
58,7
90 ppm
13,07 12,95
58,4
40,9
13,06 12,99
58,7
38,3
Đối
chứng
12,64 11,86
54,7
130,2
12,62 11,89
54,1
128,2
(phun nước lã)
CV %
1,60
1,80
5,30
8,90
1,40
1,50

4,60
7,60
LSD0,05
0,20
0,20
3,90
10,10
0,20
0,20
3,30
8,30

- Ảnh hưởng của phun GA3 đến chất lượng bưởi Xuân Vân
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng chất khô, hàm lượng
đường tổng số và độ Brix của quả ở các công thức phun GA 3 dao
động từ 9,92 - 9,98%, từ 8,15 - 8,45% và 10,99 - 11,25% so với các
gía trị tương ứng ở công thức đối chứng là 9,85%, 7,96% và 10,97%
(năm 2015). Năm 2016, hàm lượng chất khô, đường tổng số và độ
Brix của quả ở các công thức xử lý GA 3 dao động từ 10,61 - 10,69%,
từ 8,49 - 8,73% và 10,94 - 10,99% so với các giá trị tương ứng ở
công thức đối chứng là 10,59%, 8,26% và 10,93%.
3.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung đến năng suất và
chất lượng bưởi Xuân Vân
- Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác nhau đến
tỷ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân
Số liệu cho thấy, các công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ đậu quả tương
đối cao sau 10, 30 và 50 ngày sau thụ phấn và đạt tỷ lệ đậu quả ổn định
từ 5,3 - 32,7 (năm 2015) từ 6,0 - 37,7% (năm 2016), trong khi đó công
thức đối Chứng chỉ đạt tỷ lệ đậu quả từ 2,6 - 2,7%. Tỷ lệ đậu quả ở các
công thức phụ phấn cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn
khác nhau đến tỷ lệ đậu quả bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn
-Tuyên Quang
Công thức

Năm 2015

Năm 2016


19
(thụ phấn
bổ sung
bằng
nguồn
phấn lấy
từ cây..)
Bưởi chua
Bưởi Diễn
Cát Quế
Xuân Vân
Đối chứng
(để tự nhiên)

Tỷ lệ đậu quả
sau thụ phấn
10
ngày
48,70
45,30

39,30
33,30
31,30

30
ngày
40,70
34,70
28,00
19,30
9,30

50
ngày
34,70
28,00
18,70
8,70
2,70

Tỷ lệ đậu
quả ổn
định (%)
32,70
25,30
15,30
5,30
2,00

Tỷ lệ đậu quả sau thụ

phấn
10
ngày
50,70
47,30
43,30
37,30
36,00

30
ngày
41,30
37,30
28,00
21,30
15,30

50
ngày
36,00
30,00
20,00
9,30
4,70

Tỷ lệ
đậu quả
ổn định
(%)
34,70

27,30
17,30
6,00
2,60

- Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác nhau đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi Xuân Vân
Kết quả thu được cho thấy, công thức 1 đạt năng suất từ 15,116,1kg/công thức, công thức 2 đạt năng suất từ 11,7 - 12.7 kg/công
thức, công thức 5 (Đối chứng) đạt năng suất từ 1,2 - 1,3 kg/công thức,
sự sai khác này có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi bưởi

Xuân Vân tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Công thức
(thụ phấn bổ
sung bằng
nguồn phấn
lấy từ cây..)
Bưởi chua
Bưởi Diễn
Cát Quế
Xuân Vân
Đối chứng (để
tự nhiên)
CV(%)
LSD0.05

Năm 2015


Năm 2016

Số quả
đậu
(quả/ct)

Khối
lượng
quả (kg)

Năng
suất
(kg/ct)

Số quả
đậu
(quả/ct)

Khối
lượng
quả (kg)

Năng suất
(kg/ct)

16,30
12,70
7,60
2,70


0,921
0,919
0,917
0,914

15,10
11,70
7,10
2,50

17,30
13,70
8,60
3,00

0,924
0,918
0,913
0,908

16,10
12,70
7,80
2,70

1,00

0,912

0,90


1,30

0,902

1,20

20,80
3,15

2,40
0,04

22,70
3,17

14,10
2,33

2,50
0,04

14,20
2,16

Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác nhau
đến một số chỉ tiêu trên quả bưởi Xuân Vân
Kết quả thu được cho thấy, không có sự sai khác ở một số chỉ
tiêu về đường kính và chiều cao quả. Số hạt trung bình/quả dao động
từ 130 - 133,7 hạt/quả (năm 2015), từ 128 - 134,3 hạt/quả (năm

-


20
2016). Tỷ lệ phần ăn được dao động từ 54,6 - 58,7% (năm 2015), từ
54,2 - 58,5% (năm 2016).
- Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác nhau đến
một số chỉ tiêu phẩm chất giống bưởi Xuân Vân
Kết quả phân tích cho thấy, các công thức thí nghiệm không có
sự biến động về các chỉ tiêu hóa sinh khi thụ phấn bổ sung
3.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp bảo quản đến
chất lượng bưởi Xuân Vân
- Ảnh hưởng của các công thức bảo quản tới tỷ lệ hao hụt khối
lượng tự nhiên của bưởi Xuân Vân
Kết quả theo dõi cho thấy, sau 12 tuần bảo quản các công thức
bảo quản đều có sự hao hụt khối lượng tự nhiên, trong đó công thức 4
(bảo quản bằng màng thông minh) có tỷ lệ hao hụt tự nhiên thấp nhất
dao động từ 9,49 - 10,18%, sự hao hụt khối lượng khác nhau có nghĩa
ở mức ý nghĩa α = 0,05.
- Ảnh hưởng của các công thức bảo quản tới tỷ lệ thối hỏng của
bưởi Xuân Vân
Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ thối hỏng xuất hiện vào tuần thứ 7
ở công thức đối chứng (công thức 1), sau 12 tuần bảo quản công thức
đối chứng có tỷ lệ thối hỏng cao nhất, trong khi đó công thức 4 (bảo
quản bằng màng thông minh) có tỷ lệ thối hỏng thấp nhất.
- Ảnh hưởng của các công thức bảo quản tới hàm lượng chất rắn
hòa tan tổng số trên bưởi Xuân Vân
Kết quả phân tích cho thấy, sau quá trình bảo quản hàm lượng
chất rắn hòa tan của bưởi Xuân Vân tăng dần trong quá trình bảo
quản, trong đó: công thức 1 (đối chứng) có hàm lượng chất rắn hòa

tan cao nhất, trong khi đó công thức 4 có hàm lượng chất rắn hòa tan
thấp nhất.
- Ảnh hưởng của các công thức bảo quản tới sự biến đổi hàm
lượng axít hữu cơ tổng số trên bưởi Xuân Vân
Kết quả phân tích cho thấy, sau 12 tuần bảo quản hàm lượng axít
ở công thức 1 dao động từ 0,320 - 0,341%, công thức 2 dao động từ


21
0,331 - 0,346%; công thức 3 dao động từ 0,337 - 0,349% và công
thức 4 dao động từ 0,342 - 0,353%. Các giá trị này khác nhau khi so
sánh thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.
-. Ảnh hưởng của các công thức bảo quản tới sự biến đổi hàm
lượng Vitamin C trên bưởi Xuân Vân
Kết quả phân tích cho thấy, trong quá trình bảo quản hàm lượng
vitamin C giảm dần ở tất cả các công thức, các công thức bảo quản
khác nhau có hàm lượng vitamin C giảm khác nhau ở mức ý nghĩa α
= 0,05.
- Ảnh hưởng của các công thức bảo quản tới chất lượng cảm
quan của bưởi Xuân Vân
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu cho thấy, điểm các chỉ tiêu cảm
quan của công thức 4 xếp loại khá với số điểm cao nhất đạt từ 16,8
-17,0 điểm, công thức 3 đứng thứ 2 xếp loại khá đạt từ 16,0 - 16,4
điểm, công thức 2 đứng thứ 3 xếp loại trung bình đạt từ 14,4 - 14,6
điểm, công thức 1 đứng thứ 4 xếp loại trung bình với số điểm là 11,6.
Bảng 3.39. Chất lượng cảm quan bưởi Xuân Vân
tại huyện Yên Sơn -Tuyên Quang sau 3 tháng bảo quản
Chỉ tiêu
Hình thức bên ngoài
Trạng thái bên trong

Mùi
Vị
Tổng điểm
Xếp loại chất lượng

Công
thức
1
3,0
2,2
3,0
3,4
11,6
TB

Năm 2017
Công Công
thức
thức
2
3
3,8
4,2
3,6
4,0
3,6
4,0
3,4
4,2
14,4

16,4
TB
Khá

Công
thức
4
4,2
4,4
4,0
4,4
17,0
Khá

Công
thức 1
3,0
2,2
3,0
3,4
11,6
TB

Năm 2018
Công
Công
thức
thức 2
3
3,8

4,0
3,8
4,0
3,6
3,8
3,4
4,2
14,6
16,0
TB
Khá

Công
thức
4
4,2
4,4
4,0
4,2
16,8
Khá

3.3. Kết quả xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trên bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Kết quả tại xây dựng mô hình cho thấy, tỷ lệ đậu quả dao động từ
1,86 - 1,91% (xã Xuân Vân); từ 1,77 - 1,82% (xã Thắng Quân), mô
hình đối chứng dao động từ 1,12 - 1,15%. Số quả trung bình/cây ở
mô hình đốí chứng dao động từ 109 - 115 quả/cây, số quả trên cây



22
mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật dao động từ 160,1 - 186
quả/cây. Năng suất mô hình xã Xuân Vân đạt từ 158,3 - 173,7 kg/cây;
mô hình xã Thắng Quân đạt từ 149,7 - 157,5 kg/cây.
Bảng 3.40. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô
hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên bưởi Xuân Vân
tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
Địa điểm
Xã Xuân Vân
Xã Thắng Quân
Xã Xuân Vân
(đối chứng)
CV(%)

Tỷ lệ đậu quả
ổn định (%)

Khối lượng
TB quả (kg)

Năng suất quả
TB/cây (kg)

1,86
1,77

Số quả TB/
cây (quả)
Năm 2017
169

160,1

0,937
0,935

158,3
149,7

1,15

115,7

0,907

104,9

3,60

3,20

0,934
0,932
0,913

173,7
157,5
99,5

3,6


6,0

8,30

Xã Xuân Vân
Xã Thắng Quân
Xã Xuân Vân (đối

1,91
1,82
1,12

chứng)
CV (%)

5,70

3,90
Năm 2018
186,0
169,0
109,0
3,30

Kết quả thu được cho thấy, với mức đầu tư 539.100đ/cây, mô hình
thâm canh có lãi thuần cao hơn đối chứng từ 2,01 - 2,28 lần, lãi thuần
dao động từ 1.995.900 - 2.064.900 đồng/cây.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.Kết luận


54

Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh bưởi Xuân Vân tại huyện Yên Sơn
-Tuyên Quang
Mô hình năm 2017
Mô hình năm 2018
Hạng mục
Xã Xuân Xã Thắng
Đối
Xã Xuân Xã Thắng
Đối chứng
Vân
Quân
chứng
Vân
Quân
Tổng chi cho 1 cây
539.100
539.100
470.000
539.100
539.100
470.000
(đồng)
Tổng thu cho 1 cây
2.535.00 2.560.000 1.265.000 2.604.000 2.535.000 1.199.000
(đồng)
Lãi thuần (đồng)
1.995.900 2.020.900 795.000 2.064.900 1.995.900 729.000

Lợi nhuận/chi phí
3,70
3,75
1,69
3,83
3,70
1,55
(đồng)


×