Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn ngành 64 TCN 105:1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.82 KB, 3 trang )

TIÊU CHUẨN NGÀNH
64TCN 105:1997
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ PHƯƠNG PHÁP INDOPHENOL
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AMONIAC
1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn này trình bày phương pháp so mầu xác định hàm lượng amoniac trong không khí khu
vực sản xuất tại các nhà máy, các xí nghiệp.
2. BẢN CHẤT CỦA PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương pháp được sử dụng để xác định hàm lượng amoniac trong không khí trong khoảng
từ 0.1mg/m3 đến 2.0 mg/m3.
2.2 Phương pháp dựa trên phản ứng của amoniac với hipoclorit và phenol có sự tham gia xúc
tác là natri nitropruxit. Cường độ màu xanh của phản ứng phụ thuộc vào hàm lượng amoniac.
2.3 Các Amin thơm, Fomandehit và Hidrosunfua gây cản trở trong việc xác định amoniac.
3. DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT
3.1 Dụng cụ:
- Máy hút khí có lưu lượng kế, có vạch chia đến 0.005 lít/phút, nhiệt kế, áp kế và ẩm kế.
- Dụng cụ hấp thụ Ricte có vạch đo hoặc dụng cụ hấp thụ khác.
- Máy so mầu có kính lọc ở bước sóng 625nm và cuvet 10mm.
- Ống nghiệm có nút mài dung tích 10ml.
- Phễu Bucne.
3.2 Hoá chất và thuốc thử
3.2.1 Các hoá chất sử dụng là loại "tinh khiết hoá học" (TKHH) hoặc tinh khiết để phân tích
(TKPT).
3.2.2 Nước cất đã khử amoniac: nước cất hai lần được cất với axit sunfuric (0.5ml axit sunfuric
d=1,8 trong một lít nước cất), bỏ 100ml cất được đầu tiên, lấy phần cất tiếp theo. Hoặc nước cất
đã khử ion hoàn toàn bằng phương pháp trao đổi ion.
Để chuẩn bị các dung dịch và tiến hành phân tích phải sử dụng nước đã khử amoniac.
3.2.3 Thuốc thử
- Amoni clorua
- Axit axalic
- Axit sunfuric d=1,8 và dung dịch 10%


- Canxi hipoclorit hoặc Natri hipoclorit
- Hồ tinh bột, dung dịch 0,5%
- Kali iodua, dung dịch 10%
- Natri hidroxit
- Natri nitropruxit
- Natri thiosunfat, dung dịch 0,05M
- Phenol.
3.3 Chuẩn bị thuốc thử


3.3.1 Dung dịch hấp thụ: Cho 0,5ml axit sunfuric d=1,8 vào 1 lít nước. Bảo quản dung dịch trong
bình được đậy kín bằng nút có ống thuỷ tinh chứa đầy tinh thể axit oxalic.ư
3.3.2 Thuốc thử phenol: Hoà tan 5g phenol mới chưng cất, 25mg natri nitropruxit trong 100ml
nước. Bảo quản thuốc thử không quá 6 tháng ở nhiệt độ 4 0C.
3.3.3 Hồ tinh bột: hoà tan 0,25g tinh bột với 10ml nước, cho thêm 40ml nước nóng 60 0C-700C
đun đến sôi, sau 1 phút để nguội.
3.3.4 Thuốc thử hipoclorit
- Chuẩn bị từ canxi hipoclorit: nghiền nhỏ 5g cùng với 100ml nước. Lọc dung dịch trong chân
không.
- Chuẩn bị từ dung dịch natri hipoclorit.
- Xác định hàm lượng Clo hoạt động trong hipoclorit: Lấy một lượng dung dịch hipoclorit trong
suốt vào bình tham giác có nút mài, sau đó cho thêm 10ml H 2SO4 10% và 10ml KI 10%. Đậy bình
và để trong bóng tối khoảng 10 phút. Sau đó chuẩn độ I 2 sinh ra bằng dung dịch Na2S2O3 0.05M
đến mầu vàng nhạt. Thêm vài giọt hồ tinh bột, chuẩn độ tiếp đến khi dung dịch mất màu xanh.
1ml dung dịch natri thiosunfat 0,05M tương đương với 0,00354g Clo
Thuốc thử phải chứa từ 0,6-0,8g Clo trong 100ml.
3.3.5 Dung dịch amoniac tiêu chuẩn I: 100 g/ml
Hoà tan 0,314 NH4Cl trong 1 lít nước. Bảo quản dung dịch không quá 2 tháng.
3.3.6 Dung dịch amoniac tiêu chuẩn II: 1 g/ml.
Pha loãng 100 lần dung dịch chuẩn I bằng dung dịch hấp thụ. Dung dịch này chỉ chuẩn bị trước

khi sử dụng.
4. Lấy mẫu
Cho không khí cần nghiên cứu đi qua 2 ống hấp thụ mắc nối tiếp nhau, mỗi ống có chứa 5ml
dung dịch hấp thụ với lưu lượng 0,5 lít/phút liên tục trong thời gian từ 10 đến 30 phút. Tuỳ theo
hàm lượng amoniac.
5. Dựng đường chuẩn
5.1 Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn trong bình định mức dung tích 50ml theo bảng sau:
Số hiệu bình

0

1

2

3

4

5

6

Dung dịch tiêu chuẩn II (ml)

0

1

2


4

6

8

10

0.8

1.0

Dung dịch hấp thụ
Hàm lượng NH3 tương ứng trong 5ml
dung dịch chuẩn (g)

Thêm đến vạch mức
0

0.1

0.2

0.4

0.6

5.2 Lấy 5ml các dung dịch ở dãy chuẩn trên vào các ống nghiệm, sau thêm lần lượt 1ml thuốc
thử phenol, lắc kỹ và cho thêm 0,5ml thuốc thử hipoclorit.

5.3 Sau 2 giờ đo mật độ quang các dung dịch với cuvet 10mm ở bước sóng 625nm so sánh với
dung dịch 0.
5.4 Đường chuẩn biểu diễn mối liên hệ giữa giá trị mật độ quang với hàm lượng amoniac được
vẽ dựa trên các giá trị trung bình của kết quả đo 3 lần.
6. Tiến hành phân tích
6.1 Chuyển dung dịch từ các bình hấp thụ vào bình định mức 25ml và thêm dung dịch hấp thụ
đến vạch, lắc kỹ.


6.2 Lấy 2ml dung dịch mẫu vào ống nghiệm có nút mài, thêm 3ml dung dịch hấp thụ, 1ml thuốc
thử phenol. Lắc cẩn thận ống nghiệm và cho thêm 0,5 ml thuốc thử hipoclorit. Khi nồng độ
amoniac lớn, cho phép lấy lượng dung dịch mẫu thử ít hơn.
6.3 Sau hai giờ đo mật độ quang của dung dịch như 5.3
6.4 Hàm lượng amoniac trong mẫu được xác định bằng đường chuẩn.
7. Cách tính
Hàm lượng amoniac (C) trong không khí cần nghiên cứu được tính bằng mg/m 3, theo công thức:
C=

a.B
Ba . Vk

Trong đó:
a : lượng amoniac trong phần dung dịch mẫu lấy phân tích (mg).
Ba : thể tích dung dịch mẫu lấy phân tích (ml).
B : tổng thể tích dung dịch mẫu (ml).
Vk : thể tích mẫu không khí đã được đưa về điều kiện tiêu chuẩn (m 3).




×