Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10456:2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.02 KB, 2 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10456:2014
ISO 17230:2006
DA - PHÉP THỬ CƠ LÝ - XÁC ĐỊNH ÁP LỰC ĐỂ NƯỚC THẤM QUA
Leather - Physical and mechanical tests - Determination of water penetration pressure
Lời nói đầu
TCVN 10456:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 17230:2006.
ISO 17230:2006 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2010 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10456:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA - PHÉP THỬ CƠ LÝ - XÁC ĐỊNH ÁP LỰC ĐỂ NƯỚC THẤM QUA
Leather - Physical and mechanical tests - Determination of water penetration pressure
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp xác định áp lực để nước thấm qua da.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn
ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công
bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp thử.
TCVN 7115 (ISO 2419), Da - Phép thử cơ lý - Chuẩn bị và ổn định mẫu
TCVN 7117 (ISO 2418), Da - Phép thử hóa học, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
3. Nguyên tắc
Một mẫu da được kẹp phía trên dụng cụ chứa nước với bề mặt da tiếp xúc với nước. Áp lực nước
được tăng lên tại vận tốc quy định và đo áp lực cần thiết để đẩy giọt nước thấm qua da.
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Chén, có dạng hình trụ tròn, thấp bằng kim loại không ăn mòn, đường kính trong 40,0 mm ± 0,2
mm, hở miệng.
4.2. Kẹp hình khuyên, đường kính trong 40,0 mm ± 0,2 mm, có khả năng kẹp được mẫu da trên chén
(4.1) mà không bị trượt khi bị tác dụng một lực 65 kPa.
4.3. Vòng đệm cứng, có tám lỗ trên 25 mm, dạng tròn và được giữ ở vị trí quanh đường tròn bằng kẹp


hình khuyên (4.2), hoặc được hàn cố định.
4.4. Thiết bị tăng áp lực, để nước trong chén được tăng đều áp lực từ 3 kPa/min ± 0,3 kPa/min đến
áp lực lớn nhất là 65 kPa.
4.5. Nước cất hoặc nước khử ion, Loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987).
4.6. Dao dập, hình trụ tròn, thành trong vuông góc, có thể cắt mẫu thử khi được kẹp giữa chén (4.1)
và kẹp hình khuyên (4.2) và phù hợp với TCVN 7115 (ISO 2419).
CHÚ THÍCH Để bảo quản phần con da to hoặc nhỏ để thử, có thể đặt toàn bộ con da trong dụng cụ
thử và không bắt buộc phải sử dụng dao dập.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
5.1. Mẫu được chuẩn bị theo TCVN 7117 (ISO 2418). Từ mẫu được lấy, cắt 3 mẫu thử hình tròn bằng
cách dùng dao dập đặt lên mặt cật.
CHÚ THÍCH Nếu yêu cầu nhiều hơn hai con da to hoặc nhỏ để thử cho một lô, thì chỉ cần lấy một
mẫu thử từ mỗi con da, miễn là tổng số mẫu thử không ít hơn ba.
5.2. Thực hiện tất cả các bước tiếp theo tại 20 oC ± 2 oC hoặc 23 oC ± 2 oC. Không cần điều hòa mẫu
thử và không cần kiểm soát độ ẩm.
6. Cách tiến hành


6.1. Đổ đầy nước cất hoặc nước khử ion (4.5) vào chén (4.1) tại nhiệt độ đã được kiểm soát (5.2).
6.2. Đặt mẫu da lên chén với bề mặt sẽ bị ướt khi sử dụng tiếp xúc với nước. Đặt vòng đệm cứng lên
da và kẹp cố định.
CHÚ THÍCH Vòng đệm cứng tránh cho da không bị phồng to trong quá trình thử.
6.3. Tác dụng áp lực lên nước, tăng áp lực với tốc độ đều 3,0 kPa/min ± 0,3 kPa/min cho đến khi
hoàn thành phép thử.
6.4. Quan sát bề mặt da xem có sự xuất hiện giọt nước đã được đẩy qua da và ghi lại áp lực khi nhìn
thấy ba giọt nước. Đây là áp lực để nước thấm qua da.
CHÚ THÍCH 1 Sự xuất hiện giọt nước thứ ba được lấy tại điểm cuối chứ không phải là tại điểm đầu
tiên để kết quả sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện một số mao dẫn có kích thước lớn hơn một
chút so với các mao dẫn còn lại.
CHÚ THÍCH 2 Nếu da có độ chịu nước kém được đánh giá bằng phép thử này, thì lỗi sẽ xuất hiện

dưới dạng vết ẩm thay vì các giọt riêng biệt. Các kết quả này kém tin cậy. Nếu da xuất hiện lỗi ở áp
lực dưới 2,5 kPa, thì các áp lực thấp này không có ý nghĩa nhiều trong việc phân biệt các mẫu.
6.5. Nếu giọt nước thứ ba không xuất hiện khi đạt áp lực 65 kPa thì kết thúc phép thử.
7. Biểu thị kết quả
7.1. Biểu thị áp lực để nước thấm qua chính xác đến 0,1 kPa. Nếu da không bị hỏng tại áp lực 65
kPa, báo cáo áp lực để nước thấm qua da là “lớn hơn 65 kPa”.
7.2. Nếu da bị hỏng do nước thấm qua dưới dạng vết ẩm, phải nêu trong báo cáo thử nghiệm.
CHÚ THÍCH Áp lực thấm qua đôi khi được biểu thị dưới dạng “mmHg” hoặc “cmHg”. Nếu kết quả
được biểu thị bằng các đơn vị này, thì 1 kPa = 7,5 mmHg = 0,75 cmHg.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các nội dung sau đối với mỗi mẫu thử:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) áp lực để nước thấm qua, tính bằng kPa;
c) kiểu lỗi nếu tạo thành các vết ẩm;
d) nhiệt độ mà tại đó phép thử được tiến hành (nghĩa là 20 oC ± 2 oC hoặc 23 oC ± 2 oC);
e) bất kỳ sai khác nào so với phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này;
f) tất cả các chi tiết để nhận biết mẫu và bất kỳ sai khác nào về qui trình lấy mẫu so với TCVN 7117
(ISO 2418).

PHỤ LỤC A
(tham khảo)
NGUỒN CUNG CẤP THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
Ví dụ về sản phẩm phù hợp có bán sẵn trên thị trường được nêu dưới đây: “R & B Hydrostatic triple
Head Tester”1 được sản xuất bởi:
R & B Instruments, Unit 3a, Farnley Low Mills, Bangor Terrace, Leeds LS12 5PS, UK.

1

R & B Hydrostatic triple Head Tester là ví dụ về sản phẩm được bán sẵn trên thị trường. Thông tin này nhằm tạo thuận lợi cho
người sử dụng tiêu chuẩn và không phải là chỉ định của tiêu chuẩn.




×