Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1829:2008 - ISO 8494:1998

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.62 KB, 3 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 1829 : 2008
ISO 8494 : 1998
VẬT LIỆU KIM LOẠI - ỐNG - THỬ GẤP MÉP
Metallic materials - Tube - Flanging test
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chịu biến dạng dẻo của ống kim loại có
mặt cắt ngang tròn bằng thử gấp (cuốn) mép.
Tiêu chuẩn áp dụng cho ống có đường kính ngoài không lớn hơn 150 mm và chiều dày thành
ống không lớn hơn 10 mm, mặc dù khoảng đường kính hoặc chiều dày thành ống là đối tượng
áp dụng tiêu chuẩn này được qui định chính xác hơn trong các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.
2. Ký hiệu, mô tả và đơn vị
Ký hiệu, mô tả và đơn vị dùng trong phép thử cuốn mép ống kim loại được cho trong Bảng 1 và
Hình 1.
Bảng 1
Ký hiệu
a

a

Mô tả

Đơn vị

a

Chiều dày thành ống

mm

D



Đường kính ngoài ban đầu của ống

mm

Du

Đường kính ngoài lớn nhất của mép gấp

mm

L

Chiều dài của mẫu trước khi thử

mm

R

Bán kính góc của dụng cụ gấp

mm

β

Góc côn của chày nong

độ

Ký hiệu T cũng được sử dụng trong các tiêu chuẩn ống thép.



3. Nguyên lý thử
Tạo mép cuốn trên đầu miệng ống thử được cắt ra từ ống, tại mặt phẳng vuông góc với trục ống,
cho tới khi đường kính ngoài của ống đạt tới kích thước được qui định trong tiêu chuẩn sản
phẩm tương ứng.
4. Thiết bị thử
4.1 Máy ép có tốc độ thay đổi hoặc máy thử vạn năng.
4.2 Thiết bị tạo hình (đầu ép) được chế tạo bằng vật liệu nhẵn bóng, đủ cứng bao gồm:
a) chày nong côn có góc thích hợp (thông thường 90 o);
b) dụng cụ tạo mép gấp có
- đầu hình trụ có đường kính nhỏ hơn đường kính trong ống 1 mm;
- phần ép phẳng, vuông góc với trục của dụng cụ tạo mép cuốn và có đường kính không nhỏ
hơn đường kính yêu cầu của mép cuốn;
c) trụ đỡ sử dụng để đỡ ống trong khi tạo mép gấp.
5 Mẫu thử
5.1 Chiều dài của mẫu thử phải khoảng 1,5 D. Mẫu thử có thể ngắn hơn nhưng phải giữ được
phần hình trụ của mẫu thử sau khi gấp mép ít nhất 0,5 D.
5.2 Hai đầu của mẫu thử phải vuông góc với trục ống. Các mép của đầu ống thử phải được vê
tròn bằng mài hoặc vát cạnh bằng phương pháp khác.
CHÚ THÍCH: Cho phép không vê tròn hoặc không vát cạnh các mép của mẫu thử nếu kết quả
thử đạt yêu cầu.
5.3 Khi thử ống hàn nên loại bỏ các vết hàn chảy bên trong ống.
6. Qui trình thử
6.1 Thông thường phép thử được tiến hành ở nhiệt độ thường trong khoảng từ 10 oC đến 35oC.
Phép thử tiến hành trong điều kiện được kiểm soát phải thực hiện ở nhiệt độ 23 oC ± 5oC.


6.2 Tạo hình trước mẫu thử bằng cách ép chày nong côn vào một đầu ống thử cho tới khi đường
kính phần được mở rộng của mẫu thử đạt được đường kính qui định [xem Hình 1a)].

6.3 Bỏ chày nong côn và nếu cần thay thế bằng dụng cụ tạo mép gấp [xem Hình 1b)].
6.4 Tạo mép gấp bằng cách đặt lực dọc trục vào mẫu thử cho tới khi phần mở rộng tạo thành
mép cuốn có đường kính quy định theo phương vuông góc với trục của mẫu thử.
6.5 Chày nong côn có thể được bôi dầu. Chày nong côn không được xoay tương đối so với mẫu
thử trong khi thử.
6.6 Trong trường hợp có tranh chấp, tốc độ ép của dụng cụ tạo hình không được vượt quá 50
mm/min.
6.7 Đường kính của mép gấp và bán kính cong R phải được qui định trong tiêu chuẩn sản phẩm
tương ứng.
6.8 Việc đánh giá phép thử gấp mép phải được tiến hành theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn sản
phẩm tương ứng. Khi các yêu cầu này không được qui định, mẫu thử được coi là đạt yêu cầu
nếu không phát hiện vết nứt mà không sử dụng dụng cụ phóng đại. Vết nứt nhỏ ở các mép
không bị coi là không đạt.
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải được cung cấp khi được qui định trong tiêu chuẩn sản phẩm tương
ứng. Trong trường hợp này báo cáo thử phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, TCVN 1829;
b) nhận dạng mẫu thử;
c) kích thước của mẫu thử;
d) đường kính ngoài lớn nhất của phần được mở rộng của mẫu thử, D u, hoặc độ mở rộng tương
đối như là phần trăm của đường kính ban đầu, D;
e) bán kính góc R của dụng cụ tạo mép gấp, nếu thích hợp;
f) kết quả thử.



×