Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10605-2:2015 - ISO 3857-2:1977

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.68 KB, 4 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10605-2:2015
ISO 3857-2:1977
MÁY NÉN, MÁY VÀ DỤNG CỤ KHÍ NÉN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA - PHẦN 2: MÁY NÉN
Compressors, pneumatic tools and machines - Vocabulary - Part 2 - Compressors
Lời nói đầu
TCVN 10605-2 : 2015 hoàn toàn tương đương với ISO 3857-2:1977
TCVN 10605-2 : 2015 do Viện nghiên cứu cơ khí - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công
Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố.
Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN bao gồm:
- TCVN 10605-1: 2015 (ISO 3857-1 : 1977) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén - Thuật ngữ và
định nghĩa - Phần 1 : Quy định chung
- TCVN 10605-2: 2015 (ISO 3857-2 : 1977) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén - Thuật ngữ và
định nghĩa - Phần 2 : Máy nén
- TCVN 10605-3: 2015 (ISO 3857-3 : 1989) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén - Thuật ngữ và
định nghĩa - Phần 3 : Máy và dụng cụ khí nén
- TCVN 10605-4: 2015 (ISO 3857-4 : 2012) Máy nén, máy và dụng cụ khí nén - Thuật ngữ và
định nghĩa - Phần 4 : Xử lý không khí.
MÁY NÉN, MÁY VÀ DỤNG CỤ KHÍ NÉN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA - PHẦN 2: MÁY NÉN
KHÍ
Compressors, Pneumatic tools and machines - vocabulary - Part 2 - Compressors
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến máy nén khí, máy và dụng cụ
khí nén. Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến các khái niệm cơ bản, các ký hiệu và đơn vị.
2. Quy định chung
2.1. Dung tích quét của máy nén kiểu pitông
Thể tích được quét bởi phần tử nén (các phần tử nén) trong một vòng quay của cấp đầu tiên của
máy nén.
2.2. Dung tích làm việc của máy nén kiểu pitông
Thể tích được quét bởi phần tử nén (các phần tử nén) của cấp đầu tiên của máy nén cho mỗi


đơn vị thời gian.
2.3. Dung tích trống
Thể tích bên trong không gian nén chứa khí lưu ở cuối chu kỳ nén.
2.4. Dung tích trống tương đối
Tỷ số giữa thể tích trống của cấp đang được xét và thể tích quét của phần tử nén ở cấp này.
2.5. Hệ số thể tích
Số không thứ nguyên, là tỷ số giữa lưu lượng thể tích cửa vào của dòng chảy của một cấp với
tốc độ biên của bánh công tác và mặt cắt ngang quy chiếu.


Trong trường hợp máy nén dọc trục, mặt cắt ngang quy chiếu được chọn là mặt cắt ngang tạo
thành bởi đường kính ngoài và đường kính moay ơ của bánh công tác.
2.6. Điểm cửa vào tiêu chuẩn
Điểm cửa vào được coi là điểm đại diện cho mỗi máy nén. Điểm này thay đổi theo thiết kế và
kiểu lắp đặt máy nén (tham khảo tiêu chuẩn thử nghiệm được chấp nhận liên quan đến từng loại
máy nén riêng biệt).
2.7. Điểm cửa xả tiêu chuẩn
Điểm cửa xả được coi là điểm đại diện cho mỗi máy nén: điểm này thay đổi theo thiết kế và kiểu
lắp đặt (tham khảo tiêu chuẩn thử nghiệm được chấp nhận liên quan đến từng loại máy nén riêng
biệt).
2.8. Điều kiện cửa vào tiêu chuẩn
Điều kiện khí được hút ở điểm cửa vào tiêu chuẩn của máy nén.
2.9. Điều kiện cửa xả tiêu chuẩn
Điều kiện khí được nén ở điểm cửa xả tiêu chuẩn của máy nén.
2.10. Số Mach tại mép cánh
Tỉ số giữa vận tốc ngoài rìa hoặc biên của bánh công tác của máy nén với vận tốc âm thanh
trong lưu chất ở nhiệt độ và áp suất cửa vào được xét.
3. Nhiệt độ
3.1. Nhiệt độ cửa vào
Nhiệt độ tổng ở điểm cửa vào tiêu chuẩn của máy nén.

3.2. Nhiệt độ cửa xả
Nhiệt độ tổng ở điểm cửa xả tiêu chuẩn của máy nén.
4. Lưu lượng dòng chảy
4.1. Lưu lượng thể tích thực của dòng chảy trong máy nén (lưu lượng thực) 1)
Lưu lượng thể tích thực của khí nén và được xả ở điểm xả tiêu chuẩn có liên quan đến các điều
kiện về nhiệt độ, áp suất tổng và thành phần (ví dụ độ ẩm) chiếm ưu thế ở điểm cửa vào tiêu
chuẩn.
4.2. Lưu lượng thể tích tiêu chuẩn của dòng chảy (lưu lượng tiêu chuẩn)1)
Lưu lượng thể tích thực của dòng chảy khí nén được xả ở điểm xả tiêu chuẩn, liên quan đến các
điều kiện tiêu chuẩn (về nhiệt độ và áp suất).
5. Áp suất
5.1. Áp suất cửa vào
Áp suất tổng tuyệt đối trung bình ở điểm cửa vào tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Áp suất tổng tuyệt đối có thể được thay bằng áp suất tuyệt đối tĩnh miễn là tốc độ
và mật độ khí đủ nhỏ.
5.2. Áp suất cửa xả
Áp suất tổng tuyệt đối trung bình ở điểm xả tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH: Áp suất tổng tuyệt đối có thể được thay thế bằng áp suất tuyệt đối tĩnh với điều
kiện là vận tốc và mật độ của khí đủ thấp.
1)

Thuật ngữ “Công suất thực” và “Lưu lượng tiêu chuẩn’’ nên tránh dùng, vì dễ bị lẫn.


5.3. Tỷ số áp suất tổng
Tỷ số giữa áp suất xả và áp suất cửa vào.
5.4. Tỷ số áp suất cấp độ
Tỷ số giữa áp suất đối với bất kỳ cấp riêng nào ở máy nén nhiều cấp và áp suất xả đạt được
trước bộ phận làm nguội trung gian.
5.5. Tỷ số áp suất cấp độ chung

Tỷ số giữa áp suất đối với bất kỳ cấp riêng nào ở máy nén nhiều cấp và áp suất xả đạt được sau
bộ phận làm nguội trung gian (kể cả bộ chia tách).
5.6. Hệ số áp suất đối với một cấp máy nén động lực
Số đặc trưng không thứ nguyên, là tỷ số giữa năng lượng riêng khối lượng lý thuyết của một cấp
và bình phương vận tốc ngoài biên của bánh công tác ở cấp đang xét.
5.7. Hệ số áp suất tổng đối với một cấp máy nén động lực
Số đặc trưng không thứ nguyên, là tỷ số giữa năng lượng tổng lý thuyết quy định của một cấp và
trung bình bình phương các vận tốc ngoài biên của các bánh công tác của máy nén động lực.
5.8. Nén nhiều cấp lý tưởng
Việc nén khi một chất khí lý tưởng được nén đẳng entropi và các nhiệt độ cửa vào khí cũng như
lượng công tiêu hao cho mỗi cấp là như nhau.
6. Công suất
Theo các quá trình chuẩn đã chọn, chu kỳ nhiệt động lực có thể là:
- đẳng nhiệt, tức là giả thiết lực nén ở nhiệt độ không đổi trong máy nén không bị tổn thất;
- đẳng entropi (đoạn nhiệt thuận nghịch), tức là giả thiết việc nén có entropy không đổi;
- đa hướng, tức là giả thiết việc nén thuận nghịch tuân theo đường cong gần tới mức có thể với
đường cong thực.
6.1. Công suất yêu cầu lý thuyết
Trong máy nén không có tổn thất, công suất yêu cầu lý thuyết cho việc nén khí phù hợp với quá
trình chuẩn đã chọn, từ áp suất cửa vào đã cho đến áp suất xả đã cho.
6.2. Công suất chỉ thị
Công suất tương ứng với biểu đồ áp suất - thể tích được ghi bằng đồng hồ đo.
6.3. Công suất trong
Công suất chỉ thị cộng thêm các tổn thất do truyền nhiệt và rò rỉ.
6.4. Công suất trên trục
Công suất yêu cầu trên trục dẫn động của máy nén, có được khi cộng thêm các tổn thất cơ khí
vào công suất trong. Các tổn thất do truyền dẫn bên ngoài như các truyền dẫn bánh răng hoặc
truyền dẫn đai không được tính ở đây.
7. Yêu cầu về năng lượng riêng
7.1. Yêu cầu về năng lượng riêng lý thuyết

Công cần thiết để nén một đơn vị khối lượng khí (năng lượng riêng khối lượng) hoặc thể tích đơn
vị khí1) (năng lượng riêng thể tích) theo quy trình chuẩn được chọn (đẳng nhiệt, đẳng entropi, đa
hướng)2).
1)

Xem 4.2;


7.2. Yêu cầu về năng lượng riêng thực
Năng lượng đầu vào của trục trên đơn vị lưu lượng dòng chảy thực của máy nén.
8. Hiệu suất
8.1. Hiệu suất lý thuyết
Tỷ số giữa công suất yêu cầu lý thuyết và công suất chỉ thị.
Theo quy trình chuẩn thuận nghịch được chọn, hiệu suất lý thuyết có thể là đa hướng, đẳng
entropi hoặc đẳng nhiệt.
8.2. Hiệu suất trong
Tỷ số giữa công suất yêu cầu lý thuyết và công suất trong.
8.3. Hiệu suất cơ khí
Tỷ số giữa công suất trong và công suất trục.
8.4. Hiệu suất toàn bộ
Tỷ số giữa công suất yêu cầu lý thuyết và công suất trục.
8.5. Hiệu suất thể tích
Tỷ số giữa lưu lượng thể tích thực và dung tích làm việc của máy nén kiểu pittông. Các phần
ngưng có thể được đưa vào tính toán.
9. Các thông tin liên quan
9.1. Cân bằng nhiệt của máy nén động lực
Công suất yêu cầu của máy nén động lực học có thể được tính toán từ việc cân bằng nhiệt, nếu
không không thể xác định được công suất cơ khí hoặc công suất điện. Để có được cân bằng
nhiệt, phải đo sự tăng nhiệt độ, lưu lượng của khí nén và chất làm mát, kể cả của dầu sử dụng
cho làm nguội và bôi trơn ổ.

9.2. Đặc tính quy định
Đặc tính được định trước theo hợp đồng.
CHÚ THÍCH: Không được lẫn đặc tính này với “các đặc tính danh nghĩa”, các từ do nhà sản xuất
thường dùng để hướng dẫn và định nghĩa máy móc của họ.

2)

Xem Điều 6.



×