Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ, THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN NYSTOSE TỪ DƯỢC LIỆU RỄ BA KÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỨA THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ, THIẾT LẬP CHẤT
CHUẨN NYSTOSE TỪ DƯỢC LIỆU RỄ BA KÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỨA THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ, THIẾT LẬP CHẤT
CHUẨN NYSTOSE TỪ DƯỢC LIỆU RỄ BA KÍCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Cao Sơn


ThS. NCS. Phạm Văn Kiền

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS. TS. Đoàn Cao Sơn, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung
ương, Bộ Y tế.
- ThS. NCS. Phạm Văn Kiền, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Bộ Y
tế.
Những người thầy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết
giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo sau đại học,
bộ môn Hóa phân tích và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập tại trường, cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến ThS. Trần Thị Thu Trang, DS. Bạch Thị Thắm
và các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp tại Khoa Kiểm nghiệm Đông dược - Dược
liệu, Khoa Thiết lập chất chuẩn - Chất chiếu, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm trong quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, chia
sẻ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2019
Học viên
Hứa Thị Thu Huyền



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ............................................................................................. 2
1.1. Tổng quan về dược liệu Ba kích (Morinda officinalis How., Rubiaceae) ................ 2
1.1.1. Tên khoa học .................................................................................................... 2
1.1.2. Mô tả cây.......................................................................................................... 2
1.1.3. Phân bố, thu hái, chế biến ................................................................................. 3
1.1.4. Thành phần hóa học.......................................................................................... 3
1.2. Tổng quan về nystose ............................................................................................. 5
1.2.1. Đặc điểm và tính chất ....................................................................................... 5
1.2.2. Tác dụng dược lý .............................................................................................. 6
1.3. Phương pháp tinh chế các chất từ dược liệu và nhận dạng hợp chất sau khi tinh chế
...................................................................................................................................... 6
1.3.1. Phương pháp tinh chế các chất từ dược liệu ...................................................... 6
1.3.2. Nhận dạng hợp chất sau khi tinh chế ................................................................ 7
1.4. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ......................................................................... 8
1.4.1. Nguyên tắc ....................................................................................................... 8
1.4.2. Một số đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký ............................................... 8
1.4.3. Detector tán xạ bay hơi (ELSD) ........................................................................ 9
1.5. Phương pháp phân tích khối phổ (MS) .................................................................. 10
1.5.1. Nguyên tắc ..................................................................................................... 10
1.5.2. Ứng dụng ....................................................................................................... 11
1.6. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ..................................................................... 12
1.6.1. Nguyên tắc ..................................................................................................... 12

1.6.2. Các đại lượng đặc trưng.................................................................................. 12
1.6.3. Ứng dụng ....................................................................................................... 13
1.7. Phương pháp sắc ký cột ........................................................................................ 13


1.7.1. Cột ................................................................................................................. 13
1.7.2. Hóa chất dùng làm cột .................................................................................... 13
1.7.3. Dung môi ....................................................................................................... 13
1.7.4. Ứng dụng: ...................................................................................................... 14
1.8. Tổng quan về chất chuẩn ...................................................................................... 14
1.9. Tình hình thiết lập chất chuẩn trên thế giới và tại Việt Nam.................................. 16
1.9.1. Tình hình thiết lập chất chuẩn trên thế giới ..................................................... 16
1.9.2. Tình hình thiết lập chất chuẩn chiết từ dược liệu Ba kích ................................ 16
1.10. Phương pháp thiết lập chất chuẩn........................................................................ 17
1.10.1. Thiết lập, bảo quản chất chuẩn theo hướng dẫn của WHO và ASEAN ......... 17
1.10.2. Yêu cầu của nội dung quy trình phân tích theo quy định của Asean .............. 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 20
2.2. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................ 20
2.2.1. Hóa chất, thuốc thử......................................................................................... 20
2.2.2. Trang thiết bị .................................................................................................. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.3.1. Lựa chọn phương pháp: .................................................................................. 22
2.3.2. Kiểm tra phương pháp ................................................................................... 24
2.3.3. Kiểm tra nguyên liệu nystose trước khi tinh chế ............................................. 25
2.3.4. Quy trình tinh chế nystose .............................................................................. 25
2.3.5. Xác định cấu trúc, nhận dạng nguyên liệu nystose sau khi tinh chế................. 27
2.3.6. Thiết lập chất chuẩn nystose ........................................................................... 27
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 33

3.1. Tinh chế nguyên liệu nystose ................................................................................ 33
3.1.1. Kiểm tra sơ bộ nguyên liệu nystose trước khi tinh chế........................................ 33
3.1.2. Quy trình tinh chế nystose.................................................................................. 33
3.1.4. Xác định cấu trúc, nhận dạng hợp chất sau tinh chế .......................................... 38
3.1.4.1. Phổ NMR .................................................................................................... 38
3.1.4.2. Phổ MS........................................................................................................ 40
3.1.4.3. Đo phổ IR .................................................................................................... 41
3.1.4.4. Đo điểm chảy .............................................................................................. 42


3.2. Thẩm định lại phương pháp HPLC định tính, định lượng...................................... 42
3.2.1. Độ thích hợp hệ thống sắc ký.......................................................................... 42
3.1.2. Tính đặc hiệu .................................................................................................. 43
3.1.3. Độ tuyến tính .................................................................................................. 44
3.1.4. Độ đúng.......................................................................................................... 45
3.1.5. Độ lặp lại ........................................................................................................ 46
3.1.6. Độ chính xác .................................................................................................. 47
3.1.7. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng.......................................................... 48
3.6. Thiết lập chất chuẩn nystose ................................................................................. 48
3.6.1. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu theo quy trình thiết lập chất chuẩn nystose .. 49
3.6.2. Đóng lọ chất chuẩn nystose ............................................................................ 51
3.6.3. Đánh giá đồng nhất quá trình đóng gói ........................................................... 52
3.6.4. Đánh giá liên phòng........................................................................................ 53
3.6.5. Xử lý kết quả phân tích theo phương pháp thống kê ....................................... 55
3.7. Xác định hàm lượng nystose trong một số dược liệu Ba kích tại Việt Nam ........... 56
3.7.1. Điều kiện sắc ký ............................................................................................. 56
3.7.2. Chuẩn bị dung dịch thử và dung dịch chuẩn ................................................... 57
3.7.3. Tiến hành ....................................................................................................... 57
3.7.4. Kết quả đạt được ............................................................................................ 58
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................................. 61

4.1. Về kết quả, phương pháp của đề tài ...................................................................... 61
4.1.1. Về tinh chế nystose......................................................................................... 61
4.1.2. Về xác minh cấu trúc nystose tinh chế được ................................................... 61
4.1.3. Về thiết lập chất chuẩn, xây dựng TCCL ........................................................ 61
4.1.4. Về định tính, định lượng nystose trong dược liệu Ba kích bằng phương pháp
HPLC với detector ELSD ......................................................................................... 62
4.2. Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................. 62
4.2.1. Về tính mới .................................................................................................... 62
4.2.2. Về hiệu quả kinh tế, xã hội ............................................................................. 62
4.2.3. Về ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 64
1. Kết luận ................................................................................................................... 64
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 65


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
C-NMR

: Carbon - 13 Nuclear Magnetic Resonance - Phổ cộng hưởng carbon.

H-NMR

: Hydrogen - 1 Nuclear Magnetic Resonance - Phổ cộng hưởng proton.

13
1

ARS
DĐVN


: ASEAN Reference Standards - Chất chuẩn khu vực ASEAN
: Dược điển Việt Nam

ELSD
EPRS

: Evaporative light scattering detector - Detector tán xạ bay hơi
: EP Reference Standards - Chất chuẩn dược điển Châu Âu

FHH

: Diễn đàn hòa hợp về thuốc thảo dược của các nước Tây Thái Bình
Dương

GC
GC-MS

: Gas Chromatoghraphy - Sắc ký khí
: Gas Chromatoghraphy - Mass spectrometry - Sắc ký khí khối phổ

HPLC

: High Performance Liquid Chromatoghraphy-Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPTLC

: High Performance Thin Layer Chromatograhpy - Sắc ký lớp mỏng

ICRS

KNV
LC-MS

hiệu năng cao
: Chất chuẩn dược điển Quốc tế
: Kiểm nghiệm viên
: Liquid Chromatography - Mass spectrometry - Sắc ký lỏng khối phổ

MS
MP
NMR
TCCL
TGA

: Mass spectrometry - Phổ khối
: Mobiphase – Pha động
: Nuclear Magnetic Resonance - Cộng hưởng từ hạt nhân
: Tiêu chuẩn chất lượng
: Thermal Gravimetric Analysis - Phân tích nhiệt trọng lượng

USPRS
UV-VIS
VKNTTW
VKNT
TP.HCM
WHO

: USP Reference Standards - Chất chuẩn dược điển Mỹ
: Ultraviolet-Visible - Tử ngoại – khả kiến
: Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương

: Viên kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh
: World health organization - Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Phân loại Ba kích ở Việt Nam .....................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 1. 2. Một số chất trong dược liệu Ba kích ........................................................................... 3
Bảng 1. 3. Một số chất chuẩn chiết từ dược liệu Ba kích ........................................................... 16
Bảng 2. 1. Một số dược liệu Ba kích thu hái tại Việt Nam ......................................................... 20
Bảng 2. 2. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu .......................................................................... 20
Bảng 2. 3. Danh mục thiết bị thực hiện đề tài ............................................................................ 21
Bảng 2. 4. Các chỉ tiêu kiểm tra phương pháp ........................................................................... 24
Bảng 2. 5. Hướng dẫn loại bỏ giá trị thô .................................................................................... 29
Bảng 3. 1. Độ thích hợp của hệ thống sắc ký ............................................................................. 42
Bảng 3. 2. Kết quả khảo sát độ tuyến tính.................................................................................. 44
Bảng 3. 3. Kết quả khảo sát độ đúng ......................................................................................... 46
Bảng 3. 4. Kết quả đánh giá độ lặp lại ....................................................................................... 46
Bảng 3. 5. Kết quả xác định độ chính xác .................................................................................. 47
Bảng 3. 6. Kết quả xác định giới hạn phát hiện.......................................................................... 48
Bảng 3. 7. Kết quả định lượng nystose trong nguyên liệu trước tinh chế .................................... 33
Bảng 3. 8. Kết quả mất khối lượng do làm khô .......................................................................... 33
Bảng 3. 9. Kết quả định lượng nystose sau tinh chế ................................................................... 38
Bảng 3. 10. Phổ cộng hưởng từ 1H-NMR (D2O, 500 MHz) ....................................................... 38
Bảng 3. 11. Phổ 13C-NMR (D2O, 125 MHz) ............................................................................. 39
Bảng 3. 12. Kết quả đo điểm chảy nguyên liệu nystose sau tinh chế .......................................... 42
Bảng 3. 13. Kết quả đo điểm chảy nguyên liệu nystose ............................................................. 49
Bảng 3. 14. Kết quả mất khối lượng do làm khô ........................................................................ 49
Bảng 3. 15. Kết quả định lượng nguyên liệu nystose ................................................................. 50
Bảng 3. 16. Kết quả tạp chất liên quan ...................................................................................... 50
Bảng 3. 17. Kết quả thích hợp hệ thống sắc ký .......................................................................... 52

Bảng 3. 18. Đường hồi quy tuyến tính đánh giá độ đồng nhất .................................................... 52
Bảng 3. 19. Kết quả đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ .............................................................. 53
Bảng 3. 20. Kết quả đánh giá liên phòng ................................................................................... 54
Bảng 3. 21. Kết quả đánh giá thành phẩm ................................................................................. 54
Bảng 3. 22. Bảng kết quả F-test................................................................................................. 55
Bảng 3. 23. Bảng kết quả T-test ................................................................................................ 55
Bảng 3. 24.Tập hợp kết quả của các KNV ................................................................................. 56
Bảng 3. 25. Kiểm tra độ thích hợp của hệ thống ........................................................................ 58
Bảng 3. 26. Khoảng tuyến tính định lượng nystose trong dược liệu ........................................... 58
Bảng 3. 27. Hàm lượng nystose trong dược liệu Ba kích ........................................................... 59


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Rễ và cây Ba kích ............................................................................................. 2
Hình 1. 2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao ............................................ 8
Hình 1. 3. Sơ đồ các giai đoạn thiết lập chất chuẩn ......................................................... 19
Hình 2. 1. Sơ đồ chiết xuất nystose từ Ba kích ................................................................ 26
Hình 3.1. Sắc kí đồ HPLC của chất nystose sau tinh chế ................................................. 34
Hình 3.2. Phổ [M-H]- của nystose .................................................................................. 35
Hình 3.3. Phổ ESI-MS của hợp chất nystose ................................................................... 36
Hình 3.4. Sơ đồ tinh chế nystose bằng sắc ký cột ............................................................ 37
Hình 3.5. Phổ 1H NMR của hợp chất sau tinh chế ........................................................... 39
Hình 3.6. Phổ 13C NM , R của hợp chất sau tinh chế ....................................................... 40
Hình 3.7. Phổ ESI-MS của hợp chất sau tinh chế ............................................................ 40
Hình 3.8. Phổ IR của hợp chất sau tinh chế ..................................................................... 41
Hình 3.9. Cấu trúc phân tử của hợp chất sau tinh chế - nystose ....................................... 41
Hình 3. 10. Sắc ký đồ xác định độ đặc hiệu của phương pháp ......................................... 43
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa ln(cont) và ln(dientich) ........................... 45
Hình 3. 12. Sắc ký đồ tạp chất liên quan ......................................................................... 50
Hình 3. 14. Đồ thị biểu diễn khoảng tuyến tính ............................................................... 59



ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba kích là một dược liệu quý, có giá trị sử dụng cao như làm tăng cường sinh lực,
tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm, tăng cường khả năng sinh dục… từ lâu
đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian theo phương thức truyền thống. Theo danh mục
số đăng ký thuốc trong nước cấp SĐK từ năm 2010 đến hết tháng 4/2016, có 36 chế phẩm
có thành phần từ dược liệu Ba kích gồm: dạng viên hoàn cứng, thuốc nước, viên nang
cứng, cao lỏng, hoàn mềm và dược liệu. Ngoài ra, có rất nhiều thực phẩm chức năng chứa
Ba kích đang được cấp phép lưu hành trên thị trường [3].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về một số hợp chất hữu cơ trong rễ Ba kích như:
monotropein có tác dụng chống viêm [24], oligosaccharid có tác dụng chống trầm cảm,
chống tổn thương tế bào thần kinh do corticosteron [31], hay nhóm anthraquinon và
polysaccharid có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu xương
[39]. Ở Việt Nam, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về Ba kích như: Ứng dụng phương
pháp HPTLC để định lượng nystose trong rễ Ba kích [32]…
Hiện nay, chỉ có hai dược điển có chuyên luận Ba kích là dược điển Trung Quốc và
dược điển Việt Nam. Dược điển Trung Quốc có chỉ tiêu định lượng nystose bằng phương
pháp HPLC sử dụng detector ELSD [30], còn dược điển Việt Nam V chưa có chỉ tiêu
định lượng bất kì thành phần hóa học nào có trong Ba kích.
Để đánh giá chất lượng dược liệu và các chế phẩm có chứa dược liệu rễ Ba kích, cần
phải có một số chất chiết xuất từ dược liệu này với độ tinh khiết phù hợp làm chất chuẩn
để phân tích. Hơn thế nữa, tại Việt Nam chưa có đơn vị nào cung cấp chất chuẩn chiết
xuất từ dược liệu này. Do đó, để chủ động nguồn chất chuẩn để kiểm tra chất lượng và
chuẩn hóa dược liệu Ba kích, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tinh chế, thiết lập
chất chuẩn nystose từ dược liệu rễ Ba kích” với các mục tiêu:
1. Tinh chế nguyên liệu nystose đạt độ tinh khiết trên 95%.
2. Thiết lập được 50 lọ (20mg/lọ) chất chuẩn nystose.
3. Xác định được hàm lượng nystose trong một số dược liệu Ba kích tại Việt Nam.
1



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về dược liệu Ba kích (Morinda officinalis How., Rubiaceae)
1.1.1. Tên khoa học
Tên khoa học: Morinda officinalis How., họ Cà phê (Rubiaceae)
Tên gọi khác: Ba kích thiên, dây ruột gà, chẩu phóng xì (Hải Ninh), thau tày cáy
(Tày), chồi hoàng kim, sáy cày (Thái), chày kiang dòi (Dao), liên châu Ba kích, Medicinal
indian mulberry (Anh) [4], [14].

Hình 1. 1. Rễ và cây Ba kích
1.1.2. Mô tả cây
Ba kích là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét.
Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu
dục, thuôn nhọn, dày và cứng, dài 6-14 cm, rộng 2,5-6 cm, cuống ngắn, lúc non có lông
dày hơn ở mặt dưới, thường tập trung ở các gân và mép lá, màu xanh lục, sau già lá ít
lông hơn và có màu trắng mốc; lá kèm mỏng, ôm sát vào thân. Hoa nhỏ, màu trắng sau
hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,8-1,5cm; đài hoa hình chén hay hình ống
gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều; tràng hoa hàn liền ở phía dưới thành ống
ngắn, nhị 4, bầu hạ. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín màu đỏ,
mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6. Mùa quả: tháng 7-10 [5], [14].
Trong thiên nhiên và trồng trọt hiện nay còn có loài Ba kích mà hoa và quả tụ lại
(Morinda sp.). Cụm hoa dài 0,5 - 2 cm. Lá đài kém phát triển. Lá dày hơn loài trên, có
lông ngắn.
2


Hiện nay Ba kích vẫn bị nhầm lẫn: do hình dáng với Ba kích lông (Morinda
cochinchinensis Lour), cây mặt quỷ (Morinda villosa Hook), cây giang mủ (Zygostelma
benthami Baillon var. lineare Cost) hoặc đôi khi do tên gọi Dây ruột gà còn dùng chỉ

Sam trắng - Bacopa monnieri (L.)Pennell. (Herpestis monnieri (L.) Rothm.). Rau đắng
biển, thyme- leaved gratiola (Anh), họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae hoặc Mộc thông –
Clematis chinensis Osbeck (C.minor L.). Họ Mao lương Ranunculaceae [6], [7], [14].
1.1.3. Phân bố, thu hái, chế biến
- Ở Việt Nam: Cây mọc hoang ở ven rừng, phân bố phổ biến ở vùng đồi núi thấp của
miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc
Ninh, Bắc Giang [14].
- Ba kích cũng mọc nhiều ở Trung Quốc: Quảng Đông, Quảng Tây...
- Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11, cũng có thể vào mùa xuân để tận dụng lấy
giống trồng ngay.
- Bộ phận dùng: Rễ (Radix Morindae officinalis).
- Chế biến: Rễ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi khô tới khi không dính tay, đập
nhẹ cho bẹp, phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô [6], [14], [15].
1.1.4. Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu đã được công bố, thành phần hóa học chính của Ba kích là
anthranoid (anthraquinon), iridoid và oligosacharid [4],[6],[15],[39].
Ngoài ra trong Ba kích còn có một số hợp chất đường, hợp chất sterol, hợp chất
saponintriterpen kiểu ursan, 1 vài acid amin … [7],[15],[40].
Bảng 1.1. Một số chất trong dược liệu Ba kích
STT
Tên khoa học
I Nhóm antharaquinon

1

1,6-dihydroxy-2,4dimethoxyanthraquinone

Công thức phân tử

C16H12O6


3

Công thức cấu tạo


STT

Tên khoa học

Công thức phân tử

2

1,6-dihydroxy-2methoxyanthraquinone

C15H10O5

3

1-hydroxy-2methoxyanthraquinone

C15H10O4

4

1-hydroxy-2methylanthraquinone

C15H10O3


5

Physcion

C16H12O5

II

Nhóm Iridoid

1

Monotropein

C16H22O11

2

Morindolid

C15H22O8

3

Asperulosid

C18H22O11

4


Công thức cấu tạo


STT

Tên khoa học

Công thức phân tử

4

Acid asperulosidic

C18H24O12

5

Morofficinalosid

C16H24O11

III

1

Công thức cấu tạo

Oligosaccharid

Nystose


C24H42O21

1.2. Tổng quan về nystose
1.2.1. Đặc điểm và tính chất
- Công thức phân tử: C24H42O21 [4].
- Tên khoa học: 1,1-Kestotetraose
- Khối lượng phân tử: 666,58.
- Thuộc nhóm Oligosaccharid: có 1 phân tử sucrose liên kết với 3 gốc frutosyl.
- Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước. Nhiệt độ nóng
chảy từ 134oC đến 135oC. Độ tan, nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ sôi, thông số quá trình kết
tinh gần giống với sucrose.
Do thành phần oligosaccharid không hấp thụ tia cực tím mạnh, nên máy dò UV
thông thường không phù hợp để phân tích kiểm nghiệm. Để phát hiện đa oligosaccharid
cần khúc xạ kế vi sai, tán xạ ánh sáng bay hơi, ampe kế xung, điện tích khí dung, phép đo
phổ khối và các phương pháp khác. Ngoài ra, sử dụng phương pháp phát hiện huỳnh
quang sau cột được tạo dẫn xuất.

5


1.2.2. Tác dụng dược lý
- Oligosaccharid: Có tác dụng chống trầm cảm, chống tổn thương tế bào thần kinh do
corticosteron, có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh viên nang oligosaccharid từ
Ba kích có thể chữa trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, hiệu quả chữa trị tương
đương với fluoxetin hydrochlorid, phản ứng phụ rất ít và nhẹ, có thể áp dụng trong chữa
trị chứng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa [5],[31], [41].
- Năm hợp chất có tác dụng chống trầm uất: acid succinic, nystose, 1-F-fructosefuranosylnystose, hexasaccarid kiểu inulin và heptasaccarid [5].
- Ngoài ra, nystose có tác dụng ngăn ngừa sự tiêu xương [34].
1.3. Phương pháp tinh chế các chất từ dược liệu và nhận dạng hợp chất sau khi tinh

chế
1.3.1. Phương pháp tinh chế các chất từ dược liệu
Thông thường sau khi phân lập, độ tinh khiết của chất thường đạt 80%. Trong quá
trình tinh chế làm sạch nhằm tăng độ tinh khiết, loại tiếp các vết tạp hoặc phần chất phân
lập kèm theo, chưa thể hoặc không thể loại hết trong điều kiện phân lập. Các Phương
pháp tinh chế được thực hiện [1]:
- Kết tinh trong các dung môi thích hợp: Với ưu điểm kỹ thuật tiến hành đơn giản,
dễ tiến hành đối với các chất có khả năng kết tinh. Kỹ thuật này cũng là kỹ thuật cơ bản
và thường được áp dụng.
- Tinh chế trên cột sắc ký: Sử dụng sắc ký lỏng điều chế hiệu năng cao, với các cột
phân

tách

khác

nhau

như

Octadecyl

silica

gel,

rây

phân


tử

(Sephadex,

divinylpolystyrene), cột tách đồng phân quang học…
- Sắc ký điều chế/bán điều chế thường được sử dụng ở nước ngoài trong phân lập và
tinh chế. Khác với sắc ký phân tích, sắc ký điều chế được sử dụng để tách một lượng chất
nhất định ra khỏi hỗn hợp. Sự khác nhau cơ bản giữa hai kỹ thuật là hỗn hợp không được
xác định hay phân tích hoàn toàn mà dung dịch chứa chất cần lấy được tách riêng và thu
hồi lại để sử dụng về sau.

6


1.3.2. Nhận dạng hợp chất sau khi tinh chế
Cấu trúc các chất sau khi tinh chế được xác định bằng sự kết hợp của nhiều
phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của từng chất mà người ta sử
dụng các phương pháp khác nhau. Cấu trúc càng phức tạp thì yêu cầu phối hợp các
phương pháp càng cao. Một số phương pháp dùng:
- Phổ cộng hưởng từ nhân (NMR): Phổ cộng hưởng 1H-NMR và

13

C-NMR thường

được sử dụng để xác định cấu trúc của phân tử hợp chất hữu cơ hoàn toàn chưa biết. Phổ
cộng hưởng từ proton 1H-NMR và phổ cộng hưởng carbon 13C-NMR cho biết số nguyên
tử hydro và số nguyên tử carbon (carbon bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4)… Từ các thông tin
cộng hưởng từ, phân tích bằng nhiều kỹ thuật, kết hợp với các phương pháp mô phỏng
(phần mềm), có thể xác định lại cấu trúc khung phân tử hữu cơ một cách chính xác [23].

- Phổ khối lượng (MS): Mỗi hợp chất hữu cơ có phân tử lượng xác định, khi dung
năng lượng bẻ gẫy phân tử sẽ cho phổ khối là tập hợp nhiều mảnh có tỷ số khối m/z xác
định đặc trưng cho các hợp chất hữu cơ. Vì vậy, phổ khối là một trong những kỹ thuật
phân tích cấu trúc và sử dụng để định tính mang tính khẳng định: có thể so sánh phổ khối
của hợp chất hữu cơ với phổ chuẩn trong thư viện hoặc song song với 1 mẫu chuẩn. Phổ
khối phân giải cao (HR EI-MS) sử dụng kỹ thuật ion hóa gãy phân tử bằng va chạm điện
tử (Electron Impact) hoặc bằng phun điện tử (Electron Spray Ionisation ESI) kết hợp đo
thời gian bay qua tứ cực Quadrupole/Time of Flight (Q/TOF) [23].
- Điểm chảy: Đối với chất rắn kết tinh, điểm chảy là một tiêu chuẩn lý học rất quan
trọng. Thông thường, phân tích đầu tiên sau khi thu được một sản phẩm kết tinh là việc
xác định điểm chảy. Điểm chảy là tiêu chuẩn kiểm tra mức độ tinh khiết của hợp chất mà
chỉ cần lượng mẫu thử rất ít. Nếu điểm chảy của hai loại tinh thể thu được qua 2 lần kết
tinh chỉ chênh lệch nhau không quá 0,5oC thì có thể xem là sản phẩm kết tinh tinh khiết.
Khi điểm chảy xác định được, đối chiếu với tài liệu tham khảo có thể kết luận sơ bộ về
hợp chất đang nghiên cứu [1].

7


1.4. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
1.4.1. Nguyên tắc
Sắc ký lỏng hiệu năng cao là phương pháp chia tách trong đó pha động là một chất
lỏng còn pha tĩnh chứa trong cột là một chất rắn đã phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc là
một chất lỏng phủ trên một chất mang dạng rắn hay một chất mang rắn đã được biến đổi
bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Quá trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế
hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hoặc phân loại theo kích cỡ [1],[2].

Hình 1. 2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao
1.4.2. Một số đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký
* Thời gian lưu

- Thời gian lưu (tR): là thời gian tính từ khi chất phân tích được tiêm vào hệ thống
sắc ký đến khi được phát hiện ở nồng độ cực đại của nó. Thời gian lưu là thông tin về mặt
định tính trên sắc ký đồ của một chất tan trong điều kiện sắc ký nhất định.
* Độ phân giải R
Độ phân giải là đại lượng biểu thị độ tách của các chất ra khỏi nhau trên một điều
kiện sắc ký. Độ phân giải của 2 pic kề nhau được tính theo công thức:

8


Rs 

2(t R , B  t R , A)

W W
B

A



1,18(t R , B  t R , A)

W

 W 1/ 2 A

1/ 2 B




N    1  k 'B 


4    k 'B  1 

với: W là độ rộng đáy pic.
Trong thực tế nếu các pic cân đối thì độ phân giải để 2 pic tách tối thiểu là R=1,0.
Trong phép định lượng R=1,5 là phù hợp.
* Hệ số bất đối AF(assymetry factor)
AF  W 1/ 20
2a

trong đó:
W1/20 là độ rộng pic ở chiều cao 1/20.
a: khoảng cách từ đường cao hạ từ đỉnh pic tới đường cong phía trước của pic ở 1/20
chiều cao.
Hệ số bất đối AF cho biết mức độ cân đối của pic trên sắc ký đồ. Trong phép định
lượng thì yêu cầu AF nằm trong khoảng 0,8 - 2.
* Hiệu lực cột
Hiệu lực cột là thông số về hiệu suất phân tích của cột, được biểu thị bởi các đại
lượng:
- Số đĩa lý thuyết N:
Có thể tính số đĩa lý thuyết N theo các công thức sau:
2

t 
N  16 R 
W 


2

 tR 
 5,54


W
 1/ 2 

1.4.3. Detector tán xạ bay hơi (ELSD)
ELSD là một trong những detector được sử dụng với HPLC và được ưa thích hơn
các phương pháp phát hiện khác để phân tích các chất như carbohydrate, đường tự nhiên
và phân tích polymer cũng như được sử dụng cho một loạt các ứng dụng khác.
Nguyên lý hoạt động
ELSD phân tích dung môi sau khi rửa giải từ HPLC. Khi chất rửa giải đi từ HPLC,
nó được trộn với khí mang trơ và được ép qua máy phun sương, tách chất lỏng thành các
giọt khí dung. Những giọt này sau đó đi vào một ống trôi nóng, nơi dung môi pha động bị
9


bay hơi, các giọt trở nên nhỏ dần cho đến khi tất cả những gì còn lại là các hạt phân tích
khô. Những hạt này được đẩy qua ống trôi bởi khí mang đến vùng phát hiện. Trong vùng
này, một chùm ánh sáng đi qua cột chất phân tích và sự tán xạ ánh sáng được đo bằng ống
photodiode hoặc photomultiplier. Đầu ra của máy dò là phi tuyến tính trên nhiều bậc độ
lớn và hiệu chuẩn thích hợp là cần thiết để phân tích định lượng.
Áp suất khí và tốc độ dòng chảy, nồng độ mẫu và dung môi được sử dụng làm dung
môi là các yếu tố chính ảnh hưởng đến kích thước hạt đạt được trong quá trình bay
hơi. Bằng cách tối ưu hóa các tham số này, có thể tạo ra các giọt có kích thước đồng nhất
nhất có thể để cải thiện kết quả. Độ tinh khiết của khí (thường là nitơ) được sử dụng cũng
là chìa khóa vì nó cần phải sạch (không dầu), khô và trơ, để tránh nhiễu đường nền và tối

ưu hóa phát hiện.
Để đạt được độ nhạy tối đa, bán kính hạt thường phải đo trong vùng 4-10, một lần,
tùy thuộc vào bước sóng được sử dụng detector. Điều này đòi hỏi áp suất khí thấp
(khoảng 2 bar) với độ tinh khiết và áp suất không đổi được duy trì trong suốt quá trình
phân tích. Nói chung, tốc độ dòng khí có liên quan trực tiếp đến độ bay hơi của dung môi.
Phân tích chính
Một phân tích quan trọng sử dụng các điểm mạnh của ELSD là phân tích
đường. Một lợi thế mà ELSD cung cấp so với các kỹ thuật phát hiện khác như IR cho
phân tích này là nó cho phép rửa giải gradient đường. Rửa giải gradient sử dụng một loạt
các dung môi có các cực khác nhau làm thay đổi thành phần hoặc tỷ lệ, để tối ưu hóa quá
trình rửa giải các hợp chất.
1.5. Phương pháp phân tích khối phổ (MS)
1.5.1. Nguyên tắc
Khối phổ được thực hiện dựa trên cơ sở xác định khối lượng (thường là trị số m/z)
và số lượng tương đối của các ion tạo ra từ phân tử bị ion hóa và bị phá vỡ thành mảnh.
Nguyên tắc: Dùng chùm điện tử có năng lượng trung bình (50-100eV) để bắn phá
phân tử hữu cơ ở chân không cao (10-6mmHg). Trong quá trình đó, chất hữu cơ bị ion hóa

10


và bị phá vỡ thành mảnh. Tín hiệu tương ứng với các ion sẽ được thể hiện bằng một số
vạch có cường độ khác nhau tập hợp thành một khối phổ đồ hoặc phổ khối.
1.5.2. Ứng dụng
* Xác định đồng vị
Các nguyên tử đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng số điện tích hạt nhân chỉ
khác nhau số neutron nên khối lượng nguyên tử khác nhau. Có thể dùng MS để xác định
thành phần đồng vị của các nguyên tố trong mẫu.
* Định tính
- Phân tích khối phổ có thể cho rất chính xác khối lượng các ion phân tử M+,

(M+1)+, (M+2)+. Bên cạnh đó xem xét thêm các pic đồng vị, tỷ số cường độ của chúng
cùng với khối lượng của vài mảnh ion có thể xác định được công thức nguyên của chất
phân tích.
- Trong phân tích dược thường sử dụng kết nối GC/MS hoặc LC/MS. Có thể so sánh
phổ nghiên cứu với thư viện phổ có trong máy hoặc phổ chất đối chiếu để khẳng định
thành phần định tính của mẫu.
* Xác định công thức cấu tạo
Để xác định công thức cấu tạo của chất nghiên cứu cần dùng kỹ thuật ion hóa thích
hợp phân tách chất nghiên cứu thành nhiều mảnh ion để làm rõ cấu tạo ghép nối của
chúng. Việc biện giải phổ nên phối hợp với phổ NMR, phổ IR.
* Định lượng
Phân tích định lượng khối phổ tương tự như các kỹ thuật khác dùng phương pháp
thiết lập đường chuẩn hoặc thêm đường chuẩn cùng với đo cường độ vạch phổ để xác
định nồng độ.
Trong phân tích thường dùng kết nối LC/MS, GC/MS hoặc CE/MS để có thể tăng
cường tính chọn lọc và giới hạn định lượng cho phương pháp phân tích. Nét nổi bật của
phân tích khối phổ là tính chọn lọc và độ nhạy. Giới hạn phát hiện có thể lên tới 10-14
gam. Nên thường dùng kỹ thuật này để phân tích hàm lượng vết trong mẫu thành phần
phức tạp.

11


1.6. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
1.6.1. Nguyên tắc
Nếu hạt nhân nguyên tử có từ tính được đặt trong một từ trường, khi thay đổi từ
trường sẽ dẫn tới hấp thu năng lượng của sóng vô tuyến và xuất hiện phổ cộng hưởng từ
hạt nhân (NMR).
Những hạt nhân nguyên tử có khối lượng là số lẻ và những hạt nhân có khối lượng
nguyên tử là số chẵn nhưng số thứ tự nguyên tử là số lẻ thì có momen từ và cho tín hiệu

NMR. Các hạt nhân có khối lượng và số thứ tự nguyên tử là số chẵn thì không có momen
từ và không cho tín hiệu NMR. Vị trí của tín hiệu cộng hưởng từ proton trong phổ NMR
phụ thuộc vào mật độ điện tử ở vùng lân cận quanh proton đó.
1.6.2. Các đại lượng đặc trưng
* Độ dịch chuyển hóa học δ:
Độ dịch chuyển hóa học δ là sự khác nhau giữa vị trí hấp thụ của hạt nhân hydro
trên phổ NMR của mẫu phân tích và của chất chuẩn

 ( ppm) 

(

mau






T MS

).10

6

may

với: νmau: tần số cộng hưởng của proton của mẫu
νTMS: tần số cộng hưởng của proton của chất chuẩn nội tetramethylsilan
νmay: tần số của phổ kế

* Hằng số tương tác spin-spin (J):
Hằng số tương tác spin-spin (J) là khoảng cách giữa các vạch của tín hiệu bội được
biểu hiện bằng Hz, đặc trưng cho sự tương tác spin. Trị số J phụ thuộc vào tương quan
không gian và mật độ e ở vùng lân cận của 2 proton tương tác.
* Diện tích dưới tín hiệu
Diện tích dưới tín hiệu tỷ lệ với số lượng proton cho tín hiệu đó. Đường cong tích
phân diện tích dưới tín hiệu cho biết số lượng tương đối của proton cho tín hiệu.

12


1.6.3. Ứng dụng
Phổ NMR thường được ứng dụng trong xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ kết
hợp với các thông tin của các loại phổ khác như phổ khối, phổ IR, phổ UV.
1.7. Phương pháp sắc ký cột
Trong sắc ký cột, chất hấp phụ hoặc chất làm nền cho pha cố định được nhồi trong
các ống hình trụ gọi là "cột". Nhờ vậy mà có thể khai triển dung môi liên tục với nhiều hệ
dung môi khác nhau từ phân cực yếu đến phân cực mạnh.
Tùy theo tính chất của chất được sử dụng làm cột mà sự tách trong cột sẽ xảy ra chủ
yếu theo cơ chế hấp phụ (cột hấp phụ) hoặc theo cơ chế phân bố (cột phân bố) [1], [2].
1.7.1. Cột
Cột là những ống thủy tinh hình trụ dài 30 - 70 cm, đường kính 1 - 5 cm, đầu dưới
có 1 vòi thủy tinh có khóa để điều chỉnh tốc độ chảy của dung môi.
1.7.2. Hóa chất dùng làm cột
+ Cột phân bố: Các chất dùng làm cột phân bố là: xenlulose, kieselguhr (cellite), gel
của acid silic không hoạt hóa.
+ Cột hấp phụ: Các chất thường dùng là: oxid nhôm, silica gel, polyamid, CaCO3,
MgO, than hoạt.
Các hóa chất dùng cho sắc ký cột đều phải được tiêu chuẩn hóa để việc sử dụng dễ
dàng, thuận lợi. (Ví dụ: Silica gel 60 Merck: quy định cỡ hạt 0,063 - 0,200 mm).

Yêu cầu của cột sắc ký là chất rắn dùng làm cột phải phân tán đồng đều ở mọi điểm
trong cột thành một khối đồng nhất.
1.7.3. Dung môi
Nói chung các hệ dung môi dùng cho SKLM và sắc ký giấy đều có thể ứng dụng
vào sắc ký cột. Tuy vậy đối với các dung môi có độ sôi quá thấp (ether), hoặc có mùi khó
chịu, hoặc độc thì không dùng làm dung môi rửa trong sắc ký cột.
Các dung môi thường dùng trong sắc ký cột là: n-hexan, benzen, cloroform, aceton,
ethanol, methanol, butanol, nước.

13


Sau khi rửa giải, dụng cụ dùng để hứng là ống nghiệm (thường là 20 ml). Các ống
nghiệm đều được đánh số từ 1 trở đi, và sắp xếp sẵn trong các giá theo thứ tự để khỏi
nhầm lẫn trong quá trình tập hợp. Các phân đoạn sau khi phân tích và tập hợp chung, tùy
theo thể tích mỗi phân đoạn mà xử lý bằng cách cất thu hồi trong bình cầu ở áp suất giảm
hoặc cho bốc hơi tự nhiên trên nồi cách thủy.
1.7.4. Ứng dụng:
Ứng dụng chủ yếu của phương pháp sắc ký cột là tách các chất ra khỏi hỗn hợp. Tùy
thuộc bản chất của chất phân tích để lựa chọn cột tách và pha động rửa giải thích hợp với
mục đích thu được chất phân tích có độ tinh khiết cao.
1.8. Tổng quan về chất chuẩn
Chất chuẩn (standard substances) hay chất đối chiếu (reference standards) là chất
đồng nhất đã được xác định là đúng và ổn định đối với một hay nhiều tính chất qui định,
được thiết lập phù hợp với việc sử dụng dự kiến trong một quá trình đo (các phép thử đã
được qui định về hóa học, vật lý, sinh học). Trong các phép thử đó, các tính chất của chất
chuẩn đối chiếu được so sánh với các tính chất của chất cần thử. Chất chuẩn đối chiếu
phải có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng [1], [10], [28].
Trong những năm gần đây, danh mục thuốc mới được nghiên cứu, phát triển
ngày càng nhiều từ nguồn tổng hợp hóa dược, hoặc các chất chiết từ sản phẩm tự nhiên

(dược liệu) góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ, chăm sóc và điều trị bệnh, đặc biệt
một số bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạnh, tiểu đường…. Đồng nghĩa với danh mục
dạng thuốc mới ngày càng nhiều là danh mục các hoạt chất mới cũng càng nhiều cả về
hoạt chất hóa dược và các chất đặc trưng từ dược liệu (Có hơn 2.400 hoạt chất được
chuẩn hóa thành chất chuẩn) [10]. Do đó, việc tinh chế và chuẩn hóa các hoạt chất này để
có độ tinh khiết thích hợp thành chất chuẩn hóa học để đánh giá chất lượng nguyên liệu
và sản phẩm thuốc là rất cần thiết.
Mục đích và cách sử dụng của các chất chuẩn nước ngoài cũng khác nhau phụ thuộc
vào tiêu chuẩn trong Dược điển của từng nước.
- Chất chuẩn quốc tế: Cách sử dụng và mục đích sử dụng theo chứng chỉ phân tích

14


- Chất chuẩn Châu Âu:
+ Cách sử dụng: Theo kết quả ghi trong Catalogue tính theo nguyên trạng
+ Mục đích sử dụng: Có 14 mục đích sử dụng khác nhau, phụ thuộc vào từng
chuyên luận cụ thể trong Dược điển.
- Chất chuẩn theo Dược điển Mỹ: Một số chất phải xác định lại độ ẩm trước khi sử dụng.
- Chất chuẩn ASEAN : Cách sử dụng và mục đích sử dụng theo chứng chỉ phân tích.
Để thiết lập được chất chuẩn, các trung tâm nêu trên thường tiến hành các bước sau:
- Các chất chuẩn hóa dược:
+ Xây dựng quy trình phân tích dựa theo phương pháp phân tích nêu trong Dược
điển có độ chính xác và độ lặp lại cao, ổn định nhằm đánh giá đúng chất lượng nguyên
liệu dự kiến thiết lập chất chuẩn và phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Lựa chọn nguyên liệu thiết lập chất chuẩn dựa theo nguyên tắc: Độ tinh khiết của
nguyên liệu dự kiến thiết lập chất chuẩn phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Một chất chuẩn
dự kiến sử dụng cho phép thử định tính bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại hay
phương pháp TLC không yêu cầu có độ tinh khiết quá cao, trong khi đó các nguyên liệu
được sử dụng thiết lập chuẩn để dùng trong định lượng nên có độ tinh khiết ít nhất 99%

hoặc cao hơn nữa.
+ Để đáp ứng cho yêu cầu của một chất đối chiếu, điều cần xem xét quan trọng nhất
là ảnh hưởng của tạp chất đến phép đo trong khi định lượng.
+ Việc phân tích chất lượng nguyên liệu, nhất là nguyên liệu dùng để thiết lập chất
chuẩn thường phức tạp, tốn kém, đòi hỏi những trang thiết bị hiện đại, những hoá chất,
chất chuẩn đặc biệt, người làm phân tích phải có trình độ và kinh nghiệm, do đó tiêu
chuẩn chất lượng nguyên liệu phải luôn đề cập đến các chỉ tiêu nhằm chứng minh tính xác
thực về hoá học và độ tinh khiết của nó.
+ Xác định chất lượng nguyên liệu thiết lập chất chuẩn được tiến hành bởi chương
trình đánh giá hợp tác giữa các phòng thí nghiệm độc lập dựa theo quy trình phân tích đã
được xây dựng.
- Các chất chuẩn dược liệu
+ Xác định hoạt chất chính có tác dụng dược lý trong dược liệu.
15


+ Xây dựng qui trình chiết xuất, phân lập và tinh chế hoạt chất chính trong dược
liệu.
+ Sau đó tiến hành các bước thiết lập như chất chuẩn hóa dược.
1.9. Tình hình thiết lập chất chuẩn trên thế giới và tại Việt Nam
1.9.1. Tình hình thiết lập chất chuẩn trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu và phân phối chất chuẩn chủ yếu phát triển mạnh ở các
nước có nền công nghiệp dược phẩm tiên tiến như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung
Quốc... Các chất chuẩn được thiết lập bằng con đường tổng hợp hóa học hoặc điều chế từ
nguồn nguyên liệu dược liệu. Danh mục chất chuẩn chủ yếu là các chất chuẩn hóa học,
chuẩn hợp chất tự nhiên còn hạn chế và thậm chí là chưa có. Gần đây, do xu hướng và
nhu cầu phát triển thuốc từ thiên nhiên, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển nguồn chất
chuẩn thiên nhiên để cung cấp cho công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm dược liệu.
Các chất chuẩn theo Dược điển Mỹ (USPRS), Dược điển Châu Âu (EPRS), Dược
điển Quốc tế (ICRS) và chất chuẩn khu vực ASEAN (ARS) được thiết lập với sự hợp tác

của nhiều phòng thí nghiệm độc lập trên thế giới. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương –
Bộ Y tế là thành viên chính thức đánh giá, thiết lập chất chuẩn ASEAN.
1.9.2. Tình hình thiết lập chất chuẩn chiết từ dược liệu Ba kích
Hiện nay, trên thế giới đã có một số đơn vị đã thiết lập được chất chuẩn chiết được
từ dược liệu Ba kích. Tuy nhiên, các chất chuẩn này được bán giá tương đối cao và thời
gian vận chuyển về Việt Nam mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho công tác kiểm
nghiệm. Tại Việt Nam, chưa có đơn vị nào thiết lập cũng như cung cấp những chất chuẩn
này, do đó, cần phải chiết xuất, phân lập những chất đặc trưng từ dược liệu Ba kích để
thiết lập chuẩn cung cấp cho hệ thống kiểm nghiệm trên toàn quốc là nhu cầu mang tính
cấp bách trong tình hình quản lý chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu hiện nay.
Bảng 1.2. Một số chất chuẩn chiết từ dược liệu Ba kích
TT Tên hoạt chất

Hàm lượng

1

Nystose

≥ 98,0% (HPLC)

2

Monotropein

≥ 98,0% (HPLC)

Nhà cung cấp
Giá thành
Sigma Lọ 25mg: 97,10 SGD

Aldrich
Lọ 100 mg: 270,00 SGD
Sigma Lọ 5mg: 349,00 SGD
Aldrich
16


×