Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10528:2014 - ISO 11852:2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.29 KB, 8 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10528:2014
ISO 11852:2011
CAO SU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MAGIE CỦA LATEX VƯỜN CÂY VÀ LATEX CAO SU
THIÊN NHIÊN CÔ ĐẶC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Rubber - Determination of magnesium content of field and concentrated natural rubber latex by
titration
Lời nói đầu
TCVN 10528:2014 hoàn toàn tương đương ISO 11852:2011.
TCVN 10528:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CAO SU - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MAGIE CỦA LATEX VƯỜN CÂY VÀ LATEX CAO SU
THIÊN NHIÊN CÔ ĐẶC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Rubber - Determination of magnesium content of field and concentrated natural rubber
latex by titration
CẢNH BÁO: Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thử
nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên
quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp
an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp chuẩn độ để xác định hàm lượng magie của latex
vườn cây và latex cao su thiên nhiên cô đặc.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn
ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6315 (ISO 124), Latex, cao su - Xác định tổng hàm lượng chất rắn.
TCVN 7149:2007 (ISO 385:2005), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret.
TCVN 7151:2010 (ISO 648:2008), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:


3.1. Latex cao su thiên nhiên cô đặc (Natural rubber latex concentrate)
Latex cao su thiên nhiên từ Hevea brasiliensis chứa amoniac và/hoặc các chất bảo quản khác và
là loại đã trải qua quá trình cô đặc nào đó.
3.2. Hàm lượng magie (Magnesium content)
Lượng magie, và cũng có thể là các kim loại kiềm thổ khác (xem Chú thích), có mặt trong mẫu
latex vườn cây hoặc latex cao su thiên nhiên cô đặc.
CHÚ THÍCH: Khi amoniac được cho vào latex vườn cây, các ion canxi và magie có mặt theo các
nồng độ khác nhau ở trong serum của latex bị kết tủa với mức độ lớn dưới dạng các phức amoni
phosphat, các phức này từ từ lắng xuống trong cặn. Các kết quả của các phương pháp thử
nghiệm được mô tả trong tiêu chuẩn này được tính theo hàm lượng magie với giả thiết magie là


ion kiềm thổ hóa trị 2 duy nhất còn lại trong latex sau khi cặn được loại bỏ, điều này không hoàn
toàn đúng. Các ion canxi cũng có mặt, đôi khi ở những lượng đáng kể.
4. Latex vườn cây
4.1. Nguyên lý
Latex được ly tâm ở gia tốc từ 2 500 m/s2 (250g) đến 5 000 m/s2 (500g), sử dụng máy ly tâm
phòng thử nghiệm, trong thời gian 3 min. Một lượng latex thu được đã biết, không có cặn, được
pha loãng bằng nước, và hàm lượng magie còn lại có mặt trong latex được xác định bằng
phương pháp chuẩn độ với muối dinatri của axit etylendiamintetraacetic (EDTA.Na 2) có mặt của
chất đệm và chỉ thị Eriochrom Black T.
Phương pháp này chỉ áp dụng được cho latex vườn cây được bảo quản bằng amoniac hoặc
bằng sự kết hợp của amoniac và formaldehyt, trong đó hàm lượng amoniac theo chuẩn độ không
nhỏ hơn 0,2 % latex. Phương pháp xác định tổng nồng độ của các ion kiềm thổ hóa trị 2 còn lại
trong latex sau khi loại bỏ cặn, và nồng độ này được lấy là hàm lượng magie.
Hàm lượng magie có thể được biểu thị dưới dạng phần trăm của khối lượng của latex hoặc theo
milligam trên kilôgam latex.
4.2. Thiết bị, dụng cụ
4.2.1. Máy ly tâm phòng thử nghiệm, có khả năng tạo ra gia tốc từ 2 500 m/s2 (250 g) đến 5
000 m/s2 (500 g).

4.2.2. Ống ly tâm, mỗi ống có dung tích ít nhất là 50 cm3.
4.2.3. Máy đo pH, được trang bị điện cực thủy tinh và điện cực calomen bão hòa dạng ống ngoài
hoặc dạng đĩa nung kết và có khả năng đo đến 0,1 đơn vị pH. Hiệu chuẩn máy đo pH bằng cách
sử dụng các dung dịch đệm có pH 4,00, 7,00 và 10,00.
4.2.4. Buret, có dung tích 10 cm3 hoặc 50 cm3, phù hợp với yêu cầu trong TCVN 7149:2007 (ISO
385:2005), loại A.
4.2.5. Cân, có độ chính xác đến 0,1 mg.
4.2.6. Pipet định mức, có dung tích 10 cm3, phù hợp với yêu cầu trong TCVN 7151:2010 (ISO
648:2008), loại A.
4.3. Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử cấp tinh khiết phân tích được công nhận và nước khử ion hoặc nước có độ
tinh khiết tương đương.
4.3.1. Dung dịch magie sulfat, 0,005 M.
Hòa tan 1,231 6 g magie sulfat heptahydrate (MgSO4.7H2O) trong nước. Định mức đến 1 dm
trong bình định mức. 1 cm3 của dung dịch này tương đương với 1 cm3 của dung dịch EDTA.Na
0,005 mol/dm3.
4.3.2. Dung dịch EDTA.Na2, 0,005 M.
4.3.2.1. Chuẩn bị
Hòa tan khoảng 1,86 g EDTA.Na2 trong nước và định mức đến 1 dm3. Chuẩn hóa lại bằng
phương pháp chuẩn độ dung dịch magie sulfat tiêu chuẩn (4.3.1).
4.3.2.2. Chuẩn hóa
Dùng pipet lấy 10 cm3 dung dịch magie sulfat tiêu chuẩn vào cốc. Thêm 200 cm3 nước và điều
chỉnh pH đến 10,3 bằng cách thêm dung dịch đệm (4.3.4). Thêm khoảng 0,1 g chất chỉ thị
Eriochrom black T (4.3.3) và chuẩn độ với dung dịch EDTA.Na 2. Màu biến đổi từ đỏ sang xanh
(blue) ổn định.
Nồng độ của dung dịch EDTA.Na 2, c(EDTA.Na2), tính bằng mol/dm3, được tính theo công thức

3

2



sau:
c(EDTA.Na2 )

10 0,005
V

trong đó: V là thể tích của dung dịch EDTA.Na 2 đã sử dụng, tính bằng cm3.
4.3.3. Chất chỉ thị Eriochrom black T
Dùng cối và chày nhỏ nghiền 0,3 g Eriochrom black T cùng với 100 g natri clorua hoặc kali clorua
để thành hỗn hợp đồng nhất.
4.3.4. Dung dịch đệm
Hòa tan 4 g borac (Na2B4O7.10H2O) vào khoảng 80 cm3 nước. Trong một bình khác, hòa tan 1 g
natri hydroxyt (NaOH) và 0,5 g natri sulfat (Na 2SO4) trong 10 cm3 nước. Trộn hai dung dịch với
nhau và định mức đến 100 cm3. Bảo đảm rằng tất cả các thuốc thử được sử dụng chứa ít hơn 1
mg magie trên kilôgam.
4.4. Cách tiến hành
Thực hiện quy trình hai lần, sử dụng các phần thử nghiệm riêng biệt thu được từ cùng mẫu đã
được đồng nhất hóa. Nếu các kết quả đơn lẻ chênh lệch lớn hơn 0,05 % so với giá trị trung bình
của chúng thì các kết quả được biểu thị bằng phần trăm hoặc lớn hơn 5 mg/kg khi các kết quả
được biểu thị bằng mg/kg, lặp lại phép xác định.
Đổ đầy latex vườn cây vào hai ống ly tâm đến 90 % dung tích của ống và đặt vào trong máy ly
tâm. Đặt hai ống cân bằng và ly tâm latex trong 3 min ở gia tốc từ 2 500 m/s 2 (250 g) đến 5 000
m/s2 (500 g).
Cẩn thận không làm xáo trộn cặn ở đáy ống, cân khoảng 2 g đến 3 g phần latex nổi vào cốc có
chứa 100 cm3 nước. Khuấy kỹ.
Kiểm tra pH của dung dịch latex và, nếu pH nhỏ hơn 10,3, thì thêm dung dịch đệm (4.3.4) vừa đủ
để nâng pH lên trên giá trị này. Lưu ý rằng, đối với latex có hàm lượng cao su khô 30 %, nếu
nồng độ amoniac nhỏ hơn 0,35 % hoặc nồng độ ammoniac trong pha nước nhỏ hơn 0,50 %, thì

thực tế là không cần thiết phải điều chỉnh pH theo cách này.
Thêm khoảng 0,1 g chất chỉ thị Eriochrom black T (4.3.3) vào dung dịch latex và khuấy. Sau đó
chuẩn độ với dung dịch EDTA.Na 2 0,005 mol/dm3 (4.3.2) cho đến khi màu của dung dịch trở
thành màu xanh (blue).
CHÚ THÍCH 1: Điểm cuối của chuẩn độ hơi khó phát hiện với latex, vì vậy phải chuẩn bị sẵn
dung dịch chuẩn độ vượt quá điểm cân bằng để so sánh.
CHÚ THÍCH 2: Phương pháp thử nghiệm này không áp dụng được cho latex vườn cây chứa các
chất bảo quản khác ngoài amoniac, đặc biệt là tetrametylthiuram disulfua (TMTD) hoặc kẽm oxit
(ZnO).
4.5. Biểu thị kết quả
Tính hàm lượng magie, wMg(%), biểu thị bằng phần trăm latex, theo công thức sau:
w Mg (%)

c EDTA.Na2 V 24,31
10 m

Tính hàm lượng magie, wMg, biểu thị bằng mg/kg latex, theo công thức sau:
w
Mg

c EDTA.Na 2 V 24,31 10 3
m

trong đó:
c(EDTA.Na2) là nồng độ của dung dịch EDTA.Na 2 đã chuẩn hóa được sử dụng, tính bằng
mol/dm3;


V là thể tích của dung dịch EDTA.Na2 được sử dụng, tính bằng cm3;
m là khối lượng của latex vườn cây được lấy, tính bằng g.

Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình của hai phép xác định:
- làm tròn đến hai số chữ thập phân khi hàm lượng magie được biểu thị bằng phần trăm;
- làm tròn chính xác đến số nguyên khi hàm lượng được biểu thị bằng milligam trên kilôgam.
5. Latex cô đặc
5.1. Nguyên lý
Pha loãng khoảng 10 g latex cô đặc, đã được xác định tổng hàm lượng các chất rắn, với 10 cm 3
nước khử ion và được đông kết bằng 5 cm3 dung dịch axit acetic 25 %. Lấy latex đã đông kết ra,
để lại serumtrong. Magie còn lại có mặt trong thể tích serum đã biết được xác định bằng phương
pháp chuẩn độ với muối dinatri của axit etylendiamintetraacetic (EDTA.Na 2) trong sự có mặt của
chất đệm, sử dụng chỉ thị Eriochrom Black T.
5.2. Thiết bị, dụng cụ
5.2.1. Buret, có dung tích 10 cm3 hoặc 50 cm3, phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7149:2007
(ISO 385:2005), loại A.
5.2.2. Cân, có độ chính xác đến 0,1 mg.
5.2.3. Pipet định mức, có dung tích 5 cm3 và 10 cm3, phù hợp với các yêu cầu của TCVN
7151:2010 (ISO 648:2008), loại A.
5.3. Thuốc thử
Sử dụng thuốc thử cấp tinh khiết phân tích được công nhận và nước khử ion hoặc nước có độ
tinh khiết tương đương.
5.3.1. Dung dịch axit acetic loãng, nồng độ 25 % tính theo thể tích.
Hòa 250 cm3 axit acetic với nước khử ion và định mức đến 1 dm3 bằng nước khử ion.
5.3.2. Dung dịch đệm amoni clorua/amoni hydroxyt
Hòa tan 67,5 g amoni clorua (NH4Cl) vào 250 cm3 nước khử ion, trộn với 570 cm3 amoni
hydroxyt 25 % (NH4OH) và định mức đến 1 dm3 bằng nước khử ion. Dung dịch phải có pH
khoảng 10,5.
5.3.3. Dung dịch kali xyanua, (4 % theo khối lượng/thể tích)
Hòa tan 4 g kali xyanua (KCN) trong 100 cm3 nước khử ion.
CHÚ Ý - Kali xyanua rất độc và nguy hiểm khi hít phải, khi tiếp xúc với da và nếu bị nuốt
phải. Khi tiếp xúc với các axit, kali xyanua giải phóng ra khí rất độc. Các thiết bị bảo vệ cá
nhân phải được sử dụng ở mọi thời điểm. Làm việc trong tủ hút. Các dung dịch đã chuẩn

độ chứa KCN dư phải được thải bỏ theo quy trình thải bỏ phù hợp đối với các hóa chất
nguy hiểm.
5.4. Cách tiến hành
5.4.1. Quy định chung
Thực hiện quy trình hai lần, sử dụng các phần thử nghiệm riêng biệt thu được từ cùng mẫu đã
được đồng nhất hóa. Nếu các kết quả đơn lẻ chênh lệch lớn hơn 0,05 % so với giá trị trung bình
của chúng thì các kết quả được biểu thị bằng phần trăm hoặc lớn hơn 5 mg/kg khi các kết quả
được biểu thị bằng mg/kg, lặp lại phép xác định.
5.4.2. Xác định tổng hàm lượng các chất rắn
Lấy một phần khoảng 10 g latex cô đặc đã được trộn kỹ. Xác định tổng hàm lượng các chất rắn
của latex cô đặc theo TCVN 6315 (ISO 124).


5.4.3. Xác định hàm lượng magie
Cân chính xác khoảng 10 g latex cô đặc vào cốc dung tích 50 cm 3 và pha loãng bằng 10 cm3
nước khử ion. Đông kết bằng 5 cm3 dung dịch axit acetic 25 % (5.3.1). Lấy latex đã đông tụ ra,
để lại serum trong. Dùng pipet lấy 10 cm3 serum vào bình và điều chỉnh pH của hỗn hợp bằng
lượng dung dịch đệm thích hợp (5.3.2) để đạt pH trên 10,0. Thêm 4 cm 3 KCN 4 % (5.3.3). Chuẩn
độ magie có mặt ở trong dung dịch tạo thành bằng dung dịch EDTA.Na 2 0,005 mol/dm3 (4.3.2),
sử dụng chỉ thị Eriochrom Black T (4.3.3), cho đến khi màu của dung dịch trở thành xanh (blue).
5.5. Biểu thị kết quả
Hàm lượng magie, wMg(%TSC), biểu thị bằng phần trăm tổng hàm lượng các chất rắn (TSC) của
latex, được tính theo công thức sau:
c EDTA.Na2
w Mg %TSC

V 24,31

Vt
Vs


10 m TSC

Hàm lượng magie, wMg, biểu thị bằng mg/kg trên tổng lượng chất rắn trong latex, được tính theo
công thức sau:
c EDTA.Na2
w Mg

V 24,31

Vt
10 3
Vs

m TSC

trong đó:
c(EDTA.Na2) là nồng độ của dung dịch EDTA.Na 2 đã chuẩn hóa được sử dụng, tính bằng
mol/dm3;
V là thể tích của dung dịch EDTA.Na2 được sử dụng, tính bằng cm3;
Vt là tổng cộng thể tích của serum được tạo thành, tính bằng cm 3 (xem dưới đây);
s

Vs là thể tích của serum được sử dụng để chuẩn độ (= 10 cm 3);
m là khối lượng latex cô đặc được lấy, tính bằng g;
TSC là tổng hàm lượng các chất rắn của latex cô đặc, tính bằng phần trăm.
Tính tổng thể tích của serum được tạo thành từ công thức sau đây:
Vt

M MS


VW

Va

trong đó:
m là khối lượng latex cô đặc được lấy, tính bằng g;
ms là khối lượng của các chất rắn ở trong latex cô đặc được lấy, tính bằng g, được tính từ công
thức: ms = m x TSC;
Vw là thể tích nước khử ion được sử dụng (= 10 cm 3);
Va là thể tích của axit acetic được sử dụng (= 5 cm 3).
ρ là khối lượng riêng của serum, lấy bằng 1 Mg/m 3.
Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình của hai phương pháp xác định:
- làm tròn đến hai số chữ thập phân khi hàm lượng magie được biểu thị bằng phần trăm của
TSC;
- làm tròn chính xác đến số nguyên khi hàm lượng được biểu thị bằng milligam trên kilôgam.
6. Độ chụm


Xem Phụ lục A.
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau đây:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) tất cả chi tiết cần thiết để nhận dạng hoàn toàn sản phẩm được thử;
c) phương pháp lấy mẫu được sử dụng;
d) kiểu dụng cụ được sử dụng;
e) các kết quả thu được và các đơn vị biểu thị;
f) mọi đặc điểm bất thường được ghi nhận trong khi xác định;
g) mọi thao tác không được nêu trong tiêu chuẩn này hoặc ở trong các tiêu chuẩn được viện
dẫn, cũng như bất kỳ sự cố nào có thể gây ảnh hưởng đến kết quả;

h) ngày thử nghiệm.
Phụ lục A
(tham khảo)
Công bố về độ chụm
A.1. Latex vườn cây
A.1.1. Độ chụm của phương pháp thử nghiệm được xác định theo ISO/TR 9272. Tham khảo tiêu
chuẩn này đối với các thuật ngữ và các chi tiết thống kê khác.
A.1.2. Độ chụm của các dữ liệu được nêu ở Bảng A.1. Độ chụm của các thông số không được
sử dụng cho việc chấp nhận hoặc loại bỏ bất kỳ nhóm các vật liệu nào mà không đưa ra tài liệu
chứng tỏ rằng các thông số là có thể áp dụng được cho các vật liệu cụ thể này và các biên bản
thử nghiệm cụ thể của phương pháp thử nghiệm. Độ chụm được biểu diễn trên cơ sở mức tin
cậy 95 % đối với các giá trị được thiết lập đối với độ lặp lại, r, và độ tái lập, R.
A.1.3. Các kết quả được nêu trong Bảng A.1 là các giá trị trung bình và đưa ra sự đánh giá về độ
chụm của phương pháp thử nghiệm này như đã được xác định trong chương trình thử nghiệm
liên phòng được thực hiện vào năm 2010 mà theo đó sáu phòng thử nghiệm đã tham gia, tiến
hành hai thí nghiệm đúp trên hai mẫu (A và B) được chuẩn bị từ latex vườn cây.
Trước khi khối mẫu được chia thành các mẫu nhỏ vào hai chai được ghi nhãn A và B, nó được
lọc và được đồng nhất hóa bằng cách khuấy kỹ. Như vậy, về cơ bản, các mẫu A và B là giống
nhau và được coi là giống nhau ở trong các tính toán thống kê.
Mỗi phòng thử nghiệm tham gia cần phải thực hiện thử nghiệm, sử dụng hai mẫu này, vào
những ngày được quy định cho chúng.
A.1.4. Độ chụm kiểu 1 được đánh giá trên cơ sở phương pháp lấy mẫu được sử dụng đối với
chương trình thử nghiệm liên phòng.
A.1.5. Độ lặp lại, r (tính theo đơn vị phép đo), của phương pháp thử nghiệm đã được thiết lập là
giá trị thích hợp được lập trong Bảng A.1. Hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được ở trong cùng
phòng thử nghiệm dưới các quy trình của phương pháp thử nghiệm thông thường, mà khác với
giá trị r được lập bảng như trên về r (đối với mức bất kỳ nào cho trước) được coi có xuất xứ từ
các bộ mẫu khác, hoặc mẫu không đồng nhất.
A.1.6. Độ tái lập, R (tính theo đơn vị của phép đo), của phương pháp thử nghiệm đã được thiết
lập là giá trị thích hợp được lập trong Bảng A.1. Hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được trong

các phòng thử nghiệm khác nhau dưới các quy trình của phương pháp thử nghiệm thông
thường, mà khác với giá trị R được lập bảng như trên về R (đối với mức bất kỳ nào cho trước)


được coi có xuất xứ từ các bộ mẫu khác, hoặc mẫu không đồng nhất.
Bảng A.1 - Độ chụm của các dữ liệu đối với latex vườn cây
Kết quả trung bình

Trong phòng thử nghiệm

Liên phòng thử nghiệm

mg/kg

Sr

r

SR

R

123

3,72

10,53

3,76


10,63

r là độ lặp lại (tính theo đơn vị phép đo);
Sr là độ lệch chuẩn trong phạm vi một phòng thử nghiệm;
R là độ tái lập (tính theo đơn vị phép đo);
SR là độ lệch chuẩn giữa các phòng thử nghiệm.
A.1.7. Theo thuật ngữ của phương pháp thử nghiệm, độ lệch là sự khác biệt giữa giá trị thử
nghiệm trung bình và giá trị của đặc tính cần thử nghiệm tham chiếu (hoặc mẫu thực). Các giá trị
tham chiếu không tồn tại cho phương pháp thử nghiệm này vì giá trị (của đặc tính cần thử
nghiệm) được quy định riêng bởi phương pháp thử nghiệm. Do đó độ chệch không thể xác định
được đối với phương pháp đặc thù này.
A.2. Latex cô đặc
A.2.1. Độ chụm của phương pháp thử nghiệm được xác định theo ISO/TR 9272. Tham khảo này
đối với các thuật ngữ và các chi tiết thống kê khác.
A.2.2. Độ chụm của các dữ liệu được nêu ở Bảng A.2. Độ chụm của các thông số không được
sử dụng cho việc chấp nhận hoặc loại bỏ bất kỳ nhóm vật liệu nào mà không đưa ra tài liệu
chứng tỏ rằng các thông số là có thể áp dụng được cho các vật liệu cụ thể này và các biên bản
thử nghiệm cụ thể của phương pháp thử nghiệm. Độ chụm được biểu diễn trên cơ sở mức tin
cậy 95 % đối với các giá trị được thiết lập đối với độ lặp lại, r, và độ tái lập, R.
A.2.3. Các kết quả được nêu trong Bảng A.2 là các giá trị trung bình cho ba mẫu khác nhau và
cho sự đánh giá độ chụm của phương pháp thử nghiệm này như đã được xác định trong chương
trình thử nghiệm liên phòng được thực hiện vào năm 2010 mà theo đó có 9 phòng thử nghiệm đã
tham gia.
A.2.4. Độ chụm kiểu 1 được đánh giá trên cơ sở phương pháp lấy mẫu được sử dụng đối với
chương trình thử nghiệm liên phòng.
A.2.5. Độ lặp lại, r (tính theo các đơn vị của phép đo), của phương pháp thử nghiệm đã được
thiết lập là giá trị thích hợp được lập trong Bảng A.2. Hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được ở
trong cùng phòng thử nghiệm dưới các quy trình của phương pháp thử nghiệm thông thường,
mà khác với giá trị r được lập bảng như trên về r (đối với mức bất kỳ nào cho trước) được coi có
xuất xứ từ các bộ mẫu khác, hoặc mẫu không đồng nhất.

A.2.6. Độ tái lập, R (tính theo đơn vị phép đo), của phương pháp thử nghiệm đã được thiết lập là
giá trị thích hợp được lập trong Bảng A.2. Hai kết quả thử nghiệm đơn lẻ, thu được trong các
phòng thử nghiệm khác nhau dưới các quy trình của phương pháp thử nghiệm thông thường,
mà khác với giá trị R được lập bảng như trên về R (đối với mức bất kỳ nào cho trước) được coi
có xuất xứ từ các bộ mẫu khác, hoặc mẫu không đồng nhất.
Bảng A.2 - Độ chụm của các dữ liệu đối với latex cô đặc
Mẫu

Kết quả trung bình

Trong phòng thử nghiệm

Liên phòng thử nghiệm

mg/kg

Sr

r

SR

R

A

29

1,27


3,56

3,76

10,64

B

51

2,04

5,78

4,99

14,13


C

88

2,72

7,70

9,35

26,45


Ý nghĩa của các ký hiệu được sử dụng, xem Bảng A.1.
A.2.7. Theo thuật ngữ của phương pháp thử nghiệm, độ chệch là sự chênh lệch giữa giá trị thử
nghiệm trung bình và giá trị của đặc tính cần thử nghiệm tham chiếu (hoặc mẫu thực). Các giá trị
tham chiếu không tồn tại cho phương pháp thử nghiệm này vì giá trị (của đặc tính cần thử
nghiệm) được quy định riêng bởi phương pháp thử nghiệm. Do vậy độ chệch không thể xác định
được đối với phương pháp đặc thù này.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO/TR 9272:2005, Rubber and rubber products - Determination of precision for test method
standards (Cao su và sản phẩm cao su - Xác định độ chụm đối với các tiêu chuẩn phương pháp
thử).

MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Latex vườn cây
4.1. Nguyên lý
4.2. Thiết bị, dụng cụ
4.3. Thuốc thử
4.4. Cách tiến hành
4.5. Biểu thị kết quả
5. Latex cô đặc
5.1. Nguyên lý
5.2. Thiết bị, dụng cụ
5.3. Thuốc thử
5.4. Cách tiến hành
5.5. Biểu thị kết quả
6. Độ chụm

7. Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (Tham khảo) Công bố về độ chụm
Thư mục tài liệu tham khảo



×