PHẦN THỨ NHẤT: BỆNH CÚM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM
I. BỆNH CÚM VÀ ĐẠI DỊCH CÚM
Cúm: là bệnh của cơ quan hô hấp do virus có tính lây nhiễm cao gây nên, bệnh có
nguy cơ đe doạ sức khỏe cộng đồng vì lây lan nhanh, phát triển thành dịch làm số lượng
lớn dân cư bị nhiễm bệnh cùng với các biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Virus cúm A bao gồm 2 loại kháng nguyên: Kháng nguyên Haemagglutinin (H) và
kháng nguyên Neuraminidase (N) liên quan đến khả năng lây nhiễm trên vật chủ và tạo ra
chủng virus mới. Người ta đã biết đến 16 loại H (được đánh số từ H1 đến H16) và 9 loại N
(được đánh số từ N1 đến N9).
Dịch cúm: Virus cúm có tỷ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu
hướng biến đổi tạo ra một chủng cúm A mới, đây là những biến đổi nhỏ trên các virus đã
lưu hành trên thế giới. Hàng năm, quá trình này gây nên dịch cúm trên diện rộng, thường
xảy ra và cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Trong những mùa dịch này, tỷ lệ tấn công thường
phụ thuộc vào lứa tuổi và phụ thuộc vào người đó đã từng tiếp xúc với chủng lưu hành này
trước đây chưa?
Đại dịch cúm: Thường liên quan tới sự thay đổi cơ bản gen ở virus cúm A tạo nên
một phân típ virus mới, kháng nguyên bề mặt không bị biến đổi mà được thay thế bằng
một kháng nguyên mới hoàn toàn khác biệt. Khi đột biến gen xảy ra, cộng đồng chưa có
miễn dịch với phân típ virus cúm mới đó.
Các yếu tố gây nên đại dịch cúm bao gồm: Sự xuất hiện của một phân típ mới, khả
năng virus lây nhiễm một cách mạnh mẽ từ người sang người, và tính độc lực của virus đủ
để gây bệnh ở người.
II. DỊCH CÚM A (H1N1)
Cúm A (H1N1) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp của lợn. Bình
thường, bệnh chỉ lây truyền trong đàn lợn; tuy nhiên, chúng cũng có thể nhiễm cùng lúc
với nhiều phân nhóm cúm A khác nhau trong cùng một thời gian. Sau đó, các phân nhóm
virus có thể trao đổi gene gây biến thể, tạo kiểu gene mới và gây bệnh trên người. Ở dịch
cúm A (H1N1) tại Mỹ và Mexico hiện nay, các chuyên gia đã xác định có hiện tượng lây
truyền từ người sang người. Người mắc bệnh nếu ở thể lâm sàng nhẹ cũng gây suy giảm
sức khoẻ, ở mức độ nặng gây viêm phổi nặng, suy hô hấp và tử vong. Nếu virus cúm A
(H1N1) kết hợp với một chủng cúm thông thường trên người sẽ tạo thành chủng virus đại
dịch, dễ dàng lây lan từ người sang người và có thể gây nên một đại dịch trên toàn cầu.
Virus cúm A (H1N1) trong các vụ dịch mới đây ở Mexico, Hoa Kỳ, Canada và một
số nước khác là một virus mới chưa từng được báo cáo ở người hoặc ở lợn ở bất kỳ đâu
trên thế giới. Đây là loại virus hoàn toàn mới, lần đầu tiên phát hiện ở Mexico, Mỹ và
Canada. Trong phân tích gene, loại virus này bao gồm phân loại gene của 4 loại virus khác
nhau, gồm: Cúm gia cầm chủng Bắc Mỹ, cúm lợn chủng Bắc Mỹ, cúm thường trên người
và cúm lợn Âu – Á.
Đại dịch cúm A (H1N1) từng giết chết hàng chục triệu người năm 1917 - 1918.
Những năm 1917 - 1918, đã xảy ra đại dịch cúm ở người, với chủng virus được xác định là
do H1N1 gây ra và được truyền từ lợn sang. Đại dịch lan tràn khắp Châu Âu, Châu Mỹ
khiến hàng chục triệu người tử vong.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới thì virus cúm A (H1N1) đang gây dịch tại
Mexico và Mỹ được truyền từ lợn sang, sau đó có khả năng lan nhanh từ người sang người
gần như chính là chủng được xác định từ những năm 1917 - 1918. Đặc điểm của virus này
là có khả năng lây lan rất nhanh, hơn cả SARS, song độc lực có biến đổi hay không thì các
nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu, sẽ sớm cho kết quả.
PHAÀN II
DIỄN BIẾN DỊCH CÚM AH1N1 VÀ DỰ BÁO TRÊN THẾ GIỚI –
TẠI VIỆT NAM VÀ TỈNH LÂM ĐỒNG:
1. Tình Hình Dịch Trên Thế Giới:
- Ngày 18/03/2009 : Xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại Mexico
- Ngày 25/04/2009: Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO)
dịch cúm xuất hiện ở Mexico và Mỹ
- Ngày 27/04/2009: WHO cảnh báo đại dịch mức độ 4 ( Giai đọan lan
truyền từ người sang người)
- Ngày 30/04/2009: WHO cảnh báo đại dịch mức độ 5 ( Giai đoạn
lan truyền
- Ngày 11/06/2009: WHO cảnh báo đại dịch mức độ 6 giữa các
Quốc gia)
- Theo thông báo số 63 của WHO, đến ngày 28/08/2009 tòan thế giới
đã ghi nhận 209.438 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), trong đó có
2.185 trường hợp tử vong
- Tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, tình hình dịch tiếp tục diến
biến phức tạp: Tính đến ngày 29/08/2009: Nhật Bản đã ghi nhận 4 trường
hợp tử vong do cúm A(H1N1), ước tính có khoảng 60.000 người nhiễm cúm
A(H1N1); Hàn Quốc( tử vong 03); Philippine ( tử vong 08); Singapore ( tử
vong 13); Brunei ( tử vong 01); Malaysia ( tử vong 71); Lào ( tử vong 01);
Indonesia ( tử vong 06); Thái lan ( tử vong 119).
2. Tình Hình Dịch Tại Việt Nam:
- Ngày 30/05/2009: Ghi nhận bệnh nhân đầu tiên là một sinh viên
nam từ Mỹ về nước
- Ngày 18/07/2009, ghi nhận 05 trường hợp đầu tiên tại 01 trường
trung học của Thành phố Hồ Chí Minh, dịch bắt đầu lây lan tại cộng đồng
- Tính đến 17h ngày 30/08/2009, Việt Nam đã ghi nhận 2.724 trường
hợp dương tính với cúm A(H1N1), 02 ca tử vong (01 ca tại Nha Trang-
Khánh Hòa; 01 ca tại TP: Hồ Chí Minh)
- Việt Nam đang ở giai đoạn 2 của đại dịch ( dịch lây lan trong cộng
đồng)
3. Tình Hình Dịch Tại Lâm Đồng:
- Ngày 01/07/2009: Ghi nhận bệnh nhân đầu tiên là một học sinh từ
TP. Hồ Chí Minh về tỉnh
- Ngày 08/08/2009: Tại trường Lê Thị Pha (TX Bảo Lộc) có học sinh
dương tính với cúm A(H1N1), nâng tổng số trường có học sinh nhiễm cúm
A(H1N1) của tỉnh Lâm Đồng lên 07 trường.
- Ngày 24/08/2009: Tại trường THPT Đạ Tẻh xuất hiện 09 học sinh
có biểu hiện cúm A(H1N1), kết quả xét nghiệm có 05 em học sinh dương
tính với cúm A(H1N1), hiện tại trường đang cách ly 31 em học sinh lớp 10
có biểu hiện nghi cúm A(H1N1).
- Tính đến sáng ngày 01/09/2009 tỉnh Lâm Đồng đã có 108 trường
hợp dương tính với cúm A(H1N1) ( Đà Lạt: 13, Đức Trọng: 05, Lâm Hà :
18; Di Linh: 06; Bảo Lộc 40; Đạ Tẻh: 07; Đạ Oai: 01; Bảo Lâm 17; Tình
khác: 01), chưa có tử vong
4. Dự Báo:
- Số ca mắc sẽ còn tiếp tục tăng cho đến cuối năm và có thể kéo dài đến
hết năm sau:
+ Virus mới và cộng đồng chưa có miễn dịch
+ Chưa biết miễn dịch sau nhiễm kéo dài bao nhiêu lâu
+ Khó ngăn chặn được dịch lan truyền theo đường hô hấp khi khó
phát hiện nguồn lây và không thể ngừng vô thời hạn ở các tụ điểm (trường
học, bệnh viện, trại bộ đội, xí nghiệp, chợ, siêu thị, công sở…)
+ Chưa có vaccine
- Sự quá tải về nguồn lực nếu cứ tiếp tục xét nghiệm tòan bộ ca sốt nghi
cúm A(H1N1)
+ Cần tiết kiệm nguồn lực cho giai đọan dịch bùng phát mạnh hoặc có
biến đổi về lâm sàng
- Khi dịch đã lan rộng trong cộng đồng thì chiến lược xét nghiệm tòan
bộ giảm hiệu quả
Dự phòng: Không giúp phát hiện tòan bộ ca dương tính (hiện tượng
tảng băng)
Không giúp ước lượng tỷ lệ mắc mới( chỉ dựa vào ca
nhập viện, thiếu tính đại diện cho quần thể)
Điều trị: Sự quá tải làm chậm thời gian trả lời kết quả xét nghiệm
Thực tế có thể điều trị ca nghi ngờ theo phác đồ mới của
Bộ Y tế không cần chờ kết quả xét nghiệm
5. Công tác giám sát phát hiện ca bệnh:
- Ngày 21/07/2009 Trung tâm Y tế Đam Rông đã nhận được thông tin
tại Đam rông có 09 người dân đi xe Quỳnh giao từ Sài gòn về cùng với bệnh
nhân được chẩn đóan xác định là cúm A(H1N1). Trung tâm đã tiến hành
điều tra xác minh có 05 người tại 3 xã ( 02 người dân ở Đạ k’nàng, 01 cán
bộ y tế ở Liêng srol, 02 người dân ở Phi liêng) đi cùng xe, sau đó Trung tâm
đã tiến hành cách ly và giám sát chặt chẽ trong vòng 7 ngày, sau 7 ngày
những ca đó hòan tòan khỏe mạnh và không có triệu chứng nghi cúm
A(H1N1)
- Ngày 24/08/2009 Trung tâm Y tế Đam Rông có 01 cán bộ làm tại
Khoa Dược đã tiếp xúc với em trai được chẩn đóan xác định cúm A(H1N1),
đang điều trị tại bệnh viện Đức Trọng, hiện tại Trung tâm đã cách ly và giám
sát chặt chẽ các biệu hiện nghi ngờ cúm và đã báo cáo về Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh, đến ngày 31/08/2009 cán bộ đó không có biểu hiện nghi cúm và
vẫn khỏe mạnh.
- Tính đến ngày 31/08/2009 huyện Đam Rông chưa có dịch cúm
A(H1N1) xảy ra
PHAÀN III
HƯỚNG DẪN
Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2762 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 7 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
_____________________
Vi rút cúm đã gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới với tỉ lệ tử vong cao. Có 3
týp vi rút cúm là A, B và C, trong đó vi rút cúm A hay gây đại dịch. Các chủng vi
rút có thể thay đổi hàng năm.
Bệnh cúm A (H1N1) lây truyền từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa
dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn tới tử vong. Việc chẩn
đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn.
I. Chẩn đoán
Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
1. Yếu tố dịch tễ:
Trong vòng 7 ngày:
- Sống hoặc đến từ vùng có cúm A (H1N1).
- Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc
cúm A (H1N1).
2. Lâm sàng:
Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
- Sốt.
- Các triệu chứng về hô hấp:
+ Viêm long đường hô hấp.
+ Đau họng.
+ Ho khan hoặc có đờm.
- Các triệu chứng khác
+ Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và
suy đa tạng.
3. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
+ Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh
phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
+ Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
- X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
a) Trường hợp nghi ngờ:
- Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
- Có biểu hiện lâm sàng cúm.
- Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1).
c) Người lành mang vi rút:
Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1). Những trường
hợp này cũng phải được báo cáo.
II. điều trị
1. Nguyên tắc chung:
- Bệnh nhân phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
- Dùng thuốc kháng vi rút đơn độc hoặc kết hợp (oseltamivir, zanamivir) càng sớm
càng tốt, kể cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.
- Điều trị hỗ trợ trong những trường hợp nặng.
- Điều trị tại chỗ ở những cơ sở thích hợp và yêu cầu tuyến trên giúp đỡ đối với
những trường hợp nặng.
2. Điều trị thuốc kháng vi rút:
- Thuốc kháng vi rút:
+ Oseltamivir (Tamiflu):
* Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: 75mg × 2 lần/ngày × 5 ngày.
* Trẻ em từ 1-13 tuổi: dùng dung dịch uống tuỳ theo trọng lượng cơ thể
. <15 kg: 30 mg x 2 lần/ngày × 5 ngày.
. 16-23 kg: 45 mg x 2 lần/ngày × 5 ngày.
. 24-40 kg: 60 mg x 2 lần/ngày × 5 ngày.
. > 40 kg: 75 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.