BÀI THI TÌM HIỂU
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 70 NĂM MỞ ĐƯỜNG THẰNG LỢI
CỦA BỘ ĐỘI CÔNG BINH VIỆT NAM ANH HÙNG
Câu hỏi 1: Đồng chí cho biết hoàn cảnh ra đời của Bộ đội Công binh Việt
Nam ?
- Ngày 23 tháng 9 năm 1945, giặc Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Xứ ủy và ủy ban Nam bộ họp tại Cây Mai (Chợ
Lớn) ngay trong buổi sáng ngày 23 hạ quyết tâm kháng chiến và điện báo cáo lên
Trung ương và Chính phủ lâm thời:
1. Lập ủy ban kháng chiến để lo việc quân sự.
2. Hạ lệnh tổng đình công và bất hợp tác với người Pháp.
3. Truyền đi lục tỉnh thi hành kế hoạch phá hoại đường giao thông tiếp tế để bao
vây quân địch.
- Cuối tháng 10 năm 1945, quân Pháp được tăng viện, đánh rộng ra toàn Nam
Bộ và cục Nam Trung Bộ.
- Cuối tháng 10 năm 1945, quân Pháp được tăng viện, đánh rộng ra toàn Nam
Bộ và Nam Trung bộ.
- Cuối tháng 1 năm 1946, giặc Pháp mở cuộc tiến công lớn đánh chiếm Đà Lạt,
Phan Rang, Phan Thiết, Ninh Hoà, rồi ồ ạt tiến ra đánh chiếm toàn bộ thị xã Nha
Trang. Lực lượng của ta phải rút ra, lập tuyến chặn địch ở Đèo Cả.
- Ờ Đà Nẵng, ủy ban quốc phòng Đà Nẵng đã tổ chức đội phá hoại. Lúc đầu đội
có khoảng 20 người, do công đoàn cử sang, một tuần sau quân số đã tăng lên khoảng
100 người, do đồng chí Thái Văn Túc làm đội trưởng. Nhiệm vụ của đội là chuẩn bị
phá hoại một số mục tiêu như Nhà Đèn, cẩu Thủy Tú, cầu Cẩm Lệ... trang bị của đội
chỉ có một sô mìn, đạn pháo lấy được của Pháp, Nhật để lại, một số thuốc nổ bên
công chính giao cho. Đồng chí Túc mua được một quyển sách viết về Công Binh
bằng tiếng Pháp. Đầu năm 1946, đội phá hoại Đà Nẵng chuyển thuộc chi đội Vệ quốc
đoàn Quảng Nam (chi đội 1) và được gọi là Đại đội công binh. Một trung đội phụ
trách Đà Nẵng, hai trung đội phụ trách Quảng Nam. Đồng chí Túc là trưởng ban
Công Binh thuộc chi đội 1 kiêm chỉ huy Đại đội công binh.
- Ở Huế, sau cách mạng tháng Tám, ta đã thành lập chi đội Vệ quốc đoàn mang
tên Trần Cao Vân, đồng thời thành lập các phân đội chuyên môn. Đồng chí Đào Hữu
Liêu, một cán bộ " thanh niên tiền tuyến", chuyên viên kỹ thuật công chính đươc giao
nhiệm vụ thành lập phân đội 16 công binh và được cử làm trường Ban công binh
Thừa Thiên - Huế. Ngày 15 tháng 9 tuyển quân, ngày 21 tháng 9 chính thức thành lập
với số quân khoảng 40 người, phần lớn là thợ mộc, thợ nề, học sinh trường kỹ nghệ.
Đồng chí Nguyễn Ngưu là phân đội trưởng, đồng chí Lê Vừa là phân đội phó.
- Cuối năm 1945, phân khu Trị Thiên được thành lập, Ban công binh Thừa Thiên
- Huế chuyển thành Ban công binh Trị - Thiên. Phân đội 16 tách một tiểu đội ra thành
phân đội Công binh Quảng Trị.
- Phân đội công binh Huế thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1945 là phân đội công
binh đầu tiên, Ban công binh Thừa Thiên Huế là cơ quan chỉ đạo công binh đầu tiên
trong Quân đội ta.
1
- Ở Nam Bộ, quân và dân các địa phương tiếp tục phá đường, đắp ụ, làm vật cản
trên sông để chặn bước tiên của địch ở mặt trận Tân Hưng (Cà Mau). Cuối tháng 3
năm 1946, ta huy động trên 1.000 ngưòi, nòng cốt là tự vệ, du kích và hàng trăm
xuồng, ghe để làm cản chặn tàu địch. Ngày 11 tháng 3 bộ đội và nhân dân Chợ Lớn
chặn đánh đoàn tàu địch trên sông Cần Đước, đánh chìm 1 tàu, 3 sà lan, 3 ghe lớn,
diệt 17 tên địch.
Ngày 25 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL,
chiểu theo Quyết định của Bộ Quốc Phòng thành lập các Cục chuyên môn trong đó
có Công chính giao thông cục.
Điều 13 trong sắc lệnh quy định: " Công chính Giao thông Cục có nhiệm vụ tổ
chức và thi hành việc vận tải, thông tin vẽ bản đồ và tổ chức công binh dùng vào việc
chuyên môn: cầu cống, đường sá, máy móc...
Khi thành lập, Công chính Giao thông Cục là cơ quan phục vụ quân sự, có
nhiêu kỹ thuật chuyên ngành, sau một thời gian ngắn, Công chính Giao thông Cục
chuyển dần thành cơ quan chỉ đạo lực lượng Công Binh toàn quân.
Ngày 25 tháng 3 năm 1946 đánh dấu sự ra đời của Binh chủng Công binh Quân
đội nhân dân Việt Nam. Từ đó, ngày 25 tháng 3 năm 1946 hàng năm trở thành ngày
truyền thống của Bộ đội Công binh Việt Nam.
Câu hỏi 2: Bộ đội Công binh Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? Tình cảm của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp dành cho Bộ đội Công binh?
1. Bộ đội Công binh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến với nội dung: ...” Hỡi đồng bào toàn quốc - Chúng ta muốn hòa bình,
chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn
tới. Vì chúng quyết tâm cướp Nước ta một lần nữa. Không chúng ta thà hy sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ... ”
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân
dân Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố ở khắp các Miền vùng trong cả nước thực hiện
“Tiêu thổ kháng chiến”.
+ Tự vệ và nhân dân Hà Nội đưa đồ dùng gia đình, xây dựng trận địa vật cản,
ngăn chặn bước tiến của Giặc tháng 12 năm 1946.
+ Chiến sĩ Cảm tử quân đại đội 46, trung đoàn 42 phối hợp với du kích, chôn
địa lôi trên đường 5 tháng 12 năm 1947.
+ Công binh khu 9 hướng dẫn nhân dân xây dựng trận địa vật cản, đánh tàu địch
ở căn cứ u Minh năm 1948.
+ Du kích đường 5 làm mìn chặn đánh đoàn xe lửa cùa địch năm 1946.
+ Công binh Thủ Dầu Một chôn địa lôi, đánh địch tháng 3 năm 1947.
+ Quân và dân Quân khu 3 bố trí hầm chông phục kích đánh địch năm 19471950.
+ Anh hùng Núp cùng du kích cắm chông, bảo vệ buôn làng 1945-19547
+ Công binh Nam Bộ chế tạo thủy lôi, đánh địch trên sông năm 1949-1950.
Từ năm 1949 đến đầu năm 1950, bộ đội công binh đã tham gia nhiều chiến dịch
nhỏ, như chiến dịch Sông Thao, chiến dịch Sông Lô, chiến dịch Lê Hồng Phong,
2
chiến dịch Lê Lợi, chiến dịch Phan Đình Phùng. Kết quả từ năm 1949 - 1950, bộ đội
Công binh đã tham gia 43 trận công đồn, 117 trận phục kích, phá 96 cầu hậu phương,
12 cầu sát địch.
Buớc sang năm 1950, NƯỚC VIỆT NAM DẤN CHÚ CỘNG HÒA đã giành
được những thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao và quân sự, sức mạnh và uy tín
của Việt Nam được tăng cường rõ rệt.
Bộ Chính trị quyết định mở các chiến dịch:
- Chiến dịch Biên Giới tháng 7 năm 1950.
- Chiến dịch Trung Du (Trần Hưng Đạo) tháng 12 năm 1950.
- Chiến dịch Hoàng Hoa Thám tháng 3 năm 1951
- Chiến dịch Quang Trung ( Hà Nam Ninh) tháng 3 năm 1951
- Chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
Nhiệm vụ của Bộ đội Công binh:
- Bảo đảm cơ động, làm bến bảo đảm vượt sông, sửa đường, làm đường, bắc
cầu, làm công sự phòng ngự, kiến lập căn cứ địa.
Tại Hội nghị Công binh toàn quốc lần thứ 3 (24-3-1950), bộ đội Công binh rất
vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về dự, Đại tướng nói "... Nhìn lại mấy
năm kháng chiến, bộ đội Cồng binh đã có rất nhiều tiến bộ và gây dựng được thành
tích, có nhiều ưu điểm trong việc tác chiến hiệp đồng và xây dựng. Các chiến sĩ Công
binh đã góp phần rất lớn và quan trọng vào các chiến công oanh liệt của quân đội ta.
Chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước tinh thần bất diệt của các đồng chí Công binh
xung kích đã anh dũng hy sinh mở đường ”.
Huấn thị của đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của
Công binh, có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng, lâu dài đối với công cuộc xây
dựng, phát triển lực lượng và thực hiện nhiệm vụ Công binh sau này.
+ Tiểu đoàn 333 Công binh, ghép phà tre nứa chở ô tô qua sông Bằng .trong
chiến dịch Biên giới năm 1950.
+ Bộ đội Công binh sửa cầu Bắc Cạn phục vụ chiến dịch Biên giới 1950.
+ Đại đội Công binh 313, 314 và 270 đưa bộ đội vượt sông Đà trong chiến dịch
Hòa Bình năm 1952.
+ Công binh trung đoàn 151 cùng nhân dân Ninh Bình dùng thuyền nan bảo đảm
vượt sông Đáy đánh địch trong chiến dịch Quang Trung (Hà Nam Ninh) năm 1951.
+ Bộ đội Công binh bảo đảm vượt sông trong chiến dịch Tây Bắc năm1952
Trường trung cấp Công bịnh phối hợp với tiểu đoàn 333 bẳc câu Phục Hòa Đông Khê trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng tháng 9 năm 1950.
+ Bộ đội Công binh, phóng bom đánh đồn Đại Bục, mở đường trong chiến dịch
Tây Bắc năm 1952.
+ Đại đội công binh 313, tiểu đoàn 444 bắc cầu phao tre nứa cho xe pháo và bộ
binh qua sông Đà, trong chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
+ Đội phá bom 83, trung đoàn 151 tham gia chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
+ Công binh khu 7 dùng thủy lôi tự chế, đánh chìm tàu Xanh Lu Be trọng tải
7.000 tấn trên sông Lòng Tàu tháng 5 năm 1950.
Kết quả:
Khi kêt thúc chiến dịch Hoà Bình. Đại đội 314, 313, 270 và Trung đoàn 151,
3
được Bác Hồ tặng thưởng: Cờ liên tục vượt Sông Đà; Cờ dũng cảm vượt Sông Đà;
Và bảo đảm đường tiếp tế Hòa Bình.
Khi kết thúc chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Trung đoàn 151 được tặng thưởng
cờ “Mở đường thắng lợi”: có thể nói Trung đoàn 151 là một đơn vị đầu tiên của
Quân đội được tặng cờ "Mở đường thẳng lợi".
Nhiệm vụ của bộ đội Công binh trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954:
Bảo đảm giao thông (làm đường, sửa đường, bắc cầu ...) trên các trục đường
quan trọng. Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 này nhiệm vụ đó còn khó khăn gấp
bội vì đèo cao, suối sâu, thác dữ (Lũng Lô, Pha Đin, Nậm Na, Ngòi Lao, Ngòi Sập).
Kết quả: Sau gần 8 tháng lao động gian khổ các lực lượng Công binh đã đào đắp
được hàng triệu mét khối đất đá; bắc được 1.100 chiếc cầu cống; mở thông nhiều
tuyến đường và phá được 109 nghềnh thác trên sông Nậm Na.
Nhiệm vụ của bộ đội Công binh:
- Mở, sửa chữa đường, phá núi, bắc cầu, xây dựng công sự cho pháo, tháo gỡ
bom, lấp hố bom, phá thác, vượt ghềnh, xây dựng sở chỉ huy.
- Để thực hiện nhiệm vụ này Trung đoàn Công binh 151, đóng vai trò chủ đạo
kết hợp với các đơn vị và công nhân giao thông bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ.
+ Công binh và Pháo binh mở đường, kéo pháo vào chiến đấu trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.
+ Đại đội 54, tiểu đoàn 106 xây dựng hầm cho pháo ở Bản La.
+ Tiểu đoàn 444, ngụy trang cho pháo 105 ly vào Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo.
+ Công binh tiểu đoàn 106, mờ đường qua đèo Lũng Lô, phục vụ chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1953-1954.
+ Tổ quan sát bom của trung đoàn 151 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Trung đoàn 151 làm tời cho bộ đội kéo pháo 105 ly, dùng hương đốt đê lấy
ánh sáng dẫn đường trên dây Pú Hồng Mèo.
+ Đại đội (53, 54), tiểu đoàn 106 dùng gỗ xây dựng hầm cho pháo trên dãy Pú
Hồng Mèo năm 1954.
- Đến tháng 3 năm 1954, bộ đội Công binh đã mở được 6 tuyến đường, tổng
chiều dài 63 km, bẳc 26 cầu các loại tổng chiều dài 233m, làm 18 ngầm, 100 kè, tồng
khối lượng các trục đường này là lên tới trên 100.000 m3 đất, 5.000m3 đá phải đào
đẳp. Ngày 5-3-1954, khi mọi công việc đã chuẩn bi hoàn tất, BCT quyết định nồ súng
mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
- 17 gìờ ngày 13-3-1954 đến ngày 17-3-1954, ta tổ chức tấn công Him Lam, Độc
Lập và nhanh chóng giành thẳng lợi vì có sự chuẩn bị chu đáo. Bộ chỉ huy chiến dịch
có thư khen “Đội Công binh mở đường thắng lợi, suốt mùa hè không nghỉ giữ vững
giao thông, không có con đường ấy không có chiến dịch này” Trung đoàn 151 nhận
cờ “Quyết chiến, quyết thắng”
Ở đồi A1 cuộc chiến đấu giữa ta và địch kéo dài 1 tháng, để tiêu diệt toàn bộ
quân địch ờ Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy mặt trận, thông qua phương án đào hầm, đưa
lượng thuốc nổ lớn vào phá công sự kiên cố của địch trên đồi Al. Công việc giao cho
trung đoàn Công binh 151, một phân đội đặc biệt gồm 20 đồng chí, cán bộ, chiến sĩ
do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung phụ trách.
Đêm 20-4-1954 việc đào hầm bắt đầu:
4
- Việc mở cửa hầm vô cùng khỏ khăn, địch liên tục ném lựu đạn, bắn như vãi
đạn ra xung quanh, kiềm soát mọi hoạt động của ta. Mặt cắt rộng và cao khoảng
90cm, khi chui vào sâu, thiếu không khí một số đồng chí bị ngất (có chiến sĩ một đêm
ngất đến 4 -5 lần ) nhưng không một ai nao núng, mà còn nghĩ ra cách nằm nối tiếp
nhau, dùng quạt nan quạt vào trong hầm để có thêm dưỡng khí làm việc.
- Sau 15 ngày đêm, đường hầm dài 49m hoàn thành. Chiều 4-5-1954 Bộ Chính trị
quyết định đưa khối thuốc bộc phá 1000kg vào đồi Al. Đúng 20 giờ ngày 6/5/1954
khối bộc phá gần l000kg được gây nổ.
Khối bộc phá trong lòng đồi Al, ghi nhận một chiến công vô cùng oanh liệt của
bộ đội Công binh với truyền thống Mở đường thắng lợi.
Bản thành tích bộ đội Công binh trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Tham gia 8
chiến dịch; mở và sửa chữa đường cũ cho xe cơ giới 1295 km ; Bắc 100 cầu gỗ ;
Ghép cầu phao tổng chiều dài 2km ; Vượt sông bằng thuyền nan đưa 157.761 người;
Phá gỡ 2.832 quả bom các loại; Trực tiếp chiến đấu 225 trận ; Tiêu diệt khoảng 2.465
tên địch ; Phá hủy 214 xe các loại, 27 đầu máy xe lửa, 170 toa tầu, 18 tàu thủy + ca
nô và 154 cầu cống.
Khen thưởng : Được Chù tịch Hồ Chí Minh tặng 6 lá cờ; Nhà nước tặng 50 huân
chương các loại; Nhà nước tuyên dương 5 Anh hùng LLVTND.
2. Bộ đội Công binh trong cuộc khảng chiến chống Mỹ cứu nước:
Tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị BCHTW Đảng trong phiên họp ngày 5 tháng 9
năm 1954 nhấn manh: “Cần tăng cường xây dựng quân đội nhân dân thành một quân
đội chỉnh quy, tương đôi hiện đại. Quân đội nhân dân là trụ cột chủ yếu nhất, chắc
chắn nhất để bảo vệ Tồ quốc, bảo vệ Hòa bình. Do đó việc tăng cường quân đội
nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chỉnh phủ và nhân dân ta ”.
- Các đơn vị Công binh cùng nhân dân miền Bắc tham gia xay dựng các công
trình trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng Chủ Nghĩạ Xã Hội ở miền
Bắc. Đưa miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc, đấu tranh giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
+Trung đoàn 219 tham gia ngăn sông Hồng, lấy nước chống hạn cứu lúa ở Hà
Đông năm 1959.
+ Trung đoàn 219, 229,239,249 tham gia xây dựng công trinh thủy nông Bắc Hưng - Hải năm 1958.
+ Bộ đội Công binh khắc phục sửa chữa sân bay Nà Sản.
+ Chiên sĩ tự vệ vũ trang Cao Lãnh - Kiến Phong thu nhặt bom địch để sản xuất
vũ khí năm 1960.
+ Chị Ba nữ du kích huyện Đức Hòa - Long An dùng mìn đánh xe M-113 của
địch năm 1966.
+ Công binh quân khu 9 cùng nhân dân U Minh Thượng xây dựng vật cản trên
sông Sà No 1960.
+ Công binh quân giải phóng cưa bom không nổ, lấy thuốc nổ làm mìn đánh địch
năm 1965.
+ Nhân dân Bến Tre xây dựng làng chiến đấu năm 1963.
+ Đồng bào Long An phá cầu ngăn bước tiến của địch năm 1961.
+ Du kích Tây Nguyên đặt chông, bảo vệ buôn làng năm 1963.
5
+ Nhân dân thôn Hòa Tân 1 Bình Định đắp ụ, ngăn xe cơ giới của địch năm
1964.
+Du kích Củ Chi, Sài Gòn 1 Gia Định làm hầm chông bảo vệ căn cứ năm 1964.
+ Công binh Khu 8 báo cáo quyết tâm phá Bến Lức năm 1968.
+ Chu Văn Ân, xã đội phó Hiệp Hòa đánh tan 4 xe M-l 13 địch năm 1961.
+ Quân giải phóng đặt mìn trên sông Sài Gòn đánh địch năm 1966.
Đứng trước âm mưu, hành động của đế quốc Mỹ, ngày 17/7/1966 Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn dân chống Mỹ, cứu nước, quyết chiến, quyết thắng
giặc Mỹ xâm lược.”
- Ngày 28/6/1965, BQP ra quyết định 102 QP thành lập Bộ Tư lệnh Công binh,
đồng chí Phạm Hoàng được bầu làm Tư lệnh.
Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức và nhiệm vụ
của Binh chủng, kịp thời đáp ứng tình hình của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
BQP giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Công binh:
- Trực tiếp bảo đảm giao thông trên hai tuyến đường 7 và 217, sang chiến trường
Lào và mở mới, khôi phục đường 6B.
- Chỉ đạo các quân khu, bảo đảm giao thông các tuyên đường qua quân khu 4 vào
chiến trường miền Nam và sang Lào. Hiệp đồng với Bộ Giao thông vân tải, bảo
đảm các tuyến đường do quân đội phụ trách.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, lực lượng Công binh nhanh chóng mở rộng và
triển khai trên các tuyến đường trọng điểm đánh phá của địch. Xây dựng các trận địa
tên lửa Phòng không, sân bay, công sự, hầm pháo tránh máy bay địch, đồng thời xây
dựng hầm chỉ huy của lãnh đạo Đảng và Nhà Nước.
Bộ đội Công binh cùng toàn quân, toàn dân đánh bại chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mỹ từ 1968 - 1972.
Trong 6 tháng năm 1972, chúng đã ném xuống miền Bấc gần 15.000 quả thủy
lôi, mìn từ trường và các loại bom đạn khác. Trong 12 ngày liên tục chúng ném hơn
16.000 tấn bom , riêng Hà Nội là hơn 10.000 tấn. Đây là cuộc tập kích chiến lược
bằng Không quân lớn nhất trong lịch sử chiến tranh.
Nhiệm vụ của bộ đội Công binh: Bộ đội Công binh được giao nhiệm vụ cứu sập
ở các trọng điểm. Trước tình hình khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Công binh tăng cường cho
Hà Nội, Trung đoàn Công binh 289, đội phá bom 93 và đại đội 4 (Trung đoàn 259 B).
- Đại đội Công binh 4 tham gia cứu sập ở bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát.
- Đội phá bom 93 tháo gỡ bom ở Ngọc Hà.
- Trung đoàn Công binh 289 giải quyết hậu quả ở phố Khâm Thiên.
Địch thả hàng trăm quả thủy lôi ở Hòn Gai, Cửa Ông - Quảng Ninh, Hải Phòng,
Hội An, Sông Gianh. Các chiến sĩ Công binh Hải quân, lực lượng tự vệ giao thông đã
rà quét, phá nhiều loại thủy lôi của địch bảo đảm cho các tàu ra vào các cửa sông, bến
cảng an toàn.
Các đơn vị Công binh đã đem hết sức mình và kỹ thuật chuyên môn góp phần
khắc phục những hậu quả nặng nề trong cuộc tập kích chiến lược của Đế quốc Mỹ ở
Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác.
Bộ đội Công binh tham gia chiến đấu, bảo đảm giao thông mở đường Trường
6
Sơn.
Trên mạng lưới giao thông của cả nước thì hệ thống đường bộ dọc Trường Sơn
và đường thủy (đường mòn Hồ Chí Minh trên biển), nối liền Bắc Nam trở thành hệ
thống vận tải chiến lược quan trọng nhất.
- Đường Trường Sơn được khai thông từ tháng 5/1959, chạy theo dãy núi
Trường Sơn, bao gồm cả đường bộ và đường sông. Đây là con đường mang tên
“Đường mòn Hồ Chí Minh” gồm 2 trục đường lớn dọc Đông và Tây Trường Sơn.
- Đến đầu năm 1975, con đường trục Trường Sơn từ Quảng Trị đến Đông Nam
Bộ dài 1.200 km đã được làm xong và tính tổng cộng cả hệ thống đường trục và
mạng đường nhánh là 16.000 cây số.
- Trên ý nghĩa đó, đường Trường Sơn vừa là tuyến vận tải chiến lược, vừa là
chiến trường chiến đấu ác liệt, là “con đường của ý chí quyết thắng của lòng dũng
cảm, của khí phách anh hùng”.
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh.
- Thực hiện Nghị quyết 14 của TW Đảng Lao động Việt Nam. Bộ Tổng tham
mưu quyết định mở chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh - chiến dịch có quy mô lớn đầu
tiên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lực lượng tham gia chiến dịch có 4 Sư đoàn bộ binh, 5 Trung đoàn pháo binh, 3
Trung đoàn cao xạ, 4 đại đội xe tăng .... Lực lượng Công binh có Trung đoàn 7, một
tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 219 và đại đội Công binh của các Sư đoàn, Trung đoàn
bộ binh, ở tuyến hậu phương chiến dịch có Trung đoàn 249 Công binh vượt sông đảm
nhiệm các bến Gianh, Sa Lung, Xuân Sơn, Long Đại.
- Đầu tháng 12/1967, Công binh bước vào chuẩn bị chiến dịch. Trung đoàn 7 sửa
chữa và mở đường chiến dịch dài 137 km với 33 bến lội ngầm, và 39 cống. Trong đó
có nhiệm vụ bảo đảm đường trục chiến dịch và các đường nhánh phục vụ cho vận
chuyển tiếp tế, cơ động của Pháo binh, xe Tăng, mở thông Đường 9 từ Hưóng Hóa Quảng Trị đến Bản Đông (thuộc đất Lào). Trục dọc độc đạo Đưòng 9 là trục giao
thông chiến lược quan trọng của chiến dịch, trong khi Trung đoàn Công binh 7 thi
công mạng đường chiến dịch thì Trung đoàn Công binh 219 làm SCH chiến dịch tại
Xa Líp.
- Toàn bộ khối lượng công trình bộ đội Công binh đã thực hiện xong về cơ bản
trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch, đặc biệt là mạng đường chiên dịch đã được
phát triển. Đêm ngày 20/1/1968, bộ đội ta nổ súng tiến công địch ở mặt trận Đường
9, để đối phó với tiến công của ta lúc cao nhất ở mặt trận Đường 9, lực lượng của
địch là 32 tiêu đoàn, có 25 tiểu đoàn Mỹ chiếm 1/4 số tỉểu đoàn chiến đấu của Mỹ ở
miền Nam, và chúng hy vọng tiến hành một “Điện Biên Phủ thứ hai” ở Khe Sanh.
Bộ đội Công binh tham gia chiến dịch Quảng Trị năm 1972.
- Tháng 7/1971, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công với quy mô lớn trên
miền Nam, dự tính thực hiện ba hướng: miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Quảng
Trị - Thừa Thiên.
- Quảng Trị và Thừa Thiên là hai tỉnh thuộc miền Trung tiếp giáp với miền Bắc
XHCN, địa thế hẹp và dài, phía Tây là dải Trường Sơn, phía Đông là Biển Đông. Lực
lượng Công binh tham gia chiến dịch: gồm 3 Trung đoàn Công binh, trong đó có 2
Trung đoàn Công binh công trình 229, 219 và một Trung đoàn Công binh vượt sông
-
7
249 cùng nhiều đơn vị Công binh khác.
Nhiêm vu của bộ đội Công binh:
+ Chuẩn bị mạng đường sá cho chiến dịch, các Trung đoàn Công binh trực
thuộc Bộ như Trung đoàn 7, 83, 219, 229, 225, 217 vào mở đường ở khu vực, vùng
rừng núi phía Bắc tỉnh Quảng Trị, cùng với các Trung đoàn Công binh thuộc đoàn
559, Công binh QK4 ... mở và sửa 7 con đường như đường 11, 13 15B, 9A, 9B,
đường B70, B75 có tổng chiều dài 214 km. Các con đường nối từ hậu phương chiến
dịch tiến xuống phía địch ở Quảng Trị.
+ Làm SCH chiến dịch: Đặt tại Bắc Hà, phía Bắc của sông Bến Hải, cách phía
Tây đường số 1 là l0km, chủ yếu xây hầm và giao thông hào.
- Đánh giá công trình chiến dịch ngày 19/12/1972, đồng chí Lê Trọng Tấn - Tư
lệnh chiến dịch đã nêu “Công trình đã xây dựng được mạng đường sá đầy đủ nhất so
với các chiến dịch khác. Có mạng đường sá ta mới dám sử dụng binh khi kỹ thuật lớn
như thế này ...”
Bộ đội Công binh tham gia bảo đảm chiến dịch Tây Nguyên: Từ ngày 4-24
tháng 3 năm 1975:
- Chiến dịch tiến công Tây Nguyên, mờ đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân năm 1975. Kế hoạch chiến dịch, lúc đầu là tiến công giải phóng 3 tỉnh ở Nam
Tây Nguyên và kết thúc chiến dịch vào ngày 24/3/1975.
Nhiêm vụ của Bộ đôi Công binh:
- Chuẩn bị mạng đường sá ờ phía Nam Tây Nguyên có Trung đoàn Công binh 7
cùng tiểu đoàn Công binh thuộc Sư đoàn 10 bí mật hành quân từ Bắc Tây Nguyên và
Đức Lập.
+ Bộ Tăng cường cho Trung đoàn 7: Tiểu đoàn 2 của Lữ đoàn Công binh 299/
QĐl, tiểu đoàn 47 của Đoàn 559. Sau đó hai tiểu đoàn này phát triển thành Công binh
575.
- Công binh các đơn vị tập trung lực lượng làm đường ở Buôn Ma Thuột và Đức
Lập.
- Tham gia nghi binh thu hút địch ở Tây Nguyên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng:
- Từ ngày 21-29-3/1975, khi địch đang rút chạy khỏi Tây Nguyên, Bộ Chính trị,
Quân ủy TW đã nhận định: Địch có thể rút bỏ Huế và Đà Nãng, Với quyết tâm tiêu
đỉệt địch không cho chúng rút về Sài Gòn. Bộ chính trị, Quân uỷ TW quyết đinh mở
chiến dịch Huế - Đà Nằng.
Nhiêm vụ của Bô đôi Công binh:
- Bảo vệ hệ thống đường, bến vượt của ta bảo đảm cho các Quân đoàn, Sư đoàn
tiến công tiêu diệt địch trên các hướng.
- Phá cầu, phá đường sá, đặc biệt là trên đoạn đèo Hải Vân đã góp phần quan
trọng vào việc chia cắt, bao vây, cô lập địch, đẩy chúng lấn sâu vào thế hoang mang
hỗn loạn.
- Bảo đảm đường sá cho pháo nặng, tiến lên trận địa bắn vào các sân bay, hải
cảng, bịt hết đường rút lui của địch.
- Bảo đảm sửa đường, gỡ mìn, khắc phục những cầu lớn bị phá hỏng để bảo đảm
cho tiến công có xe tăng.
8
Bộ đội Công bỉnh bảo đảm chiến đấu và chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử năm 1975.
- Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã khẳng định “ Thời cơ chiến lược mới đã đến,
ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Sau đó Bộ Chính
trị hạ quyêt tâm mở chiên dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn.
- Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phỏng Sài Gòn mang
tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 249 bảo đảm cho xe tăng vượt sông tiến vào giải
phóng Sài Gòn, bằng phà Tự hành.
- Công binh QK7, chờ xe qua bến Tạ Thanh - sông Bé phục vụ chiến dịch.
- Trung đoàn 219 sử dụng trang bị thu được của địch để mở đường trong chiến
dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
- Trung đoàn 299/QĐl sử dụng khí tài LPP bào đảm vượt sông năm 1975. Tiểu
đoàn 739, lữ đoàn 25 Công binh quân khu 7, đóng trụ cầu qua sông Sài Gòn trong
chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Công binh đoàn 232 và nhân dân, đưa bộ đội
vượt sông Vàm cỏ ngày 28/4/1975.
- Đại đội Công binh Quân đoàn 4 bảo đảm vượt sông bến Vĩnh An - sông Đồng
Nai, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1975.
Sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, bộ đội Công binh bắt tay vào công
việc cấp bách như gỡ mìn, bảo đảm cầu đường, bảo đảm lễ mừng chiến thắng, thu hồi
các tài liệu, xe máy Công binh của địch.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chổng Mỹ cứu nước “ Mãi mãi được ghi vào
lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng, ngời về
sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, nó đi vào lịch
sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng
quôc tể to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
3. Tình cảm của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho Bộ đội
Công binh:
Trong quá trình chiến đấu xây dựng và trưởng thành, bộ đội Công binh luôn
được sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
đến thăm và động viên.
- Ngày 24/3/1950 Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự Hội nghị toàn quốc lần thứ 3
- Tháng 9/1950 Bác Hồ ra trận, khi tới bờ sông Bằng, Bác khen: “ Các chú Công
binh giỏi lắm…
- Ngày 04/3/1951 Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng đi có đồng chí
Trần Đăng Ninh tới thăm trong khi cán bộ chiền sĩ đang khẩn trương làm nhiệm vụ
xây dựng SCH chiến dịch.
- Ngày 24/4/1951 tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã biểu dương “Bộ đội Công binh đã tự động xin mệnh lệnh, tự
động khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ”.
- Trong trận tiến công Him Lam, đại đội Công binh 240 (Đại đoàn 312) đã bảo
đảm đường, bắc 2 cầu cho bộ binh tiến theo 2 mũi vào sát đồn địch. Trong trận tiêu
diệt địch ở đồi Độc Lập, đại đội Công Binh 309 (Đại đoàn 308) làm SCH cho Trung
đoàn 88. Đại đội công pháo 351 vinh dự nhận cờ thưởng luân lưu “ Quyết chiến,
9
quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông báo khen thưởng nểu rõ: Đội Công
binh mở đường thắng lợi, suốt mùa hè không nghỉ, giữ vững giao thông, không có
con đường ấy, không có chiến dịch này. Ban chỉ huy Đại đoàn 351 quyết định trao lá
cờ “ Quyết chiên, quyết thắng” cho Trung đoàn Công binh 151.
- Tại hội nghị tổng kết chiến dịch Tây Bắc, Chủ tịch Hô Chí Minh khen ngợi
“Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác bằng lòng các chú, lần này chưa phải
hoàn toàn, nhưng hơn mọi lần trước”.
- Từ ngay 17/3 đến 5/4/1959 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến xem triển lãm của Bộ
Đội Công binh, sau khi xem Bác đã ghi vào sổ lưu niệm “ Các chiến sĩ, cán bộ Công
binh ta đã cố gắng khá, thi đua tìm tòi nghiên cứu mãi, phát huy sang kiên mãi, mục
đích là làm cho công việc nhanh, nhiều, tốt, rẻ ...”.
- Ngày 5/2/1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng theo dõi
bộ đội Công binh bắc cầu, sau khi xong Bác thăm hỏi và căn dặn “Nhiệm vụ của các
chú rât nặng nề, nhưng vẻ vang, các chú cần cố gắng hơn nữa”
Câu 3: Bộ đội Công binh Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc 1979-1989? . Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước từ năm 1989 đến nay?
1. Bộ đội Công binh Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1979-1989:
- Sau 20 năm chiến đấu, mùa xuân năm 1975 bằng cuộc tổng tấn công và nổi
dậy của quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
lâu dài đầy khó khăn gian khổ hy sinh nhưng rất vẻ vang. Thực hiện đường lối chủ
trương của Đảng, Binh chủng Công binh từ nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu và chiến
đấu chuyển sang xây dựng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng công trình, tham
gia xây dựng kinh tế', khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Đầu năm 1976, Binh chủng Công binh tổ chức Đại hội thi đua quyêt thắng 10
năm chống Mỹ cứu nước. Trong Đại hội này đã rút ra bài học kinh nghiệm quý báu
và khẳng định chủ nghĩa anh hùng cùa bộ đội Công binh.
- Từ năm 1975-1987, lực lượng Công binh còn là nòng cốt cùng vói lực lượng
vũ trang và nhân dân ta tiến hành xây dựng công trình phòng thủ biên giới phía Bắc phía Nam. Hàng chục vạn công trình chiến đấu các loại, hàng trăm đường hầm, hàng
ngàn ki lô mét đường cơ động, hào chiến đấu, hào giao thông, hàng chục bến vượt, hệ
thống vật cản, trong đó lực lượng Công binh đã thể hiện xứng đáng vai trò nòng cốt
của mình.
- Sau 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, đất nước được thống nhất nhưng
hậu quả chiến tranh còn rất nặng nề, một trong những hậu quả để lại trước mắt là tai
nạn bom mìn, vật nổ gây ra hàng ngày cho nhân dân các địa phương. Theo thống kê
chưa đầy đủ, đế quôc Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam 15.350.000 tấn bom, mìn, vật nổ tỷ
lệ đạn dược chưa nổ chiếm 2-5% số lượng đã sử dụng (khoảng 800.000 tấn chưa nổ).
Thực hiện chỉ thị và quyết định của Ban Bí thư TW Đảng và của Bộ Quốc phòng, lực
lượng Công binh cùng các lực lượng vũ trang nhân dân các địa phương, tích cực và
chủ động triển khai nhiệm vụ rà phá bom mìn vật nổ.
2. Bộ đội Công binh trong sự nghiệp CNH-HĐH đẩt nước từ năm 1989 đến
nay:
Huấn luyện xây dựng Binh chủng Công binh cách mạng, chính quy, tinh
10
nhuệ, từng bước hiên đại.
- Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chỉ rõ “Xây dựng quân đội nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp ngày càng
cao, có tổ chức hợp lý, cân đối, gọn và mạnh, có kỷ luật chặt chẽ, có tiến bộ sẵn sàng
chiến đấu cao, tiếp tục phát triển dân quân tự vệ với số lượng và chất lượng đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ mới... Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triẻn nền khoa học
quân sự và nghệ thuật Quân sự Việt Nam…Thực hiện đầy đủ chính sách hậu phương
quân đội. Từng bước phát triền công nghiệp quốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm
lực kinh tể đất nước ...
- Quán triệt và thực hiện nghị Quyết Đại hội VI của Đảng, Binh chủng Công
binh đã củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, xây dựng Binh chủng cách mạng chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Bộ Tư lệnh đặc biệt chú ý phương châm huấn
luyện cơ bản, hệ thống toàn diện theo chức năng, nhiệm vụ và chuyên ngành của các
đơn vị sát với chiến trường, phù hợp với từng chiến thuật, chống huấn luyện chay ...
Bộ đội Công binh xây dựng công trình quổc phòng, tham gia xây dựng các công
trình kinh tể kết hợp với quốc phòng:
- Sang năm 1990, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và vấn đề xây dựng công trình
chiến đấu trong các khu vực phòng thủ vẫn là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Nhằm
thực hiện chủ trương xây dựng thể trận chiến tranh nhân dân mà Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra. Vì vậy vấn để xây dựng các công trình ờ các đảo
ngoài khơi và ven bờ được đặc biệt quan tâm
+ Công nhân nhà mảy Z756 thi công xây dựng cầu Tầu trên đảo Phú Quốc - Kiên
Giang năm 1990.
+ Chiên sĩ Trung đoàn 131 Công binh Hải quân, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
công trình trên đảo Trường Sa tháng 5/1993.
+ Công ty Lũng Lô xây dụng kè chắn sóng Âu tàu Bạch Long Vĩ tháng 5/1993.
+ Nhà C1 trên đảo Đá Tây do Trung đoàn 83 xây dựng năm 1994
+ Bộ đội Công binh thi công công trình biển đảo.
+ Âu tàu Bạch Long Vĩ do công ty Lũng Lô thiết kể thi công xây dựng năm
1999.
+ Công ty Lũng Lô xây dựng công trình H2 năm 2004.
Bộ Đội Công binh với nhiệm vụ phòng chổng thiên tai, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm
giao thông phục vụ đời sống dân sinh.
- Do thời tiết diễn biển bất thường, hạn hán, mưa và bão lụt thường xuyên xẩy ra
ở đất nước ta, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đầu tháng 11 năm 1999 một trận
bão lớn gây lũ lụt nghiêm trọng ở một số tỉnh miền Trung (đặc biệt các tỉnh Quảng
Bình , Quảng Trị - Thừa Thiên Huế). Trước hoàn cảnh đó các đơn vị Công binh trực
thuộc bộ (239, 249, 293) cùng Công binh các quân khu 3,4, 5 được lệnh khẩn cấp
tham gia ứng cứu. Sau khi nhận nhiệm vụ cán bộ liến sĩ đã không quản khó khăn,
nguy hiểm, cùng với trang bị kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của đông chí Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Trương Quang Khánh, bộ đội Công binh hành quân thần tốc có
mặt kịp thời, làm việc quên mình cứu người và tài sản của nhân dân bão lũ, thoát khỏi
hiểm nguy “Đại hồng thủy”
Bộ độí công binh nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ
11
của Bỉnh chủng, Quân đội và phục vụ dân sinh
Vấn đề nghien cứu khoa học kỹ thuật luôn được quan tâm hàng đầu ở bất cứ
quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam đang trong thời kỳ tiến hành CNH – HĐH thì
vấn đề cải tiến khoa học kỹ thuật càng quan trọng.
Binh chủng Công binh luôn coi trọng nhiệm vụ nghiên cứ khoa học, sáng kiến
cải tiến kỹ thuật phải bám sát với yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng
chiến đấu. Với phương châm tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính.
Bộ đội Công binh trong công tác đối ngoại:
- Đối ngoại là một nhân tố quan trọng, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định và
nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. Tạo môi trưòng thuận lợỉ cho
công cuộc xây dung và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng vể chính sách đối ngoại, Quân đội
nhân dân Việt Nam nói chung, bộ đội Công binh nói riêng, luôn nêu cao tinh thần
đoàn kết quốc tế vô sản, làm tròn nghĩa vụ quốc tế góp phần vào sự nghiệp cách
mạng của các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động quốc tế, vì hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Sư gắn bó chiến đấu keo sơn của ba dân tộc anh em Việt Nam, Lào, Cam Pu
Chia ngày càng bền vững nhằm chống kẻ thù chung là một điển hình của chủ nghĩa
quốc tế vô sản, được xây dựng và vun trồng bằng xương máu của hàng vạn cán bộ
chiên sĩ cách mạng.
Câu 4; Đồng chí cho biết Bộ đội Công binh có bao nhiêu tập thễ và cá nhân
được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng LLVTND ? Ngày
tháng năm các tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng
LLVTND?
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Binh chủng Công binh
được Nhà nước tặng thưởng những phần thường cao quý:
- 103 lượt đơn vị được tuyên dương danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân” trong đó có 8 đơn vị được tuyên dương lần thứ hai, đặc biệt Trung
đoàn Công binh 7 thuộc Quân đoàn 3 được tuyên dương lẩn thứ ba.
- 64 cán bộ, chiên sĩ được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”.
I. Các đơn vị Công binh được Quốc hội, Chính phủ tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Tiểu đoàn công binh 25, Quân khu 4. Tuyên dương ngày 1/1/1967.
2. Tiêu đoàn công binh 25 thuộc Binh trạm 1 (sau là Binh trạm 31). Tuyên
dương ngày 22/12/1967.
3. Đại đội 4, trung đoàn 7, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương lần thứ nhất
ngày 1/1/1967.
4. Đại đội công binh 2 thuộc Tiểu đoàn công binh 31/ Binh trạm 32/ Bộ Tư lệnh
559. Tuyên dương ngày 18/6/1969.
5. Đại đội công binh 16/ Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 18/ 6/1969.
6. Đại đội công binh 1/ bộ đội địa phương tỉnh Quảng Đà. Tuyên dương ngày
20/12/1969.
7. Đại đội 2/ tiểu đoàn công binh 27/ Lữ đoàn công binh 414/ Quân khu 4. Tuyên
12
dương ngày 22 tháng 12 năm 1969.
8 . Tiểu đoàn công binh 33/ Binh trạm 32 Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dưong ngày
22/12/1969
__,
9. Đại đội 1/ trung đoàn 7/ Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương ngày 22/12/1969
(Sau này chuyển thuộc Trung đoàn công binh 414).
10. Đại đội công binh - đặc công nước tỉnh cần Thơ. Tuyên dương ngày 22/12/1969.
11. Đại đội 12/ trung đoàn 217/ BTL Công binh. Tuyên dương 25/8/1970.
12. Trung đoàn 7/ BTL Công binh. Tuyên dương lần thứ nhất 25/8/1970.
13. Đại đội công binh 1 Bắc Quảng Trị. Tuyên dương ngày 25/8/1970.
14. Tiểu đoàn công bỉnh 2/ Binh trạm 12/ Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương lần thứ
nhất ngày 25/8/1970.
15. Đại đội công binh 11/Tiểu đoàn công binh 75/ Binh trạm 41/ Bộ Tư lệnh 559.
Tuỵên dương ngày 25/8/1970.
16. Tiếu đoàn công binh 35, Binh trạm 33, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày
1/10/1971.
17. Đại đội công binh 1/ tỉnh Quảng Đà (Quảng Nam - Đà Nằng trước đây).
Tuyên dương lần thứ hai ngày 19/5/1972.
18. Tiểu đoàn 2, trung đoàn 229, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương lần thứ
nhất ngày 20/12/1972.
19. Tiểu đoản công binh 2, Binh trạm 12 Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương lần thứ
hai ngày 11/1/1973.
20. Tiểu đoàn công binh 2, Binh trạm 37, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày
11/1/1973.
21. Tiểu đoàn công bỉnh 27/ Lữ đoàn Công binh 414/Quân khu 4. Tuyên dương
ngày 11/1/1973.
22. Đại đội 5/tiểu đoàn 2/ trung đoàn 219, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương
ngày 3/9/1973.
23. Trung đoàn công binh 98, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 3/9/1973.
24. Tiểu đoàn công binh 25/ Đoàn Mộc Châu/Quân khu Tây Bắc (nay là lữ đoàn
543/Quân khu 2). Tuyên dương ngày 3/9/1973.
25. Đại đội 8, Trung đoàn 219, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương ngày
23/9/1973.
26. Đại đội 1, tiểu đoàn công binh 15, Sư đoàn 2, Quân khu 5. Tuyên dương
ngày 23/9/1973.
27. Tiểu đoàn công binh 17, sư đoàn 31, Mặt trận Tây Nguyên. Tuyên dương
ngày 23/9/1973.
28. Đại đội 4, trung đoàn công binh 83, Quân khu 5. Tuyên dương ngày
20/12/1973.
29. Đại đội công binh 15, Trung đoàn 38, Sư đoàn 2, Quân khu 5. Tuyên dương
ngày 20/12/1973
30. Đại đội công binh 14, Trung đoàn 6, Quân khu Quảng Trị - Thiên. Tuyên
dương ngày 20/12/1973
31. Đại đội công binh 10, tiểu đoàn 739 (sau thuộc Đoàn 25), Bộ chỉ huy Miền.
Tuyên dương ngày 20/12/1973
13
32. Trung đoàn công binh 10, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dươne neàv 31/12/1973.
33. Tiểu đoàn công binh 24, Binh trạm 16, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày
31/12/1973.
34. Đại đội công binh 10, Binh trạm 11, Tổng cục Hậu cần.Tuyên dương ngày
31/12/1973.
35. Trung đoàn công binh 83, Quân khu 5. Tuyên dương ngày 12/9/1975.
36. Trung đoàn công binh 99, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 12/9/1975.
37. Tiểu đoàn 2, lữ đoàn công binh 219, Quân đoàn 2. Tuyên dương
ngày12/9/1975.
38. Đại đội công binh 1/Tiểu đoàn Công binh 15/ sư đoàn 3. Tuyên dượng lần
thứ nhất ngày 12 tháng 9 năm 1975.
39. Tiểu đoàn công binh 739, trung đoàn 25 Đông Nam Bộ. Tuyên dương ngày
15 tháng 1 năm 1976.
40. Đại đội 4, trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3. Tuyên dương lân thứ hai
ngày 15 tháng 1 năm 1976.
41. Sư đoàn công binh 470, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 3 tháng 6 năm
1976.
42. Trung đoàn 4, sư đoàn công binh 470, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 3
tháng 6 năm 1976.
43. Trung đoàn công binh 14, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 3 tháng 6 năm
1976.
44. Trung đoàn công binh 531, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 3 tháng 6
năm 1976.
45. Trung đoàn 35, sư đoàn công binh 472, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày
3 tháng 6 năm 1976.
46. Trung đoàn 542, sư đoàn công binh 473, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày
3 tháng 6 năm 1976.
47. Đại đội 2/tiểu đoàn công binh 25/ Trung đoàn 550/Quân đoàn 4. Tuyên
dương ngày 3 tháng 6 năm 1976.
48. Đại đội công binh 19, bộ đội địa phương Quảng Nam. Tuyên dương ngày 3
tháng 6 năm 1976.
49. Đại đội khảo sát công binh 1, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 20 tháng
10 năm 1976.
50. Trung đoàn công binh 217, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 20 tháng 10
năm 1976.
51. Đại đội 8 (nay thuộc Trung đoàn công binh 131) Quân chủng Hải Quân.
Tuyên dương ngày 20 tháng 10 năm 1976.
52. Đại đội 2, trung đoàn công binh 414, Quân khu 4. Tuyên dương ngày 20
tháng 10 năm 1976.
53. Đại đội 1, trung đoàn công binh 976, Bộ Tư lệnh 559. Tuyên dương ngày 20
tháng 10 năm 1976.
54. Trung đoàn công binh 298, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương ngày 6
tháng 11 năm 1978.
55. Đại đội công binh 19, tỉnh Bình Thuận. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm
14
1978.
56. Đại đội công binh 1/ Tiểu đoàn công binh 15/ Sư đoàn 3. Tuyên dương lần
thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 1979.
57.Trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3. Tuyên dương lần thứ hai ngày 21
tháng 12 năm 1979.
58. Tiểu đoàn 2, Trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3. Tuyên dương ngày 28
tháng 8 năm 1981.
59. Đại đội 10, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3. Tuyên
dương ngày 28 tháng 8 năm 1981.
60. Tiểu đoàn công binh 15/ Sư đoàn 4, Quân khu 9. Tuyên dương ngày 25
tháng 1 năm 1983.
61. Tiểu đoàn công binh 25, Trung đoàn 550, Quân đoàn 4. Tuyên dương ngày
25 tháng 1 năm 1983.
62. Tiểu đoàn công binh 15/sư đoàn 309/mặt trận 479. Tuyên dương ngày 25
tháng 1 năm 1983.
63. Lữ đoàn công binh 229, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương ngày 29 tháng
8 năm 1985.
64. Lữ đoàn công binh 249, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương ngày 29 tháng
8 năm 1985.
65. Tiểu đoàn công binh 25, sư đoàn 320.Tuyên dương ngày 29 tháng 8 năm
1985.
66. Lữ đoàn công binh 299, Quân đoàn 1. Tuyên dương ngày 29 tháng 8 năm
1985.
67. Trung đoàn công binh 219, Quân đoàn 2. Tuyên dương ngày 29 tháng 8 năm
1985.
68. Trung đoàn công binh 550, Quân đoàn 4. Tuyên dương ngày 29 tháng 8 năm
1985.
69. Trung đoàn công binh 513, Quân khu 3. Tuyên dương ngày 29 tháng 8 năm
1985.
70. Trung đoàn công binh 6, Binh đoàn 12. Tuyên dương ngày 29 tháng 8 năm
1985.
71. Tiểu đoàn công binh 25, sư đoàn 5, Quân khu 7. Tuyên dương ngày 29 tháng
8 năm 1985.
72. Trung đoàn công binh 509, Binh đoàn 12. Tuyên dương ngày 29 tháng 8
năm 1985.
73. Tiểu đoàn công binh 25, Sư đoàn 302, Mặt trận 479. Tuyên dương ngày
29/8/1985
74. Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn công binh 229, Bộ Tư Lện Công binh. Tuyên dương
lần thứ hai ngày 30/9/1989
75. Trung đoàn công binh 280, Quân khu 5. Tuyên dương ngày 30 tháng 9 năm
1989.
76. Tiểu đoàn công binh 15, sư đoàn 307, Quân khu 5. Tuyên dương ngày 30
tháng 9 năm 1989.
77. Tiểu đoàn 1, trung đoàn công binh 25, Quân khu 9. Tuyên dương ngày 30
15
tháng 8 năm 1989.
78. Trung đoàn công binh 131, Quân chủng Hải Quân. Tuyên dương ngày 13
tháng 12 năm 1989.
79. Đại đội 8, tiểu đoàn 3, lữ đoàn 229, Bộ Tư lệnh Công binh.Tuyên dương
ngày 13 tháng 12 năm 1989.
80. Trung đoan công binh 83, Bộ Tư lệnh Hải quân. Tuyên dương lân thứ hai,
ngày 20 tháng 12 năm 1994.
81. Lữ đoàn công binh 513 Quân khu 3. Tuyên dương lân thứ hai, ngày 20 tháng
12 năm 1994.
82. Lữ đoàn công binh 414, Quân khu 4. Tuyên dương ngày 31 tháng 7 năm
1998.
83. Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2. Tuyên dương ngày 31 tháng 7 năm
1998.
84. Tiểu đoàn công binh 25, Lữ đoàn 414, Quân khu 4. Tuyên dương ngày tháng
năm 1998.
85. Lữ đoàn công binh vượt sông 239, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương
ngày 31 tháng 7 năm 1998.
86. Lữ đoàn công binh 575, Quân khu 1. Tuyên dương ngày 11 tháng 6 năm
1999.
87. Tiểu đoàn vật cản 93/Bộ Tư Lệnh Công binh. Tuyên dương ngày 11/6/1999.
88. Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn công binh công trình 229, Bộ Tư lệnh Công binh.
Tuyên dương ngày 12 tháng 12 năm 2000.
89. Trung đoàn bảo quản công trình 72, Bộ Tư lệnh Công binh. Tuyên dương
ngày 12 tháng 12 năm 2000.
90. Lữ đoàn công binh 28 Quân chủng Phòng Không -Không quân Tuyên dương
ngày 12 tháng 12 năm 2000.
91. Lữ đoàn công binh 270, Quân khu 5. Tuyên dương ngày 12 tháng 12 năm
2000.
92. Tiểu đoàn công trình 27 thuộc Trung đoàn xây dựng công trình 293, Bộ Tư
lệnh Công binh. Tuyên dương ngày 12 tháng 12 năm 2000.
93. Trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3. Tuyên dương lần thứ ba, ngày 13
tháng 1 năm 20
94. Tiểu đoàn công binh 17 thuộc Sư đoàn 316, Quân khu 2. Tuyên dương ngày
13 tháng 1 năm 2003.
95. Lữ đoàn công bỉnh 25/ Quân khu 9. Tuyên dương ngày 13 tháng 1 năm
2005.
96. Tiểu đoàn 25/ Lữ đoàn 513/ Quân khu 3. Tuyên dương ngày 22 tháng 12
năm 2004.
97. Phòng Công trình quốc phòng /Binh chủng Công binh. Tuyen dương ngày
23 tháng 5 năm 2005.
98. Đại đội công binh tỉnh Phú Yên. Tuyên dương ngày 24 tháng 6 năm 2005.
99. Trung tâm công nghệ XLBMVN / Binh chủng công binh . Tuyên dương
ngày 21 tháng 12 năm 2005.
100. Trung đoàn công binh 131 Quân chủng Hải quân. Tuyên dương lần thứ hai
16
ngày 21 tháng 12 năm 2005.
101. Tiểu đoàn công binh 19 / Sư đoàn 395 / Quân khu 3. Tuyên dương ngày 21
tháng 12 năm 2005.
102. Lữ đoàn công binh 25 Quân khu 7. Tuyên dương ngày 21 tháng 12 năm
2005.
103. Trường Sĩ quan Công binh, BTL Công binh. Tuyên dương 13/03/2008.
2. Cán bộ, chiến sĩ Công binh được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân:
1. Phan Tư, đại đội trưởng, trung đoàn 555, Cục Công binh, quê Thọ Thành, Yên
Thành, Nghệ An. Tuyên dương ngày 31 tháng 8 năm 1955.
2. Chu Văn Khâm, trung đội phó, đại đội 56, tiểu đoàn công binh 206, Cục Vận
tải 3. Quê Thống Trưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú. Tuyên dương ngày 31 tháng 8 năm
1955.
3. Võ Văn Ngôm, tiểu đội phó, đại đội công binh tỉnh Mỹ Tho. Quê An Thới,
Châu Thành , Trà Vinh. Tuyên dương ngày 31 tháng 8 năm 1955.
4. Bùi Chát, trung đội trưởng công binh Trung đoàn 93, Đại đoàn 324. Quê
Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tuyên dương ngày 31 tháng 8 năm 1955.
5. Hoàng Văn Phác, đại đội phó, trung đoàn 333, Cục Công binh. Quê Tân
Thành, Lạng Giang, Hà Bắc. Tuyên dương ngày 7 tháng 5 năm 1956.
6. Lưu Viết Thoảng, Chính trị viên phó đại đội, Cục Công binh. Quê Đại Đồng,
Yên Dũng, Hà Bắc. Tuyên dương ngày 7 tháng 5 năm 1956.
7. Trần Quang Hiển, đại đội trường công binh. Quê Minh Quới, Châu Thành,
Sóc Trăng. Tuyên dương ngày 7 tháng 5 năm 1956.
8. Hồ Văn Bé , trung đội trưởng Trung đội công binh - đặc công tỉnh Tiền Giang.
Quê xã Lương Hoà Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiên Giang. Tuyên dương ngày 5 tháng
5 năm 1965.
9. Trần Văn Chuông. Tuyên dương ngày 31 tháng 8 năm 1965.
10. Nông Văn Việt, tiểu đội trưởng, trung đoàn công binh 7. Quê Phong Châu, Trùng
Khánh, Cao Bằng. Tuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
11. Cao Văn Khang, trung sĩ, công binh đảo Cồn Cỏ, Quân khu 4. Quê Hoằng
Khánh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
12. Hoàng Văn Nghiên, thượng sĩ, tiểu đội trưởng công binh, Bộ Tư lệnh 559.
Quê Ngũ Lão, Hoà An, Cao Bằng. Tuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
13. Cao Tất Đắc, chuẩn úy, đội phó đội phá bom 89, Quân khu 4. Quê Hoằng
Đông, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 18 tháng 6 năm 1969.
14. Liệt sĩ Bùi Ngọc Dương, trung đội phó, trung đoàn công binh 7, Mặt trận
Đường 9-Khe Sanh. Quê số 13, Trần Nhân Tông, Hà Nội. Tuyên dương 1969.
15. Liệt sĩ Nguyễn Văn Bích, trung đội phó công binh Bắc Gia Định, Mặt trận
Sài Gòn – Gia Định. Quê Trung An 2, Hooc Môn, Gia Định. Tuyên dương ngày
01/01/1967
16. Trần Ngọc Mật, chuẩn úy, Trung đội trưởng công binh, Quân khu 4. Quê
Xuân Tiến, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Tuyên dương ngày 22/12/1969
17. Vũ Tiến Đề, chuẩn úy, đội trưởng máy húc. Bộ Tư lệnh 559. Quê Đông
Hưng, Đông Quan, Thái Bình. Tuyên dương ngày 22 tháng 12 năm 1969.
17
18. Tô Quang Lập, thượng sĩ, trung đội trường công binh, Bộ Tư lệnh 559. Quê
Nghĩa Phương, Lục Nam, Hà Bắc. Tuyên dương ngày 22 tháng 12 năm 1969.
19. Nguyễn Văn Hùng, trung đội phó công binh bộ đội dịa phương Mặt trận Tây
- Bắc Sài Gòn - Gia Định. Quê An Phú, Củ Chi, Gia Định. Tuyên dương ngày 15
tháng 2 năm 1970.
20. Nguyễn Hữu Quang, tiểu đoàn trưởng công binh sư đoàn 3. Quê Cát Hạnh,
Phù Cát, Nghĩa Bình. Tuyên dương ngày tháng 2 năm 1970.
21. Ma Văn Viên, thượng sĩ, tiểu đội trưởng trung đoàn 289, Bộ Tư lệnh Công
binh. Quê Tân Dương, Định Hoá, Bắc Thái. Tuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
22. Nguyễn Ngọc Sâm, trung sĩ, tiểu đội trưởng, Bộ Tư lệnh Công binh. Quê Mễ
Sở, Văn Giang, Hải Hưng. Tuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
23. Nông Văn Nghi, trung úy, trợ lý công binh tỉnh đội Lạng Sơn. Quê Đào
Viên, Tràng Định, Lạng Sơn. Tuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
24. Nguyễn Văn Thân, thượng sĩ, tiểu đội trưởng công binh, Bộ Tư lệnh 559.
Quê Đức Long, Quế Võ, Hà Bắc. Tuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
25. Nguyễn Văn Thoát, thượng sĩ, tiểu đội trưởng công binh, Bộ Tư lệnh 559.
Quê Nông Thượng, Bạch Thông, Bắc Thái. Tuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
26. Lâm Tương, trung đội phó công binh, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng.
Quê Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tuyên dương ngày 5 tháng 9 năm 1970.
27. Trịnh Tố Tâm, đại đội trưởng công binh đoàn 4, Quân khu Trị-Thiên. Quê
Đồng Tâm, Ứng Hoà, Hà Sơn Bình. Tuyên dương ngày 20 tháng 9 năm 1971.
28. Lê Hữu Hãnh, trung sĩ, tiều đội trưởng đội 93, Bộ Tư lệnh Công binh. Quê
Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 1 tháng 10 năm 1971.
29. Hồ Thị Cảnh, công nhân quốc phòng, trung đoàn 217, Bộ Tư Lệnh Công
binh. Quê Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh. Tuyên dương ngày 1 tháng 10 năm
1971.
30. Hoàng Hữu Thanh, chuẩn úy, đại đội phó công binh, Bộ Tư Lệnh 559. Quê
Bội Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh. Tuyên dương ngày 1 tháng 10 năm 1971.
31. Nguyễn Bá Tòng, thiếu úy, chính trị viên phó đại đội công binh, Bộ Tư Lệnh
559. Quê Yên Bình, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Tuyên dương ngày 11 tháng 1 năm 1973.
32. Cao Văn Hậu, tiểu đội trưởng, trung đoàn 229, Bộ Tư lệnh Công binh. Quê
Khai Sơn, Anh Sơn, Nghệ Tĩnh. Tuyên dương ngày 23 tháng 9 năm 1973.
33. Nguyễn Việt Hồng, trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh, Bộ Tư lệnh 559. Quê
Thạch Trung, Thạch Hà, Nghệ Tĩnh. Tuyên dương ngày 31 tháng 12 năm 1973.
34. Hoàng Quang Tỉch, thiểu úy, đại đội phó công binh, Bộ Tư lệnh 559. Quê
Thống Nhất, Lục Ngạn, Hà Bắc. Tuyên dương ngày 31 tháng 12 năm 1973.
35. Phạm Văn Cờ, đại đội phó, trung đoàn công binh 98, Bộ Tư lênh 559. Quê
Thống Nhất, Gia Lộc, Hải Hưng. Tuyên dương ngày 31 tháng 12 năm 1973.
36. Lê Minh Trung, trung úy, công binh Quảng Nam-Đà Nắng. Quê Điện Tiên,
Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Năng. Tuyên dương ngày 12 tháng 9 năm 1975.
37. Liệt sĩ Ngô Xuân Thu, trung đội phó công binh, bộ đội địa phương Quảng
Đà. Quê Kim lũ, Kim Bảng, Hà Nam Ninh.Tuyên dương ngày 15 tháng 1 năm 1976.
38. Lê Huy Hoàng, trung đội trường công binh Tổng cục Hậu cần. Quê Trung
Thành, Nông cống, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 15 tháng 1 năm 1976.
18
39. Lương Văn Biêng, tiều đội trưởng công binh, trung đoàn 33, Quân khu 7.
Quê Nam Tiến, Quân Hoá, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 15 tháng 1 năm 1976.
40. Nguyễn Văn Tư, trung úy ữợ lý công binh tỉnh Kiên Giang. Quê An Bình,
Châu Thành, cần Thơ. Tuyên dương ngày 15 tháng 1 năm 1976.
41. Nguyễn Văn Tửu, thiếu tá, trung đoàn phó trung đoàn công binh 14. Bộ Tư
lệnh 559. Quê Thái Sơn, Nam Ninh, Hà Nam Ninh. Tuyên dương ngày 3 tháng 6 năm
1976.
42. Lê Công Tiến. Tuyên dương ngà 15 tháng 1 năm 1976.
43. Trần Văn Lâm, thượng sĩ, trung đội phó, Trung đoàn công binh 83, Quân
khu 5. Quê Nga Tiến, Nga Sơn, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
44. Ngô Quang Điền, trung úy công binh, chính trị viên Đại đội 10, tiểu đoàn
739, Quân khu 7. Quê Việt Thuần, Nam Ninh, Hà Nam Ninh, Tuyên dương ngày 6
tháng l1 năm 1978.
45. Lô Văn Trung, chuẩn úy, trạm trưởng trạm sửa chữa, Trung đoàn 289, Bộ Tư
lệnh Công binh. Quê Thiệu Ngọc, Thiệu Yên, Thanh Hóa. Tuyên dương ngày 6 tháng
11 năm 1978.
46. Nguyễn Xuân Hinh, trung úy, chính trị viên phó tiểu đoàn, Lữ đoàn 239, Bộ
Tư lệnh Công binh. Quê Tiến Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 6 tháng
11 năm 1978.
47. Trần Kim Xuân, thượng úy đội phá bom 93, Bộ Tư Lệnh Công binh. Quê
Đình Chu, Lập Thạch, Vĩnh Phú. Tuyên dương ngày 6 tháng l1 năm 1978.
48. Liệt sĩ Nguyễn Thị Nhạ, thượng sĩ trung đội trưởng công binh, Trung đoàn
14, Bộ Tư lệnh 559. Quê Thanh Lâm, Thanh Liêm, Hà Nam Ninh. Tuyên dương ngày
6 tháng l1 năm 1978.
49. Liệt sĩ Đoàn Bường, thiếu úy, trợ lý công binh huyện Thăng Bình, Quảng
Nam - Đà Năng. Quê Bình Triệu, Thăng Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuyên dương
ngày 6 thảngl 1 năm 1978.
50. Liệt sĩ Trần Văn Nuôi, đại đội phổ, tiểu đoàn 525, Quân khu 7. Quê Ngũ
Lạc, Cầu Ngang, Cửu Long. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
51. Võ Thị Hùy (tức Tín), trung đội trưởng công binh tỉnh Nghĩa Bình. Quê
Hoài Thanh, Hoài Nhơn, Nghĩa Bình. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
52. Lê Duy Chín, đại úy, tiểu đoàn trưởng công binh tỉnh Đồng Nai. Quê Xuân
Thành, Nghi Xuân, Nghệ Tĩnh. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
53. Mai Văn Ánh, thượng úy, đại đội trưởng công binh tỉnh Bến Tre. quê Mỹ
Thành, Châu Thành, Bến Tre. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
54. Hà Đông Hồ, thượng sĩ, trung đội trưởng công binh tinh An Giang. Quê Phú
Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
55. Cầm Bá Trừng, thượng sĩ, đại đội phó công binh, Sư đoàn 472, Bộ Tư lệnh
559. Quê Luân Khuê, Thường Xuân, Thanh Hoá. Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm
1978.
56. Đặng Công Nhân, trung úy, chính trị viên đại đội công binh 512 bộ đội địa
phương tỉnh Kiên Giang. Quê xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Tuyên dương ngày 6 tháng 11 năm 1978.
57. Vũ Duy Vang, thượng úy tiêu, đoàn công binh 278, Quân khu 7. Quê Đông
19
Mỹ, Đông Hưng, Thái Bình. Tuyên dương ngày 20 thángl2 năm 1979.
58. Tòng Văn Kim, trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh, công an vũ trang tỉnh Lai
Châu. Quê Noong Luông, Điện Biên, Lai Châu. Tuyên dương ngày 20 tháng 12 năm
1979.
59. Nguyên Như Bông, thượng úy, tiểu đoàn trưởng công binh, Quân đoàn 14.
Quê Trưởng Giang, Nông cống, Thanh Hoá. Tuyên dương ngàv 20 tháng 12 năm
1979.
60. Vũ Trọng Cường. Tuyên dương ngày 20 tháng 12 năm 1979.
61. Dương Đức Thùng, chuẩn úy, đại đội trưởng công binh thuộc Tiểu đoàn 4,
Lữ đoàn công binh 25 (nay là Trung đoàn công binh 550), Quân đoàn 4, dân tộc
Nùng. Quê xã Quốc Toản, Trà Lĩnh, Cao Bằng. Tuyên dương ngày 25 tháng 1 năm
1983.
62. Liệt sĩ Nguyễn Quốc Thất, thượng úy, đại đội trưởng Đại đội công binh 8
thuộc Tiểu đoàn 276, trung đoàn công binh 550. Quê xã Đà Sơn, Đô Lương, Nghệ
An. Tham gia chiến đấu tại chiến trường K, hy sinh ngày 28 tháng 3 năm 1984.
Tuyên dương ngày 29 tháng 4 năm 1985.
63. Nguyễn Văn Lanh. Tuyên dương năm 1989.
64. Trương Thị Hóa, tổ trưởng công binh xã Châu Thành, thị trấn Phụng Hiệp,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh cần Thơ. Quê Châu Thành, Phụng Hiệp, cần Thơ. Tuyên
dương ngày 20 tháng 12 năm 1994.
Câu 5: Theo đồng chí đễ xây dựng Binh chủng Công binh vững mạnh toàn
diện cần phải làm gì ?
Trong giai đoạn cách mạng mới, Bộ đội Công binh đã nỗ lực hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ tham mưu cho Bộ về xây dựng lực lượng; chỉ đạo huấn luyện chuyên
ngành công binh và bảo đảm kịp thời vũ khí, trang bị kỹ thuật công binh cho lực
lượng công binh toàn quân. Binh chủng tích cực nghiên cứu, tham mưu giúp Quân ủy
Trung ương và Bộ Quốc phòng về tổ chức, sử dụng lực lượng công binh toàn quân,
nhất là về tổ chức biên chế thời bình của các Trung, Lữ đoàn công binh; tiểu đoàn
công binh kiêm nhiệm tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả sập đổ công trình; tiểu
đoàn công binh vượt sông, tiểu đoàn công binh xây dựng đường hầm khâu độ lớn;
đáp ứng kịp thời nhiệm vụ bảo đảm công binh trong các tình huống....
Binh chủng cũng đã đề xuất với Bộ những chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng
huấn luyện, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng công binh toàn quân
sát thực tiễn. Quản lý nắm chắc tình hình và khả năng thực hiện nhiệm vụ của các
đơn vị, tham mưu chính xác, kịp thời, có hiệu quả việc bố trí lực lượng công binh trên
các địa bàn chiến lược khi có tình huống xảy ra. Chỉ đạo, bổ sung, hoàn thiện kế
hoạch, bảo đảm công binh cho các nhiệm vụ A, A2, … phòng chống lụt bão, phòng
chống khủng bố trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Phối hợp chỉ đạo công binh
các quân khu, xây dựng kế hoạch bảo đảm công binh phòng thủ trên biển, đảo. Tổ
chức trinh sát địa hình, đường sá, bến vượt, công trình chiến đấu, các dự án phát triển
kinh tế - xã hội trên các địa bàn quân khu để tham mưu cho Bộ quy hoạch, sử dụng
phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu sát thực tế.v.v...
Bên cạnh các nhiệm vụ khác, bộ đội công binh luôn hoàn thành đặc biệt xuất sắc
nhiệm vụ huấn luyện, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ đột
20
xuất được giao. Đây là nhiệm vụ được Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh thường
xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng phương châm
Cơ bản, thiết thực, vững chắc; sát thực tế chiến đấu, phù hợp với tổ chức biên chế và
khả năng trang bị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, A, A2, phòng chống
lụt bão, xây dựng công trình, rà phá bom mìn...
Do yêu cầu nhiệm vụ phát triển, lực lượng công binh đang thực hiện các nhiệm
vụ trên địa bàn nhiều tỉnh, chủ yếu vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, cơ sở hạ tầng kém phát triển, kinh tế rất khó khăn. Song các lực lượng của Binh
chủng được giao thực hiện nhiệm vụ luôn đề cao trách nhiệm chính trị, tuyệt đối
trung thành sống để dạ, chết mang theo, khắc phục vô vàn khó khăn, gian khổ hoàn
thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Cán bộ chiến sĩ của Binh chủng
đã đổ biết bao mồ hôi và cả máu nữa để xây dựng nên biết bao công trình quân sự
phòng thủ cho đất nước trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở,
có lúc phải đối mặt với tử thần, bệnh tật. Điều cần ghi nhận là bộ đội công binh đã
nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; tổ chức thi công
khoa học, hợp lý, đồng thời đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật. Nhiều sáng kiến được ứng dụng có hiệu quả như giải pháp kỹ thuật giảm âm,
thoát khói và cơ động pháo trong đường hầm (khắc phục hạn chế trước đây hầm pháo
dễ bị lộ, bộ đội bắn pháo trong hầm thường bị nhức tai, chảy máu...); giải pháp đào
bạt nhỏ, chui sớm để giữ bí mật công trình, tiết kiệm khối lượng đào bạt, tăng khả
năng an toàn khi thi công các đầu hầm, cải tiến kỹ thuật ván khuôn, áp dụng phụ gia
cho bê tông để tăng khả năng chống thấm, nâng cao chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật,
tiết kiệm và bảo đảm độ vững chắc.
Đặc biệt, bộ đội công binh đã nghiên cứu thiết kế biện pháp thi công đường
hầm trong môi trường cát, đường hầm độ lớn - công trình chưa có trong tiền lệ ở
nước ta, khắc phục việc đào hở khối lượng lớn, phá vỡ môi trường tự nhiên, không
giữ được bí mật, đã khẳng định khả năng của bộ đội công binh có đủ trình độ và điều
kiện thiết kế thi công các công trình ở điều kiện địa chất phức tạp, đa dạng.
Binh chủng cũng đã hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa,
nâng cấp các công trình DKI. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược và tầm quan
21
trọng to lớn, với tính chất, quy mô, tiến độ và yêu cầu kỹ thuật cao trong điều kiện
khí hậu khắc nghiệt và áp lực lớn trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông,
góp phần bảo vệ vững chắc thềm lục địa và vùng biển phía Nam của Tổ quốc. Các
công trình đều có khối lượng thi công lớn (gần 6.000 tấn vật tư, kết cấu cho mỗi công
trình). Địa điểm thi công xa đất liền từ 450-650 km, khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt.
Mặt khác nơi thi công nằm trong vùng có tranh chấp, tàu nước ngoài thường xuyên
hoạt động, khiêu khích. Nhiều công trình phải thi công trong điều kiện mưa bão, sóng
gió lớn, cán bộ chiến sĩ không di tản vào bờ, mà phải lên tàu cắt sóng chờ bão tan,
quyết tâm bám biển, bám công trình...
Để cho một mét vuông đất đai của Tổ quốc được sạch sẽ, bình yên, người lính
công binh phải đổ xuống biết bao mồ hôi và đôi khi cả máu nữa. Ai trong mỗi chúng
ta chắc hẳn đã nghe những câu chuyện cảm động về sự hy sinh của các chiến sĩ công
binh trong khi thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn. Và, rõ ràng đây là một nhiệm vụ
rất nặng nề và nguy hiểm với Bộ đội Công binh...
Quả đúng như vậy, đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nguy hiểm, gian khổ, có
tính rủi ro và độc hại cao, nhưng có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực sự là nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”. Trong
những năm qua lăn lộn trên các chiến trường, Bộ đội Công binh đã chiến đấu dũng
cảm, lao động quên mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng
22
đổi mới của đất nước, được nhân dân cả nước khâm phục. Trong khi làm nhiệm vụ,
một số đồng chí đã anh dũng hy sinh, có đồng chí phải mang thương tật vĩnh viễn.
Địa bàn làm nhiệm vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ chủ yếu là những nơi vùng
sâu, vùng xa, vùng rừng núi hiểm trở, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mức độ ô nhiễm
bom mìn cao, nhất là những địa bàn trọng điểm như các tỉnh biên giới phía Bắc, các
tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, hải đảo; các dự án lớn như: đường Hồ Chí Minh;
đường Trường Sơn Đông; đường dây 500KV Bắc Nam; khu lọc dầu Dung Quất; thủy
điện Yaly; cảng Bạch Long Vĩ; sân bay Pleiku; sân bay Đà Nẵng... Kết quả, đã dò tìm
giải phóng được hàng trăm nghìn ha mặt bằng ô nhiễm bom mìn, vật nổ. Đặc biệt
tháng 11/2004 đã xử lý thành công quả bom lớn nhất Đông Dương 22.000 Bảng Anh
(gần 5 tấn) tại Gia Lai, được Thủ tướng Chính phủ gửi thư khen.
23
Thực hiện nhiệm vụ xử lý bom đạn cấp 5, bộ đội công binh đã có sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật như: sáng kiến chế tạo bàn dập tháo hạt nổ bom bi quả dứa; chế tạo hệ
thống vòi xì tháo thủy lôi AMD-2/500 dùng cho xử lý cơ động; sáng kiến thiết kế hệ
thống tắm nóng tẩy tiêu độc. Đồng thời thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chấp hành
nghiêm quy tắc an toàn,... do vậy đã giảm được chi phí sức lao động, tiết kiệm cho
ngân sách quân đội hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhưng vẫn hoàn thành vượt mức
kế hoạch đặt ra, bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội và an toàn tuyệt đối.
Kết quả, đã xử lý an toàn tuyệt đối gần 10 nghìn tấn bom đạn cấp 5 và trên 1000
tấn bom đạn khác....Ngoài ra, Binh chủng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tư
vấn và tham mưu có chất lượng, hiệu quả cho Chính phủ, Bộ Quốc phòng trong triển
khai Chương trình 504: Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom
mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025.
Ghi nhận thành tích trong thực hiện nhiệm vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ tồn
đọng sau chiến tranh và nhiệm vụ xử lý bom đạn cấp 5, Nhà nước đã tặng thưởng 6
Huân chương Chiến công cho 6 tập thể (1 hạng Nhất, 3 hạng Nhì và 2 hạng Ba), 1
Huân chương Quân công hạng Ba cho 1 tập thể; đặc biệt 1 tập thể được Nhà nước
tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Trước những tác
động tiêu cực của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu và trong nước, nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, lao động làm kinh tế của các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong Binh
chủng đặt ra những thời cơ và thách thức mới (vốn, công nghệ, việc làm...). Song các
công ty, nhà máy, xí nghiệp trong Binh chủng luôn khẳng định được vị thế, uy tín và
chiều hướng phát triển tốt, đã coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải tiến
kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ thợ, phát huy thế mạnh về trang
bị, năng động trong sản xuất, kết hợp ngành nghề truyền thống với đa dạng hóa
ngành nghề, mở rộng bạn hàng nhằm thu hút nguồn vốn, tạo việc làm ổn định. Mặt
khác, khuyến khích động viên người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn, áp dụng nhanh vào
sản xuất... Vì vậy, 10 năm trở lại đây các sản phẩm hàng hóa đều đạt và vượt kế
hoạch đề ra, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.Chấp hành nghiêm pháp luật, thu
nộp ngân sách theo đúng quy định. Đặc biệt Binh chủng đã tham gia xây dựng nhiều
công trình kinh tế trọng điểm có vị trí ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh,
kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh của đất nước như: công trình Đa Mi Hàm Thuận, đảo Mè, đảo Phú
Quý, Hòn Hải, Dung Quất, Yaly, A Vương; công trình Âu tàu đảo Bạch Long Vĩ;
Luồng, Âu tàu Đảo Song Tử Tây; đường Hồ Chí Minh và hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ giúp bạn Lào sửa chữa xe máy Công binh (từ năm 2006 đến nay hàng năm đã sang
giúp bạn Lào sửa chữa xe máy Công binh thời gian 3 tháng/năm: trong sáu năm đã
sửa chữa hàng trăm lượt chiếc xe máy công binh, đào tạo hàng trăm nhân viên
chuyên môn kỹ thuật, xây dựng và hoàn thiện cho bạn một trạm sửa chữa và viện trợ
hàng chục tấn vật tư, hàng trăm tài liệu, học cụ huấn luyện…). Chỉ tính riêng trong 10
năm qua toàn Binh chủng đã hoàn thành 2 đề tài cấp Nhà nước, 17 đề tài cấp Bộ
Quốc phòng và ngành, 25 đề tài cấp Binh chủng, hàng trăm đề tài cấp cơ sở và trên
500 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhiều đề tài, sáng kiến được ứng dụng kịp thời cho
nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa chính
24
trị to lớn, được Nhà nước tặng thưởng 1 giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2005), 1 giải
thưởng Nhà nước (năm 2005) 14 Bằng khen của Bộ Quốc phòng. Đặc biệt, năm 2012
được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình khoa học: Các giải
pháp khoa học công nghệ trong thiết kế, xây dựng Trạm dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ
thuật (công trình DKI, giai đoạn 1990-2010). Trong những năm qua, Binh chủng đã
chủ động triển khai toàn diện, đầy đủ các hoạt động đối ngoại quân sự nhất là việc
tiếp nhận các nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, triển khai các dự án liên
quan đến dò tìm bom mìn vật nổ sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam đạt hiệu quả thiết
thực; tham gia nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng về bom mìn vật nổ, cứu hộ, cứu nạn đặc
biệt là tham gia 3 lớp đào tạo tiếng Anh với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đạt chất lượng
tốt chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo kế hoạch.
Hiện nay, Bộ đội Công binh luôn là một lực lượng mạnh, có tổ chức chặt chẽ,
phối hợp các mặt công tác nhịp nhàng, đồng bộ với các lực lượng khác để nâng cao
sức mạnh tổng hợp trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trước hết, cán bộ
chiến sĩ trong Binh chủng luôn luôn xác định rằng công việc nhiệm vụ ngày càng
nặng nề phức tạp hơn, trong khi biên chế không tăng. Nhưng, trong mọi hoàn cảnh, ở
đâu, làm việc gì, cán bộ chiến sĩ Công binh vẫn nỗ lực phát huy tô thắm truyền thống
Mở đường thắng lợi của các thế hệ đi trước để lại. Truyền thống vẻ vang vẫn là
nguồn năng lượng to lớn của Binh chủng hôm nay. Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh, cán bộ
chiến sĩ Binh chủng Công binh luôn quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của
Đảng, cảnh giác với âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; nắm vững nhiệm vụ
của quân đội, của Binh chủng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao. Thi đua huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, không ngừng nâng cao sức
mạnh tổng hợp của từng đơn vị và toàn Binh chủng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo
đảm công binh trong điều kiện chiến tranh địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Tích cực, chủ động tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Công binh toàn
quân thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng công trình chiến đấu, nâng cao khả năng phòng
thủ bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổ chức xây
dựng đường tuần tra biên giới bảo đảm chất lượng và tiến độ để tăng cường bảo vệ
chủ quyền an ninh biên giới, thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả để đổi mới trang bị kỹ
thuật Công binh. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ rà phá bom mìn, xử lý bom đạn cấp 5;
tham gia bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước;
nâng cao khả năng phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố giao
thông, phòng chống khủng bố phá hoại của địch.
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ xây dựng Binh chủng. Thực hiện tốt cuộc vận động
50, nâng cao chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tổ chức lao động sản xuất
làm kinh tế có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân
viên quốc phòng trong Binh chủng. Binh chủng Công binh đang nỗ lực thực hiện
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng là đơn vị được Đảng và Nhà nước phong
tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” lần thứ hai. Tôi tin tưởng
25