Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 31 trang )

Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I: TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRONG XÂY DỰNG CẦU
I.

Các tổ chức quản lý trong xây dựng cầu

Chủ đầu tư: Tổng Công Ty Phát Triển Hạ Tầng Và Đầu Tư Tài Chính Việt Nam.
Nhà thầu: Tập Đoàn Xây Dựng Và Kĩ Thuật GS-Engineer & Construction Corporation.
Tư Vấn Giám Sát: Ban Quản Lý Dự Án Đường Ô Tô Cao Tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Tư Vấn Thiết Kế: Công Ty TNHH Xây Dựng Hải Ánh.
II. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu.
1. Chủ đầu tư – ban quản lý dự án.
Chủ đầu tư là các cá nhân hay tổ chức bỏ vốn ra để xây dựng cầu nói riêng và các công
trình xây dựng nói chung
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của nhà thầu, kiểm soát khối lượng,
chất lượng công trình, đôn đốc tiến độ đáp ứng các điều kiện về pháp lý, giải phóng mặt bằng
và thanh toán cho nhà thầu.
Chủ đầu tư mời thầu qua hình thức đấu thầu để chọn ra nhà thầu đáp ứng được các yêu
cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu
quả.
2. Nhà thầu
Là tất cả các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh, hành nghề xây dựng trong đó có nội
dung tư vấn , khảo sát thiết kế và xây dựng giao thông. Có khả năng thực hiện được các công
việc thiết kế cũng như thi công .
3. Tư vấn thiết kế.
Tư vấn thiết kế có nhiệm vụ thường trực giám sát quyền tác giả thiết kế. Trước hết là bảo
vệ những nội dung và tiêu chuẩn trong thiết kế kĩ thuật. Khi có nững thiếu sót trong thiết kế thì


kịp thời bổ sung hoặc làm rõ. Đồng thời cùng các bên giải quyết những vấn đề vướng mắc kĩ
thuật phát inh trong thi công.
4 Tư vấn giám sát
Tư vấn giám sát thay mặt nhà thầu trực tiếp giám sát và quản lý chất lượng, quản lý thiết
bị kĩ thuật, quản lý khối lượng và theo dõi tiến độ giúp cho nhà thầu điều hành dự án tốt.
Ngoài ra tư vấn còn có trách nhiệm cung ứng vứi nhà thầu, tìm cách giải quyết những
vấnđề còn vướng mắc kĩ thuật cũng như thủ tục phát sinh trong thi công.
5 Quan hệ giữa các bên tham gia xây dựng cầu
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 1


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu là quan hệ kinh tế bình đẳng thông qua kí kết hợp
đồng kinh tế, mỗi bên đều có trách nhiệm trước pháp luật về những điều khoản đã kí kết trong
hợp đồng.
Trong quá trình thi công, quan hệ giữa các nhà thầu với nhau là quan hệ hợp tác, mỗi bên
đều hoàn thành trách nhiệm của mình và có 1 mục đích chung là đảm bảo chất lượng công
trình, không để xảy ra sự cố về tai nạn đưa công trình vào sử dụng đúng tiến độ.
III. Chức năng các tổ chức
1. Phòng kĩ thuật
Đảm nhiệm về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng trong việc thi công các hạng mục của
công trình. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các đơn vị thi công . Thực hiện công tác giám
sát, kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục của công trình . Tổ chức xử lý kỹ thuật và kiểm tra phát
sinh đối với các hạng mục phức tạp, khối lượng phát sinh lớn, kéo dài thời gian thi công. Trực
tiếp xử lý kỹ thuật đối với các hạng mục công việc khi được ủy quyền.Trực tiếp giải trình các

vấn đề về kỹ thuật.
2 Phòng thiết bị vật tư
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, mua sắm và cung cấp các vật tư, trang thiết
bị phục vụ cho công tác xây dưng,thí nghiệm . Theo dõi công tác an toàn lao động và quản lý
vật tư trang thiết bị của nhà thầu theo quy định . Lập kế hoạch dự trù vật liệu và trang thiết bị,
liên hệ mua sắm vật tư, trang thiết bị (xi măng, cát, đa, sắt thép,máy cẩu, máy xúc…), các thiết
bị phục vụ cho công tác thí nghiêm theo quy định. Nhập kho, sắp xếp kho tàng, bảo quản đảm
bảo chất lượng, an toàn theo đúng chế độ chuyên môn. Phối hợp với các tổ, đội thi công trong
định mức vật tư, thiết bị cho các nội dung thực tập về việc đáp ứng và chi phí. Duyệt dự trù và
cấp phát đúng nhu cầu của các đơn vị sản xuất và thi theo quy định . Lập sổ sách theo dõi vật
tư theo đúng nguyên tắc và chế độ nhà nước quy định, thanh quyết toán kịp thời về sử dụng các
vật tư. Kiểm kê định kỳ và đề xuất thanh xử lý theo quy định. Thực hiện quyết toán vật tư tiêu
hao; lập báo cáo tình hình thực hiện định mức tiêu hao của máy móc và vật tư.Thảo luận ký kết
hợp đồng, lập phương án phân phối trình Ban giám đốc duyệt, tổ chức tiếp nhận thiết bị. hành,
đào tạo, bàn giao, lập hồ sơ và nội quy sử dụng thiết bị. Thực hiện thu hồi thành phẩm thực tập
và nghiên cứu theo chế độ hiện hành. Định kỳ kết hợp với kiểm kê, tổ chức kiểm tra kỹ thuật
thiết bị đề xuất thanh xử lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử
dụng được. Theo dõi đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý vật tư và máy móc thiết
bị của các đơn vị sản xuất . Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt và tổ chức sửa chữa, bảo
dưỡng, bảo trì thiết bị. Tham gia theo dõi công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ
chung của toàn bộ công trường. Đảm bảo qui chế sử dụng các thiết bị áp lực.
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 2


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp


3 Phòng tổ chức
Thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh.
công tác cán bộ, đào tạo, bồ dưỡng, tuyển dụng, quản lý và điều phối sử dụng nhân lực.
Công tác báo cáo thống kê nhân lực.
Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đáp ứng mục tiêu ổn định, thống
nhất và sự phát triển bền vững của Công ty. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công
nhân viên.
Công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến các công tác: hội họp
tổ chức sắp xếp công tác và giao dịch của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các cán bộ kỹ
thuật, công nhân viên Các công tác khác về tổ chức Công ty. Lập kế hoạch sản xuất trong phạm
vi trách nhiệm của phòng theo quy định Lập báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất trong phạm
vi trách nhiệm được giao định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định và yêu cầu của lãnh
đạo công ty.
4 Phòng hành chính
1. Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Công ty.
- Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân.
- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn, soạn thảo thỏa ước lao động tập thể hàng năm.
2. Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao
động theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí, chế độ nghỉ việc do
suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
cho cán bộ, công nhân.
3. Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân
cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất-kinh doanh.
- Xây dựng phương án về quy hoạch đội ngũ cán bộ, lực lượng công nhân kỹ thuật của
doanh nghiệp, đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trần Việt Hùng - 60CĐB12


Page 3


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

- Lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ
thực hiện.
- Giải quyết các thủ tục chế độ chính sách khi cử người đi học, đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức.
4. Xây dựng các định mức đơn giá về lao động. Lập và quản lý quỹ lương, các quy chế
phân phối tiền lương, tiền thưởng theo các quy định của Nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo quỹ lương doanh nghiệp.
5. Là thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng, Hội đồng kỷ luật của doanh nghiệp,
thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Là thường trực giúp việc Ban chỉ đạo thực
hiện quy chế dân chủ của doanh nghiệp. Có trách nhiệm đôn đốc, tiếp nhận thông tin, báo cáo
của các đơn vị, tổng hợp báo cáo lãnh đạo. Theo dõi, nhận xét cán bộ, công nhân để đề xuất
việc xét nâng lương, thi nâng bậc hàng năm.
6. Xây dựng chương trình công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ doanh nghiệp, theo dõi, xử
lý các đơn khiếu nại, tố cáo.
7. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương… theo quy định của pháp
luật, quy chế và Điều lệ doanh nghiệp.
5 Phòng tài vụ
Hằng năm tổ chức thực hiện các quy trình triển khai kế hoạch đầu tư của từng dự án: Xây
dựng, thẩm định phê duyệt dự án; hoạt động mua sắm trang thiết bị đầu tư thuộc các dự án (tổ
chức đấu thầu: xây dựng và xin phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, tổ chức chấm
thầu, lựa chọn Nhà thầu, phê duyệt kết quả, thương thảo hợp đồng...); theo dõi và giám sát tiến
độ thực hiện dự án, đầu mối quản lý các hợp đồng kinh tế của từng dự án; tổ chức việc báo cáo,
đánh giá, giám định kết quả thực hiện dự án theo quy định.Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực

hiện sửa chữa chống xuống cấp các công trình kiến trúc; phối hợp với các đơn vị liên quan xây
dựng phương án, giám sát thi công, nghiệm thu và đưa vào sử dụng các công trình sửa chữa,
cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và bộ máy kế toán theo quy định về chế độ kế toán hiện
hành. Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra giám sát các đơn vị lập dự trù, kế hoạch chi ngân sách
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 4


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Có trách nhiệm tham gia xây dựng các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên kết đào tạo để tham
mưu cho giám đốc các điều khoản liên quan đến thủ tục tài chính được quy định trong các loại
hợp đồng; theo dõi các khoản thu, chi để đảm bảo thực hiện đúng các điều khoản về tài chính
đã được quy định trong hợp đồng, nếu thực hiện chưa đúng thì kịp thời thông báo với đơn vị
đầu mối quản lý để có phương án giải quyết.
Thanh toán, quyết toán, giám sát thu chi.
6. Phòng kinh tế kế hoạch
Xây dựng các văn bản quy định về quản lý lĩnh vực tài chính, ngân sách tại địa phương
theo phân cấp và theo chức năng để tham mưu cho lãnh đạo phòng trình cấp có thẩm quyền
xem xét, ban hành đồng thời tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo dõi, xây dựng, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB và lồng ghép các chương trình,
dự án và chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố.
Hàng tháng tổng hợp báo cáo với Trưởng phòng về thu, chi và tình hình tài chính của đơn
vị. Tham mưu trong việc công khai tài chính theo qui định.
Thực hiện công tác văn thư - lưu trữ của cơ quan, tiếp nhận, phân loại trình Lãnh đạo xử
lý và chuyển công văn kịp thời, chính xác; Lưu trữ và bảo đảm thực hiện nguyên tắc bảo mật

tài liệu theo qui định hiện hành.
7.Ban chỉ huy công trường
a.Chỉ huy trưởng
Đốc thúc tiến độ thi công phần việc trong phạm vi quản lý.
Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan đến công trình.
Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yeu cầu cụ thể phải đưa ra tiến độ thực thi àng
tuần).
Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ.
Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kì
Kiểm soát cán bộ thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kì hoặc bất thường
Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để giải quyết ngay các vướng mắc
trên công trường khi có phát sinh.
Họp cán bộ toàn công trường khi có thông tin mới. Nên có họp định kì về tiến độ, phương
thức triển khai thi công.

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 5


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Kiểm tra kí khối lượng thanh toán cho công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu
tư.
Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kĩ thuật và
cán bộ thanh toán.
Tổ chức đời sông sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường. Liên lạc với chính
quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn.

b.cán bộ kĩ thuật hiện trường
Nắm được bản vẽ phê duyệt dùng thi công.
Đưa ra biện pháp thi công cụ thể, với các công tác hạng mục khó yêu cầu bàn bạc với chỉ
huy trưởng.
Chủ động làm biên bản nghiệm thu công tác công việc cần nghiệm thu.
Vẽ hoặc kiểm tra kĩ bản vẽ hoàn công trước khi gửi tư vấn giám sát kí.
Đưa ra tiến độ sơ bộ tuần và tháng cho công việc trực tiếp quản lý thi công.
Trao đổ trực tiếp với chhir huy trưởng phần việc liên quan ngoài khả nang của mình.
Bố trí các cặp file hồ sơ, danh mục dầy đủ tạo điều kiện cho các bộ phận kháctham chiếu
hoặc tham khảo. Tạo điều kiện trong quá trình bàn giao công tác và nắm bắt hồ sơ cho người
tiếp nhận.
Làm khối lượng thanh toán tổ đội theo tháng và theo yêu cầu của chỉ huy. Đối chiếu khối
lượng thực thanh toán tổ đội và khối lượng dự toán, khối lượng thanh toán A cho cùng 1 công
việc
c.Cán bộ kĩ thuật làm thanh quyết toán
Nắm được bản vẽ đã phê duyệt, dự toán đầu vào và lên danh mục công tác phát sinh (nêu
rõ nguyên nhân), đưa ra hướng giải quyết.
Theo dõi biên bản ký, các biên bản cần có thông qua list cho từng đầu mục và công việc.
Sau khi tính toán khối lượng thanh toán đối chiếu với khối lượng của kỹ thuật hiện trường
nhằm tránh sai sót.
Cập nhật các thông tư nghị định, công văn nhà nước có liên quan đến thanh toán công
trình.
Trao đổi với chỉ huy phần công việc liên quan ngoài khả năng của mình.

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 6


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình


Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Sơ đồ tổ chức quản lý trong xây dựng cầu Bala - B07
Công Ty TNHH Hải Ánh
Giám Đốc: Nguyễn Văn Tâm
0983537459

Dự Án Cầu Ba La – B07
Chỉ Huy Trưởng:Nguyễn Việt Cường

Quản lý gói thầu B-07
Nguyễn Văn Hiền

0912620727

0915191672

Kỹ sư công trường

Kỹ sư công trường

Nguyễn Văn Hiếu

Nguyễn Văn Đông

0983470080

0989660730


Bế Hồng Quân
0986060985

Đội 1: Đội trưởng:

Đội 2: Đội trưởng:

Đội 3: Đội trưởng:

Lê Văn Khánh

Lên Văn Thanh

Nguyễn Văn Sơn

Số người: 19

Số người: 09

Số người: 15

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG BAN CỦA NHÀ THẦU

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 7


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình


Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG II: MÁY MÓC, THIẾT BỊ THI CÔNG CẦU
I.Máy làm đất
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 8


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

1 Công dụng của máy làm đất.
Đào phá đất là việc tách khỏi khối đất nguyên thổ, là 1 nguyên công chủ yếu của quá
trình gia công đất. Gần 80% khối lượng đào và vận chuyển đất được thực hiện nhờ tác động
trực tiếp của các bộ phận công tác của máy làm đất với đất
2 Phân loại máy
a.Máy ủi
Máy ủi là loại máy thi công công tác san đất. Nó có thể đào đất và đắp đất với độ sâu đào
và chiều cao đắp khoảng 1 ÷ 1,5 m, nhưng không quá 2 m. Đồng thời nó có thể vận chuyển đất
đi với khoảng cách tối đa khoảng 100 ÷ 180 m, thuộc vào loại máy san có cự ly vận chuyển
trung bình. Cự ly vận chuyển đất thích hợp và hiệu quả nhất là khoảng 25 ÷ 100 m. Máy ủi
thích hợp công tác với các loại đất cấp I, II, III. Còn nếu phải công tác đất cấp IV thì cần phải
làm tơi trước bằng các loại máy đào khác, trong trường hợp này chủ yếu máy ủi làm nhiệm vụ
vận chuyển và đắp đất. Khi vận chuyển đất máy ủi có thể leo dốc với độ dốc nhỏ khoảng 1020 % (máy ủi không nên leo dốc có độ dốc quá 30 %).

Máy D6H-LGP
Thông số kĩ thuật máy ủi D6H-LGP
Model


D6H-LGP

Model động cơ

WD 615T1-3B

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 9


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Công suất (kW/rpm)

120/1850

Mức tiêu hao nhiên liệu (g/kW.h)

≤211

Mômen xoắn lớn nhất (N.m/rpm)

760/1150

Kiểu lưỡi ủi


Dạng thẳng đứng

Trọng lượng toàn xe (kg)

16730

Bán kính quay xe nhỏ nhất (m)

3.2

Khả năng leo dốc (°)

30

Lực kéo lớn nhất(kN)

138

Tốc độ số tiến(km/h)

3.8/6.6/10.6

Tốc độ số lùi (km/h)

4.9/8.5/13.6

Độ dài tiếp đất của dây xích (mm)

2430


Bề rộng của bánh xích (mm)

510

Áp suất tiếp đất (kPa)

66

Khoảng cách cách đất nhỏ nhất (mm)

400

Dài x Rộng x Cao (mm) của toàn xe

5295 x 3416 x 3191

Rộng x Cao (mm) của lưỡi ủi

3416 x 1145

Độ nghiêng của lưỡi ủi (°)

55

Dung tích lưỡi ủi (m3)

2.65

Độ sâu cắt mặt đất lớn nhất của lưỡi ủi
(mm)

Nơi sản xuất

545
Nhật Bản

b.Máy xúc gầu nghịch HITACHI EX-120
Máy xúc gầu nghịch được dùng phổ biến trong xây dựng. Máy xúc gầu nghịch thường
dùng để đào các hố móng sâu hơn vị trí nền đất tự nhiên, máy làm việc hiệu quả khi đứng một
chỗ đào đất đổ đống trên bờ hay đổ lên phương tiện vận chuyển phổ thông là ô tô tải. Do khi
bắt đầu đào máy xúc nghịch phải tiếp đất ở vị trí xa trọng tâm máy nhất, khác với máy xúc gầu
thuận bắt đầu đào ở vị trí gần máy nhất, cho nên máy đào gầu nghịch thường có dung tích gầu
không lớn, nhỏ hơn nhiều so với máy đào gầu thuận cùng công suất. Loại máy xúc nghịch phổ
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 10


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

biến dùng trong xây dựng có dung tích gầu trong khoảng 0,15-0,5 m³. Các loại máy xúc gầu
nghịch điều khiển bằng thủy lực được sử dụng rộng rãi hơn loại điều khiển bằng cáp và có thể
có dung tích gầu đào tới 3,3 m³. Tuy khối tích gầu đào phân bố trong rải giá trị nhỏ, hơn nhiều
máy xúc gầu thuận, nhưng máy xúc gầu nghịch lại có thể làm việc đa năng hơn máy đào gầu
thuận. Do khi công tác đứng cao hơn vị trí công tác (trên bờ) nên không phải làm đường công
vụ cho máy xuống vị trí công tác như máy đào gầu thuận.

Máy xúc HITACHI EX-120
Thông số kĩ thuật của máy

Hãng sản xuất

Hitachi

Loại

Bánh xích

Công suất định mức (kw)

63

Dung tích gàu (m3)

0.55

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 11


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Chiều dài tay gàu (mm)

3000

Trọng lượng vận hành (kg)


8610

Khả năng đào cao (mm)

8840

Khả năng đào sâu (mm)

6060

Tầm cao đổ tải (mm)

6440

Tầm vươn xa nhất (mm)

8740

Động cơ

ISUZU 4BD1T

Kích thước tổng thể (mm)

7580

Xuất xứ

Japan


II Thiết bị thi công cọc khoan nhồi
1 Thi công khoan phản tuần hoàn
Đây là phương pháp tạo lỗ đặc biệt, khác với kiểu thông thường vốn lấy đất lên trực tiếp
bằng thiết bị khoan hay đào và tuần tự sau mỗi lần khoan đào. Ở phương pháp bơm phản tuần
hoàn việc tách đất hố đào ra khỏi nền đất, và việc lấy đất từ dưới hố lên được thực hiện đồng
thời nhưng do hai bộ phận thiết bị khác nhau thực hiện: việc tách đất nền và làm tơi nhỏ đất
mùm khoan thành bùn có thể thực hiện bằng các phương pháp sói rửa, khoan hay đào, còn việc
lấy đất mùn khoan được thực hiện bằng hệ thống bơm hút công suất lớn. Hệ thống bơm này hút
toàn bộ đất mùm khoan đã được hòa với dung dịch bentonite (dung dịch giữ thành hố đào)
thành bùn lỏng, theo đường ống (trong phương pháp khoan, hệ đường ống này chính là cần
khoan) đưa lên mặt đất trên miệng hố đào. Trong phương pháp này dung dịch Bentonite chứa
đựng trong lòng nó một lượng đất rất lớn lấy từ hố đào lên, nên không thể dùng lại được như
kiểu tạo lỗ thông thường, do đó mới gọi phương pháp tạo lỗ đặc biệt này là phản tuần hoàn. Ở
kiểu thông thường dung dịch bentonite ra khỏi hố đào chỉ chứa lượng đất cát ít hơn rất nhiều,
do phần lớn đất đã được vét lên riêng rẽ rồi, nên được thu hồi lại, rồi được xử lý lọc cát sạn, sau
đó lại được bơm trở lại hố đào để tiếp tục dùng lại vài lần, tạo ra một vòng tuần hoàn dung dịch
bentonite.
Lưỡi cắt đất dạng chân vịt tàu thủy (tức là dạng cánh quạt) khoan vào trong đất nhờ gắn
vào đầu cần khoan, là các đường ống bơm, xoay tròn. Sau khi đất đã được làm tơi nhỏ thành
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 12


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

mùn khoan, thì được máy bơm hút công suất lớn, bơm lên trên mặt đất cùng với dung dịch giữ

thành hố đào qua đường cần khoan.

khoan phản tuần hoàn
2 Khoan cọc nhồ kiểu thùng đào
Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào bao gồm hệ thống cần (trục) khoan và đầu mũi khoan
(gầu khoan). Toàn bộ hệ thống này thường được lắp vào cần trục bánh xích nặng khoảng 30
đến 80 T, chủ yếu sử dụng động cơ thuỷ lực. Cần khoan làm bằng thép gồm 3 đến 5 đoạn lồng
vào nhau như cột ăng ten, chiều dài cần từ 12 m đến 18 m. Khi khoan các đoạn phía trong tự
thò ra cho đến khi ra hết cả 5 đoạn, chiều sâu khoan từ 30 m cho đến 64 m. Gầu khoan hình
thùng phuy có đường kính các loại từ 600 mm đến 2.000 mm. Các loại máy khoan cọc nhồi
dùng tại Việt Nam chủ yết là của các hãng HITACHI, NIPON, SUMITOMO v.v. do Nhật Bản
sản xuất. Tại công trường cầu Ba La ta dùng máy KH-125.

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 13


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Máy khoan cọc nhồi
Với điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nếu dùng máy khoan nguyên chiếc nhập từ
nước ngoài về thì quả là khó khăn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy đã có
một số đơn vị đưa ra giải pháp chỉ nhập máy cẩu trục về và chế tạo phần đầu khoan tại Việt
Nam cho giảm giá thành thu hồi vốn nhanh mà chất lương không kém của ngoại,chủng loại
phong phú.



Máy cọc khoan nhồi KH-125

Đầu máy khoan KH-125 có 2 mô tơ thủy lực để dẫn động nhằm làm tăng mô men xoắn lên,
máy khoan này có 5 bơm, 2 pittong liền trục là bơm chính, 1 bơm để quay toa, 1 bơm điều
khiển các xi lanh đóng mở côn, phanh tời nâng và phanh di chuyển, còn 1 bơm là bơ dùng để
điều khiển xi lanh ép kelly.
Khi khoan thì đầu cọc khoan dùng nguồn động lực được tạo bởi 2 pittong bơm liền trục.

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 14


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Kết cấu gầu khoan KH-125
Tổng thể và các bộ phận
III Thiết bị căng kéo cáp dư ứng lực
1 Bơm dầu.(ZB4-500)
Công dụng của bơm dầu ZB4-500: Chuyên dùng để cung cấp dầu thủy lực cho các loại
kích có lực căng kéo hoặc lực nâng từ 25 tấn đến 650 tấn.
Loại bơm này là loại bơm pít tông, kiểu bơm kép,
mỗi một bơm gồm 03 bộ đôi pít tông. Loại bơm này có
các thông số cơ bản sau:
+ Áp suất làm việc: p = 50MPa (500kG/cm2)
+ Lưu lượng bơm: Q=2x2 lít/phút.
+ Công suất động cơ: 3 kW
+ Trọng lượng: 120 kg

Máy ZB4-500
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 15


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

2 Kích căng kéo
Được sử dụng trong thi công cầu Ba La là kích YCQQ để căng kéo cáp 12T 12.7mm và
kích YD350 dùng trong căng kéo cáp 12T 15.7mm.

YCQQ (nhỏ) và YD350 trong thi công cầu Ba La
3 Nêm, Neo trong căng kéo cáp
+ Đĩa đóng neo công tác: Đĩa đóng neo công tác là phụ kiện dùng để khống
chế khe hở giữa cáp và nêm công tác trong quá trình căng kéo, khống chế
độ chuyển dịch của nêm sau khi đóng neo công tác đồng thời truyền lực
nén từ thiết bị căng kéo tới neo công tác khi hệ thống làm việc
+ Nêm, neo: là chi tiết hết sức quan trọng tong cơ cấu dự ứng lực, nó
tiếp xúc và truyền lực cho cáp khi căng kéo. Nêm neo còn làm nhiệm vụ
duy trì ứng suất dư cho dầm bê tông trong suốt quá trình làm việc của dầm.
Lượng ứng suất dư đó làm tuổi thọ của dầm, sức chịu tải tăng lên rất mạnh.

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 16



Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Tiêu chuẩn của nhiều nước

(kể cả Việt Nam) quy định nêm
neo phải có khả năng chịu tải
đạt 92% lực đứt cáp. Tiêu chuẩn
ASTM A 416-90A đạt 95% lực
đứt cáp.
a Đầu neo
Đầu neo được chế tạo bàng
thép C45 theo TCVN 1659-75.
Đô cứng phải đạt 28±4 HRC
b Chấu neo
Làm bằng thép hợp kim, có
khả năng nhiệt luyện để đảm
bảo độ cứng bề mặt.
c Đế neo
Gang xám graphit tấm GX
15-32 để chế tạo đế neo theo
TCVN 1659-75

Nêm và bát neo, neo
IV Thiết bị lao lắp kết cấu nhịp
1 Cần cẩu
Cần cẩu giữ vị trí số một trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Cần cẩu là thiết bị
nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và láp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng,
xây dựng công nghiệp, các công trình thủy điện…. Cần cẩu có vị trí rất quan trọng trong các

thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu gồm: sức nâng, mô
men cẩu, tầm với, chiều cao nâng móc cẩu lớn nhất, khả năng vượt dốc của cần trục, trọng
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 17


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

lượng cần trục, tốc độ làm việc của cần cẩu Những thông số kỹ thuật cần thiết khi chọn cẩu sao
cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể.

Cần cẩu HITACHI KH-125
Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Thông số chung
Trọng lượng hoạt động

36600 kg

Kích thước vận chuyển
Dài
Rộng

3350 mm

Cao


3175 mm

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 18


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Động cơ
Mã hiệu

H 06C-T

Hãng sản xuất

Hino

Công suất bánh đà

110 kW

Tốc độ động cơ khi không tải

2000 Vòng/phút

Hệ thống thuỷ lực
Kiểu bơm thuỷ lực


pit tông hướng trục thay đổi lưu lượng

Áp suất làm việc của hệ thống

28 Mpa

Lưu lượng

400 Lit/phút

Cơ cấu quay
Tốc độ quay

4 Vòng/phút

Bộ di chuyển
Tốc độ di chuyển

1.8 km/h

Khả năng leo dốc

22 Độ

Áp suất tác dụng lên đất

0.53 kN/m2

Chiều dài dải xích


5035 mm

Chiều rộng dải xích

3350 mm

Chiều rộng guốc xích

760 mm

Cần nâng
Chiều dài cơ sở

10000 mm

Chiều dài lớn nhất

40000 mm

Chiều dài cần phụ

6100 mm

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 19


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình


Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

Móc chính
Tốc độ nâng

70 m/phút

Khả năng nâng

35 Tấn

Móc phụ
Tốc độ nâng

70 m/phút

Khả năng nâng

5 Tấn

2 Giàn lao
Giàn thép gồm nhiều đoạn thép lắp lại với nhau nhờ mối ghép bu lông, chiều dài giàn thép
>35m, trên giàn thép có 2 đường ray di chuyển các xe con mang dầm 4 chân giàn thép có lắp
bánh xe sắt để di chuyển trên ray.

CHƯƠNG III: QUẢN LÝ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
1 Tổ chức công trường xây dựng.
a.Bãi đúc dầm
Bãi đúc dầm được nhà thầu thi công trọn có vị trí thuận lợi cho công tác vận chuyển dầm

tới công trường xây dựng, thuận lợi cho công tác lao lắp kết cấu nhịp. Bãi đúc dầm nằm ngay
cạnh cầu nên rất thuận tiện cho việc di chuyển kết cấu nhịp khi lao kéo. Với diện tích lên tới
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 20


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

hơn 1000m2 của cầu Ba La rất thuận lợi cho công việc chế tạo, lắp ghép, bảo dưỡng và chứa
dầm. diện tích khá rộng nên bãi đúc dầm còn được bố trí thêm kho chứa vật liệu, máy móc và
lán trai cho công nhân bảo vệ của bãi đúc dầm.
Tại bãi đúc dầm nhà thầu thi công đã bố trí hệ thống đường ray, xe goòng phục vụ quá
trình sang dầm và lao lắp sau này, bãi đúc dầm được xây dựng trên nền đất cứng, được đầm nén
kĩ đảm bảo ổn định trong quá trình thi công và không bị ngập nước trong mùa mưa.

Bãi đúc và chứa dầm
b.Kho bãi trong công trường

Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 21


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp


Xi măng: được cất giữ trong các kho có mái che để tránh ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết
như nắng, mưa, gió, bão...vv. Các kho này được bố trí gần công trường để thuận tiện cho công
tác vận chuyển. Các kho phải rộng rãi, khô ráo, thoát nước tốt...
Cốt thép: được tập kết ngay tai
xưởng gia công để thuận tiện cho việc thi
công được nhanh chóng. Cốt thép phải
được phủ bạt chống mưa nắng làm han gỉ.
Nếu để lâu se được đánh hết gỉ trước khi
gia công.
Xưởng gia công cốt thép cũng được
đặt ngay tại vị trí bãi đúc dầm. Lán trại
của bảo vệ được đặt ngay bên xưởng gia
công cốt thép.

Bãi tập kết cốt thép

Xưởng gia công cốt thép
Hệ thống nhà kho chứa thiết bị lao động, máy moc thi công được bố trí gần lán trại của
công nhân. Hệ thống nhà lán trại công nhân và giám đốc nằm bên cạnh cầu thuận tiện cho việc
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 22


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

di chuyển, lấy thiết bị thong tin máy móc cho công nhân.


Kho thiết bị và lán trại công trường
2.Công tác giám sát
2.1.Mục đích
Giám sát, theo dõi công trình xây dựng. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, duyệt biện
pháp thi công công trình. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Quản lý.
2.2. Các trách nhiệm chính
Giám sát thi công các công trình theo sự phân công
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 23


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

a. Trực tiếp kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình thi công công trình tại hiện trường. Cập
nhật
thông tin vào sổ nhật ký công tác hàng ngày.
b. Nhắc nhở và đình chỉ thi công khi phát hiện vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chất
lượng,
an toàn công trình theo thiết kế và biện pháp đã duyệt.
c. Làm đầu mối giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong thực tế thi công trên công
trường.
d. Lập biên bản nghiệm thu công việc, hạng mục công trình.
Theo dõi công trình xây dựng được phân công
a. Mở sổ theo dõi công trình.
b. Kiểm tra công tác thi công của các đơn vị căn cứ vào khối lượng thực tế, phiếu nghiệm
thu định kỳ/đột xuất
c. Phát hiện các tồn tại về hồ sơ và tổ chức thi công hiện trường, cảnh báo các nguy cơ

tiềm ẩn (nếu có).
d. Kiểm tra, hướng dẫn công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng của các đơn vị
Xác nhận khối lượng, hạng mục đã được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng
tháng của các đơn vị phụ trách.
Tham gia lập, thẩm định/duyệt biện pháp thi công, thiết kế kỹ thuật các công trình
a. Hướng dẫn, tư vấn đơn vị lập biện pháp thi công công trình. Duyệt sơ bộ các biện pháp
thi công do đơn vị trực thuộc lập.
b. Tham gia thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án do Công ty làm chủ đầu tư theo phân
công của Trưởng phòng.
Nghiên cứu đồ án thiết kế của các công trình được giao giám sát và theo dõi. Phát
hiện các
sai sót, tồn tại và đưa ra các phương án sửa đổi, bổ sung
Thực hiện các công việc khác:
a. Tham gia/hỗ trợ các đơn vị lập hồ sơ dự thầu.
b. Tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng quy định công tác thi công trong xây dựng và các
tài liệu, văn bản khác có liên quan.
c. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị trực thuộc được phân công.
Trần Việt Hùng - 60CĐB12

Page 24


Trường ĐHCNGTVT – Khoa Công Trình

Báo Thực Tập Tốt Nghiệp

2.3. Quyền hạn của tư vấn giám sát
- Thực thi các quyền hạn được Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư ủy nhiệm, ghi trong quyết
định.
- Có quyền không chấp nhận bất kỳ công việc khảo sát, vật tư, thiết bị, máy móc hoặc một sản

phẩm khảo sát không tuân theo chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đã công bố trong
“Phương án khảo sát” hoặc trong “Yêu cầu kỹ thuật khảo sát” và theo hợp đồng.
- Có quyền thay mặt Tư vấn trưởng hoặc Chủ đầu tư (sau khi trình và được chấp nhận) lập “Chỉ
dẫn kỹ thuật”, “Yêu cầu kỹ thuật”, “Yêu cầu bổ xung”, “Quyết định thay đổi” cho những vấn
đề mới nảy sinh ngoài dự kiến, hoặc cho các hạng mục mà chưa rõ ràng về kỹ thuật.
2.4 Nghĩa vụ của tư vấn giám sát
Công tác giám sát, theo dõi thực hiện đúng quy định, thủ tục. Các vi phạm, sai sót trong
thi công được phát hiện, nhắc nhở, đình chỉ kịp thời.
Các công trình được hoàn thành đúng khối lượng, kỹ thuật, chất lượng theo hồ sơ thiết
kế, biện pháp thi công đã được phê duyệt.
Đánh giá trung thực, khách quan, chất lượng công trình hoàn thành làm cơ sở chi trả tiền
lương phù hợp.
Các sai sót trong hồ sơ thiết kế, biện pháp thi công được phát hiện, cảnh báo kịp thời.
Phương án sửa đổi được đề xuất kịp thời phù hợp, đảm bảo đúng chất lượng và tiến độ.
2.5 Yêu cầu
Trình độ Đại học hoặc tương đương
Chuyên ngành Xây dựng
Chứng chỉ Tư vấn giám sát xây dựng (3 tháng)
Kinh nghiệm ≥ 02 năm làm việc trong việc về giám sát, theo dõi thi công công trình.
Kiến thức Nắm vững các quy định pháp luật về luật xây dựng, tiêu chuẩn xây dựngquy
định liên quan.Am hiểu tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại vật tư, thiết bị xây dựng - lắp đặt công
trình.
Kỹ năng Thành thạo nghiệp vụ thi công, thiết kế công trình xây dựng.Thành thạo tin học
văn phòng và các phần mềm Autocad, Project...
Khả năng Làm việc độc lập. Tinh thần trách nhiệm cao.Phát hiện và xử lý vấn đề.
2.6 Các nội dung giám sát trong quá trình thi công
+Giám sát quá trình thi công

Trần Việt Hùng - 60CĐB12


Page 25


×