Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

GIÁO TRÌNH QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH, KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 66 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TIÊU CHUẨN NGÀNH

QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH, KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ
ĐIỂM ĐEN TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Số đăng ký: 22 TCN 352 - 06
(Dự thảo cuối cùng 29/9/2006)

Hà Nội – 2006


22 TCN 352-06

Lời nói đầu
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 352-06 “Quy trình xác định, khảo sát và xử lý
điểm đen trên đường bộ” do Công ty tư vấn Consia (Đan mạch) biên soạn
trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu nâng cao an toàn giao thông (giai đoạn
2)” có tham khảo tài liệu liên quan của World Bank, ADB v.v... Ban Quản
lý dự án 1 đề nghị, Vụ Khoa học - Công nghệ thẩm định trình Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt ban hành.

ii


22 TCN 352-06

Mục lục
1



2

3

Quy định chung..............................................................................................1
1.1

Phạm vi áp dụng.................................................................................................1

1.2

Các tài liệu pháp lý và tiêu chuẩn tham chiếu....................................................1

1.3

Phân loại tai nạn giao thông................................................................................2

1.4

Định nghĩa điểm đen tai nạn giao thông đường bộ.............................................2

1.5

Trình tự xác định, khảo sát và xử lý điểm đen...................................................3

1.6

Điều khoản thi hành............................................................................................4


Xác định vị trí điểm đen............................................................................5
2.1

Lựa chọn các vị trí hiện trường nguy hiểm để điều tra.......................................5

2.2

Thẩm tra đánh giá các dữ liệu tai nạn tổng hợp..................................................5

2.3

Xếp hạng ưu tiên vị trí điểm đen để khảo sát.....................................................6

Khảo sát các sự cố tai nạn.......................................................................7
3.1

3.1.1

Báo cáo tai nạn giao thông đường bộ..........................................................7

3.1.2

Phân tích dữ liệu tai nạn..............................................................................8

3.1.3

Công cụ phân tích để xác định các nhóm tai nạn........................................9

3.2


Khảo sát hiện trường...........................................................................................9

3.2.1

Mục đích......................................................................................................9

3.2.2

An toàn ở hiện trường..................................................................................9

3.2.3

Quá trình khảo sát......................................................................................10

3.3
4

Phân tích thông tin tai nạn chi tiết......................................................................7

Đánh giá thông tin để xác định các nguyên nhân tai nạn.................................12

Lựa chọn biện pháp xử lý điểm đen......................................................14
4.1

Xác định các phương án xử lý để giải quyết các nhóm tai nạn........................14

4.2

Hoàn tất đề xuất xử lý.......................................................................................15


4.2.1

Lựa chọn biện pháp đề xuất xử lý.............................................................15

iii


22 TCN 352-06

4.2.2

5

6

7

4.3

Chuẩn bị mặt bằng sơ bộ..................................................................................16

4.4

Chuẩn bị khái toán............................................................................................17

4.5

Biện pháp xử lý tạm thời..................................................................................17

Đánh giá kinh tế các dự án đề xuất........................................................18

5.1

Phương pháp đánh giá......................................................................................18

5.2

Quy trình phân tích hiệu quả chi phí.................................................................18

5.3

Quản lý thông tin..............................................................................................19

Viết báo cáo về điểm đen........................................................................ 20
6.1

Mục đích báo cáo..............................................................................................20

6.2

Nội dung báo cáo điểm đen..............................................................................20

Thẩm định và xếp hạng ưu tiên dự án đề xuất......................................22
7.1

8

Thẩm định tình trạng của hiện trường.......................................................15

Thẩm định và chọn lọc dự án đề xuất...............................................................22


7.1.1

Thẩm định số vụ tai nạn............................................................................22

7.1.2

Thẩm định giải pháp xử lý đề xuất............................................................22

7.1.3

Thẩm định phạm vi tác động dự án...........................................................23

7.1.4

Phê chuẩn kết quả đánh giá kinh tế...........................................................24

7.1.5

Điều chỉnh hoặc loại bỏ dự án...................................................................24

7.2

Phê duyệt dự án.................................................................................................25

7.3

Xác định chương trình......................................................................................25

7.3.1


Xác định thứ tự ưu tiên các chương trình..................................................25

7.3.2

Chương trình dự án đề xuất đã được phân loại ưu tiên.............................25

Thực hiện dự án...................................................................................... 27
8.1

Thiết kế dự án...................................................................................................27

8.1.1

Khảo sát hiện trạng hiện trường................................................................27

8.1.2

Thiết kế bản vẽ thi công............................................................................27

8.2

Thi công............................................................................................................27

iv


22 TCN 352-06

9


Đánh giá kết quả...................................................................................... 28
9.1

Đánh giá hiệu quả dự án...................................................................................28

9.2

Đánh giá biện pháp xử lý cụ thể.......................................................................28

9.3

Đánh giá chương trình điểm đen......................................................................29

Phụ lục A:

Phạm vi của việc cải thiện an toàn giao thông đường bộ.32

A.1.

Phương pháp tiếp cận có định hướng đối với an toàn đường bộ......................32

A.2.

Kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ..............................................................34

A.3.

Sự khác biệt giữa khảo sát điểm đen và thẩm định an toàn đường bộ..............34

Phụ lục B:


Tổng quan chu trình dự án điểm đen.................................36

B.1

Chiến lược.........................................................................................................37

B.2

Chuẩn bị............................................................................................................37

B.3

Thẩm định.........................................................................................................37

B.4

Thực hiện..........................................................................................................38

B.5

Đánh giá............................................................................................................38

B.6

Chu trình dự án – Trách nhiệm.........................................................................38

Phụ lục C:

Mẫu báo cáo tai nạn đường bộ...........................................40


Phụ lục D:

Công cụ phân tích để xác định các nhóm tai nạn..............43

D.1.

Mã số phân loại tai nạn.....................................................................................43

D.2.

Biểu đồ các nhân tố tai nạn...............................................................................45

D.3.

Sơ đồ va quệt....................................................................................................46

D.4.

Bảng nhân tố tai nạn.........................................................................................47

Phụ lục E:

Các biện pháp xử lý điểm đen.............................................50

E.1.

Danh mục các biện pháp xử lý điểm đen..........................................................50

E.2.


Hiệu quả của các biện pháp xử lý.....................................................................56

Phụ lục F:

Bảng các dự án đề xuất...........................................................60

v


22 TCN 352-06

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bộ Giao thông Vận tải

Quy trình xác định,
khảo sát và xử lý
điểm đen trên đường
bộ

22TCN-352-06
Có hiệu lực từ ngày:
/

/2006

(Ban hành kèm theo Quyết định số ........../QĐ-BGTVT ngày ...tháng … năm

2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

1

Quy định chung

1.1

Phạm vi áp dụng

Quy trình này quy định trình tự, nội dung xác định điểm đen, khảo sát
nguyên nhân tai nạn và đề xuất biện pháp xử lý nhằm giảm bớt số lượng,
mức độ tai nạn và làm cho các vị trí điểm đen trở nên an toàn hơn.
Quy trình này áp dụng cho việc xác định, khảo sát và xử lý điểm đen trên
các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và
đường chuyên dụng.
1.2

Các tài liệu pháp lý và tiêu chuẩn tham chiếu
 Luật Giao thông đường bộ 26/2001/QH10 ngày 29/6/2001
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003
 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình
 Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 5/11/2004 của Chính phủ về Quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
 Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ
 TCVN 4054-2005: Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế
 22TCN-273-01: Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô


1


22 TCN 352-06

 22TCN-237-01: Điều lệ báo hiệu đường bộ
 TCVN 5729 – 1997: Đường ô tô cao tốc – Yêu cầu thiết kế
 22 TCN 331-05: Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc
 Thông tư số 09/2006/TT-BGTVT ngày 20/9/2006 hướng dẫn thực
hiện việc điều chỉnh báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường tham
gia Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hoá qua lại biên
giới giữa các nước tiểu vùng Mê kông mở rộng (Hiệp định GMS)
1.3

Phân loại tai nạn giao thông

nghiêm trọngTai nạn

Mức độ tai nạn

Tiêu chí xác định

Tai nạn
chết người

Tai nạn trong đó ít nhất có một người bị thiệt mạng
hoặc bị thương dẫn đến thiệt mạng trong vòng 30
ngày kể từ khi bị tai nạn.

Tai nạn

thương nặng

Tai nạn trong đó ít nhất có một người bị thương
nặng phải nhập viện, nhưng không có ai bị thiệt
mạng.

Tai nạn thương nhẹ

Tai nạn trong đó có ít nhất một người bị thương nhẹ
chỉ cần chăm sóc y tế tại chỗ, không phải nhập viện
và không có ai bị thiệt mạng hoặc bị thương nặng.

Tai nạn gây thiệt hại
tài sản

Tai nạn chỉ có phương tiện và các tài sản khác bị hư
hỏng

1.4

Định nghĩa điểm đen tai nạn giao thông đường bộ

Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là “điểm đen”) là vị
trí trên các tuyến đường bộ thường xảy ra các tai nạn với mức độ trung
bình mỗi năm có từ 2 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên theo số liệu thống kê
của 3 năm gần nhất (và tối thiểu là 1 năm nếu bị hạn chế về số liệu).

2



22 TCN 352-06

Điểm đen có thể là:
- Một nút giao;
- Một vị trí xác định trên đường, mà không phải là nút giao;
- Một đoạn đường mang những đặc điểm tương tự và các vụ tai nạn
thường xảy ra trên suốt đoạn đó. Trong trường hợp này, các tiêu chí về
tai nạn cần phải được xác định theo mỗi kilômét trên suốt chiều dài đoạn
đường.
Hình 1-1.- Minh hoạ vị trí điểm đen
Một vị trí xác định
trên đường

Hình 1-1
1.5

Nút giao

Trình tự xác định, khảo sát và xử lý điểm đen
1. Xác định vị trí điểm đen;
2. Khảo sát các sự cố Một
tai nạn;
đoạn đường
có đặc điểm tương tự

3. Lựa chọn các biện pháp xử lý điểm đen;
4. Đánh giá tính kinh tế của các dự án đề xuất;
5. Lập báo cáo về điểm đen;
6. Thẩm định và xếp hạng ưu tiên các dự án đề xuất;
7. Thực hiện dự án;

8. Đánh giá kết quả.

3


22 TCN 352-06

Phạm vi của việc cải thiện an toàn giao thông đường bộ tại các vị trí điểm
đen tóm tắt trong Phụ lục A.
1.6

Điều khoản thi hành

Quy trình xác định, khảo sát và xử lý điểm đen này được áp dụng trên cơ
sở tham chiếu các tài liệu và pháp lý và tiêu chuẩn liên quan hiện hành.
Trường hợp các văn bản tham chiếu này (mục 1.2) được bổ sung sửa đổi,
thì sẽ tham chiếu theo các văn bản đã được điều chỉnh cập nhật.
Trong quá trình áp dụng quy trình này, khuyến khích sử dụng các phụ lục
hướng dẫn kèm theo (các phụ lục A - F).

4


22 TCN 352-06

2

Xác định vị trí điểm đen

Các bước xác định điểm đen bao gồm:


2.1

1.

Lựa chọn các vị trí hiện trường nguy hiểm để điều tra;

2.

Thẩm tra đánh giá các dữ liệu tai nạn tổng hợp;

3.

Xếp hạng ưu tiên các vị trí điểm đen để khảo sát.
Lựa chọn các vị trí hiện trường nguy hiểm để điều tra

Việc lựa chọn sơ bộ các vị trí hiện trường nguy hiểm phải dựa trên nhiều
nguồn thông tin về các vị trí có vấn đề về an toàn đường bộ. Các vị trí nguy
hiểm này được xác định hoặc đề xuất thông qua việc thu thập và đánh giá
hồ sơ tổng hợp tai nạn tại hiện trường trên các tuyến đường từ các nguồn
thông tin:


Số liệu thống kê xử lý tai nạn giao thông của cảnh sát giao thông;



Các báo cáo thống kê tai nạn được lưu giữ tại cơ quan quản lý đường
bộ;




Ban ATGT địa phương;



Lãnh đạo địa phương;



Dân chúng;



Phương tiện thông tin đại chúng.

2.2

Thẩm tra đánh giá các dữ liệu tai nạn tổng hợp

Từ danh sách các vị trí nguy hiểm được lập ra theo các nguồn thông tin nêu
trên, tiến hành thẩm tra xác định các vị trí hiện trường sẽ khảo sát. Các hiện
trường có số lượng vụ tai nạn nghiêm trọng nhiều nhất sẽ được lựa chọn.
Việc xác định điểm đen tập trung vào các địa điểm có các vụ tai nạn chết
người và tai nạn thương nặng để xác định mức độ nghiêm trọng của sự cố
tai nạn tại hiện trường.

5



22 TCN 352-06

2.3

Xếp hạng ưu tiên vị trí điểm đen để khảo sát

Danh sách các vị trí nguy hiểm được xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo số
liệu thống kê các vụ tai nạn nghiêm trọng trung bình hàng năm. Các vị trí
điểm đen có số vụ tai nạn trung bình hàng năm cao nhất sẽ được lựa chọn
để khảo sát chi tiết.
Tại những điểm đen, nơi có sự phản ánh, đề nghị của lãnh đạo địa phương
hoặc cộng đồng về nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông, thì tuy mức độ
tai nạn tại các vị trí này có thể thấp hơn theo mức xếp hạng, nhưng vẫn nên
đưa vào danh sách các điểm đen cần phải xem xét khảo sát.

6


22 TCN 352-06

3

Khảo sát các sự cố tai nạn

Việc khảo sát các vị trí nguy hiểm đòi hỏi phải có phương pháp hệ thống và
phải nắm rõ được bản chất các vụ tai nạn đường bộ. Quá trình khảo sát này
gồm các bước sau:
1. Phân tích thông tin tai nạn chi tiết;
2. Khảo sát hiện trường;
3. Đánh giá thông tin để xác định nguyên nhân.

3.1
3.1.1

Phân tích thông tin tai nạn chi tiết
Báo cáo tai nạn giao thông đường bộ

Lấy dữ liệu chi tiết về tai nạn tại hiện trường theo báo cáo thống kê các tai
nạn giao thông đường bộ là bước đầu tiên trong quá trình phân tích.
Thông tin trong các báo cáo thống kê về từng tai nạn tại hiện trường có ý
nghĩa quan trọng để nắm được các loại tai nạn xảy ra và tình huống tai nạn.
Ý kiến của Cảnh sát giao thông có mặt tại hiện trường và sơ hoạ tai nạn
trong các báo cáo hiện trường sẽ là những thông tin đặc biệt hữu ích. Dữ
liệu này cho phép các nhà phân tích có thể hiểu được bản chất các sự cố tai
nạn tại hiện trường.
Việc phân tích các báo cáo tai nạn giao thông đường bộ phải tổng hợp được
đầy đủ các thông tin chủ yếu sau đây:
 Ngày, giờ xảy ra tai nạn;
 Vị trí tai nạn: tên đường, lý trình, giao cắt, huyện, tỉnh;
 Mức độ tai nạn (số người bị chết hoặc bị thương);
 Số lượng và loại phương tiện hoặc người đi bộ bị tai nạn và hướng đi tại
thời điểm xảy ra tai nạn;
 Sơ họa loại tai nạn;

7


22 TCN 352-06

 Điều kiện ánh sáng (ngày, đêm v.v...) vào thời điểm xảy ra tai nạn;
 Điều kiện thời tiết và đường bộ (đường ướt, khô ráo v.v...) tại thời điểm

xảy ra tai nạn;
 Đối tượng tham gia giao thông bị tai nạn (lái xe, hành khách, người đi xe
máy/xe đạp); và
 Các thông tin chi tiết khác, như: loại hình kiểm soát giao thông (tín hiệu
giao thông), loại mặt đường, v.v...
Mẫu báo cáo tai nạn giao thông đường bộ nằm trong Phụ lục C.
3.1.2

Phân tích dữ liệu tai nạn

Việc phân tích dữ liệu tai nạn là để chẩn đoán nguyên nhân tai nạn tại điểm
đen. Việc phân tích dữ liệu tai nạn phải xác định được:
 Những loại hình tai nạn chủ yếu thường xảy ra;
 Những nhân tố nguyên nhân chung và nhóm tai nạn trong dữ liệu tai
nạn; và
 Những nhân tố có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn, ví dụ như hành vi
của lái xe, hoạt động phương tiện hoặc môi trường đường bộ. Các nhân
tố này phải được kiểm tra xem xét trong quá trình khảo sát hiện trường.
Việc xem xét có hệ thống các thông tin chi tiết về tai nạn tại hiện trường và
sử dụng các sơ đồ va quệt hoặc sơ đồ nhân tố tai nạn sẽ rất cần thiết để xác
định các loại hình và kiểu tai nạn. Việc khảo sát cần gắn kết, liên hệ với
môi trường đường bộ - một trong các yếu tố có thể làm phát sinh ra tai nạn.
Việc xem xét bình đồ hiện trường (nếu có), cũng là cần thiết để hiểu rõ về
hiện trường tai nạn.
Tại một số điểm đen có thể có một (hoặc nhiều hơn) loại hình tai nạn phổ
biến xảy ra. Tại những vị trí khác có thể có nhiều loại tai nạn hơn xảy ra mà
không tập trung vào một loại hình phổ biến nào cả. Trong cả hai trường
hợp, các dữ liệu cần được xem xét một cách hệ thống để xác định các nhân
tố chung không liên quan tới loại hình tai nạn, ví dụ như: thời gian trong
ngày hoặc tình trạng đường v.v..., và liên hệ các nhân tố này với tình trạng

hiện trường hoặc hành vi lái xe.

8


22 TCN 352-06

3.1.3

Công cụ phân tích để xác định các nhóm tai nạn

Có thể dùng các công cụ khác nhau để xác định kiểu loại và đặc điểm tai
nạn, nhằm hỗ trợ cho quá trình giải quyết vấn đề mất an toàn (tham khảo
phụ lục D). Kết quả thu được sau khi sử dụng các phương pháp này có thể
đưa vào báo cáo điểm đen để cung cấp các thông tin và tổng hợp bản chất
các sự cố tai nạn.
Các loại hình tai nạn phổ biến và các nhân tố nguyên nhân được xác định
trong phân tích này sẽ tạo cơ sở cho việc lựa chọn đề xuất loại giải pháp xử
lý an toàn.
3.2
3.2.1

Khảo sát hiện trường
Mục đích

Kiểm tra hiện trường điểm đen là một phần quan trọng trong quá trình
khảo sát. Mục đích khảo sát hiện trường là để:
 Liên hệ các kết quả phân tích tai nạn (loại tai nạn và nhóm tai nạn) với
hành vi của các đối tượng tham gia giao thông và đặc điểm đường bộ;
Cần mang kết quả phân tích này ra hiện trường;

 Quan sát hoạt động của phương tiện và hành vi của đối tượng tham gia
giao thông;
 Kiểm tra các đặc điểm của đường và khu vực ven đường gồm tình trạng
đường và tiêu chuẩn bình đồ tuyến đường bộ;
 Xác định các đặc điểm có thể làm phát sinh ra tai nạn tại hiện trường; và
 Cân nhắc các phương án xử lý làm giảm tai nạn tại hiện trường.
3.2.2

An toàn ở hiện trường

Làm việc trên đường hoặc ngay gần đường, phải quan tâm tới vấn đề an
toàn của cá nhân, của cộng sự và an toàn của người dân nói chung. Khi tới
hiện trường cần chú ý:
 Đỗ xe bên ngoài làn xe chạy hoặc tại một chỗ đỗ xe an toàn;
 Tránh đỗ xe ở những khu vực hay có xung đột hoặc chỗ giao cắt;
 Đỗ xe ở chỗ không gây cản trở tầm nhìn, không gây trở ngại cho khách
bộ hành hoặc buộc họ phải đi xuống lòng đường;

9


22 TCN 352-06

 Đỗ xe sao cho những phương tiện khác có thể chuyển làn một cách an
toàn.
Khi hoạt động tại hiện trường phải mặc áo bảo hộ an toàn (màu cam có
băng phản quang màu vàng) sao cho lái xe chạy trên đường dễ nhận biết.
Khi thực hiện một số thao tác như: chụp ảnh hoặc đo đạc phải chú ý quan
sát các phương tiện trên đường. Khi làm việc dưới lòng đường nên tránh
quay lưng về hướng xe chạy tới. Trong một số trường hợp, nên bố trí có

người quan sát xe chạy, giảm thiểu thời gian thao tác trên phần làn đường
xe chạy và đi ra bên ngoài lề đường để ghi chép.
3.2.3

Quá trình khảo sát

Khi tiến hành khảo sát hiện trường phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
 Cần phải hiểu hoạt động giao thông theo tư duy của người điều khiển
phương tiện để có sự đánh giá đúng về đường bộ và môi trường hai bên
đường. ;
 Đi bộ trên hiện trường và ngang qua đường để hiểu sự cảm nhận của
người đi bộ;
 Dành thời gian cần thiết để quan sát hoạt động của phương tiện giao
thông, kiểm tra cách dừng đỗ và di chuyển của đối tượng tham gia giao
thông. Cũng có thể dùng ô tô, xe máy hoặc xe đạp đi dọc theo hiện
trường;
 Có thể phải kiểm tra xem xét cả các vùng lân cận với hiện trường tai nạn
để cảm nhận được tất cả các nhân tố tiếp cận với hiện trường;
 Các thông tin chi tiết về tai nạn cần được kiểm tra đối chiếu tại hiện
trường để làm rõ bản chất của các tai nạn. Việc trao đổi với cảnh sát, các
cán bộ địa phương và cộng đồng sở tại, đặc biệt là những người sống
hoặc làm việc gần hiện trường, có thể cung cấp những thông tin giúp
đưa ra kết luận đúng về nguyên nhân tai nạn.

10


22 TCN 352-06

 Khi kiểm tra tại hiện trường phải kết hợp xem xét các tác động liên quan

tới việc lựa chọn phương án cải tạo và quá trình thi công các giải pháp
xử lý.
 Khi khảo sát hiện trường nên có bình đồ (hoặc bản vẽ hoàn công). Dùng
bình đồ này để ghi lại những đặc điểm cụ thể, các đánh giá thu thập về
hiện trường hoặc sơ họa các chi tiết của giải pháp xử lý dự kiến. Khi
khảo sát cũng cần kiểm tra lại hiện trường có được thi công theo đúng
bình đồ thiết kế không.
 Nếu như kết quả phân tích tai nạn cho thấy rằng các vụ tai nạn thường
xảy ra vào một thời điểm cụ thể ban ngày hoặc ban đêm, thì thời gian
tiến hành khảo sát cần trùng khớp với thời gian diễn ra tai nạn tại hiện
trường.
Việc khảo sát hiện trường cần phải được tiến hành một cách tỉ mỉ và có hệ
thống. Có thể tai nạn sẽ không diễn ra trong quá trình khảo sát hiện trường.
Những hành vi của lái xe, của các đối tượng tham gia giao thông khác, hoạt
động của các phương tiện giao thông, cũng như các đặc điểm của tuyến
đường có thể sẽ giúp hình thành những đầu mối về bản chất và sự cố tai
nạn giao thông.
Hồ sơ báo cáo khảo sát hiện trường phải có đầy đủ:
 Các ghi chép có liên quan;
 Sơ họa hoặc bình đồ hiện trường với những ghi chú quan sát về các đặc
điểm cụ thể, các đo đạc đã thực hiện hoặc các chi tiết về dự kiến giải
pháp xử lý;
 Ảnh hiện trường. Những ảnh chụp này giúp làm sáng tỏ những vấn đề
tai nạn và dùng để xem xét thêm sau này tại văn phòng, khi nghiên cứu
cân nhắc thực hiện một biện pháp xử lý cụ thể và để đưa vào báo cáo
điểm đen.
Khi kiểm tra hiện trường cần chú ý xem xét các nhân tố sau đây:
 Hành vi của lái xe;
 Tốc độ của phương tiện;
 Lưu lượng xe chạy và sự pha trộn với các xe mô tô (thu thập dữ liệu

phương tiện trước khi kiểm tra);

11


22 TCN 352-06

 Số lượng và các loại đối tượng tham gia giao thông khác - người đi bộ,
người đi xe đạp, xe xúc vật kéo;
 Môi trường đường bộ và phương tiện giao thông, bao gồm địa hình và
tình hình sử dụng đất xung quanh;
 Loại hình điều khiển giao thông (không đèn tín hiệu, không biển báo,
biển dừng xe hoặc nhường đường, đèn tín hiệu giao thông, vòng chuyển
hướng xe chạy);
 Công trình dành cho người đi bộ;
 Tầm nhìn cho lái xe khi tiếp cận vị trí hiện trường;
 Tầm nhìn cho lái xe khi đi vào hoặc cắt ngang đường từ một đường
nhánh - xem xét vị trí lái xe đối với các loại phương tiện khác nhau;
 Tầm nhìn dành cho người đi bộ khi đi ngang qua đường;
 Tiêu chuẩn của giao cắt/đường bộ như bình đồ giao cắt, vị trí và hình
dáng đảo giao thông, trắc ngang và trắc dọc;
 Các đặc điểm của khu vực ven đường chẳng hạn như taluy đào/đắp, có
các chướng ngại vật cứng ở ven đường, cọc, cây v.v...;
 Có/có tác dụng và tầm nhìn của các tín hiệu cảnh báo, biển báo hiệu;
 Có/có tác dụng các vạch kẻ sơn trên đường;
 Tình trạng mặt đường;
 Tham gia giao thông vào ban đêm tại hiện trường;
 Tình trạng khi trời mưa;
 Tình trạng khi sương mù.
3.3


Đánh giá thông tin để xác định các nguyên nhân tai nạn

Phải tiến hành đánh giá thông tin sau khi phân tích tai nạn và khảo sát hiện
trường để xác định các nhân tố làm phát sinh tai nạn tại hiện trường. Việc
xem xét đánh giá phải bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và các
nhân tố liên quan tới hành vi của lái xe.

12


22 TCN 352-06

13


22 TCN 352-06

4

Lựa chọn biện pháp xử lý điểm đen

Cần phải hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của tai nạn khi lựa chọn biện
pháp xử lý điểm đen và cân nhắc nhiều biện pháp xử lý thi công khi lập các
dự án đề xuất tại một vị trí điểm đen cụ thể.
Biện pháp xử lý thích hợp nhất sẽ được lựa chọn trên cơ sở những loại tai
nạn chính tại hiện trường.
4.1

Xác định các phương án xử lý để giải quyết các nhóm tai nạn


Đối với một nhóm tai nạn cụ thể có thể có nhiều phương án có thể mang lại
hiệu quả. Trong quá trình khảo sát, cần phải xem xét một số phương án xử
lý khả thi. Các phương án này sau đó sẽ được xem xét cân nhắc chi tiết để
xác định một hoặc một nhóm các biện pháp xử lý phù hợp nhất. Khi lựa
chọn một hoặc một nhóm các biện pháp xử lý phải chú ý đến những vấn đề
sau:
 Giải quyết những nhóm tai nạn tại hiện trường (tham khảo phụ lục E,
bảng E-1);
 Hiệu quả của biện pháp xử lý trong việc hạn chế, giảm thiểu tai nạn
(tham khảo phụ lục E, bảng E-2);
 Tính phù hợp của biện pháp xử lý tại một vị trí cụ thể, có xét đến:
o

Hoạt động của phương tiện: Trong một số tình huống cụ thể, có
thể cần phải phân tích khả năng thông xe theo lưu lượng xe chạy
qua, rẽ trái, rẽ phải, theo thời gian và vào những giờ cao điểm;

o

Môi trường đường bộ, cấp đường và mạng lưới đường bộ, ví dụ
như: đèn đường có thể không phù hợp với môi trường vùng ngoài
đô thị, hoặc đèn tín hiệu giao thông sẽ không phù hợp với những
đường ngang nhỏ;

o

Tình trạng hiện trường;

 Chi phí xử lý;

 Đánh giá kinh tế dự án đề xuất (xem mục 5);
 Sự phối hợp tham gia của cơ quan quản lý đường bộ, ban an toàn giao
thông địa phương và cảnh sát giao thông.

14


22 TCN 352-06

4.2
4.2.1

Hoàn tất đề xuất xử lý
Lựa chọn biện pháp đề xuất xử lý

Đối với các vị trí điểm đen, bản chất vấn đề và biện pháp xử lý sẽ áp dụng
có liên hệ tương đối rõ ràng. Trong một số trường hợp khác, có thể có một
số những loại tai nạn khác nhau cùng xảy ra, hoặc có thể có nhiều phương
án khác nhau để xử lý tai nạn. Tại những vị trí như vậy có thể cần một hoặc
một nhóm các biện pháp xử lý để nâng cao độ an toàn.
Mục đích của bước này nhằm xây dựng một hoặc một nhóm biện pháp đề
xuất xử lý, mà theo tình toán sẽ làm giảm tối đa về số lượng và mức độ
nghiêm trọng của các tai nạn. Các biện pháp xử lý này cần phải có tính khả
thi xét theo góc độ hiệu quả chi phí và đây là điều sẽ được xem xét cân
nhắc trong bước xếp hạng ưu tiên dự án đề xuất.
Việc hiểu rõ phương pháp luận và các thông số đánh giá về mặt kinh tế và
xếp hạng ưu tiên các dự án để xem xét cấp kinh phí, sẽ giúp làm tăng tối đa
xác suất của các dự án được đề xuất trong giai đoạn chuẩn bị dự án, trở
thành các dự án đạt được hiệu quả chi phí và có nhiều khả năng được cấp
kinh phí hơn.

Cần lưu ý rằng một số bước trong giai đoạn chuẩn bị dự án thuộc chu trình
dự án có thể bị lặp đi lặp lại, nghĩa là có thể cần phải đánh giá lại kết quả
những bước trước đó, nếu như các nhân tố xác định ở các bước tiếp sau làm
cho điều này trở nên cần thiết. Ví dụ như: khi chuẩn bị mặt bằng sơ bộ có
thể phát hiện thấy rằng không thể có được một thiết kế đạt yêu cầu nếu như
không thu hồi đất và cho tái định cư - những việc mà trước đây dự kiến là
không cần thiết, khi đó có thể cần phải đánh giá lại đề xuất xử lý. Tương
tự, nếu như việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho thấy rằng một biện pháp xử lý
tốn kém có tỷ suất hiệu quả chi phí thấp, thì có thể cần phải xem xét một
phương án xử lý có mức chi phí thấp hơn.
4.2.2

Thẩm định tình trạng của hiện trường

Mục đích của bước này là để đảm bảo rằng phương án xử lý đề xuất là khả
thi đối với hiện trường liên quan. Việc này có thể đòi hỏi phải tiến hành
kiểm tra hiện trường thêm một lần nữa.
Việc thẩm tra này là để xác định những vấn đề thực tế có thể ảnh hưởng tới
khả năng thực hiện, chi phí dự án, hoặc quản lý khai thác hiện trường sau
khi cải tạo, về các mặt:
 Vị trí của công trình;

15


22 TCN 352-06

 Tác động đối với các tài sản gần kề, như lối ra/vào một khu đất cho xe
máy hoặc người đi bộ, giải phóng mặt bằng hoặc cần phải tái định cư
cho những người dân sống gần hiện trường. Việc giải phóng mặt bằng và

tái định cư các chủ sở hữu hợp pháp / bất hợp pháp có thể dẫn đến tác
động lớn về xã hội và con người. Điều này có thể sẽ dẫn đến những rủi
ro cao khi thực hiện dự án, khi xem xét về mặt chi phí và thời gian giải
quyết các vấn đề đất đai;
 Những tác động đáng kể về môi trường bao gồm khối lượng đào đắp
lớn, thay đổi kiểu thoát nước và ảnh hưởng tác động nhiều tới hệ thực
vật hoặc thiên nhiên hoang dã;
 Các đặc điểm gây ảnh hưởng tới tầm nhìn hoặc các nhân tố khai thác
khác.
Trưởng hợp cần thiết, có thể phải thay đổi phương án xử lý ban đầu để
giảm thiểu hoặc tránh những yếu tố tác động được đề cập trên đây. Các dự
án đề xuất cần giải phóng mặt bằng, tái định cư nhiều, hoặc tác động môi
trường lớn có thể bị loại ra trong giai đoạn đánh giá này.
Thẩm tra lại đề xuất xử lý trên cơ sở các kết quả phân tích tai nạn cũng cần
phải được thực hiện tại giai đoạn này, để đảm bảo chắc chắn rằng những
loại tai nạn chủ yếu đã được xem xét.
4.3

Chuẩn bị mặt bằng sơ bộ

Phải lập mặt bằng sơ bộ thể hiện biện pháp xử lý. Mặt bằng sơ bộ cần đề
cập đến những đặc điểm và tác động của đề xuất, mà biện pháp xử lý thực
hiện tại điểm đen tai nạn là hoàn toàn khả thi. Mặt bằng sơ bộ sẽ tạo cơ sở
cho việc xây dựng khái toán (xem mục 4.4). Trường hợp không sẵn có sơ
đồ mặt bằng hiện trạng, cần tiến hành khảo sát hiện trạng của hiện trường
trước khi có mặt bằng sơ bộ.
Mặt bằng sơ bộ tạo cơ sở cho thiết kế bản vẽ thi công, được chuẩn bị sau
đó trước khi thi công (xem mục 8). Mặt bằng sơ bộ thường là một bản vẽ
mặt bằng hai chiều, bao gồm:
 Bố trí mặt bằng hiện trạng của đường gồm bó vỉa, đảo giao thông, mép

đường phủ mặt và lề đường, cọc tín hiệu giao thông, đèn đường, biển
báo, vạch sơn v.v...;

16


22 TCN 352-06

 Bố trí mặt bằng đề xuất gồm vỉa, đảo giao thông, mép đường phủ mặt và
vai (lề) đường, cọc tín hiệu giao thông, đèn đường, biển báo, vạch sơn
v.v...;
 Đề xuất chiều rộng làn và các kích thước quan trọng khác của bố trí mặt
bằng mới;
 Ranh giới đất đai và các công trình nhà xây gần kề theo hiện trạng và đề
xuất;
 Vị trí các công trình trang bị khác.
Đối với một số biện pháp xử lý đề xuất, có thể cần phải có mặt bằng sơ bộ
theo không gian 3 chiều để khẳng định tính khả thi của phương án xử lý đề
xuất và chuẩn bị khái toán.
4.4

Chuẩn bị khái toán

Khái toán của biện pháp xử lý dựa trên bố trí mặt bằng sơ bộ. Khái toán
phải cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết để đảm bảo những hạng mục
công việc chính đã được đưa vào đầy đủ khi tính toán mức chi phí sơ bộ
cho việc thực hiện một hoặc một nhóm các biện pháp xử lý được đề xuất.
Nội dung khái toán bao phải bao gồm:
 Chi phí xây dựng;
 Chi phí quản lý dự án và một số chi phí khác;

 Chi phí dự phòng.
Khái toán này sẽ làm cơ sở để tính toán tổng mức đầu tư trong dự án đầu tư
hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật. Việc lập khái toán phải tuân thủ theo các quy
định hiện hành.
4.5

Biện pháp xử lý tạm thời

Tại một số vị trí, có thể cần thực hiện biện pháp xử lý tạm thời trong thời
gian chờ phê duyệt và thực hiện dự án đề xuất.
Biện pháp xử lý tạm thời có thể bao gồm biển báo, vạch sơn hoặc những
công việc cải tạo nhỏ khác để cảnh báo hoặc hướng dẫn cho các lái xe.
Cơ quan quản lý đường bộ phải phê duyệt biện pháp xử lý tạm thời.

17


22 TCN 352-06

5
5.1

Đánh giá kinh tế các dự án đề xuất
Phương pháp đánh giá

Các dự án đề xuất cho chương trình điểm đen là nhằm mục đích làm giảm
số lượng và mức độ nghiêm trọng của các tai nạn. Các phương pháp chọn
lọc và xếp thứ tự ưu tiên sẽ xác định những dự án có nhiều triển vọng nhất
để đạt được mục đích này.
Phải áp dụng việc phân tích hiệu quả chi phí để đánh giá về mặt kinh tế đối

với các dự án đề xuất, trong đó lợi ích của việc phòng ngừa được các vụ tai
nạn trong tương lai được liên hệ với các chi phí của biện pháp xứ lý.
5.2

Quy trình phân tích hiệu quả chi phí

Việc điều tra tai nạn và lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp tại hiện trường để
nâng cao an toàn sẽ xác định những nhân tố được sử dụng trong tính toán
phân tích hiệu quả chi phí:
 Số vụ tai nạn nghiêm trọng mỗi năm tại hiện trường (xem mục 3);
 Một biện pháp xử lý hoặc một nhóm biện pháp xử lý mang lại hiệu quả
trong việc xử lý các loại tại nạn phổ biến tại hiện trường (xem mục 4 và
phụ lục E);
 Nhân tố làm giảm tai nạn phù hợp đối với biện pháp xử lý để giảm tại
nạn tại hiện trường (xem phụ lục E và bảng E-2);
 Chi phí của biện pháp xử lý (xem mục 4.4).
Các thông tin trên được dùng để tính tỷ suất hiệu quả chi phí theo công
thức:
Lợi ích (số vụ tai nạn phòng tránh được)
Tỷ suất hiệu quả chi phí

=
Chi phí xử lý (Tỷ VNĐ)

Trong đó:
Lợi ích = Số vụ tại nạn nghiêm trọng mỗi năm x Hệ số làm giảm tai nạn
Chú ý: Khi tính toán và so sánh tỷ suất hiệu quả chi phí, phải sử dụng thống nhất một
loại đơn vị tiền tế

18



22 TCN 352-06

Có thể so sánh tỷ suất của các phương án xử lý khác nhau để xác định hiệu
quả tương đối của các giải pháp làm giảm các vụ tai nạn nghiêm trọng.
Những dự án đề xuất có tỷ suất hiệu quả chi phí cao sẽ mang lại lợi ích lớn
hơn về an toàn đường bộ.
5.3

Quản lý thông tin

Bảng tính exel (phụ lục F) là một công cụ hữu ích trong việc chuẩn bị danh
mục các dự án đề xuất. Nó giúp ghi lại các thông tin về hiện trường, các
công thức cần thiết để tính toán phân tích hiệu quả chi phí và phân loại các
dự án đề xuất theo tỷ suất hiệu quả chi phí hoặc theo khu vực địa lý.
Quá trình phân tích hiệu quả chi phí đặc biệt tập trung vào việc cải thiện có
hiệu quả về mặt chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu về an toàn đường bộ.
Tỷ suất càng cao thì giải pháp xử lý điểm đen càng đạt hiệu quả chi phí
cao.

19


22 TCN 352-06

6

Viết báo cáo về điểm đen


6.1

Mục đích báo cáo

Báo cáo điểm đen cần thiết để lập thành hồ sơ kết quả khảo sát xác định tai
nạn và để cung cấp thông tin chi tiết về biện pháp xử lý đề xuất.
Báo cáo điểm đen phải được trình nộp để cung cấp thông tin hỗ trợ việc
thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư khi xếp thứ tự ưu tiên và cấp vốn
cho các dự án điểm đen. Báo cáo điểm đen là cơ sở để cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án điểm
đen.
6.2

Nội dung báo cáo điểm đen

Báo cáo điểm đen phải bao gồm những nội dung sau:


Chi tiết về vị trí: Bao gồm cơ quan quản lý đường bộ, tỉnh và tên/mã
đường, lý trình (đầu và cuối nếu là một đoạn đường) và tên/mã
đường giao cắt (nếu là một giao cắt);



Mô tả về hiện trạng: Đây là phần mô tả chung về hiện trường (ví dụ:
đường nông thôn rải mặt có bán kính đường cong nhỏ, hoặc ngã tư
trong khu vực đô thị). Những thông tin liên quan khác có thể là: lưu
lượng giao thông, mức độ hỗn hợp / thành phần đối tượng tham gia
giao thông và môi trường tốc độ khai thác. Khi không có thông tin
thống kê lưu trữ, thì có thể ước tính;




Ảnh chụp hiện trường;



Các chi tiết tai nạn đã được báo cáo;



Kết quả phân tích tai nạn, xác định các loại và nhóm tai nạn;



Kết luận về nhân tố gây ra tai nạn, đặc biệt là tình trạng hiện trường
và/hoặc hành vi của lái xe;



Các phương án xử lý lựa chọn;

20


×