Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

25 de THAM KHAO OLYMPIC mon lich su 10 full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 201 trang )

Môn: LỊCH SỬ - Lớp 10
Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (10 điểm):
Câu 1. (3.0 điểm)
Biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XI –
XV. Nguyên nhân phát triển?
Câu 2. (5.0 điểm)
Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) dưới triều
Lý, em hãy phân tích và đánh giá:
- Chủ trương của Thái úy Lý Thường Kiệt:
“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.
- Giải pháp kết thúc chiến tranh của nhà Lý. Kiểu kết thúc chiến tranh đó được kế thừa và phát
huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV như thế nào?
Câu 3. (2.0 điểm)
Điểm mới trong văn học thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X - XV. Vì sao có những điểm mới đó ?

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (10 điểm)
Câu 4. (4.0 điểm)
Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp – Rôma và nguồn gốc của những nét đặc
trưng đó.
Câu 5. (6.0 điểm)
Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến. Trong những
thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây?


………HẾT…………
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10
Câu


Câu 1

Ý

Nội dung chính cần đạt

Điểm

Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, thủ công nghiệp và thương nghiệp Đại
Việt đã có bước phát triển như thế nào? Nguyên nhân?

3,0

a.

Biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp Đại
Việt trong các thế kỉ XI – XV

2,25

- Sự phát triển thủ công nghiệp

1,0

+ Các nghề thủ công truyền thống như: Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm 0,25
sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày
càng được nâng cao: đồ gốm tráng men xanh, men ngọc độc đáo, in
hình người, hình thú, hoa lá…
+ Bên cạnh đó các nghề làm gạch, chạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm 0,25
giấy, khai thác mỏ,… đều phát triển hơn trước.

+ Một số làng nghề thủ công được hình thành: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ 0,25
Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên)....
+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc 0,25
đúc tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền chiến, may áo mũ cho vua quan, xây
dựng cung điện, dinh thự. Chế tạo được một số sản phẩm kỹ thuật cao
như: súng thần cơ (đại bác), thuyền chiến có lầu.
- Tình hình thương nghiệp

1,25

+ Thương nghiệp trong nước ngày cảng mở rộng. Các chợ làng, chợ 0,25
huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm
nông nghiệp và thủ công nghiệp.
+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) – vừa buôn 0,25
bán vừa làm thủ công.
+ Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển: Nhà nước xây dựng 0,25
nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài. Cảng Vân Đồn ( Quảng
Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa)…Thuyền buôn các nước Gia-va,
Xiêm, Ấn Độ cũng thường xuyên qua lại buôn bán.
+ Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các địa điểm trao đổi hàng 0,25
hóa.


+ Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn 0,25
ngoại thương mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam
Á.
b

Nguyên nhân của sự phát triển


0.75

- Kinh tế nông nghiệp có những khởi sắc, tạo điều kiện cho sự phát 0,25
triển thủ công nghiệp và thương nghiệp
- Sự thống nhất tiền tệ, đo lường

0,25

- Chính sách quan tâm của nhà nước (năm 1149, nhà nước cho lập trang 0,25
Vân Đồn, làm vùng hải cảng trao đổi với nước ngoài).

Câu 2

Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống
(1075 - 1077) dưới triều Lý, em hãy phân tích và đánh giá:

5,0

- Chủ trương của Thái úy Lý Thường Kiệt:
“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn
của giặc”.
- Giải pháp kết thúc chiến tranh của nhà Lý. Kiểu kết thúc chiến tranh
đó được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV
như thế nào?

a.

Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống dưới triều Lý:

2,5


- Hoàn cảnh: Thập kỷ 70 của TK XI: nhà Tống âm mưu xâm lược Đại
Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

0,5

- Chủ trương của ta: Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý 0,5
đã chủ trương tổ chức kháng chiến. Lãnh đạo: Lý Thường Kiệt.
- Diễn biến chính: 2 giai đoạn

0,5

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát
chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. Năm 1075
Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu
Khâm, Châu Liên, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

0,5

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. Năm 1077 ba mươi
vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt… ⇒ ta chủ động
giảng hòa và kết thúc chiến tranh.


0.5

b.

c.


d.

Nhận xét về chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân
đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.

1,0

- Thể hiện sự chủ động trong việc thực hiện nghệ thuật “tiên phát chế
nhân”, nghệ thuật tấn công để phòng ngự.

0,5

- Đây là hiện tượng đặc biệt trong lịch sử dân tộc vì đã tiến hành cuộc
chiến tranh bảo vệ đất nước bên ngoài lãnh thổ của Tổ Quốc.

0,5

Giải pháp kết thúc chiến tranh của nhà Lý.

0,5

Thông qua trận “quyết chiến chiến lược” để đập tan dã tâm xâm lược
của kẻ thù và thông qua con đường đấu tranh ngoại giao. Đây là kiểu
kết thúc chiến tranh phù hợp với điều kiện một quốc gia nhỏ để tránh
chạm vào tư tưởng báo thù nước lớn.

0,5

Kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV


1,0

- TK XV, sau khi giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược là
Chi Lăng – Xương Giang, kế thừa kinh nghiệm của cha ông Lê Lợi đã
tổ chức Hội thề Đông Quan (tháng 12/1427).

0,5

- Trong Hội thề, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước và huy
động rút quân. Hai bên đã uống máu ăn thề và đọc bài văn “Văn hội
thề” do Nguyễn Trãi soạn thảo. Bài văn đã đi vào lịch sử như một bản
Hiệp định rút quân.

Câu 3.

0,25

- Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân
tộc ta, bằng những thắng lợi oanh liệt đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù
buộc chúng phải trịnh trọng dưới hình thức thề thốt tuyên bố rút quân
về nước, từ bỏ dã tâm xâm lược và chiếm đóng nước ta. Sau Hội thề
Đông Quan ta sai sửa sang đường sá, cung cấp xe ngựa, thuyền bè,
lương thực để kẻ thù rút quân về nước.

0,25

Điểm mới trong văn học thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X - XV. Vì
sao có những điểm mới đó ?

2,0



a.

- Vài nét về văn học thế kỉ X - XV

0,5

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm
tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình
Ngô đại cáo.

0,25

- Từ TK XV: văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

b.

* Đặc điểm: Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ca ngợi những
chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

0,25

Điểm mới trong văn học thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X - XV

0,75

- Văn học chữ Hán: giảm sút so với giai đoạn trước.

0,25


- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh, xuất hiện những tác giả nổi tiếng: 0,25
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan.
- Văn học dân gian: với các thể loại phong phú thể hiện ước mơ về một 0,25
cuộc sống tự do và thanh bình của người lao động => mang đậm tính
dân tộc và dân gian.
c.

Giải thích vì sao có nhưng điểm mới đó

0,75

- Chữ Hán giảm sút do Nho giáo suy thoái. Trước đây, trật tự xã hội, 0,25
chuẩn mực đạo đức của Nho giáo được mọi người tự nguyện làm theo.
Song đến thời kì này thực tiễn xã hội đã khác trước “Còn tiền còn bạc
còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi”. Vì vậy giáo lý Nho giáo trở nên
sáo rỗng, lạc hậu, không còn phù hợp.
- Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ… 0,25
thể hiện tinh thần dân tộc. Các nhà Nho giỏi đã tìm thấy ở tiếng mẹ đẻ
khả năng diễn đạt thuận lợi hơn cho những tình cảm mới của họ.
- Văn học dân gian phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm do 0,25
Nho giáo ngày cảng mất uy tín, đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần
của nhân dân được đề cao.
Câu 4
a.

Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp – Rô ma và nguồn
gốc của những đặc trưng đó.

4,0


Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp – Rô ma

2,5

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nông nghiệp
chậm phát triển

1,0

+ Thủ công nghiệp: phát triển mạnh các nghề làm gốm, chế tạo đồ mĩ
nghệ, làm rượu nho, ô liu…Các ngành sản xuất thủ công đều có quy mô

0,5


lớn và chuyên sản xuất một số mặt hàng nhất định.
+ Hoạt động thương mại phát triển rộng: trao đổi hàng hóa, buôn bán
với các miền của Địa Trung Hải, phương Đông…Hàng hóa trao đổi là
rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ,….và mua tơ lụa, hương liệu từ các
nước phương Đông. Đặc biệt là buôn bán nô lệ. Tiền tệ ra đời.

0,5

+ Nông nghiệp: Ít sản xuất lương thực mà chủ yếu phục vụ cho sản xuất 0,5
thủ công nghiệp.
b.

Nguồn gốc của các đặc trưng trên


1,5

- Do đặc điểm điều kiện tự nhiên: có biển, nhiều hải cảng, giao thông 0,75
trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.

Câu 5

a.

- Do địa hình phân tán: phần lớn lãnh thổ là núi, cao nguyên, đất ít và
xấu chỉ thích hợp loại cây lưu niên…

0,75

Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời
phong kiến. Trong những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây?

6,0

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu:

4,0

- Trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo

0,5

+ Trong lĩnh vực tư tưởng: Nho giáo giữ vai trò quan trọng trọng, là cơ 0,25
sở lí luận tư tưởng và là công cụ sắc bén của nhà nước phong kiến

Trung Quốc.
+ Trong lĩnh vực tôn giáo: Phật giáo thịnh hành, nhất là dưới thời nhà
Đường….
0,25

- Sử học:

0,5

+ Thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền 0,25
móng là Tư Mã Thiên với bộ Sử ký.
+ Thời Đường: Sử quán – cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước được
0,25
thành lập.

- Văn học:

1,0

+ Dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, các nhà thơ tiêu 0,5
biểu: Lý Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị…
+Dưới thời Minh – Thanh xuất hiện tiểu thuyết chương hồi với các tác


phẩm nổi tiếng: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du kí…

0,5

- Khoa học: đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực Toán học, Thiên 0,5
văn học, Y dược…

- Kỹ thuật: 4 phát minh quan trọng: giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc 1,0
súng.
- Nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lý trường thành, 0,5
những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động… còn lưu
giữ đến ngày nay.
b.

Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây

2,0

- Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây là: 1,0
kĩ thuật với 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc
súng.
- Giấy và kĩ thuật in được phát minh giúp phổ biến rộng rãi văn minh 0,5
phương Tây.
- La bàn xuất hiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lý diễn ra;
thuốc súng giúp các nước phương Tây đẩy mạnh sản xuất vũ khí, tiến 0,5
hành các cuộc chiến tranh xâm lược thị trường, thuộc địa.

ĐỀ THI OLYMPIC
Môn: Sử – lớp 10
(Thời gian: 180 phút – không kể thời gian giao đề)

A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (10 điểm)
Câu 1( 3.0 điểm)
Phân tích những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789? Vai trò của
quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển của cách mạng?



Câu 2: (3.0 điểm)
Trình bày những thành tựu nổi bật của nền văn hóa cổ đại phương Đông? Cho biết thành tựu nào có ý
nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người? Vì sao?
Câu 3: (4 .0 điểm)
Trên cơ sở về những hiểu biết của nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á, em hãy:
a/ Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á
b/ Giải thích ý kiến của mình về nhận định : Văn hóa truyền thống Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu
sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 10 điểm)
Câu 4: (3.0) điểm
Thế kỉ X-XV nước Đại Việt tồn tại những tôn giáo lớn nào? Trình bày sự phát triển của Phật giáo thời
Lý- Trần? Tại sao Phật giáo phát triển mạnh vào thời kì này?
Câu 5: (3.0 điểm)
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở nước ta thế kỉ X- XV theo các nội dung
(thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận đánh quyết định) . Rút ra điểm giống nhau và bài học
kinh nghiệm?
Câu 6: (4.0 điểm)
Khái quát nội dung cơ bản của cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông kỉ XV và đánh giá tác động của
cuộc cải cách này đối với quốc gia Đại Việt thời bấy giờ và công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay?

HƯỚNG DẪN CHẤM
A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1( 3.0 điểm)

u
1

Nội dung
Những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789
Kinh tế


Điểm
2.0
0.75


- Cuối TK XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất kém,
nạn đói thường xuyên xảy ra ; thủ công nghiệp bị qui chế phường hội phong kiến ràng
buộc.
- Công nghiệp phát triển cuối thế kỷ XVIII : dệt, luyện kim xuất hiện 1 số cơ sở
công nghiệp sử dụng máy móc.
- Ngoại thương phát triển mạnh nhưng nội thương bị kìm hãm.
⇒ chế độ phong kiến chuyên chế cản trở sự phát triển công thương nghiệp ở Pháp
thế kỷ XVIII.
Chính trị – xã hội

0.75

- Chế độ quân chủ chuyên chế khủng hoảng vua Lu - i XVI , có quyền lực tuyệt
đối và vô hạn.
- Xã hội chia làm 3 đẳng cấp : Tăng lữ, quí tộc và đẳng cấp thứ 3. Tăng lữ và quí
tộc là những đẳng cấp có đặc quyền, đặc lợi được miễn thuế . Đẳng cấp thứ 3 chiếm hơn
90% dân số gồm : tư sản, nông dân, bình dân thành thị … đây là đẳng cấp bị cai trị,
không có đặc quyền đóng thuế
⇒ quyền lực tuyệt đối của vua và quyền lợi của tăng lữ, quí tộc mâu thuẫn gay gắt
với đẳng cấp thứ 3 với chế độ chuyên chế → yêu cầu cần giải quyết.

Những tư tuởng văn hoá tiên tiến

0.5


- Thế kỷ XVIII ở Pháp xuất hiện trào lưu tư tưởng gọi “ triết học ánh sáng” với 3
đại diện kiệt xuất là Môngtexkiơ, Vônte, Ruxô. Học thuyết này phê phán chế độ phong
kiến và đồi hỏi phải thay đổi nó.
⇒ Những tư tưởng này đã thức tĩnh mọi người, có tác dụng chuẩn bị cho cuộc cách
mạng xã hội
Tóm lại : Vào cuối thế kỷ XVIII nước Pháp có những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ
của Cách mạng . Sau hội nghị ba đẳng cấp, tình hình nước Pháp rất căng thẳng giữa Vua,
quí tộc với đẳng cấp thứ 3. Ngày 14 –7 –1789, Cách mạng bùng nổ.

Vai trị của quần chng nhn dn trong qu trình pht triển của cch mạng
-

2

1.0

Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản
phân hoá , các tầng lớp đại tư sản , tư sản công thương dần dần chuyển sang hàng
ngũ phản cách mạng .
Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản
phân hoá , các tầng lớp đại tư sản , tư sản công thương dần dần chuyển sang hàng
ngũ phản cách mạng .

Những thành tựu nổi bật của nền văn hóa cổ đại phương Đông

2.0


-Lịch và thiên văn học:Đây là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất khoảng TNK IV

TCN, xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp

0.5

+Tính được chu kì của thời gian, chia một năm thành năm, tháng, tuần, ngày,…
+Tính một năm có 365 ngày, 12 tháng , mỗi tháng có 30 ngày,…
Ý nghĩa:Mang tính chính xác tương đối nhưng đặt nền tảng cho ngàng thiên văn học phát
triển trong giai đoạn sau
-Chữ viết và ghi chép: Xuất hiện sớm do nhu cầu lưu giữ ghi chép

0.5

+Ban đầu là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý,…
+Người Ai Cập viết trên giấy Papyrut,..

-Toán học:Ra đời sớm do nhu cầu đo đạt lại diện tích ruộng đất

0.5

Người Ai Cập giỏi về hình học, người Lưỡng Hà giỏi về số học,…
Ý nghĩa để lại nhiều kinh nghiệm quý và đặt nền tảng cho sự phát triển cao hơn ở thời
sau
-Kiến trúc và điêu khắc: Từ nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc phục vu cho nhu
cầu chuyên chế cổ đại

0.5

Kim Tự Tháp của Ai Cập, vườn treo Ba by lon ở Lưỡng Hà,…
Thể hiện tài năng sáng tạo và sức lao động vix đại của con người
Cho biết thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người


0.5

Chữ viết
Vì sao

0.5

Vì đây là phát minh lớn, biểu hiện đầu tiên của văn minh loài người
3

a/ Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á
-Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á: - Cư dân Đông
Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo
nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…
- Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc
các tinh hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền
văn hóa của mình…
- Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng…

1.0


b/ Giải thích ý kiến của mình về nhận định : Văn hóa truyền thống Đông Nam Á
chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ
- Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc
và toàn diện của văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các
nước Đông Nam Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán…

1.0


- Giải thích:
+ Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ
đầu Công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết
của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như chữ
Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma, chữ Lào...

2.0

+ Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á
với nhiều đề tài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại….
+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một số
nước, có thời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo… Trong thời kì đầu, Hinđu giáo thịnh hành hơn, thờ 3 vị thần… tạc tượng và 0.25 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản
pháp luật, biểu mẫu miễn phí xây nhiều đền tháp theo kiến trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII,
dòng Phật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong
đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á…
+ Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu
và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-co- Vat, đền
Ăng-co-Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào... => Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn
diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc Đông Nam Á vẫn
xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.
Thế kỉ X-XV nước Đại Việt tồn tại những tôn giáo lớn

0.5

Thế kỉ X-XV, nước Đại Việt tồn tại 3 tôn giáo lớn: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo
Trình bày sự phát triển của Phật giáo thời Lý- Trần
- Thời Lý - Trần : Phát triển mạnh mẽ
+được phổ biến rộng rãi trông nhân dân
4


+Chùa chiền được xây dựng khắp nơi:chùa Phổ Minh(Nam Định), chùa Dâu(Bắc
Ninh), chùa Trấn Quốc,chùa Một cột(Diên Hựu)
+Sư sãi đông “Dân chúng quá nữa nước là sư”
+Nhiều nhà sư được triều đình coi trọng và tham gia vào việc nước như :sư Vạn
Hạnh, sư Đỗ Thuận
+Một số vua Lý, Trần tìm đến Phật giáo, vua TRẦN NHÂN TÔNG khi lên làm thái

1.5


thượng hoàng đã xuất gia đầu phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt
+Thời Lý, Trần: Phật giáo trở thành quốc giáo
- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.
Phật giáo phát triển mạnh vào thời kì này vì

1.0

+ Thời Lý- Trần chế độ chuyên chế đang ở giai đoạn đầu nên Nho giáo chưa trở thành tư
tưởng thống trị của giai cấp phong kiến
+Phật giáo phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, đạo đức, lối sống của nhân dân
nên được giai cấp thống trị và nhân dân tiếp thu tôn sùng
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở nước ta thế kỉ X- XV
theo các nội dung (thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận đánh quyết định) .

5

Cuộc
Thời Quân xâm Người chỉ
kháng

gian lược
huy
chiến và
khởi
nghĩa

Trận đánh quyết định

Kháng
981
chiến
chống
Tống
thời Tiền


Bạch Đằng và ải Chi Lăng

Nhà Tống Lê Hoàn

Kháng
chiến
thời Lý

1075 Nhà Tống Lý Thường

Kiệt
1077

Ba lần

kháng
chiến
chống
Mông –
Nguyên

1258 Mông –

Nguyên
1288

Sông Như Nguyệt

Các vua Trân Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương,
và Trần Hưng Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
Đạo

Khởi
1418 - Nhà Minh Lê Lợi,
Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng,
nghĩa
1427
Nguyễn Trãi Xương Giang
Lam Sơn

2.0


Rút ra điểm giống nhau và bài học kinh nghiệm?
-Giống nhau:


0.5

Mỗi cuộc chiến tranh đều mang những nét riêng song đều kết thúc bằng một trận quyết
chiến chiến lược , đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù đặt cơ sở cho sự hòa hiếu tiếp theo
-Bài học kinh nghiệm:

0.5

Sự đoàn kết đồng lòng của toàn dân tộc , đoàn kết toàn dân, trong nội bộ quân đội và
trong triều đình, đoàn kết giữa quân với dân, đoàn kết giữa các dân tộc
Khái quát nội dung cơ bản của cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông kỉ XV

2.0

- - Cải cách về bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông bỏ chức đại hành khiển, vua trực
tiếp quyết định mọi việc.Bên dưới là 6 bộ(lại, hộ, lễ, binh, hình, công).Các cơ quan như
Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.-Ở địa phương Vua bỏ
các đạo, lộ.Chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên.Mỗi đạo thừa tuyên có 3 ti phụ trách
6
quân sự, dân sự và an ninh.Dưới đạo là các phủ , huyện, châu, xã.Đứng đầu xã là xã
trưởng do dân bầu ra. Quan lại đượn tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục khoa cử
-v—Về kinh tế: Trong nông nghiệp nhà nước ban hành chính sách quân điền, qui ước việc
phân chia ruộng đất công ở các làng xã, khuyến khích khai hoang.Heejthoongs đê sông
được sửa đắp,….Trong TCN và thương nghệp nhà nước ban hành lệnh lập chợ , khuyến
khích trao đổi sản phẩm…
-----Về văn hóa, giáo dục: Nho giáo được độc tôn, PG và Đạo giáo trở thành tôn giáo của
nhân dân.Giaos dục nho học thịnh đạt, trường QTG được mở rộng cho con em quan lại
đến học , các khoa thi được tổ chức đều đặn, 1484, nhà nuước dựng bia ghi tên tiến sĩ,…
-----Về luật pháp, quân đội: Ban hành bộ luật mới là Quốc triều hình luật gồm hơn 700 điều

đề cập đếncác mặt hoạt động của xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.Quân đội được
chia thành 2 loại cấm binh và ngoại binh,…

Đánh giá tác động của cuộc cải cách này đối với quốc gia Đại Việt

1.0

Đây là cuộc cải cách lớn toàn diện. quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy
nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện, đưa Đại Việt trở
thành quốc giâ phong kiến lớn mạnh nhất khu vực ĐNA
Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông kỉ XVđể lại bài học kinh nghiệm cho công
cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay
+Nhắc nhở hậu thế khi hoàn cảnh quốc tế và tình hình trong nước thay đổi thì phải đổi
mới đất nước tạo tiềm lực cho đất nước phát triển
+Đổi mới phải toàn diện, đổi mới bộ máy nhà nước à phải từ trung ương đến địa
phương.Đổi mới giáo dục theo hướng tạo ra nhiều nhân tài,
+Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng an ninh quốc gia, rất chú ý đếntoàn vẹn lãnh thổ.Đó

1.0


là bài học nhắc nhở cho con cháu bảo vệ giữ vững Tổ quốc phải có chính sách phù hợp..

KÌ THI OLIMPIC SỬ LỚP 10
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

-------------------------

I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 1 (3,5 điểm)
Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến. Trong những thành tựu
ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây?
Câu 2 (3,5 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa truyền thống Đông Nam Á, anh/chị hãy:
a. Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.
b. Nêu và giải thích ý kiến của mình về nhận định: Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á
chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ.
Câu 4 (2,0 điểm)
Nêu các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ
XVIII. Tại sao có thể khẳng định cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách
mạng tư sản triệt để?
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1(4 điểm)
Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống xâm
lược của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? Trên cơ sở đó, em hãy rút ra những bài học kinh
nghiệm cho công cuộc bảo vệ tổ quốc ngày nay?
Câu 2 ( 3 điểm)


Lập bảng so sánh bộ máy nhà nước thời Lý- Trần –Hồ và thời Lê Thánh Tông theo các nội dung sau:
Tổ chức bộ máy nhà nước, luật pháp, tuyển chọn quan lại, quân đội. Qua đó, rút ra nhận xét về bộ
máy nhà nước thời Lê Thánh Tông?
Câu 3 ( 3 điểm)
Trình bày giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ. Cho biết các công trình tiêu biểu của giáo
dục nước ta thời kì này. Cha ông ta muốn nói gì qua các công trình này?

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

câu


Nội dung

Điểm

Câu 1: Hãy 1. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến
nêu
thành

những
tựu

a. Trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo

văn hóa chủ - Trong lĩnh vực tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, trở thành cơ sở lí luận và tư
yếu

của tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc;

Trung Quốc
thời

0,5

phong

kiến. Trong

- Trong lĩnh vực tôn giáo, Phật giáo ở Trung quốc được thịnh hành, nhất là vào thời nhà
Đường…


những thành
0,25

tựu ấy, thành
tựu nào đã b. Sử học


ảnh

hưởng

sâu

- Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đặt


nền móng là Tư Mã Thiên.

0,5

c. Văn học
- Thơ đường đạt đến đỉnh cao của nội dung và nghệ thuật…Tiểu thuyết chương hồi xuất
hiện với những tác phẩm nổi tiếng…
0,5
d. Toán, thiên văn học, Y dược…
- Toán, thiên văn học, Y dược… của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng…
0,5
e. Kĩ thuật
- Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

sắc đến sự
phát

triển

của phương
Tây?

0,5
2. Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây
- Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây là kĩ thuật với bốn 0,25
phát minh quan trọng.
- Giấy và kĩ thuật in được phát minh giúp phổ biến rộng rãi văn minh phương Tây; la bàn
xuất hiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lí diễn ra; thuốc súng giúp các nước
phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

0,5
Câu 2: Trên 1. Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á:
cơ sở hiểu - Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho
biết về văn mình, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…
hóa

Đông

Nam Á, hãy:
a,
những

Nêu
nét


0,5


đặc

trưng - Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh

của văn hóa hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của
truyền thống mình…
Đông

0,5

Nam - Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng…

Á.
0,5

b, Giải thích
ý kiến của 2.Giải thích ý kiến về nhận định:
em về nhận - Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc
định
“Văn

sau: và toàn diện của văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các
hóa nước Đông Nam Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán…

truyền thống
của khu vực

Đông

Nam

Á chịu ảnh
hưởng

sâu

sắc và toàn
diện của văn

0,5
Giải thích:
+ Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế
kỉ đầu Công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ
viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như
chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma, chữ Lào...

0,5

hóa Ấn Độ”.
+ Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á
với nhiều đề tài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại….

0,5

+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một
số nước, có thời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo… Trong thời kì đầu,
Hin-đu giáo thịnh hành hơn, thờ 3 vị thần… tạc tượng và xây nhiều đền tháp theo kiến

trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á,
có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông
Nam Á…

0,5
+ Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và
kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-co- Vat, đền Ăng-coThom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào...


=> Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy
nhiên, mỗi dân tộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản
sắc riêng.

0,5

Câu 3: Nêu 1. Các hình thức diễn ra của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ
các

hình XVIII

thức diễn ra
của các cuộc

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến

0,25

cách

mạng - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ-cách mạng tư sản diễn ra

tư sản tiêu dưới hình thức đấu tranh giành độc lập.
biểu từ

thế

kỉ XVII đến

0,25

cuối thế kỉ - Cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nội chiến kết hợp chiến tranh bảo vệ độc
XVIII. Tại lập dân tộc.
sao có thể
khẳng

định 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để

cuộc

cách

mạng tư sản
Pháp

cuối

- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc
cách mạng tư sản:

thế kỉ XVIII
là một cuộc

cách

mạng

tư sản triệt
để?

0,25

0,5
+ Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông
dân.

0,25

+ Xóa bỏ những cản trở đối với sự phát triển của công thương nghiệp, thống nhất thị
trường dân tộc.

0,25

- Làm lung lay chế độ phong kiến ở Châu Âu, mở ra thời đại mới, thời đại thắng lợi và
củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

* Nghệ thuật quân sự được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa
chống xâm lược của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
Câu 1: Nghệ

- Từ thế kỉ X – đến thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa giành độc

0,25


0,5


thuật quân
sự được thể
hiện như thế
nào qua các
cuộc kháng
chiến và
khởi nghĩa
chống xâm
lược của
nhân dân ta

lập đan tộc như: khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)
và các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc như: kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô
Quyền lãnh đạo, hai lần kháng chiến chống quân Tống dưới thời tiền Lê (981) và thời Lý
(1075- 1077), ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần, kháng chiến chống
Minh thời nhà Hồ. Qua các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa trên ông cha ta đã sáng tạo
nên nghệ thuật quân sự độc đáo là:
+ Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều: Trong các cuộc chiến tranh giữ nước, nói chung kẻ
thù của chúng ta rất mạnh, có lực lượng quân sự lớn hơn ta nhiều lần. Trong cuộc kháng
chiến chống Tống thời Lý, lực lượng quân đội của ta chỉ có 10 vạn trong khi quân địch
lên đến 30 van, thời Trần lúc cao nhất quân ta có khoảng 15 vạn trong khi quân địch lên
đến 50 – 60 vạn. Vì lẽ đó, để bảo vệ mình ông cha ta phải tiến hành kháng chiến trong thế
0,5
không tương quan về lực lượng quân chính quy, lấy ít địch nhiều…

từ thế kỉ X


+ Phat huy sức mạnh đoàn kết toàn dan, dựa vào dân để tiến hành kháng chiến lâu dài:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống bình
đến thế kỉ
yên của nhân dân… Vì vậy toàn dân phải kháng chiến. Thời Lý, Lý Thường Kiệt đã huy
XV? Trên cơ
động được lực lượng các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc để tiến hành chiến thuật “ tiên
sở đó, em
phát chế nhân”, thời Trận thì “ vua tôi đồng long, an hem hòa mục, cả nước góp sức”,
trong khởi nghĩa Lam Sơn cũng vậy…
hãy rút ra
những bài
học kinh
nghiệm cho
công cuộc
bảo vệ tổ
quốc ngày
nay?

+ Đường lối chiến lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo: Ngô Quyền dung
kế đóng coc trên song Bạch Đằng, nhử địch vào trận địa mai phục. Thời Lý, thực hiện
thuật “tiên phát chế nhân” chủ động vượt biên giới đánh vào hạu cứ của địch, làm suy yếu
tinh thần của kẻ thù, chậm kế hoạch tấn công của địch. Nhà Trần, kiên quyết thực hiện kế
hoạch “vườn không nhà trống”, “biết tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch”…
+ Kết hợp đấu tranh vũ trang ví đấu tranhchinhs trị, ngoại giao và tâm lí chiến..Điều nầy
được thể hiện rất rõ qua việc kết thucs chiến tranh của kháng chiến chống Tống thời Lý,
ba lần chống Mông – Nguyên thời Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Trong thời
điểm quyết định, cha ông ta có những văn kiện độc đáo để khích lệ tinh thần chiến đấu
của quân nhân và làm nảm long quân địch: bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt,
Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…


0,5

* Bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ tổ quốc ngày nay:
+ Phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xậy dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Chăm lo đến đời sống nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đây là cơ sở
0,5
quan trọng nhất. Lịch sử dân tộc cho thấy khi nào nhân dân ta đoàn kết thì không kẻ thù
nào có thể tổn hại đến dân tộc ta cò khi khối đại đoàn kết bị tổn thương thì kẻ thù mới có
cơ hội xâm lược.
+ Chú trọng xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Tăng cường giáo
dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước…


+ Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước, chủ động bảo vệ tổ quốc.
0,5

0,25

0,5

0,25

0,5
Câu 2: Lập
bảng so sánh

Nội dung

Thời Lý – Trần – Hồ


Thời Lê Thánh Tông
0,5

bộ máy nhà
nước thời
Lý- Trần –
Hồ và thời
Lê Thánh
Tông theo
các nội dung
sau: Tổ chức
bộ máy nhà
nước, luật
pháp, tuyển
chọn quan
lại đối nội

0,25


và đối ngoại.
Qua đó, rút
ra nhận xét

Tổ chức bộ - Ở trung ương: chính
máy nhà
quyền từng bước được
nước
tổ chức hoàn chỉnh.

+ Vua đứng đầu đất
nước, nắm mọi quyền
hành cao nhất về chính
trị, luật pháp, quân sự,
đối ngoại

về bộ máy
nhà nước
thời Lê
Thánh
Tông?

+ Giúp việc cho vua có
tể tướng và các đại thần
các chức hành khiển và
các cơ quan sảnh, viện,
đài

Luật pháp

+ Bãi bỏ các chức tể
tướng, đại hành khiển, lập
ra 6 bộ ( Lại, hộ, lễ, binh,
hình, công) do các thượng
thư đứng đầu, trực tiếp cai
quản và chịu trách nhiệm
trước vua.
+ Ngự sử đài có quyền
hành cao hơn trước


- Ở địa phương: Đất
nước chia thành nhiều
lộ, dưới lộ là phủ, huyện
châu, hương, xã. Quan
đứng đầu xã gọi là xã
quan.

- Ở địa phương: Bỏ các lộ
chia cả nước thành 13 đạo
thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti
phụ trách về quân sự, dân
sự, an ninh.

- Thời Lý có bộ Hình
thư

- Bộ quốc triều hình luật
gồm hơn 700 điều

- Thời Trần có bộ Hình
luật

- Đề cập đến hầu hết các
lĩnh vực của xã hội và
mạng tính dân tộc sâu sắc.

- Mục đích: bảo vệ
quyền lợi của giai cấp
thống trị, một số quyền
chân chính của nhân dân

và an ninh đất nước.
Tuyển
chọn quan
lại

- Ở trung ương: vua đứng
đầu, trực tiếp quyết định
mọi công việc của đất
nước

- Ban đầu chủ yếu tuyển
chọn từ con em gia đình
quý tộc hoặc con cháu
quan lại

0,25

0,25

+ Dưới đạo, là phủ, huyện,
châu, xã. Xã vẫn là đơn vị
hành chính cơ sở, do xã
trưởng đứng đầu.
0,25

0,25
-Quan lại được tuyển chọn
chủ yếu qua giáo dục, thi
cử.
- Những người đỗ đạt dần

trở thành tầng lớp thống trị
và được ban cấp nhiều
ruộng đất


Quân đội

- Được tổ chức quy củ
gồm cấm binh và lộ
binh, tuyển chọn theo
chế độ “ ngụ binh ư
nông”

- Quân đội được tổ chức
chặt chẽ, theo chế độ “ ngụ
binh ư nông”

0,25

- Được trang bị vũ khí đầy
đủ

* Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

0,5

- Nhìn chung, bộ máy nhà nước thời Lý- Trần – Hồ và thời Lê Thánh Tông đều là nhà
nước theo thể chế quân chủ chuyên chế, do vua đứng đầu, nhưng mức độ chuyên chế của
hai thời kì khác nhau:
+ Thời Lý – Trần –Hồ: Bộ máy nhà nước đã được hoàn thiện nhưng mức độ chuyên chế

chưa cao do vua còn san sẻ quyền lực cho các chức quant rung gian như tể tướng, đại thần

0,5

+ Đến thời vua Lê Thánh Tông, các chức quant rung gian bị bãi bỏ, vua nắm mọi quyền
hành từ trung ương đến địa phương, mức độ chuyên chế cao hơn trước. Bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh, gọn nhẹ nhưng hiệu quả. Tạo điều kiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế,
góp phần đưa đất nước phong kiến Đại Việ phát triển đến đỉnh cao

Câu 3: Trình

* Giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê Sơ:

bày giáo dục
Đại Việt qua

Nhu cầu xây dựng đất nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời
quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trỏ thành chữ viết chính thức.

các thời Lý,

- Thời Lý: + 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long…

Trần, Lê Sơ.
Cho biết các

+ 1076, nhà nước cho xây dựng Quốc Tử Giám

tiêu biểu của


- Thời Trần: + Các khoa thi được tổ chức đều đặn

giáo dục

+ 1247, nhà Trần đặt lệ lấy Tam khôi, quy định nội dung học tập, mở rộng Quốc Tử Giám

kì này. Cha
ông ta muốn
nói gì qua
các công
trình này

0,5

+ Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi đầu tiên

công trình

nước ta thời

0,25

0,5

- Thời Lê: + Nho giáo giữ vị trí độc tôn, giáo duc Nho học thịnh đạt. Trường Quốc Tử
Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học.
+ Năm 1484, nhà nước cho dựng bia tiến sĩ. Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc tên
vào bia đã dựng ở văn miếu và được “ vinh quy bái tổ”.

0,5


- Qua mỗi triều đại giáo dục đã đào tao được rất nhiều người tài cho đất nước. Tuy nhiên
giáo dục các thời kì này nội dung chủ yếu là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung kiến thức
khoa học- kĩ thuật phục vụ cho việc phát triển kinh tế bị xem nhẹ.
* Các công trình tiêu biểu của giáo dục nước ta thời kì này là: Văn miếu, Quốc Tử Giám 0,25
và bia tiến sĩ.


* Mục đích của cha ông ta:
- Khuyến khích phát triển giáo dục trong nhân dân và tầng lớp quý tộc, tôn trọng việc học
hành đỗ đạt

0,25

- Tôn vinh nhân tài của đất nước
- Nhắc nhở trọng trách của những người tài đối với đất nước.
0,25

0,25
0,25

ĐỀ THAM KHẢO THI OLYMPIC
MÔN : LỊCH SỬ 10
THỜI GIAN: 150 PHÚT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (4 điểm):Trên cơ sở hiểu biết về nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ và Đông Nam Á
thời phong kiến.
a. Hãy nêu những thành tựu cơ bản của kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á.
b.Lập bảng so sánh điểm khác nhau của hai loại hình nghệ thuật trên của Ấn Độ và Đông Nam Á.
Câu 2(2,0 điểm): Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành các quốc gia cổ đại

phương Tây (Hi Lạp và Rô – ma)?
Câu 3 (4 điểm): Qua diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII :
a. Giair thích vì sao thời kì chuyên chính Gia cô banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp.
b.Em có nhận xét về sự sụp đổ chính quyền Gia-cô-banh ?
Câu 4 (3.0 điểm)
a. So sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và kháng chiến chống Mông –
Nguyên thời Trần theo các nội dung sau: chủ trương, tương quan lực lượng, Quy mô – tính chất, nghệ
thuật kết thúc chiến tranh.
b. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế
kỷ XIII.
Câu 5 (3.0 điểm)
Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế kỉ X – XV. Tại sao
Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần?
Câu 6 (4 điểm)
a. Phân tích những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc .
b. Qua nội dung bài thơ thần của Lý Thường Kiệt và hiểu dụ của Quang Trung ,hãy phân tích những
điểm tương đồng của hai văn kiện này .


Câu 1

ĐÁP ÁN
Trên cơ sở hiểu biết về nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ và Đông
Nam Á thời phong kiến.
a. Hãy nêu những thành tựu cơ bản của kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ và
Đông Nam Á.


2,5 đ


* Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ
+ Kiến trúc
- Nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu đền chùa, lăng mộ rất lớn, đẹp và kỳ vĩ. Kiểu
kiến trúc đền tháp hình núi,chùa hang, lăng mộ hình bát úp, bán cầu.
- Tiêu biểu: Kinh đô Đê-li, lăng mộ A-cơ ba, Ta-giơ Ma-han, và lâu đài thành đỏ
La Ki-la “được xem là thiên đường trên trần thế”.

0,75 đ


+ Điêu khắc
- Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo kiểu dáng phong phú, phong
cách rất độc đáo.

0,75 đ

- Tiêu biểu là những pho tượng Phật và tượng thần được tạc bằng đá, hoặc trên
đá, đúc bằng đồng...mang sắc thái tôn giáo
* Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á
+ Kiến trúc

0,5 đ

- Điển hình: khu di tích Mĩ Sơn (Việt Nam), tổng thể kiến trúc khu Bô-rô-buđua (Inđônêsia), Ăng-coVát và Ăng-coThom (Campuchia),Thạt luổng (Lào) và
Chùa Vàng (Mianma).
+ Điêu khắc
- Nghệ thuật điêu khắc được thể hiện chủ yếu là tượng tròn và phù điêu. Gồm
điêu khắc và tạc tượng thần, Phật ...

0,5 đ


b. Lập bảng so sánh sự khác nhau của kiến trúc và điêu khắc

1,5 đ

ẤN ĐỘ
Kiến trúc

ĐÔNG NAM Á

Các công trình kiến trúc có qui
mô đồ sộ, hoành tráng, chất liệu
xây dựng chủ yếu bằng đá

Chất liệu xây dựng đa dạng,
phù hợp thẩm mỹ của mỗi dân
tộc (Ví dụ: đền Ăng -co bằng
đá, chùa Vàng - Mian -ma dát
vàng, Khu di tích Mỹ Sơn
Viêt Nam bằng gạch...)

Điêu khắc

Chủ yếu tạc tượng Thần và Phật
phong cách và kiểu dáng phong
phú.

Chủ yếu là tượng tròn và
phù điêu, đồng thời có sự hài
hoà giữa kiến trúc và điêu

khắc.

Kết luận

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng của Ấn Độ. Tuy nhiên kiến trúc điêu khắc Đông Nam Á
không phải là sự “rập khuôn”, mà mỗi dân tộc đều có sự sáng
tạo, mang nét riêng, độc đáo của mỗi dân tộc.

0.5đ

0.5 đ

0,5 đ
Câu 2

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành các quốc

2,0 đ


×