Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ THI và đáp án CHÍNH THỨC GVG TỈNH môn vật lý TỈNH NGHỆ AN năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.27 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: Vật li

(Đề thi gồm 02 trang)

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (4.0 điểm).
1. “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là một tiêu
chí quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Tiêu chí 6, Tiêu chuẩn 2,
Điều 5, Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Anh (Chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
2. Định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội
dung: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực
hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học
sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh
tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân,
rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích
lũy được để phát triển ” (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp để góp phần
phát triển khả năng tự học cho học sinh?


Câu 2 (5,0 điểm).
Anh (Chị) hãy thiết kế hoạt động dạy học hình thành kiến thức theo định hướng phát
triển năng lực học sinh khi dạy mục “II.1. Thí nghiệm” của bài 12 “Lực đàn hồi của lò xo.
Định luật Húc”, sách giáo khoa Vật lí 10, chương trình chuẩn (tài liệu giáo khoa đính kèm đề thi).
Câu 3 (6,0 điểm).
1. Anh (Chị) hãy giải bài tập sau đây:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng k = 40 N/m; m = 100 g. Bỏ qua mọi lực cản, lấy
g = 10 m/s 2. Ban đầu, giữ vật sao cho lò xo dãn 7,5 cm theo phương thẳng đứng rồi thả
nhẹ, vật dao động điều hòa.
v
a. Tính tốc độ trung bình của vật trong một chu kì.
b. Tính tỉ số giữa độ lớn cực đại của lực đàn hồi và lực kéo về tác dụng lên vật.
c. Trong một chu kì, tính thời gian mà lực kéo về ngược chiều lực đàn hồi tác
dụng lên vật.
d. Gỡ điểm treo của lò xo rồi đặt vật m trên sàn ngang, giữ đầu trên sao cho lò
xo không biến dạng. Kéo đầu trên của lò xo chuyển động thẳng đều với vận tốc
v
= 2 m/s hướng thẳng đứng lên trên (hình vẽ bên). Tính độ dãn cực đại của lò xo.
2. Khi dạy bài tập này, anh (chị) sẽ định hướng cách giải cho học sinh bằng hệ
thống câu hỏi như thế nào? (mỗi ý trên được nêu 2 câu hỏi định hướng).


Câu 4 (5,0 điểm).
1. Một trong những năng lực Vật lí cần hình thành cho học sinh là “Tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ Vật lí”.
Anh (Chị) hãy ra hai câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng các định luật Vật lí đã học để
giải thích hai hiện tượng trong tự nhiên. Anh (Chị) hãy đưa ra phương án trả lời chính xác
cho hai câu hỏi đó.
2. Cho các dụng cụ sau đây: Pin, điện trở bảo vệ R, một khóa K, một tụ điện có điện
dung C0 đã biết, một tụ điện có điện dung Cx chưa biết, một vôn kế điện từ, một tĩnh điện kế.

Anh (Chị) hãy thiết kế phương án thí nghiệm để xác định điện dung C x của tụ điện. Coi
các dụng cụ đo lí tưởng.
--------Hết-------Giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên giáo viên dự thi:……………………………………....Số báo danh: ……….………………
Chữ ký cán bộ coi thi số 1: ……………..……...Chữ ký cán bộ coi thi số 2: …….…….……….….

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH


ĐÁP ÁN
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu
hỏi
Câu 1
1.

2.

Câu 2

CẤP THPT NĂM 2019
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: Vật li
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Nội dung

Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực

cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Thực hiện biên soạn đề kiểm tra định kỳ theo ma trận.
- Giảm dần câu hỏi tái hiện kiến thức; tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến
thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề/tình huống trong kiểm tra, đánh giá.
- Ngoài đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra, còn chú
trọng đánh giá thông qua hồ sơ học tập, kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên
cứu KHKT, kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài viết, bài trình
chiếu, video...); sử dụng kết quả đánh giá thay thế cho một số bài kiểm tra.
- Kịp thời động viên, khích lệ sự tiến bộ, cố gắng vươn lên của học sinh; điều
chỉnh quá trình dạy học vì sự tiến bộ của học sinh.
Một số hoạt động giáo viên cần làm để góp phần phát triển khả năng tự học
cho học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp:
- Xây dựng/thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh rõ về mục tiêu cần đạt;
cách thức thực hiện; phù hợp với đối tượng.
- Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Tạo sự hứng thú cho học sinh khi nhận nhiệm vụ (nhiệm vụ học tập đa dạng,
vừa sức, phong phú về các hình thức thể hiện).
+ Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động để mỗi học sinh chủ động thực hiện
nhiệm vụ; dành nhiều thời gian để học sinh được trình bày, thảo luận, bảo vệ kết
quả học tập của mình.
+ Quan sát, hướng dẫn, thực hiện kịp thời các phương án hỗ trợ học sinh giải
quyết các khó khăn.
+ Quan tâm rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng: phát hiện vấn đề và con
đường, cách thức giải quyết vấn đề; chọn, đọc tài liệu; biết cách tự ghi chép,
khắc sâu các kiến thức trong quá trình học tập,…
- Kịp thời ghi nhận, động viên, khích lệ kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của
học sinh.
- Định hướng, gợi mở các vấn đề nghiên cứu; hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài
liệu, học liệu, tích lũy kinh nghiệm, thực hiện các hoạt động trải nghiệm,…
Thiết kế hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mục “II.

1. Thi nghiệm” của bài 12 “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” , SGK Vật li 10
chương trình chuẩn.
Thiết kế một hoạt động dạy học đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a. Mục tiêu
- Xác định rõ nhiệm vụ cần giao cho học sinh.
- Thiết kế và lựa chọn được được phương án xác định mối quan hệ giữa độ lớn lực đàn
hồi và độ biến dạng của lò xo.
- Tiến hành được các thí nghiệm xác định mối quan hệ giữa độ lớn lực đàn hồi và độ
biến dạng của lò xo; xử lí được số liệu, rút ra kết luận.

Điểm
4,0
2,0
0.75
0.5
0.5
0.25
2.0
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
5,0
1,5


- Trình bày được kết quả làm việc nhóm trên phiếu học tập, trình bày được kết quả

trước lớp.
- Biết cách làm việc nhóm để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
- Khách quan, trung thực và rèn luyện được tác phong tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình
quan sát, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm. Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong
hoạt động nhóm.
b. Nguồn tài liệu/ học liệu (các thông tin hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ học tập dưới
nhiều hình thức khác nhau như nội dung viết, bảng biểu, hình ảnh, video, thí
nghiệm…), phương tiện phù hợp để học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ học tập
(phiếu học tập, thiết bị, thí nghiệm, đồ dùng dạy học…)
c. Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh phù hợp với mục tiêu đặt ra (Làm gì? Làm
như thế nào?)
d. Cách thức tổ chức hoạt động: Thể hiện đầy đủ các bước thực hiện trong tiến trình
hoạt động dạy học (Hoạt động của thầy và hoạt động của trò), thể hiện được có sử
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp nhằm hình thành phẩm
chất và năng lực cho học sinh như nêu trong mực tiêu.
e. Dự kiến tình huống
Dự kiến được các tình huống xảy ra trong việc tổ chức hoạt động dạy học và cách
thức giải quyết các tình huống ấy.
(Tình huống dự kiến và cách thức giải quyết thể hiện trong kế hoạch tổ chức dạy học)

Câu 3
1.
a.

0,5
2,0

0,5

6,0

4,0
1,0

Giải bài tập
Tính tốc độ trung bình của vật trong một chu kì.
Δl =

0,5

mg
=
k
2,5 cm.

Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn
Biên độ dao động của vật A = 7,5 – 2,5 = 5 cm.
T = 2π

Δl
π
=
g 10 s

Chu kì dao động của vật là
Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì là
v=

b.

4A 200

=
≈ 63,66 cm/s
T
π

Tính tỉ số giữa độ lớn cực đại của lực đàn hồi và lực kéo về.
Lực đàn hồi cực đại Fđh max = k(A + ∆l)
Lực kéo về cực đại Fkv max = kA
Tỉ số giữa độ lớn cực đại của lực đàn hồi và lực kéo về
Fđh max
Fkv max

c.

=

k(A + Δl) 3
= = 1,5
kA
2

Trong một chu kì, tính thời gian mà lực kéo về ngược chiều lực đàn hồi.
Lực kéo về ngược chiều lực đàn hồi tác dụng lên vật ứng với vật đi từ vị trí cân
bằng đến vị trí lò xo không biến dạng và ngược lại.
sin(

d.

1,0


1,0

ωΔt1
Δl 1
π
π
)=
= ⇒ Δt1 =
=
≈ 52,36ms
2
A 2
3ω 60

Sử dụng véc tơ quay ta có:
Tính độ dãn cực đại của lò xo.
Khi kéo đầu trên của lò xo thì lò xo dãn, khi lực đàn hồi cân bằng với trọng lực
thì vật bắt đầu được nhấc lên. Trong hệ quy chiếu gắn với đầu trên (hệ quy chiếu
quán tính) vật dao động điều hòa vời tần số góc

ω=

k
=
m 20 rad/s.

1,0


Lò xo dãn cực đại ở thời điểm vận tốc của hai đầu lò xo có cùng giá trị.

So với đầu trên, lò xo dãn cực đại khi vật m ở vị trí biên (với v là vận tốc của m
ở VTCB trong hệ quy chiếu gắn với đầu trên)
A* =

2.

a.
b.
c.
d.

v 200
=
= 10 cm
ω 20

Độ dãn cực đại của lò xo: ∆lmax = ∆l + A* = 12,5 cm
Hệ thống câu hỏi định hướng
Chấm theo 3 mức độ:
- Mức 1. Không nêu được câu hỏi định hướng: không cho điểm
- Mức 2. Câu hỏi định hướng theo kiểu “cầm tay chỉ việc”: cho một nửa số điểm
của mục đó.
- Mức 3. Câu hỏi định hướng theo kiểu dẫn dắt để học sinh tự tìm ra lời giải:
cho điểm tối đa.
Sau đây là các câu định hướng minh họa:
C1: Tốc độ trung bình của một vật chuyển động được tính bằng công thức nào?
C2: Quãng đường vật dao động điều hòa đi được trong một chu kì bằng bao
nhiêu?
C3: Phân biệt lực đàn hồi và lực kéo về tác dụng lên vật?
C4: Khi vật có li độ x, thì độ lớn lực đàn hồi và lực kéo về tác dụng lên vật được

tính bằng công thức nào?
C5: Nêu đặc điểm của lực lực kéo về?
C6: Trong quá trình dao động của vật lực đàn hồi và lực kéo về ngược chiều khi
nào?
C7: Khi lò xo (gắn với vật) chuyển động thì nó biến dạng cực đại khi nào?
C8: So với đầu trên của lò xo thì vật chuyển động như thế nào?

Câu 4
1.

2,0

0,5
0,5
0,5
0,5
5,0

Đặt câu hỏi và phương án trả lời
Chấm theo các yêu cầu sau đây:
- Đúng thể loại yêu cầu trong đề, đó là sử dụng định luật Vật lí để giải thích.
- Về nội dung:
+ Phù hợp với yêu cầu.
+ Đảm bảo tính chính xác khoa học, tính giáo dục.
+ Có tính thực tiễn.
- Mức độ câu hỏi là ở mức vận dụng thấp hoặc mức vận dụng cao.

3,0

Đặt được hai câu hỏi chính xác về hiện tượng và đúng ngữ pháp.


1,0

Đưa ra được hai phương án trả lời chính xác (vận dụng đúng định luật, giải

2,0

thích chính xác).
2.

Thiết kế thi nghiệm xác định Cx
Dùng vôn kế điện từ đo suất điện động của Pin
Mắc mạch như hình vẽ

R

2,0
0,25

ξ
C0

T

Cx

0,25
K



Đóng K
Dùng tĩnh điện kế T đo hiệu điện thế hai đầu tụ C0 được U0
Điện tích trên tụ C0 là Q0 = C0.U0
Hiệu điện thế hai đầu tụ Cx = ξ - U0
Theo định luật bảo toàn điện tích: Q0 = Qx
C .U
Q
Cx = x = 0 0
Ux ξ − U0
Điện dung tụ Cx là:

------HẾT-----(Lưu ý: Các cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25



×