Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI DỰ BỊ VÀ ĐÁP ÁN GVG TỈNH NGHỆ AN MÔN VĂN NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.56 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ DỰ BỊ

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH
CẤP THPT NĂM 2019
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề kiểm tra có 01 trang)
Câu 1 (4.0 điểm)
1. “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là một tiêu chí quy
định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Tiêu chí 6, Tiêu chuẩn 2, Điều 5, Thông
tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Anh (Chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng
phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
2. Định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung:
“Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt
động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường
học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt
động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,
phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển ” (Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp để góp phần phát
triển khả năng tự học cho học sinh?
Câu 2 (5.0 điểm)
Anh (Chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh theo định hướng phát triển
năng lực khi dạy học đoạn thơ sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,


Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Trích Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến, Ngữ văn 11,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 22)
Câu 3 (6.0 điểm)
Phong cách văn học của thời đại chi phối một phần sự hình thành phong cách của các nhà văn
và ngược lại, điểm gần gũi giữa các phong nghệ thuật của nhiều nhà văn hoạt động sáng tạo cùng
một thời đại sẽ góp phần tạo ra phong cách văn học của chính thời đại đó.
(Phong cách văn học, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 171)
Anh (Chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. Từ đó, đề xuất phương án hướng
dẫn học sinh làm bài.
Câu 4 (5.0 điểm)
Sau khi hướng dẫn học sinh học bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ( Ngữ văn 12, Tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 30 - 33 và tr. 43, 44), anh (chị) hãy thiết kế một bài tập về
vấn đề sử dụng tiếng Việt hiện nay. Có kèm theo phần lời giải.
--------Hết--------

Giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên giáo viên dự thi:……………………………………....Số báo danh: ……….………………
Chữ ký cán bộ coi thi số 1: ……………..……...Chữ ký cán bộ coi thi số 2: …….…….…………......
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH
CẤP THPT NĂM 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ĐỀ DỰ BỊ
BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững Đáp án - Thang điểm và yêu cầu trong Hướng dẫn chấm của Ban tổ
chức Hội thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, giám khảo
cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài làm sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Đáp án – Thang điểm phải được thống
nhất trong tổ chấm thi và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
3. Bài thi được chấm theo thang điểm 20.0; làm tròn đến hai chữ số thập phân.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu
Câu 2

Nội dung
Điểm
Hướng dẫn thiết kế hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh theo định hướng 5.0
phát triển năng lực khi dạy học đoạn thơ trong bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
1. Mục tiêu cần đạt
1.5
- Kiến thức:
0.5
+ Hướng dẫn học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu làng quê, vẻ
đẹp của tâm hồn tác giả trong đoạn thơ.
+ Thấy được nghệ thuật tả cảnh và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến
- Kỹ năng:
0.5
Đọc và cảm nhận thơ Nôm Nguyễn Khuyến nói riêng và thơ trữ tình trung đại nói chung
- Thái độ:
0.25
Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, đồng cảm với tâm sự của tác giả, trân trọng vẻ
đẹp của thơ ca dân tộc
- Hình thành năng lực:

0.25
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực ngôn ngữ: đọc diễn cảm, nói và trình bày vấn đề
+ Năng lực văn học: biết nhận thức, rung động, cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ.
Lưu ý:
+ Nêu đầy đủ như đáp án:
1.5 điểm
+ Nêu được khoảng ½ yêu cầu:
1.0 điểm
+ Không nêu hoặc có nêu nhưng không đúng: 0.0 điểm
2. Phương tiện dạy học
0.5
Nêu các phương tiện được dùng để dạy học: SGK, bài soạn, các thiết bị hỗ trợ, tranh
ảnh, bảng, biểu…
Chú ý: Khi nêu tên các tài liệu được sử dụng trong dạy học phải phù hợp với cách thức
tổ chức hoạt động dạy học.
Lưu ý:
+ Nêu phương tiện phù hợp với nội dung dạy học: 0.5 điểm
+ Nêu phương tiện tương đối phù hợp:
0.25 điểm
+ Không nêu hoặc có nêu nhưng không phù hợp: 0 điểm
3.Các nhiệm vụ GV cần thực hiện khi dạy học:
0.5
+ Đọc diễn cảm, nhận xét cách đọc

2


+ Xác định nội dung đoạn thơ
+ Những tín hiệu nghệ thuật để thể hiện nội dung

+ Hình tượng cái tôi tác giả trong đoạn thơ?
Lưu ý:
+ Thể hiện đủ, đúng nhiệm vụ:
0.5 điểm
+ Nêu nhiệm vụ nhưng chưa đầy đủ:
0.25 điểm
+ Nêu không đúng hoặc không nêu:
0.0 điểm.
4. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học
Có nhiều hình thức, phương pháp và cách thức trình bày hoạt động dạy học, miễn là đáp
ứng được mục tiêu, thể hiện được hoạt động của thầy và trò, phù hợp với đối tượng học sinh
và tình hình thực tế nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện đầy đủ các bước trong tiến trình dạy học: (Giáo viên(GV) giao nhiệm vụ cho
học sinh(HS); HS thực hiện nhiệm vụ; GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và trao đổi,
góp ý, bổ sung; GV đánh giá, nhận xét kết quả của HS và chốt kiến thức).
-Việc GV giao nhiệm vụ cho mỗi hoạt động học được mô tả rõ ràng, dễ hiểu, hình thức
đa dạng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng, câu hỏi cho HS hoạt động phù hợp
với mục tiêu, làm rõ các kiến thức cần đạt và có đủ thông tin phương tiện hỗ trợ.
-Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cần nêu rõ cách thức hoạt động của HS, sử dụng các
phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với bộ môn để hoàn thành mục tiêu.
-GV tổ chức cho HS thảo luận, báo cáo kết quả, sự tương tác giữa các đối tượng dạy
học…
-GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành, mức độ chính xác và chuẩn kiến thức;
hướng tới động viên khích lệ HS
Lưu ý:
+ Thể hiện đủ, đúng nhiệm vụ, các bước trong tiến trình dạy học: 2.25 điểm
+ Nêu rõ nhiệm vụ nhưng tiến trình dạy học chưa thật hợp lí:
1.75 điểm
+ Không rõ nhiệm vụ và tiến trình dạy học:
0.0 điểm.

5. Giáo viên dự kiến tình huống
- GV dự kiến/đề xuất được các phương án/tình huống dạy học cho các đối tượng có trình
độ khác nhau (giỏi, khá, yếu, kém) để điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý: Nếu không có: 0.0 điểm.
Câu 3
Phong cách văn học của thời đại chi phối một phần sự hình thành phong cách của
các nhà văn và ngược lại, điểm gần gũi giữa các phong nghệ thuật của nhiều nhà văn hoạt
động sáng tạo cùng một thời đại sẽ góp phần tạo ra phong cách văn học của chính thời đại
đó.
(Phong cách văn học, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục 2009, tr. 171)
Anh(chị) hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. Từ đó, đề xuất phương
án hướng dẫn học sinh làm bài.
1. Trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên.
a) Xác định đúng vấn đề nghị luận
Mối quan hệ giữa phong cách thời đại và phong cách nhà văn.
b)
b) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giải thích:
+ Phong cách của thời đại: chỉ bản sắc của một thời đại văn học, thể hiện qua những nét
chung tương đối bền vững như hệ thống hình tượng, phương thức biểu hiện, khuynh hướng
thẩm mỹ...
+ Phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn: nét riêng, vừa độc đáo, mới mẻ vừa ổn định

3

2.25


0.5
0.5
0.5
0.5
0.25

0.25

6.0

4.0
0.25
0.25

0.5


của mỗi nhà văn trong cách nhìn, nhận thức và phản ánh đời sống đảm bảo sự thống nhất giữa
nội dung và hình thức nghệ thuật...
+ Ý kiến khẳng định mối quan hệ qua lại giữa phong cách thời đại và phong cách nhà
văn...
- Khẳng định ý kiến trên là đúng. Bởi vì:
+ Nhà văn sống trong thời đại nào thì chịu sự chi phối của thời đại đó...(Làm sáng tỏ
qua tác phẩm cụ thể)
+ Bản thân mỗi nhà văn là một nhân tố hình thành, góp phần tạo nên phong cách thời
đại...(Làm sáng tỏ qua tác phẩm cụ thể)
- Đánh giá:
+ Khẳng định sự tác động qua lại giữa phong cách nhà văn với phong cách thời đại. Tuy
nhiên, một số nhà văn đã vượt lên khỏi thời đại, dự báo một số vấn đề mới mẻ.(chức năng dự

báo của văn học)
+ Định hướng cho người tiếp nhận: khi đánh giá phong cách nhà văn, người đọc cần đặt
trong mối quan hệ với phong cách thời đại...
d, Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e, Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Lưu ý:
- Các yêu cầu a,b,d,e chấm như đáp án
- Đối với yêu cầu c:
+ Giải thích được vấn đề, bàn luận đánh giá được ý kiến: 3.0 điểm
+ Có giải thích nhưng bàn luận đánh giá chưa thật đầy đủ: 2.0 điểm;
+ Hiểu sai vấn đề hoặc không làm bài:
0.0 điểm
2. Đề xuất phương án hướng dẫn học sinh làm bài
a) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: xác định vấn đề nghị luận.; kiểu bài, thao tác nghị
luận.
b) Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý:
- Giải thích vấn đề nghị luận: phong cách thời đại, phong cách nhà văn...
- Trình bày quan điểm của người viết: đánh giá ý kiến, dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng
minh, mở rộng nâng cao vấn đề.
c)Nhận xét, rút kinh nghiệm để hoàn thiện cách làm bài văn nghị luận một ý kiến bàn về
văn học; củng cố kiến thức lí luận về phong cách văn học.
Lưu ý:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên :
2.0 điểm
+ Đáp ứng các yêu cầu nhưng cách thức hướng dẫn chưa thật hợp lí: 1.5 điểm
+ Không đáp ứng các yêu cầu hoặc không làm bài:
0.0 điểm
Câu 4

Sau khi hướng dẫn học sinh học bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (SGK Ngữ
văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.30-33 và tr.43,44), anh/chị hãy thiết
kế một bài tập về vấn đề sử dụng tiếng Việt hiện nay. Có kèm theo lời giải.
Bài làm của thí sinh cần thực hiện đúng yêu cầu về đổi mới kiểm tra đáng giá theo định
hướng phát triển năng lực
a)
1. Thiết kế bài tập
- Thí sinh chọn vấn đề thực tiễn gắn với bài học, tránh áp đặt, khiên cưỡng...
- Chọn vấn đề có ý nghĩa thời sự, phù hợp với đối tượng.
- Thiết kế câu hỏi/bài tập phải có sự đổi mới, đảm bảo tính khoa học, có khả năng phân
hóa trình độ học sinh, biết vận dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết một vấn đề thực tiễn nhằm
phát triển năng lực.
Lưu ý:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên :
3.0 điểm
+ Đáp ứng các yêu cầu nhưng thiết kế bài tập chưa thật phù hợp: 2.0 điểm

4

2.0

0.5

0.25
0.25

2.0
0.5
1.25


0.25

5.0

3.0
0.5
0.5
2.0


+ Không đáp ứng các yêu cầu hoặc không làm bài:
0.0 điểm
b)
2. Yêu cầu về lời giải
Thí sinh có thể thực hiện lời giải theo nhiều cách nhưng phải thể hiện quan điểm thái độ
đúng đắn, tích cực, đảm bảo tính khoa học, thể hiện được năng lực, tôn trọng sự sáng tạo. Sau
đây là một số gợi ý:
- Những yêu cầu về kĩ năng: đúng yêu cầu đề, có bố cục hợp lí, lời văn chuẩn mực, trong
sáng.
- Những yêu cầu về kiến thức: biết vận dụng kiến thức bài học và thực tiễn để giải quyết
vấn đề, kiến thức phải có tính chính xác, khoa học, có ý nghĩa thiết thực.
Lưu ý:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên :
2.0 điểm
+ Có lời giải nhưng chưa đầy đủ:
1.0 điểm
+ Không đáp ứng các yêu cầu hoặc không làm bài: 0.0 điểm
------- HẾT -------

5


2.0

0.5
1.5



×