CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2018 - 2019
Họ và tên: Lê Tuấn Lực.
Sinh ngày 08 tháng 05 năm 1989.
Giới tính: Nam.
Đơn vị công tác: Trường PTDT bán trú THCS Thượng Nông.
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cao đẳng Công nghệ thông tin
Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
+ Tổ phó tổ quản sinh;
+ Phụ trách Công nghệ thông tin nhà trường;
+ Giảng dạy môn Tin học 6, 7, 8, 9;
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học 8, 9.
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 trường PTDTBT THCS Thượng
Nông học tốt hơn bảng tính Excel năm học 2018 - 2019
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại hiện nay công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh
vực hoạt động của con người. Hiện nay trên phạm vi toàn cầu, các công cụ của
công nghệ thông tin đang dần dần thay thế những công cụ truyền thống, góp
phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế,
giáo dục, xã hội.
Cũng giống như cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng thông tin đang
dẫn đễn những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và ngay cả trong suy nghĩ của
chúng ta. Ngoài sự tò mò, ham hiểu biết, mỗi người phải có ý thức rằng nếu không
có hiểu biết nhất định về máy tính nói riêng và tin học nói chung thì khó có thể hòa
nhập vào cuộc sống hiện đại.
1
Chương trình bảng tính điện tử là một phần mềm rất phổ biến và thông dụng
hiện nay, trong đó chương trình Microsoft Excel là phần mềm phổ biến rộng rãi
nhất nó có thể giải quyết được nhiều dạng bài toán khác nhau trong mọi lĩnh vực.
Qua quá trình dạy tin học 7 tôi thấy nhiều HS khi thực hành nhập bảng tính
và tính toán trên bảng tính còn rất chậm lí do là các em không biết chỉnh dấu tiếng
việt để gõ, các em còn chưa thuộc cách gõ của kiểu Telex hoặc Vni như thế nào,
đặc biệt là các em không nhớ được các chữ cái trên bàn phím nên khi gõ phải đi
tìm chữ cái đó ở trên bàn phím. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để các em học tốt
môn tin học này, làm thế nào để các em học một cách hiệu quả nhất trong khi đó
đại đa số các em nhà không có máy tính, không có điều kiện để thực hành để rèn
luyện các thao tác trên khi ở nhà. Do vậy bản thân tôi thấy được vấn để cấp thiết là
phải tìm ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 trường PTDTBT THCS Thượng
Nông học tốt hơn bảng tính Excel năm học 2018 – 2019”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn tin học cũng như trình độ của
các em học sinh và căn cứ vào thực tế tại địa phương, hoàn cảnh gia đình các em
học sinh để từ đó đưa ra các phương pháp giúp HS làm sao có thể thực hiện một
cách nhanh nhất trong các bài thực hành. Ví dụ như: Việc chỉnh dấu trong Unikey,
gõ các bài thực hành một cách thành thạo theo đúng thời gian yêu cầu của từng bài
và yêu cầu của giáo viên. Từ đó giúp các em yêu thích và hứng thú hơn với việc
học bộ môn tin học này.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp giúp HS khối 7 của trường PTDTBT
THCS Thượng Nông học tốt hơn bảng tính Excel năm học 2018 – 2019.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian
TT
1
Từ 01/9/
2018 đến
15/5/2019
Từ 01/9 đến
Nội dung công việc
- Chọn đề tài, viết đề cương nghiên
2
Sản phẩm
- Bản đề cương chi tiết
15/9/2018
2
3
4
5
6
cứu
- Đọc tài liệu lý thuyết về cơ sở lý
- Tập tài liệu lý thuyết
Từ 16/9 đến
luận
- Số liệu khảo sát đã
30/10/2018
- Khảo sát thực trạng học sinh, tổng
xử lý
hợp số liệu thực tế
Từ 01/11 đến - Trao đổi với đồng nghiệp đề xuất
01/12/2018
- Tập hợp ý kiến đóng
các biện pháp, các sáng kiến
- Tổ chức dạy điển hình để giáo viên
góp của đồng nghiệp
- Bài soạn tiết dạy điển
dự, trao đổi ý kiến rồi thống nhất.
hình
- Thực hiện đổi mới một số nội
- Hoạt động dạy và học
dung.
của giáo viên và học
sinh
Từ 16/4 đến
- Áp dụng sáng kiến
- Hệ thống hóa tài liệu, viết báo cáo
30/4/2019
Từ 1/5 đến
- Xin ý kiến của đồng nghiệp
Hoàn thiện báo cáo, nộp Hội đồng
15/5/2019
Sáng kiến cấp cơ sở
Từ 02/12 đến
15/04/ 2019
- Bản nháp báo cáo
Bản báo cáo chính
thức
5. Phương pháp nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu đề tài tôi áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, Tin học là lĩnh vực mới và còn non trẻ
nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng
dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán
bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị
phức tạp như tên lửa, vũ trụ… Từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc
kinh doanh và quản lí điều hành xã hội. Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu
cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng
về tin học, vì vậy hiện nay môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ
3
tiểu học, THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH,… với cấp học THCS thì HS lớp 6 được làm
quen với máy tính, biết cách soạn thảo văn bản đơn giản, với HS lớp 7 thì biết tính
toán bằng bảng tính Excel và học tập một số phần mềm phục vụ một số môn học
khác như phần mềm Typing Test dùng để luyện gõ bàn phím nhanh phục vụ cho
môn tin học, phần mềm Toolkit Math dùng để phục vụ môn toán học, phần mềm
Geogebra dùng để vẽ hình học động.
Môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho
học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ
năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành,
ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những
công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung của môn Tin học
tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên.
Trong chương trình tin học lớp 7 về kĩ năng các em cần đạt là phải nhập
được bảng tính thành thạo và thực hiện các phép tính toán đơn giản đảm bảo đúng
thời gian trong các bài thực hành.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng thực tiễn:
Tôi được phân công về trường giảng dạy bộ môn Tin học từ năm 2015 đến
nay qua quá trình giảng dạy môn Tin học nói chung, môn Tin học 7 nói riêng tôi đã
rút ra được một số ưu và nhược điểm của việc giảng dạy môn Tin học ở trường
PTDTBT THCS Thượng Nông như sau:
* Ưu điểm:
Nhà trường đã có phòng máy để phục vụ việc học của bộ môn Tin học mỗi
máy 02 em thực hành. Vì môn Tin học mới được đưa vào giảng dạy nên học sinh
cũng rất hứng thú với bộ môn. Các em thuộc gia đình khá giả, có sử dụng máy tính
thì các em cơ bản cũng đã biết và sử dụng được.
* Nhược điểm:
Nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về CSVC trang thiết bị,
kế hoạch và con người phục vụ công tác đưa tin học vào nhà trường. Tuy vậy các
em cũng không thể thực hiện tốt khi các em chỉ được thực hành trên máy ở trường.
Kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn khiêm tốn, thậm chí một số học sinh
4
còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học
mới. Đồng thời do điều kiện về kinh tế còn khó khăn nên các em cũng không được
tiếp xúc nhiều với máy tính.
Từ năm học 2012 - 2013 Trường PTDTBT THCS Thượng Nông đã được
đầu tư 1 phòng máy vi tính 21 máy phục vụ cho việc đưa tin học vào nhà trường,
nhưng điều kiện vẫn chưa thể cho phép môn tin học được học ngay trong thời gian
đó. Mãi tới năm học 2015 – 2016 mới đưa môn tin học vào trong danh sách các
môn học tại nhà trường. Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em dân tộc, gia đình
thuộc hộ nghèo, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn
nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em
chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy
tính của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận
học sinh chưa coi trọng môn học.
Trong quá trình các em học tập thời gian để các em thực hành gõ bàn phím ở
trên lớp là còn rất ít. Ở lớp 6 chỉ có 2 tiết để học gõ 10 ngón, lên lớp 7 các em chỉ có
2 tiết để luyện gõ 10 ngón, thời gian thực hành để gõ như vậy là còn quá ít nhưng lại
càng ít hơn khi máy tính phục vụ các em chưa đủ mà ở nhà đa số các em không có
máy tính để luyện tập, đối với những em nhà có máy tính thì các em thực hiệc các
thao tác tương đối tốt vì các em được tiếp xúc sớm với máy tính và các em được
luyện tập nhiều với các thao tác trên máy tính. Để gõ bàn phím được nhanh thì các
em phải biết cách đặt tay ở trên bàn phím, phải nhớ được cách sắp xếp các chữ cái
trên bàn phím và cách gõ dấu tiếng việt theo kiểu Telex hoặc Vni.
3. Các sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Khảo sát đầu năm.
Kết quả khảo sát học lực môn Tin học đầu năm học 2018 - 2019 là:
Năm
Đầu năm
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
70
2 (2,9%)
14 (20%)
45 (35,8%) 9 (12,9%)
2018 - 2019
Từ kết quả khảo sát học sinh đầu năm có được tôi đã đưa ra một số các biện
pháp sau:
5
3.2. Giúp học sinh gõ bàn phím nhanh hơn:
Để gõ bàn phím được nhanh việc đầu tiên các em cần phải nhớ được vị trí
các phím trên bàn phím, thứ hai là phải nắm được cách đặt tay như thế nào cho
thuận tiện và hợp lí nhất khi làm việc với máy tính. Cách đặt tay trên bàn phím đã
được học trong kỳ II lớp 6. Khi gõ mỗi ngón chỉ gõ một số phím nhất định ở phần
mềm Typing Test đã hướng dẫn cách gõ này.
(mô hình bàn phím và cách gõ)
Để gõ được nhanh và thành thạo thì chúng ta phải luyện tập, do điều kiện thực
tế của HS không có đủ mỗi em một máy tính và thời gian trên lớp để tập gõ còn hạn
chế nên để các em gõ tốt được thì giáo viên phải chuẩn bị một mô hình bàn phím
máy tính trên giấy rồi sau đó phô tô cho các em mỗi bạn một bản để học gõ và giao
nhiệm vụ cho các em về nhà phải học thuộc các chữ cái ở trên bàn phím, từ đó các
em không phải đi tìm các chữ cái khi gõ văn bản. Qua cách này giúp các em thực
hiện nhanh hơn trong việc gõ bàn phím. Nhưng để đạt được kết quả cao thì giáo viên
phải kiểm tra công việc đã giao cho các em để xem các em về nhà có học bài hay
không. Từ đó có biện pháp thích hợp như nhắc nhở, khuyến khích các em về nhà
6
luyện tập, tuyên dương những em có kết quả gõ tiến bộ,... Trong các tiết thực hành
GV phải thường xuyên kiểm tra xem các em đã gõ tốt chưa và nhận xét kết quả thực
hành trong cuối tiết.
- Biết được cách chỉnh dấu trong Unikey: Trong các tiết thực hành tôi còn
thấy HS còn chưa biết cách chỉnh dấu ở Unikey để gõ dấu tiếng việt. Bàn phím chỉ là
bảng chữ cái tiếng anh vì vậy để gõ dấu tiếng việt ta cần phải cài thêm vào máy tính
phần mềm hỗ trợ gõ dấu tiếng việt là Unikey.
Các chương trình gõ thường cho phép nhiều kiểu gõ khác nhau. Hai kiểu gõ phổ biến
nhất là kiểu Telex hoặc kiểu Vni. Hai kiểu đó được thể hiện ở bảng dưới đây.
Để có chữ
Kiểu TELEX
Kiểu VNI
Ă
aw
a8
Â
aa
a6
Đ
dd
d9
Ê
ee
e6
Ô
oo
o6
Ơ
ow hoặc [
o7
Ư
uw hoặc ]
u7
Để có dấu
Sắc ( / )
s
1
Huyền ( \ )
f
2
Hỏi ( ? )
r
3
Ngã ( ~ )
x
4
Nặng ( . )
j
5
Cách đặt tay gõ phím và gõ văn bản chữ Việt các em đều đã được học ở học kì
II lớp 6 nhưng chỉ với thời gian thực hành như vậy chưa đủ, tôi đưa ra nội dung này
để khuyến khích HS học tập và thực hiện tại nhà, nhằm giúp các em thực hiện tốt nhất
trong các giờ thực hành. Ngoài ra tôi cũng cho các em thực hành soạn thảo thêm vào
mỗi buổi chiều sau giờ học (với thời lượng 30 phút).
3.3. Phương pháp giúp HS thực hiện tốt các phép tính toán ở bảng tính:
* Đối với tiết lí thuyết:
GV cần chỉ rõ cho HS các nội dung sau:
- Biết được các thao tác nhập công thức, hàm
Cách nhập hàm hoặc công thức:
B1: Chọn ô cần nhập
7
B2: Gõ dấu "="
B3: Nhập hàm (công thức)
B4: Enter (hoặc nháy nút
)
- Biết rõ cú pháp, chức năng của mỗi hàm
Ở chương trình lớp 7 có 4 hàm cơ bản mà các em được học là: sum,
average, max, min. 4 hàm này có chức năng khác nhau (hàm sum dùng để tính
tổng 1 dãy các số, hàm average dùng để tính trung bình cộng 1 dãy số, hàm max
dùng để tìm giá trị lớn nhất của 1 dãy số, hàm min dùng để tìm giá trị nhỏ nhất của
dãy số) nhưng cú pháp của các hàm lại có điểm chung như sau:
=tên hàm(a,b,c,...) (1)
Với mỗi hàm cần tính ta chỉ cần thay tên hàm vào (1).
Đối với tiết lí thuyết thì GV phải phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
Cho HS tự phát hiện vấn đề, đặt HS làm vị trí trung tâm của vấn đề, GV chỉ đóng
vai trò là người gợi ý, hướng dẫn, chỉnh sửa những ý kiến của các em. Vì đặc thù
đây là môn học cần phải thực hành nên chúng ta cho các em ghi ngắn ngọn, dễ
học, dễ vận dụng kiến thức để thực hành.
- GV cần xác định mục tiêu của bài học: Kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần
đạt, thái độ của HS.
- Đối với một số tiết lí thuyết có nội dung cần hưỡng dẫn trên phần mềm tôi
thực hiện tại phòng máy. Cho HS học lí thuyết kết hợp luôn thực hành.
Lưu ý: Khi dạy cần phải phân loại HS để dạy, tùy thuộc vào từng lớp, từng
đối tượng HS mà đưa ra yêu cầu cần đạt được theo từng đối tượng.
VD: Bài “SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN” chia làm 3 tiết, tôi dạy tiết 2.
Ở bài này tôi dạy 2 nội dung a, b của mục 3. Một số hàm thường dùng
a. Hàm tính tổng
Tôi giới thiệu về hàm tính tổng SUM chức năng, ý nghĩa của hàm
Đưa ra ví dụ, sau khi HS đã hiểu về hàm tôi cho HS thực hành trên máy làm
một số bài tập liên quan đến hàm SUM
Ý b. Hàm tính trung bình cộng cũng thực hiện tương tự như vậy.
8
Tôi cho các em tìm hiểu vào nội dung trọng tâm có gắng cho các em ghi ngắn gọn
làm sao các em rễ hiểu, thời gian còn lại của tiết tôi cho HS thực hành trên máy.
Việc các em vừa học lí thuyết kết hợp thực hành giúp HS nhớ lâu hơn và không bị
nhàm chán, tạo cho các em có sự hứng thú và tích cực hơn trong giờ học.
* Đối với tiết thực hành:
Tôi hướng dẫn HS theo các phương pháp như sau:
Phương pháp 1: Học thuộc công thức hàm
Để giải quyết tốt một bài toán cần sử dụng đến hàm thì bắt buộc HS cần phải
nhớ được hàm cũng như chức năng, nhiệm vụ của mỗi hàm để lựa chọn cho phù
hợp khi giải quyết một bài toán.
Trong các giờ thực hành GV cũng thường xuyên kiểm tra những HS chưa
làm được để giúp HS đó nhớ lại kiến thức và nhớ lâu hơn.
Phương pháp 2: Biết phân tích bài toán
Khi HS phân tích sai thì kết quả sẽ sai theo nên đòi hỏi phẩn biết các phân
tích một cách chính xác. Để tránh bị tình trạng lạc đề thì cần phải đọc kỹ yêu cầu
của bài toán từ đó tìm ra cách giải phù hợp nhất.
Phương pháp 3: Rèn luyện tính kiên trì
Khi GV đưa ra nội dung bài tập thì HS phải thực hiện luôn, cố gắng thực
làm nội dung nào xong nội dung đó, tránh tình trạng làm mỗi ý một tý.
Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi mỗi GV cần phải thường xuyên quan sát HS
thực hiện để kịp thời giúp đỡ, xử lý khi HS gặp bế tắc trong quá trình thực hành.
Phương pháp 4: Làm nhiều bài toán về excel
Ở mỗi giờ thực hành GV cũng cho thêm bài tập khi HS thực hiện xong phần
bài tập của mình, giúp HS thành thạo hơn các thao tác đối với hàm. Các bài tập
cũng sẽ tăng dần mức độ từ dễ đến khó.
Phương pháp 5: Biết bắt lỗi khi sai
Khi thực hiện tính toán trên Excel sẽ sảy ra một số lỗi đòi hỏi HS phải biết
và giải quyết được. Vậy điều đầu tiên GV cần giới thiệu cho HS biết một số lỗi cơ
bản hay mắc phải khi làm việc với hàm.
9
Dưới đây là một số lỗi cơ bản hay gặp:
Lỗi
#DIV/0!
#NAME?
#N/A
#NULL!
Giải thích
Trong công thức có chứa phép chia cho 0 hoặc chia ô rỗng
Do đánh sai tên hàm hay tham chiếu hoặc thiếu dấu nháy
Công thức tham chiếu đến ô mà có dùng hàm NA để kiểm tra
sự tồn tại của dữ liệu hoặc hàm không có kết quả
Hàm sử dụng dữ liệu giao nhau của 2 vùng mà 2 vùng này
không có phần chung nên phần giao rỗng
#REF!
Tham chiếu bị lỗi, thường là do ô tham chiếu trong hàm bị xóa
#VALUE!
Công thức tính toán có kiểu dữ liệu không đúng
###########
Ký tự số quá dài so với ô chứa
- Để đạt kết quả cao thì cũng như tiết lí thuyết GV cũng phải xác định được
kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt.
- Bài soạn kết hợp nhiều mức độ phải phù hợp cho từng đối tượng học sinh
- Chuẩn bị trước phòng máy cho tiết thực hành
Các bước tiến hành tiết thực hành:
- GV hướng dẫn chung từng mục và cho học sinh thực hành luôn
+ Trong quá trình học sinh thực hành, GV theo dõi, quan sát và hỗ trợ khi
cần thiết.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả
năng độc lập sáng tạo của HS.
+ Trong quá trình tổ chức thực hành, GV có thể đưa ra nhiều cách để thực
hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng
+ Trao đổi kiểm tra đánh giá giữa các nhóm với nhau để tạo nên một không
khí thi đua phấn khởi trong giờ học.
- GV có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1
HS trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: GV tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức
ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các
nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.
10
Ngoài những bài học trong nội dung thực hành tôi cũng cho HS làm thêm các bài
khác để các em hiểu và thực hiện thành thạo hơn với những hàm các em đã được học.
+ Bài đơn chỉ tính một số hàm nhất định:
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu như sau:
a. Tính tổng số học sinh của từng lớp?
b. Tính tổng số học sinh “NAM” của khối 7?
c. Tính tổng số học sinh “NỮ” của khối 7?
Cách giải:
a. Tính tổng học sinh từng lớp: Ta thực hiện các thao tác như sau: đầu tiên
ta thực hiện thao tác tính tổng của lớp đầu tiên là lớp 7A.
Công thức như sau: Tại ô E4: =SUM(C4,D4) sau đó sao chép công thức
xuống các ô còn lại là E5, E6, E7.
b. Tính tổng số học sinh NAM: Ta thực hiện như sau: Tại ô C8 nhập công
thức: =SUM(C4:C7)
c. Tính tổng số học sinh NỮ: Thực hiện tương tự như NAM, tại ô D8 nhập
công thức: =SUM(D4:D7)
Sau khi làm xong ta sẽ có bảng dữ liệu như hình bên.
11
+ Bài ghép kết hợp nhiều hàm logic với nhau:
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu như sau:
a. Tính “ĐIỂM TB” của các bạn trong lớp?
b. Tính “ĐIỂM TB” cao nhất cả lớp?
c. Tính “ĐIỂM TB” thấp nhất cả lớp?
Cách giải:
Ở bài dạng này đòi hỏi các em phải làm tuần tự từng ý. Muốn tính được
“ĐIỂM TB” cao nhất hay thấp nhất thì phải tính được “ĐIỂM TB” của từng em.
a. Tính ĐIỂM TB của các bạn trong lớp: Ta thực hiện như sau: Đầu tiên ta
tính điểm TB của em đâu tiên trước.
12
Tại ô G4 có công thức như sau: =AVERAGE(C4:F4) sau khi tính được em
đầu tiên ta thực hiện sao chép công thức xuống các bạn còn lại lần lượt tại các ô
G5, G6,…,G13
b. Tính ĐIỂM TB cao nhất cả lớp: Ta thực hiện như sau: Tại ô G14 nhập
công thức như sau: =MAX(G4:G13)
c. Tính ĐIỂM TB thấp nhất cả lớp: Ta thực hiện như sau: Tại ô G15 nhập
công thức như sau: =MIN(G4:G13)
Sau khi thực hiện xong ta có dữ liệu như bảng dưới.
GV đưa ra cho HS các bài tập lần lượt từ dễ đến khó tùy theo năng lực học
của các em. Cho thêm bài tập về nhà để các em luyện tập thêm khi ở nhà để tăng
khả năng thành thạo với các hàm.
Trước khi vào học tiết mới GV kiểm tra kết quả thực hiện công việc của HS
đã được giao cho làm ở nhà và hướng dẫn lại đối với một số em còn vướng mắc.
3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện bảng tính Excel:
Sau khi áp dụng sáng kiến được một thời gian, tôi đã tiến hành kiểm tra chất
lượng HS khi thực hiện các bài thực hành. Kết quả mang lại khá tốt so với ban đầu:
13
Năm
Cuối học kỳ I
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
70
3 (4.28%)
20 (28.57%)
42 (39.99%)
5 (7.14%)
4. Kết quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Qua một năm học áp dụng các biện pháp trên, bước đầu đã đạt được những
hiệu quả khá tốt:
- Đối với hoạt động giáo dục:
Kết quả xếp loại học lực môn Tin học 7 của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
trong năm học 2018 – 2019 theo bảng thống kê như sau:
Năm
Cuối năm
2018 - 2019
Tổng số
Giỏi
70
5 (7,14%)
Khá
Trung bình
26 (37.14%) 39 (42.28%)
Yếu
0 (0%)
Trong tiết lí thuyết các em đã nắm được nội dung trọng tâm của bài học,
nhắc lại được những kiến thức cơ bản của bài theo cách hiểu của các em không dập
khuôn, máy móc theo sách giáo khoa. Đối với những em khá - giỏi thì có thể vận
dụng được kiến thức để làm bài tập và thực hành.
Trong tiết thực hành các em đã thực hiện tốt được các yêu cầu đơn giản của bài
thực hành, các em đã nhớ được các phím trên bàn phím nhiều hơn, việc gõ soạn
trong giờ thực hành cũng trở nên nhanh hơn, đối với các em khá - giỏi thì còn làm
được những yêu cầu phức tạp hơn.
- Đối với bản thân:
Qua thực tiễn dạy học trong thời gian qua và bằng việc áp dụng các biện pháp
để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học 7 đồng thời góp phần nâng cao tay
nghề chuyên môn cho bản thân.
Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao
về kiến thức, kĩ năng dạy học môn Tin học.
Có sự trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp để đưa ra những phương pháp dạy
học phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là cách thức tổ chức
giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
- Đối với đồng nghiệp:
14
Qua thăm lớp dự giờ sẽ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao
tay nghề.
Cần quan tâm chú trọng đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh
yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, xa gia đình vì kĩ năng của các em còn nhiều
hạn chế.
Truyền thụ đúng, đủ, chính xác, những kiến thức trọng tâm kết hợp lí thuyết
với thực hành.
- Đối với nhà trường:
Chất lượng giảng dạy của một bộ môn Tin học được nâng cao thì sẽ góp
phần nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó, nhà trường phải
tạo điều kiện cho giáo viên được nghiên cứu tài liệu, học hỏi, trao đổi thảo luận
với đồng nghiệp để có được nhiều ý tưởng, sáng kiến hay góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục của
nhà trường nói chung.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Tin học là môn học mới đối với học sinh tại trường. Để tạo hứng thú học tập cho
học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải
tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.
Sau khi áp dụng SKKN ban đầu vì còn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm nên kết
quả đạt được chưa cao, về cơ bản HS nắm kiến thức nhanh hơn, linh hoạt hơn,
không máy móc dập khuôn. Về thực hành các em đã có những tiến bộ trong việc
nhập bảng tính và tính toán các hàm đã học. Sáng kiến này có khả năng duy trì và
phát huy trong những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị:
- Kiến nghị với Nhà trường: Tạo điều kiện để được tiếp tục nghiên cứu phát
triển sáng kiến trong những năm học tiếp theo.
- Đối với bản thân: Tích cực tự học hỏi, tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu,
nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Tin học; thường xuyên
trao đổi thảo luận với đồng chí, đồng nghiệp để đổi mới các phương pháp và
15
hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp, góp phần để nâng cao chất lượng học
tập môn Tin học của học sinh tại trường PTDTBT THCS Thượng Nông trong
những năm học tiếp theo.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong năm
học 2018 - 2019 mặc dù còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm nhưng đã mang lại hiệu
quả khá tốt. Kính mong được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp và các cấp
lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thượng Nông, ngày 10 tháng 10 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NHÀ TRƯỜNG
NGƯỜI VIẾT
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
Lê Tuấn Lực
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Triệu Thị Huyên
XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
16