Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.34 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019)
No. 61 (01/2019)
Email: ; Website:

GẮN KẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Linking economic growth with implementation of social insurance policy in
Ho Chi Minh City – Current situations and solutions
TS. Nguyễn Minh Trí
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích thực trạng và giải pháp tăng trưởng kinh tế gắn với chính sách bảo hiểm xã
hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 30 năm đổi mới và hội nhập. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn
lực vật chất để tăng cường đầu tư thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Thành phố. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Dựa trên phân tích những thành tựu và hạn chế,
bài viết đã đưa ra những giải pháp mang tính định hướng để gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Từ khóa: chính sách bảo hiểm xã hội, tăng trưởng kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.
Abstract
This paper aims to analyze the current situations and solutions for the implementation of social
insurance policy in Ho Chi Minh City after more than 30 years of renovation and integration. Economic
growth has created material resources which can be used to increase investment in social insurance
policy in Ho Chi Minh City. However, besides achievements, there still exist many limitations. Based
on analysis of the achievements and limitations, the paper suggests better solutions for linking economic


growth with implementation of social insurance policy in Ho Chi Minh City in the future.
Keywords: social insurance policy, economic growth, Ho Chi Minh City.

được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương
đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay
chậm của các thời kỳ. Đứng trên góc độ
toàn bộ nền kinh tế, thu nhập thường biểu
hiện dưới dạng giá trị, được đo bằng các
chỉ tiêu, như tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP),
tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập bình
quân đầu người (GDP/người/năm)… Nếu

Mở đầu
Trong kinh tế học, tăng trưởng kinh tế
(TTKT) là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc
dân hoặc sự gia tăng tổng sản phẩm quốc
dân bình quân đầu người trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm). Nội hàm
của tăng trưởng thể hiện ở quy mô và tốc
độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia
tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng
Email:

52


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN


quy mô và tốc độ tăng trưởng của các chỉ
tiêu phản ánh tổng thu nhập và thu nhập
bình quân đầu người cao, thì đó là biểu
hiện tích cực về mặt lượng của tăng trưởng
kinh tế.
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là
trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, nhằm
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập cho người lao động khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ
BHXH [7, tr.9], là chính sách tạo ra khả
năng ứng phó, tạo sức bật cho lực lượng lao
động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, ổn định chính trị - xã hội của quốc gia.
Bởi thế, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X
nhấn mạnh: “Khẩn trương mở rộng hệ
thống BHXH. Sớm xây dựng và thực hiện
chính sách BHTN cho người lao động” [4,
tr.105] và “BHXH và BHYT là hai chính
sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của
hệ thống chính sách an sinh xã hội, góp
phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
phát triển kinh tế xã hội” [Xem: 5].
Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM) nói riêng đang tham
gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập và
toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Để đảm

bảo phát triển bền vững, việc giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa TTKT với thực hiện
chính sách BHXH là đòi hỏi vừa cấp thiết
vừa có tính dài lâu. Trong mối quan hệ
này, TTKT là điều kiện vật chất để thực
hiện chính sách BHXH, chính sách BHXH
là công cụ quản lý những rủi ro trên phạm
vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng lao
động bớt những khó khăn, lo lắng về
nguồn lao động của doanh nghiệp, yên tâm
tổ chức sản xuất, kinh doanh và người lao
động an tâm trong công việc, góp phần

đảm bảo công bằng xã hội và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Nội dung
1. Thực trạng của mối quan hệ giữa
TTKT với thực hiện chính sách BHXH ở
Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM là một trung tâm lớn về kinh
tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, đầu mối
giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan
trọng trong cả nước với diện tích đất tự
nhiên lớn nhất cả nước khoảng 2.095,01
km2, chiếm 6,36% diện tích toàn quốc, dân
số 8.247.829 người, chiếm khoảng 8,9%
dân số cả nước (chưa kể còn khoảng 2 triệu
người dân các tỉnh đến Thành phố làm
việc, học hành, chữa bệnh…). TP.HCM
nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o38’ 11010’ Bắc và 106022’- 106054’ Đông, là

vị trí mở, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và
Đông Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, Đông
Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và
Tây Nam giáp với tỉnh Long An và tỉnh
Tiền Giang. Với vị trí này, Thành phố có
sự gắn kết với các vùng miền của cả nước
như với đồng bằng sông Cửu Long - vùng
nông sản của cả nước, với Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên - vùng cây công nghiệp của
cả nước, là “cửa ngõ phía Nam của Tổ
quốc”. Nhìn một cách tổng thể, TP.HCM là
vùng đất hội tụ những tiềm năng, lợi thế,
có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh
tế, xã hội, văn hóa của cả nước trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
Trong quá trình phát triển và hội nhập,
Đảng bộ và nhân dân Thành phố luôn phát
phát huy tính năng động, sáng tạo, bản lĩnh
trong việc tìm hướng đi thích hợp phù hợp
với đặc điểm cụ thể của địa phương và
từng bước vượt qua những khó khăn thách
thức, đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
53


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 61 (01/2019)


Đặc biệt sau ngày “dứt bỏ chiếc áo bao
cấp”, tốc độ tăng tăng GDP hàng năm hơn
1,66 lần so với cả nước, hiện chiếm 21,5%
tổng GDP cả nước, 30,9% tổng thu ngân
sách quốc gia, 21,5% tổng kim ngạch xuất
khẩu, 20,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Thành phố chiếm 50,2% tổng GDP; 52,6%
tổng thu ngân sách, 44,4% tổng kim ngạch
xuất khẩu, 57,3% tổng vốn đầu tư phát
triển [11, tr.281], đóng vai trò trung tâm và
là động lực phát triển kinh tế của Vùng và
cả nước. Cùng với thành tựu TTKT, chính
quyền Thành phố đã giải quyết mối quan
hệ giữa TTKT với chính sách BHXH một
cách tiến bộ và công bằng trong từng bước
đi, từng chính sách phát triển góp, phần
đảm bảo an sinh xã hội ở Thành phố.
1.1. Sự tác động của TTKT đối với
thực hiện chính sách BHXH ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Những thành tựu của TTKT ở Thành
phố đã tạo ra nguồn lực đầu tư cho con
người - chủ thể của quá trình phát triển,
thông qua hệ thống chính sách an sinh xã
hội, đặc biệt là chính sách BHXH đảm bảo
mọi công dân có quyền được hưởng an
sinh xã hội. Thời gian qua, Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực
chỉ đạo, phối hợp quyết liệt với các sở ngành, đoàn thể trên địa bàn trong việc

triển khai các nghị định của Chính phủ đến
doanh nghiệp và người lao động, góp phần
mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia
BHXH. Năm 2009, tốc độ TTKT Thành

phố đạt 9,3% với số người tham gia BHXH
là 1.457.416 người, năm 2015 TTKT 9,8%
số người tham gia BHXH là 1.966.383
người, tăng 8,58% so với năm 2009. Trong
năm 2015, số người tham gia BHXH bắt
buộc là 1.954.429 người, chiếm khoảng
88,84% tổng số người thuộc diện BHXH
bắt buộc. Tỷ lệ tham gia BHXH so với số
người trong độ tuổi lao động của thành phố
đạt 46,87%.
BHXH tự nguyện với hai chế độ hưu
trí và tử tuất đã tạo điều kiện cho lao động
khu vực phi chính thức tham gia, đặc biệt
là cho những người lao động đã từng tham
gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ điều
kiện để hưởng chế độ hưu trí. Khi mới triển
khai (2008), toàn Thành phố có 645 người,
nhưng đến năm 2015 đã có tới 11.954
người tham gia (tăng 18,5% so với năm
2008) chiếm 0,3% lực lượng lao động.
Như vậy, cùng với tốc độ TTKT cao
và ổn định đã tác động đến việc mở rộng
đối tượng tham gia BHXH tăng từ 37%
(năm 2008) lên 46,25% (năm 2015).
Điều này đã có tác động tích cực đến ổn

định cuộc sống của người lao động khi
xảy ra biến cố bất lợi về kinh tế, xã hội,
môi trường, sức khỏe, an sinh tuổi già và
thất nghiệp, từ đó mang lại trạng thái an
toàn về tinh thần, giảm bớt những lo âu
trước những rủi ro, bất trắc cho người
tham gia chính sách BHXH. Đến lượt nó,
việc thực hiện chính sách BHXH sẽ tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bền vững.

54


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ bao phủ BHXH ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2008 – 2015
Đơn vị: nghìn người
BHXH
Tổng

Bắt buộc

Tự nguyện

Tốc độ tăng
trưởng kinh tế


Lực lượng lao
động từ 15 tuổi
trở lên

Tỷ lệ bao
phủ

10,9%

3.856.500

37,0%

9,3%

3.868.500

37,67%

12,0%

3.909.100

41,06%

10,3%

4.054.310


42,44%

9,2%

4.086.420

42,97%

9,3%

4.165.750

43,39%

9,6%

4.188.525

44,96%

9,8%

4.251.535

46,25%

1.427.552
2008

1.426.907


645

1.457.416
2009

1.456.338

1.078

1.606.918
2010

1.605.115

1.803

1.720.524
2011

1.712.813

7.711

1.755.852
2012

1.746.569

9.283


1.807.575
2013

1.797.857

9.716

1.883.097
2014

1872.576

10.521

1.966.383
2015

1.954.429

11.954

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu Báo cáo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 2015, Niên giám Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 2015 và số liệu thống kê Sở LĐTB&XH Thành phố
Hồ Chí Minh.

sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách
BHXH được quan tâm phát triển với nội
dung và hình thức ngày càng phong phú,
nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực
cho những người tham gia, góp phần ổn

định cuộc sống cho người lao động, bảo vệ
sức khỏe nhân dân và có thể tiếp tục tham
gia sản xuất – kinh doanh. Ở góc độ vĩ mô
chính sách BHXH với bản chất tái phân

1.2. Sự tác động của thực hiện chính
sách BHXH đến TTKT ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại
gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn
diện của đất nước cũng như Thành phố Hồ
Chí Minh. Cùng với sự TTKT là sự lớn
mạnh không ngừng của hệ thống chính
55


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 61 (01/2019)

phối đến được với mọi người dân, gồm cả
nhóm xã hội trước kia bị gạt ra ngoài lề,
điều này góp phần làm giảm trạng mất trật
tự về chính trị - xã hội. Do đó, hoạt động
của chính sách BHXH, một mặt đòi hỏi
tính trách nhiệm cao của từng người lao
động đối với bản thân mình, với gia đình
và cộng đồng, xã hội theo phương châm
“mình vì mọi người, mọi người vì mình”

thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt khác nó
thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các
thành viên trong xã hội, tạo thành một khối
đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một
thể chế chính trị - xã hội bền vững. Với ý
nghĩa đó, chính sách BHXH là động lực
thúc đẩy TTKT bền vững, thể hiện:
Chính sách BHXH góp phần tạo sự
bình đẳng giữa người lao động trong các
thành phần kinh tế. Thời kỳ trước đổi mới,
đối tượng tham gia BHXH, bắt buộc chỉ
bao gồm những đối tượng trong khu vực
nhà nước. Sau đổi mới, Luật BHXH (với
hai loại hình bắt buộc và tự nguyện), đã
dần mở rộng diện bao phủ với các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước với độ bao
phủ khoảng 46,25% tổng lực lượng lao
động ở Thành phố, từ đó đã tạo sự bình
đẳng giữa người lao động ở các thành phần
kinh tế khác nhau trong việc tiếp cận chính
sách bảo hiểm, đảm bảo quyền an sinh xã
hội. Cùng với việc tăng nhanh đối tượng
tham gia, quỹ BHXH cũng tăng nhanh
tương ứng (đạt 9.106,7 tỷ đồng (năm 2009)
lên 36.450 tỷ đồng (năm 2015). Đây là
nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã
hội, bởi lẽ mục tiêu của quỹ BHXH là để
chi trả các chế độ bảo hiểm quy định,
nhưng do tính đặc thù của nó là có độ trễ
giữa thu và chi do đó luôn tồn tại một

phần quỹ nhàn rỗi tương đối. Phần nhàn
rỗi này dùng đầu tư vào một số lĩnh vực

của nền kinh tế quốc dân, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội và tăng tính bền
vững của quỹ. Chính sách BHXH càng
hoạt động tốt, quỹ bảo hiểm càng phát
triển sẽ góp phần rất to lớn vào việc ổn
định đời sống của người lao động và gia
đình họ, đồng thời sẽ tạo ra sự vững
mạnh của nền tài chính quốc gia. Xét về
tổng thể, quỹ bảo hiểm tạo ra nguồn cung
dồi dào và ổn dịnh cho thị trường tài
chính; tạo điều kiện ổn định nền tài chính
quốc gia. Mặt khác, khi tham gia vào
dòng tài chính quốc gia, quỹ bảo hiểm
góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất
kinh doanh mới, việc làm mới, góp phần
quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động, từ đó góp phần giải
quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu
nhập, ổn định chính trị - xã hội.
Chính sách BHXH là một công cụ đắc
lực của Nhà nước thực hiện tái phân phối
lại nhập quốc dân. Khi lợi ích từ TTKT lan
tỏa đến với mọi đối tượng trong xã hội sẽ
làm giảm tình trạng bất ổn về chính trị - xã
hội. Phân phối trong BHXH là sự phân
phối theo hướng có lợi cho những người có
thu nhập thấp, là sự chuyển dịch thu nhập

của những người khỏe mạnh, có công việc
ổn định sang những người ốm yếu, gặp
những rủi ro trong cuộc sống. Với ý nghĩa
này, chính sách BHXH đã góp phần rút
ngắn khoảng cách giàu nghèo, phát huy nội
lực của người lao động tham gia vào sản
xuất. Điều này được thể hiện thông qua
công tác quản lý và chi trả các chế độ
BHXH ở Thành phố là một trong những
nhiệm vụ chính của ngành BHXH, bởi nó
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng
ngày của hàng triệu lao động, đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự xã hội. Theo số liệu
của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, tính
56


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

đến 2015 đã giải quyết chế độ cho
1.391.589 đối tượng thụ hưởng, trong đó,
hưởng hàng tháng là 12.262 đối tượng bao
gồm: hưu trí: 10.871 đối tượng; tử tuất:
1.289 đối tượng; tai nạn lao động - bệnh
nghề nghiệp: 79 đối tượng; hưởng theo
Quyết định 613 (giải quyết hưởng trợ cấp
hàng tháng cho những người có từ đủ 15
đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết

hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động): 23
đối tượng; hưởng một lần là 87.042 đối
tượng; trợ cấp BHXH một lần: 71.810 đối
tượng; một lần khi nghỉ hưu: 7.328 đối
tượng; tử tuất: 2.903 đối tượng; tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp: 61 đối tượng;
giải quyết chế độ BHXH ngắn hạn (ốm
đau, thai sản và nghỉ dưỡng phục hồi sức
khỏe) cho 1.180.524 lượt đối tượng thụ
hưởng với số tiền 147,9 tỷ đồng [1, tr.1].
Như vậy, thực hiện gắn kết giữa TTKT
với chính sách BHXH ở Thành phố Hồ Chí
Minh đã đóng vai trò quan trọng trong mở
rộng đối tượng tham gia, tạo sự bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, thực hiện tái
phân phối lại thu nhập quốc dân phù hợp
với tiến trình chuyển đổi nền kinh tế nước
ta theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, từng bước xoá bỏ bao cấp và
giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước;
góp phần làm cho “nhận thức về trách
nhiệm tham gia BHXHcủa các đơn vị sử
dụng lao động, của người lao động và các
tầng lớp Nhân dân được nâng lên” [3,
tr.77], được thể hiện rõ qua việc số người
tham gia BHXH tăng nhanh hằng năm; các
chế độ BHXH đã được thực hiện nghiêm
túc, kịp thời, đầy đủ và thuận lợi cho các
đối tượng đối tượng tham gia BHXH ở
Thành phố, yếu tố quan trọng tạo nền tảng

vững chắc cho họ sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững.

Bên cạnh những thành tựu đạt
được, việc gắn kết giữa TTKT với thực
hiện chính sách BHXH ở Thành phố còn
những hạn chế: 1) “Chuyển dịch cơ cấu
nội bộ ngành kinh tế còn chậm, tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị
gia tăng còn thấp, công nghiệp nặng tính
gia công” [3, tr.101]; tiềm năng, lợi thế
của Thành phố chưa được huy động, khai
thác đầy đủ; thu nhập của người lao động
còn thấp ảnh hưởng đến thực hiện chính
sách an sinh xã hội. Thành tựu về tăng
trưởng kinh tế qua hơn ba thập kỷ đã làm
cho thu nhập bình quân đầu người hàng
năm từ 586 USD (năm 1986) lên 5.538
USD (năm 2015) [3, tr.66], gấp gần 9,5 lần
(bình quân chung cả nước năm 2000 là 402
USD/người, 2015 là 2.200 USD/người).
Mức tăng GDP bình quân đầu người cao đã
tạo nguồn lực vật chất dồi dào cho người
dân và Nhà nước thực hiện tốt chính sách
an sinh xã hội; 2) Đối với BHXH bắt buộc
mặc dù đã quy định mở rộng đối tượng lao
động có hợp đồng lao động đủ ba tháng trở
lên trong tất cả các loại hình doanh nghiệp,
nhưng trên thực tế số đối tượng tham gia ở
Thành phố chiếm khoảng 46,25% lực

lượng lao động (tính đến năm 2017, Việt
Nam có 13 triệu người bảo hiểm chiếm
28% lực lượng lao động trong tổng 54 triệu
người lao động [6, tr.78]). BHXH tự
nguyện xét về mặt giá trị xã hội và lợi ích
chưa có sự lan tỏa, tạo sự hấp dẫn đối với
người lao động tham gia, bởi mức đóng
cao chưa phù hợp với thu nhập của người
lao động (bằng 20% mức thu nhập do
người tham gia lựa chọn) cũng như sự
chênh lệch lớn giữa BHXH bắt buộc (5 chế
độ) và tự nguyện (2 chế độ) khiến người
lao động không muốn tham gia. Như vậy,
tỷ lệ bảo phủ BHXH ở Việt Nam nói chung
57


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 61 (01/2019)

và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang
ở mức thấp và đang phải đối mặt với tình
trạng già hóa dân số, cần phải nỗ lực tìm
giải pháp. 3) Công tác tuyên truyền, phổ
biến, quán triệt các chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về thực
hiện TTKT với chính sách BHXH tuy đã
được quan tâm đẩy mạnh hơn trước nhưng
chưa được sâu rộng, thường xuyên, tình

trạng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng bảo
hiểm vẫn xảy ra thường xuyên ở các doanh
nghiệp ngoài nhà nước đã ảnh hưởng đến
lợi ích của người lao động (số doanh
nghiệp chậm đóng BHXH, đã lên tới
40.997 đơn vị, với số tiền hơn 2.753 tỉ
đồng (năm 2016). Số nợ tập trung chủ yếu
ở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước
(37.191 đơn vị) và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (3.065 đơn vị), ảnh
hưởng đến quyền lợi của hàng trăm ngàn
người lao động [Xem: 2]).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế trên, trong đó chủ yếu
do: 1/ Nhận thức và chính sách: Mặc dù đã
có những quy định về tiền lương, tiền công
làm căn cứ để đóng bảo hiểm nhưng trong
thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn tìm kẽ hở
của chính sách để giảm thiểu trách nhiệm
đóng bảo hiểm cho người lao động; còn
chênh lệch khá lớn giữa thu nhập thực tế
của người lao động tại doanh nghiệp với
tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo
hiểm; 2/ Tổ chức thực hiện gắn kết giữa
TTKT với chính sách BHXH của cơ quan
quản lý các cấp và một bộ phận cán bộ, tổ
chức, doanh nghiệp và người dân chưa
đúng và chưa đầy đủ, nhiều nơi coi chính
sách BHXH là “cái đuôi” của tăng trưởng
kinh tế; ngoài ra, công tác tuyên truyền phổ

biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm
chưa được quan tâm đúng mức để huy

động xã hội tham gia và chế tài xử phạt các
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
BHXH với mức xử phạt còn thấp, chưa đủ
mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ và
việc tiến hành xử phạt sau khi phát hiện
còn chậm chưa mang tính răn đe cao.
2. Một số giải pháp mang tính định
hướng nhằm gắn kết giữa TTKT với
thực hiện chính sách BHXH ở TP.HCM
thời gian tới
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt
được cũng như hạn chế trong việc thực
hiện mối quan hệ giữa TTKT với chính
sách BHXH ở TP.HCM, chúng tôi kiến
nghị một số giải pháp sau:
Thứ nhất, trong hoạch định chính sách
kinh tế vĩ mô phải đảm bảo hài hòa giữa
TTKT với thực hiện chính sách BHXH,
phải giải quyết từng bước, vững chắc, đồng
bộ cả hai mục tiêu TTKT và chính sách
BHXH. Tiếp tục khẳng định một cách
mạnh mẽ sự cần thiết và tầm quan trọng
của việc gắn kết giữa TTKT với thực hiện
chính sách BHXH trong các Nghị quyết
Đảng bộ, chương trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Từ đó làm cơ sở
vững chắc cho việc xây dựng các chương
trình, kế hoạch thực hiện gắn kết giữa

TTKT với BHXH trong suốt qúa trình phát
triển. Nâng cao nhận thức trong tất cả các
cấp, các ngành và toàn dân về mối quan hệ
giữa TTKT với thực hiện chính sách
BHXH, đặc biệt là trong các cơ quan hoạch
định và triển khai thực hiện chính sách phát
triển kinh tế - xã hội. Không để những
nhận thức sai lầm trong lúc hoạch định và
thực hiện các chính sách kinh tế mà quên
đi sự cần thiết phải kết hợp hài hòa với các
chính sách BHXH.
Thứ hai, đa dạng hóa hệ thống
BHXH. Tiếp tục mở rộng đối tượng tham
58


NGUYỄN MINH TRÍ

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

gia BHXH bắt buộc đối với lao động trong
khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp FDI. Thành phố cần có cơ chế hỗ
trợ BHXH tự nguyện đối với nhóm đối
tượng làm việc phi chính thức (chiếm tỷ lệ
khá đông khoảng 40% tổng số lao động
đang làm việc trên địa bàn Thành phố [8,
tr.574), họ không có hợp đồng lao động,
làm việc trong môi trường kém an toàn, thu
nhập thiếu ổn định. Vì thế, Thành phố cần

nghiên cứu, sớm có cơ chế, chính sách hỗ
trợ “có điều kiện” để tạo thói quen tham
gia BHXH, bổ sung chế độ ngắn hạn đối
với chính sách BHXH tự nguyện.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra
việc thực hiện chính sách BHXH tại doanh
nghiệp, đơn vị, đảm bảo quyền lợi an sinh
xã hội cho người lao động. Kịp thời kiến
nghị xem xét điều chỉnh, sửa đổi các quy
định liên quan đến chính sách bảo hiểm
đảm bảo mức đóng góp phù hợp với thu
nhập của người lao động, cũng như khả
năng thụ hưởng chính sách phù hợp và mở
rộng đến mọi đối tượng có nhu cầu chính
đáng. Chủ động hơn nữa việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý,
xây dựng và hoàn thiện các phần mềm
nghiệp vụ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
tập trung… hướng đến mục tiêu cuối cùng
là phục vụ tốt nhất quyền lợi của người
tham gia chính sách an sinh xã hội phù hợp
với trình độ TTKT Thành phố. Thành phố
chủ động chủ động tham mưu, đóng góp để
hoàn thiện phương án xử lý nợ BHXH ở
các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải
thể, phá sản, nợ đọng kéo dài để kịp thời
giải quyết chế độ, chính sách, bảo đảm
quyền lợi cho người lao động.
Thứ tư, Đảng bộ, chính quyền Thành
phố tiếp tục hoàn thiện quản lý theo hướng

giảm nhẹ bộ máy hành chính, tăng cường

phân công, phân cấp quản lý một cách rõ
ràng, hợp lý, nâng cao tính chủ động, thẩm
quyền và trách nhiệm của quận - huyện
nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của các
tổ chức trong quản lý, điều hành và thực
hiện các chính sách, chương trình về gắn
kết giữa TTKT với thực hiện chính sách
BHXH phải hướng vào khắc phục những
khuyết tật của kinh tế thị trường nhằm
tránh sự đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo,
cản trở trong hoạt động. Đồng thời, tăng
cường rà soát để loại bỏ các văn bản, chính
sách gắn kết giữa TTKT với thực hiện
chính sách BHXH đã không còn phù hợp,
gây phiền hà cho dân, tiếp tục hoàn thiện,
sửa đổi tránh chồng chéo nâng cao hiệu lực
thi hành của các văn bản pháp quy. Xác
định trách nhiệm của tập thể và trách
nhiệm cá nhân, nhất là chế độ chịu trách
nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đã được lựa
chọn là nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Vì vậy, phát triển Việt Nam nói
chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
đặt mục tiêu để phấn đấu TTKT vì con
người, vì sự công bằng, tăng trưởng gắn
với chính sách BHXH. Mục tiêu của Thành

phố đến năm 2020, xây dựng “Thành phố
văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Trong thời
gian qua đổi mới, phát huy tính năng động,
sáng tạo, Chính quyền và Nhân dân Thành
phố đã đạt được những thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo công
bằng, tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, về cơ bản,
TTKT ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa
thực sự lan tỏa đến được đại bộ phận người
dân. Với những giải pháp được đưa ra,
chúng tôi mong muốn góp phần tìm ra
hướng đi đúng đắn trong việc gắn kết giữa
TTKT với thực hiện chính sách BHXH ở
59


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 61 (01/2019)

6. Cao Nguyên (2017), Mở rộng bao diện bao
phủ BHXH: Cần giải pháp đồng bộ và đột
phá, Tạp chí Tuyên giáo, số 4, trang 78 - 79.

TP.HCM góp phần thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Quốc hội (2014), Luật bảo hiển xã hội, Nxb.

Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

1. Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
(2016), Báo cáo tổng kết công tác năm
2015 và phương hướng nhiệm vụ công tác
năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
(2015), Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm
xây dựng, phát triển và hội nhập, Nxb.
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Báo người lao động online (11/12/2016),
Không gia hạn thẻ BHYT với các doanh
nghiệp nợ bảo hiểm, truy cập
/>3. Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015),
Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, Thành
phố Hồ Chí Minh.

9. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016),
Những vấn đề chủ yếu của Văn kiện Đại hội
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X,
nhiệm kỳ 2015-2020, Nxb. Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.


11. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(2016), Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng,
phát triển và hội nhập 2015 - Ho Chi Minh
City construction, development and
integration (Song ngữ Anh-Việt), Nxb.
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Tuổi trẻ online (24/12/2015), Người dân
TP.HCM thọ bình quân 76,2 tuổi. Truy cập
từ />
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2012), Nghị
Quyết hội nghị TW 5 Khoá XI Về một số
vần đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012 - 2020.

Ngày nhận bài: 01/08/2018

Biên tập xong: 15/12/2018

60

Duyệt đăng: 20/01/2019



×