Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đề kiểm tra vật lí 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.1 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT
VICTORY

KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2017-2018
MÔN VẬT LÍ 11
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1:Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng
chiều chạy qua thì 2 dây dẫn
A. hút nhau.
D. đẩy nhau.
C. không tương tác. D. đều dao động.
Câu 2:Một ống dây dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2 gồm 1000 vòng dây. Hệ
số tự cảm của ống dây là:
A. 0,251 (H).
B. 6,28.10-2 (H).
C. 2,51.10-2 (mH).
D. 2,51 (mH).
Câu 3: Một ống dây có hệ số tự cảm 0,1 H có dòng điện 200 mA chạy qua. Năng lượng từ tích lũy
ở ống dây này là
A. 2 mJ.
B. 4 mJ.
C. 2000 mJ.
D. 4 J.
Câu 4: Lực nào sau đây không phải lực từ?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;
B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương
bắc nam;


C. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện;
D. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng
điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?
A. Các đường sức là các đường tròn;
B. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;
C. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay phải;
D. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng điện.
Câu 6: Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm vuông góc với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ
0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là
A. 19,2 N.
B. 1920 N.
C. 1,92 N.
D. 0 N.
Câu 7:Dòng điện I = 1 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 cm
có độ lớn là:
A. 2.10-8 T
B. 4.10-6 T
C. 2.10-6 T
D. 4.10-7 T
Câu 8:Một dòng điện chạy trong một dây tròn đường kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ
tại tâm các vòng dây là
A. 0,2π mT.
B. 0,02π mT.
C. 20π μT.
D. 0,2 mT.
Câu 9:Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 s từ thông tăng từ 0,6
Wb đến 1,6 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:
A. 6 V.
B. 10 V.

C. 16 V.
D. 22 V.
Câu 10: Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng:
A. Qui tắc bàn tay trái.
B. Qui tắc bàn tay phải.
C. Qui tắc cái đinh ốc.
D. Qui tắc vặn nút chai.
Câu 11:Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
A. thẳng.
B. song song.
C. thẳng song song.
D. thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 12: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều
từ dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải.
B. từ trên xuống dưới.
C. từ trong ra ngoài.
D. từ ngoài vào trong.
1


Câu 13:Phương của lực Lo – ren – xơ không có đặc điểm
A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích.
B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.
C. vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ.
D. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng.
Câu 14:Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
B. hoàn toàn ngẫu nhiên.
C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.

D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Câu 15:Dòng điện Foucault không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ;
B. Lá nhôm dao động trong từ trường;
C. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên;
D. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.
Câu 16: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào
sau đây?
A. vuông góc với dây dẫn;
B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện;
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn;
D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.
Câu 17:Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao
cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là
A. 0,048 Wb.
B. 24 Wb.
C. 480 Wb.
D. 0 Wb.
Câu 18:Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ
2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời
gian đó là:
A. 0,03 V.
B. 0,04 V.
C. 0,05 V.
D. 0,06 V.
Câu 19:Một hình chữ nhật kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.104
T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là:
A. 6.10-7 Wb.
B. 3.10-7 Wb.
C. 5,2.10-7 Wb.

D. 3.10-3 Wb.
Câu 20:Suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
∆Φ
∆Φ
∆t
ec = −
ec = −
e
=
c
ec = ∆Φ.∆t
∆t
∆t
∆Φ
A.
B.
C.
D.
Câu 21:Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây?
A. phụ thuộc vào số vòng dây của ống;
B. phụ thuộc tiết diện ống;
C. không phụ thuộc vào môi trường xung quanh;
D. có đơn vị là H (henry).
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. Xác định độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây dài 50 cm có 1000 vòng dây mang cường độ
dòng điện là 5 A.
Câu 2. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 T với vận tốc ban
B
đầu v0 = 3,2.106 m/s vuông góc với , khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Bán kính quỹ đạo của
electron trong từ trường là bao nhiêu?

Câu 3. Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều, các cạnh
vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1 T về 0 T trong thời gian 0,1 s thì cường độ
dòng điện trong dây dẫn là bao nhiêu?
------------- Hết ----------Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT
VICTORY

KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ SỐ 4
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÍ 11
I. TRẮC NGHIỆM. (7 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
A
A
D
D
C
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Câu 11
Câu 12
C
B
A
D
A
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
B
B
A
C
D
II: TỰ LUẬN (3 điểm)
CÂU HỎI
YÊU CẦU TRẢ LỜI
Tóm tắt
Cảm ứng từ trong lòng ống dây là:
Câu 1:

B = 4π .10−7.n.I = 4π .10−7.

Câu 6
A
Câu 13
D

Câu 20
A

Câu 7
D
Câu 14
A
Câu 21
C
ĐIỂM
0,5đ
1,0đ

N
1000
.I = 4π .10 −7.
.5 = 0, 01257
l
0,5

T
Bán kính quỹ đạo chuyển động của điện tích là:
R=

Câu 2:

−31

1,0đ


6

m.v 9,1.10 .3,2.10
=
= 0,182
q.B
1, 6.10−19.10−4

m
Suất điện động cảm ứng sinh ra do từ thông biến thiên qua
khung dây là:
ec =

Câu 3:

−∆Φ − N .∆B.S .cosα −1.(0 − 1).0, 2 .cos 0
=
=
= 0, 4
∆t
∆t
0,1

1,0đ

2

V

Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:

I=

ec 0, 4
=
= 0, 2
R
2

A

Ghi chú: Mọi cách giải khác, lập luận đúng, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa ứng
với từng phần, từng câu hay từng bài đó.
5. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

3


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×