Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Buồn nôn - Tuyên ngôn hiện sinh của Jean-Paul Sartre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.88 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 22 (47) - Tháng 11/2016

Buồn nơn - Tun ngơn hiện sinh của Jean-Paul Sartre
Nausea – An existential declaration by Jean-Paul Sartre
NCS. Trần Thị Thảo
Trường Đại học Tài chính - Marketing
Tran Thi Thao, Ph.D. student.
University of Finance - Marketing
Tóm tắt
Jean-Paul Sartre là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Với tác phẩm đầu tay Buồn nơn, được viết
trên phương pháp mơ tả hiện tượng học: tất cả cố gắng của Roquentin - nhân vật chính - nhằm xốy sâu
cái nhìn, xun thủng qua những lần vỏ ngồi bao bọc, để đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của
thực tại. Sự vật hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tính chất lầm lì, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên.
Chính cái tính cách bất tất (contingence) của sự vật là chất men gợi dậy cơn Buồn nơn. Ơng cho tận
cùng của cơn Buồn nơn ấy, con nguời đảm nhận lấy Tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện vận mệnh
cuộc đời mình. Có thể nói rằng Buồn nơn là hồng tâm tư tưởng, là tun ngơn của Jean-Paul Sartre về
hiện sinh.
Từ khóa: Jean-Paul Sartre, “Buồn nơn”, chủ nghĩa hiện sinh.
Abstract
Jean-Paul Sartre is a notable representative philosopher of existentialism. His first work, “Nausea”, was
written using the the phenomenological method. All efforts of Roquentin, the protagonist, aim at
targeting the viewpoint penetrating the sequence of shells in order to achieve the true knowledge of the
nature of reality, the existing nature. This existence has the characteristics of taciturn, dense, impossible
realization and random. It is the contingence of the nature that makes nausea. Sartre believes that, at the
core layer of the Nausea, people with their responsibility will take Liberty to express their own destiny.
It can be said that “Nausea” is a bull ideological manifesto of Jean-Paul Sartre about existentialism.
Keywords: Jean-Paul Sartre, “Nausea”, existentialism.

hoảng của nền khoa học, bất lực của nó với


các vấn đề thế giới quan, các vấn đề về ý
nghĩa sự tồn tại con người.
Sự xuất hiện của Sartre đã làm cho chủ
nghĩa hiện sinh mang màu sắc mới bởi triết
lý hiện sinh của ơng ẩn nấp dưới nhiều
hình thức truyền tải. Ơng là nhà văn, là nhà
triết học - một trong những nhân vật nòng
cốt trong hệ thống triết học hiện sinh, cũng
là một trong những nhân vật có ảnh hưởng

1. Mở đầu
Chủ nghĩa hiện sinh được khởi tạo từ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và nở rộ ở
châu Âu từ sau thế chiến lần thứ hai. Đây
là một triết thuyết đậm chất phản tư của
giới trí thức tư sản và tiểu tư sản với sự tha
hóa của xã hội, tha hóa của lao động và đối
với mặt trái của các thành tựu của khoa học
kỹ thuật trong xã hội tư bản cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, phản ánh sự khủng
125


lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ XX.
Jean-Paul Sartre có một hệ thống các tác
phẩm khá phong phú từ tiểu thuyết, kịch,
đến khảo luận. Các tác phẩm cùng những
hoạt động sôi nổi trong cuộc đời ông đã có
một tác động sâu rộng trong đời sống xã
hội Pháp thập niên 1950 – 1960, khiến ông

trở thành thần tượng của thanh niên Pháp
một thời. Trong các tác phẩm của ông thì
cuốn Buồn nôn (1938) là một trong những
tác phẩm đáng chú ý nhất của Sartre. Đây
được coi là bản Tuyên ngôn của Jean-Paul
Sartre về chủ nghĩa hiện hiện sinh.
Cuốn tiểu thuyết “Buồn nôn” của
Jean-Paul Sartre chính là một trong những
cách viết thành công của thể loại tiểu
thuyết triết lý. Tác phẩm được viết dưới
hình thức một cuốn nhật kí của Antoine
Roquentin. Roquentin là một thanh niên trí
thức đơn độc chẳng hề bị ràng buộc bởi
bạn bè, gia đình và ngay cả với công việc.
Chàng sống một mình, hoàn toàn một
mình, ngoại trừ chàng có biết đến bà chủ
quán “Rendez-vous des Cheminots” (Nơi
hẹn các nhân viên đường sắt) Francoise,
anh chàng Tự Học ở thư viện thành phố…
Trong truyện này, điều chủ yếu không phải
là cốt truyện hành động của nhân vật mà là
những phản ứng của Roquentin trước mọi
hiện tượng của cuộc sống.
2. Nội dung
2.1. Triết lý hiện sinh trong tác phẩm
Buồn nôn của Jean-Paul Sartre
Là tác phẩm đầu tay được viết dưới
hình thức tiểu thuyết nhưng Buồn nôn được
xem là tuyên ngôn của Jean-Paul Sartre về
hiện sinh, J.P.Sartre đã dùng phương pháp

hiện tượng học để chứng minh rằng đời
sống của con người thì không có mục đích.
Antoine Roquentin – nhân vật chính trong
tác phẩm đã khám phá ra quá nhiều sự ghê
tởm của thế giới chung quanh. Anh ta và
sự cô đơn của anh đã dẫn tới nhiều kinh
nghiệm về buồn nôn tâm lý (psychological

nausea). Dần dần anh ta nhận thức được
rằng con người là một hiện thực ngẫu
nhiên, không có ý nghĩa và giá trị gì cả,
không cần thiết và không có cả lý do tồn
tại, nó cũng như những sự vật khác tồn tại
lỳ lỳ, vô nghĩa.
Sự dư thừa, phi lý của cuộc sống con
người – nguồn cơn của sự “buồn nôn”:
Theo Sartre, người sinh ra, thì cả hữu
thể vật và hữu thể người đều ở trạng thái
“hiện hữu thô sơ”, người chẳng khác nào cái
cây, ngọn cỏ, tĩnh tại và cố định, bất biến,
im lìm và vô nghĩa. Loại hữu thể này là một
thể nhầy nhụa, đông đặc trơ trơ gây nên cảm
giác buồn nôn. Điều này được Sartre lột tả
qua hình ảnh của cây dẽ gai, cái dây đeo
quần của chàng Adolphe và cả cuộc sống
thường nhật của nàng Anny nữa, tất cả đều
“mang vẻ lỳ lỳ” và đáng buồn nôn:
Khi ở trong công viên sau một ngày
mệt mỏi chàng Roquentin phóng cái nhìn
chán nản và mệt mỏi trên một cái rễ cây

ngay dưới chân, chiếc rễ to bò trên mặt đất
như một con rắn. Roquentin không ngừng
gắn cho rễ cây những loại “hiện hữu”
nhưng cuối cùng chàng nhận ra điều đó là
bất lực bởi lẽ nó ở đó, mang vẻ trơ trơ, lỳ
lỳ như vẻ vốn có của nó. “Tôi nhìn chăm
chú cái rễ cây: nó đen dữ hay chỉ hơi đen?
Song chẳng mấy chốc tôi đã ngừng tra vấn
mình vì có cảm tưởng tôi đang ở địa giới
của tri thức. Vâng với lòng đầy lo âu tôi đã
dò xét những sự vật bất khả định danh…
và tôi đã cảm nhận được những phẩm chất
của chúng, lạnh lẽo, trơ lì và lướt trượt qua
những kẽ tay tôi” [5,tr. 239].
Một hôm chàng Roquentin vào tiệm
café để gặp nàng Anny nhưng nàng không
có ở tiệm, chỉ có chàng Adolphe thay nàng.
Chàng cụt hứng, nhọc mệt ngồi xuống
cạnh quầy café và gọi một ly rượu mạnh:
vừa nhấp vừa nhìn vẩn vơ vô dịnh. Sau
cùng chàng để ý nhìn thấy chiếc dây đeo
quần của Aldophe. Nhìn hồi lâu, nhìn cho
126


đến khi chán ngán vì sự vô nghĩa của cái
màu hoa cà trên chiếc sơ mi xanh da trời
của Aldophe: “Y chỉ mặc sơ mi với những
dây treo màu hoa cà… những chiếc dây
treo hơi khó nhận ra trên nền áo sơ mi xanh

da trời, chúng hoàn toàn bị xóa nhòa, bị
che lấp trong màu xanh, nhưng nó là một
sự khiêm tốn giả mạo: thực ra chúng không
để cho người ta quên chúng… người ta
muốn bảo chúng: đi, đi hãy trở thành màu
tím… nhưng không chúng vẫn lửng lơ, vẫn
bị gắn chặt vào trong nỗi cố gắng bất thành
của mình” [5,tr. 43].
Anny là một cô chiêu đãi viên trong
tiệm café Roquentin hay lui tới, chẳng lẳng
lơ cũng chẳng khuê các, nàng khoác lên
mình chiếc áo “lối sống thời thượng”.
Thân hình tràn đầy sức sống mơn mởn và
tâm lý nàng cũng hồn nhiên như cỏ cây:
không bị bất cứ một luân lý nào về mặt
đạo đức chi phối, nàng “làm tình” như
uống một ly rượu không chút suy nghĩ về
hành động đó. Nàng sống trong hiện tại,
không quan tâm đến tương lai, và điềm
nhiên không bao giờ đếm xỉa đến cuộc
nhân sinh, nàng sống chỉ để sống và tồn tại
kiểu: ăn, ngủ, đi làm kiếm tiền mua sắm,
thỏa mãn nhục dục: “Thôi, tôi cứ làm như
nàng Anny là xong: tôi cứ sống thừa ra.
Ăn, ngủ. Ngủ, ăn. Hiện hữu lai rai, nhè
nhẹ như cây cối, như một vũng nước, như
chiếc ghế màu đỏ trong tàu điện” [5,
tr.287]. Ông cảm thấy chán ngấy và “buồn
nôn” trước lối sống của nàng Anny, vì
nàng chỉ sống để mà sống, sống như một

loài cầm thú và thảo mộc. Triết gia đã gọi
lối sống ấy là “sống thừa ra” (se survivre).
Sống thừa ra, nghĩa là sống không có một
ý thức, sống mà không biết mình sống
nhằm mục đích nào cả, không biết mình
sống để làm gì ở cõi trần gian này. Sartre
thường gọi kiểu sống như vậy là hiện hữu
như một sự vật. Đó chỉ là hiện hữu mà
thôi, chứ chưa phải là hiện sinh, càng

không phải là hiện sinh trung thực. Chính
vì vậy, triết gia đã xếp những con người có
lối sống giống như nàng Anny vào hàng sự
vật. Nàng Anny bị coi như một sự vật, vì
nàng sống mà không hề có một ý thức nào
cả về cuộc sống của chính mình.
Tóm lại, buồn nôn là cảm giác khó
chịu không thể giải thích được của con
người trước sự tồn tại của thế giới chung
quanh. Đó không phải là tồn tại người,
người đích thực phải là một cái gì đó
“được lấp đầy” không ngưng nghỉ.
Những trang viết này của Sartre cũng
là điểm khởi đầu cho tư tưởng sau này của
ông về Hữu thể và vô thể. Thể hiện rất rõ
trong tác phẩm “L’eetre et le néant” (Hữu
thể và vô thể) của ông. Trải nghiệm này
cũng đầy chất suy tư mang đậm triết lý
hiện sinh mà sau này ông đã khái quát
trong châm ngôn hiện sinh bất hủ: “Tồn tại

có trước yếu tính”. Như vậy, hiện hữu
Người thực sự phải như thế nào, làm thế
nào để con người thoát ra khỏi cảnh huống
trơ lỳ đến buồn nôn như hiện hữu vật? Đó
là con người phải tự kiến tạo nên chính bản
thân mình.
2.2. Hiện hữu Người – Sự kiến tạo có
ý nghĩa của cuộc nhân sinh
Theo Sartre, Con người một cái quyền
thiêng liêng, quyền hiện hữu đích thực,
hiện hữu khác với hiện hữu vật: “Tôi đang
hiện hữu vì đấy là quyền của tôi” [5, tr.
187]. Hiện hữu Người nó là một sự khác
biệt hiện hữu vật, Sartre tuyên bố nó như
một sứ mạng cao cả của con người: “Hiện
hữu là một trạng thái tròn đầy mà con
người không thể lìa xa” [5,tr. 246].
Tuy nhiên để có một hiện hữu đích
thực thì con người phải nhập cuộc và trong
hành trình dấn thân đó con người phải đối
mặt với những trạng huống không dễ chịu,
đó là hư vô, sự vong thân, sự lựa chọn, sự
cô đơn, lo âu, trách nhiệm, đó là cái nhìn
của tha nhân…
127


Tự do: Roquentin đã dần nhận ra được
tính chất phi lý ngẫu nhiên của cuộc làm
người, chàng đã lựa chọn đối mặt với nó,

với những cơn buồn nôn không trốn chạy,
nhận lấy nó như một phần hiện hữu và từ
đây gợi mở cho con người đến với sự tự do
của những sự chọn lựa. Trong tác phẩm
này Sartre đã bắt đầu đề cập đến trạng thái
tự do tuyệt đối của con người, con người
có quyền lựa chọn: “Ngày chủ nhật, người
ta đến khu nghĩa trang, hay đến thăm
những người thân thuộc. Hoặc nữa nếu
hoàn toàn tự do, người ta sẽ dạo chơi trên
đường Jatée. Tôi hoàn toàn tự do: tôi đi
trên đường Bressan đổ ra đường Jatée –
Promenade” [5,tr. 97].
Ngụy tín (sự vong thân): Mặc dù luôn
phải đối mặt với sự phi lý của cuộc nhân
sinh nhưng con người không phải lúc nào
cũng sẵn sàng đón nhận, nhập cuộc để làm
cho mình có một bộ mặt riêng, bởi con
người phần thì bị những khuôn thước của
xã hội lôi kéo, hòa tan, phần thì không dám
đối mặt với sự mạo hiểm choáng váng
trước vực thẳm của hư vô, không dám đối
mặt thừa nhận sự nuốt chửng hư vô. Sartre
sau này gọi tên trạng thái này là sự ngụy
tín. Trong Buồn nôn, chính anh chàng
Roquentin cũng đã nhìn thấy ngụy tín,
vong thân của những tồn tại phi đích thực
xung quanh mình. Đó là hình mẫu của
Pacome mà Roquentin đã gặp ở bảo tảng
Bouvllie. Hầu như Pacome đã bị “đóng

khung” vào vị trí của một bậc tôn kính
vọng trọng và Roquentin đã kết luận rằng
“Ông chẳng bao giờ quay trở về với chính
mình các nào khác nữa: ông là một cấp chỉ
huy” [5,tr. 158]
Sự lựa chọn: Để nhận lấy sứ mệnh của
tự do, con người phải đưa ra những sự lựa
chọn, lựa chọn cho bộ mặt hiện sinh riêng
biệt của mình: “Nhưng phải chọn lựa: sống
hay thuật lại đời sống” [5, tr. 76], bởi hiện
hữu Người chính là sự nắm bắt lấy những ý
nghĩa của chính khoảnh khắc tạo nên cuộc

đời tôi, chính là tôi chứ không phải ai khác.
Và Roquentin đã phải chọn, nhiệm vụ đưa
chàng đến Bouville là để viết về bá tước
Rollebon nhưng chàng sử gia đã không tìm
thấy được đam mê đích thực trong công
việc này “Tôi chán nản tự nhủ: làm thế nào
mà tôi, một kẻ chẳng đủ sức mạnh lưu giữ
chính ngay quá khứ của mình, lại có thể hy
vọng mình sẽ cứu vãn được quá khứ của
người khác”, chàng đã lựa chọn sự buông
bỏ: “Tôi không viết tiếp tác phẩm của mình
về Rollebon nữa, thế là hết” [5, tr.174].
Nhưng ngay sau khi kết thúc sự lựa chọn
đó Roquetin phải đối mặt với một sự lựa
chọn khác: “Tôi sắp sửa làm gì đời mình?”
[5,tr.175]. Và tôi phải chịu trách nhiệm cho
sự lựa chọn của mình.

Trách nhiệm: một trách nhiệm rất lớn
lao khi phải thoát ra khỏi sự buồn nôn nhầy
nhụa, tức là phải kiến tạo nên sự hiện hữu
có ý nghĩa của con người. Roquentin đã cố
gắng thể hiện sự hiện sinh nhập cuộc của
mình nhưng rồi như chao đảo trước một
trách nhiệm quá lớn, khi quyết định không
tiếp tục viết về cuộc đời của Rollebon nữa
Roquentin đã có một sự dằn vặt, sự thảo
luận nội tâm trước sự lựa chọn của mình:
“Tôi phải chấm d… Tôi giải… Cái chết…
Ông De Roll đã chết… Tôi không phải
là…Nó còn tệ hại hơn những gì còn lại vì
tôi cảm thấy mình là kẻ chịu trách nhiệm
và là đồng lõa.” [5, tr. 183].
Ở những dòng cuối cùng của tác phẩm
chàng Roquentin thể hiện rõ thái độ trách
nhiệm của mình đối sự lựa chọn cho sự
nghiệp viết lách: “Một cuốn sách. Một cuốn
truyện. Và sẽ có những người đọc cuốn
truyện đó và bảo: “Chính Antoine
Roquentin đã là tác giả cuốn sách này…”
… Dĩ nhiên toạt tiên nó chỉ là một công việc
đầy buồn chán và làm ta mệt mỏi , nó không
ngăn cản tôi tiếp tục hiện hữu và cảm
nghiệm rằng mình đang hiện hữu… Lúc bấy
giờ, xuyên qua nó, tôi có thể nhớ lại mà
không kinh tởm cuộc đời mình” [5, tr. 322].
128



Sự cô đơn đối mặt với hiện hữu, với hư
vô: Tại sao con người lại có cảm giác sợ hãi
trách nhiệm đó bởi lẽ con người là lữ hành
cô đơn đối mặt với hư vô trong hành trình
hiện hữu của mình. Trong tác phẩm Sartre
đề cấp rất nhiều đến trạng thái hư vô, hư vô
không phải là không tồn tại mà hư vô là
trạng thái trống rỗng, không có ý nghĩa:
“Hư vô, hư vô chỉ là một ý tưởng trong
đầu óc tôi, một ý tưởng đang hiện hữu
bềnh bồng trong cõi bao la này: trạng thái
hư vô đó đã không đến trước hiện hữu, nó
là một hiện hữu khác, và đã xuất hiện sau
nhiều hiện hữu khác” [5, tr.247].
Sự cô đơn bủa vây lấy con người,
trạng thái cô đơn không phải là vật lý, mà
bởi lẽ con người tự do kiến tạo mình không
bằng một khuôn mẫu sẵn có nào, không thể
dựa vào ai, không có Thượng đế dẫn dắt,
do đó con người luôn cảm thấy cô đơn
trong sự nhập cuộc. Roquentin điểm khởi
đầu đã khẳng khái tuyên bố:
“Tôi giả thuyết rằng, người ta không
thể định giới hạn cho sự cô đơn” [5,tr. 24].
Rồi đi tận cùng sự cảm nhận hiện hữu,
quyết định cho sự lựa chọn, sự nhập cuộc
của mình thì cuối cùng chàng vẫn bị bất
lực trước hiện trạng cô đơn:
“Tôi cô độc trong con đường trắng

viền quanh những khu vực này. Cô độc và
tự do” [5,tr. 286].
Sự âu lo, sợ hãi: Chính những trăn trở
hiện sinh làm cho con người âu lo, sợ hãi.
Mặc dù miệt mài thiết kế cho sự hiện hữu
của mình có ý nghĩa nhưng nỗi âu lo, sợ
hãi thường xuyên chiếm ngập tâm hồn hiện
sinh, ngay khi lúc họ đã là mình, họ phải
trăn trở cho cái là mình tiếp theo vì nếu
ngừng lại họ sẽ bị hư vô nuốt chửng, họ sẽ
lại gặp phải mối đe dọa lớn nhất của hiện
sinh - hiện hữu phi lý dư thừa. Cho nên
người hiện sinh luôn phải “nhoài”, phải
“vắt” mình về phía trước: “Tư tưởng của
tôi, chính là tôi: đó là lý do vì sao tôi
không thể ngưng lại được. Tôi hiện hữu

bởi những gì tôi đang suy tưởng… và tôi
không thể ngăn mình thôi không suy
tưởng. Ngay cả trong giây phút này – thật
kinh khủng – nếu như tôi đang hiện hữu,
thì đấy là vì tôi sợ hãi phải hiện hữu. Chính
tôi, chính tôi đang thu mình về cõi hư vô
mà tôi khát vọng: lòng thù ghét, lòng kinh
tởm hiện hữu, bấy nhiêu tình cảm đó là bấy
nhiêu cách thái để làm cho tôi hiện hữu, để
dìm sâu tôi vào trong hiện hữu” [5, tr. 184]
Tha nhân: Người cứ phải mãi mê tìm
kiếm sự hiện hữu của mình trong sự cô
đơn, luôn sợ ngụy tín đánh cắp hiện sinh

của mình cho nên người rất “cảnh giác” với
tha nhân. Thông qua cuộc gặp gỡ ban đầu
với của chàng Roquentin và gã đàn ông
trong khách sạn Printana, Sartre đã gửi đến
một thông điệp với tha nhân: “Gã lại nhìn
chằm chằm vào tôi nữa. Lần này gã sắp sửa
nói với tôi đây, tôi cảm thấy toàn thân mình
cứng đờ. Không phải là vì giữa chúng tôi
đã nảy sinh mối thiện cảm, không: chỉ vì
chúng tôi giống nhau, thế thôi. Gã cũng cô
đơn như tôi, song còn chìm sâu vào nỗi cô
đơn hơn tôi nữa. Hẳn gã đang đợi cơn Buồn
nôn hay một thứ gì cùng loại. Như thế, hiện
giờ đã có người đang nhìn nhận tôi, những
kẻ nghĩ thầm trong đầu – sau khi nhìn kỹ
khuôn mặt tôi: “Thằng cha đó cũng thuộc
bọn mình”. Sao? Gã muốn gì cơ chứ? Gã
phải biết rõ ràng rằng chúng tôi không thể
làm gì trợ giúp cho nhau được” [5, tr.123].
Như vậy giữa tôi và tha nhân không thể
có sự cảm thông, không có sự trợ giúp và
còn khủng khiếp hơn tha nhân chỉ chực chờ
tước đoạt tự do của tôi. Chính vì vậy
Roquentin dù cho có trở về bên cạnh nàng
Anny, chàng cũng không thể tìm thấy ở
Anny như một điểm dừng của chú ngựa
chùn chân, chàng lại khước từ Anny: “Tôi
đã toan tính nhờ vào Anny biết là chừng
nào để tự giải thoát khỏi nỗi khủng khiếp
mãnh liệt nhất, cơn buồn nôn dữ dội nhất

của tôi, giờ đây tôi mới hiểu điều ấy. Quá
khứ của tôi đã chết, Anny chỉ trở về để tước
129


đoạt hết mọi hy vọng của tôi” [5, tr. 286].
Như vậy, con đường của Buồn nôn đi
từ nhân vật trốn chạy sự thật đó bằng đủ
thứ ứng xử nhưng những cơn buồn nôn vẫn
tồn tại. Buồn nôn như là một biểu tượng về
bản năng, về sự phi lý của việc con người
tồn tại bằng một lý do nào. Bản thân những
cơn buồn nôn đó tự nó không có lý do,
không lý giải bằng một tầng chìm ký ức
nào. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với hình ảnh
Roquentin nghe một đoạn nhạc và bỗng
nhiên hiểu rằng nghệ thuật là điều tất yếu
duy nhất của con người. Như vậy con
người đã phải đối diện một cách cô đơn
giữa ý thức cá nhân và thân phận làm
người. Có lẽ chính vì vậy mà hiện sinh của
Sartre luôn bị hiểu nhầm là sự quẫy đạp
của con người cá nhân trong tính thế tranh
chấp mong manh, trong sự dòn mỏng của
số phận. Đó là một nhận xét phiến diện về
triết thuyết của ông, không phải chỉ đến
những giai đoạn sau này mà ngay trong tác
phẩm buồn nôn ông đã “mớm” tư tưởng về
một tiết lý nhập cuộc, hành động và trách
nhiệm lớn lao, cao cả của con người đối

với xã hội. Trong đoạn đối thoại của
Roquentin và anh chàng Tự Học, mặc dù
Roquentin quả quyết: “Tất cả chúng ta,
mỗi khi còn hiện hữu, đều phải ăn và uống
để bảo tồn cuộc hiện sinh quý báu của
mình nhưng lại chẳng có gì, chẳng có lấy
một lý do cỏn con nào để hiện hữu cả”
[5,tr. 206]. Đáp lại thái độ bi quan đó của
Roquentin, chàng Tự Học đã đáp trả:
“Cuộc đời có một ý nghĩa nếu ta muốn ban
cho nó một ý nghĩa. Trước hết phải hành
động, lao mình vào một công việc… À, có
một mục đích, thưa ông, có một mục
đích… còn có loài người” [5, tr. 207].
3. Kết luận
Tóm lại, La Nausée (Buồn nôn) là
tuyên ngôn của thuyết hiện sinh và được
nhìn nhận là một trong những tiểu thuyết
hay nhất của Sartre. Những trải nghiệm của
Roquentin trong tác phẩm này biểu hiện

phần lớn những chủ đề chính của “L’Être
et Le Néant” (Hữu thể và vô thể) xuất bản
5 năm sau. Tác phẩm được xem như sự
trầm tư nối dài về ngẫu nhiên của sự sống
và nổi khắc khoải của tinh thần phản ảnh
hiện tượng ngẫu nhiên đó. Trong một
thoáng trầm tư về cái rể cây, Roquentin
cảm nhận được sự tàn nhẫn trong sự hiện
hữu của nó và của mình: cả hai đơn thuần

chỉ hiện hữu ở đó, không một biện minh
nào, thừa thải. Tính cách vật lý của cảm
thức bệnh hoạn đầy mặc khải này không
nên bị xem thường. Tương tự như sự bối
rối trước cái nhìn của Tha nhân, ý hướng
cơ thể của chúng ta luôn mặc khải một thực
thể siêu hình.
Trong sự nhập cuộc của mình, con
người hiện sinh đã cố gắng đưa ra một giải
thoát cho tâm tư, bằng sự thể hiện vào trạng
thái hiện sinh tuyệt đối. Nhưng trên thực tế,
con người hiện sinh vẫn chỉ là con người
hữu hạn, bị giới hạn một cách tàn nhẫn.
Trong truyện, nhân vật luôn luôn buồn nôn
như một thái độ phản kháng những gì thuộc
về lí tính cứng nhắc siêu hình. Nhân vật
chính Roquentin đang trên con đường khám
phá lí do tồn tại của con người là không có
lí do gì hết. Con người là một hiện thực
ngẫu nhiên, không có lí do tồn tại.
Điểm mấu chốt của thuyết hiện sinh là
con người phải hành động, là sự dấn thân
và trải nghiệm. Con người, trước hết chỉ là
hư vô, vì vậy con người không thể định
nghĩa được. Con người phải hiện hữu, gặp
gỡ, xuất hiện trong thế giới đã, rồi mới
được định nghĩa. Và con người chỉ tồn tại
sau đó, chỉ tồn tại như những gì mà nó
được làm ra. Điều đó được thể hiện qua sự
hành động, sự dấn thân và sự trải nghiệm.

Chính từ đây, có thể nói rằng thuyết hiện
sinh định nghĩa con người bằng hành động.
Như vậy, tác phẩm “Buồn nôn” đã đưa
đến cho chúng ta một triết thuyết về hiện
sinh, đây cũng là điểm thành công làm nên
tên tuổi của tác phẩm. Theo đó, triết thuyết
130


hiện sinh cho rằng chúng ta đều là những
thực thể tự do và vì vậy, đều có trách
nhiệm với mọi sự lựa chọn và hành động
của bản thân mình, chúng ta là tác giả của
cuộc đời mình và kiến thiết những gì chúng
ta đeo đuổi. Đọc Buồn nôn có thể nhận
thấy được những trạng huống đầy đủ của
hiện sinh mà sau này Sartre tiếp tục làm rõ
hơn ở các tác phẩm tiếp theo, cho nên
“Buồn nôn” được xem như là tuyên ngôn
của Sartre về hiện sinh.
Trần Thái Đỉnh trong phần mở đầu
cho khảo luận về hiện sinh của Jean Paul –
Sartre đã phát biểu: “Người ta có lý để coi
cuốn tiểu thuyết La nausea (Buồn nôn) của
Sartre như bản tuyên ngôn triết hiện sinh
của ông. Điều chắc chắn: cuốn tiểu thuyết
đó đã phổ biến tư tưởng hiện sinh phi lý
của Sartre trong đại chúng. Cũng chính
trong cuốn sách đó, ông đã trình bày tư
tưởng của ông về vũ trụ vạn vật một cách

đầy đủ và dễ hiểu” [2, tr.310].
Võ Công Liêm đã có nhận định trong
bài viết Jean Paul Sartre với buồn nôn đăng
trên tạp chí điện tử tonvinhvanhoadoc như
sau: “Buồn Nôn không còn là hư cấu, nó
trở nên một luận cứ triết học của học thuyết
hiện sinh mà Jean-Paul Sartre là kẻ đưa
đường. Tác phẩm Buồn Nôn của ông đã
để lại hậu thế những giá trị tuyệt đối, vượt
thời gian qua những án văn chương bất hủ,
một phạm trù triết học đầy nhân tính trong
thuyết hiện sinh của ông. Jean-Paul Sartre
là nhân vật thời thượng qua mọi thời đại
của nền văn học sử hiện đại”
Tác giả Andre Niel nhận định: “Chìa
khóa của Triết học Sartre là sự phân tích
tâm bệnh lý học về hiện tượng “buồn nôn”,
hiện tượng Sartre cho là phát sinh do cảm
thức về tính chất bất tất, ngẫu nhiên của thế
giới” [1, tr.17]

“Các vấn đề triết học Sartre về phong trào
và hành động, về ý thức và thân xác, về di
chuyển và trú ẩn được xây dựng đầy đủ
nhất trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên Buồn
nôn. Mặc dù Sartre đã thực sự có một sự
thay đổi đáng kể trong sự nghiệp nhưng
những vấn đề cơ bản của Sartre về nhân
bản vẫn không thay đổi kể từ khi xuất bản
tiểu thuyết này… Như một số nhà phê bình

đã nhận định, Buồn nôn không chỉ dừng lại
với tư cách là thành tựu đầu tiên của Sartre,
vốn dĩ dễ dàng bị vượt qua hay phủ định
bởi những cống hiến tiếp theo của chính
tác giả trong quá trình trưởng thành của sự
nghiệp. Hầu như không có một chủ đề nào
được mở ra trong các tác phẩm sau này của
Sartre mà không mang bóng dáng của
những tư tưởng mà Sartre đã đặt nền móng
trong tác phẩm đầu tiên này” [7, p.480].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrê Niel (1968), Jean-Paul Sartre anh
hùng và nạn nhân của “ý thức khốn khổ”,
Nxb Ca Dao, Sài Gòn.
2. Trần Thái Đỉnh (1968), Triết học hiện sinh,
Nxb Thời Mới, Sài Gòn.
3. Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiện
sinh chủ nghĩa, Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Jean-Paul Sartre (1966), a nause , Le Livre
De Poche, France.
5. Jean-Paul Sartre (1967), Buồn nôn, Nxb An
Tiêm, Sài Gòn.
6. Nguyễn Quang Lục (1970), Mổ xẻ nhà văn
hiện sinh Jean-Paul Sartre, Nxb Hoa Muôn
Phương, Sài Gòn.
7. Paul Arthur Schilpp (1991), The philosophy of
Jean-Paul Sartre, Open Court Publishing
Company, La Salle, Illinois, USA.
/>
Ngày

nhận
bài: 16/5/2016
Biên định:
tập xong: 15/11/2016
Paul
Arthur
Schilpp thì khẳng

131

Duyệt đăng: 20/11/2016



×