Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đề thi thử THPTQG 2020 địa lí chuyên quốc học huế lần 1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.32 KB, 13 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
THPT ĐỒNG ĐẬU

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 – LẦN 12
Đề thi môn: Địa lí
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 301

SBD: .......................................................... Họ và tên thí sinh:.......................
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây gây ra hiện tượng thời tiết nồm” ấm, sương mù nhiều, không mưa ở miền
Bắc nước ta?
A. Gió Tây khô nóng.
B. Gió Tây Nam.
C. Gió mùa Đông Bắc
D. Gió Tín phong bán cầu Bắc
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Vàm Cỏ Đông thuộc lưu vực sông
nào sau đây?
A. Lưu vực sông Ba (Đà Rằng).
B. Lưu vực sông Đồng Nai.
C. Lưu vực sông Mê Công.
D. Lưu vực sông Thu Bồn.
Câu 3: Hệ sinh thái vùng ven biển nào sau đây chiếm ưu thế nhất ở nước ta?
A. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô.
B. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển.
C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
D. Hệ sinh thái trên đất phèn.
Câu 4: Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi, giai đoạn 2002 - 2012


B. Cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi năm 2005 và năm 2015.
C. Tốc độ tăng dân số theo từng nhóm tuổi giai đoạn 2005-2015.
D. Quy mô lao động phân theo nhóm tuổi, giai đoạn 2005-2015.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây cho thấy dân cư Đông Nam Á phân bố không đều?
Trang 1


A. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 của nước ta?
A. Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.
B. Đà Lạt, Đà Nẵng, Cần Thơ.
C. Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng,
D. Hải Phòng, Huế, Đà Lạt.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về sự ảnh hưởng của
não đến nước ta?
A. Bão ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ.
B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
C. Tần suất ảnh hưởng của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X.
D. Đầu mùa bão chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp vào miền khí hậu phía Bắc
Câu 8: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
B. Trên bề mặt có nhiều để ven sông.
C. Là đồng bằng châu thổ.
D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 9: Phần đất liền nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lý nào sau đây?
A. 23°23'B - 8° 34B 102°09'Đ - 109°24'Đ.
B. 23°23'B - 8° 30'B 102°10'Ð - 109° 24°Ð.

C. 23°23'B - 8°30′B 102°10'Đ-109°24′Đ.
D. 23°23'B - 8° 30'B 102°09’Ð -109° 20'Ð.
Câu 10: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất cả nước?
A. Cực Nam Trung Bộ B. Đông Bắc
C. Tây Nguyên.
D. Tây Bắc
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dân số nước ta?
A. Cơ cấu dân số chuyển sang già
B. Dân số nước ta tăng nhanh.
C. Phần lớn dân số ở thành thị.
D. Việt Nam là một nước đông dân.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7 hãy cho biết khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên
Biển Đồng thuộc vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Vịnh Bắc Bộ.
C. Vịnh Thái Lan
D. Nam Trung Bộ.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt
trong năm thấp nhất?
A. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
B. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới.
C. Biểu đồ khí hậu TP Hồ Chí Minh.
D. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
Câu 14: Cho bảng số liệu:
GDP theo giá thực tế và dân số của một số quốc gia năm 2017
Nước
GDP (tỉ USD)
Dân số (triệu người)
In-đô-nê-xi-a


1842,8

262,4

Cam-pu-chia

23,4

16,1

Xin-ga-po

328,7

5,8

Việt Nam

209,1

95,9

(Nguồn: Niên giám thống kê 2017, NXB thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP/ người năm 2017 của một số quốc gia?
A. GDP/ người của Cam-pu-chia cao hơn Việt Nam
B. GDP/ người của In-đô-nê-xi-1 cao hơn Việt Nam.
Trang 2


C. Sin-ga-po có GDP/ người cao gấp 1,5 lần so với Việt Nam.

D. In-đô-nê-xi-a có GDP/ người cao nhất.
Câu 15: Nhóm đất nào sau đây có diện tích lớn trong đại nhiệt đới gió mùa chân núi ở nước ta?
A. Đất feralit vùng đồi núi thấp.
B. Đất phù sa
C. Đất mùn núi cao
D. Đất xám bạc màu.
Câu 16: Nguyên nhân nào sau đây tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta?
A. Do càng vào Nam, càng gần xích đạo đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.
B. Góc nhập xạ tăng, đồng thời với sự tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ 16°B trở
vào.
C. Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời đồng thời với sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía Nam.
D. Sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam đồng thời cùng với sự suy giảm ảnh hưởng của khối
khí lạnh.

Câu 19: Hai quốc gia Đông Nam Á nào sau đây có dân số đông hơn nước ta?
A. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a
B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma
D. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hạ Long và Việt Trì.
B. Thái Nguyên và Việt Trì.
C. Cẩm Phả và Bắc Giang
D. Thái Nguyên và Hạ Long.
Câu 21: Đặc điểm thiên nhiên nào sau đây thể hiện sự khác nhau của vùng núi Đông Bắc so với Tây Bắc
A. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.
B. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn các vùng núi thấp.
D. Mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.

Câu 22: Cho biểu đồ

Trang 3


LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẦM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh lượng mưa, bốc hơi và cân bằng ẩm giữa 3 địa điểm
trên?
A. Lượng bốc hơi giảm từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.
B. Huế có lượng mưa cao nhất, cao hơn Hà Nội 1,7 lần.
C. Huế có lượng mưa cao nhất, cao hơn TP Hồ Chí Minh 1,3 lần.
D. Huế có lượng mưa cao nhất, Hà Nội có lượng mưa đứng thứ 2.
Câu 23: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh nào sau đây ở nước ta đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm?
A. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
B. Rừng thưa nhiệt đới khô.
C. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
D. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến
D (C-D) có đặc điểm địa hình gì?
A. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung
lũng sông
B. Cao ở Đông Bắc thấp dần về Tây Nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung
lũng sông.
C. Cao dần từ Đông sang Tây, nhiều đỉnh núi thấp, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn.
D. Thấp dẫn từ Tây Bắc về Đông Nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi cao.
Câu 25: Cho bảng số liệu
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép ở Việt Nam thời kỳ 1991 - 2018
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí (triệu

Vốn thực hiện (USD)
USD)
152
1.284
429
1991
415
7.925
2.792
1995
391
2.763
2.399
2000
970
6.840
3.301
2005
Trang 4


19.887
11.000
24.115
14.500
36.369
19.100
(Nguồn: Niên giám thống kê 2018, NXB thống kê 2019)
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép
ở Việt Nam thời kỳ 1991 - 2018?

A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Kết hợp (cột + đường).
Câu 26: Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi nước ta, có vị trí cách đường cơ sở 30 hải lý. Vậy con tàu đó
thuộc vùng biển nào và cách đường biên giới quốc gia trên biên theo đường chim bay là bao nhiêu?
A. Đặc quyền kinh tế, 33336 m.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải, 42596 m.
C. Đặc quyền kinh tế, 55560 m.
D. Lãnh hải, 22224 m.
Câu 27: Trong những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời
gian nước ngoài (xuất khẩu lao động) chủ yếu nhằm mục đích gì?
A. Đa dạng các loại hình đào tạo
B. Phân bổ lại dân cư và nguồn lao động.
C. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
D. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 28: Nguyên nhân chính nào dưới đây làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất
ở nước ta?
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta
B. Có lượng mưa lớn nhất nước
C. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc
Câu 29: Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất
B. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình.
C. Tạo ra sự phân hoá rõ rệt về thiên nhiên từ đông sang tây.
D. Tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền nước.
Câu 30: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản của vùng núi Trường Sơn Bắc với
Trường Sơn Nam
A. Hai sườn núi ít bất đối xứng hơn.

B. Sườn núi dốc hơn
C. Địa hình cao hơn.
D. Có nhiều đỉnh núi hơn
Câu 31: Nguyên nhân nào sau đây làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt?
A. Trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, tác động của ngoại lực
B. Địa hình được vận động kiến tạo làm trẻ lại
C. Địa hình chịu tác động thường xuyên của con người
D. Địa hình xăm thực mạnh ở miền đồi núi.
Câu 32: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
A. Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho rừng cây họ dầu phát triển.
B. Có nhiều diện tích đất badan và đất đỏ đá vôi.
C. Có nhiều loài thủ lớn như voi, hổ, bỏ rừng trâu rừng
D. Ven biển, rừng ngập mặn phát triển.
Câu 33: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
C. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo
D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
2010
2015
2018

1.237
2.120
3.147

Trang 5


Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 3-4, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có chung đường biên

giới quốc gia với Lào và Cam-pu-chia
A. Gia Lai
B. Kom Tum
C. Quảng Nam.
D. Đắk Lắk
Câu 35: Vùng nào sau đây ở nước ta thường xảy ra lũ quét
A. Vùng núi phía Bắc
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Tây Nguyên.
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây không đúng về cơ
cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân số nữ cao them ti lệ dân số nam.
B. Số người trên tuổi lao động năm 2007 ít hơn năm 1999.
C. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm.
D. Dân số nước ta đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu dân số già.
Câu 37: Nguyên nhân về mặt tự nhiên nào sau đây làm suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta
A. Chiến tranh tàn phá các khu rừng
B. Sự biến đổi của khí hậu.
C. Săn bắt trái phép các động vật hoang dã.
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của cấu trúc địa hình đến sự phân hóa sông ngòi ở
nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa
B. Sống có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
C. Sông có khúc chảy êm đềm, có khúc đào lòng dữ dội.
D. Dòng chảy có sự thay đổi đột ngột từ thượng lưu xuống hạ lưu
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây vừa thuộc miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ, vừa thuộc khu vực Trường Sơn Bắc
A. Pu Si Lung

B. Pu Xai Lai Leng C. Pu Tra
D. Pa Huổi Long
Câu 40: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?
A. 1984.
B. 1995.
C. 1997.
D. 1967.
-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 6


ĐÁP ÁN
1-C

2-B

3-C

4-A

5-C

6-C

7-C

8-B

9-A


10-D

11-C

12-D

13-C

14-B

15-A

16-C

17-C

18-C

19-D

20-D

21-C

22-B

23-D

24-A


25-D

26-C

27-D

28-D

29-D

30-A

31-B

32-B

33-C

34-B

35-A

36-B

37-D

38-A

39-B


40-B

(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 41.
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc : nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa
sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Độ ẩm không khí lên tới hơn 90% thì sẽ xảy ra hiện tượng nồm.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải :
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Vàm Cỏ Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 38.
Cách giải:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có diện tích khoảng 450 nghìn ha, lớn thứ 2 trên thế giới sau rừng
ngập mặn Amadân ở Nam Mĩ.
Chọn C.
Câu 4:
Phương pháp: Xác định loại biểu đồ, đơn vị, thời gian và các thành phần trong biểu đồ.
Cách giải:
Loại biểu đồ : Miền và đơn vị là % -> Thể hiện cơ cấu. ->C và D sai. G

Trang 7


Các thành phần trong biểu đồ : Từ 15 – 24 tuổi, từ 25 – 49 tuổi và từ 50 tuổi trở lên. -> Thể hiện các nhóm
tuổi.
Thời gian từ năm 2005 đến năm 2015 -> Giai đoạn 2005 – 2015 ->B sai.
=>Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi giai đoạn 2005 – 2015.
Chọn A.
Câu 5:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản.
Cách giải :
Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều : dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn,
vùng ven biển và thưa ở các khu vực vùng núi.
Chọn C.
Câu 6:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng là đô thị loại 1 của nước
ta.
Chọn C.
Câu 7:
Phương pháp : Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ và Atlat địa lí Việt Nam trang 9 ảnh hưởng của bão đến nước ta là : mùa bão kéo dài từ tháng VI
đến tháng XII, chậm dần từ Bắc vào Nam, bão nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến tháng 3 và tháng VIII
và ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đầu mùa bão chủ yếu ảnh hưởng vào miền khí hậu phía
Bắc. => Tần suất ảnh hưởng của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng 1 không đúng.
Chọn C.
Câu 8:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.

Cách giải :
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của sông Tiền và sông Hậu.
Trên bề mặt đồng bằng không có đế nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. -> Trên bề mặt
có nhiều để ven sông không đúng.
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.
Cách giải:
Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23°23°B tại xã Lũng Cú,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ; điểm cực Nam ở vĩ độ 8934°B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau , điểm cực Tây ở kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm
cực Đông ở kinh độ 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Chọn A.
Câu 10:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 69.
Cách giải:
Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là Tây Bắc.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 67,68
Trang 8


Cách giải:
Nước ta có dân số đông, đứng thứ 13 trong số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dân số nước ta tăng
nhanh (tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu
người), cơ cấu dân số trẻ nhưng đang già đi (tỉ lệ nhóm tuổi trên 60 trong cơ cấu dân số nước ta ngày càng
tăng).
- >A,B,D đúng. Dân cư nước ta phân bố không đều, phần lớn dân cư vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.
->Phần lớn dân số nước ta ở thành thị không đúng.

Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7 khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển Đông thuộc vùng
Nam Trung Bộ.
Chọn D.
Câu 13:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam
trang 9, biểu đồ có biên độ nhiệt năm thấp nhất là biểu đồ khí hậu TP Hồ Chí Minh,
Chọn C.
Câu 14:
Phương pháp: Tính GDP/người và phân tích bảng số liệu.
Cách giải:
Tính GDP/người (USD/người)=GDP : dân số
GDP/người của một số quốc gia năm 2017 (USD/người)
Nước
GDP/người
7022,9
In-đô-nê-xi-a
Cam-pu-chia
1453,4
56672,4
Xin-ga-po
2180,4
Việt Nam
Căn cứ vào bảng số liệu, có nhận xét : Xin-ga-po có GDP/người cao nhất, In-đô-nê-xi-a cao thứ 2, Việt
Nam cao thứ 3 và thấp nhất là Cam-pu-chia.

-> A,D sai và B đúng.
Xin-ga-po có GDP/người cao gấp 26 lần Việt Nam. -> C sai.
Chọn B.
Câu 15:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 51.
Cách giải:
Nhóm đất có diện tích lớn nhất trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở nước ta là đất feralit vùng đồi núi
thấp với hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước.
Chọn A.
Câu 16:
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam ở nước ta là Lãnh thổ nước ta kéo dài trên
nhiều vĩ độ, càng vào Nam càng gần xích đạo hơn nên lượng bức xạ càng lớn. Đồng thời, vào mùa Đông
Trang 9


khối khí lạnh phương bắc di chuyển theo hướng đông bắc vào nước ta tạo nên một mùa đông lạnh ở miền
Bắc. Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần khi di chuyển xuống phía nam và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã
nên vào mùa đông miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh như miền Bắc.
Chọn C.
Câu 17:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 40,41.
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc, có 2 -3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới
18°C. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại
ở dãy Bạch Mã.
=> Đáp án A, B, D đúng
- Gió mùa Đông Bắc hoạt động không hoạt động liên tục trong suốt mùa đông, mà xuất hiện theo đợt, có
thời kì gió mạnh lên hoặc suy yếu phụ thuộc vào khối áp cao nhiệt lực (áp cao Xibia) ở phía Bắc.

=> Nhận định gió mùa Đông Bắc thổi liên tục trong suốt mùa đông là sai
Chọn C.
Câu 18:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 20.
Cách giải:
Tỉnh Nghệ An có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất nước ta.
Chọn C.
Câu 19:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 67.
Cách giải:
In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin là hai quốc gia thuộc Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta.
Chọn D.
Câu 20:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Căn cứ và Atlat địa lí Việt Nam trang 15, Thái Nguyên và Hạ Long có quy mô dân số lớn nhất vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ (từ 200 001 – 500 000 người).
Chọn D.
Câu 21:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Cách giải:
Chú ý từ khóa vùng núi Đông Bắc so với Tây Bắc. Vùng núi Đông Bắc là khu vực đầu tiên đón gió mùa
Đông Bắc vào nước ta nên có một mùa đông lạnh và đến sớm hơn.
Chọn C.
Câu 22:
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ.
Cách giải: Nhận xét biểu đồ :
- Lượng mưa: Cao nhất ở Huế, gấp 1,5 lần TP Hồ Chí Minh và gấp 1,7 lần Hà Nội. Thứ 2 là TP Hồ Chí
Minh và thấp nhất là Hà Nội. -> C,D sai và B đúng.
- Lượng bốc hơi : giảm dần từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội. ->A sai.

Chọn B.
Câu 23:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 46.
Cách giải:
Trang 10


Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng
án -> C sai, D đúng.
Chọn D.
Câu 26:
Phương pháp: Kĩ năng tính toán.
Cách giải :
1 hải lí = 1852m. ->30 hải lí = 55560 m.
=>Con tàu đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế và cách đường biên giới quốc gia trên biển là 55560m
Chọn C.
Câu 27:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 75.
Cách giải:
Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời gian ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) là 1
biện pháp quan trọng nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nước ta.
Chọn D.
Câu 28:
Phương pháp: Vận dụng.
Cách giải:
Hiện nay, vùng chịu ngập úng nghiêm trọng nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng do diện mưa bão rộng,
lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ
xây dựng cao làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Đồng bằng sông Hồng không phải là vùng có
lượng mưa cao nhất nước ta. ->B sai.
Địa hình của đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn đồng bằng sông Hồng. -> C sai.

-> Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất nước ta là có hệ thống
đê sông, đê biển bao bọc nên khi có mưa lớn, nước lũ không thoát đi được gây ngập úng.
Chọn D.
Câu 29:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 16.
Cách giải:
Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất
liền
Trang 11


=> thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và không khô hạn như các nước khác có cùng vĩ
độ ở Tây Nam Á.
Chọn D.
Câu 30:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải :
- Vùng núi Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.
- Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên và có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai
sườn đông - tây. Phía đông được nâng cao, đồ sộ với những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng dần về phía
đông. Phía tây là các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng và các bán bình nguyên xen đồi.
=> Hai sườn núi ít bất đối xứng hơn là đặc điểm thể hiện sự khác nhau cơ bản của vùng núi Trường Sơn
Bắc và Trường Sơn Nam.
Chọn A.
Câu 31:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 29.
Cách giải :
Địa hình nước ta được vận động Tấn kiến tạo làm trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt.
Chọn B.

Câu 32:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 54.
Cách giải:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. Khí hậu cận xích đạo gió mùa
thuận lợi cho sự phát triển của rừng cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng,... Ven
biển có rừng ngập mặn phát triển. -> A,C,D đúng.
Địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng
châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. -> đất ở miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa và đất xám bạc màu. >Có nhiều diện tích đất badan và đất đỏ đá vôi không
đúng với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Chọn B.
Câu 33:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 73.
Cách giải:
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ
những thành tựu trong phát triển văn hó, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lực lượng
lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn
thiếu nhiều. ->Lực lượng có trình độ cao đông đảo không đúng với đặc điểm lao động nước ta.
Chọn C.
Câu 34:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 3,4.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 3,4 tỉnh Kon Tum có chung đường biên giới quốc gia với Lào và
Campuchia.
Chọn B.
Câu 35:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 63.
Cách giải:
Trang 12



Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực
vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng
VI - X tập trung ở vùng núi phía Bắc.
Chọn A.
Câu 36:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 15 và phân tích biểu đồ.
Cách giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, số người trên độ tuổi lao động nước ta năm 2007
nhiều hơn năm 1999. => nhận xét B không đúng.
Chọn B.
Câu 37:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 59.
Cách giải:
Chú ý từ khóa nguyên nhân về mặt tự nhiên ->loại đáp án A,C
=> Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta, đặc biệt sinh vật dưới nước (hải sản) là do ô nhiễm môi
trường nước, nhất là vùng cửa sông ven biển.
Chọn D.
Câu 38:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 45.
Cách giải:
Hướng của địa hình quy định hướng của sông ngòi là tây bắc - đông nam và vòng cung. ->B đúng.
Địa hình nước ta bao gồm vùng núi, đồi trung du, đồng bằng và thềm lục địa kế tiếp nhau nên sông ngòi
chảy trên địa hình vùng núi sẽ đảo lòng dữ dội, chảy trên địa hình đồng bằng sẽ chảy êm đềm và dòng chảy
có sự thay đổi đột ngột từ thượng lưu xuống hạ lưu. -> C, D đúng.
Đặc điểm mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa của sông ngòi là do đặc điểm khí hậu quy
định. -> Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa không đúng về tác động của định hình đến
sự phân hóa sông ngòi.
Chọn A.
Câu 39:
Phương pháp: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 13.

Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, núi Pu Xai Lai Leng vừa thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ,
vừa thuộc khu vực Trường Sơn Bắc.
Chọn B.
Câu 40:
Phương pháp: Vận dụng.
Cách giải:
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995.
Chọn B.

Trang 13



×