Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

đề thi thử THPTQG 2020 địa lí liên trường THPT hà tĩnh lần 1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 12 trang )

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
THPT LIÊN TRƯỜNG

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 – LẦN 1
Đề thi môn: Địa lí
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 004

SBD: .......................................................... Họ và tên thí sinh:.......................
Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cửa khẩu quốc tế Na Mèo thuộc tỉnh nào sau
A. Nghệ An
B. Thanh Hóa
C. Hà Tĩnh
D. Quảng Bình
Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Thanh
Hóa lượng mưa lớn nhất?
A. Tháng 8
B. Tháng 10
C. Tháng 9
D. Tháng 11
Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Trung Quốc?
A. Phú Thọ
B. Yên Bái
C. Hòa Bình
D. Lào Cai
Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công
nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
A. Phú Yên
B. Hậu Giang
C. Bến Tre.


D. Sóc Trăng.
Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ?
A. Pu Tha Ca
B. Kiều Liêu Ti
C. Tây Côn Lĩnh.
D. Phanxipăng.
Câu 46: Phạm vi hoạt động của gió mùa Tây Nam ở nước ta là
A. miền Bắc
B. miền Trung.
C. miền Nam.
D. cả nước
Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Phù Cát thuộc tỉnh nào sau đây ở
Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Định.
B. Bình Thuận
C. Phú Yên.
D. Ninh Thuận
Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng
Bắc Trung Bộ là
A. Cầu Treo
B. Tây Trang.
C. Xa Mát.
D. Bờ Y
Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu nào
sau đây?
A. Cha Lo.
B. Cầu Treo.
C. Lao Bảo.
D. Lệ Thanh.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Mã?
A. Sông Cầu.
B. Sông Thương.
C. Sông Đà.
D. Sông Chu.
Câu 51: Nước ta có vị trí nằm ở khu vực
A. Bán cầu Nam
B. Bán cầu Bắc
C. Bán cầu Tây.
D. ngoại chí tuyến.
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc có ngành đóng tàu?
A. Hưng Yên
B. Bắc Ninh.
C. Phúc Yên.
D. Hạ Long
Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng sau đây có quy mô vừa?
A. Hải Phòng
B. Vũng Tàu.
C. Nha Trang
D. Hà Nội
Câu 54: Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Cửu Long là
A. chủ yếu đồi núi thấp.
B. có hệ thống đê sông.
C. có các khu ruộng cao
D. thấp và bằng phẳng.
Câu 55: Cho bảng số liệu:
GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010-2017
(Triệu USD)

Trang 1


Quốc gia

2010

2014

2017

Mi-an-ma

49.541,0

65.446.0

67.069,0

Phi-lip-pin

199.591,0

284.585,0

313.595,0

Xin-ga-po

236.422,0


311.539,0

323.907,0

Thái Lan

341.105,0

407.339,0

455.303,0

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về GDP của một số quốc gia giai đoạn 2016-2017
A. Xin-ga-po có tổng GDP cao hơn Mi-an-ma
B. Phi-lip-pin có tổng GDP cao hơn Xin-ga-po
C. Mi-an-ma có tổng GDP nhỏ hơn Thái Lan
D. Thái Lan có tổng GDP cao hơn Phi-lip-pin.
Câu 56: Phát biểu nào sau đây đúng về miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
A. Nhiều cao nguyên balan và đồng bằng rộng
B. Thời tiết, khí hậu nhiều biến động thất thường
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao.
D. Miền có nhiều loài cây thực vật phương Bắc
Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm địa hình thước ta?
A. Đồng bằng chiếm diện tích chủ yếu
B. Xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi.
C. Núi chủ yếu có hướng vòng cung
D. Hướng nghiêng chính là Tây – Đông
Câu 58: Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng núi Tây Bắc nước ta?
A. Có nhiều cao nguyên ban xếp tầng

B. Vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C. Nhiều cao nguyên, sơn nguyên đá vôi. D. Thấp dẫn từ tây bắc xuống đông nam.
Câu 59: Cho biểu đồ:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2008-2018
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, NXB Thống kê, 2019)
Trang 2


Nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta năm 2005 và
2018?
A. Thủy sản ướp đông ngày càng giảm nhanh
B. Điện có tốc độ tăng trưởng không đều.
C. Thép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
D. Dầu thô khai thác có tốc độ tăng trưởng đều
Câu 60: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta?
A. Mạng lưới sông dày đặc
B. Nhiều nước, giàu phù sa
C. Phần lớn là các sông nhỏ..
D. Chế độ nước điều hòa
Câu 61: Địa hình khu vực Đông Nam Á lục địa không có đặc điểm nào sau đây?
A. Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài.
B. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa
C. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.
D. Giữa các dãy núi là các thung lũng rộng.
Câu 62: Các bãi triều, đầm phá, đảo ven bờ là nơi thuận lợi để nước ta
A. khai thác các khoáng sản biển.
B. phát triển nuôi trồng thủy sản.
C. phát triển nghề chế biến hải sản.
D. xây dựng các cảng nước sâu.

Câu 63: Phát biểu nào sau đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở
vùng đồi núi nước ta?
A. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt.
B. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
C. Làm cho địa hình chủ yếu đồi núi thấp
D. Tăng sự đa dạng của cấu trúc địa hình
Câu 64: Tính gió mùa của khí hậu nước ta được quy định bởi nguyên nhân nào sau đây:
A. Nằm bên cạnh vùng biển rộng.
B. Hoạt động dải hội tụ nhiệt đới.
C. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. Nằm trong ô gió mùa Châu Á
Câu 65: Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế ở nước ta
A. Nguồn nhiệt ẩm phong phú, diện tích rừng còn lớn.
B. Địa hình chủ yếu đồi núi thấp, nhiệt ẩm phong phú
C. Diện tích rừng còn khá nhiều, khí hậu nhiệt đới ẩm
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình chủ yếu đối núi thấp
Câu 66: Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất để sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở nước ta?
A. Có biện pháp để sử dụng hiệu quả nguồn nước biển, đại dương
B. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, cân bằng và chống ô nhiễm nước
C. Đẩy mạnh khai thác các nguồn nước ngầm, chống ô nhiễm nước
D. Xây dựng các bể chứa nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước
Câu 67: Càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm của nước ta càng tăng là do
A. không có ảnh hưởng của khối khí lạnh.
B. có mùa khô kéo dài 5 tháng, lượng mưa ít.
C. góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài
D. tác động của gió mùa Tây Nam nóng ẩm.
Câu 68: Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho diện tích rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu
hẹp?
A. Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và chảy rừng
B. Khai thác gỗ, củi và chuyển đổi mục đích sử dụng khác

C. Không đẩy mạnh trồng rừng và ô nhiễm môi trường biển.
D. Hiện tượng sạt lở, xói lở bờ biển và do biến đổi khí hậu
Câu 69: Miền Nam nước ta không chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc với khối khí lạnh vì lý do
A. di chuyển quãng đường xa suy yếu và bức chắn địa hình.
Trang 3


B. cùng vào nam nhiệt độ càng tăng, thời gian chiếu sáng dài.
C. nằm vị trí khuất gió hoặc có nơi song song với hướng gió
D. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh lấn át gió mùa
Câu 70: Cho biểu đồ về GDP của Phi-lip-pin, Xi-ga-po và Thái Lan qua các năm:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan qua các năm.
B. Quy mô GDP của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan qua các năm.
C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan qua các năm.
D. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan qua các năm.
Câu 71: Mục đích chủ yếu trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. nguồn hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
B. khai thác các thế mạnh đất đai, khí hậu.
C. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
D. thay thế việc trồng các cây lương thực
Câu 72: Cơ sở nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển nền nông-lâm nghiệp nhiệt đới đa dạng ở
vùng đồi núi nước ta?
A. Mưa lớn, độ ẩm cao, có nhiều dạng địa hình.
B. Nhiều kiểu địa hình khi hậu phân hóa đa dạng.
C. Nhiều loại đất, khí hậu phân hóa, rừng giàu có.
D. Tài nguyên rừng phong phú, lượng mưa lớn.
Câu 73: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên mùa khô vào đầu mùa hạ ở duyên hải Trung Bộ nước

ta
A. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động có tinh chất khô nóng.
B. Hoạt động của khối khí nhiệt đới ẩm bắc Ấn Độ Dương
C. Gió mùa Đông Bắc ngừng hoạt động và không có bão.
D. Trùng với thời kỳ chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
Câu 74: Trở ngại nào sau đây là chủ yếu ở khu vực đồi núi nước ta?
A. Địa hình dốc, gây khó khăn đi lại và giao lưu
B. Dễ xảy ra các thiên tai như: lũ nguồn, lũ quét
C. Trao đổi kinh tế, khai thác tài nguyên và đi lại
D. Đất đai dễ bị suy thoái, khó khăn chó canh tác
Trang 4


Câu 75: Hậu quả nào sau đây là c đa việc phá rừng đối với nước ta hiện nay?
A. Giảm đa dạng sinh học và phá vỡ cân bằng sinh thái
B. Mất nguồn thức ăn và nơi cư trú của động, thực vật
C. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi, tăng lũ quét, lũ bùn.
D. Mực nước ngầm bị hạ thấp, thiếu nước trong mùa khô
Câu 76: Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TỰA GIAI ĐOẠN 2010-2018
Năm
Diện tích lúa (nghìn ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
2010
7.489,4
40.005,7
2012
7.761,2
43.737,8
2014

7.816,2
44.974.6
2016
7.737,1
43.165,1
2018
7.570,4
43.979,2
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình phát triển diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2016-2018,
biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Tròn
C. Kết hợp
D. Đường
Câu 77: Biện pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta hiện nay là
A. đẩy mạnh khai thác và đi đôi với hàng vệ tài nguyên biển
B. bảo vệ môi trường biển, thực hiện phòng tránh thiên tai
C. đầu tư khoa học công nghệ để tăng khả năng khai thác
D. khai thác tổng hợp và hợp lý các nguồn tài nguyên biển
Câu 78: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu để hình thành loại đất feralit ở vùng đồi núi nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình chủ yếu đối núi thấp
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu phân mùa
C. Đồi núi chủ yếu đá mẹ axit nên rất dễ bị phong hoá.
D. Khí hậu có sự phân mùa, quá trình phong hóa mạnh.
Câu 79: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để khắc phục khó khăn trong việc sử dụng đất đai ở miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ
A. Thực hiện nông-lâm kết hợp và xây dựng các công trình thủy lợi.
B. Canh tác hợp lý, chống bạc màu, glấy hóa, nhiều mặn, nhiễm phèn
C. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho nhân dân

D. Đẩy mạnh trồng rừng và áp dụng tổng thể các biện pháp canh tác
Câu 80: Sự khác nhau về thiên nhiên theo Đông - Tây giữa các vùng núi nước ta chủ yếu do
A. núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có độ cao lớn
B. tác động của gió mùa kết hợp hướng các dãy núi
C. huớng dãy núi kết hợp với thời gian chiếu sáng
D. tác động của biển bị suy giảm khi vào sâu lục địa
-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐÁP ÁN
Trang 5


41-B

42-C

43-D

44-

45-C

46-D

47-D

48-A

49-C


50-D

51-B

52-D

53-C

54-D

55-B

56-A

57-B

58-A

59-C

60-D

61-B

62-B

63-B

64-D


65-D

66-B

67-C

68-A

69-A

70-C

71-A

72-C

73-B

74-C

75-A

76-C

77-D

78-A

79-A


80-B

(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 41:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, cửa khẩu quốc tế Na Mèo thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Chọn B.
Câu 42:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, tháng IX trạm khí tượng Thanh Hóa có lượng mưa lớn nhất.
Chọn C.
Câu 43:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 tỉnh Lào Cai giáp Trung Quốc.
Chọn D.
Câu 44:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19 tỉnh Bến Tre có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn
hơn cây công nghiệp hàng năm.
Chọn C.
Câu 45:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là Phan-xi-păng.
Chọn D.
Câu 46:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 41.
Trang 6


Cách giải:
Gió mùa Tây Nam cùng giải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai
miền Nam Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. -> Phạm vi hoạt động của gió mùa Tây Nam là cả
nước. Chọn D.
Câu 47:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28 sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định của Duyên hải Nam
Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 48:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế Cầu Treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Bắc Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 49:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23 đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu Lao
Chọn C.
Câu 50:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10 sông thuộc hệ thống sông Mã là sông Chu.
Chọn D.
Câu 51:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.
Cách giải:
Nước ta nằm ở vĩ độ từ 23° 23°B đến 8934” B nên nước ta thuộc khu vực Bắc bán cầu.
Chọn B.
Câu 52:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30 trung tâm công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc
có ngành đóng tàu là Hạ Long.
Chọn D.
Câu 53:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22 trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô vừa
là Nha Trang.
Chọn C.
Câu 54:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải:
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của sông Tiền và sông
Hậu với địa hình thấp và bằng phẳng.
Trang 7


Chọn D.
Câu 55:
Phương pháp: Phân tích bảng số liệu.

Cách giải:
Dựa vào bảng số liệu, có nhận xét:
- GDP của cả 4 nước đều tăng trong giai đoạn 2010 – 2017,
- Trong cả giai đoạn này, Thái Lan có GDP cao nhất, tiếp đến là Xin-ga-po, thứ 3 là Phi-lip-pin và thấp
nhất là Mi-an-ma.
-> Phi-lip-pin có tổng GDP cao hơn Xin-ga-po không đúng.
Chọn B.
Câu 56:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 54.
Cách giải:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. Miền này có cấu trúc địa chất
– địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và cao nguyên badan, đồng bằng
châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 57:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 29, 45.
Cách giải:
Địa hình nước ta có đặc điểm:
- Đồi núi chiếm % diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 4 diện tích. -> A sai.
- Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung. ->C sai.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. ->D sai.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào trong điều kiện địa hình nước ta 4 diện tích
là đồi núi.
->Xâm thực diễn ra mạnh ở khu vực miền núi.
Chọn B.
Câu 58:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 30.
Cách giải:
Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả. Là vùng núi có địa hình cao nhất nước ta với 3 dải
địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ

Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giớ Việt – Lào, ở giữa
thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. -> A không đúng.
Đặc điểm có nhiều cao nguyên badan xếp tầng là của vùng núi Trường Sơn Nam.
Chọn A.
Câu 59:
Phương pháp: Phân tích biểu đồ.
Cách giải:
Từ biểu đồ có nhận xét:
Từ năm 2005 – 2018, các sản phẩm công nghiệp của nước ta đều có sự thay đổi: Thép, thủy sản ướp động
và hiện đều tăng, còn dầu thô khai thác giảm. Trong đó thép có sản lượng tăng nhanh nhất.
Chọn C.
Câu 60:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 45.
Cách giải:
Trang 8


Sông ngòi nước ta có đặc điểm:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông. Tuy nhiên phần lớn sông ngòi nước ta là sông nhỏ. ->
A, C đúng.
- Sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa. -> B đúng.
- Chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa cạn trùng với mùa khô.
Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường. ->D không
đúng.
Chọn D.
Câu 61:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 99.
Cách giải:
Địa hình Đông Nam Á lục địa có đặc điểm:
- Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam. ->A đúng.

- Giữa các dãy núi là các thung lũng rộng, ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông
lớn. ->C,D đúng và B không đúng.
Chọn B.
Câu 62:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 100.
Cách giải:
Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy
sản nước lợ. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cá để.
Chọn B.
Câu 63:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang45.
Cách giải:
Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang
nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.
Chọn B.
Câu 64:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 16.
Cách giải:
Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực
gió mùa điển hình nhất trên thế giới nên khí hậu có 2 mùa gió rõ rệt -> tạo nên tính gió mùa của khí hậu
nước ta.
Chọn D.
Câu 65:
Phương pháp: Phân tích, vận dụng.
Cách giải:
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đồng thời địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp
nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo toàn. Thiên nhiên có 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, cận
nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). -> thành phần loài nhiệt
đới chiếm ưu thế.
Chọn D.

Câu 66:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 61.
Cách giải:
Trang 9


Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai vấn đề
quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Do vậy, cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
Chọn B.
Câu 67:
Phương pháp: Vận dụng.
Cách giải:
Phần đất liền của nước ta kéo dài khoảng 15 vĩ độ nên góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng các vĩ độ khác
nhau là khác nhau. Càng gần xích đạo, góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng càng lớn nên nhiệt độ càng
tăng khi vào Nam.
Chọn C.
Câu 68:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 38.
Cách giải:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha nhưng đã bị thu hẹp rất nhiều do
chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm cá và do cháy rừng.
Chọn A.
Câu 69:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 41.
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa
Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Chọn A.
Câu 70:

Phương pháp: Phân tích biểu đồ.
Cách giải:
Xác định loại biểu đồ: Đường.
Đơn vị: %
Thời gian: 2010 – 2017
Có 3 đường: Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. Cả 3 đường đều bắt đầu từ 100%.
=> Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan qua các năm.
Chọn C.
Câu 71:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 104.
Cách giải:
Sản phẩm từ cây công nghiệp: cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lấy dầu, cây lấy sợi chủ yếu để xuất khẩu thu
ngoại tệ.
Chọn A.
Câu 72:
Phương pháp: Liên hệ, phân tích.
Cách giải:
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nông – lâm nghiệp:
- Nước ta có nhiều loại đất: phù sa sông, phù sa cát, feralit, badan, đất mặn,... Mỗi loại đất sẽ phù hợp với
các loại cây khác nhau: đất phù sa -> cây lương thực, đất feralit, badan ->cây công nghiệp, cây ăn quả,...
- Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng: Bắc – Nam, Đông
- Tây và theo độ cao nên có thể phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.
- Tài nguyên rừng giàu có nhưng đã bị suy giảm nhiều -> phát triển lâm nghiệp.
Trang 10


Chọn C.
Câu 73:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 41, 42.
Cách giải:

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập
trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt quaTrường Sơn và các dãy
núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây
Bắc, khối khí này trở nên khô nóng.
Chọn B.
Câu 74:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 34.
Cách giải:
Ở nhiều vùng đồi núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao
thông, việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Vì vậy, khu vực đồi núi tập trung
nhiều khoáng sản nhưng kinh tế vẫn chậm phát triển.
Chọn C.
Câu 75:
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Việc phá rừng ở nước ta hiện nay đã gây ra nhiều hậu quả: làm mất môi trường sống, nguồn thức ăn của
nhiều loài sinh vật-> làm nhiều loài động vật bị chết, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng -> suy
giảm đa dạng sinh học và phá vỡ cân bằng sinh thái.
Chọn A.
Câu 76:
Phương pháp: Xác định loại biểu đồ.
Cách giải:
Đề bài yêu cầu: Thể hiện tình hình phát triển diện tích và sản lượng lúa. Bảng số liệu: có 2 đơn vị: nghìn
ha và nghìn tấn. -> Biểu đồ thích hợp là kết hợp.
Chọn C.
Câu 77:
Phương pháp: Phân tích, vận dụng.
Cách giải:
Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị là dầu khí.

- Tài nguyên sinh biển phong phú, đa dạng thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải
sản.
- Tuy nhiên, do được khai thác không hợp lí nên tài nguyên biển của nước ta ngày càng suy giảm. Vì vậy
biện pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta hiện nay là khai thác
tổng hợp và hợp lí các nguồn tài nguyên biển.
Chọn D.
Câu 78:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 46.
Cách giải:
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên quá trình hình thành đất đặc trưng là quá trình
feralit. Đồng thời, địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo
toàn. Vì vậy ở vùng đồi núi nước ta, chủ yếu là đất feralit.
Chọn A.
Trang 11


Câu 79:
Phương pháp: Phân tích, vận dụng.
Cách giải:
Những khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là xói mòn, rửa trôi
đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa,
thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Vì vậy giải pháp chủ yếu để khắc phục khó khăn trong việc sử
dụng đất của miền là thực hiện nông - lâm kết hợp và xây dựng các công trình thủy lợi.
Chọn A.
Câu 80:
Phương pháp: Vận dụng.
Cách giải:
Sự khác nhau về thiên nhiên theo Đông - Tây được thể hiện ở:
- Vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc: Đông Bắc có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc; do bức chắn dãy Hoàng Liên Sơn nên vùng núi Tây Bắc chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc

nên mùa đông ít lạnh hơn.
- Vùng núi Trường Sơn: Do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn nên sườn Đông Trường Sơn khô, nóng và sườn
Tây mưa nhiều. -> Tác động của gió mùa kết hợp với hướng các dãy núi đã tạo ra sự khác nhau về thiên
nhiên theo Đông - Tây giữa các vùng núi ở nước ta.
Chọn B.

Trang 12



×