Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đề thi thử THPTQG 2020 địa lí THPT bến tắm hải dương lần 1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.25 KB, 13 trang )

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
THPT BẾN TẮM

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 – LẦN 1
Đề thi môn: Địa lí
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: 136

SBD: .......................................................... Họ và tên thí sinh:.......................
Câu 1: Mùa đông lạnh của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đến muộn và kết thúc sớm do nguyên nhân chủ
yếu nào sau đây?
A. Do bức chắn Hoàng Liên Sơn và tác động của gió phơn Tây Nam.
B. Do Biển Đông đã làm biến tính các khối khí đi qua biến.
C. Do địa hình hướng vòng cung mở về phía Bắc, chụm đầu ở Tam Đảo.
D. Do vị trí gần chí tuyến và chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc
Câu 2: Để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp, nước ta cần xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương
đối linh hoạt, nhằm
A. thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
B. tận dụng hiệu quả nguồn lực
C. tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài.
D. giảm thiểu tác động đến tài nguyên và môi trường.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Quốc gia
Diện tích
Số dân
Tỉ lệ dân thành thị
2
(nghìn km )
(triệu người)
(%)


Bru-nây
5,8
0,4
77
Cam-pu-chia
181,0
15,4
21
Đông Ti-mo
14,9
1,2
32
In-đô-nê-xi-a
1910,9
255,7
53
Lào
236,8
6,9
38
Ma-lay-xi-a
330,8
30,8
74
Mi-an-ma
676,6
52,1
34
Phi-lip-pin
300

103,0
44
Xin-ga-po
0,7
5,5
100
Thái Lan
513,1
65,1
49
Việt Nam
331
91,7
34
Toàn khu vực
4501,6
627,8
47,6
Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là
A. Việt Nam.
B. Xin-ga-po.
C. Phi-lip-pin.
D. In-đô-nê-xi-a
Câu 4: Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên, lúa gạo trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long
đã thể hiện
A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
B. đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
C. phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng sinh thái nông nghiệp.
D. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào ở Trung du và

miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất (theo giá thực tế năm 2007) từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?
A. Hạ Long.
B. Bắc Ninh.
C. Cẩm Phả.
D. Thái Nguyên.
Trang 1


Câu 6: Vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện nhất nước ta là
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010-2015
Năm
Tổng sản lượng
Sản lượng nuôi trồng
Giá trị xuất khẩu
(nghìn tấn)
(nghìn tấn)
(triệu đô la Mỹ)
2010
5143
2728
5017
2013
6020
3216
6693

2014
6333
3413
7825
2015
6582
3532
6569
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng, sản lượng nuôi trồng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước
ta, giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ đường
D. Biểu đồ cột
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi Ngọc Linh nằm trên dãy núi nào?
A. Dãy Pu Đen Định.
B. Dãy Trường Sơn Bắc
C. Dãy Con Voi
D. Dãy Trường Sơn Nam.
Câu 9: Sản xuất nông nghiệp nước ta mang tính chất bấp bênh, chủ yếu do
A. chậm chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
B. công tác phòng chống, dự báo chưa hiệu quả.
C. nền nông nghiệp còn lạc hậu.
D. có nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Câu 10: Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều ô trũng là do
A. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
B. Thường xuyên bị lũ lụt.
C. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
D. Có hệ thống đê sông ngăn lũ.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải nước ta hiện nay?

A. Có nhiều đầu mối giao thông lớn.
B. Có nhiều tuyến đường huyết mạch.
C. Các loại hình vận tài rất đa dạng.
D. Các ngành đều phát triển rất nhanh.
Câu 12: Nước ta hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông và thềm lục địa
là nhằm mục đích
A. chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác chế biến khoáng sản
B. bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi nước, giữ vững chủ quyền, phát triển ổn định trong khu vực
C. giải quyết những vấn đề liên quan đến Biển Đông và Vịnh Thái Lan
D. giải quyết những tranh chấp về các đảo và quần đảo ngoài khơi
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ?
A. Tây Ninh
B. Bình Phước
C. Long An
D. Bình Dương.
Câu 14: Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra
A. chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
B. nhanh, trình độ đô thị hóa cao
C. khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao
D. nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta năm 2007 so
với năm 2000 đã tăng
A. 3,4 lần.
B. 1,8 lần.
C. 2,0 lần.
D. 7,0 lần.
Trang 2


Câu 16: Cho biểu đồ:


Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào?
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta qua các năm
B. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
C. Tốc độ tăng trưởng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
D. Giá trị xuất khẩu than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về giao thông đường bộ nước ta hiện nay?
A. Mạng lưới vẫn còn thưa thớt.
B. Chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
C. Khối lượng vận chuyển lớn.
D. Chưa hội nhập vào khu vực
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết Bảo Lộc là đô thị thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Thuận.
B. Bình Phước
C. Đồng Nai.
D. Lâm Đồng.
Câu 19: Nhân tố không đúng khi nói về thuận lợi đối với sản xuất muối ở duyên hải Nam Trung Bộ là
A. địa hình bờ biển có nhiều vùng vịnh
B. không có các hệ thống sông ngòi lớn
C. số giờ nắng và gió trong năm nhiều
D. người dân có kinh nghiệm
Câu 20: Ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. TD&MN Bắc Bộ và Tây Nguyên.
B. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ và TD&MN Bắc Bộ.
Câu 21: Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
C. dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.

Câu 22: Cho biểu đồ thể hiện lượng mưa và lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh,

Trang 3


Biểu đồ thể hiện lượng mưa và lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh
Nhận định nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?
A. Cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
B. Lượng mưa với lượng bốc hơi cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội.
C. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
D. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất, Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất.
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho cho biết trung tâm công nghiệp Huế có các ngành
nào sau đây.
A. Chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, cơ khí.
B. Chế biến nông sản, dệt, may, cơ khí.
C. Chế biến nông sản, đóng tàu, cơ khí.
D. Chế biến nông sản, chế biến gỗ, cơ khí.
Câu 24: Nhận định nào không đúng về tình trạng ô nhiễm môi trường của nước ta hiện nay:
A. nhiễm môi trường tập trung ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, vùng cửa sông.
B. Môi trường nước ta bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên đem lại.
C. Môi trường nước, đất, không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Trang 4


D. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Câu 27: Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta, giai đoạn 1995 – 2014
1995
2000

2010
2014
Thành thị (triệu người)
14,9
18,8
26,5
30,0
20,8
24,2
30,1
33,1
Thành thị (%)
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014, biểu đồ nào sau đây
thích hợp nhất?
A. Kết hợp.
B. Cột ghép.
C. Đường.
D. Miền.
Câu 28: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết than bùn tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 29: Nhân tố nào sau đây không tác động đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta ?
A. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên.
B. Đặc điểm địa hình và khí hậu.
C. Thị trường và kết cấu hạ tầng.
D. Nguồn lao động có tay nghề.
Câu 30: Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được cho đến nay là
A. Đảm bảo ổn định, hoà bình, cùng phát triển.

B. Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN.
C. Hợp tác toàn diện về kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh.
D. 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên ASEAN.
Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào thuộc miền khí hậu phía Nam?
A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
B. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.
C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
D. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
Câu 32: Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở phía Tây đất nước
B. Là tuyến đường được hình thành từ thời kì kháng chiến chống Mĩ
C. Là tuyến đường bộ xuyên quốc gia dài thứ hai sau quốc lộ 1A
D. Là tuyến đường bộ duy nhất ở vùng núi đi theo hướng Bắc - Nam
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây không nằm trên đường
biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia?
A. Lệ Thanh.
B. Tây Trang.
C. Xà Xía
D. Mộc Bài
Trang 5


Câu 34: Sau Đổi mới, thị trường buôn bản của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng
A. tăng mạnh thị trường Đông Nam Á
B. chú trọng vào thị trường Nga và Đông Âu.
C. đa dạng hóa, đa phương hỏa
D. tiếp cận với thị trường Châu Phi Châu Mĩ.
Câu 35: Ý nào sau đây là hạn chế làm cho các mặt hàng nông sản của nước ta khó thâm nhập vào thị trường
thế giới hiện nay?
A. Giá nông sản rất cạnh tranh ở trong nước.

B. Sản phẩm chủ yếu là hàng tươi và đông lạnh.
C. Khâu an toàn vệ sinh thực phẩm yếu kém.
D. Khối lượng hàng chưa ổn định.
Câu 36: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất feralit trên đá badan tập trung diện tích lớn
nhất ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ
D. Đông Nam Bộ.
Câu 37: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. diện tích rừng ngập mặn giảm
B. mùa khô kéo dài và sâu sắc
C. không có để bao quanh
D. có nhiều cửa sông đổ ra biển
Câu 38: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được trình độ phát triển công nghiệp của Việt Nam còn
thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới?
A. Tỉ lệ sản phẩm máy móc trong tổng giá trị xuất khẩu còn thấp.
B. Tỉ lệ hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu thấp.
C. Chỉ số cạnh tranh của các ngành công nghiệp chưa cao.
D. Thời gian tiến hành quá trình công nghiệp hóa muộn hơn các nước
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí, trang 24, giá trị cán cân xuất nhập khẩu của Hà Nội năm 2007 là
A. -14,2 tỉ USD.
B. 19 464 triệu USD.
C. 10 428 triệu USD.
D. -10 428 triệu USD.
Câu 40: Đặc điểm nổi bật của dân số nước ta không phải là
A. dân số đông, nhiều thành phần dân tộc
B. gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ
C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn
D. dân số có sự biến đổi về cơ cấu nhóm tuổi

-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
1-A

2-A

3-B

4-D

5-A

6-C

7-C

8-D

9-D

10-D

11-D

12-B

13-C

14-A


15-C

16-B

17-C

18-D

19-A

20-D

21-C

22-B

23-B

24-B

25-D

26-A

27-A

28-A

29-B


30-D

31-C

32-A

33-B

34-C

35-B

36-B

37-B

38-D

39-D

40-C

Trang 6


(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:

Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 54.
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc tác động mạnh đến miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta, khi thổi sang miền Tây
Bắc, gió mùa Đông Bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn chặn lại nên khu vực Tây Bắc không có mùa đông lạnh
như miền Đông Bắc. Đồng thời vào mùa hạ, gió phơn Tây Nam làm cho khu vực Bắc Trung Bộ có một
mùa hạ nóng và khô. Vì vậy bức chắn Hoàng Liên Sơn và tác động của gió phơn Tây Nam là nguyên nhân
chủ yếu làm cho mùa đông lạnh của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đến muộn và kết thúc sớm.
Chọn A.
Câu 2:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 83.
Cách giải:
Công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp
hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
Chọn A.
Câu 3:
Phương pháp: Tính toán và so sánh.
Cách giải:
CT tính Mật độ dân số = Dân số : Diện tích (người/km2)
Mật độ dân số của các quốc gia (người/km2)
Quốc gia
Mật độ dân số
Bru-nây
68,9
Cam-pu-chia
85,1
Đông Ti-mo
85,5
In-đô-nê-xi-a
133,2
Lào

29,1
Ma-lay-xi-a
93,1
Mi-an-ma
77
Phi-lip-pin
343
Xin-ga-po
7857,1
Thái Lan
126,9
Việt Nam
277
Toàn khu vực
139,5
Như vậy quốc gia có mật độ dân số cao nhất là Xin-ga-po với 7857,1 người/km2.
Chọn B.
Trang 7


Câu 4:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 109.
Cách giải:
Cà phê được trồng tập trung ở Tây Nguyên, lúa gạo trồng tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể
hiện sự tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản
phẩm nông nghiệp chủ yếu.
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26.
Cách giải:

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá
trị sản xuất từ 9 đến 40 tỉ đồng là Hạ Long.
Chọn A.
Câu 6:
Phương pháp: Đánh giá và liên hệ.
Cách giải:
Vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện nhất nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Tài nguyên khoáng sản: Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái), đồng (Sơn La,
Bắc Giang), thiếc (Cao Bằng),...
- Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình chảy trên địa hình vùng núi mang lại tiềm năng thủy điện lớn.
Một số nhà máy thủy điện như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà,..
Chọn C.
Câu 7:
Phương pháp: Xác định loại biểu đồ.
Cách giải:
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài: “thể hiện tốc độ tăng trưởng” ->biểu đồ đường.
Chọn C.
Câu 8:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 14 núi Ngọc Linh nằm trên dãy Trường Sơn Nam.
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 88.
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông
nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ
quan trọng.
Chọn D.
Câu 10:

Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 33.
Cách giải:
Ở đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng là do có hệ thống để ngăn lũ.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 131.
Cách giải:
Trang 8


Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau:
đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sông, đường ống và đường sắt. Trong đó, vận tải đường
sắt và đường sông kém phát triển hơn so với những ngành khác. ->D không đúng.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 194.
Cách giải:
Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp
tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ
được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29 tỉnh Long An thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và không thuộc
vùng Đông Nam Bộ.
Chọn C.
Câu 14:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 77.
Cách giải:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
Chọn A.
Câu 15:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25 lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta năm 2007 so với năm
2000 đã tăng 2 lần.
Chọn C.
Câu 16:
Phương pháp: Xác định nội dung biểu đồ.
Cách giải:
Xác định loại biểu đồ: Kết hợp ->A, C sai.
Gia Các thành phần: Dầu mỏ, than và điện. Đơn vị: triệu tấn và tỉ kWh. Thời gian: giai đoạn 1990 – 2010.
->Biểu đồ thể hiện sản lượng than, dầu mỏ và điện qua các năm.
Chọn B.
Câu 17:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 131.
Cách giải:
Mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta phủ kín khắp cả nước và đang hội nhập vào hệ thống đường
bộ trong khu vực. Giao thông vận tải đường bộ là ngành có khối lượng hàng hóa lớn.
Chọn C.
Câu 18:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, Bảo Lộc là đô thị thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Chọn D.
Câu 19:
Trang 9



Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối: nơi có
nhiệt độ cao, nhiều nắng lại chỉ có một số cửa sông nhỏ đổ ra biển. Vì vậy địa hình bờ biển có nhiều vũng
vịnh là nhân tố không đúng khi nói về thuận lợi đối với sản xuất muối ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với vùng nguyên liệu. Trong các vùng
kinh tế của nước ta, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tài nguyên khoáng sản như than, sắt, đồng,
thiếc, ... và Đông Nam Bộ có nguồn dầu khí nên có thể phát triển ngành công nghiệp khai thác.
Chọn D.
Câu 21:
Phương pháp: SGK địa lí 11 trang 101.
Cách giải:
Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn,
vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan.
Chọn C.
Câu 22:
Phương pháp: Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Dựa vào biểu đồ có nhận xét:
- Lượng mưa của 3 địa điểm có sự khác nhau:
+ Lượng mưa: Huế cao nhất, TP Hồ Chí Minh cao thứ 2 và thấp nhất là Hà Nội.
+ Lượng bốc hơi: TP Hồ Chí Minh cao nhất, Huế cao thứ 2 và thấp nhất là Hà Nội.
- Cả 3 địa điểm đều có lượng mưa cao hơn lượng bốc hơi. -> B không đúng.
Chọn B.
Câu 23:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27.

Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27 trung tâm công nghiệp Huế có các ngành công nghiệp: cơ khí,
dệt may và chế biến nông sản.
Chọn B.
Câu 24:
Phương pháp: Liên hệ
Cách giải:
Môi trường nước ta bị ô nhiễm do các yếu tố kinh tế - xã hội: các hoạt động kinh tế của con người, các
phương tiện giao thông vận tải, hoạt động sống của con người,.. -> B không đúng.
Chọn B.
Câu 25:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 60.
Cách giải:
Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng Nhà nước đã ban hành “Sách đỏ
Việt Nam”. Đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt
Nam.
Chọn D.
Trang 10


Câu 26:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 13.

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8 than bùn tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn A.
Câu 29:
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Đặc điểm địa hình và khí hậu là 2 nhân tố ít ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
Những nơi nào có vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, thủy năng...) sẽ thuận lợi phyt triển

các ngành công nghiệp khai thác, thủy điện,... Những khu vực có thị trường tiêu thụ và kết cấu hạ tầng tốt
sẽ giúp phát triển các ngành công nghiệp nhẹ. Còn những nơi tập trung nguồn lao động có tay nghề sẽ giúp
phát triển các ngành kĩ thuật cao.
Chọn B.
Câu 30:
Phương pháp: SGK địa lí 11 cơ bản trang 107.
Cách giải:
Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực
trở thành thành viên của ASEAN.
Chọn D.
Câu 31:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Nam là vùng khí hậu Nam
Trung Bộ.
Chọn C.
Câu 32:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 131.
Cách giải:
Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của dải đất phía tây đất nước.
Chọn A.
Trang 11


Câu 33:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23 cửa khẩu Tây Trang nằm trên đường biên giới Việt Nam - Lào
và không nằm trên đường biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia.

Chọn B.
Câu 34:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 137.
Cách giải:
Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
Chọn C.
Câu 35:
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Hạn chế làm cho các mặt hàng nông sản của nước ta khó thâm nhập vào thị trường thế giới hiện nay là sản
phẩm có chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là hàng tươi và đông lạnh, chưa qua chế
biến. Đồng thời các mặt hàng nông sản của nước ta còn chịu sự cạnh tranh mạnh của các quốc gia khác.
Chọn B.
Câu 36:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11 đất feralit trên đá badan tập trung diện tích lớn nhất ở vùng Tây
Nguyên.
Chọn B.
Câu 37:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 187.
Cách giải:
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau, vì thế nước mặn xâm
nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
Chọn B.
Câu 38:
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Thời gian tiến hành quá trình công nghiệp hóa muộn hơn các nước không phản ánh được trình độ phát triển
công nghiệp của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ sau khi các nước

tiến hành quá trình công nghiệp hóa, chúng ta mới có thể đánh giá được trình độ phát triển công nghiệp của
một quốc gia.
Chọn D.
Câu 39:
Phương pháp: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24.
Cách giải:
Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong 24 giá trị cán cân xuất nhập khẩu của Hà Nội năm 2007 là -10428
triệu USD.
Chọn D.
Câu 40:
Phương pháp: SGK địa lí 12 cơ bản trang 67.
Trang 12


Cách giải:
Dân số nước ta có đặc điểm:
- Dân số đông và nhiều thành phần dân tộc.
- Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng hơn
khoảng 1 triệu người.
- Kết cấu dân số trẻ.
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền núi và đồng bằng giữa thành thị và nông thôn. -> dân cư phân
bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn không phải đặc điểm của dân số nước ta.
Chọn C.

Trang 13




×