Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Mô hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo hướng mở rộng tham gia của cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tỉnh hà nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________

Nguyễn Mạnh Tiến

MƠ HÌNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
THEO HƢỚNG MỞ RỘNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HÀ NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________

Nguyễn Mạnh Tiến
MƠ HÌNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
THEO HƢỚNG MỞ RỘNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HÀ NAM)
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



1. PGS.TS. Vũ Cao Đàm
2. PGS.TS. Trần Văn Hải

Ngƣời hƣớng dẫn chính

Ngƣời hƣớng dẫn phụ

PGS.TS Vũ Cao Đàm

PGS.TS Trần Văn Hải

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng

GS.TS Nguyễn Văn Kim
Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Vũ Cao Đàm và PGS.TS. Trần Văn Hải. Các kết
quả nghiên cứu trong Luận án là do chính bản thân tác giả phân tích một cách
khách quan, trung thực. Các số liệu và tƣ liệu thứ cấp đƣợc trích dẫn từ những
nguồn chính thống theo chuẩn mực khoa học.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Tiến



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Vũ Cao
Đàm và PGS.TS. Trần Văn Hải – Những ngƣời Thầy đã trực tiếp tận tình
hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài liệu thơng tin khoa học cần thiết cho Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban Lãnh đạo Khoa Khoa học Quản
lý đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc học tập và nghiên cứu khoa
học của mình.
Đồng thời, tơi muốn gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, đơn vị công tác
và đặc biệt là Sở KH&CN tỉnh Hà Nam, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện Luận án.
Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin dành cho gia đình vì đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cả về vật chất và tinh thần trong suốt q trình tơi thực hiện Luận án này.
Mặc dù đã dành nhiều cố gắng, tâm huyết và thời gian nhƣng chắc chắn
Luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Q Thầy, Cơ, bạn bè,
đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đóng góp ý kiến, chia sẻ quan điểm để
tác giả có thể thực hiện tốt hơn nữa những nghiên cứu tiếp theo của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận án

Nguyễn Mạnh Tiến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CNH – HĐH


Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KH&CN CD

Khoa học và Công nghệ công dân

KT – XH

Kinh tế - xã hội

UBND

Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Các thành tố của hoạt động KH&CN ..............................................38

Bảng 2.1.Nội dung tham gia quản lý KH&CN ...............................................42
Bảng 3.1.Đánh giá về tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN ............63
Bảng 3.2.Đánh giá mức độ biết đến các yếu tố tham gia quản lý KH&CN....64
Bảng 3.3.Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý KH&CN .65
Bảng 3.4.Những hoạt động tham gia quản lý KH&CN đƣợc biết đến ...........68
Bảng 3.5.Mức độ tham gia vào các hoạt động quản lý KH&CN ....................69
Bảng 3.6.Tham gia hoạt động quản lý KH&CN đƣợc biết, đƣợc hiểu ...........71
Bảng 3.7.Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý tại các tổ chức
KH&CN ...........................................................................................................72
Bảng 3.8.Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý tại các doanh
nghiệp ...............................................................................................................73
Bảng 3.9.Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý tại địa phƣơng
.........................................................................................................................73
Bảng 3.10.Các hình thức đầu tƣ cho KH&CN tại các tổ chức nghiên cứu .....76
Bảng 3.11.Các hình thức đầu tƣ nhà nƣớc về KH&CN ..................................76
Bảng 3.12.Các hình thức đầu tƣ tại các doanh nghiệp ....................................77
Bảng 3.13.Tổng chi từ Ngân sách Nhà nƣớc cho KH&CN giai đoạn 2011-2015
.........................................................................................................................78
Bảng 3.14.Nguồn vốn cho việc đầu tƣ phát triển nhà nƣớc về KH&CN ........79
Bảng 3.15.Nguồn vốn đầu tƣ phát triển của cá nhân hoạt động KH&CN ......79
Bảng 3.16.Nguồn vốn đầu tƣ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp .......80
Bảng 4.1.Tổng hợp 5 mơ hình .......................................................................101
Bảng 4.2.Tiêu chí đánh giá dự án KH&CN đƣợc vay vốn ...........................122


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mơ hình quản lý ............................................................................... 37
Sơ đồ 2.2.Mơ hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN ................................ 42
Sơ đồ 2.3. Mơ hình tham gia quản lý KH&CN - theo chiều dọc thuần túy ...... 52

Sơ đồ 2.4. Mơ hình tham gia quản lý KH&CN - thích nghi ............................. 53
Sơ đồ 2.5. Mơ hình tham gia quản lý KH&CN - cùng sáng tạo ....................... 54
Sơ đồ 2.6. Mơ hình tham gia quản lý KH&CN - thiết chế cộng đồng .............. 55
Sơ đồ 2.7. Mơ hình tham gia quản lý KH&CN - kết hợp ................................. 56
Sơ đồ 4.1.Mơ hình quản lý theo chun mơn ngành khoa học ......................... 94
Sơ đồ 4.2.Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ theo ngành/lĩnh
vực ..................................................................................................................... 95
Sơ đồ 4.3.Mơ hình tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ theo mục tiêu quản
lý ........................................................................................................................ 95
Sơ đồ 4.4.Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ theo mục tiêu
chuỗi................................................................................................................... 96
Sơ đồ 4.5.Mơ hình tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ thích hợp đa nguồn
........................................................................................................................... 97
Sơ đồ 4.6.Mơ hình cung cấp thơng tin ............................................................ 104
Sơ đồ 4.7.Mơ hình cung cấp hạ tầng kỹ thuật ................................................. 105
Sơ đồ 4.8.Mơ hình tham gia sáng tạo .............................................................. 107
Sơ đồ 4.9.Mơ hình nội sinh sáng tạo ............................................................... 110
Sơ đồ 4.10.Mơ hình nội sinh hội nhập sáng tạo .............................................. 112
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.Đánh giá về tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN .......... 63
Biểu đồ 3.2.Đánh giá tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN .............. 67
Biểu đồ 3.3.Đánh giá mức độ tham gia vào quản lý KH&CN tỉnh Hà Nam .... 70


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu................................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 3

3. Khách thể nghiên cứu và mẫu khảo sát ............................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4
6. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................ 4
7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 5
8. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của Luận án ........................................... 9
9. Cấu trúc của Luận án ......................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG
BỐ VỀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP ĐỊA
PHƢƠNG THEO HƢỚNG MỞ RỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 11
1.1. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nƣớc ngồi........................................... 11
1.2. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở trong nƣớc ........................................... 22
1.3. Nhận xét về các cơng trình khoa học đã cơng bố ............................................. 32
1.4. Những điểm mà Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu........................................... 34
1.4.1. Về lý thuyết .................................................................................................. 34
1.4.2. Về thực tiễn.................................................................................................. 34
Tiểu kết chƣơng 1.................................................................................................. 35
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ
CƠNG NGHỆ CẤP TỈNH THEO HƢỚNG MỞ RỘNG THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG ..................................................................................................... 36
2.1. Các khái niệm liên quan đến Luận án .............................................................. 36


2.1.1. Khái niệm quản lý ........................................................................................ 36
2.1.2. Khái niệm hoạt động khoa học và công nghệ................................................ 37
2.1.3. Khái niệm quản lý khoa học và công nghệ.................................................... 38
2.1.4. Khái niệm mô hình ....................................................................................... 39
2.1.5. Khái niệm mơ hình quản lý .......................................................................... 40
2.1.6. Khái niệm mơ hình quản lý khoa học và công nghệ cấp tỉnh ......................... 41
2.2. Cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ ....................................... 43

2.2.1. Khái niệm cộng đồng ................................................................................. 43
2.2.2. Cộng đồng khoa học và công nghệ ............................................................... 44
2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng trong mơ hình quản lý khoa học và cơng nghệ
cấp tỉnh ................................................................................................................. 46
2.2.4. Nội dung tham gia của cộng đồng trong mơ hình quản lý khoa học và cơng
nghệ cấp tỉnh......................................................................................................... 49
2.3. Các mơ hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ.................... 51
2.3.1. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ - theo chiều dọc thuần túy 51
2.3.2. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ - thích nghi ..................... 53
2.3.3. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ - cùng sáng tạo .............. 54
2.3.4. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ - thiết chế cộng đồng ....... 55
2.3.5. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ - kết hợp .......................... 56
2.4. Hiệu quả mơ hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ............ 57
2.4.1. Tiếp cận đánh giá hiệu quả mơ hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và
cơng nghệ.............................................................................................................. 57
2.4.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả mơ hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và
công nghệ.............................................................................................................. 58
2.5. Lý thuyết về xây dựng mơ hình cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công
nghệ ...................................................................................................................... 58
2.5.1. Lý thuyết hệ thống........................................................................................ 58
2.5.2. Lý thuyết “mối liên kết ba” (Triple Helix) ................................................... 60


Tiểu kết chƣơng 2.................................................................................................. 61
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG THAM GIA QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÀ NAM .................................. 62
3.1. Kết quả khảo sát cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ.............. 62
3.1.1. Kết quả khảo sát mơ hình khoa học và cơng nghệ công dân tham gia
quản lý ................................................................................................................. 62
3.1.2. Kết quả khảo sát mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ của

cộng đồng nghề nghiệp ........................................................................................ 65
3.1.3. Kết quả khảo sát mơ hình doanh nghiệp tham gia quản lý khoa học và công
nghệ ...................................................................................................................... 69
3.1.4. Kết quả khảo sát mơ hình cộng đồng địa lý tham gia quản lý khoa học và
công nghệ ............................................................................................................. 73
3.2. Đánh giá thực trạng cộng đồng tham gia quản lý khoa học và công nghệ ......... 75
3.2.1. Đánh giá thực trạng qua cơ cấu chi cho khoa học và công nghệ................... 75
3.2.2. Đánh giá thực trạng qua cơ cấu huy động nguồn vốn cho khoa học và công
nghệ ...................................................................................................................... 77
3.2.3. Đánh giá thực trạng qua tiếp cận và sử dụng cơ sở hạ tầng khoa học và
công nghệ.............................................................................................................. 81
3.3. Hạn chế của mô hình tham gia của cộng đồng vào quản lý khoa học và
cơng nghệ ............................................................................................................. 83
3.3.1. Hạn chế của mơ hình tham gia của cộng đồng trong đầu tư cho khoa học
và cơng nghệ ........................................................................................................ 83
3.3.2. Hạn chế của mơ hình tham gia của cộng đồng trong đầu tư cho sự phát
triển của nhân lực khoa học và công nghệ .......................................................... 86
3.3.3. Hạn chế tham gia của cộng đồng trong tiếp cận và sử dụng cơ sở hạ tầng
khoa học và công nghệ .......................................................................................... 87
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 89


CHƢƠNG 4. CẤU TRÚC VÀ ĐỘNG THÁI CỦA MƠ HÌNH QUẢN LÝ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO HƢỚNG MỞ RỘNG SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG ............................................................................................ 90
4.1. Quan điểm, định hƣớng về phát triển mơ hình quản lý khoa học và công
nghệ theo hƣớng mở rộng sự tham gia của cộng đồng........................................ 90
4.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 90
4.1.2. Định hướng ................................................................................................. 91
4.1.3. Điều kiện cần và đủ để phát triển mô hình quản lý khoa học và cơng nghệ

theo hướng mở rộng sự tham gia của cộng đồng ................................................ 92
4.2. Cấu trúc và động thái của mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ của
cộng đồng nghề nghiệp.......................................................................................... 93
4.2.1. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ theo chun mơn ngành
khoa học................................................................................................................ 93
4.2.2. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ theo ngành/lĩnh vực .. 94
4.2.3. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ theo mục tiêu quản lý ...... 95
4.2.4. Mơ hình tham gia quản lý khoa học và công nghệ theo mục tiêu chuỗi ......... 96
4.2.5. Mô hình tham gia quản lý khoa học và cơng nghệ thích hợp đa nguồn.......... 96
4.3. Cấu trúc và động thái của mơ hình khoa học và cơng nghệ cơng dân tham
gia quản lý.......................................................................................................... 100
4.4. Cấu trúc và động thái của mơ hình cộng đồng địa lý tham gia quản lý khoa
học và cơng nghệ ............................................................................................... 103
4.4.1. Mơ hình cung cấp thơng tin ..................................................................... 103
4.4.2. Mơ hình cung cấp hạ tầng khoa học và cơng nghệ ................................. 105
4.3.3. Mơ hình tham gia sáng tạo ...................................................................... 107
4.4.4. Mơ hình nội sinh sáng tạo ....................................................................... 109
4.4.5. Mơ hình động lực nội sinh hội nhập sáng tạo ......................................... 112
4.5. Cấu trúc và động thái của mơ hình quỹ khoa học và cơng nghệ tỉnh .............. 115
4.5.1. Cấu trúc của quỹ khoa học và công nghệ tỉnh............................................. 115


4.5.2. Động thái của quỹ khoa học và công nghệ tỉnh ......................................... 120
4.6. Cấu trúc và động thái của mô hình quỹ khoa học và cơng nghệ trong doanh
nghiệp ................................................................................................................. 125
4.6.1. Cấu trúc của quỹ khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp .................... 125
4.6.2. Động thái của quỹ khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp .................. 128
Tiểu kết chƣơng 4................................................................................................ 135
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 136
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 138

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 139
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THAM GIA QUẢN LÝ
KH&CN CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÀ NAM............................................ 145
PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO QUẢN LÝ KH&CN TẠI TỈNH HÀ NAM .................... 153
PHỤ LỤC 3. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG VÀO QUẢN LÝ KH&CN TẠI TỈNH HÀ NAM .................... 161


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển với nhịp độ ngày càng
nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng,
sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Kinh tế tri thức đóng vai trị ngày càng quan
trọng trong quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất. Vì vậy, đối với những
nƣớc đang phát triển muốn tiến kịp với những nƣớc phát triển phải nhanh
chóng nâng cao năng lực KH&CN, nắm bắt và làm chủ các tri thức mới để có
thể rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong q trình đổi mới, nƣớc ta đã giành đƣợc nhiều thành tựu to lớn
và quan trọng làm cho thế và lực của đất nƣớc mạnh lên nhiều. Quá trình phát
triển của đất nƣớc gắn liền với quá trình phát triển của KH&CN. KH&CN
nƣớc ta có nhiều chuyển biến tích cực, nhân lực KH&CN đã trƣởng thành
hơn, và có nhiều đóng góp, cố gắng thích nghi với cơ chế mới, tiếp thu các
thành tựu khoa học và kỹ thuật và làm chủ đƣợc tri thức... Tuy nhiên, hiện
nay, trƣớc bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền KH&CN
của nƣớc ta vẫn cịn có khoảng cách khá xa so với các nƣớc phát triển, chƣa
tạo ra đƣợc năng lực KH&CN cần thiết để thực sự trở thành nền tảng và động
lực cho tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Mở rộng sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động KH&CN trên địa
bàn tỉnh Hà Nam thể hiện trong việc phối kết hợp giữa cơ quan nhà nƣớc,
doanh nghiệp và thậm chí ngƣời dân thực hiện hoạt động KH&CN trong một
số ngành/lĩnh vực điển hình nhƣ trong lĩnh vực nơng nghiệp và phát triển
nông thôn, trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói rằng hoạt động
KH&CN ở Hà Nam bƣớc đầu đã có sự tham gia của tổ chức với nhiều thành
phần kinh tế. Vấn đề ở đây là: Cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở địa
phƣơng có vai trị gì trong những kết quả này?
Hà Nam là một tỉnh nhỏ nhƣng thời gian qua các hoạt động KH&CN đã
có bƣớc phát triển khá, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế1


xã hội của tỉnh. Các hoạt động KH&CN đã cung cấp những cơ sở khoa học và
thực tiễn quan trọng, giúp tỉnh hoạch định chiến lƣợc, xây dựng kế hoạch phát
triển KT-XH, một số đề tài, dự án là cơ sở khoa học cho tỉnh giải quyết những
vấn đề nóng và bức xúc của địa phƣơng. Tuy nhiên, hoạt động KH&CN của
địa phƣơng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: Cơ chế quản lý các hoạt động
KH&CN mặc dù đã đƣợc cải tiến nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Thủ tục, đầu tƣ cho hoạt
động KH&CN cịn rƣờm rà, kéo dài, khơng khuyến khích các nhà khoa học
tham gia nghiên cứu và đơi lúc cịn giảm hiệu quả đầu tƣ. Chính sách tài
chính lạc hậu chƣa theo kịp yêu cầu thực tiễn, thủ tục xây dựng, lập dự tốn,
quyết tốn kinh phí đối với các đề tài, dự án cịn khá nặng nề. Đặc biệt kinh
phí cho hoạt động KH&CN còn bị hạn chế bởi kế hoạch năm tài chính, điều
này làm giảm tính chủ động và hiệu quả của các đề tài, dự án.
Thông qua việc đánh giá thực trạng chính sách mở rộng sự tham gia của
cộng đồng trong lĩnh vực KH&CN trên địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ hình thành cơ
sở thực tiễn góp phần xây dựng “Mơ hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo
hướng mở rộng tham gia của cộng đồng” hiệu quả và phù hợp nhất với hoạt
động quản lý KH&CN cấp tỉnh tại Việt Nam. Việc mở rộng sự tham gia của

cộng đồng trong hoạt động KH&CN phù hợp với chủ trƣơng chung của nhà
nƣớc nhằm huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động KH&CN để tạo động
lực thúc đẩy năng lực đổi mới KH&CN trong nƣớc.
Việc khảo sát mơ hình tham gia quản lý KH&CN của cộng đồng nghề
nghiệp, doanh nghiệp tham gia quản lý khoa học và công nghệ, cộng đồng địa
lý tham gia quản lý KH&CN, để đánh giá thực trạng qua cơ cấu chi cho
KH&CN, cơ cấu huy động nguồn vốn cho KH&CN, sử dụng cơ sở hạ tầng
KH&CN nhằm đề xuất các giải pháp xây dựng mơ hình quản lý KH&CN cấp
tỉnh theo hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng là sự cần thiết phải nghiên
cứu trên cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn.

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất mơ hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo hƣớng mở rộng tham
gia của cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích cơ sở lý thuyết cộng đồng tham gia quản lý KH&CN.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá quá trình tham gia của cộng đồng vào hoạt
động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và áp dụng trong sản xuất và đời
sống trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất mơ hình mở rộng sự tham gia của ba cộng đồng vào quản lý
KH&CN, đồng thời đề xuất tổ chức quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN trong
doanh nghiệp.
3. Khách thể nghiên cứu và mẫu khảo sát
3.1. Khách thể nghiên cứu

Mô hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN cấp tỉnh bao gồm:
- Cộng đồng nghề nghiệp (ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp);
- Cộng đồng KH&CN công dân (ngƣời làm KH&CN không chuyên);
- Cộng đồng dân cƣ vùng địa lý (dân cƣ trong tỉnh).
3.2. Mẫu khảo sát
Luận án khảo sát thực tiễn trên các mẫu cụ thể:
- Các cá nhân tham gia hoạt động KH&CN (150 phiếu);
- Các cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN (50 phiếu);
- Các cá nhân tại các doanh nghiệp (50 phiếu).
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Tỉnh Hà Nam.
- Về thời gian: năm 2014-2017
- Về nội dung:
3


+ Nội dung các quá trình tham gia quản lý KH&CN trên thế giới.
+ Kinh nghiệm nghiên cứu cộng đồng tham gia quản lý của một số nƣớc
trên thế giới.
+ Các mơ hình tham gia của cộng đồng trong quản lý KH&CN tại tỉnh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính:
Mơ hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN cấp tỉnh có cấu trúc và
động thái nhƣ thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
- Cấu trúc của các mô hình mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào quản
lý KH&CN, tổ chức quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp diễn
ra nhƣ thế nào?
- Động thái của các mơ hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN ở tỉnh
Hà Nam diễn ra nhƣ thế nào?

6. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu chính:
Mơ hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN cấp tỉnh có 3 nhóm cộng
đồng gồm cộng đồng nghề nghiệp (ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp), cộng
đồng KH&CN công dân (ngƣời làm KH&CN không chuyên), cộng đồng dân
cƣ vùng địa lý (dân cƣ trong tỉnh); động thái của mơ hình cộng đồng tham gia
quản lý KH&CN cấp tỉnh 4 tập trung vào nội dung chính (giám sát, tƣ vấn,
phản biện, đánh giá) theo xu hƣớng tăng dần mức độ tham gia.
Giả thuyết nghiên cứu cụ thể:
- Cấu trúc của các mơ hình mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào quản
lý KH&CN, tổ chức quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN trong doanh nghiệp gồm
3 nhóm cộng đồng gồm cộng đồng nghề nghiệp (ngƣời làm KH&CN chuyên
nghiệp), cộng đồng KH&CN công dân (ngƣời làm KH&CN không chuyên),
cộng đồng dân cƣ vùng địa lý (dân cƣ trong tỉnh);

4


- Động thái của các mơ hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN ở tỉnh
Hà Nam diễn ra theo 5 mức độ tăng dần của sự tham gia: theo mơ hình chiều
dọc thuần túy, mơ hình thích nghi, mơ hình cùng sáng tạo, mơ hình thiết chế
cộng đồng, mơ hình kết hợp.
7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên các tiếp cận:
+ Tiếp cận hệ thống đổi mới vùng (regional innovation system):
Hệ thống đổi mới vùng dựa trên cơ sở mạng lƣới các thiết chế, tổ chức
công và tƣ, cơ quan quản lý cấp địa phƣơng và sự tƣơng tác, hỗ trợ lẫn nhau
giữa các chính sách, các thành tố trong hệ thống đổi mới. Cách tiếp cận hệ
thống đổi mới vùng này nằm trong hệ thống đổi mới quốc gia và lấy doanh

nghiệp làm trung tâm.
Tiếp cận sử dụng kết hợp cả hai tiếp cận top – down và bottom – up. Cả
hai cách tiếp cận này đều hỗ trợ đắc lực cho kết quả nghiên cứu của luận án.
Vì luận án bàn đến “mơ hình quản lý” và các giải pháp về “mở rộng sự tham
gia của cộng đồng”, do vậy bản chất là nghiên cứu phải dựa trên cách tiếp cận
hai chiều “từ trên xuống” và “từ dƣới lên”. Tiếp cận “từ trên xuống” có nghĩa
là tất cả các hƣớng đi đều xuất phát từ nhà quản lý. Mục tiêu của hoạt động
KH&CN cấp tỉnh đƣợc thiết lập bởi các nhà quản lý KH&CN ở địa phƣơng.
Các nhà quản lý KH&CN hƣớng dẫn, đƣa thông tin, kế hoạch và quy trình
thực hiện. Do vậy đối tƣợng nghiên cứu của luận án chính là các nhà quản lý
KH&CN cấp địa phƣơng. Tiếp cận “từ dưới lên” có nghĩa là các chủ thể hoạt
động KH&CN cũng đƣợc trao quyền, tự do đề xuất nhiệm vụ KH&CN và
cũng có những quyền hạn nhất định và địi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn
vào hoạt động KH&CN. Do vậy, đối tƣợng nghiên cứu tiếp theo của luận án
chính là các cá nhân hoạt động KH&CN và doanh nghiệp có hoạt động
KH&CN.

5


7.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là:
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp tổng hợp kết hợp với phân tích đƣợc thực hiện trên cơ sở
phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến kinh nghiệm cộng
đồng tham gia hoạt động quản lý KH&CN tại nƣớc ngoài và một số địa
phƣơng trong nƣớc đang và đã thực hiện có hiệu quả.
b. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để thu thập thông tin định lƣợng, luận án thực hiện điều tra bằng bảng
hỏi , nội dung bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến:

- Thực trạng về tham gia quản lý KH&CN của cộng đồng thông qua các
cá nhân công tác tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN;
- Đánh giá hoạt động, hình thức tổ chức, cơ chế chính sách trong q
trình cộng đồng tham gia quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ và áp dụng trong sản xuất thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
- Đề xuất mơ hình cộng đồng tham gia quản lý KH&CN, tổ chức và hoạt
động của quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ KH&CN của doanh nghiệp tỉnh Hà Nam.
Các giải pháp thúc đẩy tham gia quản lý của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu
quả nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng công nghệ mới trên địa bàn
tỉnh Hà Nam.
Nội dung chính của các phiếu khảo sát bao gồm:
- Phần 1: Thơng tin chung về ngƣời trả lời (giới tính, trình độ học vấn,
việc làm…)
- Phần 2: Thực trạng cộng đồng tham gia quản lý hoạt động KH&CN
tỉnh Hà Nam
- Phần 3: Đánh giá sự tham gia quản lý KH&CN của cộng đồng trên địa
bàn tỉnh.
Phương pháp chọn mẫu:

6


Luận án áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân cụm, phân tầng, ngẫu
nhiên thuần túy, với cỡ mẫu khảo sát nhƣ sau:
- Các cá nhân tham gia hoạt động KH&CN (150 phiếu), bao gồm những
cá nhân tham gia trực tiếp hoạt động nghiên cứu và triển khai, thƣơng mại
hóa kết quả nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu;
- Các cá nhân tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN (50 phiếu),
bao gồm những cá nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về KH&CN ở
các ngành khác nhau, ở cấp tỉnh và cấp huyện;

- Các cá nhân tại các doanh nghiệp (50 phiếu), bao gồm những cá nhân
tham gia hoạt động nghiên cứu và triển khai, thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
c. Phương pháp hội thảo/tọa đàm khoa học
Để chuẩn bị thơng tin định tính và thơng tin định lƣợng cho việc hoàn
thiện Luận án, trên cƣơng vị Giám đốc Sở KH&CN tỉnh, tác giả Luận án đã
chủ trì/phối hợp chủ trì hoặc là thành viên Ban Tổ chức các hội thảo khoa học
liên quan đến nội dung Luận án, cụ thể:
- Tham gia đồng chủ trì Hội thảo khoa học do Sở KH&CN Hà Nam
đăng cai tổ chức, dƣới dự chủ trì của Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân
cùng đại diện lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Nông nghiệp, các vụ, ngành liên quan đã thảo
luận mơ hình kết hợp nhà nước và cộng đồng tham gia trên mơ hình Ứng
dụng KH&CN sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo
hướng công nghiệp tại xã Hồng Đơng (Duy Tiên); Ứng dụng mơ hình chăn
ni lợn trên nền đệm lót sinh học tại xã Nhân Chính (Lý Nhân), Hội thảo này
đƣợc tổ chức ngày 30/6/2012 tại tỉnh Hà Nam;
- Tham gia Ban Tổ chức và chủ trì Hội thảo “Ứng dụng KH&CN phát
triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm chủ lực vùng
đồng bằng sơng Hồng”, thành phần có Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn
Thiện Nhân, lãnh đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc
7


hội, lãnh đạo Bộ KH&CN; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo
dục và Đào tạo và đại diện lãnh đạo 11 tỉnh, thành phố trong khu vực, lãnh
đạo 11 Sở KH&CN, các nhà khoa học đến từ các trung tâm nghiên cứu, các
viện, trƣờng đại học. Hội thảo đƣợc tổ chức ngày 18/8/2012, tại Hà Nam, do
Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức;
- Chủ trì Tọa đàm cộng đồng KH&CN tỉnh Hà Nam, nhân ngày

KH&CN Việt Nam 15/5/2014, do Sở KH&CN Hà Nam tổ chức;
- Đồng chủ trì Hội thảo đổi mới sáng tạo – Tọa đàm về tham gia của
cộng đồng trong quản lý KH&CN, do UBND tỉnh Hà Nam tổ chức ngày
22/6/2014.
Tại các cuộc hội thảo khoa học trên, tác giả cùng các nhà quản lý, nhà
khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ đã thảo luận nhiều
chủ đề, trong đó có liên quan đến Luận án.
d. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để lấy ý kiến của các nhà khoa học có kinh nghiệm trong quản lý
KH&CN và nghiên cứu chính sách KH&CN đóng góp cho các nội dung
nghiên cứu của Luận án, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tƣợng:
- Ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp: số lƣợng 10 ngƣời;
- Ngƣời làm KH&CN không chuyên: số lƣợng 15 ngƣời;
- Cộng đồng dân cƣ có liên quan đến lĩnh vực KH&CN: số lƣợng 30
ngƣời.
Trong quá trình xử lý thơng tin định tính qua phỏng vấn sâu có một số ý
kiến trả lời trùng nhau hoặc ít có giá trị thông tin phục vụ cho việc đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp cho chủ đề nghiên cứu của Luận án, do đó
nghiên cứu đã lƣợc bỏ một số nội dung chƣa phù hợp để đƣa vào các hộp
trong nội dung của Luận án.
Cách phỏng vấn: tác giả Luận án liên hệ trƣớc qua điện thoại/email nói
rõ chủ đề cần phỏng vấn, trực tiếp gặp đối tƣợng phỏng vấn, nêu câu hỏi và

8


thảo luận câu trả lời. Tổng hợp câu trả lời và đƣa vào nội dung Luận án – nhƣ
một nguồn thơng tin định tính, phân tích thơng tin định tính.
8. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính mới của Luận án
Ý nghĩa khoa học:

Luận án đề xuất vận dụng lý thuyết hệ thống và lý thuyết “liên kết ba”
vào việc xây dựng mơ hình tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN cấp
tỉnh.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu này đƣa ra một bức tranh tổng quát của hoạt động KH&CN
cấp tỉnh/vùng về các vấn đề sau:
+ Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng vào quản lý KH&CN tại địa
phƣơng.
+ Các cộng đồng và sự tham gia của các cộng đồng vào các mơ hình
quản lý KH&CN tại địa phƣơng.
+ Đề xuất mơ hình 3 nhóm cộng đồng gồm cộng đồng nghề nghiệp
(ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp), cộng đồng KH&CN công dân (ngƣời
làm KH&CN không chuyên), cộng đồng dân cƣ vùng địa lý (dân cƣ trong
tỉnh) tham gia quản lý KH&CN;
+ Đề xuất giải pháp tổ chức và hoạt động của Quỹ KH&CN tỉnh và Quỹ
KH&CN của doanh nghiệp đáp ứng u cầu mơ hình quản lý hiện nay.
Tính mới của luận án
- Về lý thuyết: Luận án đã xây dựng mơ hình cộng đồng tham gia quản
lý KH&CN nhằm tăng cƣờng thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển
KH&CN.
- Về thực tiễn, Luận án đã chứng minh việc huy động các nguồn lực xã
hội đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng
KH&CN, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng bắt đầu ngày càng
đƣợc chú trọng, tăng cƣờng sự gắn kết khoa học với thực tiễn, mở rộng và đẩy
nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào
9


thực tế; từng bƣớc chuyển các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp KH&CN nhà
nƣớc sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng; đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả

đầu tƣ xã hội cho KH&CN.
9. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận án đƣợc cấu trúc
thành 4 chƣơng:
- Chƣơng 1. Tổng quan các cơng trình khoa học đã cơng bố về mơ hình
quản lý KH&CN cấp địa phƣơng theo hƣớng mở rộng sự tham gia của cộng
đồng
- Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về mơ hình quản lý KH&CN cấp tỉnh theo
hƣớng mở rộng tham gia của cộng đồng
- Chƣơng 3. Thực trạng tham gia quản lý KH&CN của cộng đồng tại
tỉnh Hà Nam
- Chƣơng 4. Cấu trúc và động thái của mơ hình quản lý KH&CN theo
hƣớng mở rộng sự tham gia của cộng đồng

10


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ
VỀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
CẤP ĐỊA PHƢƠNG THEO HƢỚNG MỞ RỘNG
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
1.1. Các cơng trình khoa học đã cơng bố ở nƣớc ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khoa học và
công nghệ
KH&CN ngày càng có vai trị hết sức quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia, địa phƣơng. Tồn cầu hố là
q trình hội nhập của các quốc gia trên thế giới thông qua thƣơng mại, di
chuyển các dòng vốn, dòng tri thức KH&CN, di chuyển nguồn nhân lực chất
lƣợng, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức trong việc thực

hiện hoạt động KH&CN.
Trong nghiên cứu bàn về quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới, đề
xuất cho khuôn khổ phƣơng pháp luận, Adriana Bin, Sergio Salles-Filhoa
(2012) đã phân tích cơ sở lý luận và các nguyên tắc quản lý KH&CN, đổi
mới, trong đó nhấn mạnh sự quản lý đa dạng: quản lý nhà nƣớc về KH&CN,
đổi mới, quản lý KH&CN trong nội bộ các trƣờng đại học/viện nghiên cứu và
trong doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc:
- Hệ thống năng động và thích ứng về nguồn nhân lực KH&CN, về vốn
đầu tƣ cho nghiên cứu với sự tham gia của các tổ chức/cộng đồng dân cƣ khác
nhau;
- Hình thành các quỹ “phi nhà nƣớc” chi cho nghiên cứu và triển khai,
nguồn tài chính dành cho các quỹ này khơng do Nhà nƣớc đầu tƣ, mà đƣợc
hình thành trên cơ sở đóng góp, phân chia lợi nhuận thu đƣợc từ kết quả
nghiên cứu…

11


Adriana Bin, Sergio Salles-Filhoa (2012) đã nghiên cứu trƣờng hợp của
Tập đồn nghiên cứu nơng nghiệp Braxin, Embrapa (Brazilian Agricultural
Research Corporation, Embrapa) để bàn về vấn đề sự tham gia của cộng
đồng, sự tham gia của toàn xã hội trong việc triển khai, thực hiện những hoạt
động liên quan đến quản lý KH&CN, trong đó có việc huy động tồn xã hội,
đặc biệt là khu vực doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động KH&CN dƣới
nhiều hình thức khác nhau, triển khai hoạt động KH&CN, tham gia trực tiếp
vào hoạt động KH&CN, đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, tham gia trong việc
hoạch định chính sách phát triển KH&CN… [Adriana Bin, Sergio SallesFilhoa; 2012]
Trong nghiên cứu về các mơ hình quản lý cơng viên KH&CN, từ kinh
nghiệm của nƣớc ngồi và đề xuất cho Ba Lan, Łobejko, Stanislaw,
Sosnowska (2015) đã đƣa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc quản lý

này:
- Hoạt động đổi mới và tạo nên tài sản trí tuệ của các viện nghiên cứu
thuộc các trƣờng đại học trong công viên công nghệ;
- Thu hút vốn tài trợ từ các doanh nghiệp và cộng đồng để đầu tƣ cho
hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D);
- Tạo nên giá trị của kết quả nghiên cứu đƣợc tiến hành trong công viên
công nghệ, thông qua hoạt động thƣơng mại các kết quả nghiên cứu này;
- Nhân công địa phƣơng tham gia vào công viên công nghệ;
- Số lƣợng kết quả nghiên cứu đƣợc chuyển giao và lợi nhuận thu đƣợc
do thƣơng mại các kết quả nghiên cứu này.
Łobejko, Stanislaw, Sosnowska (2015) đã đề xuất các mơ hình quản lý:
- Mơ hình 1: Cơng viên khoa học đại học, trong đó nhấn mạnh cơng viên
KH&CN là một phần khơng thể tách rời của trƣờng đại học;
- Mơ hình 2: Công viên với tƣ cách một tổ chức độc lập, hoạt động nhƣ
mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn,

12


- Mơ hình 3: Cơng viên với tƣ cách một tổ chức có liên quan, hoạt động
nhƣ mơ hình Cơng ty cổ phần, trong đó vốn đóng góp có sự tham gia của
cộng đồng những ngƣời làm KH&CN chuyên nghiệp, những ngƣời làm
KH&CN không chuyên nghiệp và đặc biệt là có sự góp vốn của cộng đồng
dân cƣ. Vốn đóng góp theo cổ phần và lợi nhuận đƣợc phân chia theo cổ tức,
có tính đến bù đặp chi phí cho nghiên cứu và tái đầu tƣ cho nghiên cứu, sáng
tạo nên công nghệ mới theo nhu cầu của thị trƣờng, mà trƣớc hết là của chính
các doanh nghiệp trong cơng viên KH&CN ở mơ hình 2;
- Mơ hình 4: Cơng viên mạng, thực chất là sàn giao dịch công nghệ ảo,
nơi giao dịch dành cho bên cung công nghệ và bên cầu công nghệ theo
nguyên tắc “thị trƣờng theo nhu cầu” mà không tổ chức theo nguyên tắc “thị

trƣờng tiềm năng”, nghĩa là nghiên cứu theo nhu cầu của doanh nghiệp, trƣớc
hết là các doanh nghiệp trong mơ hình 2 và sau đó là theo nhu cầu của các
doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài. [Łobejko, Stanislaw, Sosnowska;
2015]. Nghiên cứu này cũng đƣa ra những mẫu hình tƣơng tác hiệu quả trong
mối quan hệ giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp trong việc thƣơng mại hóa
các cơng nghệ từ trƣờng đại học nhƣ các doanh nghiệp KH&CN, sự lƣu
chuyển nhân lực từ trƣờng đại học đến doanh nghiệp, các nghiên cứu viên
trong các trƣờng đại học huấn luyện cho cán bộ làm việc tại doanh nghiệp,
các doanh nghiệp thuê các nhà nghiên cứu và xem họ nhƣ những ngƣời tƣ
vấn, hợp tác với nhau trong việc thực hiện các dự án R&D, hợp đồng nghiên
cứu, hƣớng dẫn luận văn, đào tạo nghề và một số hình thức liên kết khác.
Nghiên cứu của Kazuyuki Motohashi (2004) đã phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng tới hợp tác giữa trƣờng đại học và doanh nghiệp dựa trên số liệu điều
tra của viện nghiên cứu kinh tế và công thƣơng Nhật Bản, nghiên cứu này đã
chỉ ra nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp là mục tiêu nghiên cứu ứng
dụng của các trƣờng đại học, trong đó lấy lợi nhuận của doanh nghiệp là đích
phục vụ thể hiện trong hoạt động R&D của trƣờng đại học, điểm đặc biệt là
nghiên cứu này cũng chỉ ra vai trò tham gia quản lý KH&CN của doanh
13


×