Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ em kĩ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục tại xã thượng cường chi lăng lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ QUỲNH NHƢ

HỖ TRỢ CHA MẸ GIÁO DỤC TRẺ EM KĨ NĂNG
BẢO VỆ BẢN THÂN PHÕNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
TẠI XÃ THƢỢNG CƢỜNG-CHI LĂNG-LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ QUỲNH NHƢ

HỖ TRỢ CHA MẸ GIÁO DỤC TRẺ EM KĨ NĂNG
BẢO VỆ BẢN THÂN PHÕNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
TẠI XÃ THƢỢNG CƢỜNG-CHI LĂNG-LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60 90 01 01

Người hướng dẫn khoa học : TS.Nguyễn Thị Kim Nhung

HÀ NỘI – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ của cán
bộ lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Thượng Cường, cán bộ công nhân viên trường
Tiểu học xã Thượng Cường và người dân trên địa bàn xã Thượng Cường. Từ quá
trình chuẩn bị nghiên cứu đề tài cho đến khi hoàn thành báo cáo luận văn tốt
nghiệp tôi đã nghiên cứu thật sự nghiêm túc và chấp hành theo đúng mọi yêu cầu
của khoa.
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp được thực hiện một cách nghiêm
túc, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học, được tiếp
thu một cách có chọn lọc, trong quá trình hoàn thành luận văn tất cả những thông
tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2019
Học viên

Chu Thị Quỳnh Như


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài:Hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ em kĩ
năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục tại xã Thƣợng CƣờngChi Lăng-Lạng Sơn tôi đã nhận được nhiều sự động viên và giúp đỡ của giáo
viên hướng dẫn, bạn bè và gia đình. Nhận được sự ủng hộ của tập thể cán bộ
lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Thượng Cường, cán bộ công nhân viên trường
Tiểu học xã Thượng Cường và người dân trên địa bàn xã Thượng Cường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng viên hướng
dẫn của tôi TS. Nguyễn Thị Kim Nhung đã chỉ bảo và góp ý rất nhiều trong suốt
quá trìnhthực hiện luận văn. Để luận văn này có thể được hoàn thành một cách
tốt nhất, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Xã hội học
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, các
thầy cô phụ trách, quản lý thư viện khoa Xã hội học đã tạo điều kiện, cung cấp

tài liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân xã Thượng Cường, cán bộ công nhân viên trường Tiểu học xã Thượng
Cường và người dân trên địa bàn xã Thượng Cường đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Báo cáo của tôi sẽ
không thể hoàn thành nếu không có sự hợp tác và giúp đỡ của các bậc cha mẹ có
con trong lứa tuổi tiểu học đang sinh sống trên địa bàn xã Thượng Cường. Cuối
cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên,
khích lệ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2019
Học viên

Chu Thị Quỳnh Như


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................................................... 4
2.1. Các đề tài nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức về xâm hại tình dục và phòng chống xâm hại
tình dục .............................................................................................................................................. 5
2.2. Các nghiên cứu về biện pháp, hình thức giáo dục các kiến thức về xâm hại tình dục và
phòng chống xâm hại tình dục .......................................................................................................... 9
3.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................................................. 15
3.1.Ý nghĩa lý luận............................................................................................................................ 15
3.2.Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................................ 15
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 16

4.1.Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................. 16
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................. 16
5.Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 17
5.1.Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................................................. 17
5.2.Khách thể nghiên cứu ................................................................................................................ 17
5.3.Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 17
6.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 18
6.1.Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................... 18
6.2.Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................................ 18
7.Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 20
7.1.Phƣơng pháp phân tích tài liệu ................................................................................................. 20
7.2.Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................................................... 20
7.3.Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ..................................................................................................... 22
8.Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................................ 23

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 24
1.Cơ sở lý luận nghiên cứu .................................................................................................................. 24
1.1.Các khái niệm ............................................................................................................................. 24


1.1.1.Khái niệm trẻ em ..................................................................................................................... 24
1.1.2.Khái niệm giáo dục ................................................................................................................. 24
1.1.3.Khái niệm xâm hại tình dục ................................................................................................... 26
1.1.4. Khái niệm kỹ năng phòng chông xâm hại tình dục .............................................................33
1.2.Các lý thuyết ứng dụng .............................................................................................................. 29
1.2.1.Lý thuyết hệ thống .................................................................................................................. 29
1.2.2.Lý thuyết hành động ............................................................................................................... 30
2.Cơ sở thực tiễn của dề tài ................................................................................................................. 32
2.1.Các văn bản pháp luật, và chính sách liên quan đến giáo dục phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em ......................................................................................................................................... 33

2.2. Đặc điểm dịa bàn nghiên cứu .................................................................................................. 35
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................................................. 37

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ VỀ KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN
THÂN VÀ PHÕNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRONG CÁC GIA ĐÌNH
TẠI XÃ THƢỢNG CƢỜNG-CHI LĂNG-LẠNG SƠN .......................................... 39
2.1. Nhận thức của cha mẹ về kĩ năng tự bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại tình dục .. 39
2.2. Hoạt động giáo dục trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục
trong các gia đình tại xã Thƣợng Cƣờng ....................................................................................... 51
2.3. Thời điểm cha mẹ thực hiện giáo dục con kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm
hại tình dục ....................................................................................................................................... 54
2.4. Các Nội dung cha mẹ giáo dục cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại
tình dục ............................................................................................................................................ 58
2.5. Phƣơng pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại tình dục của
cha mẹ dành cho trẻ ......................................................................................................................... 65
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................................. 72

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHA MẸ GIÁO DỤC TRẺ KĨ NĂNG
Tự BảO Vệ BảN THÂN, PHÕNG CHốNG XÂM HạI TÌNH DụC Từ GÓC Độ
CÔNG TÁC XÃ HộI ................................................................................................... 74
3.1.Các hoạt động hỗ trợ cha mẹ hƣớng dẫn trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm
hại tình dục đã có tại địa phƣơng ................................................................................................... 74
3.2.Những rào cản và nhu cầu của cha mẹ trong vấn đề tiếp cận các kiến thức và hình thức
giáo dục trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục ................................... 79


3.2.1. Những rào cản của cha mẹ trong vấn đề tiếp cận các kiến thức và hình thức giáo dục trẻ
kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục ........................................................ 79
3.2.2.Những nhu cầu của cha mẹ trong vấn đề tiếp cận các kiến thức và hình thức giáo dục trẻ
kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục ........................................................ 83

3.3.Một số giải pháp hỗ trợ cha mẹ hƣớng dẫn con cách tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm
hại tình dục từ góc độ công tác xã hội ............................................................................................ 90
3.3.1. Kết nối nguồn lực hỗ trợ cha mẹ bổ sung thông tin, kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ
phòng chống xâm hại tình dục. ....................................................................................................... 93
3.3.2.

Tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho cha mẹ ................................................................................... 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 113
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ 119


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu khảo sát
Bảng 2.1.Mức độ đồng tình của phụ huynh về các quan niệm xâm hại
tình dục trẻ em.( 1 là mức độ đồng tình thấp nhất, 5 là mức độ đồng tình
cao nhất)
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và việc cha mẹ biết đến
các kĩ năng mà trẻ cần có để tự bảo vệ mình khi có ngƣời khác động chạm
vào cơ thể
Bảng 2.3. Đánh giá của cha mẹ về mức độ quan trọng của các môi
trƣờng giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ( 1 là mức
độ quan trọng thấp nhất, 6 là mức độ quan trọng cao nhất)
Bảng 2.4. Các lý do phụ huynh chƣa hƣớng dẫn con các kỹ năng tự
bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục.
Bảng2.5. Độ tuổi trung bình mà cha mẹ hƣớng dẫn con cái các kỹ
năng về bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục
Bảng 2.6. Các nội dung mà cha mẹ tâm sự với con cái
Bảng 2.7. Thứ tự ƣu tiên của các nội dung phòng chống xâm hại tình
dục cho trẻ( 1 là mức độ ưu tiên thấp nhất, 6 là mức độ ưu tiên cao nhất)

Bảng 2.8. Các phƣơng pháp cha mẹ lựa chọn để thực hiện việc trao
đổi và cung cấp thông tin cho con
Bảng 3.1. Các nội dung phụ huynh lựa chọn để tập huấn


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với nền kinh tế xã hội phát triển kéo theo đó là những hệ lụy
về vấn đề xã hội ngày càng tăng, xuất hiện nhiều những vấn đề gây bức xúc cho
toàn xã hội, như vấn đề gia tăng của tệ nạn xã hội ( cờ bạc, mại dâm, ma túy..),
những hành vi vi phạm pháp luật cũng xuất hiện càng nhiều. Trong đó, xâm hại
tình dục là một vấn đề vô cùng nhạy cảm trong xã hội. Đó là vấn đề không còn
mới, tuy nhiên gần đây trên tất cả các trang mạng xã hội và phương tiện thông
tin đại chúng đều nhắc đến vấn đề này ngày càng nhiều.
Theo số liệu mới nhất công bố ngày 29/3 tại tọa đàm Chính sách về bảo
vệ trẻ em trên môi trường mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
UNICEF khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức, từ năm 2011-2015, có
5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em.
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần
nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ
em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn
nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy
nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới
13,2% (Nguyễn Tuấn Anh , Đinh Duy Thịnh, 2017).
Mọi trẻ em trong xã hội dù là nông thôn hay thành thị đều có nguy cơ bị
xâm hại, hơn nữa đối tượng bị xâm hại không chỉ có trẻ gái, mà con bao gồm cả
trẻ trai. Điều đáng nói hơn là sau khi bị xâm hại trẻ thường không hoặc không
dám kể về những gì đã diễn ra với bản thân mình.Trẻ có thể bị xâm hại tình dục
dưới nhiều hình thức khác nhau( sờ mó vào bộ phận sinh dục, xem phim ảnh


1


khiêu dâm..) Cho dù sử dụng hình thức xâm hại nào đi nữa thì các hành vi này
đều gây tổn thương cho trẻ ở các mức độ khác nhau. Sự xâm hại đến trẻ không
chỉ làm tổn thương trẻ ở ngay thời điểm bị xâm hại, mà còn có thể gây nên
những tổn thương, ám ảnh trong suốt quãng đời còn lại của trẻ, đặc biệt đối với
những trẻ không thể kể về sự xâm hại này nay không nhận được sự giúp đỡ, hỗ
trợ hoặc trị liệu từ phía gia đình và xã hội. Những trải nghiệm về sự xâm hại khi
còn nhỏ, có thể lớn lên và tạo cho trẻ tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể
hiện cảm xúc và sự an toàn, bản thân mình được yêu thương.
Xâm hại tình dục là vấn đề gây ra nhiều bức bối cho xã hội, để tránh
được những tình huống xấu xảy ra với chính con em và người thân của mình thì
người lớn, nhất là các bậc cha mẹ cần hướng dẫn và dạy con mình những điều
cần thiết để tránh được những sự việc nguy hiểm diễn ra. Trong nhiều gia đình
hiện nay các bậc phụ huynh không nghĩ rằng việc dạy kỹ năng phòng chống
xâm hại cho con là cần thiết khi ở độ tuổi còn nhỏ, và dù có hướng dẫn thì cũng
không có sự lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo phản xạ. Các nội dung cha mẹ dạy
con chủ yếu là chào hỏi, lễ phép, không đi với người lạ, ngoài ra những nội
dung khác như việc giáo dục giới tính cho con chưa được đề cập đến nhiều.
Các bậc cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên để bảo vệ và chia sẻ cùng con, vì
ngoài hoạt động sinh hoạt ở nhà trẻ còn có những hoạt dộng vui chơi giải trí và
học tập khác. vậy nên việc dạy trẻ cách tự bảo vệ mình là điều cần thiết. Ngoài
môi trường là gia đình ra thì Nhà trường cũng có giáo dục những vấn đề cơ bản
cho trẻ như là văn hóa, hành vi, nhân cách và một số kỹ năng mềm được truyền
đạt thông qua các buổi ngoại khóa. Tuy nhiên,bên cạnh giáo dục về văn hóa thì
những giáo dục khác về giới tính, về phòng chống xâm hại, lạm dụng tình dục
cho trẻ thì lại chưa được quan tâm nhiều.Tại trường học trên địa bàn nghiên cứu

2



hiện nay chưa có các hình thức giáo dục cụ thể cũng như cách truyền tải thông
tin về giáo dục giới tính hay phòng chống xâm hại đến học sinh và phụ huynh.
Chính vì vậy giáo dục về giới tính, về cách phòng chống xâm hại tình dục cho
trẻ rất cần được quan tâm để truyền tải đến các đối tượng trực tiếp một cách
hiệu quả, không chỉ truyền đạt đến trẻ mà còn đến cha mẹ trẻ, những người trực
tiếp nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Xã Thượng Cường là một xã dân tộc miền núi nằm trên địa bàn Huyện
Chi Lăng- Lạng Sơn, gồm 12 thôn và có dân số là 3.000 dân, và có 687 hộ gia
đình trong đó có 168 trẻ nằm trong độ tuổi tiểu học tuổi tương đương với 154
gia đình. Dân tộc chủ yếu ở địa bàn chủ yếu là người Nùng, Tày, người Kinh
chiếm số lượng nhỏ và chủ yếu là người di cư từ nơi khác đến. Trình độ học
vấn chủ yếu còn thấp, vẫn còn người dân không biết chữ, chính vì vậy đây là
một trong những yếu tố rào cản trong vấn đề tiếp cận thông tin của người dân.
Địa bàn nằm gần với Quốc lộ 279, dân cư tập chung quây quần sống tại
một khu, số trẻ trong độ tuổi tiểu học chiếm khá đông, hiện nay theo tìm hiểu thì
ở tại địa phương chưa có mô hình giáo dục nào có liên quan đến việc, hỗ trợ cho
cha mẹ có con cái trong độ tuổi tiểu học những kiến thức, kĩ năng, cách nhận
biết hành vi xâm hại. Nhất là với những trẻ trong độ tuổi tiểu học, trong chính
các trường tiểu học tại địa phương vấn đề này cũng chưa nhận được sự quan
tâm mặc dù trên địa bàn đã có trường hợp về xâm hại tình dục diễn ra.Các
chương trình, các chuyên đề thảo luận của các bậc cha mẹ chủ yếu chỉ tập trung
vào vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã lập gia đình, chính vì vậy
nên vấn đề về giáo dục giới tính hay những chương trình, những sự quan tâm về
việc dạy trẻ nhỏ cách tự bảo vệ bản thân mình càng cần được quan tâm và chú
trọng. Quan trọng hơn cả chính là vai trò của các bậc cha mẹ trong việc dạy cho

3



con của mình cách tự bảo vệ bản thân, nếu như trẻ em không có các kĩ năng tự
bảo vệ bản thân mình khỏi những hành vi gây hại đối với bản thân mình thì sẽ
có những hậu quả xấu và những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra với trẻ. Ảnh
hưởng đến tuổi thơ của trẻ và hơn thế là ảnh hưởng đến cuộc sống sau này khi
lớn lên… vậy nên cha mẹ lại càng cần có thêm kiến thức để giáo dục và chia sẻ
với con cái về vấn đề này.
Vậy nên từ đó chúng tôi nhận thấy vai trò của NVCTXH, của gia đình,
nhà trường trong vấn đề giáo dục trẻ em kĩ năng bảo vệ bản thân, phòng chống
xâm hại tình dục là điều vô cùng quan trọng. Với những lí do đó, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ em kĩ năng bảo vệ bản thân phòng
chống xâm hại tình dục tại xã Thƣợng Cƣờng-Chi Lăng-Lạng Sơn” làm đề
tài luận văn của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay vấn đề xâm hại tình dục trẻ em không còn là vấn đề quá mới
mẻ dù là ở trên thế giới hay Việt Nam và việc phòng chống xâm hại tình dục
hiện nay cũng rất được quan tâm, nhất là đối với vấn đề phòng chống cho trẻ ,
không chỉ trên Thế giới mà ở nước ta đã có nhiều cơ quan, tổ chức, hay những
nhà nghiên cứu tìm hiểu và có những công trình nghiên cứu, hội thảo, báo cáo
hay những tác phẩm viết về vấn đề này xoay quanh những nguyên nhân, những
ảnh hưởng, những biện pháp đề phòng, ngoài ra cũng có nhiều khía cạnh khác
được khai thác như từ phía gia đình, các mối quan hệ quanh trẻ.

4


2.1. Các đề tài nghiên cứu, tìm hiểunhận thứcvề xâm hại tình dục và phòng
chống xâm hại tình dục
Để phòng chống được xâm hại tình dục xảy ra thì một trong những yếu tố
quan trọng là sự hiểu biết của mọi người về vấn đề đó, có nhiều nghiên cứu đã đi

sâu tìm hiểu về khía cạnh này như: nghiên cứu Fatmeh Ahmad Alzoubi và các
cộng sự (2018), nghiên cứu của Julia Rudolph và Melanie J. ZimmerGembeck (2018) và nghiên cứu của Yichen Jin và các cộng sự tại viện trẻ em và
vị thành niên Heath, Trường y tế công cộng, Đại học Bắc kinh Trung Quốc.
Nghiên cứu của Fatmeh Ahmad Alzoubi và các cộng sự (2018) tập trung
vào tìm hiểu về các Kiến thức và nhận thức của người mẹ về lạm dụng tình dục
trẻ em ở Jordan,cụ thể như: để hiểu những nỗ lực của các bà mẹ Jordan để ngăn
chặn lạm dụng tình dục, các nhà nghiên cứu đã đánh giá kiến thức chung của
các bà mẹ về lạm dụng tình dục, nhận thức, kiến thức về các dấu hiệu và triệu
chứng của lạm dụng tình dục và kiến thức của họ về thực hành phòng chống
lạm dụng tình dục liên quan đến nhân khẩu học của họ. Thiết kế mô tả mặt cắt
ngang được sử dụng với mẫu 488 bà mẹ thuận tiện. Dữ liệu được thu thập bằng
bảng câu hỏi tự báo cáo gồm 52 mục. . Hầu hết các bà mẹ trong nghiên cứu này
đều là người Hồi giáo và kết hôn. Một nửa số bà mẹ có trình độ sau trung học
và chỉ có 36% được tuyển dụng. Nghiên cứu cho thấy phần lớn các bà mẹ đều
hiểu biết về lạm dụng tình dục và thực hành phòng ngừa của mình. Mặc dù chỉ
có 17% bà mẹ đã bắt đầu thực hành một số biện pháp phòng ngừa lạm dụng tình
dục khi con họ còn nhỏ (1-4 tuổi) và chưa đến một nửa (48,8%) đã bắt đầu khi
con cái của họ từ 4–6 tuổi. Ba phần tư (74%) số bà mẹ cho biết rằng giáo dục trẻ
em về lạm dụng tình dục có thể ngăn chặn nó. Chỉ có 37,7% biết về luật liên
quan đến lạm dụng tình dục ở Jordan và chưa đến một nửa số bà mẹ biết về các

5


tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị lạm dụng tình dục. Các bà mẹ có
thu nhập cao hoặc trình độ học vấn cao hoặc được tuyển dụng có nhận thức về
lạm dụng tình dục cao hơn và có dấu hiệu , triệu chứng của lạm dụng tình dục
cao hơn các bà mẹ khác.
Cùng với đó nghiên cứu của Julia Rudolph và Melanie J. ZimmerGembeck (2018) cũng tìm hiểu về quan điểm của cha mẹ về phòng ngừa lạm
dụng tình dục trẻ em. Tuy nhiên nghiên cứu này hoàn toàn là một nghiên cứu

định tính, những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng cha mẹ có một
kiến thức tốt về lạm dụng tình dục và những rủi ro của nó. Tuy nhiên, họ không
cung cấp cho con cái của họ những thông điệp phòng ngừa toàn diện được đề
xuất bởi các chiến dịch phòng chống và nhiều người tập trung vào những nguy
hiểm bắt cóc. Khoảng cách giữa kiến thức và giao tiếp của cha mẹ với trẻ em có
thể là do niềm tin của cha mẹ rằng có thể có những tác hại liên quan đến giáo
dục trẻ em về lạm dụng tình dục (ví dụ như lo sợ và lo lắng mới hoặc giảm niềm
tin vào người khác) và phương pháp có thể không có hiệu quả trong việc bảo vệ
trẻ em khỏi lạm dụng tình dục. Nghiên cứu này bổ sung cho các tài liệu hiện có
bằng cách trình bày thông tin có thể hữu ích trong việc thiết kế các chương trình
bao gồm cha mẹ trong bảo vệ lạm dụng tình dục và bằng cách tiếp cận nghiên
cứu lạm dụng tình dục với cha mẹ là nhân tố chủ chốt trong việc bảo vệ trẻ em.
Tại Trung Quốc, cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này như một
nghiên cứu của Yichen Jin và các cộng sự tại viện trẻ em và vị thành niên
Heath, Trường y tế công cộng, Đại học Bắc kinh Trung Quốcnói về Kiến thức
và kỹ năng phòng chống lạm dụng tình dục: Nghiên cứu về trẻ em ở độ tuổi đi
học ở Bắc Kinh, Trung Quốc (2016): Để kiểm tra mức độ kiến thức và kỹ năng
phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em trong một mẫu trẻ em tuổi đi học, tổng

6


cộng 559 trẻ em từ lớp 1 đến lớp 5 được tuyển dụng từ một trường tiểu học ở
Bắc Kinh, Trung Quốc. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một
bảng câu hỏi khảo sát kiến thức và kỹ năng của họ về phòng chống lạm dụng
tình dục trẻ em. Kết quả cho thấy tỷ lệ kiến thức chính xác về phòng chống lạm
dụng tình dục trẻ em là từ 44,0% đến 80,0%. Tỷ lệ phần trăm người tham gia đã
áp dụng các kỹ năng tự bảo vệ "nói" không, "" "đi xa" và "nói cho người lớn"
đúng trong các tình huống giả thuyết là 57,4%, 28,3% và 48,3% tương ứng. Học
sinh lớp ba đến lớp năm có hiệu suất tốt hơn các học sinh lớp một đến lớp hai,

và các em gái biểu diễn tốt hơn các em trai.
Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố tác
động đến nhận thức và hành vi của các nhóm trẻ khác nhau về nguy cơ xâm hại
tình dục, cụ thể như Luận văn thạc sĩ xã hội học của Lê Thị Linh Chi (2007),
nghiên cứu “ Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ
và hành vi xâm hại tình dục trẻ em” ( khảo sát tại Huế và Hà Nội), nghiên cứu
thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức và hành
vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ
em, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em
đường phố. Nghiên cứu đã mang đến những cái nhìn từ góc độ xã hội học để
xác định vấn đề và hướng giải quyết, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ đường phố
không chỉ bị xâm hại khi kiếm sống trên đường phố mà còn có thể bị xâm hại
trong những mái ấm tình thương, nhà mở bởi những đứa trẻ khác do thiếu hiểu
biết về giới tính, tâm lý tò mò, bắt chước, do không được giáo dục, định hướng
hành vi đúng đắn và do môi trường sống, sinh hoạt và tiếp xúc tập thể giữa trẻ
trai và trẻ gái.

7


Tổ chức World Vision Vietnam đã có bài báo cáo“Tình dục, Xâm hại và
Trẻ em: Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan tới xâm hại tình
dục trẻ em, đặc biệt là trong du lịch, tại bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và
Việt Nam”. Theo báo cáo này cho biết, hiện nay, với sự phát triển của công
nghệ thông tin, nhiều hình thức xâm hại tình dục trẻ em mới xuất hiện có sử
dụng công nghệ như một công cụ. Báo cáo dựa trên kết quả của bốn nghiên cứu
độc lập do Dự án Tuổi thơ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới thực hiện tại bốn
nước nói trên từ năm 2011 – 2012. Sau hơn một năm tổng hợp, phân tích và
hoàn thiện, báo cáo được công bố chính thức ngày 4/6/2014 tại Thái Lan. Trong
các nhóm được phỏng vấn, cha mẹ là nhóm có hiểu biết ở mức thấp nhất về vấn

đề xâm hại tình dục trẻ. Các bậc cha mẹ người Việt Nam thậm chí không thể
định nghĩa đầy đủ hay đưa ra ví dụ thế nào là xâm hại tình dục trẻ em.Trong
nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, các học sinh THPT được phỏng vấn
cho biết, hàng ngày, các em gửi từ 20 – 50 tin nhắn, dành 2 – 7 tiếng để nói
chuyện điện thoại và 1 – 4 tiếng để chơi game. Báo cáo chỉ ra rằng, những tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em sử dụng internet và công nghệ thông tin ngày một
nhiều hơn như một công cụ để dụ dỗ, mê hoặc, lôi kéo các em tới những hành vi
xâm hại.
Trong những nghiên cứu trên đã có một số nghiên cứu quan tâm đến
quan điểm, nhận thức của cha mẹ về xâm hại tình dục và phòng chống xâm hại
tình dục. Bằng các hình thức nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đưa ra các kết
quả nghiên cứu làm nổi bật lên được vấn đề các bậc cha mẹ hiểu thế nào là xâm
hại tình dục và phòng chống xâm hại tình dục. Tất cả những nghiên cứu nói trên
đều có thể bổ sung thông tin cho các tài liệu hay nghiên cứu khác và có thể hữu
ích trong việc thiết kế các chương trình hướng dẫn, cung cấp các thông tin bao

8


gồm các nhóm cha mẹ trong bảo vệ, phòng chống lạm dụng tình dục và bằng
cách tiếp cận nghiên cứu lạm dụng tình dục với cha mẹ là nhân tố chủ chốt
trong việc bảo vệ trẻ em.
2.2. Các nghiên cứu về biện pháp, hình thức giáo dục các kiến thức về xâm
hại tình dục và phòng chống xâm hại tình dục
Bên cạnh những nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức xâm hại tình dục và
phòng chống xâm hại tình dục là các nghiên cứu khác tìm hiểu về các hình thức,
biện pháp giáo dục các kiến thức về xâm hại tình dục, phòng chống xâm hại tình
dục như: Nghiên cứu củaMaureen C. Kenny và các cộng sự ( 2008) , nghiên cứu
củaSandy K. Wurtele và các cộng sự (2010) hay là nghiên cứu khác của Nguyễn
Thị Thu Hương(2018).

Nghiên cứu củaMaureen C. Kenny và các cộng sự ( 2008) có bài viết
nghiên cứu lạm dụng tình dục trẻ em, từ phòng ngừa đến tự bảo vệxem lại một
số chương trình giáo dục và an toàn về lạm dụng tình dục hiện tại, cũng như các
nghiên cứu xung quanh khác. Những thuận lợi cũng như hạn chế của các
chương trình tương tự được xem xét. Các vấn đề như nhóm đối tượng đích ( trẻ
em, giáo viên, phụ huynh) các thành phần của chương trình và các hạn chế
phương pháp luận được đề cập đến. Những phát hiện chính bao gồm: Trẻ em
dưới 3 tuổi có thể dạy hiệu quả kĩ năng tự bảo vệ, sự tham gia của các cha mẹ
và gia đình trong việc huấn luyện là rất quan trọng, và việc tiếp xúc lặp lại giúp
trẻ duy trì sự hiểu biết về kiến thức. Các thành phần của các chương trình thành
công bao gồm việc giảng dạy trẻ em để xác định và chống lại những đứa trẻ
không an toàn và cảm động, đó không phải là lỗi của chúng và học tên chính

9


xác bộ phận sinh dục của chúng. Cuối cùng, đưa ra các định hướng cho tương
lai, phát triển chương trình, nghiên cứu và chính sách được khảo sát.
Nhưng trong một nghiên cứu khác củaSandy K. Wurtele và các cộng sự
(2010)họlạitìm hiểu về sự hợp tác của cha mẹ trong ngăn ngừa lạm dụng tình
dục ở trẻ, nghiên cứu này cho thấy các chương trình phòng ngừa lạm dụng tình
dục trẻ em tập trung vào trẻ em có thể dạy cho trẻ những kiến thức và kỹ năng
an toàn cá nhân, các chương trình phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em liên
quan đến cha mẹ có một số lợi thế khác nhau. Càng có nhiều kiến thức về phòng
ngừa lạm dụng tình dục trẻ em càng có nhiều khả năng họ có thể tạo môi trường
an toàn hơn cho con cái của mình và do đó ngăn ngừa sự bóc lột tình dục. Các
nghiên cứu đã chứng minh rằng cha mẹ thiếu thông tin quan trọng về phòng
ngừa lạm dụng tình dục trẻ em. Báo cáo này xác định các rào cản tiềm ẩn đối
với sự tham gia và đưa ra các đề xuất thực tiễn, đề xuất cho các chương trình
giáo dục phụ huynh được cung cấp, bao gồm nâng cao sự tự tin và kỹ năng của

cha mẹ trong việc giáo dục con cái về phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em,
cung cấp cho họ những tài liệu thân thiện với cha mẹ để sử dụng và phát triển
các ứng dụng trên internet.
Bên cạnh những nghiên cứu cụ thể về biện pháp giáo dục thì còn có các
đề tài nghiên cứu/đánh giá về cách thức giáo dục, các kĩ nẵng, kiến thức về xâm
hại tình dụcnhư:G. Anne Bogat, Rosemarie Ratto(1990). Nghiên cứu này đánh
giá hiệu quả của một chương trình giáo dục lạm dụng tình dục cho trẻ em đến
tuổi đi học tại ba trung tâm chăm sóc ban ngày. Người tham gia là 39 người
trong độ tuổi từ 37 đến 62 tháng; 44% là trẻ gái và 56% là trẻ trai, trẻ được
phân chia ngẫu nhiên theo ba điều kiện: một nhóm trẻ nhận được chương trình
và cha mẹ được khuyến khích tham gia, một nhóm được khuyến khích tham gia

10


những cha mẹ không khuyến khích tham gia. Tất cả trẻ được quản lý 2 thang đo
kiến thức (bảng câu hỏi an toàn cá nhân, kiếm tra tình huống “ NẾU”,) và mức
độ sợ hãi trước và ngay sau khi chương trình học được giảng dạy. Hai nhóm thí
nghiệm được kết hợp với mục đích phân tích thống kê. Kết quả cho thấy trẻ em
trong nhóm thực nghiệm khi so sánh với nhóm đối chứng đã có thể học các khái
niệm phòng ngừa lạm dụng tình dục được đo lường và giữ lại kiến thức này khi
theo dõi, sự tham gia vào chương trình không ảnh hưởng đến điểm số của trẻ
em.Hạn chế của thiết kế nghiên cứu hiện tại và các đề xuất cải tiến chương trình
giảng dạy được lưu ý.
Không chỉ những nghiên cứu trên thế giới nói về vấn đề lạm dụng tình
dục ở trẻ em mà hiện nay tại Việt Nam những công trình nghiên cứu khoa học
độc lập về kỹ năng tự bảo vệ và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cũng đã có
tuy nhiên vẫn còn hạn chế về số lượng. Các kỹ năng tự bảo vệ cũng được đề cập
đến trong một số tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học về kỹ năng sống của
trẻ.

Để hướng dẫn tiết, tham gia giao thông an toàn, đuối nước…. Với những
tình huống rất đa dạng và trẻ một cách chi tiết về cách thức xử lí tình huống thì
Huyền Linh (2011)“Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà”,“Cẩm nang tự vệ an
toàn ra ngoài” đã hướng dẫn trẻ rất chi tiết cách xử lý các tình huống thiếu an
toàn với bản thân như việc an toàn với đồ điện, nước nóng, lửa, bình ga, nước
bên cạnh đó là tự về an toàn về thiên tai, thời gần gũi với cuộc sống của trẻ nhỏ.
Ngoài ra Lâm Trinh (2011) cũng đã đưa ra cẩm nang tự vệ cho bé thông
qua việc đưa ra những cách giúp trẻ biết ứng phó trong những tình huống nguy
hiểm, những cảnh thiếu an toàn, trong cuốn này các bé sẽ được hướng dẫn
những cách ứng phó với các tình huống: khi có người lạ gõ cửa, khi kẻ trộm lẻn

11


vào nhà, bị kẹt trong thang máy, rò rỉ khí ga, lạc cha mẹ ở chỗ đông người, làm
gì khi bị bắt cóc, bị đứt tay do dao, bị lạc đường, cuốn sách này phù hợp với độ
tuổi mẫu giáo và tiểu hoc vì có thông qua những câu truyện gần gũi, có hình ảnh
minh họa và có các ví dụ hướng dẫn cẩn thận để cho bé dễ hiểu.
Bên cạnh đó việc đưa ra những tình huống phổ biến để trẻ có thể nhận ra
đâu là những hành vi nguy hiểm cũng là một cách hợp lí để hướng dẫn trẻ cách
tự bảo vệ bản thân mình, Vũ Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Nga (2012) đã đưa ra
9 tình huống phổ biến trong cuộc sống mà trẻ có thể gặp nguy hiểm cùng với
những biện pháp giúp phụ huynh và giáo viên hướng dẫn, giáo dục cho trẻ.
Cuốn sách gồm nhiều các tình huống nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh và
giaó viên về đặc điểm phát triển của trẻ trong các tình huống cụ thể, từ đó đưa
ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, giúp trẻ thận trọng với các tình huống
trong cuộc sống hàng ngày như: tránh các nơi ao, hồ, bể nước, giếng, bụi rậm,
hố vôi, nơi rác bẩn, ẩm thấp.., để bé có kỹ năng phòng tránh phù hợp bảo đảm
an toàn tính mạng. Thông qua các tình huống cụ thể bé được rèn luyện và phát
triển những kỹ năng sống khác của bản thân, giúp bé có thể chất và tinh thần

lành mạnh.
Ngoài ra trong vấn đề về quản lý giáo dục cũng có những nghiên cứu cụ
thể như luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục của Nguyễn Thị Thu Hương(2018).
Với các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý phối
hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non.Khảo sát thực
trạng quản lý phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm
non Quận Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội và đề xuất các biện pháp quản lý
phối hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các trường mầm non Quận
Nam từ Liêm, thành phố Hà Nội. Mục đích của nghiên cứu này chính là dựa

12


trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý phối
hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại cho trẻ tại các mầm non Quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Bên cạnh các nghiên cứu đưa ra các giải pháp về phòng chống xâm hại
tình dục, còn có các nghiên cứu khác về nhiều khía cạnh như pháp luật, báo chí
và giáo dục, nhằm hỗ trợ tìm ra các hướng giải quyết và hỗ trợ trong vấn đề
phòng chống xâm hại tình dục như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Tuấn
Thiện, Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc tăng cường giải pháp phòng chống bạo
lực, xâm hại trẻ em nhằm tăng cường giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời
các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, cụ thể như:
Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Tuấn Thiện (2005) đã nghiên
cứu về các quy định của pháp luật hiện hành là các tội phạm tình dục trẻ em tập
trung chủ yếu là tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em, tội dâm ô với trẻ em
và tội mua dâm người chưa thành niên ( tình tiết tăng nặng mua dâm trẻ em)
trong Bộ luật Hình sự năm 2999 sửa đổi bổ sung năm 2009 góp phần làm rõ
các quy định của luật Hình sự hiện hành và phân tích tình hình các tội phạm tình
dục trên địa bàn Hà Nội, như phân tích các thông số về vụ phạm tội, người

phạm tội, mức độ thiệt hại, các đặc điểm nhân thân người phạm tội cũng như
hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ
em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em và tội mua dâm người chưa
thành niên ( tình tiết tăng nặng mua dâm trẻ em) giải pháp phòng ngừa.
Thông qua lăng kính báo chí thì Nguyễn Thu Nguyệt (2007)“Vấn đề hôn
nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí” chỉ rõ báo chí không chỉ phản
ánh thực trạng mà còn phản ánh sự tương tác của những biến đổi kinh tế xã hội
tới quan hệ gia đình - trẻ em, giúp định hướng những vấn đề cần nghiên cứu sâu

13


rộng hơn, phục vụ chiến lược phát triển gia đình, chăm sóc trẻ em của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn mới. Tác phẩm này là những khảo cứu qua báo chí về
quan hệ hôn nhân - gia đình và trẻ em của tác giả, giúp ta có cái nhìn bao quát
về vấn đề này ở một cách tiếp cận mới. Trong chương III cả tác phẩm đã nêu rõ
một số vấn đề về trẻ em qua báo chí lựa chọn khảo cứu và phân tích một số
lượng lớn các quan điểm, đánh giá của các tác giả bài viết trên báo chí về vấn đề
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em vi phạm pháp luật, các hình thức lạm
dụng trẻ em (như lạm dụng về tâm lý, tình cảm, sao nhãng việc chăm sóc trẻ,
lạm dụng tình dục, bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, buôn bán trẻ em,
lạm dụng sức lao động trẻ em và xâm hại thân thể), trẻ em với vấn đề giáo dục
và một số vấn đề khác (như quyền trẻ em, sức khoẻ trẻ em).
Tất cả những nghiên cứu, hội thảo, báo cáo chuyên đề mà chúng tôi đã
nêu ở trên đều tập trung đi vào tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp
chung dành cho nhà trường, gia đình và cộng đồng là chủ yếu. Thông qua
những hiểu biết và tìm tòi của mình, chúng tôi đã nhận thấy có khá ít những
nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ cha mẹ trong hướng dẫn cho trẻ những kiến thức để
bảo vệ mình ra khỏi các tình huống nguy hiểm nhất là đối với những trẻ ở khu
vực nông thôn. Ngoài ra các nghiên cứu trước đó hướng đến việc đưa ra các giải

pháp để phòng chống xâm hại tình dục là chủ yếu và đối tượng tiếp cận phần
lớn là từ góc độ của trẻ. Vậy nên trong nghiên cứu này của chúng tôi, chúng tôi
sẽ tập trung nghiên cứu về việc hỗ trợ các bậc phụ huynh có con trong lứa tuổi
tiểu học trên địa bàn xã Thượng Cường Huyện Chi Lăng giáo dục, hướng dẫn
trẻ các kỹ năng, phương pháp phòng tránh xâm hại tình dục từ góc độ của công
tác xã hội để trẻ có thể tự phân biệt, tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ mà trẻ
có thể gặp phải trong cuộc sống.

14


3.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết Công tác xã
hội được ứng dụng trong đề tài bao gồm: lý thuyết hệ thống và lý thuyết hành
động. Đồng thời cũng nêu rõ được vai trò của cha mẹ trong cách dạy trẻ các kĩ
năng bảo vệ bản thân mình trước các tình huống nguy hiểm đến bản thân thân,
cũng như vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ cha mẹ giáo
dục trẻ kĩ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục. Bên cạnh đó
thông qua việc nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thêm tài liệu, kiến thức cho
các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học nói riêng, các bậc cha mẹ khác nói
chung và tất cả những ai quan tâm đến việc giáo dục trẻ kĩ năng bảo vệ bản thân
phòng chống xâm hại tình dục. Đặc biệt, nghiên cứu còn góp phần trong việc
nhìn nhận, đánh giá khách quan và khoa học về các hoạt động giáo dục trẻ kĩ
năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ hiện nay.Cung cấp
thêm những thông tin bổ ích cho những nghiên cứu sau này, có liên quan đến
vấn đề giáo dục trẻ kĩ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục tại

các gia đình ở nông thôn của các ngành khoa học khác. Kết quả nghiên cứu còn
làm phong phú thêm hệ thống kiến thức lý thuyết, khái niệm trong một số bộ
môn về Công tác xã hội như Công tác xã hội với trẻ em.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này nhằm nghiên cứu thực trạng, kiến thức và hành vi giáo dục trẻ
kĩ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục của các bậc cha mẹ có
con trong độ tuổi tiểu học tại các gia đình ở nông thôn, tìm hiểu về thực trạng
hiểu biết của trẻ tiểu học đến các kĩ năng và cách xử lí các tình huống nguy

15


hiểm có thể xảy ra với bản thân, nghiên cứu về mức độ quan tâm của nhà trường
trong lĩnh vực này.
Trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu về các hình thức giáo dục của cha
mẹ đối với trẻ về kĩ năng tự bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại tình dục.
Trang bị thêm cho các bậc cha mẹ nói riêng, các cá nhân, tổ chức, đơn vị
tại địa phương về những kĩ năng, kiến thức và cách giáo dục cho trẻ các kĩ năng
tự bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại tình dục
Từ những nghiên cứu đó, từ góc độ công tác xã hội đề xuất những cách
hỗ trợ các bậc cha mẹ giáo dục con mình cách tự bảo vệ bản thân và phòng
chống xâm hại tình dục.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về thực trạng hiểu biết và
hành vi của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ em kĩ năng bảo vệ bản thân phòng
chống xâm hại tình dục tại các gia đình ở nông thôn, từ đó đưa ra những đánh
giá, đề xuất những giải pháp hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc giáo dục trẻ
em kĩ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục từ góc độ công tác xã
hội
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha mẹ về giáo dục kĩ năng bảo vệ trẻ và
phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, ở các khía cạnh sau: (1) những hiểu biết
của cha mẹ về các khía cạnh cụ thể trong khái niệm xâm hại tình dục trẻ em; (2)
đánh giá của cha mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục các kĩ năng bảo vệ
bản thân.

16


Mô tả thực trạng thực hiện giáo dục các kỹ năng phòng chống xâm hại
tình dục cho trẻ, trên các bình diện: (1) thời điểm, (2) nội dung và (3) phương
pháp mà các bậc cha mẹ thực hiện trong hoạt động hướng dẫn phòng chống
xâm hại tình dục cho trẻ.
Tìm hiểu về cáchoạt động hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ kỹ năng phòng
chống xâm hại tình dục và những khó khăn, thuận lợi của các bậc cha mẹ gặp
phải khi hướng dẫn con cái của mình.
Tìm hiểu về những nhu cầu của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục trẻ
các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục.
Đề xuất các giải pháp từ góc độ công tác xã hội nhằm hỗ trợ cha mẹ
trong việc giáo dục trẻ em kĩ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình
dục cho trẻ
5.


Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hỗ trợ cha mẹ giáo dục trẻ em kĩ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm
hại tình dục
5.2. Khách thể nghiên cứu
-

Nhóm cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học tại xã Thượng Cường.

-

Trẻ trong độ tuổi tiểu học, Giáo viên tại trường tiểu học trên địa

-

Đại diện Hội Phụ Nữ trên địa bàn nghiên cứu

bàn.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 10/2017 đến
8/2018
Phạm vi không gian: Xã Thượng Cường,Chi Lăng – Lạng Sơn

17


×