Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu giám sát hàm lượng phù sa lơ lửng trong nước sông hồng đoạn từ hà khẩu (lào cai) đến việt trì (phú thọ) bằng ảnh sentinel 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thiên Phƣơng Thảo

NGHIÊN CỨU GIÁM SÁT HÀM LƢỢNG PHÙ SA LƠ LỬNG
TRONG NƢỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN TỪ HÀ KHẨU (LÀO CAI)
ĐẾN VIỆT TRÌ (PHÚ THỌ) BẰNG ẢNH SENTINEL-2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Thiên Phƣơng Thảo

NGHIÊN CỨU GIÁM SÁT HÀM LƢỢNG PHÙ SA LƠ LỬNG
TRONG NƢỚC SÔNG HỒNG ĐOẠN TỪ HÀ KHẨU (LÀO CAI)
ĐẾN VIỆT TRÌ (PHÚ THỌ) BẰNG ẢNH SENTINEL-2

Chuyên ngành:

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã số:


8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
PGS.TS. Phạm Quang Vinh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, học viên xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thu
Hà và PGS.TS. Phạm Quang Vinh người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học viên
trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn thạc sĩ khoa học.
Đồng thời, học viên cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Địa lý,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã luôn nhiệt tình giảng dạy cho học viên trong
suốt chương trình đạo tạo thạc sĩ. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
anh/chị/em và bạn bè đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Địa chất
môi trường, Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa môi trường và Biến đổi khí hậu,
Trung tâm CARGIS và Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp
Quốc gia mã số VT-UD.02/16-20 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho học viên hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn quan tâm, chia
sẻ mọi khó khăn và ủng hộ học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
i ng

th ng

n m


Họ viên

Nguyễn Thiên Phƣơng Thảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU .................................................................................................4
1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ................................................................... 4
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................... 5
. . . Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................5
1.2.2. Chế đ dòng chảy của sông Hồng .........................................................15
1.2.3. Các hoạt đ ng nhân sinh trên sông .......................................................18
1.3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 24
1.3.1. Ứng dụng của viễn thám trong nghiên cứu SSC ...................................24
1.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sông Thao (đoạn từ Hà Khẩu,
L o Cai đến Việt Trì, Phú Thọ) .......................................................................30
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..34
2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................ 34
2.2. Cách tiếp cận ........................................................................................... 34
2.2.1. Cách tiếp cận hệ thống ..........................................................................34
2.2.2. Cách tiếp cận tích hợp và liên ngành ...................................................34
2.3. Phƣơng pháp nghiên ứu ....................................................................... 35
.3. . Phương ph p thu thập và tổng hợp số liệu............................................35
.3. . Phương ph p khảo sát thực địa .............................................................36
.3.3. Phương ph p x c định hàm lượng phù sa lơ lửng ................................40
2.3. . Phương ph p viễn thám - bản đồ...........................................................40

2.3.5. Phương ph p thống kê đ nh gi đ chính xác .....................................43
2.4. Cơ sở tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 43
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................46
3.1. Hiện trạng phù sa lơ lửng trong nƣớc sông Thao ................................ 46


3.2. Phƣơng trình tính toán hàm lƣợng phù sa lơ lửng từ ảnh vệ tinh
Sentinel-2A ...................................................................................................... 49
3.3. Phân bố hàm lƣợng SSC theo không gian và thời gian....................... 53
3.3.1. Phân bố h m lượng SSC trong nước sông Thao đoạn qua Lào Cai .....53
3.3.2. Phân bố h m lượng SSC trong nước sông Thao đoạn qua Yên Bái .....57
3.3.3. Phân bố h m lượng SSC trong nước sông Thao đoạn qua Phú Thọ ....60
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hàm lƣợng phù sa lơ lửng trên sông
Thao (đoạn từ Hà Khẩu, Lào Cai đến Việt Trì, Phú Thọ) ..................... 62
KẾT LUẬN .....................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................70


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTTN

Diện tích tự nhiên

ESA

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu

ISS

Hàm lượng chất vô cơ lơ lửng


NIR

Cận hồng ngoại

OSS

Hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng

R2

Hệ số xác định

RMSE

Sai số toàn phương trung bình

S2A

Vệ tinh Sentinel-2A

SD

Độ thấu quang

SSC

Hàm lượng phù sa lơ lửng



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu .................................................................5
Hình 1.2. Mô hình số độ cao khu vực sông Hồng đoạn từ Lào Cai .................6
Hình 1.3. Sơ đồ phân bố mạng lưới thủy văn lưu vực sông Hồng thể hiện rõ
hướng chảy thẳng theo phương Tây Bắc - Đông Nam của sông Thao (đoạn từ
Lào Cai đến Việt Trì) trên nền mô hình số độ cao DEM (Nguồn: [86]) .........10
Hình 1.4. Khai thác cát trên sông Hồng đoạn qua Lào Cai (A) và Phú Thọ (B)
(Nguồn: [88]) ...................................................................................................19
Hình 1.5. Công ty Miwon (A) và Pangrim Neotex (B) xả thẳng nước thải
chưa qua xử lý ra sông Hồng đoạn qua Phú Thọ (Nguồn: [87, 89]) ...............20
Hình 1.6. Rác thải sinh hoạt đổ trực tiếp ở bờ sông đoạn qua thành phố Lào
Cai (ảnh chụp trong đợt khảo sát tháng 4/2018)..............................................21
Hình 1.7. Hệ thống các hồ chứa, thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng .......23
Hình 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................34
Hình 2.2. Thu thập tài liệu tại trạm quan trắc nước xuyên biên giới tỉnh Lào Cai35
Hình 2.3. Vị trí điểm đo trên sông Thao đoạn qua thành phố Lào Cai (A) và
ngã ba sông Lô - Đà - Thao (B) trong 3 đợt khảo sát trên ảnh màu giả của
S2A (11:4:3) ....................................................................................................37
Hình 2.4. Đo phổ phản xạ trên sông Thao đoạn qua thành phố Lào Cai ........38
Hình 2.5. Đo độ thấu quang của nước sử dụng đĩa Secchi .............................39
Hình 2.6. Phân tích SSC trong phòng thí nghiệm theo ...................................40
Hình 2.8. So sánh cảnh ảnh trước (A) và sau (B) khi hiệu chỉnh khí quyển ..42
Hình 2.9. Mặt nước được thể hiện rõ nét hơn thông qua hiển thị tỷ số kênh
phố B11/B3 (A) so với ảnh toàn sắc (B) .........................................................42
Hình 2.9. Vị trí đoạn sông nghiên cứu được bao phủ bởi 4 cảnh ảnh S2A ....43


Hình 3.1. Đặc trưng phổ phản xạ mặt nước w đo tại sông Thao đoạn qua
thành phố Lào Cai và hợp lưu sông Lô-Đà-Thao so với vị trí của các kênh phổ

ảnh Sentinel 2A (S2A): a) w đo vào tháng 11/11/2017 tại hợp lưu sông LôĐà-Thao; b) w đo vào tháng 3-4/2018 và c) w đo vào tháng 7-8/2018 tại
sông Hồng đoạn qua thành phố Lào Cai. B1 đến B8a ứng với vị trí các kênh
phổ của ảnh S2A từ 1 đến 8a. ..........................................................................48
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn phương trình hàm mũ thể hiện mối quan hệ tuyến
tính của SSC với tỷ số của ρw ứng với kênh 4 (a), kênh 6-8a (b-d), kênh
5/kênh 4 (e), .....................................................................................................50
Hình 3.3. Sai số giữa SSC đo được thực tế và SSC tính toán từ phương trình
hàm mũ hình 3.2f sử dụng dữ liệu của 20 điểm đo ngày 1/4/2018 (a) và 12
điểm đo ngày 29/7/2018 (b) .............................................................................52
Hình 3.4. Sai số giữa phổ phản xạ đo thực tế ρw(665) + ρw(705))/ρw(560) và
phổ thu hồi từ ảnh S2A (kênh 4 + kênh 5)/kênh 3 của 12 điểm đo ngày
10/8/2018 .........................................................................................................52
Hình 3.5. Sơ đồ phân bố SSC của nước sông Thao đoạn qua thành phố Lào
Cai trên ảnh màu thật của S2A (4:3:2) thu được vào các ngày tương ứng. ....53
Hình 3.6. Sự thay đổi của SSC tại 3 điểm trên sông Thao đoạn qua thành phố
Lào Cai tính toán từ các ảnh S2A thu được vào các thời điểm khác nhau trong
năm 2018 (ngày/tháng/năm). ...........................................................................55
Hình 3.7. Sơ đồ phân bố SSC của nước sông Thao đoạn qua huyện Văn Bàn,
Lào Cai trên ảnh màu thật của S2A (4:3:2) thu được vào các ngày tương ứng.
Ảnh S2A thể hiện đặc điểm thời tiết ngày thu được ảnh.................................56
Hình 3.8. Sơ đồ phân bố SSC của nước sông Thao đoạn qua huyện Văn Yên phía
giáp Lào Cai, tỉnh Yên Bái trên ảnh màu thật của S2A (4:3:2) thu được vào các
ngày tương ứng. Ảnh S2A thể hiện đặc điểm thời tiết ngày thu được ảnh ............ 58


Hình 3.9. Sơ đồ phân bố SSC của nước sông Thao đoạn qua huyện Văn Yên
phía giáp Phú Thọ, tỉnh Yên Bái trên ảnh màu thật của S2A (4:3:2) thu được vào
các ngày tương ứng. Ảnh S2A thể hiện đặc điểm thời tiết ngày thu được ảnh ...59
Hình 3.10. Xu hướng biến động hàm lượng SSC theo mùa của sông Thao
đoạn hợp lưu với sông Nậm Chăn (Lào Cai), đoạn hợp lưu với Ngòi Hút và

đoạn hợp lưu với Ngòi Thia (Yên Bái) ............................................................60
Hình 3.11. Sơ đồ phân bố SSC của nước sông Thao đoạn qua tỉnh Phú Thọ
trên ảnh màu thật của S2A (4:3:2) thu được vào các ngày tương ứng. Ảnh
S2A thể hiện

đặc điểm thời tiết ngày thu được ảnh ...............................61

Hình 3.12. Xu hướng biến động hàm lượng SSC theo mùa của sông Thao
đoạn qua huyện Tam Nông và Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ................................62
Hình 3.13. Sơ đồ thể hiện mặt nước sông Thao đoạn qua thành phố Lào Cai ...63
Hình 3.14. Biến động diện tích mặt nước giữa các tháng trong năm trên sông
Thao đoạn qua thành phố Lào Cai (ngày/tháng/năm) .....................................63
Hình 3.15. Sơ đồ thể hiện mặt nước sông Thao đoạn qua huyện Văn Yên, tỉnh
Yên Bái tại thời điểm cao điểm của mùa khô (09/04/2018) và mùa mưa
(27/08/2018) trên ảnh tổ hợp màu giả của S2A (8:4:3) ...................................64
Hình 3.16. Biến động diện tích mặt nước giữa các tháng trong năm trên sông
Thao đoạn qua huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (ngày/tháng/năm) ...................65
Hình 3.17. Sơ đồ thể hiện mặt nước sông Thao đoạn qua huyện Tam Nông .65
Hình 3.18. Biến động diện tích mặt nước giữa các tháng trong năm trên sông
Thao đoạn qua huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
(ngày/tháng/năm) .............................................................................................66
Hình 3.19. Mối tương quan giữa SSC và diện tích mặt nước đoạn qua Lào
Cai (a), Yên Bái (b) và Phú Thọ (c).................................................................67


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích các loại đất chính của tỉnh Lào Cai .................................12
Bảng 1.2. Diện tích các nhóm đất thổ nhưỡng tỉnh Yên Bái ..........................13
Bảng 2.1. Các ảnh vệ tinh S2A sử dụng trong nghiên cứu ............................... 44

Bảng 3.1. Kết quả đo SSC, ISS, OSS và SD của nước sông trong 3 đợt khảo sát ..46
Bảng 3.2. Mối quan hệ tuyến tính giữa SSC và tỷ số phổ phản xạ ứng với dải
phổ của kênh ảnh S2A sử dụng dữ liệu của 45 điểm đo ngày 11/11/2017,
23/03/2018 .......................................................................................................49


MỞ ĐẦU
Đánh giá chất lượng nước là nhiệm vụ bắt buộc không thể thiếu được trong
bất kỳ một bộ luật nào liên quan đến bảo vệ môi trường của các quốc gia trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng [78]. Việc đưa ra các đánh giá mang tính định
lượng về chất lượng nước là một yếu tố vô cùng cần thiết trong việc quản lý tài
nguyên nước dựa trên cơ sở khoa học. Một trong những bước quan trọng để đánh
giá chất lượng của các con sông là mô tả quá trình vận chuyển trầm tích của chúng nhiệm vụ này được coi như là một quy định bắt buộc trong chiến lược quản lý chất
lượng nước ở hầu hết các quốc gia [75]. Hàm lượng phù sa lơ lửng (SSC) trong
nước và phân bố không gian của chúng trong nước sông phản ánh một loạt các vấn
đề về chế độ thủy văn hay chất lượng môi trường nước bao gồm tình trạng xói lở,
mất đất ở thượng nguồn; quá trình vận chuyển nước, trầm tích, chất dinh dưỡng và
các chất độc hại trong nước sông cũng như quá trình tích lũy các chất gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, SSC trong nước là một chỉ số định lượng quan trọng đánh giá trực tiếp
độ trong hay độ thấu quang của nước. Chính vì vậy, việc giám sát nghiên cứu SSC
là vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một dự án hay chương trình giám sát chất lượng
môi trường sông nào.
Sông Hồng là con sông lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam với chiều dài hơn
1.000 km và được đánh giá là một trong 10 dòng sông có tải lượng nước và phù sa
lớn nhất thế giới [58]. Sông Hồng là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho nông
nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng - một trong những vùng đồng bằng có mật độ dân
số cao nhất trên thế giới, do đó nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực
ASEAN. Tuy nhiên, với đặc điểm có tới trên 50% nguồn nước của sông xuất phát
từ ngoài biên giới nên sông Hồng đoạn chảy qua nước ta cực kỳ nhạy cảm với mọi

hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước từ phía thượng lưu. Trong
các nghiên cứu gần đây, sông Hồng được đánh giá là một trong những ví dụ điển
hình về hệ thống sông chịu những tác động nghiêm trọng từ các hoạt động nhân
sinh như xây dựng đập thủy điện, khai thác cát lòng sông, đô thị hóa và công nghiệp

1


hóa ven sông [36,53,56]. Do đó việc phát triển và ứng dụng các kỹ thuật định lượng
vào giám sát chất lượng nước nói chung và giám sát SSC của sông Hồng nói riêng
là vô cùng cần thiết để quản lý chất lượng nước sông cũng như các vấn đề khai thác
nước của dòng sông.
Hiện nay, việc giám sát SSC trong nước sông Hồng chủ yếu dựa trên phương
pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm [40]. Phương pháp quan trắc
truyền thống này thường gây tốn kém về mặt thời gian và kinh phí và đặc biệt dữ
liệu thu thập được chỉ đại diện cho một khu vực hạn chế quanh điểm được quan
trắc. Điều này dẫn đến thực trạng thiếu dữ liệu trong việc quản l sông Hồng hiện
nay. Trong khi đó, trên thế giới, viễn thám đã được sử dụng như là một công cụ
hiện đại trong việc giám sát SSC từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20 và cho đến nay đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Đã có rất nhiều thuật toán sử dụng các kênh phổ
riêng lẻ hay tỷ số các kênh phổ phản xạ từ các dữ liệu vệ tinh đa phổ khác nhau để
tính toán SSC [44]. Điển hình như các thuật toán dựa trên đơn kênh phổ đỏ [47,67],
cận hồng ngoại [69] hay như tỷ lệ dải phổ đỏ/xanh lục [38,74,85] đã được áp dụng
thành công trong tính toán SSC cho vùng nước biển ven bờ hay hồ nước ngọt. Tuy
nhiên, do đặc tính là dòng chảy thường xuyên, có sự pha trộn các chất hòa tan lơ
lửng ở các tỷ lệ khác nhau nên việc áp dụng các thuật toán nói trên vào tính toán
SSC của nước sông còn chưa chính xác. Đặc biệt, do kích thước của dòng chảy
sông thường hẹp về chiều ngang nên các dữ liệu ảnh vệ tinh sử dụng để tính toán
SSC cần hội tụ đủ sự phù hợp của cả hai yếu tố: độ phân giải không gian và độ phân
giải bức xạ.

Vệ tinh Sentinel-2A (S2A) mới được phóng lên quỹ đạo vào tháng 6 năm
2015 bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) nên ít được đề cập trong các nghiên cứu
giám sát môi trường nước trên thế giới [73] và gần như rất ít sử dụng trong các công
bố thuộc lĩnh vực này tại Việt Nam. Mặc dù được thiết kế cho mục đích giám sát sử
dụng đất và thay đổi độ che phủ đất ở quy mô quốc gia và toàn cầu, song với độ
phân giải không gian cao (chỉ 10 m cho một số kênh phổ) và thiết kế kênh phổ
chuyên biệt cho vùng cận hồng ngoại (có nhiều điểm tương đồng với ảnh vệ tinh
2


MERIS, vệ tinh được ESA phát triển trước đó để giám sát môi trường biển), S2A
được đánh giá là một dữ liệu phù hợp để nghiên cứu, giám sát môi trường nước, đặc
biệt là các vùng nước nội địa [4,19].
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giám
sát hàm lượng phù sa lơ lửng trong nước sông Hồng đoạn từ Hà Khẩu (Lào Cai)
đến Việt Trì (Phú Thọ) bằng ảnh Sentinel-2” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm
xác định sự thay đổi theo mùa và theo không gian của SSC trong nước, cung cấp cơ
sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng nước sông và các tác động có thể của hoạt
động nhân sinh vùng thượng lưu. Mục tiêu của luận văn là:
Mục tiêu chung:
Lựa chọn phương pháp phù hợp để làm rõ sự thay đổi theo mùa và theo
không gian của hàm lượng phù sa lơ lửng trong nước sông Hồng đoạn từ Hà Khẩu
(Lào Cai) đến Việt Trì (Phú Thọ) bằng ảnh S2A.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng phương trình tính toán SSC trong nước sông Hồng bằng ảnh S2A;
- Mô hình hóa sự phân bố không gian của SSC trong nước mặt sông Hồng
đoạn từ Hà Khẩu (Lào Cai) đến Việt Trì (Phú Thọ) theo mùa (mùa mưa và mùa khô);
- Phân tích, xác định yếu tố chính quyết định mức hàm lượng phù sa lơ lửng
trong nước sông Hồng đoạn từ Hà Khẩu (Lào Cai) đến Việt Trì (Phú Thọ).
Luận văn bao gồm 3 chương, không kể phần mở đầu và kết luận:

Chương 1: Tổng quan vùng nghiên cứu và lịch sử nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở Bắc Bộ và lớn thứ hai ở
Việt Nam (chỉ sau hệ thống sông Mê Kông). Lưu vực hệ thống sông Hồng nằm
trong phạm vi từ 20o00’ đến 25o30’ vĩ độ Bắc và từ 100o00’ đến 106o07’ kinh độ
Đông với tổng diện tích khoảng 169.000 km2 [52,76], trong đó 50,3% nằm ở Việt
Nam, 48,8% nằm ở Trung Quốc, 0,9% nằm ở Lào [77]. Hệ thống sông Hồng do ba
sông Đà, Thao, Lô hợp thành, trong đó sông Thao được coi là dòng chính.
Vùng được lựa chọn nghiên cứu là dòng chính của hệ thống sông Hồng đoạn
từ Hà Khẩu (Lào Cai) đến Việt Trì (Phú Thọ) hay còn có tên gọi là sông Thao
(Hình 1.1). Sông Thao phát nguồn từ cực Tây Bắc của lưu vực (có tọa độ 25o30’ vĩ
độ Bắc và 100o15’ kinh độ Đông) trên độ cao hơn 1770 m. Dòng chính chảy trên
lãnh thổ Trung Quốc được gọi là sông Nguyên. Sông Nguyên chảy vào Việt Nam
tại Lũng Pô, xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) và chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam và được gọi là sông Thao (sông có chiều dài 270 km tương ứng
với phần diện tích lưu vực ở Việt Nam là 11.910 km2). Sông Thao chạy dọc theo
biên giới khoảng 80 km với bờ Nam sông thuộc Việt Nam và bờ Bắc là lãnh thổ
Trung Quốc đến thành phố Lào Cai thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đó,
sông chảy qua Văn Yên rồi Trấn Yên (Yên Bái) và thành phố Yên Bái, sang Hạ
Hòa (Phú Thọ), dọc theo ranh giới giữa Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm
Thao, Việt Trì ở tả ngạn và Cẩm Khê, Tam Nông ở hữu ngạn. Tại Việt Trì sông
Thao hợp lưu với sông Đà ở huyện Tam Nông, thành phố Việt Trì có tọa độ

105°20’50” kinh độ Đông, 21°15’00” vĩ độ Bắc và sông Lô tại phường Bạch Hạc,
thành Phố Việt Trì có tọa độ 105°26’40” kinh độ Đông, 21°17’50” vĩ độ Bắc rồi
chảy ra biển Đông được gọi là sông Hồng. Sông Thao có dòng chảy thẳng ít khúc
khuỷu độ dốc lòng sông lớn. Các nhánh của sông Thao thường ngắn và dốc, chảy
gần như vuông góc với dòng chính, bờ tả chủ yếu là các nhánh nhỏ, bờ hữu có 1 số
nhánh lớn như Ngòi Nhì có diện tích lưu vực 1.543 km2, Ngòi Thia có diện tích lưu
vực 1570 km2.
4


Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
. . . . Đặc điểm địa hình địa mạo
Khu vực nghiên cứu, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì chịu ảnh hưởng của đới
đứt gãy sông Hồng. Đới đứt gãy sông Hồng tại đây được chia thành 2 nhánh đứt
gãy chính là đứt gãy sông Hồng (tiếp tục kéo dài, chạy theo thung lũng Sông Hồng)
và đứt gãy sông Chảy (chạy dọc Quốc lộ 70 và thung lũng sông Chảy), được phân
tách bởi dãy núi Con Voi với dải trung tâm có độ cao trên 1000 m so với mực nước
biển. Đây là khu vực đồi núi cao nhất Việt Nam với nhiều đỉnh cao từ 2000 - 3000
m, đặc biệt là đỉnh Fansipan, cao 3143 m - là đỉnh cao nhất bán đảo Đông Dương,
phát triển chủ yếu trên đá granit. Nơi đây lại đang chịu nhiều hoạt động kiến tạo
hiện đại: hoạt động nâng - hạ, hoạt động đứt gãy và dịch chuyển. Vì vậy khu vực
này có sự phân hóa địa hình khá sâu sắc cả theo phương ngang (phương Bắc - Nam
và Đông - Tây) lẫn phương thẳng đứng. Bên hữu ngạn sông Hồng, địa hình thường
cao hơn, dốc hơn, địa hình sắc nhọn và phức tạp hơn bên tả ngạn - địa hình thấp
hơn, đơn giản hơn, đỉnh tròn và sườn thoải hơn. Khu vực Lào Cai có địa hình cao
hơn (khu vực núi cao) và phức tạp hơn khu vực Yên Bái - là vùng chuyển tiếp từ
trung du (Phú Thọ) lên khu vực núi cao (Lào Cai). Theo chiều thẳng đứng, khu vực
5



dọc hai thung lũng sông Hồng và sông Chảy địa hình thấp, chủ yếu là các thềm và
gò đồi thoải hay núi sót, chịu ảnh hưởng nhiều của dòng chảy. Càng về hai bên, địa
hình càng cao dần và tạo nên nhiều bậc khác nhau, chúng phản ánh mối tương tác
giữa chuyển động tân kiến tạo có đặc tính chu kỳ và tính không đồng nhất với các
khu vực khác nhau (Hình 1.2).

Hình 1.2. Mô hình số độ cao khu vực sông Hồng đoạn từ Lào Cai
đến thành phố Hà Nội
Nhìn chung hình thái địa hình khu vục đều dốc, phân cắt mạnh và có xu
hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các dãy núi lớn thường định hướng
theo phương của các đứt gãy chính (phương TB-ĐN): dãy núi Hoàng Liên Sơn - Pu
Luông, dãy núi Con Voi,... Phần sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy
núi nhỏ lại có phương ĐB-TN và bị các đứt gãy cắt qua. Xen kẽ với núi đồi là địa
hình cao nguyên, trũng giữa núi, bồn địa và thung lũng. Đáng kể nhất là cao nguyên
Bắc Hà, Mường Khương; thung lũng sông Hồng, sông Chảy, ở đó nó được tách ra
thành các trũng: Lào Cai, Bảo Hà, Bảo Yên, Yên Bái, Phong Châu; các bồn địa:
Mường Lò (Văn Chấn), Đại Phú An (Văn Yên), Mường Lai (Lục Yên)... Các trũng
6


này được hình thành chủ yếu do quá trình sụt lún và chuyển dịch kiến tạo. Các cuội
trong các trầm tích Neogen thường bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ và bị dịch trượt
trái. Các thung lũng dọc các sông suối nhánh đổ vào sông Hồng, sông Chảy làm cho
địa hình khu vực thêm đa dạng và tăng độ phân cắt.
Tóm lại, phân tích hình thái địa hình khu vực nổi lên các đặc trưng đó là tính
khối tảng và tính phân bậc của địa hình. Các đặc trưng gây ra các ảnh hưởng khá rõ
nét đến lượng dòng chảy cũng như chế độ dòng chảy của sông Hồng tại khu vực
nghiên cứu. Cụ thể, hướng nghiêng của địa hình và hướng núi có tác động lớn trong

việc quy định hướng sông. Trên lưu vực sông Hồng tại vùng thượng lưu có nhiều
dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Bắc Nam phân cách giữa các
lưu vực như: Dãy Hoàng Liên Sơn có ngọn núi Fansipan cao 3143 m ngăn cách
giữa sông Thao và sông Đà; Dãy Tây Côn Lĩnh có đỉnh cao 2419 m ngăn cách giữa
sông Lô và sông Thao. Các dãy núi đều có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đông làm cho lưu vực có độ dốc chung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của địa hình bị phân cắt mạnh mẽ cùng với độ dốc lớn góp
phần làm tốc độ dòng chảy lớn, đặc biệt là vào mùa lũ khiến cho các vật liệu được
cuốn đi bởi dòng chảy thường là các vật liệu thô (tảng, cuội, sạn) di chuyển chủ yếu
theo trạng thái lăn, trượt và nhảy cóc.
. . . . Đặc điểm địa chất
Nhìn từ góc độ địa chất, sông Hồng trong lãnh thổ nước ta phát triển chủ yếu
theo hệ thống đứt gãy sông Hồng. Phần lưu vực được cấu thành từ các thành tạo địa
chất chủ yếu là các phức hệ trầm tích biến chất cổ tuổi Proterozoi và Paleozoi. Các
đá phổ biến trong vùng gồm: Parageneis, Ortogeneis, đá phiến kết tinh thạch anh Fenspat - granat - mica: Amphiboli, Migmatit, Pecmatoit… Các đá magma khá đa
dạng về chủng loại và tuổi thành tạo nhưng đặc trưng nhất trên lãnh thổ của lưu vực
sông Hồng phân bố chủ yếu là các phức hệ granitoit, grano syenit, các đá phun trào
mafic và axit.
Các đá kể trên được bao phủ một lớp vỏ phong hóa đặc trưng của miền nhiệt
đới nóng ẩm, có độ dày khá lớn, hình thành một tầng đất có những đặc tính địa kỹ
thuật yếu. Vì vậy, khi có những trận mưa kéo dài với hàng trăm mm/nước ngày đêm
7


đã gây ra các hiện tượng xói lở, rửa trôi mạnh mẽ tạo nên các trận lũ quét, trượt đất
nghiêm trọng ở khu vực miền núi.
. . .3. Đặc điểm khí hậu
Do có sự phân dị khác nhau của địa hình, vì vậy mà các đặc điểm khí hậu ở
đây cũng có sự phân hóa khác nhau:
Khu vực Lào Cai, do địa hình phức tạp, nhiều núi cao nên Lào Cai có khí

hậu đa dạng, phân hóa theo mùa và khác biệt giữa các vùng. Nhiệt độ trung bình
năm dao động 20 - 22oC. Những vùng có độ cao từ 700 m trở lên có khí hậu á nhiệt
đới pha ôn đới, nhiệt độ trung bình năm từ 18o - 28oC. Ở những thung lũng, nhiệt độ
lên tới 30oC. Riêng Sapa có khi nhiệt độ xuống dưới 0oC, thậm chí có mưa tuyết.
Lào Cai có lượng mưa thấp. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1400 - 1500
mm/năm, năm mưa nhiều có thể đạt 2700 mm/năm. Vùng ít mưa nhất là ở Than
Uyên, Sapa.
Gió ở Lào Cai mang nhiều sắc thái địa phương. Đặc biệt ở Than Uyên có gió
lốc rất mạnh, ở Sa Pa có gió Ô Quy Hồ…
Những dãy núi cao chạy theo hướng TB-ĐN tạo thành những bức tường
thiên nhiên ngăn chặn gió bão. Vì thế ở Lào Cai ít bão và ít bị ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc. Những yếu tố khí hậu đó tạo thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới, phát triển du lịch.
Còn ở khu vực Yên Bái, mặc dù có địa hình thấp hơn và không phức tạp
bằng khu vực Lào Cai, song trên nền nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu ở đây cũng ít
nhiều tác động của địa hình núi cao và khá phức tạp. Một vài chỉ số trung bình năm
như sau: tổng nhiệt độ 7500o - 8000o, nhiệt độ 22o - 23oC, lượng mưa 1500 - 2200
mm, độ ẩm 83-87%.
Khu vực Yên Bái có 2 mùa rõ rệt: mùa hạ từ IV đến X. Đây là thời kỳ nóng
ẩm, nhiệt độ trung bình trên 25oC (tháng nóng nhất 37o - 38oC). Mưa nhiều, thường
kèm gió xoáy, gây lũ quét, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Sự phân bố
mưa và lượng mưa chịu tác động rõ nét của địa hình. Lượng mưa giảm từ Đông
sang Tây. Dọc theo thung lũng sông Hồng, mưa giảm dần từ Đông Nam lên Tây
Bắc. Do ảnh hưởng của hướng gió và địa hình dãy Hoàng Liên Sơn nên vào mùa hạ,
sườn Tây mưa ít hơn sườn Đông và phía Tây có gió Lào.
8


Mùa đông kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau. Ở vùng cao, mùa đông
đến sớm hơn và kết thức muộn hơn so với vùng thấp. Ở những nơi có độ cao trên

1500 m hầu như không có mùa hạ, nhiệt độ thường dưới 20oC. Trên vùng núi cao
có nơi nhiệt độ dưới 0oC, có sương muối và tuyết. Vào đầu mùa đông (tháng XII, I)
thường xảy ra hạn hán, vào cuối mùa lại dầm dề mưa phùn.
Xuống đến vùng trung du Phú Thọ, do địa hình thấp và ít phân dị hơn nên
chế độ nhiệt ẩm ở khu vực này khá ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
23oC. Mùa hạ kéo dài từ tháng V tới tháng X, nhiệt độ trung bình cao nhất vào
tháng VII (khoảng 29oC). Mùa đông từ tháng XI tới tháng IV năm sau, nhiệt độ
trung bình thấp nhất vào tháng I (khoảng 16oC). Số giờ nắng trong năm khá cao
(1300-1400 giờ/năm). Lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, tập trung vào 5
tháng, từ tháng V đến tháng IX. Độ ẩm trung bình là 85-86%.
Tóm lại, khí hậu khu vực có sự phân hóa khá lớn theo sự phân dị khác nhau
của địa hình khu vực. Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế
độ mưa và chế độ nhiệt có ảnh hưởng lớn đến chế độ thủy văn của vùng như thời
gian ngập nước, độ sâu ngập nước của lòng sông, chế độ dòng chảy, dẫn đến sự
khác nhau trong phân bố SSC trong nước sông, đặc biệt là giữa các nhánh sông.
Những hiện tượng thời tiết bất thường như hiện tượng Elnino hay Elnina cũng đã
gây ra hạn hán và mưa lũ với diễn biến khá phức tạp trong những năm gần đây, ảnh
hưởng đến chế độ thủy văn nói chung và dòng vận chuyển SSC nói riêng.
. . . . Đặc điểm thủ v n
Trên địa phần tỉnh Lào Cai có 79 sông, suối chính, có chiều dài từ 10 km trở
lên, gồm 17 sông lớn, liên tỉnh và 62 sông, suối nội tỉnh, thuộc hệ thống sông Thao,
gồm các sông chủ yếu sau: sông Thao (sông Hồng), suối sinh Quyền, Ngòi Đum,
Nậm Thi, Ngòi Bo, Ngòi Nhu, sông Chảy (Hình 1.3). Ngoài ra, còn có nhiều sông,
suối nhỏ khác.
Đoạn sông Thao chảy qua tỉnh chiều dài khoảng 110 km lòng rộng, sâu, độ
dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết mạnh. Sông Thao là nguồn
cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông.
9



Hình 1.3. Sơ đồ phân bố mạng lưới thủy văn lưu vực sông Hồng thể hiện rõ hướng
chảy thẳng theo phương Tây Bắc - Đông Nam của sông Thao (đoạn từ Lào Cai đến
Việt Trì) trên nền mô hình số độ cao DEM (Nguồn: [86])
Con sông lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh Lào Cai là sông Chảy. Ngoài ra, các
sông khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn chung của
tỉnh như:
- Sông Nậm Thi bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy vào địa phận của
thành phố Lào Cai tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên giữa hai nước Trung Quốc
- Việt Nam trước khi hợp lưu với sông Hồng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà
Khẩu. Nậm Thi có lòng sông hẹp, ít thác ghềnh, thuyền bè nhỏ có thể đi lại được.
- Ngòi Đum, Ngòi Bo cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Sa Pa
chảy qua huyện Bát Xát và thành phố đổ ra sông Hồng. Ngòi có lòng rộng, sâu chủ
yếu phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

10


- Ngòi Nhù bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Văn Bàn có hướng chảy từ
Đông Nam xuống Tây Bắc rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi Nhù có lòng rộng, sâu, dốc là
sự hợp thành của nhiều sông ngòi khác: suối Nậm Tha, Ngồi Chơ, suối Chăn, Ngòi
Mả, Ngòi Co, …
Với hệ thống sông suối dày đặc và địa hình dốc tạo ra lợi thế cho phát triển
thủy điện vừa và nhỏ. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, đến năm 2020 có trên
110 điểm có thể xây dựng thủy điện với tổng công suất lên đến 1100 MW.
Lưu vực sông Thao trên địa phận tỉnh Yên Bái có phụ lưu lớn nằm ở bờ hữu
là Ngòi Thia. Ngòi Thia bắt nguồn từ dãy núi Phun Sa Phìn, cao 2.874 m và núi Phu
Chiêm Ban cao 2.756 m, dòng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc tới xã Đại
Phác, huyện Văn Yên thì quay lại theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào
sông Thao ở cửa Quang Mục. Ở phần thượng nguồn sông có lòng hẹp, độ dốc lớn,
dòng chảy xiết, có nhiều gềnh đá nên sản phẩm bồi đắp là dạng lũ tích tạo nên đồng

bằng ở vùng Văn Chấn thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Đoạn cuối của Ngòi
Thia ít dốc hơn, dòng chảy hiền hoà đã tạo nên các cánh đồng khá bằng phẳng ở
huyện Văn Yên. Do bắt nguồn từ vùng đá macma bazơ và trung tính và vùng đá
diệp thạch, đá vôi nên đất phù sa tạo nên bởi ngòi Thia khá giàu dinh dưỡng thích
hợp cho nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp. Ngoài ra lưu vực sông Thao
có 5 ngòi khác: Ngòi Hút dài 75 km với diện tích lưu vực 622 km2, Ngòi Kim diện
tích lưu vực 178 km2, Ngòi Lao 445 km2, Ngòi Lâu 242 km2, Ngòi Gùa 65 km2.
Lưu vực sông Thao trên địa phận tỉnh Phú Thọ đến Việt Trì có diện tích
khoảng 51.800 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Huyện Hạ Hoà) đến
Bến Gót (TP. Việt Trì) là 109,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các
sông suối nhỏ gồm Ngòi Vần, Ngòi Mỹ, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, Ngòi Cỏ,
sông Bứa và Ngòi Mạn Lạn.
1.2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã
phân loại được toàn tỉnh Lào Cai có 7 Nhóm đất chính (Major Soil groupings) với
diện tích thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây:

11


Bảng 1.1. Diện tích các loại đất chính của tỉnh Lào Cai
TT

Loại đất theo

Diện tí h (ha)

FAO-UNESCO-WRB

1


Đất phù sa (Fluvisols)

2

Tỷ lệ so với
DTTN (%)

7.610,39

8,12

Đất glây (Gleysols)

58,39

0,06

3

Đất đỏ (Ferralsols)

2.074,02

2,21

4

Đất xám (Acrisols)


67.929,17

72,46

5

Đất đen (Luvisols)

379,00

0,40

6

Đất cát (Arenosols)

226,38

0,24

7

Đất dốc tụ (Regosols)

15.466,32

16,50

Tổng diện tí h tự nhiên (DTTN)


93,743.67

100,00

- Nhóm đất phù sa có diện tích 7.610,4 ha; chiếm 8,12% tổng diện tích tự
nhiên (DTTN). Phân bố thành các dải hẹp dọc theo các con sông, suối và chủ yếu là
trong các vùng có địa hình thấp, nằm rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, trừ
các huyện Mường Khương và Sa Pa.
- Đất glây có diện tích ít nhất, khoảng 58,39 ha; chiếm 0,06% DTTN. Phân
bố tại các vùng bằng phẳng có địa hình thấp, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Bảo Yên
và Bảo Thắng.
- Nhóm đất đỏ có diện tích khoảng 2.047,02 ha; chiếm 2,21% DTTN. Phân
bố tại tất cả các huyện, thị trong tỉnh.
- Nhóm đất xám là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất
NN của tỉnh, khoảng 67.929,17 ha; chiếm 72,46% DTTN; phân bố tại hầu hết các
huyện trong tỉnh.
- Nhóm đất đen có diện tích rất ít, khoảng 379,00 ha; chiếm 0,40% DTTN;
phân bố tại các huyện Than Uyên, Mường Khương, Bát Xát và Bắc Hà.
- Nhóm đất cát có diện tích 226,38 ha; chiếm 0,24% DTTN; phân bố trên địa
hình bằng phẳng, tại các huyện Văn Bàn, Than Uyên...
- Nhóm đất dốc tụ có diện tích khá lớn, khoảng 15.466,32 ha; chiếm 16,50%
DTTN; phân bố tại hầu hết các huyện trong tỉnh.

12


Tại khu vực Yên Bái, theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, đất đai
tại đây được chia thành 7 nhóm đất thổ nhưỡng với diện tích thể hiện ở bảng 1.2
như sau:
Bảng 1.2. Diện tích các nhóm đất thổ nhưỡng tỉnh Yên Bái

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nhóm đất thổ nhƣỡng theo
FAO-UNESCO
Nhóm thổ nhưỡng phù sa
Nhóm thổ nhưỡng glây
Nhóm đất đen
Nhóm đất xám
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất mùn Alit núi cao
Nhóm đất tầng mỏng
Nhóm đất khác
Tổng diện tí h tự nhiên (DTTN)

Diện tí h (ha)

Tỷ lệ so với
DTTN (%)

9.171
4.277
902

568.581
12.103
56.078
2.324
40.410,2
693.846,15

1,33
0,61
0,13
82,57
1,76
8,1
0,33
5,17
100,00

- Nhóm thổ nhưỡng phù sa (phát triển trên nhóm đá bở rời): nhóm đất này có
diện tích khoảng 9.171,0 ha, chiếm 1,33% DTTN toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các
huyện trong tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở lưu vực các con sông, suối lớn trong
tỉnh như sông Thao, sông Chảy, Ngòi Thìa… khu vực có diện tích tập trung nhiều
nhất là bồn địa Văn Chấn và trở thành cánh đồng phù sa trồng lúa lớn nhất tỉnh; các
cánh đồng phù sa của huyện Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Nhóm đất
này thích hợp trồng lúa, cây màu các loại và hiện nay đã và đang được khai thác, sử
dụng cơ bản hết.
- Nhóm thổ nhưỡng glây: nhóm đất này có diện tích khoảng 4.277 ha chiếm
0,61% DTTN toàn tỉnh. Phân bố rải rác ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung nhiều
nhất ở huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, trên các địa hình thấp trũng hoặc thung
lũng giữa các dãy núi, khả năng thoát nước kém. Nhóm đất này thích hợp sử dụng
chủ yếu cho trồng lúa nước, tận dụng làm hồ, đầm, ao nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất đen: nhóm đất này có diện tích khoảng 902 ha chiếm 0,13%
DTTN của tỉnh. Phân bố tập trung ở Lục Yên, trên các địa hình thung lũng và chân
núi đá vôi; diện tích thường hẹp và xen kẽ giữa các loại đất khác. Đất này có hàm

13


lượng mùn cao, tổng cation kiềm trao đổi rất cao. Thích hợp với khả năng trồng lúa
ở địa hình trũng và rau màu các loại; cây ăn quả ở địa hình cao.
- Nhóm đất xám: nhóm này có diện tích khoảng 568.581 ha chiếm 82,57%
DTTN toàn tỉnh, là nhóm có diện tích lớn nhất tỉnh, phân bố ở phần lớn diện tích
đồi núi của tỉnh, ở độ cao dưới 1.800 m ở tất cả các huyện trong tỉnh, song tập trung
nhiều nhất ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, phía Tây Nam huyện
Lục Yên, phía Tây huyện Yên Bình. Nhóm đất này có khả năng thích hợp trồng cây
nông nghiêp, công nghiệp ở vùng thấp, trồng rừng và bảo vệ rừng ở địa hình đồi
vùng cao.
- Nhóm đất đỏ: nhóm đất này có diện tích khoảng 12.103 ha chiếm 1,76%
DTTN toàn tỉnh. Được phân bố rải rác ở một số huyện vùng cao nhưng chủ yếu tập
trung ở huyện Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Chấn. Đất này khả năng thích hợp cho sản
xuất nông - lâm nghiệp.
- Nhóm đất mùn Alit núi cao: nhóm đất này có diện tích khoảng 56.078 ha
chiếm 8,1% DTTN toàn tỉnh. Phân bố rải rác ở các huyện, nhưng tập trung nhiều ở
các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, trên địa hình núi cao có độ cao
tuyệt đối trên 1.800 m. Nhóm đất này chủ yếu thích nghi và có khả năng khai thác
cho cây trồng dược liệu, trồng, bảo vệ và khoanh nuôi rừng phòng hộ.
- Nhóm đất tầng mỏng: nhóm đất này có diện tích khoảng 2.324 ha chiếm
0,33% DTTN toàn tỉnh. Phân bố tập trung ở Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn trên
vùng đất đồi, có độ dốc trên 20o, đất có tầng mỏng dưới 30 cm. Sử dụng hạn chế
nhất là đối với sản xuất nông - lâm nghiệp.
Trong các loại thổ nhưỡng trên thì đất xám có diện tích phân bố hầu hết diện

tích tỉnh Yên Bái, có chiều dày lớn từ 0,5 - 1 m, khả năng thấm nước tốt, làm cho
các đới phong hóa phía dưới ngấm nhiều nước sẽ giảm mức độ gắn kết của đất đá
nên dễ gây ra trượt lở, tuy nhiên loại đất này cũng rất thuận lợi cho thực vật phát
triển, những chỗ thực vật có độ che phủ tốt, thì mức độ tai biến địa chất sẽ giảm đi
rất đáng kể.
Đối với khu vực Phú Thọ, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai
của Phú Thọ được chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện
tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn,
14


tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng
trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
1.2.2. Chế độ dòng chảy của sông Hồng
1.2.2.1. Dòng chả n m
Dòng chảy trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình được hình thành từ
mưa và khá dồi dào. Tổng lượng bình quân nhiều năm qua trạm Sơn Tây khoảng
118 tỷ m3 tương ứng với lưu lượng 3743 m3/s, nếu tính cả sông Thái Bình, sông
Đáy và vùng đồng bằng thì tổng lượng dòng chảy đạt tới 135 tỷ m3, trong đó 82,54
tỷ m3 (tương đương 61,1%) lượng dòng chảy sản sinh tại Việt Nam và 52,46 tỷ m3
(tương đương 38,9%) là sản sinh trên lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, do địa hình
chia cắt, lượng mưa phân bố không đều nên dòng chảy trên các phần lưu vực cũng
rất khác nhau.
Dòng chảy ở địa phận Việt Nam phong phú hơn nhiều dòng chảy của phần
thượng nguồn lưu vực nằm ở Trung Quốc (lượng mưa trung bình ước tính trên sông
Đà phần Việt Nam là 2900 mm/năm; Phần Trung Quốc là 1800 mm/năm; trên sông
Lô phần lưu vực ở Trung Quốc là 1200 mm/năm thì lưu vực thuộc Việt Nam lên tới
1900 mm/năm; trên sông Thao phần Trung Quốc còn thấp hơn là 1100 mm/năm và
thuộc lãnh thổ Việt Nam cũng đạt 1900 mm/năm).
Nhìn chung, lượng nước trung bình hàng năm trên lưu vực biến đổi khá lớn và

tuỳ thuộc từng sông. Năm nhiều nước nhất so với năm ít nước nhất gấp 1,7 đến 2,2
lần ở sông Hồng và từ 3 đến 4,6 lần ở sông Thái Bình. Trên các sông nhỏ, biến động
nước trung bình năm nhiều hơn, đặc biệt là các nhánh nhỏ của sông Thái Bình.
Trong 3 nhánh lớn của sông Hồng thì sông Đà có lượng dòng chảy lớn nhất
chiếm khoảng 42%, sông Thao có diện tích lưu vực xấp xỉ sông Đà song lại có
lượng dòng chảy nhỏ nhất chỉ chiếm 19%, sông Lô có diện tích lưu vực là nhỏ nhất
song có lượng dòng chảy đáng kể đứng thứ hai sau sông Đà chiếm 25,4% (tỷ lệ này
so với lượng dòng chảy đến tại trạm Sơn Tây).
1.2.2.2. Dòng chả lũ
Nước lũ sông Hồng mang tính chất lũ của sông miền núi, có nhiều ngọn, lên
nhanh, xuống nhanh, biên độ lớn (biến đổi mực nước hàng năm trung bình từ 5m ÷
15


×