Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ứng dụng viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các thuật toán tối ưu trong đánh giá nguy cơ sốt rét tại tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Hồng Phƣơng

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM, HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
VÀ CÁC THUẬT TOÁN TỐI ƢU TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
SỐT RÉT TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Hồng Phƣơng

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM, HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
VÀ CÁC THUẬT TOÁN TỐI ƢU TRONG ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
SỐT RÉT TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành:

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Mã số:

8850101.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Đinh Thị Bảo Hoa

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Bùi Quang Thành

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Học viên cao học

Nguyễn Hồng Phương


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban Giám hiệu nhà trƣờng, các thầy/cô Khoa Địa lý đã nhiệt tình
giảng dạy, hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Bùi Quang Thành,
ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn đề tài nghiên cứu của tôi, thầy đã tận tình góp ý,

định hƣớng giúp tôi có kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu này đƣợc tài trợ bởi Đại học
Quốc Gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.17.20
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, động viên giúp tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu của tôi khó tránh khỏi những thiếu sót và tồn
tại. Kính mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của quý thầy, cô giáo, bạn bè và
đồng nghiệp để hƣớng nghiên cứu của tôi tiếp tục đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2018
Học viên cao học

Nguyễn Hồng Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN.......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan ......................................................................................................... 6
1.1.1. Xác định đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 6
1.1.2. Bệnh sốt rét ................................................................................................ 7
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan ......................................................................... 12
1.2. Đặc điểm dịch tễ học sốt rét ........................................................................... 14
1.2.1. Nguồn gốc bệnh và phƣơng thức truyền bệnh ......................................... 15
1.2.2. Đặc điểm bệnh và dịch sốt rét .................................................................. 20
1.2.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến dịch bệnh sốt rét .................................................. 23
1.2.4. Phân vùng sốt rét cụ thể ........................................................................... 26
1.3. Quan điểm nghiên cứu.................................................................................... 28
1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dịch tễ học sốt rét ảnh hƣởng
đến sự phát sinh và lan truyền của bệnh sốt rét ở tỉnh Đắk Nông ......................... 30
1.4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 30

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 41
1.4.3. Đặc điểm cụ thể dịch tễ học sốt rét ở Đắk Nông ..................................... 43
Chƣơng 2 - PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 46
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 46
2.1.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 46
2.1.2. Mạng thần kinh nhân tạo (ANN - Artificial Neural Networks) ............... 49


2.1.3. Tối ƣu hóa dựa trên khái niệm địa lý sinh học (BBO - Biogeographybased optimization) ............................................................................................ 54
2.1.4. Các tham số hiệu năng (Performance parameters) .................................. 57
2.2. Mô phỏng mạng neurons bằng các hàm trong MATLAB ............................. 58
2.3. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 59
2.3.1. Công cụ xử lý dữ liệu (phần mềm ArcGIS và ENVI) ............................. 69
2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu chạy mô hình ..................................................... 71
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ MÔ HÌNH, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN LUẬN .............. 74
3.1. Chạy mô hình ................................................................................................. 74
3.2. Đánh giá kết quả ............................................................................................. 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục hình vẽ
Hình 1.1 Các biện pháp phòng chống sốt rét (Bộ Y tế & WHO, 2016) ................... 15
Hình 1.2 Chu kỳ của KSTSR trong cơ thể ngƣời và muỗi (theo CDC,
x) ................................................................................. 18
Hình 1.3 Phƣơng thức lây truyền (Bộ Y tế & WHO, 2016) ..................................... 18
Hình 1.4 Các giai đoạn của muỗi Anopheles............................................................ 19
Hình 1.5 Triệu chứng khi mắc bệnh (Bộ Y tế & WHO, 2016) ................................ 21
Hình 1.6 Bệnh sốt rét phát triển cao vào mùa mƣa (Bộ Y tế & WHO, 2016) .......... 22

Hình 1.7 Sơ đồ lây truyền bệnh sốt rét (Vũ Thị Phan, 1996) ................................... 24
Hình 1.8 Bản đồ phân vùng sốt rét cả nƣớc (theo Báo cáo phân vùng dịch tễ SR
thực hành của Dự án quốc gia phòng chống SR năm 2009)..................................... 27
Hình 1.9 Bản đồ ghi nhận số trƣờng hợp mắc sốt rét P.vivax trên 1000 dân. .......... 28
Hình 1.10 Bản đồ ghi nhận số trƣờng hợp mắc sốt rét P. falciparum trên 1000 dân
(2016). ....................................................................................................................... 28
Hình 1.11 Ví trí tỉnh Đắk Nông ................................................................................ 31
Hình 1.12 Bản đồ tỉnh Đắk Nông ............................................................................. 32
Hình 1.13 Biểu đồ nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng (2010-2016) ................ 34
Hình 1.14 Biểu đồ số giờ nắng trung bình 12 tháng (2010-2016) ............................ 35
Hình 1.15 Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình 12 tháng (2010-2016) ............................. 35
Hình 1.16 Biểu đồ độ ẩm không khí trung bình 12 tháng (2010-2016) ................... 36
Hình 1.17 Ngƣỡng độ ẩm tối ƣu của muỗi Anopheles ............................................. 44
Hình 1.18 Ngƣỡng nhiệt độ không khí của muỗi Anopheles ................................... 44
Hình 2.1 Mô hình dữ liệu và quy trình xử lý mạng huấn luyện ............................... 46
Hình 2.2 Mô tả mạng thần kinh tự nhiên hoạt động (nguồn wikipedia về mạng thần
kinh) .......................................................................................................................... 50
Hình 2.3 Quá trình xử lý thông tin của một ANN .................................................... 51
Hình 2.4 Mô hình mạng ANN (xử lý hàm tổng và hàm chuyển đổi) ....................... 53


Hình 2.5 Mô hình mạng huấn luyện ANN trong nghiên cứu ................................... 54
Hình 2.6 Mô hình minh họa về phong phú loài với một môi trƣờng sống ............... 56
Hình 2.8 Phần mềm hỗ trợ tính toán, xây dựng mô hình mạng MATLAB .............. 59
Hình 2.9 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .................................................. 60
Hình 2.10 Mô hình số độ cao DEM .......................................................................... 65
Hình 2.11 Độ dốc Slope ............................................................................................ 65
Hình 2.12 Hƣớng dốc Aspect ................................................................................... 65
Hình 2.13 Chỉ số NDVI ............................................................................................ 66
Hình 2.14 Chỉ số LST ............................................................................................... 66

Hình 2.15 Chỉ số NDMI............................................................................................ 66
Hình 2.16 Lƣợng mƣa ............................................................................................... 67
Hình 2.17 Nhiệt độ .................................................................................................... 67
Hình 2.18 Gió............................................................................................................ 67
Hình 2.19 Độ ẩm ....................................................................................................... 67
Hình 2.20 Khoảng cách tới khu dân cƣ .................................................................... 68
Hình 2.21 Khoảng cách tới đƣờng giao thông .......................................................... 68
Hình 2.22 Khoảng cách tới sông, suối v.v. ............................................................... 68
Hình 2.23 Khoảng cách tới vùng ẩm ƣớt .................................................................. 68
Hình 2.24 Khoảng cách tới rừng ............................................................................... 69
Hình 2.25 Phần mềm ArcGIS ................................................................................... 70
Hình 2.26 Phần mềm ENVI ...................................................................................... 70
Hình 2.27 Bản đồ vị trí các điểm mẫu để huấn luyện mạng (số liệu từ Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh Đắk Nông đƣợc thu thập trong năm 2017) .................................... 73
Hình 3.1 Giá trị RMSE sau 300 lần lặp .................................................................... 74
Hình 3.2 Biểu đồ ROC và AUC ............................................................................... 75
Hình 3.3 Bản đồ nguy cơ sốt rét tỉnh Đắk Nông ...................................................... 75
Hình 3.4 Bản đồ vị trí các điểm có nguy cơ sốt rét rất cao....................................... 85
Hình 3.5 Điểm Ea pô (107o51'57''E, 12o41'49''N) .................................................... 86
Hình 3.6 Điểm Đắk Mil (107o37'30''E; 12o26'27''N) ................................................ 87


Hình 3.7 Điểm Nghĩa Trung (107o41'96''E; 11o59'13,2''N) ...................................... 88
Hình 3.8 Điểm Kiến Thành (107o31'26,4''E; 11o59'42''N) ....................................... 89
Hình 3.9 Điểm Nam Dong (107o51'46,8''E; 12o39'21,6''N) ...................................... 90
Hình 3.10 Điểm Quảng Tâm (107o25'26,4''E; 12o8'56,4''N) .................................... 91


Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1 Phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp (2009) ........................................... 26

Bảng 2.1 Dữ liệu đầu vào cho mô hình huấn luyện mạng ........................................ 61
Bảng 3.1 Dữ liệu và xử lý dữ liệu ............................................................................. 71
Bảng 3.2 Dữ liệu thu thập để đào tạo và kiểm thử mạng ......................................... 72
Bảng 3.3 Tham số kết quả sau khi chạy mô hình ..................................................... 74
Bảng 3.4 Tham chiếu các điểm xuất hiện bệnh sốt rét với các yếu tố ...................... 76


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANN

Artificial Neural Networks (Mạng thần kinh nhân tạo)

BBO

Biogeography based Optimization (Thuật toán tối ƣu địa lý sinh học)

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

KC

Khoảng cách

KSTSR


Ký sinh trùng sốt rét

ROC

Receiver Operating Characteristic (đƣờng cong đặc trƣng hoạt động
của bộ thu nhận)

RMSE

Root Mean Square Error (sai số tiêu chuẩn)

SR

Sốt rét

SRLH

Sốt rét lƣu hành

TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới WHO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sốt rét hay ngã nƣớc (Malaria) là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong) và sốt rét dễ dàng lây lan
phát triển thành dịch nếu không đƣợc kiểm soát. Hiện nay, sốt rét vẫn còn là một
vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ƣớc
tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO khoảng 40% dân số thế giới hiện nay đang

sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Sốt rét đã xuất hiện từ lâu và gây ảnh
hƣởng trực tiếp tới sức khỏe con ngƣời, ngoài ra dịch bệnh còn gián tiếp ảnh hƣởng
tới phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các Quốc gia kém phát triển hay đang
phát triển. Cho đến nay vấn đề quản lý và kiểm soát dịch sốt rét vẫn luôn là mối
quan tâm và còn là thách thức của Bộ Y tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Bộ Y tế cũng nhƣ các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc
phòng, chống phát sinh và lan truyền của dịch bệnh, gần đây kể tới nhƣ quyết định
741/QĐ-BYT ngày 2 tháng 3 năm 2016 về “ban hành hƣớng dẫn giám sát và phòng
chống bệnh sốt rét”.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét đƣợc xác định là do ký sinh trùng sốt rét
(KSTSR) và trung gian do muỗi Anopheles truyền KSTSR từ ngƣời này sang ngƣời
khác. Do đó nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh
sốt rét dƣới góc độ địa lý học cũng chính là nghiên cứu điều kiện hay yếu tố thích
hợp cho muỗi Anopheles phát sinh, phát triển và truyền bệnh.
Các nghiên cứu trƣớc đây cũng đã chỉ ra rằng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội ảnh hƣởng trực tiếp tới sự phát sinh/lan truyền vector sốt rét hay dịch bệnh nhƣ:
khí hậu nhiệt đới, độ cao, độ dốc, vùng nƣớc đọng, điều kiện giao thông, y tế kém
phát triển, mức độ sống không đảm bảo, thói quen sinh sống đi rừng của ngƣời dân,
trình độ dân trí thấp và ảnh hƣởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
1


Hiện nay các đề tài nghiên cứu thực hiện theo 3 hƣớng chính: (1) Dựa vào
kiến thức chuyên gia (2) Sử dụng viễn thám, GIS (3) Sử dụng các mô hình thống kê
kết hợp với trí thông minh nhân tạo, viễn thám và GIS. Các hƣớng nghiên cứu này
đều tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến độc lập và xây dựng mô hình dự báo nguy
cơ mắc bệnh sốt rét dựa trên tập hợp biến đó. Các hƣớng nghiên cứu hiện nay chủ
yếu theo hƣớng (1) và (2), còn với hƣớng (3) chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu trong
nƣớc nhƣng trên thế giới đã chứng minh đƣợc tính hiệu quả dựa trên cơ sở đánh giá
độ chính xác của kết quả dự báo.

Các nghiên cứu theo hƣớng (1) và (2) hiện nay đa phần đã ứng dụng đƣợc
công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý vào để tự động hóa quá trình phân
tích, những luận điểm lý luận hệ thống chặt chẽ khi đánh giá và lựa chọn nguồn dữ
liệu đầu vào có tác động trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn có tồn tại
trong các hƣớng nghiên cứu này khi còn đơn thuần sử dụng cách cộng tuyến tính
các lớp thông tin GIS, với trọng số đƣợc tính chung cho cả lớp thông tin đầu vào
hoặc trọng số riêng cho từng lớp dựa trên các phƣơng pháp đánh giá chủ quan nhƣ
phƣơng pháp phân tích thứ bậc (AHP), kết quả hầu hết chƣa đƣợc kiểm chứng thực
địa và đánh giá độ chính xác. Ngoài ra, với đặc điểm phức tạp cùng cấu trúc phi
tuyến tính của mô hình, các mô hình dự báo nguy cơ sốt rét hiện chƣa đáp ứng đƣợc
yêu cầu xây dựng bản đồ các khu vực có nguy cơ sốt rét với độ chính xác cao.
Những năm gần đây, xuất hiện hƣớng nghiên cứu mới (3) khi đƣa thêm những ứng
dụng mô hình với các thuật toán tối ƣu giúp giảm thiểu tối đa tính chủ quan của con
ngƣời trong đánh giá, mang lại kết quả tin cậy hơn trong nghiên cứu. Cụ thể, trong
đề tài học viên muốn hƣớng tới là nghiên cứu ứng dụng thuật toán tối ƣu địa lý sinh
học (Biogeography based Optimization - BBO) kết hợp với mạng nơ-ron thần kinh
(Artificial Neural Network - ANN) để đánh giá nguy cơ sốt rét.
Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo hàng năm của Chƣơng trình phòng chống
sốt rét Quốc gia nhiều tỉnh có mức độ lƣu hành sốt rét cao chủ yếu thuộc khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên (Hoang, 2014). Hầu hết các tỉnh có các xã, huyện với
đƣờng biên giới với Lào hoặc Campuchia đều có tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét cao
2


hơn so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Những đặc điểm địa lý tự nhiên,
kinh tế - xã hội trên của Đắk Nông tiềm tàng các điểm, vị trí dễ bị tổn thƣơng nhất
khi xuất hiện bệnh truyền nhiễm đặc biệt dịch bệnh liên quan tới muỗi và ký sinh
trùng. Các nghiên cứu hiện nay ở Đắk Nông về phòng tránh dịch bệnh sốt rét còn
thiếu, chƣa áp dụng đƣợc nhiều các phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại để tăng độ
chính xác của dự báo, do vậy rất cần những nghiên cứu mới đem lại kết quả ứng

dụng cho địa phƣơng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung trong việc giảm
thiểu nguy cơ bệnh sốt rét.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn thạc
sĩ:“Ứng dụng viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các thuật toán tối ưu trong
đánh giá nguy cơ sốt rét tại tỉnh Đắk Nông" với mong muốn góp phần đƣa ứng
dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào trong đời sống, thực tiễn giải quyết
đƣợc những vấn đề xã hội, cùng góp sức vì mục tiêu chung bảo vệ sức khỏe cộng
đồng dƣới góc độ ứng dụng khoa học địa lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý và các
thuật toán tối ƣu nhằm đánh giá nguy cơ sốt rét trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ kết
quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng dự phòng và ứng phó với
dịch bệnh.
Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học sốt rét chung và riêng ở tỉnh Đắk Nông;
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh ảnh hƣởng tới khả
năng phát sinh và lan truyền của dịch bệnh;
- Nghiên cứu thử nghiệm mô hình ứng dụng viễn thám, GIS và các thuật toán
tối ƣu trong thành lập bản đồ nguy cơ sốt rét trên địa bàn tỉnh;
- Từ kết quả nghiên cứ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng dự phòng,
giảm thiểu nguy cơ sốt rét ở tỉnh Đắk Nông.

3


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đƣa ra cơ sở lý luận và nghiên cứu hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội và
đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt rét ở tỉnh Đắk Nông;
- Thu thập dữ liệu, tƣ liệu đầu vào, tiến hành phân tích và bóc tách các lớp
thông tin;

- Đƣa ra phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể; Trình bày ứng dụng mô hình
nghiên cứu với những dữ liệu đầu vào xác định;
- Xây dựng bản đồ nguy cơ sốt rét;
- Kiểm tra tính đúng đắn của mô hình nghiên cứu;
- Dự báo nguy cơ bệnh sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông qua mô hình
ứng dụng, từ đó đề xuất các giải pháp trong quy hoạch, tổ chức công tác y tế dự
phòng dịch bệnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu;
- Phƣơng pháp viễn thám và GIS: xây dựng các lớp đầu vào (inputs) cho
nghiên cứu, là các yếu tố đƣa phân tích trong cơ sở lý luận ảnh hƣởng tới dịch bệnh
sốt rét nhƣ nhiệt độ, độ phủ thực vật, vùng ngập nƣớc, v.v.;
- Phƣơng pháp bản đồ: xây dựng các bản đồ chuyên đề tự nhiên, kinh tế - xã
hội, dịch sốt rét theo không gian và thời gian, bản đồ kết quả vùng nguy cơ xuất
hiện điểm dịch bệnh sốt rét;
- Phƣơng pháp toán tối ƣu hóa BBO và mạng huấn luyện nơ-ron (hay
Neural) thần kinh (Biogeography based Optimization, Artificial Neural Network);
- Phƣơng pháp tích hợp dữ liệu viễn thám, thuật toán tối ƣu trong môi trƣờng
hệ thống thông tin địa lý.

4


5. Cơ sở dữ liệu để thực hiện luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, học viên thực hiện thu thập các dữ liệu và tài
liệu liên quan để thực hiện đề tài, cụ thể:
- Dữ liệu mô hình số độ cao DEM, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và ảnh vệ
tinh Landsat;
- Các tài liệu mô tả và số liệu thống kê tự nhiên, kinh tế - xã hội Đắk Nông;
- Số liệu thống kê, khảo sát dịch bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh;

- Các tạp chí, báo cáo khoa học liên quan với những từ khóa nhƣ: sốt rét,
muỗi Anopheles, GIS, viễn thám, ANN, thuật toán tối ƣu BBO, v.v.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng
viễn thám, GIS và các thuật toán tối ƣu trong nghiên cứu về một vấn đề xã hội nói
chung, dịch bệnh sốt rét nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần xây dựng phƣơng pháp phân tích, đánh giá, dự
báo nguy cơ phát sinh và lây lan của dịch bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
trên quan điểm địa lý y học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn
gồm 3 chƣơng chính:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương

3.

Kết

quả



hình,

5

đánh


giá



kết

luận


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
Nội dung của chƣơng 1 trình bày tổng quan tình hình bệnh và dịch bệnh sốt
rét, đƣa ra các nghiên cứu liên quan trên Thế giới và ở Việt Nam, cơ sở lý luận và
phƣơng pháp nghiên cứu. Ngoài ra, trong chƣơng 1, tác giả đã thực hiện đánh giá,
xem xét mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại khu vực
nghiên cứu ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát sinh và lan truyền của dịch
bệnh cụ thể nhƣ thế nào? Sẽ đƣợc trình bày trong Chƣơng 1.
1.1. Tổng quan
1.1.1. Xác định đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là bệnh sốt rét và mối quan hệ giữa điều
kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới sự phát sinh và
lan truyền của dịch bệnh.
Sốt rét vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng ngày nay.
Trong các nghiên cứu y học, bệnh sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc
chi Plasmodium (thƣờng đƣợc gọi chung là ký sinh trùng sốt rét). Ký sinh trùng này
lây truyền phổ biến nhất là giữa ngƣời này với ngƣời khác khi những ngƣời này bị
muỗi đốt (muỗi là vật chủ chung gian mang ký sinh trùng - cụ thể là muỗi
Anopheles cái). Ngoài cách thức lây truyền phổ biến trên, bệnh có thể lây truyền do
truyền máu, truyền qua nhau thai, dùng chung dụng cụ chích ngừa (nhƣng những
cách thức này không phổ biến và chiếm tỷ lệ rất ít). Các hoạt động lây truyền này
tạo thành vec-tơ truyền bệnh, véc-tơ này có mối liên hệ trực tiếp với sự xuất hiện

muỗi anopheles mang ký sinh trùng trong môi trƣờng sống. Do đó, điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội đƣợc dự đoán chính là các tham số đầu vào quan trọng cần
nghiên cứu để hỗ trợ giải quyết bài toán khống chế véc-tơ truyền bệnh.
Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu bao gồm các
điều kiện địa hình, khí hậu, lƣợng mƣa, lƣợng nhiệt, mạng lƣới thủy văn của vùng,

6


trình độ dân trí, tập tục canh tác - sinh hoạt và đời sống vật chất của ngƣời dân sinh
sống trên địa bàn. Thu thập số liệu, nghiên cứu sự thay đổi cụ thể của từng yếu tố
trên chính là cơ sở để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố với các điểm xuất hiện
ngƣời bị bệnh nhƣ thế nào?
1.1.2. Bệnh sốt rét
1.1.2.1. Sự ảnh hưởng của sốt rét:
Trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO (TCYTTG) năm 2016
thì đến năm 2015, bệnh sốt rét còn đang lƣu hành ở 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ghi nhận 214 triệu trƣờng hợp mắc sốt rét, trong đó 438.000 ca tử vong có liên
quan đến sốt rét, đặc biệt có 78% số ca tử vong là trẻ em dƣới 5 tuổi. Có khoảng 3,2
tỷ ngƣời, tƣơng đƣơng 1/2 dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt rét. Tập trung tại các
quốc gia châu Phi, Tây Thái Bình Dƣơng.
Ở Việt Nam
Bệnh sốt rét xuất hiện ở nƣớc ta khá sớm, gắn liền với nhiều giai đoạn lịch
sử, chiến tranh, phát triển đời sống - kinh tế của ngƣời dân.
Trƣớc năm 1945, sốt rét lƣu hành rộng rãi không chỉ ở các tỉnh miền núi nhƣ
Lào Cai, Yên Bái... mà còn theo những ngƣời làm đƣờng xe lửa về miền đồng bằng
gây nên những vụ dịch ở các tỉnh châu thổ sông Hồng nhƣ Hà Đông (1905) và một
số tỉnh khác nhƣ Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, v.v. [7], [25].
Trong giai đoạn 1946-1954, cả nƣớc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm

lƣợc đã có những cuộc hành quân tham gia kháng chiến từ đồng bằng lên miền núi
Việt Bắc, hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu lúc bấy giờ làm cho công tác phòng
chống sốt rét càng gặp nhiều khó khăn.

7


Từ giai đoạn 1958-1980, chúng ta đã thực hiện những chiến dịch tiêu diệt
bệnh sốt rét và đã thu lại đƣợc kết quả tốt, khi số lƣợng tỷ lệ KSTSR giảm đáng kể,
số vụ mắc sốt rét giảm, số ngƣời tử vong vì bệnh sốt rét giảm khá nhiều.
Tuy nhiên, trong những năm 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc (đặc biệt
giai đoạn 1985-1992) đất nƣớc ta gặp khó khăn khủng hoảng kinh tế, nguồn lực cho
phòng, chống sốt rét cạn kiệt, cơ sở y tế vừa yếu lại thiếu, đây là những điều kiện để
dịch sốt rét quay trở lại. Bệnh sốt rét đặc biệt hoành hành ở hầu khắp các khu vực
miền núi và nông thôn. Từ năm 1992-2000, nƣớc ta chuyển sang thực hiện chiến
lƣợc phòng chống sốt rét, kết quả bệnh nhân sốt rét và KSTSR có đã thuyên giảm.
Hiện nay, tình hình sốt rét ở nƣớc ta có nhiều kết quả tiến triển tốt, số ca mắc
sốt rét liên tục giảm. Tuy vậy, công tác phòng chống sốt rét không thể chủ quan khi
trên thế giới bắt đầu xuất hiện những chủng loại ký sinh trùng kháng thuốc nên dễ
dàng gây tác động tới các khu vực có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thuận lợi
phát triển thành dịch trở nên khó kiểm soát.
1.1.2.2. Phân vùng dịch tễ sốt rét:
Trên thế giới
Trên thế giới đã có các phân vùng dịch tễ sốt rét khác nhau thƣờng theo giai
đoạn hay theo sự hiểu biết của con ngƣời hay theo tỷ lệ lách sƣng ở trẻ em - hay còn
gọi là chỉ số lách (WHO) đây cũng chính là giai đoạn Tiêu diệt sốt rét. Đến năm
1979 chuyển sang chiến lƣợc phòng chống sốt rét, WHO đã quan tâm hơn đến các
yếu tố có vài trò tác động, cụ thể phân vùng dịch tễ sốt rét đƣợc chia thành các loại
hình sốt rét theo các yếu tố ảnh hƣởng tới phát sinh và phát triển của muỗi
anopheles (bìa rừng, kinh tế khai hoang, kinh tế du canh/du cƣ vùng rừng núi, vùng

chính trị - xã hội bất ổn, biến động dân số, v.v. ).
Ở Việt Nam

8


Trong quá trình phòng chống sốt rét, chúng ta đã có 4 lần phân vùng dịch tễ
sốt rét và 1 lần điều chỉnh phân vùng cho các tỉnh phía Nam để phục vụ cho chiến
lƣợc tiêu diệt, phòng chống sốt rét trong từng giai đoạn:
Giai đoạn 1931-1936: Các tác giả ngƣời Pháp cũng phân chia thành 06 vùng
(theo đặc điểm địa lý từ vùng 0 đến vùng 5) nhƣ vùng ven biển nƣớc lợ; Vùng đồng
bằng nƣớc ngọt; Vùng đồi đồi thấp, đồng cỏ hoặc rừng thƣa, ở một số nơi có sốt rét
lƣu hành (SRLH) nhẹ; Vùng đồi cao, núi đá thấp nhiều hoặc ít rừng độ cao từ 200500m trên mặt biển, nƣớc chảy, sốt rét lƣu hành nặng; Vùng núi rừng Tây Nguyên;
Vùng cao từ 1100-1200m trên mặt nƣớc biển.
Giai đoạn Tiêu diệt sốt rét (1958-1964) Đặng Văn Ngữ phân vùng dịch tễ
học bệnh sốt rét theo đặc trƣng sinh cảnh [25], [8]: Vùng đồng bằng có độ cao từ 050m so với mực nƣớc biển, không có SRLH, song có khả năng xảy ra dịch nếu có
nguồn bệnh mang từ nơi khác tới; Vùng nƣớc chảy núi đồi thấp, có độ cao 100200m so với mực nƣớc biển, có SRLH nhẹ; Vùng nƣớc chảy, núi đồi có độ cao từ
200-400m so với mực nƣớc biển, đây là vùng có SRLH vừa; Vùng nƣớc chảy, núi
rừng có độ cao 400-800m so với mực nƣớc biển, có nhiều khe suối, là vùng SRLH
nặng; Vùng cao nguyên, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có khe suối, khí hậu lạnh,
SRLH ở mức độ vừa và nhẹ; Vùng núi cao trên 800-1000m, khe suối ít, nƣớc chảy
thành thác, khí hậu lạnh quanh năm, không có SRLH, nhƣng dân cƣ có thể bị sốt rét
do bị lây khi xuống núi.
Sau năm 1975, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, Vũ Thị Phan cùng cộng sự đã
phân vùng dịch tễ sốt rét trên cả nƣớc thành 5 vùng dịch tễ và thực hành (vùng A,
B, C, D, E) kế thừa sự phân vùng của Đặng Văn Ngữ và dựa vào các yếu tố nhƣ: tự
nhiên, về muỗi truyền bệnh sốt rét, về mầm bệnh (KSTSR), về kinh tế - xã hội, về
mạng lƣới y tế và chuyên khoa sốt rét.
Từ năm 1992 đến nay, thực hiện chiến lƣợc phòng chống sốt rét của Quốc
gia, trong vùng 4, chúng ta thêm các tiểu vùng: 4a: Nƣớc chảy núi rừng Miền Bắc;

4b: Nƣớc chảy núi rừng Miền Trung và Tây Nguyên; 4c: Miền Đông Nam Bộ.

9


Do đặc điểm địa hình, sinh cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội và mạng lƣới y tế
cơ sở, tình hình phát triển bệnh sốt rét khu vực Miền Trung - Tây Nguyên đƣợc chia
theo 5 vùng dịch tễ sốt rét can thiệp là: Vùng không có sốt rét lƣu hành; Vùng có
nguy cơ sốt rét quay lại; Vùng có sốt rét lƣu hành nhẹ; Vùng có sốt rét lƣu hành
vừa; Vùng có sốt rét lƣu hành nặng.
Qua lịch sử về phân vùng sốt rét có thể thấy các nhà nghiên cứu và TCYTTG
đều dần lựa chọn phân vùng theo các yếu tố về môi trƣờng, xã hội có ảnh hƣởng
trực tiếp tới sự phát sinh và phát triển của đối tƣợng véc-tơ truyền bệnh (muỗi
anopheles).
1.1.2.3. Công tác phòng, chống dịch bệnh sốt rét:
Trên thế giới
Từ năm 1955, chiến lƣợc tiêu diệt bệnh sốt rét trên toàn cầu bắt đầu với 4
giai đoạn: Chuẩn bị, tấn công, củng cố và bảo vệ thành quả. Trong quá trình thực
hiện cũng gặp nhiều khó khăn nhƣ một số loài Anopheles kháng thuốc hoặc trú ẩn
ngoài nhà; một số nơi đi vào giai đoạn củng cố thì các yếu tố khác gây ảnh hƣởng
nhƣ biến động dân cƣ tăng, y tế yếu kém, nguồn kinh phí hạn hẹp đã tác động tới
công cuộc bảo vệ thành quả. Nên trong quá trình thực hiện, năm 1969 Đại Hội đồng
Y tế thế giới (khoá họp thứ 22) đã ra quyết định: Mục tiêu cuối cùng vẫn là tiêu diệt
sốt rét, song cần có chủ trƣơng phù hợp với mỗi nƣớc theo các tình huống cụ thể.
Trong giai đoạn 1970-1978, một số nƣớc phải bỏ dở chƣơng trình Tiêu diệt sốt rét
và quay lại phòng chống sốt rét.
Do tình hình bệnh sốt rét trên thế giới rất nghiêm trọng và diễn biến ngày
càng xấu, Hội nghị Bộ trƣởng các nƣớc có tình hình sốt rét nặng do WHO triệu tập
(Amsterdam, tháng 10/1992) đã ra Tuyên bố thế giới phòng chống sốt rét. Bốn yêu
cầu kỹ thuật cơ bản của chiến lƣợc này là: Chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; Lập

kế hoạch và thực hiện các biện pháp phòng bệnh có chọn lọc và có thể duy trì đƣợc;
Phát hiện sớm, khống chế hoặc ngăn ngừa các vụ dịch sốt rét và Đánh giá lại một

10


cách đều đặn tình hình sốt rét của đất nƣớc, đặc biệt các yếu tố sinh thái, xã hội và
kinh tế có tính chất quyết định đối với dịch bệnh [1], [4], [16].
Vai trò của cộng đồng và các tổ chức trong cộng đồng là một trong những
chủ đề đƣợc nhấn mạnh và chỉ rõ, cụ thể với khu vực Châu Á cần phòng chống véctơ, định hƣớng mục tiêu tốt hơn, nhằm bảo vệ cộng đồng một cách có hiệu quả và
bền vững [4], [28], [32].
Ở Việt Nam
Chƣơng trình tiêu diệt sốt rét ở Miền Bắc nƣớc ta chính thức bắt đầu từ năm
1958. Để giành thắng lợi, ngành Y tế đã tích cực chuẩn bị mọi mặt về cơ sở vật
chất, bộ máy tổ chức và nhân lực. Điều tra cơ bản về tình hình sốt rét trên một quy
mô rộng lớn, thí điểm tiêu diệt sốt rét tại Thái Nguyên, Ngọc Lạc, v.v. đồng thời tổ
chức đào tạo cán bộ, tổ chức chuyên ngành phòng, chống sốt rét tại tuyến tỉnh (trạm
sốt rét) và tuyến huyện (đội vệ sinh phòng dịch). Ngày 10/8/1961, Thủ tƣớng Chính
phủ ra quyết định số 229/TTg thành lập Ủy ban Trung ƣơng tiêu diệt sốt rét. Ngay
sau đó, Uỷ ban tiêu diệt sốt rét của các địa phƣơng cũng đƣợc thành lập.
Giai đoạn tấn công tiêu diệt sốt rét ở Miền Bắc (1962-1964) với các biện
pháp chủ yếu là phun thuốc.
Từ năm 1976-1980 là giai đoạn nƣớc ta vừa ra khỏi chiến tranh, tình hình
kinh tế còn nhiều khó khăn thì cũng là lúc Tổ chức Y tế thế giới điều chỉnh chiến
lƣợc tiêu diệt sốt rét toàn cầu sang chiến lƣợc phòng chống sốt rét. Việt Nam đã đƣa
ra các mục tiêu cụ thể là: Giữ vững tình hình sốt rét ở các tỉnh phía Bắc đã đạt đƣợc;
Giảm sốt rét ở các tỉnh phía Nam, tiến tới đạt kết quả nhƣ các tỉnh phía Bắc; Tiến
tới làm cho bệnh sốt rét không còn là một bệnh xã hội (thanh toán sốt rét về cơ bản).
Hội nghị sốt rét toàn quốc (2/1991) quyết định chuyển sự nghiệp phòng
chống sốt rét ở Việt Nam từ giai đoạn thanh toán sốt rét không hạn định sang chiến

lƣợc phòng chống sốt rét theo Nghị quyết của Đại Hội đồng Y tế thế giới.

11


Đến nay, chƣơng trình thực hiện chiến lƣợc phòng chống sốt rét đã đạt đƣợc
nhiều thành tựu, song không phải đã hoàn toàn khống chế đƣợc sốt rét. Những vùng
sốt rét lƣu hành nặng vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ sốt rét quay lại và có thể
phát sinh các diễn biến khó lƣờng.
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan
Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới, từ cuối thế kỷ thứ 20 đã bắt đầu những nghiên cứu ứng dụng
vào phân tích đối tƣợng là các vấn đề xã hội, y tế - dịch tễ cộng đồng với mức độ
ứng dụng ngày càng chuyên sâu (đặc biệt với công nghệ GIS, viễn thám ở đầu thế
kỷ 21).
Trong nghiên cứu, các mô hình tuyến tính tích hợp viễn thám và GIS trong
lập bản đồ nguy cơ sốt rét cũng có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn
(Adeola và cộng sự., 2015). Cách tiếp cận thống kê và các phƣơng pháp phân tích
không gian đã đƣợc đề xuất trong nghiên cứu của Lubetzky-Vilnai, Ciol, & McCoy,
2013; Mosha và cộng sự năm 2014, phân tích thống kê dựa trên chuỗi thời gian theo
Aregawi và cộng sự năm 2014. Tuy nhiên, cách tiếp cận thống kê chƣa giải quyết
đƣợc các cấu trúc phức tạp và phi tuyến tính của mô hình dự báo nguy cơ sốt rét.
Nhìn chung, các hƣớng nghiên cứu đƣợc chia thành ba hƣớng chính (1) dựa
vào kiến thức chuyên gia (2) Sử dụng viễn thám, GIS (3) sử dụng các mô hình
thống kê kết hợp với trí thông minh nhân tạo, viễn thám và GIS. Các hƣớng nghiên
cứu này đều tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến độc lập và xây dựng mô hình dự
báo nguy cơ mắc bệnh sốt rét dựa trên tập hợp biến đó.
Hiện nay hƣớng nghiên cứu thứ (3) sử dụng các mô hình thống kê kết hợp
với trí thông minh nhân tạo, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý đã và đang
chứng minh đƣợc tính hiệu quả và có mức độ tin tƣởng dựa trên cơ sở đánh giá độ

chính xác của kết quả dự báo. Nhƣ kết hợp sử dụng trí thông minh nhân tạo, phân
tích viễn thám và GIS trong quản lý dự báo rủi ro sốt rét theo Krefis và cộng sự

12


năm 2011; Palaniy & Masimalai năm 2014. Cụ thể hơn, Ch và cộng sự đã tích hợp
mô hình vector hỗ trợ (Support Vector Machine) và thuật toán tối ƣu hóa đom đóm
(Firefly algorithm) để đánh giá nguy cơ sốt rét. (Buczak và cộng sự., 2015) ứng
dụng logic mờ trong nghiên cứu về sốt rét tại Hàn quốc. (Zacarias, Bostr, & x00F,
2013) triển khai so sánh mô hình hồi quy vector hỗ trợ và tối ƣu hóa ngẫu nhiên
(Random forest) tại Mô-dăm-bic. Mô hình mạng thần kinh nhân tạo đƣợc (Palaniy
& Masimalai, 2014) sử dụng trong nghiên cứu tại khu vực rừng Amazon của Brazil.
Những nghiên cứu này đã phần nào thấy đƣợc tính ƣu việt của mô hình này so với
các mô hình trƣớc đây dựa trên việc đánh giá độ chính xác của bản đồ kết quả.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam:
Ở Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nói riêng đã có
những nghiên cứu trong giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lan truyền của dịch sốt rét
những năm qua, các đề tài nghiên cứu liên quan tới y học - dịch tễ, địa lý thiên
nhiên, địa lý y học. Chủ yếu các đề tài tập trung vào vấn đề nghiên cứu vào chủ thể
chính của đề tài là y học - dịch tễ bệnh sốt rét hay địa lý tự nhiên hoặc phƣơng pháp
phòng bệnh nhƣ:
- Luận án Tiến sĩ Y học khoa học Y dƣợc của Lê Ngọc Anh (1996): Đặc
điểm dịch tễ học bệnh sốt rét và đánh giá kết quả một số biện pháp phòng chống sốt
rét ở Sƣ đoàn bộ binh X đóng quân tại Kon Tum (1988-1995);
- Dự báo nguy cơ tự nhiên bệnh sốt rét ở Gia Lai của Đào Văn Dũng,
Nguyễn Đức Tuệ, Nguyễn Cao Huần (2009) trong tạp chí Y học Việt Nam; ứng
dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong dự báo dịch sốt rét ở Gia Lai
(2008);
- Hƣớng dẫn về công tác kết hợp Quân, Dân y trong phòng chống sốt rét của

Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng (2003) trong Thông tƣ liên tịch Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng,
số 05/2003/TTLTBYT-BQP, ngày 29 tháng 4 năm 2003;

13


- Luận án Tiến sỹ Y học của Lê Văn Chứ (2004): Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ học bệnh sốt rét và hiệu quả biện pháp can thiệp tổng hợp khống chế
sốt rét ở Binh đoàn Tây Nguyên;
- Xác định tỷ lệ mắc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho ngƣời
ngủ rẫy tại xã Đắk R‟Măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm 2010 của
Nguyễn Đức Hảo (2010).
Dƣới góc nhìn dịch bệnh sốt rét là một tai biến tự nhiên - nhân sinh thì cũng
có các đề tài nguyên cứu chuyên sâu với việc ứng dụng GIS, viễn thám và mô hình
toán trong nghiên cứu dịch sốt rét nhƣ đề tài nghiên cứu của các tác giả: Đào Văn
Dũng, 2009; Nguyen N.T., 2003; Nguyễn Đức Tuệ, 2009; Phạm Việt Hồng, 20132014; Trần Mạnh Hà, 2013, Bùi Quang Thành và cộng sự, 2017.
Tuy nhiên, hiện nay ở nƣớc ta hay tại tỉnh Đắk Nông chƣa có nghiên cứu tích
hợp thêm mô hình khai phá dữ liệu (cụ thể là ứng dụng mạng thần kinh nhân tạo và
tối ƣu hóa bằng thuật toán) trong dự báo nguy cơ sốt rét. Với cách tiếp cận về việc
sử dụng mô hình khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, tối ƣu hóa cũng có các nghiên
cứu nhƣ gần đây (D. T. Bui và cộng sự., 2016) đã ứng dụng trong lũ lụt. Hay việc
ứng dụng WebGIS trong xác định các mẫu phân bố bệnh sốt rét tại tỉnh Lâm Đồng
(Q. T. Bui & Pham, 2016); Ứng dụng viễn thám, GIS và máy học phân lớp trong
nghiên cứu sốt rét ở Đắk Nông (Bùi Quang Thành và cộng sự, 2017).
Với việc kế thừa từ những nghiên cứu liên quan đi trƣớc và phƣơng pháp
nghiên cứu mới tác giả mong muốn xây dựng quy trình và đánh giá hiệu quả để
nhằm hoàn thiện phƣơng pháp hơn nữa, cụ thể là hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ
phát sinh và lan truyền bệnh sốt rét trong địa bàn nghiên cứu qua ứng dụng mô
hình mới.
1.2. Đặc điểm dịch tễ học sốt rét

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: Gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị
sốt rét. Bệnh sốt rét/dịch sốt rét với những đặc thù riêng biệt nên khả năng phát sinh

14


×