Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Đánh giá về phát triển bền vững du lịch lễ hội tại quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 96 trang )

LỚP: K49-KTDL
LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ của cô T.S Lê Thị Kim Liên là người đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn
cho em từ khi tiến hành lựa chọn đề tài, làm bảng hỏi và cho đến khi xử lý dữ liệu, kết
thúc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Du Lịch Đại Học
Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá
trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu
để chúng em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Chân thành cảm ơn những người bạn đã luôn đồng hành động viên em trong suốt
thời gian qua, em cũng muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình em nguồn hậu phương
vững chắc và cũng là nơi nuôi nấng em nên người.
Cuối cùng , tuy đã nỗ lực hết sức, nhưng với khả năng và thời gian có hạn nên nghiên
cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, em rất mong nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, góp ý tận tình của quý thầy, cô giáo để ngày càng nâng cao và hoàn thiện
hơn kiến thức của mình.
Một lần nữa em xin trân trọng cám ơn!
Huế, năm 2019
Sinh viên
Lê Tấn Hoàng Vũ


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là điều tra trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện chuyên đề này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.


Huế, tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Lê Tấn Hoàng Vũ


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên phát triển
du lịch của Việt nam nói chung và của nhiều địa phương nói riêng vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Bên cạnh những tác động tích cực thì du lịch
cũng mang lại nhều vấn đề tiêu cựu về kinh tế-văn hóa-xã hội. Quản lý nhà nước về
du lịch vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàn, hiệu
quả giữa các chương trình, chính sách, hoạt động phát triển du lịch, giữa các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch cũng như giữa các địa phương trong cả nước. Phát triển du
lịch vẫn theo chiều rộng, hiệu suất đầu tư vẫn chưa cao. Quy mô ngành du lịch của
Việt Nam cũng như trình độ nguồn nhân lực, khả năng quản lí, mức độ áp dụng khoa
học công nghệ vẫn còn khiêm tốn. Những yếu kém, hạn chế này được bộc lộ ở khả
năng thu hút và cạnh tranh còn thấp của du lịch Việt Nam.
Ở cấp địa phương, các chương trình du lịch thường được triển khai dàn hàng
ngang, dập khuôn từ trên xuống với ít sự khác biệt giữa các tỉnh. Những điểm nhấn
mạnh, đặc trưng riêng của mỗi địa phương vẫn chưa được khai thác và mờ nhạt,
không tạo được ấn tượng sâu sắc cho khách du lịch. .
Bên cạnh đó du lịch văn hóa ngày càng được phát triển, thu hút được nhiều sự
quan tâm chú ý của khách du lịch những người muốn tìm hiểu, khám phá mở mang
tầm tri thức. Họ muốn tìm hiểu những công trình kiến trúc mang tính chất lịch sử
không chỉ mang tính chất quốc gia mà còn được thế giới công nhận.
. Vậy nên Tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh giá về phát triển bền vững
du lịch lễ hội tại Quảng Nam”. Qua đó có thể đưa ra các nhìn nhận về sự hấp dẫn
của loại hình du lịch lễ hội tại Quảng Nam trong bối cảnh sự cạnh tranh về các điểm
tham quan ngày càng khốc liệt.

2. Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu chung :


Nghiên cứu thực trạng hoạt động và khả năng thu hút khách du lịch đối với
loại hình du lịch lễ hội tại Quảng Nam
Mục tiêu cụ thể :
- Đánh giá tổng quan cơ sở lý luận thực tiễn về phát triển bền vững du lịch lễ
-

hội
Lựa chọn và phát triển mô hình đánh giá sự phát triển bền vững loại hình du

-

lịch dựa trên những mô hình nghiên cứu trước đó trên Thế giới và ở Việt Nam.
Đánh giá của du khách đối với loại hình du lịch lễ hội thông qua mô hình
nghiên cứu, từ đó nhận định được những lợi thế và bất lợi về khả năng thu hút
của loại hình du lịch lễ hội tại Quảng Nam
Đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị cho các cơ quan chức năng để có

-

thể phát triển du lịch lễ hội tại Quảng Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển bền vững du lịch lễ hội tại Quảng Nam
Phạm vi nghiên cứu:
• Về nội dung: nghiên cứu và xây dựng mô hình đánh giá về phát triển du


-

lịch lễ hội tại Quảng Nam
Về không gian: khu vực tỉnh Quảng Nam
- Về thời gian: từ 12/2018-4/2019
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp xác định mẫu
Xác định quy mô mẫu:


-

Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác định theo công thức của Linus Yamane:
n=
Trong đó :
-

n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể. N = 5.300.000 (số lượt khách du lịch đến tham

-

quan tại Quảng Nam năm 2017)
-

e= 0.1: sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể
Ta có: n= 99,97
b. Phương pháp thu thập số liệu:
-


Nghiên cứu tài liệu tại bàn: Tập hợp, sưu tầm và phân tích các nghiên cứu liên
quan đã được công bố. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống cả về lý
luận lẫn thực tiễn để nghiên cứu có thể bổ sung, đóng góp. Phương pháp này
còn giúp tiếp cận các thành tựu, kết quả và cách giải quyết các vấn đề, phương


pháp mà các học giả đi trước đã sử dụng thành công, nhờ đó có thể tiết kiệm
-

được thời gian, công sức đi thẳng vào vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu so sánh: phương pháp này nghiên cứu có thể tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa các điểm tham và so sánh việc phát

-

triển du lịch lễ hội tại Quảng Nam so với một số địa phương khác.
Phương pháp thu thập số liệu:
• Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu có liên quan thông quan các báo cáo,
tài liệu của các cơ quan có liên quan như: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Tỉnh Quảng Nam, Trung tâm bảo tồn di tích Tỉnh Quảng Nam, Tổng cục
Du lịch…hay thừa kế số liệu từ các đề tài trước. Số liệu thứ cấp 3 năm
2015 – 2017.
• Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra bảng hỏi từ
khách du lịch đến với các lễ hội tại Quảng Nam. Số liệu sơ cấp từ tháng 02
đến tháng 04 năm 2019.
c. Phương pháp phân tích và sử lí số liệu:

Số liệu được thu thập thông qua việc khảo sát sẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa
và xử lý trên phần mềm phân tích thống kê SPSS 22.0:
-


Sử dụng thang đo likert để lượng hóa mức độ đánh giá của du khách đối với
các vấn đề định tính (Trong đó: 1= Hoàn toàn không đồng ý; 2= Không đồng

-

ý; 3= Trung lập; 4= Đồng ý; 5= Hoàn toàn đồng ý).
Thống kê mô tả: tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), giá trị trung bình
(Mean) với ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách.

Quy mô khoảng cách như sau:
Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum) / n = (5 -1)/5= 0.8
Từ đó ta có thang đo giá trị như sau:
Giá trị trung bình

Mức ý nghĩa

1.00 – 1.80

Rất không đồng ý

1.81 – 2.60

Không đồng ý

2.61 – 3.40

Trung lập

3.41 – 4.20


Đồng ý

4.21 – 5.00

Rất đồng ý


Việc phân tích và xử lý số liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0 với độ tin cậy
của số liệu là 90%.
Sử dụng thang đo Likert 5 điểm trong việc:


Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm

đến theo thang đo Likert với các mức độ từ 1 - rất không đồng ý cho đến 5 - rất đồng ý
Quy trình phân tích sử lý số liệu được tiến hành như sau:
 Phân tích thống kê mô tả: kiểm định độ tin cậy của mẫu (Crombach’s alpha). Tần

suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình (Mean).
 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
1.0 – 1.80 Rất không đồng ý

1.81– 2.60 Không đồng ý
2.61 – 3.40 Bình thường
3.41– 4.20 Đồng ý
4.21 – 5.00 Rất đồng ý
d. Quy trình nghiên cứu



Xác định vấn đề nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Xử lý số liệu

Điều tra sơ bộ

Thu thập dữ liệu

Thiết kế bảng hỏi sơ bộ

Điểu tra thử 30 bảng hỏi

Tiến hành điểu tra chính thức
Chỉnh sửa và tính cỡ mẫu
Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu

Điều tra chính thức

Phân tích dữ liệu

5.

Kết quả nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu

Cấu trúc nội dung báo cáo:


Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận thực tiễn về phát triển bền vững du lịch lễ hội
Chương 2: Thực trạng về vấn đề phát triển bền vững du lịch lễ hội tại Quảng Nam
Chương 3:Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch lễ hội tại
Quảng Nam
Phần III: Kết luận và kiến nghị.


PHẦN I: CƠ CỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở lý luận về lễ hội
1.1 Khái niệm lễ hội
Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo,
những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách
trung thực.Nó giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa
vừa sang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Nhìn chung, lễ hội dân tộc Việt Nam
gồm hai bộ phận: lễ hội truyền thống cung đình và lễ hội dân gian. Với lễ hội dân gian,
đây là nơi lưu giữ nhiều tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng của lễ hội dân gian Việt Nam
được biểu hiện dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ
cúng tổ nghề…Lễ hội truyền thống còn lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hoá văn nghệ đặc sắc.
Nơi mở hội nhiều khi là những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá.
Chính địa điểm mở hội đáp ứng các tiêu chuẩn một điểm du lịch. Ngoài ra, các tín
ngưỡng dân gian còn tiềm ẩn các trò diễn như tín ngưỡng thờ mặt trời, mặt trăng, thần
nước… Sự tiềm ẩn đó khiến chúng ta khó nhận diện các tín ngưỡng cổ xưa ấy. Cùng với
tín ngưỡng, nhiều lễ hội còn gắn với phật giáo, thiên chúa giáo. Lễ hội cung đình gắn liền
với văn hóa cung đình của các triều đại phong kiến mà đỉnh cao và sự phong phú là các lễ
hội cung đình triều Nguyễn như lễ tế Nam Giao, tế Xã tắc, Truyền lô, lễ Vật…

Trong gốc từ Hán Việt, “Lễ hội” được kết hợp từ hai yếu tố, trong đó “lễ” là những
quy tắc ứng xử, cách thức cúng tế, nghi thức tôn giáo, “hội” là cuộc vui, đám vui đông
người.
Còn trong tiếng La Tinh, “lễ hội xuất xứ từ Festum, Nghĩa là sự vui chơi, vui mừng
của công chúng.
Giáo sư người Nhật cũng đưa ra quan điểm rằng: “Xét vè tính chất xã hội của lễ hội,
lễ hội là quảng trường tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội là cái nôi sản sinh và
nuôi dưỡng nghệ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, nghệ thuật, giải trí, trò diễn và với ý nghĩa
đó, lễ hội tồn tại và có quan hệ mật thiết với sự phát triển của văn hóa.
Trong cuốn Folkore một số thuật ngữ đương đại (Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan
(2005), (chủ biên), Folklore một số thuật ngữ đương đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội),
đã đưa định nghĩa về lễ hội: “Lễ hội là một hoạt động kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới
quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò


chơi truyền thống. Là một hoạt động hết sứa phổ biến, lễ hội có thể là sự kiện có tính
tượng trưng và tính xã hội phức tạp nhất, tồn tại lâu đời trong truyền thống”. Đây có lẽ là
một định nghĩa khá đầy đủ về những lễ hội kỷ niệm đã trở thành truyền thống.
Đó là ý kiến, định nghĩa của tác giả nước ngoài, còn tại Việt Nam tác giả Dương Văn
Sáu cũng đưa ra khái niệm lễ hội: “Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
diễn ra trên địa bàn dân cư trong không gian và thời gian xác định nhằm nhắc lại sự
kiện,nhân vạt lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp bày tốt cách ứng xửa văn hóa giữa
con người với thiên nhiên – thần thánh và con người trong xã hội.”
Thật vậy, lễ hội như gắn bó chặt chẽ với cuộc sống đời thường.
1.2. Phân loại lễ hội
Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển lễ hội:
- Lễ hội truyền thống:
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân
được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời
nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Ví dụ như hội đền Hùng (Phú Thọ), hội

Chùa Hương (Hà Nội).
+ Lễ hội dân gian:
Lễ hội dân gian là di sản văn hóa, gắn với lao động sản xuất tạo nên nét độc đáo trong
văn hóa người Việt Nam. Ví dụ ở Huế có hội đua thuyền, hội Vật Làng Sình.
+ Lễ hội cung đình: Gắn với văn hóa cung đình như Lễ tế Nam Giao, tế Xã Tắc,
lễ Truyền Lô.
- Lễ hội hiện đại:
Là lễ hội mang hơi thở của thời đại mới, thương mại và chính trị cao. Ví dụ như các lễ
hội sau: Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ngày Quốc Khánh (2/9), ngày
giải

phóng

miền

Nam

(30/4),

Festival

Huế,

Lễ

hội

Hoa

Đà


Lạt…

Căn cứ vào không gian tổ chức:
Lễ hội mang tính quốc tế Lễ hội du nhập từ bên ngoài vào đời sống văn hóa, xã hội
của người Việt Nam được cả thế giới tổ chức như ngày quốc tế lao động 1/5.
Lễ hội mang tính quốc gia: Lễ hội phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật anh hùng
ảnh

hưởng

sâu

sắc

đén

dân

tộc

Việt

Nam

như

lễ

h.ội


đền

Hùng.

Lễ hội mang tính vùng miền: lễ hội mà mang nét đặc trưng riêng của vùng miền
đs, có sự tham gia đông đảo của người dân trong vùng miền đó như lễ hội Phủ Giày 3/3


Lễ hội làng: Lễ hội thường được tổ chức trong tầng lớp dân cư, nội dung phong
phú và đa dạng.
Căn cứ vào mục đích thờ cúng
Lễ hội gắn với hoạt động sản xuất: Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát
triển gắn bó lâu dài với người dân. Các lễ hội thường cầu mong mùa màng bội thu, người
an vật thịnh...
Lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc,vị thành hoàng, chư vị thần linh,giúp dân hướng
thiện.
Lễ hội liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo:
Lễ hội thờ cúng tỏ tiên như lễ hội đền hùng lowssn nhất nước ta, leexx hội thành
hoàng,thổ thần...
Lễ hội của tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng tôn thờ những hiện vật biểu trưng sinh thực
khí âm dương.
Lễ hội Kitô giáo: Đây là những nghi lễ sinh hoạt tôn giáo ở bát kỳ giáo xứ nào như lễ
phục sinh...
Lễ hội Phật Giáo: Phật giáo du nhập sớm vào Việt Nam anhr hưởng sâu sắc nhất như lễ
hội Vu lan báo hiếu(15/7 âm lịch)
1.3. Cấu trúc lễ hội
1.3.1 Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người
dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn

đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống
quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị
“Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị
thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống
giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người
chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật
truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn
cuộc sống hạnh phúc...
Phần lễ là phần thiêng liêng, gắn với sự tích, quyền năng mối quan hệ giữa thần và người.
Lễ hội truyền thống là các lễ hội được hình thành từ trước Cách mạng tháng tám
năm 1945, trong lễ hội truyền thống, các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với
những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian.
Lễ hội truyền thống bao gồm: phần lễ và phần hội.


Phần lễ: Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hóa trật tự, gắn với sự tích, quyền năng
của thần, diễn đạt mối quan hệ của Người và Thần. Lễ cơ bản là linh thiêng. Nghi lễ là
những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để
đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh ước
nguyện về sự kiện nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành. Phần lễ
tiến hành theo một trật tự gần như thống nhất; cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn. Lễ đơn giản
diễn ra trong thần điện, đa số các lễ hội đền, hội chùa, đình nước ta tiến hành lễ đơn giản.
Lễ mở rộng ra ngoài thần điện với đám rước, diễn xướng. Tùy theo tính chất của lễ hội
mà phần lễ sẽ mang sắc thái riêng, phần lễ là một hệ thống liên kết có trật tự cùng hỗ trợ
nhau: Lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ gia quan, lễ rước, đám rước, lễ đại tế, lễ túc trực, lễ
hèm, lễ rã đám.
Phần hội: Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo
phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Hội là đời thường diễn ra bên ngoài thần điện và mở
rộng ra tất cả vùng miền, cộng đồng, đến từng gia đình, diễn ra trong thời gian lễ sau đó.
Hội là phần của những trò chơi dân gian, diễn xướng vui chơi, tất cả mọi người đều có

tham gia vì nó được mô phỏng theo những động tác lao động hằng ngày như đấu vật,
đánh đu, chơi cờ, hát đối... Hội cơ bản là đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên
trong việc tổ chức và mục đích của hội là để vui chơi thỏa thích, thoải mái. Phần hội
thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên rất có phong vị tình. Hội không bị
ràng buộc bởi lễ nghi tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác. Con người đến với hội trong tình
thần cộng cảm, hồ hởi, sảng khoái và hoàn toàn tự nguyện. Thật vậy, lễ hội là cuộc đời
thứ hai bên cạnh cuộc đời thực; là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống
của cộng đồng, là sự lý tưởng hóa khát vọng cuộc đời. Lễ hội diễn ra có sức hấp dẫn lạ
kỳ, con người hòa với thiên nhiên, với đất trời, cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp biết
nhường nào.
1.3.2. Lễ hội hiện đại.
Lễ hội hiện đại là một sinh hoạt văn hóa đồng thời là một sinh hoạt chính trị rộng
khắp chứa đựng những giá trị hiện sinh đồng thời phản ánh trình độ điều kiện và xu


hướng phát triển của xã hội ở vào thời điểm diễn ra lễ hội. Lễ hội hiện đại chỉ ra đời từ
sau năm 1945.
Lễ hội hiện đại thường là những hoạt động mang ý nghĩa xã hội có liên quan đến
các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội như các hoạt động chào mừng những sự
kiện nào đó, lễ khai mạc, lễ bế mạc các sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức hay rộng
hơn trên phạm vi quốc gia - dân tộc. Lễ hội hiện đại bao gồm: “Lễ hội du lịch”, “Lễ hội
văn hóa - Thể thao - Du lịch”, “Lễ hội du lịch - Thương mại”, “Liên hoan du lịch”, “Hội
chợ triển lãm”, “Festival”... Lễ hội hiện đại có thể diễn ra định kỳ ngày tháng trong năm,
hoặc theo định kỳ năm chẵn hoặc năm lẻ. Lễ hội hiện đại thường diễn ra trong thời gian
ngắn, trừ các hội chợ xuân, hội chợ triển lãm, liên hoan du lịch...
Không gian của lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các trung tâm đô thị, thủ đô và các
thành phố lớn của đất nước. Trong lễ hội hiện đại có sử dụng các thành kỹ thuật, các yếu
tố cấu thành của đời sống hiện đại như nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh
sáng, trang phục...
Lễ hội hiện đại thường được truyền thông, truyền hình rộng rãi, nhanh chóng và

đầy đủ, chi tiết các hoạt động của lễ hội. Các phương tiện truyền thông như Radiô, truyền
hinh, báo in, báo điện tử... các phương tiện truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua
làn sóng điện.
Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các cơ quan chính quyền, đoàn thể tổ chức.
Thường gắn với một cơ quan đoàn thể vào thời điểm nào đó có ý nghĩa với sự ra đời tồn
tại và phát triển của cơ quan tổ chức đó. Đội ngũ đại biểu, quan chức, quan khách tham
dự lễ hội thường được bố trí ở một khu vực dành riêng như lễ đài, khán đài
Trình tự và nội dung khái quát trong lễ hội hiện đại có thể là:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Rước lửa truyền thống.
Rước cờ tổ quốc, cờ hội, cờ thể thao
Các nghi thức như: Chào cờ, Quốc ca, Quốc tế ca (nếu có).
Lễ dâng hương
Diễn văn/Chúc văn khai mạc
Đại biểu phát biểu ý kiến
Duyệt/Diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng


8. Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tập thể
9. Bắn pháo hoa, thả đèn trời, thả bóng, thả chim bồ câu…
10. Các nghi thức và các hoạt động khác.

Tóm lại, dù là lễ hội truyền thống hay lễ hội hiện đại thì vẫn luôn mang trong mình

một nhiệm vụ, đó là giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình
nói riêng và tinh hoa nhân loại nói chung, tiếp thu các thành tựu của khoa học và kỹ thuật
để xây dựng một nền văn hóa với bản sắc dân tộc riêng, vị thế riêng trong thời kỳ mới.
1.4 Một số đặc điểm của lễ hội.
* Tính thiêng:
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính
“thiếng” nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy,
lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển thánh
bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ song, nơi có một xác người chết đuối, đang trôi
bỗng nhiên dừng lại, không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất thờ phụng… Cũng có khi lễ
hội chỉ hình thành nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có công với làng với nước, ở
lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào
mương, có người trị thủy, có người đánh giặc…). Song, những người đó bao giờ cũng
được “thiên hóa”, đã trở thành “Thần thánh” trong tâm trí của người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù
hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất,
đánh giặc… mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khan đa dạng hơn, phức tạp hơn
của đời sống. Chính tính “Thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong
những thời điểm khó khan, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.
* Tính cộng đồng:
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện
của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội
của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước.
* Tính địa phương:


Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở
vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ
hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và
văn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa.

Phong cách đó thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật
dâng cúng…
* Tính cung đình:
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành thần linh trong các lễ hội của người Việt,
là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra
trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu… đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự
mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại… Điều này làm cho lễ hội
trở nên trang trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người
tham gia cảm thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những
khao khát nguyện vọng của người dân.
* Tính đương đại:
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử,
cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí
mới, những phương tiện kỹ thuật mới như radio, cassete, video, tăng âm, micro… đã tham
gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của
nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý…
1.5. Vai trò, chức năng của lễ hội:
Có thể nói, lễ hội Việt Nam đã trải qua nhiều biến thiên lịch sử và vẫn đang tồn tại
bền vững trong xã hội hiện đại là vì lễ hội có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng đối
với đời sống con người, và chính điều đó làm nên sự tồn tại vững bền qua thời gian của di
sản văn hóa này.


Thứ nhất, lễ hội thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, dù dưới hình thức nào lễ
hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân, là “cuộc vui chơi đông
người” được tổ chức sau thời gian lao động, sản xuất hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện
xã hội quan trọng liên quan đến sự tồn tại của một cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến
một cái gì đó. Ta thấy hầu như toàn bộ lễ hội truyền thống nào cũng đều phản ánh chức
năng này, từ lễ hội Chùa Hương (Hà tây), lễ hội Nghinh Ông (Bình Thuận) đến lễ hội Bà

Chúa Xứ (An Giang)…
Thứ hai, lễ hội có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa
truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua ( như

lễ

hội

Đền Hùng, lễ hội Gióng…).
Thứ ba, lễ hội còn thể hiện chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm
linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng các dân tộc ở địa phương
như lễ hội Dinh Thầy Thím, Cầu Ngư (Bình Thuận), Chùa Bà (Bình Dương), Núi Bà Đen
(Tây Ninh)…Thông qua đó, lễ hội tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý,
trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm tình nhân
đạo, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
Thứ tư, lễ hội còn có vai trò tạo môi trường hưởng thụ và giải trí. Đến với lễ hội
mọi người được “hòa nhập” hết mình trong các hoạt động của lễ hội, được “hóa thân”
đóng một vai trong hội hay “nhập thân” vào một trò chơi. Trong lễ hội, người dân không
chỉ hưởng thụ mà còn là người sáng tạo văn hóa, là chủ nhân thực sự trong đời sống văn
hóa của chính bản thân mình.
Hiện nay do phát huy tốt vai trò, chức năng nêu trên, các lễ hội đã tiếp tục thu hút
được hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn quần chúng nhân dân tham gia, tạo nên một
không khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống lao động sản xuất của nhân dân. Chiều sâu
của tinh thần lễ hội truyền thống là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén
cho mọi thời đại của mỗi dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền
thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh,
phong phú đời sống tinh thần của xã hội.


2. Cơ sở lý luận về lễ hội dân gian.

2.1. Sự hình thành và ý nghĩa của lễ hội dân gian.
Trong lịch sử đã hình thành hai vùng văn hóa lớn là phương Tây và phương Đông.
Phương Tây là khu vực Tây – Bắc gồm toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran); phương Đông
gồm châu Á và châu Phi; nếu trừ ra một “vùng đệm”

như một dải đường chéo chạy dài

giữa từ Tây – Nam lên Đông – Bắc từ phương Đông sẽ là khu vực Đông – Nam còn lại.
Hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt. Trong khi các ngôn ngữ phương Tây biến
hình thì các ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập; trong khi người phương Tây coi
trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng.
Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng sinh ra nhiều mưa, tạo nên
các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây là xứ lạnh với khí
hậu khô, không thích hợp cho thực vật phát triển. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân
hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau là trồng trọt và chăn nuôi.
Sau này, các dân tộc ven biển thì phát triển thương nghiệp buôn bán, chỉ còn lại
các dân tộc trong lục địa làm nông nghiệp, nhưng chăn nuôi vẫn là mối quan tâm chủ yếu
của họ. Mặc dù sau này các dân tộc phương Tây đã chuyển sang thương nghiệp, rồi phát
triển công nghiệp và đô thị, nhưng cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trong đời
sống văn hóa của họ. Do đó, căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa, chúng ta có
thể phân chia văn hóa nhân loại ra thành hai loại hình văn hóa: Loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp và loại hình văn hóa gốc du mục.
Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đông, do vậy thuộc loại văn hóa gốc
nông nghiệp điển hình. Các cư dân nông nghiệp phải sống định cứ để gieo trồng và chờ
cây cối lớn, và ra kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên họ
ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên, có lúc họ còn thần thánh hóa thiên nhiên. Bởi thế
mà trên khắp các vùng miền đâu đâu cũng có những lễ hội tưởng nhớ công ơn các vị thần
thiên nhiên như: Thần nước, Thần song, Thần biển… Do vậy cũng có thể nói rằng,
phương thức sản xuất nông nghiệp là một trong các nguồn gốc của lễ hội dân gian Việt
Nam.



Ngoài ra, lễ hội dân gian còn là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của
người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng
ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền
thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng, được suy tôn là
những vị “Thần” – những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình
tượng các vị thần linh đã đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những
anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề
nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu
người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người
hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc… Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ long tri ân
công đức của các vị Thần đối với cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn cội. Dù là nguồn cội tự nhiên hay nguồn
cội của dân tộc thì đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia
dân tộc. Họ thờ chung một vị Thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua khó khăn,
giành cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau
biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tuyền thống quý báu của dân tộc
theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh với các trò chơi đua tài, giải trí…
Lễ hội còn là dịp con người được giải tỏa, dãi bày phiền muộn, lo âu của Thần
linh, mong được Thần giúp đỡ, che chở để vượt qua những khó khăn vất vả trong cuộc
sống.
2.2. Những đặc trưng của lễ hội dân gian:
Nếu lễ Tết là một hệ thống phân bố theo thời gian thì lễ hội là hệ thống phân bố
theo không gian. Vào mùa Xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội
diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình. Chẳng thế
mà vùng Kinh Bắc có câu:



Mùng 7 hội Khám
Mùng 8 hội Dâu
Mùng 9 đâu đâu
Nhớ về hội Gióng.
Lễ hội có phần lễ và phần hội.
Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin Thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình.
Căn cứ vào mục đích này và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba
loại lễ hội: lễ hội liên quan đến tự nhiên, ví dụ: lễ hội cầu mưa, hội xuống đồng, hội đâm
trâu, hội cơm mới, hội cốm, hội đua thuyền, hội đua ghe ngo…; lễ hội tưởng nhớ ơn đức
đối với những người có công với dân tộc, ví dụ: hội Đền Hùng, hội Gióng, hội Tây Sơn,
hội Đống Đa… và lễ hội tôn giáo và văn hóa, ví dụ như: Hội Chùa Hương, hội Chùa tây
Phương, hội Chùa Thầy, hội Đền Bắc Lệ, đền Dạ Trạch, hội Phủ Giày, hội Núi bà Đen…
Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần
lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của cư dân nông
nghiệp. Xuất phát từ ước vọng cầu mưa là các trò tạo ra tiếng nổ mô phỏng tiếng sấm,
như thi đốt pháo, đi thuyền, ném pháo, đánh pháo đất… Xuất phát từ ước vọng phồn thực
là các trò cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún dun, bắt trạch trong chum… Xuất
phát từ ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo là các trò chơi thi nấu cơm,
thi luộc thịt gà, thi dọn cỗ, thi bắt lợn, thi bắt vịt, thi dệt vải, thi leo cầu, thi bịt mắt bắt dê,
đua cà keo… Xuất phát từ ước vọng rèn luyện sức khỏe và khả năng chiến đấu là các trò
đấu vật, kéo co, chọi gà, chọi trâu, chọi dế…
Lễ tết và lễ hội đều là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần
thế dân gian thường nói “ăn Tết”, nhưng “chơi hội”. Lễ tết giới hạn trọng mỗi gia đình
còn lễ hội mở rộng ra phạm vi toàn cộng đồng. Lễ tết duy trì quan hệ tôn ti trên dưới giữa
các thành viên trong gia đình, lễ hội duy trì quan hệ dân chủ bình đẳng giữa các thành
viên trong làng xã và liên kết các lứa đôi thành những gia đình mới. Lễ tết phân bố theo
thời gian, lễ hội phân bố theo không gian. Hai trực này một dọc một ngang kết hợp với
nhau làm nên nhịp sống âm dương hài hòa xuyên suốt bao đời của người dân Việt.



Một đặc trưng nổi bật nữa của lễ hội Việt Nam là tính đa dạng và phong phú. Theo
thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền
lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một
nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần
được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ
truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng
“uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ngày hội diễn ra sôi động bằng việc
diễn lại những sự tích, công trạng của những thế hệ trước, nó giống như cầu nối giữa quá
khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao của Tổ tiên, them tự hào
về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hộ ở nước ta gắn bó với làng
xã, địa danh, vùng đất như một thành phố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng
nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ
người có công với nước nên các vai trò vui chơi ở lễ hội thường mang tính mạnh mẽ của
tinh thần thượng võ như: đấu vật (hội Cổ Loa), đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam
Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc)… Đối với bà con các dân
tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu là tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu
hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hóa, xã hội
khác như thi hát quan họ, thi nấu cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu… Đặc biệt trò thi
đánh đu không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong
những ngày tết ở khắp các làng xã.
2.3. Quy trình của lễ hội dân gian.
Quy trình lễ hội thường được tiến hành theo ba bước:
Chuẩn bị: Bước này bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau
và khi ngày hội đã đến gần. Việc chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi
mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón
mùa lễ hội năm sau. Khi ngày hội sắp diễn ra thì công tác chuẩn bị bao gồm: việc kiểm tra



lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm lễ tắm tượng (mộc lục)
cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần…
Vào hội: Các hoạt động được chính thức trong ngày hội, đó là các nghi thức tế lễ,
lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý
nghĩa nhất của lễ hội. Lễ hội thu hút nhiều hay ít khách, diễn ra trong nhiều ngày hay một
ngày hoàn toàn được chi phối bởi các hoạt động trong hội có hấp dẫn hay không.
Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích.
Trong lễ hội thông thường bao giờ cũng có 1 số nghi thức bắt buộc. Các nghi thức
này được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khi chuẩn bị lễ hội cho đến
khi hết hội. Thông thường một lễ hội có các nghi lễ: lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rước, lễ
tế khai hội và tế giã đám.
Lễ mộc dục (tắm tượng Thần hay Thần vị):
Lễ này thường được tiến hành vào nữa đêm hôm trước ngày khai hội. Trước khi
làm lễ mộc dục, có nơi người ta còn tổ chức lễ rước nước. Trước khi thực hiện việc tắm
tượng (lau chùi tượng thờ) phải làm lễ cáo Thần.
Lễ tế gia quan:
Sau lễ mộc dục là lễ tế gia quan (mặc áo, đội mũ cho tượng Thần). Nếu Thần
không có tượng mà chỉ có bài vị (Thần vị) thì áo mũ đặt lên ngai. Sau đó tượng Thần (hay
Thần vị, hoặc có khi chỉ là áo mũ) được đặt lên kiệu, chuẩn bị cho đám rước Thần sáng
ngày khai hội.
Lễ rước:
Trong một lễ hội thường có rước Thần, rước Thành Hoàng, rước văn hay rước
nước. Lễ rước Thần hay rước Thành Hoàng thường được cử hành trước khi vào lễ khai
hội và kết thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối
tượng rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước, thành phần người tham gia… Trong
số các lễ rước thì rước Thần và rước nước phổ biến hơn cả.



Lễ hội là hoạt động cộng đồng tôn vinh các nhân vật linh thiêng, như: Thánh,
Thần, nhưng Thánh và Thần thường được thờ ở đền, miếu mà đa số lễ hội thường được tổ
chức ở đình làng, đền, nơi rộng rãi tiện cho việc hành lễ và tổ chức các trò chơi. Do vậy
trước khi khai hội, người ta thường tổ chức cuộc rước Thần đi theo lộ trình từ đền hoặc
đình về nơi hành lễ, xong hội lại rước Thần, Thánh trở lại nơi thờ cũ. Sau lễ rước sẽ là lễ
tế Thần, Thánh và khai hội. Đặc biệt có nơi, trong dịp lễ hội ngày nào cũng có rước. Lễ
rước ngày không phải rước Thần mà là rước sớ (rước văn) – tức bài văn cúng Thần,
Thánh. Mỗi ngày người ta cúng Thần, Thánh bằng một bài sớ riêng. Trong đám rước văn,
bài sớ cũng được đặt lên kiệu rước, gọi là kiệu văn.
Lễ rước trong các lễ hội truyền thống thường quy định người trực tiếp tham gia
rước phải là nam giới tuổi từ 18 trở lên; không có phụ nữ, trừ một vài lễ hội thờ nữ Thần
(như lễ hội Phù Giày, lễ hội hạ Lôi) thì đoàn rước lại chủ yếu do nữ đảm nhiệm.
Người tham gia rước (gọi là giai đô) là những người được dân làng lựa chọn, cắt
cử. Họ là những chàng trai khỏe mạnh, có tài có đức, không có điều tiếng đáng chê trách
trong làng xóm. Ai được chọn trong đội rước là vinh dự cho bản thân và gia đình.
Ngoài rước Thần, Thánh, Thành Hoàng… còn có lễ rước kiệu. Đám rước kiệu khi
đi đường có biểu tượng riêng để tránh sự trùng lặp giữa các nhóm cộng đồng. Trước khi
khởi hành, chiêng, trống nổi lên từ trong đền, đình. Thường từ nửa đêm, tiếng trống đã
going liên hồi để mọi người đều biết, ai có phận sự phải lo sửa soạn trước. Ngày xưa
thường đốt pháo lệnh trước khi đám rước bắt đầu.
Tế giã đám:
Ngày giã đám (xuất tịch) thường có một buổi đại lễ cuối cùng gội là tế giã đám.
Nghi thức này cũng được thực hiện với đầy đủ các bước theo quy định của từng lễ hội.
3. Cơ sở lý luận về du lịch lễ hội.
Sở dĩ chúng ta đặt vấn đề này là do mối quan hệ có tính tất yếu khách quan của lễ
hội và du lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hóa có tính tất yếu và thiết yếu trong đời sống
văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Đây là một sản phẩm của lịch sử, nó tồn tại và
vận hành cùng lịch sử. Trong khi đó du lịch ra đời muộn hơn nhưng lại phát triển với tốc



độ nhanh chóng và là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong xã hội hiện đại.
Tự thân hai hoạt động này tạo ra nhau và tìm đến nhau như là những thành tố của một xã
hội phát triển, là một xu hướng tất yếu khách quan của xã hội loài người trong không
gian, môi trường, điều kiện và hoàn cảnh mới.
Việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp miền đất nước trong một
khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở hội của địa
phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và cảm nhận những giá trị nhiều mặt
thông qua hoạt động lễ hội của địa phương gọi là du lịch lễ hội.
Du lịch lễ hội có thể tạm chia thành du lịch lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội
hiện đại. Du lịch lễ hội đã góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của các địa phương tới mọi
miền đất nước, truyền bá văn hóa dân tộc ra thế giới, quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị
trường Quốc tế và trong lòng bạn bè thế giới.
Đến với lễ hội, du khách được hòa mình vào trong không gian văn hóa đặc sắc, cô
đọng của các địa phương, du khách sẽ trở thành đối tượng làm thay đổi một phần diện
mạo của lễ hội, tăng tính thu hút, hấp dẫn của lễ hội các địa phương.
Du lịch đem đến cho các địa phương có lễ hội nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc
làm cho người dân địa phương… Du lịch sẽ đem đến cho lễ hội một sắc thái mới, một sức
sống mới. Du lịch đem đến cho lễ hội môi trường, điều kiện để được trình bày, phô diễn
những giá trị mà lễ hội hàm chứa.
Tuy nhiên, du lịch và lễ hội cũng có những tác động tiêu cực tới nhau. Hoạt động
du lịch với nhiều đặc thù riêng có thể làm biến dạng lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.
Du khách đến lễ hội đông đảo kéo theo những nhu cầu khác nhau, tạo ra sự mất cân đối
trong quan hệ cung – cầu, dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên và
môi trường sinh thái nhân văn. Bản sắc văn hóa vùng miền có nguy cơ bị “mờ” do kết quả
của giao thoa văn hóa thiếu lành mạnh, không thể tránh khỏi đem đến từ phía một bộ phận
các du khách. Tất cả những điều trên đều dễ dẫn tới các hiện tượng nệ cổ, phục cổ hoặc sự
lai căng, pha tạp trong cách nhìn, cách hiểu, cách ứng xử lệch lạc đối với văn hóa các địa
phương.



1.2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA DU LỊCH VÀ LỄ HỘI
1.2.1. Quan điểm về tác động kinh tế của Du lịch và Lễ hội
Du lịch có hiệu quả trực tiếp đến một số ngành và lĩnh vực kinh doanh của đất
nước như ngành Giao thông vận tải, lưu trú, ăn uống, ...Mặt khác, một số ngành có liên
quan đến du lịch như công nghiệp may mặc, hàng tiêu dùng, nông nghiệp cũng có lợi ích
đáng kể bởi việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các sản phẩm, dịch vụ của mình cho du
lịch. Quan điểm về tăng gấp bội được áp dụng hầu hết cho đánh giá tác động kinh tế, đặc
biệt là đánh giá tác động kinh tế của Du lịch và Lễ hội. Quan điểm này được các tác giả
Chris Cooper, John Flecher, David Gilbert, Rebecca Shepherd, Stephen Wanhill trình bày
khá chi tiết trong giáo trình “ Tourism Principles and Practice” (1998) [29] như sau:
1.2.1.1. Quan điểm về tăng gấp bội (The multiplier concept)
Quan niệm tăng gấp bội dựa vào sự nhận thức rằng một doanh nghiệp đòi hỏi phải
có sức mua từ các doanh nghiệp khác trong phạm vi nền kinh tế của địa phương. Bởi vậy,
bất kỳ một thay đổi nào trong mức tiêu dùng của du khách cũng đem lại sự thay đổi về
mức độ sản xuất, thu nhập hộ gia đình, việc làm và thu nhập của chính phủ...“Thuật ngữ
tăng gấp bội (số nhân) du lịch chuyển tới tỷ lệ của hai sự thay đổi -thay đổi một trong
những biến thể chìa khoá đầu ra ( như thu nhập, việc làm hay nguồn thu của chính phủ)
đối với sự thay đổi trong chi phí khách du lịch”.
Tuy nhiên, việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ cho những cơ sở kinh doanh du lịch
lại không hoàn toàn nằm trong phạm vi của một vùng (điểm đến của khách du lịch) nên số
phí vùng
của khách
lịchlại một phần trong nền kinh tế vùng
tiền của khách du lịch đã chi tiêu Chi
trong
chỉ du
đọng
để tiếp tục tham gia vào chuỗi chi tiêu - thu nhập vùng. Thuật ngữ “rò rỉ” (thất thoát)
(leakage) được áp dụng cho những khoản tiền thoát ra khỏi nền kinh tế vùng. Chẳng hạn
nhập khẩu thiết bị, thức

mà vùng đó không
M ăn và nhữngH sản phẩm khác LB
G sản xuất. Những
vùng có khả năng tự cung ứng cho ngành du lịch càng cao thì rò rỉ (thất thoát, kẻ hở) càng
nhỏ và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là những vùng có khả năng tự cung tự cấp cho
ngành du lịch càng cao thì tỷ lệ tăng gấp bội càng lớn và ngược lại.
Chi phí của các doanh nghiệp du lịch

Như vậy, tăng gấp bội du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, xã
hội của quốc gia hay của vùng. Những quốc gia hoặc vùng có điều kiện kinh tế khác nhau
thì tỷ lệ tăng gấp bội cũng khác
nhau.
M
H

Chi phí DN địa phương

G

Để hiểu rõ hơn chúng ta nnghiên cứu sơ đồ 1
Chi phí của các DN địa phương

M

H

LB

G



Nguồn: Giáo trình “ Tourism - Principles and Practice”

Sơ đồ 1. Quy trình tăng gấp bội
M: Nhập khẩu (Import)
H: Thu nhập hộ gia đình (Household Income)
LB:

Các doanh nghiệp địa phương (Local businesses)

G:

Chính phủ (Government)

1.2.1.2. Các hệ số tăng gấp bội
Có nhiều hệ số tăng gấp bội được sử dụng thường xuyên trong đánh giá tác động kinh
tế và mỗi loại có cách sử dụng và đặc trưng riêng biệt. Sau đây là một số hệ số tăng gấp bội
thường gặp khi đánh giá tác động kinh tế của du lịch.
* Hệ số tăng gấp bội đầu ra (Tourism Output multiplier)


Hệ số tăng gấp bội đầu ra là tỷ lệ tăng thêm để ước tính doanh thu bán hàng, dịch
vụ tăng thêm được tạo ra trong một nền kinh tế, nó là kết quả của sự gia tăng mức tiêu
dùng của khách du lịch.

Bảng 1. Hệ số tăng gấp bội đầu ra Du lịch ở một số địa phương
Hệ số tăng gấp bội đầu ra Du lịch
Quốc gia hoặc Vùng
Tourism Output multiplier
Thổ Nhĩ Kỳ


2.34 - 3.20

Hạt Door, bang Wisconsin, Mỹ

2.17

Hạt Clinton, bang Pennsylvania, Mỹ

1.98

Hạt Grand, bang Colarado, Mỹ

1.94

Hạt Walworth, bang Wisconsin, Mỹ

1.87

Hạt Sullivan,bang Pennsylvania, Mỹ

1.58

Edinburgh, Scotland, UK

1.51

Barbaados

1.41


Gwynedd, Xứ Wales, UK

1.16

Nguồn: Giáo trình “ Tourism - Principles and Practice”
* Hệ số tăng gấp bội thu nhập (Income Multiplier )
Hệ số tăng gấp bội thu nhập là tỷ lệ tăng thêm để ước tính mức thu nhập tăng thêm
được tạo ra trong nền kinh tế là kết quả của việc gia tăng mức tiêu dùng của khách du
lịch. Thu nhập này có thể là thu nhập của quốc gia hoặc thu nhập của cá thể
Tuy nhiên, thu nhập tích luỹ cho những người không thuộc quốc gia chủ nhà, hoặc
không phải là người địa phương mà người nhập cư vào khu vực đó thì cũng bị loại trừ bởi vì
thu nhập mà họ nhận được xem như không nằm trong nước chủ nhà, địa phương. Trái lại,
hiệu ứng kinh tế phụ được tạo ra bởi sự tái sử dụng đồng tiền trong mức thu nhập thu nhập
của người nhập cư trong phạm vi khu vực được tính trong công thức này. Sau đây chúng ta
tham khảo một vài số liệu về Hệ số tăng gấp bội thu nhập của một số quốc gia năm 1990.

Bảng 2. Hệ số tăng gấp bội thu nhập Du lịch ở một số địa phương
Quốc gia

Hệ số tăng gấp bội thu nhập


×