Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây bầu nhiều quả bầu, su su, mướp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 20 trang )

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cho Cây Bầu Nhiều Quả
Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo
bóng râm đồng thời là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng nên cây bầu được
trồng và sử dụng ở nhiều nơi.
Kỹ thuật gieo trồng cây mướp cho năng suất cao
Mô hình tưới phun mưa cho cây chè đạt hiệu quả
Cây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ
bầu bí (Cucurbitaceae), có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Cây bầu có nguồn gốc
Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới trên toàn thế giới.

Cây bầu có kỹ thuật trồng cây không khó nên được trồng ở nhiều nơi.
Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển
mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm dàn. Bộ rễ
rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Hoa thụ phấn nhờ
gió và côn trùng. Trái có hình dạng và kích thước rất thay đổi, thường là hình trụ,


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

dài 50 - 100 cm, khi già vỏ trái hóa gổ, bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-30 độ C và cường
độ ánh sáng mạnh, vì vậy là rau vụ hè.

Để có được giàn bầu sai quả, người dân nên chú ý tuân theo một số kỹ thuật
trồng cây cơ bản.
Hiện nay, có nhiều giống bầu nhưng chủ yếu có 4 loại: bầu thước, bầu sao,
bầu trắng và bầu thúng. Tuy nhiên, ở phía Bắc, người dân nên trồng bầu sao bởi loại
này cho năng suất cao và thu nhập ổn định.
Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Bầu phát triển


thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Hạt bầu cần nhiệt độ
cao và ẩm độ đầy đủ để nẩy mầm.
Kỹ thuật trồng cây
Người trồng nên ngâm hạt từ 10 - 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát
nóng từ 4 - 5 ngày cho nẩy mầm. Bà con gieo hạt nẩy mầm vào bầu đất chăm sóc
cho đến khi cây có 2 lá thật mới đem trồng. Ngoài ra, người dân cũng có thể gieo
thẳng hạt ngoài đồng, mỗi lỗ từ 3 - 4 hạt, đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm,


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoai mục và khoảng 100 g
phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng.
Đất trồng: Bầu là loại cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại
đất. Nhưng tốt nhất vẫn là những loại đất tơi xốp, phì nhiêu và độ pH nằm trong
khoảng 6 - 7 như đất mùn, đất phù sa. Nếu trồng bầu tại vườn nhà, có thể trộn thêm
đất với một ít vỏ trấu, xơ dừa và phân động vật để bổ sung thêm một lượng lớn chất
dinh dưỡng cho đất.
Bầu cần nhiều nước, do đó người chăm sóc phải tưới thường xuyên 1 - 2
lần/ngày cho cây đủ ẩm. Lượng nước tưới cần gia tăng khi bầu mang trái. Giai đoạn
tăng trưởng kéo dài kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn (60 ngày sau khi trồng),
người dân cần bón thúc thường xuyên mỗi tuần một lần để chuẩn bị cơ sở vật chất
cho cây ra hoa kết trái.

Quả bầu có tính mát nên được sử dụng khá nhiều.
Giai đoạn ra hoa, đậu trái, cây cần được bón thúc nuôi trái 7-10 ngày một
lần với lượng phân gia tăng dần để trái to và nhiều trái. Trong suốt thời gian canh
tác (130 - 140 ngày) mỗi hốc nên được bón từ 1 - 1,5 kg phân hỗn hợp NPK.
Khi bầu mọc dài được 1m, bà con bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên
ngay đốt, cách 1 - 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định, tăng khả



HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này. Trồng được 2 tháng người dân mới nên
nương dây cho bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây.
Nên làm giàn bằng để bầu đủ diện tích bò, bầu vừa lên giàn là có thể trổ hoa đậu
trái. Từ 75 - 90 ngày sau khi trồng, bầu bắt đầu cho thu hoạch.
Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn
thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn, người
trồng không nên tỉa để dây nhánh cho trái. Khi đã lấy được trái trên nhánh, người
dân nên bấm ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.
Sâu hại bầu gồm ruồi đục lòn lá (Lyriomyza spp.), rầy mềm (Aphis sp.), bọ
rầy dưa (Aulacophora similis). Bà con cần nhanh chóng phun thuốc khi thấy các
côn trùng này xuất hiện.

Canh bầu nấu tôm là món ăn giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích.
Bệnh gây hại cho bầu thường gặp như bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia
solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong
mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô. Trong
thực tế do diện tích trồng ít, giá trị kinh tế của bầu không cao, nông dân có thể
không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có.
Thu hoạch và để giống
Trái bầu phát triển 10 - 12 ngày sau khi trổ hoa là bà con có thể thu hoạch để
ăn. Người trồng nên cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

là ngon. Người dân không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và

cây mau tàn. Nếu chăm sóc tốt, giàn bầu 100 gốc sẽ cho thu trái 2 - 3 ngày/lần; mỗi
gốc trung bình cho từ 10 - 15 trái.
Công dụng của quả bầu
Tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả
non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn
lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vỏ quả già rất cứng
dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng.
Trong bầu có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con
người. Quả bầu có thể nấu canh, xào luộc tùy thích, và lá non cũng có thể đem nấu
làm canh rau ăn rất ngọt, ngon và đậm đà.
Theo thói quen, người nội trợ thường khoét bỏ ruột và hạt trước khi chế biến
thành món ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên bỏ ruột và hạt
khi quả quá già. Không nên khoét bỏ đi bởi phần này không những chứa nhiều
vitamin và dưỡng chất, hạt bầu còn có tác dụng trị giun hay đau đầu. Hoặc khi bị
viêm lợi, tụt lợi bạn có thể lấy hạt bầu đun lấy nước để súc miệng. Còn rau bầu là
món ăn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình. Rau bầu giàu
chất xơ, giúp người ăn no bụng mà không sợ tăng cân.
Cách trồng mướp sai quả là điều mỗi gia đình nhà nông đều mong muốn. Để
trồng mướp ra nhiều trái, bạn nên tuân thủ những kỹ thuật trồng mướp cơ bản. Hãy
tham khảo những kỹ thuật về cách trồng mướp cơ bản tại nhà trong thùng xốp hay
trên đất canh tác mà chúng tôi hướng dẫn qua bài viết dưới đây để cây mướp ra
nhiều quả nhé.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Hướng Dẫn Trồng Mướp Hương
Phương pháp gieo trồng cây mướp cho năng suất cao
Đặc tính của cây mướp
Quy trình gieo trồng

Kỹ thuật trồng cây
Chế độ chăm sóc
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu – vật phá hại
Bệnh
Mướp là một loại cây thảo dạng dây leo, được trồng để lấy quả xanh. Với
nhiều chất dinh dưỡng và công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, mướp được nhiều
người lựa chọn trong bữa ăn gia đình. Là loại quả dễ trồng nên bạn có thể dành một
góc vườn hay ban công để tự trồng mướp cho gia đình mình theo một số chỉ dẫn kỹ
thuật dưới đây.
Thời vụ trồng mướp hương: Ở miền Nam có 2 vụ chính mướp hương chính
là Đông Xuân và Xuân Hè. Ở miền Bắc vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Bón phân hỗn hợp cho cà chua
Trồng ngô nếp lai - nhàn mà thu nhập khá
Kỹ thuật trồng cải bắp


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Với vị ngọt, tính bình, mướp giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả.
Phương pháp gieo trồng cây mướp cho năng suất cao
Đặc tính của cây mướp
Mướp là một loài dây leo, có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản và được trồng
nhiều nơi ở Việt Nam. Thân cây có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15
- 25 cm. Hoa có màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả
thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có
những đường gân xanh, chạy dọc theo chiều dài quả.
Khi quả chín, quả chỉ còn lại khối xơ cứng, dai, không bị nước làm mục
hỏng. Khi ngâm vào nước xơ sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm, rửa bát.
Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương. Mướp ta cho quả to, vỏ

màu xanh xẫm. Mướp thường được trồng vào mùa xuân. Nông dân thường trồng để
lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát. Ngoài
ra, mướp còn được dùng làm thuốc.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Cây mướp có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản và không yêu cầu cách chăm sóc cầu
kỳ.
Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%)
vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu. Theo đông
y, quả mướp có vị ngọt, thanh nhiệt, trừ phong thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu,
giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở, sưng đau nhức và bổ khí an thai.
Quy trình gieo trồng
Ngâm hạt giống mướp hương trong nước pha theo tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh, trong
vòng từ 4 - 6 tiếng. Sau khi ngâm xong thì vớt ra, rửa sạch sau đó đem ủ vào khăn
ẩm, trong khoảng thời gian 36 - 48 tiếng, khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo trồng.
Chuẩn bị đất trồng cây mướp hương, phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể
mua đất trộn sẵn Fusa hoặc Tribat tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc trộn hỗn hợp
đất phù sa và phân trùn quế (theo tỉ lệ 50 - 50), thêm chút vỏ trấu lên trên bề mặt
đây khi gieo hạt.
Gieo hạt mướp hương xuống đất với độ sâu khoảng 1cm rồi lấp đất. Tùy vào
kích thước chậu trồng cây mà để cho số lượng hạt cho phù hợp. Với chậu có kích
thước 20cm thì gieo khoảng 3 hạt/chậu. Lưu ý chọn ngày nắng ấm để gieo hạt như
vậy hạt sẽ chóng nảy mầm.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Kỹ thuật trồng cây

Người dân cần làm đất kỹ, lên luống rộng 2,5m, bón lót 18 - 20 tấn phân
chuồng, 120kg lân và 30kg kali/ha. Sau đó, người trồng phải rạch hàng trên luống
(mỗi luống chỉ trồng 1 hàng) rồi tra hạt, cách 30cm tra một khóm 2 – 3 hạt, về sau
tỉa đi để lại một khóm 2 cây, giữ với mật độ 7.000 - 10.000 cây/ha.

Người dân có thể trồng cây mướp cho gia đình bằng cách áp dụng đúng kỹ
thuật trồng cây cơ bản.
Việc tỉa cây, bón thúc, xới vun cần được thực hiện cho đến lúc mướp leo kín
giàn khoảng 2 tháng. Nếu chỉ bón thúc cho mướp khi cây sinh trưởng xấu, kém vì
mướp rất hay bị lốp phân, tức là chỉ leo kín giàn mà không cho quả. Lượng phân
bón thúc cho 1ha mướp bao gồm: NPK 300kg, urê 200kg và kali 30kg, chia đều


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

lượng phân cho nhiều lần bón. Cây được 20 ngày cần được bón thúc bằng nước
phân pha loãng.
Sau đó, cứ 20 ngày người chăm cây lại bón thúc cho cây một lần nhằm vào
giữa hai kỳ hoa tạo điều kiện cho cây có sức ra được nhiều hoa quả. Khi mướp mọc
được 2 - 3 lá thật, người trồng phải chuẩn bị làm giàn cho mướp. Cây cao 20cm cần
được cắm mỗi hốc 1 cây dóc để mướp leo lên giàn. Giàn mướp nên được làm kiểu
mái bằng. Hệ thống giàn cần được làm vững chắc, giàn cao 2 m, bắt dây bò đều trên
giàn. Khi mướp đã lên giàn, người dân nên tỉa bỏ hết lá ở gốc cho thoáng.
Nếu mướp bị lốp lá xanh đen, ít quả do thừa đạm, người trồng cần lấy mũi
dao sạch rạch đôi đoạn thân cách mặt đất 1m, cuốc lật đất sâu 20cm, cách gốc 1m,
bón mỗi gốc 1 - 2kg kali clorua, mướp sẽ bị chột và sai hoa, nhiều quả sau khi xử lý
20 - 30 ngày.
Từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch từ 80 - 100 ngày, thời gian thu hoạch có
thể kéo dài cho đến tháng 9. Năng suất trung bình của mướp có thể cho từ 40 – 50
tấn/ha. Quả để giống phải là quả to, không sâu bệnh, từ quả thứ 2 - 3 trở lên, người

trồng để quả già trên cây như bầu, phơi thêm rồi gác lên gác bếp, lấy hạt cho vụ sau.
Chế độ chăm sóc
Chế độ tưới nước: dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước,
mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần
phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi
nước, độ ẩm của đất.
Làm cỏ: nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như
Onecide.
Làm cỏ dưới mương tưới: có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ
Gramoxon hoặc NuFarm. Phun các loại thuốc này cần phải dùng loa che béc phun
để tránh thuốc dính vào lá hoặc thân cây mướp khỏi bị cháy hoặc chết khô.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Hệ thống giàn mướp theo kỹ thuật trồng cây cơ bản cho năng suất cao.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu – vật phá hại
Các loại côn trùng phá hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
Chuột: Cắn phá hạt lúc gieo dùng thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau
khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
Dế, sâu đất, sùng đất: Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây non, xử lý Basudin hạt
vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng),rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc
sau khi gieo
Bọ rùa: Ăn lá non, đọt non, phun Peran, Cyperin....


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Sâu vẽ bùa (dòi đục lòn): Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy,

nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất, xử lý: Thianmectin 0.5 ME
Sâu xanh, sâu ăn tạp: Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái mướp suốt từ cây
con đến thu hoạch, xử lý: Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate
Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông: Chích hút nhực đọt non, lá non làm cây kém phát
triển dẫn đến năng suất kém, xử lý: Oncol, Confidor, Decis...
Rầy trắng, rầy xanh: Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm cây không phát
triển. Xử lý: Mospilan, Oncol, Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng

Hiện tượng sâu vẽ bùa trên lá mướp.
Bệnh
Bệnh thối cổ rễ: Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân.
Phòng trừ: No Mildew 25 WP, Bảo Đắc tưới rễ, Marthian 90 SP
Cháy lá, đốm lá: Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám. Xử lý:
Than M 80WP, hoặc Bavisan 50 WP + No Mildew 25WP
Thán thư và đốm lá do vi khuẩn: Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng
có thể lây lan qua trái. Xử lý: Marthian 90 SP, No Mildew 25 WP, Thane M
80WP,...


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Sương mai: Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ khho6ng khí cao, nếu bị
nặng có thể thất thu năng suất. Xử lý: Thane M 80WP, Amikta...
Bệnh héo xanh: Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết
héo đột ngột. Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc Marthian 90 SP...
Susu là loại rau quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Su su vừa có thể trồng để
lấy ngọn và vừa cho quả nên được người dân rất ưa chuộng. Nếu có kỹ thuật trồng
cây su su đúng cách sẽ cho năng suất cao.



HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Hướng Dẫn Trồng Cây Su Su Tại Nhà Cực Đơn Giản
Thời vụ trồng su su
Làm đất, bón lót và trồng
Chăm sóc cây su su
Thúc su su cho nhiều ngọn, sai quả
Phòng trừ sâu bệnh trên cây su su
Thu hoạch su su
Để giống su su
Su su ưa lạnh, hoa đơn tính, thụ phấn đậu quả nhờ ong bướm, nếu trồng
không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng cách năng suất quả sẽ không cao. Sau
đây là vài phương pháp và kỹ thuật trồng cây su su đúng cách giúp bà con nông dân
trồng cho năng suất cao nhất.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Có kỹ thuật trồng cây su su đúng cách sẽ cho năng suất cao
Thời vụ trồng su su
Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12
đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8) hoặc trồng muộn quá (tháng
10, 11) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.
Làm đất, bón lót và trồng
Những chân đất thích hợp với bầu bí cũng thích hợp với su su, làm đất như
đối với trồng mướp. Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, nây đều,
gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO


Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt
Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và
để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng, cách
nhau 2,5-3,0m. Mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg kali sunfat
(không kể đổ thêm các chất mùn bã).
Trồng mỗi hốc 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở
mầm. Một ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000-1.500
cây/ha.
Chăm sóc cây su su
Công việc chăm sóc su su rất đơn giản, gồm các thao tác sau: Che nắng cho
quả giống lúc mới trồng. Kiểm tra sau khi mọc để khỏi bị mất khoảng. Khi cây đã
mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su su mọc dài 1-1,5m
thì cắm dóc cho cây leo lên giàn.
Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su
như đối với bầu bí. Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên
gốc cây su su.
Bón phân thúc cho su su vào hai giai đoạn: Khi cây vừa lên giàn, dùng phân
tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên
mặt luống. Khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn
kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả.
Thúc su su cho nhiều ngọn, sai quả
Bạn nên bón phân cho su su vào hai giai đoạn sau, giai đoạn đầu khi cây vừa
lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng ra. Giai đoạn thứ hai, khi


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

được thu hoạch bạn bón phân thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có lẫn kali làm
cho quả chắc, chống rụng quả. Bên cạnh đó việc bón phân sau khi cây ra hoa đậu

quả còn giúp giữ những quả non, bổ sung thêm dưỡng chất để cây nuôi quả.
Khi các ngon chính của cây dài khoảng 2 mét thì lúc này bấm ngọn đó, tỉa bớt
những nhánh ngọn yếu hơn. Khi cây ra quả muốn quả có chất lượng tốt thì bón
phân bổ sung, cắt tỉa những lá già.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây su su
Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn cần phát hiện sớm
phun trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh
sớm sau này quả sẽ không nhiều. Ong chích làm hỏng quả làm giảm năng suất tới
60%, nên phải dùng nhiều biện pháp diệt ong chích mới bảo vệ được quả, giàn nên
làm thấp, có thể phải dùng chế phẩm xua đuổi côn trùng để phun.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là khuâ quan trọng trong kỹ thuật trồng cây su su
Thu hoạch su su
Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần. Thu
khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. Năng suất trung bình 30-50 tấn/ha (1-1,7
tấn/sào).
Để giống su su
Hiện nay nước ta có hai vùng để giống su su là: Vùng đồng bằng trồng su su vụ
Đông - Xuân lấy quả giống vào tháng 5, đem về giâm trong hỗn hợp đất, phân (7
đất 1 phân mục) ở trong những sọt hay thùng gỗ đặt ở nơi thoáng mát, mỗi sọt hay
hộp gỗ chỉ giâm 5-6 quả. Cứ để như vậy cho đến tháng8, tháng 9 thì đem trồng.
Cũng có thể cho su su tàn đi, vun gốc, cắt dây chỉ để lại độ 2m dây gốc rồi khoanh
vòng thúng lại quanh gốc, lấp kín đất lên, còn giàn thì để cho mướp leo, lợi dụng
bóng mát của mưới che gốc cho su su. Cho đến tháng 7, tháng 8 mới bới nhẹ gốc ra,

tiếp tục chăm sóc để cho su su tái sinh trong vụ mới.


HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LEO DÀN ĐÚNG CÁCH ĐƯỢC NĂNG XUẤT CAO

Su su có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng
Vùng núi cao có khí hậu mát như Sa Pa, Tam Đảo, Lạng Sơn,v.v. su su ra quả vào
mùa hè, còn đến mùa Đông (tháng 10 trở đi) do rét nên su su tàn lụi. Tại những
vùng này, giữ giống bằng cách cắt dây, chỉ để lại 2m phần sát gốc rồi khoanh vòng
thúng quanh gốc, lấp hỗn hợp phân, đất phủ đầy cho cây ấm gốc để có thể tiềm sinh
trong đất qua đông.
Sang Xuân, vào quãng tháng 3 khi tiết trời đã ấm, su su sẽ nảy mầm và tái sinh. Xới
đất và bón phân thúc rồi đưa dây lên giàn. Tháng 6 sẽ cho quả và thu hoạch cho tới
tháng 8, đến tháng 10 thì su su đã già, có thể dùng làm quả giống mới cho các vùng
đồng bằng không giữ được giống.



×