Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Trình bày các chức năng chung của quản lý kinh tế và cho biết vị trí của từng chức năng trong thực tiễn quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.71 KB, 3 trang )

Câu 1
Trình bày các chức năng chung của quản lý kinh tế
và cho biết vị trí của từng chức năng trong thực tiễn quản lý
---------------------------* Các chức năng chung của quản lý kinh tế
1. Chức năng dự báo
Trong quản lý kinh tế đây là hệ thống các giả định về trạng thái của đối
tượng quản lý trong tương lai, là đoán trước các quá trình, hiện tượng kinh tế có
thể xảy ra trong thời gian tới làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch
và quyết định các giải pháp về phát triển kinh tế. Thông qua các dự báo sẽ phát
hiện các xu hướng vận động của nền kinh tế, sự tác động của môi trường bên ngoài
từ đó phát hiện những cơ hội thuận lợi và có giải pháp ứng phó với các bất lợi có
thể xảy ra. Chức năng dự báo thể hiện “cái tầm” của nhà quản lý.
Nội dung dự báo thường tập trung vào các yếu tố thị trường, tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, dân số, sự biến động của nền kinh tế
khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường dự báo rất khó khăn
nhưng rất cần thiết. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải biết kết hợp các yếu tố khoa học,
kinh nghiệm và sự mẫn cảm nghề nghiệp, phải thường xuyên cập nhật thông tin.
Dự báo thể hiện được tầm của nhà quản lý. Dự báo bao giờ cũng dựa trên cơ sở
khoa học, vì thế nó là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tầm
vĩ mô và kế hoạch sản xuất kinh doanh ở tầm vi mô. Việc lập dự báo yêu cầu phải
đúng đối tượng và môi trường của đối tượng, phải đảm bảo tính định tính và cả
định lượng.
2. Chức năng kế hoạch
Chức năng này thể hiện tính chủ động của nhà quản lý kinh tế. Đây là chức
năng quản lý bao gồm xác định mục tiêu, đồng thời xây dựng chương trình hành
động và các bước đi cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu. Lập kế hoạch chính là việc tạo
ra quyết định quản lý, tiến trình lập kế hoạch là quá trình nhận thức cơ hội, phân
tích thực trạng và lựa chọn các phương án đồng thời tổ chức các phương tiện để đạt tới
mục tiêu đã được xác định trước.
Thực hiện chức năng kế hoạch cho phép các nhà quản lý hình dung và mô
tả sự phát triển của một nền kinh tế, một ngành, địa phương và từng doanh nghiệp


qua các thời kỳ, từ đó hình thành các phương án hoạt động trên cơ sở dự kiến
những rủi ro có thể gặp phải, cũng như những thuận lợi cần phải tận dụng. Hoạt
động này một mặt tạo ra tầm nhìn chiến lược cho các nhà quản lý kinh tế giúp họ
phát hiện chính xác và đầu tư phù hợp, mặt khác còn làm giảm những bất trắc và
hạn chế các hoạt động kinh tế trùng lặp, gây lãng phí. Ngoài ra, chức năng này còn


là căn cứ hình thành và thực hiện các chức năng khác như tổ chức, điều khiển,
kiểm tra và điều chỉnh, hạch toán.
Nội dung các hoạt động kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu, lựa chọn các
phương án và tổ chức các phương tiện thực hiện mục tiêu. Kế hoạch được lập cho
các thời kỳ dài ngắn khác nhau gọi là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tóm lại, để khả thi, đạt hiệu quả cần phải chọn kế hoạch phù hợp nhất chứ không
phải kế hoạch tốt nhất.
3. Chức năng tổ chức
Đây là chức năng thế hiện khả năng kết nối, sử dụng lực lượng của nhà
quản lý. Là việc thiết lập các bộ máy quản lý trong đó gồm nhiều bộ phận được
chuyên môn hóa, có liên hệ với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý vì một
mục tiêu chung. Nói cách khác, tổ chức là công việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản
lý các cấp, các ngành trong nền kinh tế trên cơ sở kế hoạch phát triển của các cấp,
các ngành đồng thời là lực lượng vật chất để tiến hành các hoạt động điều khiển,
kiểm tra và điều chỉnh, hạch toán.
Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, việc xây dựng
cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Phải căn cứ và mục tiêu
và nhiệm vụ phát triển kinh tế mà kế hoạch đã đề ra; Phải kết hợp cả yếu tố ổn định
và biến đổi trong quá trình xây dựng và vận hành cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế;
Phải lựa chọn các chuyên gia thành thạo, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên
môn để bố trí, sắp xếp vào các bộ phận của bộ máy tổ chức quản lý các cấp; Các
nhà quản lý phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh tế, năng lực cán
bộ đồng thời tiếp thu kinh nghiệm để hoàn thiện bộ máy quản lý.

4. Chức năng điều khiển
Điều khiển là cách thức, nghệ thuật tác động của chủ thể quản lý đối với
tập thể và người lao động. Các chức năng, kế hoạch, tổ chức dù được thực hiện tốt
đến đâu nhưng không có hoạt động điều khiển thì không thể chuyển biến được sự
vật hiện tượng. Vì thế, điều khiển là quá trình tổ chức thực hiện các quyết định
quản lý kinh tế và chức năng điều khiển có tác dụng phối hợp, liên kết các chức
năng khác. Chức năng điều khiển thể hiện sự năng động của nhà quản lý.
Để thực hiện các nội dung chức năng điều khiển, đòi hỏi nhà quản lý phải
có uy tín về phẩm chất và năng lực, mạnh dạn phân cấp cho người dưới quyền trên
cơ sở xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi mỗi người. Phải thông đạt
chính xác các quyết định quản lý, nhạy bén xử lý các tình huống, phải kết hợp các
phương pháp hành chính, kinh tế và giáo dục động viên trong hoạt động điều
khiển.
5. Chức năng kiểm tra và điều chỉnh


Đây là hoạt động theo dõi và xem xét công việc có được thực hiện như kế
hoạch đã vạch ra hay không, đồng thời chỉ ra ưu nhược điểm để khắc phục. Nhờ
kiểm tra mà các quá trình kinh tế được duy trì ổn định và có cơ hội để phát triển.
Chức năng kiểm tra và điều chỉnh thể hiện trách nhiệm của của nhà quản lý.
Việc kiểm tra phải bao quát toàn bộ các cấp, các ngành, các thành phần
kinh tế và xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nội dung công
tác kiểm tra phải được lựa chọn phù hợp, không gây cản trờ hoạt động kinh tế của
các chủ thể kinh tế. Kiểm tra luôn gắn với điều chỉnh. Chức năng điều chỉnh còn
thể hiện ở các quyết định quản lý bổ sung đối với những vấn đề mới phát sinh hoạt
bản thân kế hoạch chưa lường hết được đòi hỏi người quản lý phải thật sự nhạy bén
và không bảo thủ.
6. Chức năng hạch toán
Bao gồm cả hạch toán kỹ thuật, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán là
một trong những phương tiện nhằm cung cấp thông tin thực hiện cho nhà quản lý.

Trước khi ra quyết định quản lý, cán bộ quản lý phải tính toán nhu cầu xã hội về
loại hàng hóa dịch vụ mà mình dự định sản xuất, tính toán các yếu tố thuộc về
năng lực sản xuất kinh doanh, vốn từ đó có kế hoạch phát triển hợp lý. Thể hiện
phẩm chất thương gia của nhà quản lý.
Đây là một chức năng rất quan trọng của quản lý kinh tế vì trong quản lý
kinh tế tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu buộc chủ thể quản lý phải phấn
đấu để đạt tới. Chức năng này phải xuyến suốt tất cả các khâu từ dự báo, kế hoạch,
tổ chức, điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh đồng thời bao quát toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
--------------------------



×