Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường; hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.08 KB, 3 trang )

Câu 8
Phân tích yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế
thị trường; hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay?
------------------------------Cơ chế quản lý kinh tế là tổng thể các quy định, cách thức và phương tiện
do chủ thể quản lý kinh tế đề ra nhằm tác động vào đối tượng quản lý để đạt được
mục tiêu.
* Yêu cầu và nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế trong nền
kinh tế thị trường:
- Quản lý kinh tế không được cản trở sự điều tiết của cơ chế thị trường,
phải biết sử dụng cơ chế thị trường để đạt mục tiêu:
Vì về cơ bản, cơ chế thị trường cũng hướng các hoạt động kinh tế vào
những mục tiêu của quản lý kinh tế; Để thực hiện yêu cầu trên, xã hội phải thừa
nhận, tôn trọng và bảo vệ các quan hệ, các nhân tố kinh tế khách quan của thị
trường bằng cách hợp pháp hoá chúng dưới dạng ý chí Nhà nước. Đây chính là nội
dung quản lý kinh tế bằng Pháp luật và nguyên lý của pháp luật kinh tế chính là tạo
hành lang pháp lý cho thị trường hoạt động và kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng hệ thống pháp luật quản ý kinh
tế theo yêu cầu trên là nhận thức của xã hội về nội dung kinh tế khách quan và vai
trò đích thực của các yếu tố thị trường.
Sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật trong nền kinh tế thị trường là
nhằm định hướng, điều tiết các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của sự can
thiệp đó phụ thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn và sát thực của luật pháp. Vì thế,
chủ thể quản lý phải phát hiện và nhận thức đầy đủ nội dung các quy luật của nền
kinh tế nhằm hướng các hoạt động kinh tế phù hợp với các quan hệ và hình thức
kinh tế khách quan của thị trường.
- Quản lý kinh tế hướng vào giải quyết điều kiện hoạt động của thị
trường và điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường:
Vì về cơ bản, thị trường cũng hướng các hoạt động kinh tế vào những mục
tiêu của quản lý kinh tế, nhưng sự hoạt động của cơ chế thị trường lại bị giới hạn
bởi những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Những điều kiện đó là: Cơ sở hạ
tầng, lao động, vốn, công nghệ, sức mua ... Tuy nhiên, trong thực tế, sự hoạt động


của cơ chế thị trường lại bị giới hạn bởi sự thống nhất vè giá cả là đặc trưng cơ bản
và là một hướng điều tiết quan trọng của cơ chế thị trường. Song, do hạn chế về
điều kiện giao thông nên việc cạnh tranh giữa các cơ sở kihn tế không được thực
hiện đầy đủ, áp lực cạnh tranh không đủ mạnh. Kết quả là ở các khu vực khác


nhau, cùng một loại hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã … giống
nhau nhưng giá bán lại khác nhau, nghĩa là không thống nhất được giá cả.
Giải quyết những vấn đề trên chính là nội dung quản lý kinh tế bằng các kế
hoạch (Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, kế hoạch về nhân lực, về vốn, về công
nghệ, kế hoạch tạo lập mở rộng thị trường…).
Như vậy kế hoạch phải xuất phát từ thị trường và vì thị trường, thị trường
vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch; “kế hoạch mang tính tháo gỡ”! (đó là
nguyên lý của kế hoạch trong cơ chế thị trường).
- Quản lý kinh tế phải hướng vào giải quyết những vấn đề do thị trường
đặt ra:
Thị trường điều tiết các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức kinh tế
khách quan như giá cả, lãi suất, lợi nhuận; nhưng bản thân giá cá, lãi suất, lợi
nhuận có thể bị sai lệch do tác động nhất thời của điều kiện kinh tế xã hội. Kết quả
là giá cả hàng hóa lên xuống một cách bấp bênh, các quan hệ tín dụng gặp nhiều
trở ngại, thuế khóa khoogn còn có tác dụng kích thích sản xuất và tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.
Thực hiện yêu cầu này chính là nội dung quản lý kinh tế bằng các chính
sách như chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách tiền tệ. Điều khó khăn
trong việc thực hiện các chính sách là xác định nội dung khách quan của giá cả, lãi
suất, lợi nhuận. Để có được những chính sách kinh tế phù hợp, chủ thể quản lý
phải nắm được nội dung của các hình thức kinh tế khách quan.
Nguyên lý của chính sách kinh tế là giải quyết các vấn đề do thị trường đặt
ra. Chức năng ddieuf tiết và kích thích các hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế
còn tác động vào các hình thức kinh tế khách quan nhằm ổn định thị trường và giải

quyết các vấn đề do thị trường đặt ra.
- Quản lý kinh tế phải đảm bảo và hoàn thiện chức năng giám đốc của
đồng tiền:
Tiền là yếu tố kinh tế khách quan và cơ bản nhất của thị trường “tiền là đại
biểu chung của của cải, là của cải của mọi của cải”. Mọi hoạt động kinh tế đều sử
dụng tiền làm thước đo để ghi chép, đối chiếu, so sánh (đều dùng tiền để hạch
toán). Tiền tự nó sẽ kiểm soát (giám đốc) các hoạt động kinh tế, phải biết dùng tiền
và thông qua tiền để quản lý. Vì thế, đồng tiền trở thành sự ràng buộc khiến các
hoạt động kinh tế phải được tiến hành theo hướng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời,
thông qua sự hạch toán bằng tiền, chủ thể quản lý có thể kiểm soát được các quá
trình kinh tế của mình.
Để hạch toán đúng và đầy đủ (để hoàn thiện chức năng giám đốc của tiền),
quản lý kinh tế phải xây dựng được chế độ hạch toán khoa học (chế độ hạch toán
phải là một nội dung cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế).


Đảm bảo và hoàn thiện chức năng giám đốc của tiền là yêu cầu mang tính
nguyên lý của chế độ hạch toán. Ngoài hạch toán kế toán, quản lý kinh tế còn sử
dụng các hạch toán khác: Hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ. Nếu hạch toán
kế toán được thực hiện trên cơ sở của sự vận động của ododngf tiền thì hạch toán
nghiệp vụ được tiến hành trên cơ sở kỹ thuật của từng loại nghiệp vụ, với thước đo
hiện vật. Còn hạch toán thống kê được tiến hành trên cơ sở quy luật của số lớn với
thước đo hiện vật và giá trị để tìm ra bản chất của các hiện tượng theo nguyên tắc
số lớn.
* Hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới công tác kế hoạch hóa, chính sách
kinh tế và chế độ hạch toán: Đổi mới pháp luật theo hướng pháp luật tạo hành lang
pháp lý cho thị trường hoạt động và kinh doanh theo cơ chế thị trường; đổi mới kế
hoạch theo hướng kế hoạch“tháo gỡ” những vấn đề thuộc về điều kiện hoạt động
của cơ chế thị trường và điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường; đổi mới

chính sách theo hướng chính sách giải quyết những vấn đề do thị trường đặt ra
(chính sách giá, thuế, lãi suất…); đổi mới chế độ hạch toán theo hướng đảm bảo và
hoàn thiện chức năng giám đốc của đồng tiền;
- Thúc đẩy sự hình thành và hoàn thiện các loại thị trường để phát huy
quyền tự chủ của các thành phần kinh tế. Phát huy quyền tự chủ của các thành
phần kinh tế. Nhà nước phải thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị
trường nhằm tạo môi trường thuận lợi để các cơ sở kinh tế - nhất là các doanh
nghiệp nhà nước - được tự do huy động và sử dụng vốn, ứng dụng kỹ thuật công
nghệ mới vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước phục vụ
cho sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật.
- Phát huy vai trò nòng cốt, định hướng và điều tiết của kinh tế nhà nước
đối với thị trường. Nhà nước vừa là người định hướng, kích thích cơ chế thị trường
phát huy các mặt tích cực lại vừa là nhân tố không thể thiếu được để khắc phục các
khuyết tật do cơ chế ấy sinh ra bằng chính tiềm lực kinh tế của mình.
- Giải quyết các chính sách xã hội nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế
lại phải góp phầm bảo đảm công bằng xã hội. Đó là các chính sách và giải pháp về
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói giảm nghèo; các
chương trình xây dựng hệ thoogns cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, hải đảo; sự
hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước đối với những hộ gia đình hoặc doanh nghiệp gặp
khó khăn về tài chính.
---------------------------------



×