Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận (1) tổng quan về cây rau tàu bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.69 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y – DƯỢC

TIỂU LUẬN
TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU TÀU BAY
Môn học: THỰC VẬT VÀ DƯỢC LIỆU

Hà Nội, năm 2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y – DƯỢC

TIỂU LUẬN
Môn học: THỰC VẬT VÀ DƯỢC LIỆU
TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU TÀU BAY
Giảng viên: TS. Vũ Đức Lợi
Lớp: Dược 4 – K5 Dược học
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phương Thảo
Dương Thị Phương Thảo
Cao Thị Xuân Quỳnh
Vũ Thị Ngọc Quỳnh
Nguyễn Thị Minh Thúy
Trần Ngọc Ánh

2


MỤC LỤC


1. Đặt vấn đề
2. Tổng quan
2.1. Về thực vật
2.2. Về hóa học
a. Thành phần hóa học
b. Chiết xuất, phân lập dược chất
c. Định tính, định lượng
2.3. Về tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý đã nghiên cứu
b. Độc tính
c. Công dụng theo y học cổ truyền
2.4. Sản phẩm trên thị trường
a. Trong nước
b. Thế giới
3. Kết luận
Tài liệu tham khảo

4
5
5
9
9
13
17
20
20
25
26
27
27

27
29
30

1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những nước nằm trong vành đai nhiệt đới với điều kiện
tự nhiên đã thực sự ưu đãi cho con người một hệ sinh thái phong phú và đa dạng.
Chúng không những là nguồn lương thực, thực phẩm cho con người mà còn là tiềm
năng to lớn về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung.

3


Do đó, sự phát triển của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên
ngày càng được đẩy mạnh. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu
hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng dược liệu của người dân ngày càng gia
tăng,ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn.
Chi Crassocephalum trên thế giới có khoảng 30 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Phi, Đông Nam Á và được tìm thấy trong các khu vực trồng hay rìa các khu
rừng thường xanh ẩm ướt, ở độ cao từ 0 tới 3.500m. Hiện tại đã xác nhận được 2
loài du nhập vào châu Á là Crassocephalum crepidioides và C. rubens, trong đó C.
crepidioides được phát hiện từ khoảng những năm 1920 và hiện tại có phân bố rộng
từ Pakistan qua Đông Nam Á, Hoa Nam tới Nhật Bản và các đảo trên Thái Bình
Dương; trong khi C. rubens mới chỉ được phát hiện gần đây (khoảng năm 1986)
trong một khu vực nhỏ tại bắc Thái Lan, đông Myanma và nam Trung Quốc.
Cây Rau tàu bay thuộc chi Crassocephalum, với tên khoa học là
Crassocephalum crepidioides (Benth) S. Moore (họ Cúc Asteraceae) là loài duy
nhất thuộc chi Crassocephalum được phân bố ở Việt Nam, gặp ở nơi đất ẩm trồng
hoa màu và cây công nghiệp. Trên thế giới loài này đã được nghiên cứu và tìm thấy
một số khả năng bảo vệ tế bào gan, chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh.

Ở Việt Nam, Rau tàu bay được dùng làm rau ăn sống, hoặc luộc, xào nấu canh hay
muối dưa ăn; dân gian còn truyền nhau dùng lá tươi giã nát hoặc nhai nát đắp lên
chỗ vết rắn, rết cắn do có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất,
tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Một số nơi còn dùng cả cây phơi khô làm thuốc
trị cảm sốt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu, dịch lá trừ giun, thu liễm, giã đắp trị mụn
nhọt. Với nhiều công dụng còn chưa được tìm hiểu rõ của cây Rau tàu bay, bài tiểu
luận này được tiến hành dựa trên các mục tiêu:
 Trình bày được đặc điểm thực vật và xác định được tên khoa học của
cây Rau tàu bay.

4


 Khát quát thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Rau tàu bay,
một số sản phẩm trên thị trường.
2. Tổng quan
2.1. Về thực vật
a. Tên gọi:
- Tên khoa học: Crassocephalum crepidioides (Benth) S.Moore, hay còn tên
khác là Gynura crepidioides, thuộc họ CúcAsteraceae. Loài này được (Benth)
S.Moore mô tả khoa học đầu tiên năm 1912.[1]
- Tên địa phương, tên thường gọi: rau tàu bay, cây kim thất. Rau tàu bay là tên
bắt nguồn từ cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, do không có thực phẩm nên bộ
đội ăn cây kim thất thay rau – một số cựu chiến binh kể.
- Tên tiếng Anh: Okinawan spinach.

b. Phân loại thực vật
Giới:Plantae
Ngành: Angiosperm
Bộ: Asterales

5


Họ: Asteraceae
Chi:Crassocephalum

Loài:Crassocephalum crepidioides

Có 30 loài thuộc chi Crassocephalum, phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Phi,
Đông Nam Á. Việt Nam có 1 loài, gặp ở nơi đất ẩm trồng hoa màu và cây công
nghiệp.[2]
c. Đặc điểm thực vật
Rau tàu bay là cây thân thảo mọc quanh năm, thích hợp với đất ẩm, phân bố
rộng, có thể mọc ở những nơi có độ cao tới 2.5 m và tái tạo bằng hạt nảy mầm hoặc
bằng thân cây.
- Thân: thân mập, cao tới 1m, phân nhánh, có gờ dọc, phủ lông tơ ở phần
trên
- Lá: lá mỏng, hình trứng dài, phần chóp phiến lá có hình thoi, phần dưới có
những thùy xẻ sâu, mép lá có răng cưa, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông tơ thưa.
Cuống lá có cánh. Ở góc cuống lá có hai tai nhỏ như lá kèn.
- Rễ: có rễ cái màu trắng hoặc nâu.

6


- Hoa: cụm hoa chung dạng ngù ở ngọn hay ở nách lá. Tổng bao gồm 2 hàng
lá bắc, 18-21 lá bắc vòng ngoài màu xanh lục pha nâu tối, các lá bắc hàng trong
màu xanh lục. Tất cả hoa đều có tràng hoa màu vàng, phía đầu màu đỏ nâu. Cây ra
hoa vào mùa xuân, hè. Đầu các nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay
theo gió, đem theo nhụy và hạt cây đi đến những nơi thuận lợi để sinh sôi (có lẽ đây

cũng là một phần lí do khiến người ta gọi nó là rau tàu bay)
- Quả: quả bế hình trụ, dài 2mm, mào lông trên đỉnh quả màu trắng, dài 9-12
mm.[3]
d. Phân bố
- Ở các vùng có khí hậu nhiệt đới: phần lớn Châu Á, Châu Phi. Cũng tìm
thấy ở một số bang của Mỹ, các đảo ở đông nam Địa Trung Hải,…
- Ở Việt Nam, dù được gọi là rau tàu bay nhưng đây không phải là loại rau
trồng mà thực ra là một loại cây hoang dại, rau tàu bay mọc hoang hóa ở ven các
sườn đồi. Khắp các tỉnh từ Bắc trí Nam đều có loài cây này (ở đồng bằng ít gặp mà
thường chỉ có ở miền núi như: Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang,…[2]
e. Bộ phận dùng:Rau tàu bay dùng được tất cả, toàn thân, thu hái quanh năm
có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.[4]
f. Tính vị, tác dụng: Rau tàu bay có vị cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt
giải độc,chỉ khái,tiêu thũng [4]. Vì vậy nên có những công dụng cụ thể dưới
đây:
- Ở Việt Nam: Rau tàu baykhông chỉ là một vị thuốc mà còn có thể sử dụng
như một loại rau sạch hàng ngày. Đọt non hoặc lá rau tàu bay được dùng làm rau ăn
sống, hoặc luộc,xào,nấu canh hay muối dưa. Còn theo y học dân gian, rau tàu bay

7


có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu
viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Thường dùng cả cây phơi khô làm
thuốc trị cảm sốt, hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Dịch lá trừ giun, thu liễm,
giã đắp trị mụn nhọt. Rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin
A, C là những vitamin chống oxy hóa, khử gốc tự do, ngoài ra nó chứa nhiều chất
xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.
Ở một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn
rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương.

- Ở Nhật Bản: Công ty Organic Vibrance ở tỉnh Okinawa (bao gồm nhiều
quần đảo ở cực Nam Nhật Bản) đang mở trang trại để trồng rau tàu bay để làm vị
thuốc có tác dụng giảm cholesterol có tên là “Rau bina Okinawa”. Ngoài ra, rau tàu
bay được pha trộn với các rau xanh khác làm món salad để tăng khẩu vị và làm
thuốc thảo dược. Nhờ sức sống tốt của loài rau này nên ở Nhật Bản cũng dùng để
che phủ đất, chống xói mòn, làm cây cảnh và dùng trong thiết kế nông nghiệp sinh
thái (permaculture)
- Ở Trung Quốc: Rau tàu bay được dùng làm dược liệu từ lâu đời. Hiện nay,
nó đang được trồng thương mại hóa ở Trung Quốc như một loài rau sạch nhằm
khuyến cáo người dân ăn để làm giảm lượng cholesterol có hại trong máu.Toàn cây
được dùng trị cảm mạo,sốt cao, lở miệng, sung amydal, viêm ruột, tiêu hóa không
bình thường, viêm nhiễm niệu đạo, viêm khí quản, sái chân và ngoại thương, cảm
nhiễm hoặc trị viêm dạ dày, ruột, lỵ.
-Ở Campuchia: Người ta dùng cây để điều trị các biến chứng sau sinh.[4]
2.2. Về hóa học
a. Thành phần hóa học

8


Về mặt dinh dưỡng, trong rau tàu bay non có tới 93,1% nước, 2,3 – 2,5%
protid, 1,7 – 1,9% glusid, 1,6% xenlulose, 0,9% tro [1]. Một nghiên cứu khác thực
hiện trên mẫu lá khô C. crepidioides thu thập tại Nigeria cho kết quả được trình bày
trong Bảng 1. Vitamin và khoáng chất có trong C. crepidioides khá phong phú, bao
gồm: vitamin C, caroten, phospho, canxi, magie, kẽm, natri, sắt, chì,... Trong C.
crepidioides không chứa chất phá hủy hồng cầu, tuy nhiên hàm lượng sắt rất thấp
nên nếu sử dụng làm thực phẩm thì nên phối hợp với các loại rau giàu sắt.[1]
Bảng 1. Tỷ lệ phần trăm các thành phần so với khối lượng mẫu khô [5]
Thành phần
Nước

Protein
Lipid
Tro
Chất xơ
Carbonhydrate

Tỷ lệ (%)
10,16
15,09
2,48
13,15
13,27
56,01

Trong số các khoáng chất được xác định, kali cógiá trị cao nhất trong khi
kẽm và selen có giá trị thấp nhất. Hàm lượng cao của canxi trong rau tàu bay tốt
cho sự hình thành xương và răng ở trẻ embởi vì canxi kết hợp với các khoáng chất
khác (magiê, manganvà photpho), vitamin (A, C và D) cũng như protein có liên
quan đến xương hình thành và phát triển.
Bảng 2. Hàm lượng một số khoáng chất trong 100 g mẫu C. crepidioides khô [6]
Khoáng chất
Phospho (P)
Canxi (Ca)
Magie (Mg)
Kali (K)
Natri (Na)
Sắt (Fe)

Hàm lượng (mg)
1039,2

1012
336,46
2291,86
2213,45
2,4

9


Đồng (Cu)
Mangan (Mn)

1,4
7,7

Về hợp chất hóa học, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, nhiều nghiên cứu
đã được thực hiện để xác định và phân lập thành phần hóa học của loài C.
crepidioides. Thông qua sàng lọc định tính các thành phần hóa thực vật, các nghiên
cứu chỉ ra rằng trong C. crepidioides chứa một số nhóm chất cho hoạt tính sinh học
như là: flavoniod, acid phenolic, oxalate, tannin, saponin, terpenoid, phytate, axit
ascorbic, alkaloid, glycosid, coumarin và sterol. Nghiên cứu định tính sơ bộ của
Arawande và các cộng sự năm 2013 kết luận sự có mặt của các chất thuộc nhóm
flavoniod, phenol, oxalate, tannin, saponin, phytate và axit ascorbic [5]. Cũng trong
nghiên cứu này, phản ứng xác định sự hiện diện của alkaloid cho kết quả âm tính
[5], điều này trái ngược với kết quả của nhiều nghiên cứu khác về sự có mặt
alkaloid trong loài C. crepidioides [7,8]. Ngoài ra, nghiên cứu của Entaz Bahar năm
2016 còn phát hiện thêm một số nhóm chất như alkaloid, coumarin, glycosid,
steroid và hợp chất khử trong dịch chiết bằng methanol [8]. Terpenoid được tìm
thấy trong tinh dầu lá cây C. Crepidioides như là một thành phần chính trong tinh
dầu này theo nghiên cứu của P. Zollo (1999) [5].

So sánh với một số loài cùng chi Crassocephalum, nhận thấy có sự tương
đồng về mặt thành phần hóa học. Các hợp chất flavonoid, hợp chất nhóm phenol,
tannin cũng được xác nhận có mặt ở một số loài khác trong chi này như:
Crassocephalum rubens [9,10], Crassocephalum biafrae [11], Crassocephalum
bauchiense [12,13], và Crassocephalum vitellinum [14]. Ngoài ra, trong một
nghiên cứu tiến hành xác định thành phần tinh dầu của bảy loài Crassocephalum
bao

gồm:

Crassocephalum

biafrae,

Crassocephalum

bougheyanum,

Crassocephalum mannii, Crassocephalum Rubens, Crassocephalum vitellinum,
Crassocephalum montuosum và Crassocephalum crepidioides, tác giả kết luận hợp

10


chất terpenoid có mặt trong cả bảy loại tinh dầu [15]. Sự có mặt của các nhóm chất
này hứa hẹn nhiều tác dụng sinh học, nổi bật là tác dụng chống oxy hóa cho loài
thuộc chi Crassocephalum nói chung và loài C. crepidioides nói riêng, mở ra nhiều
hướng đi mới cho thực hành nghiên cứu trong tương lai.
Bằng phương pháp sắc ký hiệu năng cao kết hợp với máy dò màng diode
(HPLC-DAD), B. C. Adedayo và các cộng sự đã phát hiện ra bốn axit phenolic:

axit gallic, axit chlorogen, axit caffeic, axit ellagic và ba flavonoid: catechin, rutin,
quercetin có nhiều trong dịch chiết với HCl : methanol (1:1). Thông qua các thử
nghiệm in vivo và in vitro, các thành phần này được cho là có khả năng chống oxy
hóa và ức chế enzyme cholinesterase.[16]
Hai hợp chất alkaloid pyrrolizidine trong loài C. crepidioides đã được Y.
Asada cùng các cộng sự phân lập thành công từ rất sớm (1985), đó là jacobine và
jacoline. Trong đó, jacobine đã được chứng minh có khả năng gây độc cho gan
[17].
Tính đến nay đã có nhiều báo cáo về thành phần tinh dầu của loài C.
crepidioides bao gồm tinh dầu lá từ Cameroon [18], Nigeria [19], Ấn Độ [20],
Trung Quốc [21]; tinh dầu hoa và rễ từ Ấn Độ [20,22], tinh dầu gốc từ Nigeria và
tinh dầu lá, thân, hoa từ Việt Nam [23].
Bảng 3. Hàm lượng (%) các nhóm chất trong tinh dầu lá, thân, hoa loài C.
Crepidioides
Nhóm chất



Thân

Hoa

Hydrocarbon monoterpen

79,7

46,0

61,6


Oxy monoterpenoid

11,0

8,9

16,5

11


Hydrocarbon sesquiterpen

2,4

26,9

8,8

Oxy sesquiterpenoid

0,0

13,6

4,0

Diterpenoid

0,7


1,4

0,5

Khác

1,1

0,9

1,3

Tổng

94,8

97,6

92,8

Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy hàm lượng mỗi thành phần trong
tinh dầu chiết xuất từ những bộ phận khác nhau của cây có giá trị khác nhau và với
mẫu cây C. crepidioides ở từng vùng khác nhau, hàm lượng các thành phần này
cũng có sự khác biệt. Tổng tất cả các hợp chất phân lập được từ những loại tinh dầu
nêu trên lên đến gần 60 hợp chất. Chiếm hàm lượng lớn nhất trong gần 60 hợp chất
này là các hydrocarbon monoterpen (myrcen, α-phellandren, (E)-β-farnesen,...).
Nghiên cứu gần đây nhất về tinh dầu loài C. crepidioides được thực hiện bởi N.H.
Hùng và các cộng sự (2019) trên mẫu C. Crepidioides thu thập tại Đà Nẵng, Việt
Nam. Bằng phương pháp sử dụng sắc ký khối phổ (GC-MS) để xác định các thành

phần hóa học trong tinh dầu, tác giả báo cáo đã phát hiện và phân lập được 56 hợp
chất khác nhau. Các hợp chất nhóm hydrocarbon monoterpen chiếm hàm lượng lớn
nhất trong cả ba loại tinh dầu: lá, hoa, thân. Các thành phần chính của tinh dầu hoa
là myrcen (43,3%), α-phellandren (10,7%) và cryptone (8,1%). Tinh dầu lá cũng rất
giàu myrcen (59,3%), α-phellandren (11,9%) và cryptone (6,4%). Mặt khác, tinh
dầu thân cây có myrcen (26,1%), α-pinen (10,7%), α-humulene (5,9%) và (E)-βfarnesen (5,2%) là thành phần chính [23].
b. Chiết xuất và phân lập dược liệu
Nguyên liệu

12


Thân cây và lá của rau tàu bay được rửa sạch trong nước, cắt thành những miếng
nhỏ sấy khô và nghiền mịn. Mẫu bột đóng gói vào túi zip trước khi tiếp tục phân
lập xác định thành phần hóa học.
Phương pháp
 Xác định thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng thực phẩm củarau
tàu bay
Thành phần dinh dưỡng (nước, chất béo, protein, tro, chất xơ vàcarbohydrate) của
mẫu dược liệu khô được xác định theocác phương pháp được mô tả bởi AOAC
(2005). Giá trị năng lượng thực phẩm được ước tính bằng cách nhân lượng protein
thô, chất béo thô và hàm lượng carbohydratetheo hệ số Atwater lần lượt là 4,9 và 4
(Osborn và Vooget, 1978).

 Xác định thành phần khoáng của rau tàu bay
Mẫu được tro hóa và phân hủy bằng HNO₃ 2M. Hỗn hợp được lọc bằng giấy lọc và
pha dịch lọc với nước khử ion trong bình định mức 100ml. Sử dụng máy quang kế
Jenway (Model PFP7) để đọc nồng độ canxi, kali và natri. Và sử dụng máy quang
phổ hấp thụ (Mô hình Bucks 210 VGP) để đọc nồng độ magie, sắt, kẽm, mangan,
chì, đồng và selen ở bước sóng tương ứng của chúng.


 Dung môi chiết xuất
Chuẩn bị 10 g mẫu bột khô chia đều vào 5 bình tam giác (mỗi bình 2g) và đánh số
thứ tự. Thêm lần lượt 100 ml etanol vào bình 1,100 ml ethhylacetate vào bình 2,
100 ml acetone vào bình 3,100 ml nước vào bình 4,100 ml chlorofrom vào bình 5
và khuấy từ trong vòng 72 giờ. Hỗn hợp được lọc qua màng nylon 0,45 μm. Các
dịch chiết đem cô quay ở nhiệt độ 400˚C, thu được các cao tương ứng.

13


 Sơ đồ quy trình điều chế các loại cao trên cây Rau tàu bay
Lá tươi
Sấy khô ở 60 độ C
Xay nhuyễn
Bột lá khô
Tận trích bằng etanol
Lọc, cô quay thu hồi dung môi
Cao etanol
Trích pha rắn trên silica gel, giải

ly

Cô quay, thu hồi dung môi

bằng eter dầu hỏa.
Tủa

Cao


Cột còn lại
Trích bằng benzen,Thu
hồi dung môi

Cao

Cột còn lại

14


Trích bằng cloroform
Thu hồi dung môi
Cao

Cột còn lại

Trích bằng acetat etyl
Thu hồi dung môi
Trích bằng methanol

Cao

Tủa

Cột còn lại

Thu hồi dung môi
Cột bỏ


Cao methanol

Ethanol và nước là dung môi thích hợp chochiết xuất chất phytochemical từ
rau tàu bay. Vậy nên ethanol là dung môi được lựa chọn để tách chiết và cô lập các
hợp chất từ lá tàu bay. Cao ethanol được trích pha rắn trên silica gel, giải ly lần lượt
bằng các đơn dung môi tăng dần độ phân cực là eter dầu hỏa, benzen, cloroform,
acetat etyl và methanol theo dõi quá trình sắc ký bản mỏng rồi cô quay thu hồi
dung môi sẽ thu được các loại cao tương ứng.
Cô lập các hợp chất có trong các loại cao bằng cách tiến hành sắc ký cột
(nhanh cột khô, cổ điển) các loại cao, sau đó sắc ký cột và sắc ký điều chế nhiều lần
trên những phân đoạn được chọn để cô lập các chất. Toàn bộ quá trình trên được
theo dõi bằng sắc ký bản mỏng với thuốc thử hiện hình là acid sulfuric đậm đặc.
Kết quả tìm hiểu thành phần hóa học của rau tàu bay thu hái ở tỉnh Bình Phước cho
kết quả như sau:
 Từ cao eter dầu hỏa cô lập được hợp chất CREPI ET là hỗn hợp của
stigmasterol và β-sitosterol với tỉ lệ 2 : 1

15


 Từ cao benzen cô lập được hợp chất CREPI B4 là 2-(3-Hydroxy-3,7,11,15tetrametylhexadecyl)-3,5,6-trimetyl-1,4-dihydroxybenzen

với

tên

thông

thường là Tocopherolhydroquninon.


 Từ cao acetat etyl cô lập được các hợp chất: CREPI AET là hỗn hợp βsitosterol-3-0-β-D-glucopyranosid và stigmasterol-3-0-β-glucopyranosid, tỉ
lệ 1 :

1;

CREPI AE2 là (10Z,13Z)-octadeca-10,13-dienoat

2,3-

dihydroxypropyl và CREPI AE3 là (10Z,13Z)-octadeca-10,13-dienoat (2hydroxy-3-0-glucopyranosyl)propyl.

c. Định tính, định lượng
Sàng lọc định tính phytochemical của mẫu rau tàu bay bột và dịch chiết xuất
Sàng lọc hóa học được thực hiện trên mẫu bột của rau tàu bay và dịch chiết
xuất acetone, chloroform, ethylacetate, methanol và nước, sử dụng các quy trình
chuẩn như được mô tả bởi Sofowora (2008), Trease và Evans (1989), Odebiyi và
Sofowora (1978) và Hartern (1973).

 Kiểm tra Flavonoid
Khoảng 0,2g mẫu được hòa tan trong dung dịch NaOH và HCl loãng. Một dung
dịch màu vàng chuyển sang không màu cho biếtsự hiện diện của flavonoid.
 Kiểm tra Phenol
Khoảng 0,5g mẫu được thêm vào 1ml dung dịch FeCl₂ 10%. Một vết màu xanh
xuất hiện là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của phenol.
 Kiểm tra Oxalate

16


Khoảng 0,5g mẫu được đun sôi với 1ml dung dịch H₂SO₄ 2% trên bể nước. Lọc

dung dịch khi ấm và thêm vào vài giọt KMnO₄ 1%, dung dịch chuyển qua màu
hồng cho thấy sự xuất hiện của oxalate.
 Kiểm tra Tannin
0,5g mẫu được trộn với 2ml nước và đun nóng trên nồi cách thủy. Hỗn hợp được
lọc và thêm vào 1ml FeCl₃ 10%. Dung dịch xuất hiện màu xanh đậm chứng tỏ có
sự xuất hiện của tannin.

 Kiểm tra Saponin
Khoảng 0,2g mẫu được lắc với 4ml nước cất và sau đó đun nóng để đun sôi. Sự
xuất hiện của creamymiss trong những bọt biển cho thấy sự xuất hiện của saponin.
 Kiểm tra chất kiềm
Khoảng 0,5g mẫu được làm ấm với 2ml dung dịch H₂SO₄ 2% trên bể nước trong
hai phút. Sau đó lọc và thêm vài giọt thuốc thử Dragendoffs. Kết tủa màu đỏ cam
xác nhận sự hiện diện của các ancaloit.
 Kiểm tra Phytate
Khoảng 0,5g mẫu được trộn với 2ml dung dịch HCl 2%. Sau đó lọc và thêm 2 giọt
dung dịch amoni thiocynate (NH₄SCN) 0,3% và 2ml nước cất lắc đều. Sau đó thêm
tiếp 3 đến 4 giọt FeCl₃ 10%. Màu vàng cho thấy sự hiện diện của phytate.
 Kiểm tra axit ascoricic

17


Khoảng 0,5g mẫu được thêm vào 2ml axit axetic và lắc đều trong 3 phút rồi đem
lọc. Vài giọt dung dịch 2,6-dichlorophenolinddophenol được thêm vào dịch lọc. Sự
hiện diện của màu hồng nhạt khẳng địnhaxit ascorbic có mặt.
Kết quả
Sàng lọc định tính phytochemical của chiết xuất bột và dung môi của rau tàu
bay được thể hiện trong Bảng 4. Sự sàng lọc hóa học của bột rau tàu bay cho thấy
rằng cây chứa hóa chất thực vật hoạt tính sinh học chẳng hạn như flavonoid,

phenol, oxalate, tannin, saponin, phytate và axit ascorbic. Nước có thể chiết xuất
100% các chất phytochemical có trong bộtmẫu dược chất; ethanol có khả năng
chiết xuất 86%hóa chất thực vật được tìm thấy trong mẫu bột của cây trong khi
acetone là dung môi có thể chiết xuất khoảng 57% các chất phytochemical được
tìm thấy trong mẫu bột. Cloroform chiết xuất phytate và axit ascorbickhoảng 29%
hóa chất thực vật được tìm thấy trong mẫu bột của câytrong khi ethylacetate có thể
chiết xuất lượng phytate lên tới khoảng 14% hóa chất thực vật được tìm thấy trong
mẫu bột của cây. Rõ ràng là độ phân cực của dung môi tăng nên giá trị chiết của
chúng cũng tăng. Điều này là do hầu hết các hóa chất thực vật (chất hoạt tính sinh
học) có cực thiên nhiên và chúng được chiết xuất tốt nhất bởi các dung môi phân
cực. Sự hiện diện của các hóa chất thực vật này trong mẫu bột, etanol và chiết xuất
nước của rau tàu bay cho thấy rằng chúng có ý nghĩa điều trị trong khi acetone,
chloroform và ethylacetate chiết xuất của rau tàu bay có ít hoặc không có ý nghĩa
điều trị. Số liệu cụ thể được trình bày trong Bảng 4
Bảng 4.Sàng lọc định tính phytochemical của bột và dịch chiết xuất rau tàu bay
Dịch chiết
Thành

Bột khô

Acetone

Clorofor

Ethylacetat

Ethanol

18


Nước


phần
Flavonoi

m

e

+

-

-

-

-

+

Phenol

+

-

-


-

+

+

Oxalate

+

+

-

-

+

+

Tannin

+

-

-

-


+

+

Saponin

+

+

-

-

+

+

Các

-

-

-

-

-


-

+

+

+

+

+

+

Hấp phụ +

+

+

-

+

+

d

ancaloit
Phytate


acid
2.3. Về tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu
 Tác dụng chống ung thư trên chuột [24]:
Acid isochlorogen chiết xuất từ rau tàu bay được chứng minh có tác dụng
làm thoái hóa khối u S-180 trên chuột. Cụ thể, acid này kích thích sự biểu hiện của
gen iNOS (chất kích thích NO synthetase) làm tăng giải phóng NO ở đại thực bào
RAW2647, từ đó kích thích miễn dịch và làm thoái hóa tế bào khối u S-180. Vì vậy,
tác dụng này chỉ có trên in vivo mà không có trên in vitro (các tế bào S-180 được
tách riêng ra, không có mặt đại thực bào chuột RAW 2647) và cần được nghiên cứu
thêm trên khối u ác tính.
 Tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan, giảm lipid máu:

19


Các loại oxy phản ứng (ROS) được coi là yếu tố nguy cơ của các bệnh khác
nhau như xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư, viêm khớp,... GalN gây độc cho
gan bằng cách thay đổi nhóm uridine trong tế bào gan, dẫn đến ức chế tổng hợp
mRNA và protein, khi kết hợp với một lượng nhỏ lipopolysacarit (LPS) tạo ra
nhiều ROS hơn. CCl4 được chuyển hóa thành gốc trichloromethyl bởi hệ thống
cytochrom P450 trong các tế bào gan, gây ra tổn thương tế bào gan. Vì vậy, GalN
và CCl4 đã được chọn để đánh giá tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào gan
chống lại gốc tự do của thảo dược in vivo. Dịch chiết từ rau tàu bay ở đảo Okinawa
cho thấy tác dụng chống lại gốc tự do DPPH, làm giảm đáng kể chỉ số ALT và AST
ở chuột đã bị tổn thương tế bào gan do dùng GalN và CCl4.
Người ta đã phân lập được 6 chất chống oxi hóa từ rau tàu bay: Axit
Isochlorogen a, Axit Isochlorogen b, Kaempferol-3-galactoside, Kaempferol-3glucoside, Quercetin-3-galactoside, Quercetin-3-glucoside. Vì vậy, có thể nói, tác
dụng chống oxy hóa, chống lại gốc tự do và bảo vệ tế bào gan của rau tàu bay đã

được chứng minh in vitro và in vivo.[25]
Trong mô hình tăng lipid máu do triton X-100, sử dụng đường uống chiết
xuất methanol của Crassocephalum crepidioides (150 mg/kg và 300 mg/kg, p.o.)
làm giảm đáng kể nồng độ TC, TG, LDL-c, VLDL-c huyết thanh nhưng làm tăng
đáng kể nồng độ HDL-c huyết thanh so với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu này cho thấy lipid huyết thanh ở chuột đã giảm đáng kểsau mười
bốn ngày điều trị bằng Crassocephalum crepidioides ở mức liều 150 mg/kg và 300
mg/kg, khi so sánh với nhóm đối chứng.[26]
 Bảo vệ tế bào β và tác dụng chống đái tháo đường [27]:

20


Các chất ức chế α-amylase tụy hạn chế tăng đường huyết thông qua việc
kiểm soát sự phân hủy tinh bột. Flavonoid hoặc các hợp chất phenolic ở thực vật có
thể ức chế enzyme α-amylase dẫn đến giảm đường huyết. Alloxan là một tác nhân
gây bệnh tiểu đường bằng cách phá hủy chọn lọc các tế bào reat của tụy. Alloxan
tích lũy nhanh chóng và có chọn lọc ở các tế bào β. Các alloxan gây tổn thương tế
bàoβ thông qua việc tạo ra oxy phản ứng độc tế bào (ROS). ROS được sản xuất bởi
alloxan chịu trách nhiệm cho sự phá vỡ chuỗi DNA của các tế bào β Tụy. ROS gây
ra stress oxy hóa đóng vai trò bệnh lý trong sự phát triển và tiến triển của các biến
chứng tiểu đường.
Thí nghiệm được tiến hành bằng việc nuôi cấy tế bào INS-1, một dòng tế bào
insulinoma của chuột, đã bị gây độc bằng alloxan và lấy ra từ chuột bị tiểu đường.
Kết quả cho thấy, các hợp chất phenolic và flavonoid có mặt trong dịch chiết đã ức
chế đáng kể α-amylase (57,76%), giảm nồng độ ROS nội bào, đồng thời tăng tỉ lệ
sống sót của tế bào do làm giảm tỉ lệ apotosis gây ra bởi alloxan (từ 22,10% xuống
14,81%). Trên chuột được kiểm soát glucose, mức đường huyết đã tăng lên sau 30
phút và duy trì ở mức cao trong 120 phút tiếp theo. Chiết xuất rau tàu bay làm giảm
đáng kể mức đường huyết sau 30 phút và duy trì ở mức thấp trong 120 phút tiếp

theo khi so sánh với nhóm đối chứng. Kết quả hình thái học cho thấy sự gia tăng
đáng kể số lượng tiểu đảo tụy/mm 2và số lượng tế bào β trong tiểu đảo tụy so với
nhóm đối chứng, cho thấy tác dụng bảo vệ tế bào β tụy của rau tàu bay.
 Tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu [28]:
Các thành phần chính của các loại tinh dầu đã được xác định và báo cáo
trước đó (Owokotomo et al., 2011). Thành phần phong phú nhất của tinh dầu lá của

21


C. crepidioides là α-caryophyllene và-cubebene, trong khi thành phần chủ yếu của
tinh dầu gốc là thymol và 4-cyclohexylbutyramide.
Các loại tinh dầu của lá và thân của C. crepidioides (Benth. S. More) được
đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn chống lại các chủng vi khuẩn Gram dương gây
bệnh (S. aureus, B. subtilis, S. Typhi) và hai chủng vi khuẩn gram âm (E. coli và P.
aeruginosa), đã kháng lại được tất cả các vi khuẩn nhưng kém hơn so với kháng
sinhđối chứng là Gentamicin và phụ thuộc vào liều hoạt động. Các loại tinh dầu có
hiệu quả cao hơn trong phạm vi nồng độ 1000.0 đến 250.0 59g/mL ở tất cả các vi
sinh vật. Tinh dầu thân có tác dụng mạnh hơn tinh dầu lá.
Theo Burt (2004), các thành phần tinh dầu là lipophilic làm phân hủy lipid
màngvà ty thể của vi sinh vật làm xáo trộn các cấu trúc, tăng tính thấm màng, dẫn
đến rò rỉ các chất nội bào, gây chết vi sinh vật. Tuy nhiên, các hoạt động chống vi
khuẩn đã được giải thích thông qua các terpen C-10 và C-15 với các vòng thơm và
các nhóm hydroxyl phenolic có khả năng hình thành liên kết hydro với các vị trí
hoạt động của enzyme (Meccia et al., 2009). Caryophyllene và Thymol có trong
tinh dầu rau tàu bay có thể chống lại được vi khuẩn và nấm men, tuy tác dụng yếu
hơn kháng sinh (Belletti và cộng sự 2004).
 Tác dụng chống đông máu in vitro [29]:
Nghiên cứu của Nigeria trên người đã chỉ ra tác dụng chống đông máu của
C. crepidioides (Benth. S. More) chiết xuất methanol qua việc đánh giá thời gian

đông máu, PT, aPTT và GS-MS. Các kết quả cho thấy, chiết xuất methanol kéo dài
thời gian đông máu ở nồng độ thấp, đạt cực đại ở 12,5 mg/mL, không xuất hiện cục
máu đông trong vòng 24h. PT, aPTT cũng tăng đáng kể so với các mẫu đối chứng.
Do đó, điều trị PT và aPTT kéo dài bằng C. crepidioides gợi ý ức chế các yếu tố V,

22


X và prothrombin của con đường đông máu thông thường. Cần có những nghiên
cứu sâu hơn về tác dụng này. Chiết xuất từ lá C. crepidioides ở nồng độ cực đại cho
thấy khả năng đảo ngược nhanh quá trình đông máu và tác dụng tương tự như
heparin.
Phân tích GC-MS về phần hexane của lá C. crepidioides cho thấy một số hợp
chất có hoạt tính sinh học bao gồm Eugenol (S / N 2) có hoạt tính chống ngưng
kết; Thujone (S/N 1) có khả năng chống kết tụ tiểu cầu; 1,9-octadecadiene chưa rõ
cơ chế; các hợp chất liên quan đến coumarin, benzofuran và benzofuranone
(coumarin-3-one; S/N 3 & 4); và axit α-Linolenic (9,12,15-axit Octadecatrienoic;
S/N 11) đều có hoạt tính chống ngưng kết.
Những phát hiện từ nghiên cứu này chỉ ra rằng lá C. crepidioides có chứa các
hợp chất có hoạt tính chống đông máu có tiềm năng lớn trong việc phát triển thuốc
chống đông máu mới, ứng dụng trong điều trị các bệnh về huyết khối và rối loạn
đông máu. Cần thêm những nghiên cứu in vivo để làm sáng tỏ cơ chế của các thành
phần chống đông máu có trong cây.
 Tác dụng chống côn trùng Aedes aegypti, Aedes albopictus:
Tinh dầu cho thấy khả năng tuyệt vời chống lại cả 2 loài muỗi được thử
nghiệm, có thể so sánh với nhiều loại tinh dầu khác được sàng lọc cho hoạt động
diệt muỗi. Hoạt tính chống côn trùng của tinh dầu C. crepidioides có khả năng là do
nồng

độ


myrcene

cao. Myrcene

đã

chứng

minh

chống

lại được

Ae. Aegyptivà Ae. albopictus. Điều thú vị là, myrcene được chứng minh là khá thụ
động như một chất độc tiếp xúc với một trong hai Sitophilus oryzae hoặc Tribolium
castaneum, nhưng đã thể hiện độc tính là chất xông hơi tốt chống lại S. oryzae. Tác
dụng độc hại của myrcene có thể được quy cho tác dụng gây độc thần kinh, nhưng

23


không phải do ức chế acetylcholinesterase.Mặc dù hoạt động diệt khuẩn của
phellandrene chưa được báo cáo, một loại tinh dầu giàu phellandrene
của Cinnamomum scortechinii (17,3%-phellandrene) đã cho thấy hoạt động diệt
khuẩn đối với cả Ae. Aegyptivà Ae. albopictus.
 Kháng cholinesterase in vitro[30]
Chiết xuất tinh dầu từ thân cây C. crepidioides (2,20 mg/l) cho thấy khả năng
ức chế 10% AChE (IC10). Tác dụng này được cho là do các thành phần có trong

tinh dầu như monoterpene thymol (43,93%), (80% khả năng ức chế của
galatamine), Sesquiterpenes α-caryophyllene (10,29%) và cubebene (13,77%). Tuy
nhiên, tác dụng ức chế cholinesterase của C. crepidioides được dự đoán là yếu trên
lâm sàng và cần được nghiên cứu thêm về cơ chế.
b. Độc tính [31,32]
 Tinh dầu tinh dầu thân cây C. crepidioides có chứa Pyrrolizidine Alkaloid
Jacobine
Các nghiên cứu phân tích cho thấy tinh dầu thân cây C. crepidioides có chứa
Pyrrolizidine Alkaloid Jacobine. Pyrrolizidine alkaloids (PAs) là hợp chất tự nhiên
được chứa trong khoảng 3% của tất cả các loài thực vật có hoa (Bull et al. 1968).
Chúng chủ yếu có thể được tìm thấy trong các họ thực vật Asteraceae (bộ lạc:
Senecioneae, Eupatorieae), Boraginaceae và Fabaceae (bộ lạc: Crotalarieae) và
Apocynaceae (bộ lạc: Apocynoideae). Nói chung, PA cho thấy không có hoặc có
độc tính cấp tính thấp; nhưng chúng có thể trải qua quá trình nhiễm độc chuyển hóa
3 bước dẫn đến các tác nhân kiềm hóa. Quá trình này diễn ra ở gan người hoặc
động vật và do đó cơ quan này là cơ quan mục tiêu đầu tiên cho nhiễm độc. PA có

24


thể cho thấy tiềm năng gây đột biến, gây độc gen, gây ung thư và quái thai (Fu và
cộng sự 2002, 2004, 2007; Xia và cộng sự 2004, 2006) nếu sử dụng trong thời gian
dài.

 Nguy cơ tích lũy kim loại nặng [33,34]
Trong số các kim loại nặng, cadmium (Cd) là một nguyên tố không thiết yếu
và có khả năng gây độc cho thực vật, động vật và con người cao hơn cả.Ô nhiễm
Cd ở mức độ cao trong thực phẩm có thể gây tổn thương cho thận và xương ở
người, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh Itai-itai. Nghiên cứu
ở Nhật Bản và Thái Lan chỉ ra rằng, cũng như nhiều loại thực vật khác,C.

crepidioides có khả năng tích lũy Cd. Vì vậy, việc sử dụng C. crepidioides cần thận
trọng nếu khu vực đó đang có ô nhiễm Cd.
c. Công dụng theo y học cổ truyền
 Dinh dưỡng
Về mặt dinh dưỡng, rau tàu bay có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Không có chất
độc gây phá hủy hồng cầu hay làm hại máu, nhưng vì rau tàu bay có chứa rất ít chất
sắt nên nếu ăn lâu dài cần phối hợp với những rau khác chứa nhiều chất sắt như bí
đỏ, rau muống [1]. Cây chứa nhiều Ca và được dùng để ăn thay rau ở những vùng
thiếu rau như Nigeria, Châu Phi, miền núi Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…, đặc

25


×