Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cảnh ngày xuân đoạn đầu, đoạn cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.11 KB, 4 trang )

Luyện đề CẢNH NGÀY XUÂN
Câu 1. Cho câu thơ: Thanh minh trong tiết tháng 3
1.Chép lại chính xác theo trí nhớ những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ tả cảnh
chị em Thúy Kiều đi du xuân
2.Tìm ít nhất 2 từ Hán Việt có trong đoạn trích trên và giải nghĩa những từ đó.
3.Cho câu chủ đề: “Giữ gìn các lễ hội truyền thống chính là một trong những biểu hiện
của việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc của đất nước”. Hãy triển khai thành một
đoạn văn quy nạp từ 10-12 câu. Đoạn văn sử dụng một thành phần phụ chú, 1 câu ghép.
Câu 2. Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong
các câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3. Phân tích đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tân chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
……………………………………..
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghếnh bắc ngang.
( Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)


Gợi ý:


Câu 1. Từ Hán việt trong câu thơ: “ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh”
Giải nghĩa hai từ:
Thanh minh:một trong hai mươi bốn tiết của năm, tiết này thường vào khoảng tháng hai
hoặc tháng ba âm lịch, người ta đi tảo mộ , tức là đi viếng mộ và sửa sang lại phần mộ
của người thân.
Đạp thanh: gẫm lên cỏ xanh
3. Hình thức: Quy nạp
Nội dung:
- Việt Nam chúng ta có vô vàn lễ hội, những lễ hội đó diễn ra quanh năm, suốt 4 mùa
- Tổ chức những lễ hội chính là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu uống nước nhớ
nguồn của dân tộc, tôn vinh những hình tượng linh thiêng trong lịch sử dân tộc hay
huyền thoại.
- Lễ hội còn thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia
dân tộc. người VN ta thờ chung vị thần, qua đó thể hiện sự đoàn kết để vượt qua gian
khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
- Lễ hội cũng thể hiện nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và
tinh thần của con người; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ
gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc
- Lễ hội phản ánh lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc.
- Lễ hội từ bao đời nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa
cộng đồng.
- Một số lễ hội ngày nay đang bị mai một, biến tướng. làm mất đi nét đẹp văn hóa dân
tộc
Câu 2.
- Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.
- Nét độc đáo của việc sử dụng từ láy: Sử dụng chính xác, tinh tế vừa gợi tả cảnh vật
vừa thể hiện được tâm trạng con người:
+ Hai câu đầu: các từ láy nho nhỏ, nao nao vừa biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nho
nhỏ, nao nao góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, êm dịu: một
nhịp cầu nhỏ xinh với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà) vừa biểu lộ rõ

nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao
xuyến về một buổi du xuân và sự linh cảm về những điều sắp xảy ra).
+ Hai câu sau: các từ láy sè sè, rầu rầu vừa gợi cảnh thê lương, ảm đạm (từ gợi sè sè gợi
tả hình ảnh nấm mộ nhỏ, thấp; rầu rầu gợi màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ) vừa thể
hiện tâm trạng con người ( từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi
đứng trước nấm mồ vô chủ).
+ Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu có tác dụng nhấn mạnh tâm
trạng con người, làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được
miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người (tả cảnh ngụ
tình).
Câu 3.
MB: - Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa và nay.


- Nếu như hoạ sĩ dùng đường nét và sắc màu, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi
sĩ lại dùng hình ảnh và ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình
- Đến với đoạn trích Cảnh ngày xuân trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta k
chỉ thấy được tải năng bậc thầy của thi nhân trong nghệ thuật tả cảnh \mà còn được hoà
nhịp tâm hồn vào đất trời ngày xuân, yêu cái men say nồng của sắc xuân hương xuân.
Đồng thời cảm nhận được một trái tim thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, yêu con người
của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
TB:
* Dẫn: Cảnh ngày xuân nằm ở phần đầu của truyện kiều, gặp gỡ và đính ước; cảnh
được miêu tả theo trình tự không gian, thời gian, theo bước chân du xuân của chị em
Thúy Kiều. 4 câu đầu và 6 câu cuối trong đoạn trích là những bức họa mùa xuân tuyệt
đẹp, ở mỗi thời điểm khác nhau, cảnh mùa xuân lại mang một vẻ đẹp riêng.
LĐ 1: Cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: ( 4 câu thơ đầu được coi là bức họa mùa
xuân tuyệt đẹp được vẽ bằng ngôn ngữ). - Đây là bức tranh TN được thể hiện qua cái
nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu nên k gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hươg,
hữu tình rất nên thơ

- 2 Câu thơ Ngày xuân….60 -> vừa mở ra k gian, vừa gợi ra thời gian ngày xuân:
+ Trên bầu trời những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi. Chim én được xem là loài
chim biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” ấy đã gợi lên
một bầu trời bao la, khoáng đạt đầy sức xuân. Bầu trời cao rộng ấy thấm đẫm sắc hồng
của “thiều quang chín chục”, không gian vừa trong trẻo , tươi tắn lại vừa ấm áp
- Không chỉ tả không gian mùa xuân, hình ảnh con én đưa thoi cùng ánh xuân “Thiều
Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi còn ẩn dụ cho thời gian trôi nhanh
mùa xuân đang trôi nhanh.
->Cách tính thời gian như thế thật thi vị : tiết trời trong sáng, đẹp đẽ của chín mươi
ngày xuân nay “đã ngoài sáu mươi” rồi, tức là đã sang đầu tháng Ba rồi
- Từ “đã ngoài” ở đây kết hợp vời từ “đưa thoi” ở trên đã gợi lên trong lòng người đọc
một sự tiếc nuối vì mùa xuân trôi qua nhanh quá
- Hai câu thơ sau:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Là Bức tranh hoa cỏ mùa xuân tuyệt đẹp được vẽ = vài nét phác họa, chấm phá tài tình
của thi nhân.
+ Bức họa ấy có gam màu chủ đạo là màu xanh mướt của thảm cỏ non
+ Hai tính từ đặt liến tiếp: non, xanh vừa gợi sự mới mẻ, sự sống đang đâm chồi nảy lộc
vừa đem đến khí xuân, sức xuân tràn đầy
- NT đảo ngữ ở “trắng điểm” kết hợp với việc dùng các số từ, lượng từ vừa gợi ra sự
tinh khiết, trong trẻo, vừa tôn vinh sắc trắng của hoa lê lại vừa thổi hồn vào bức tranh
xuân mởn mởn ấy, khiến nó trở nên vô cùng sống động có hồn. Bức tranh có sự hài hòa
tuyệt diệu giữa màu xanh và sắc trắng.


->> Bức tranh thiên nhiên ngày xuân khoáng đạt với chiều cao của bầu trời, chiều rộng
chiều dài của mặt đất; tươi đẹp, tinh khôi; nhẹ nhàng mà tràn đầy sức sống
 Màu cỏ xuân bao la, sắc hoa xuân tinh khiết. Vẻ đẹp màu sắc của hoa cỏ mùa xuân
được Nguyễn Du miêu tả gợi nên trong lòng mọi người cảm giác say mê, sảng khoái

trước đất trời vào những ngày đầu của tháng cuối xuân
=>Cảnh buổi sáng ngày xuân trong tiết Thanh minh thật đẹp, phwoi phới sức xuân. Mọi
chuyển động đều rất nhanh .Cảnh phù hợp với tâm trạng con người: vui tươi, náo nức
.Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của
Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc.
LĐ 2. 6 câu cuối:
- 6 câu cuối có sự thay đổi về thời gian, k gian. Từ thời gian buổi sáng đến tà tà bóng
ngả về tây. Hoàng hôn đã xuống; không gian từ bao la khoáng đạt ngập tràn ánh hồng
ngày xuân đến ngọn tiểu khê và dịp cầu nho nhỏ. Các từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nho
nhỏ", "nao nao" góp phần làm nên sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật.hội đã hết, ngày
đã tàn nên nhịp thơ khong còn cái rộn ràng giục giã, náo nức tươi vui . Tất cả đều nhỏ
dần, hẹp dần và mọi hoạt đọng bắt đầu trở lên lặng lẽ
=> cảnh mùa xuân về chiều vẫn rất đẹp, mang cái thanh cái đẹp nhưng tất cả đã nhạt
dần, lặng dần và trở lên vắng vẻ
- Với cách sử dụng hàng loạt những từ láy: nao nao, tà tà, thơ thẩn, ND đã k chỉ vẽ nên
sắc thái của cảnh vật mà con vẽ lên bức tranh nhuốm màu tâm trạng con người: bâng
khuâng, ngơ ngẩn tiếc nuối về dư âm của mùa xuân vẫn còn mà lại phải ra về.
=> tâm trạng đó đã gợi lên 1 tâm hồn thiếu nư rất nhạy cảm, tha thiết với cuộc sống,
Đoạn thơ có cảnh trong tình, tình trong cảnh. Như vậy => Tâm trạng con người thay
đổi, cảnh cũng thay đổi, “cảnh trong thơ Nguyễn Du không đứng yên mà luôn vận
động”, cảnh vận động trong tâm trạng, phù hợp với tâm trạng con người => Cách “tả
cảnh ngụ tình” tài tình, bậc thầy trong thơ Nguyễn Du.
Và ở sáu dòng cuối này, Nguyễn Du không chỉ nhằm nói tâm trạng buồn tiếc khi lễ hội
vừa tàn, mà hình như, ông chuẩn bị đưa nhân vật của mình vào một cuộc gặp gỡ khác,
một thế giới khác. Như ta đã biết, ngay sau buổi Thanh minh, Nguyễn Du đã sắp đặt để
Thúy Kiều gặp Đạm Tiên và Kim Trọng. Vì thế, cảnh vật trong hoàng hôn này cũng là
một dự báo, một linh cảm cho đoạn trường mà đời kiều sắp phải bước qua. Tả cảnh, tả
tình như thế thật khéo, cách chuyển ý cũng thật tinh tế, tự nhiên.
Đoạn thơ là mùa của trăm hoa đua nở, là mùa ấm áp của khí trời, là mùa sinh sôi phát
triển của muôn loài, là mùa tình yêu của con người và tuổi trẻ. Vì vậy, viết đoạn thơ

“Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du không chỉ kể lại cuộc du xuân trong ngày tết Thanh
minh của chị em Thuý Kiều, mà còn có ý thức chuẩn bị hoàn cảnh hoàn toàn tự do cho
cuộc gặp gỡ giữa Thuý Kiều với Kim Trọng - cuộc gặp gỡ đầu tiên của đôi “trai tài - gái
sắc” mà Nguyễn Du rất trân trọng, đồng tình và say sưa thể hiện ở những đoạn thơ kế
tiếp trong tác phẩm Truyện Kiều.



×