Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

HUONG DAN SU DUNG TIEU CHUAN DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC TRUONG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.85 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2009
DỰ THẢO
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Theo Quyết định số 80 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT)
Phần I. KHÁI NIỆM, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TIÊU CHÍ, CHỈ SỐ VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
1.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được để
được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thông.
1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một
khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông.
1.3. Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông là mức độ yêu cầu nhà trường cần đạt được ở một khía
cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí.
2. Đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí và chỉ số
2.1. Mỗi tiêu chí, chỉ số được đánh giá đạt hoặc không đạt
2.2. Chỉ số được xác định đạt khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chỉ số và có đầy đủ minh chứng, phù hợp cho tất cả
những nhận định trong mục mô tả hiện trạng.
1
2.3. Tiêu chí được xác định là đạt khi 3 chỉ số của tiêu chí đều đạt.
3. Các bước thực hiện khi sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học phổ thông
3.1. Các bước thực hiện
3.1.1. Bước 1: Đọc kỹ nội dung tiêu chí và từng chỉ số để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí:
3.1.2. Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như
thế nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).


3.1.3. Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
3.2. Ví dụ minh hoạ
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường được thực hiện theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện
theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy chế tổ chức
và hoạt động trường tư thục;
b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Điều lệ trường trung học; đối
với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng trường.
Hướng dẫn sử dụng chỉ số a
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí
- Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường đối với trường công lập được thực hiện theo
quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học;
2
- Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị đối với trường tư thục thực hiện theo Quy
chế tổ chức và hoạt động trường tư thục.
Chú ý: Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng công báo. Do vậy, đối với những trường nào thành lập Hội đồng trường (đối với trường công lập) trong năm học 2007-2008
và nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức theo khoản 2 và 3 Điều 20, thì coi như đạt yêu cầu.
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).
- Nhà trường có thực hiện: Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường (trường công
lập) được thực hiện theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung học ? Nếu chưa được thành lập đầu đủ,
thì nêu rõ lý do ? Tương lai có thành lập hay không ?
- Nhà trường có thực hiện: Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị (đối với
trường tư thục) thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục ?
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.

- Quyết định thành lập Hội đồng trường (trường công lập), trong đó thể hiện thành phần, cơ cấu tổ chức, quy trình bầu cử các
thành viên và thành lập Hội đồng trường, cấp có thẩm quyền ký Quyết định thành lập phù hợp với Điều lệ trường trung học;
- Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường;
- Quyết nghị về việc huy động nguồn lực cho nhà trường; Quyết nghị những vấn đề về tài chính, tài sản của nhà trường;
- Quyết nghị về tổ chức, nhân sự theo quy định và có quyền giới thiệu người dể cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng (nếu có);
- Biên bản thể hiện sự giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt
động của nhà trường và việc giám sát các hoạt động của nhà trường;
- Quyết định thành lập Hội đồng quản trị (trường tư thục);
3
- Các minh chứng khác (nếu có).
Hướng dẫn sử dụng chỉ số b:
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí
- Hội đồng trường (trường công lập) hoạt động theo quy định tại khoản 4 điều 20, Điều lệ trường trung học;
- Hội đồng quản trị (trường tư thục theo) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục.
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).
- Hội đồng trường (trường công lập) có họp thường kỳ ít nhất 02 lần/năm học ? Các phiên họp có thảo luận, biểu quyết
những vấn đề đã được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ truờng trung học ? Các cuộc họp có số lượng thành viên tham gia
tối thiểu là 2/3 ? Khi có đề nghị của Hiệu trưởng hoặc 1/3 số thành viên Hồi đồng trường đề nghị, thì Hội đồng trường có phiên
họp bất thường hay không ? Nếu không hoạt động đầy đủ, thì thiếu ở hoạt động nào ? Lý do ?
- Hiệu trưởng có thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại khoản 2 điều 20 Điều lệ
trường trung học hay không ? Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường thì có báp cáo xin ý kiến cơ quan
quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý hay không ? Trong thời gian xin chờ ý kiến cấp có thẩm quyền nói tại khoản 3 Điều 20 Điều
lệ trường trung học, Hiệu trưởng có thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường hay không ?
- Hoạt động của Hội đồng quản trị có theo Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư thục ? Nếu không hoạt động đầy đủ, thì
thiếu ở hoạt động nào ? Lý do ?
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
- Văn bản của hội đồng trường về việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên giám sát các hoạt động của nhà trường;
giám sát thực hiện, các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;

- Biên bản các cuộc họp thường kỳ và bất thường của Hội đồng ;
- Hoặc Biên bản thể hiện sự giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong
các hoạt động của nhà trường và việc giám sát các hoạt động của nhà trường (nếu có);
4
- Các minh chứng khác (nếu có).
Hướng dẫn sử dụng chỉ số c
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí
Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của Hội đồng trường
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).
Hội đồng trường rà soát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng trường không ? Sau khi rà soát hoạt động, Hội đồng trường
có những điều chỉnh, bổ sung gì ?
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
- Biên bản của Hội đồng trường về việc rà soát, đánh giá các hoạt động trong mỗi học kỳ (Hoặc Biên bản các cuộc họp
thường kỳ và bất thường của Hội đồng trường trong đó thể hiện việc việc rà soát, đánh giá các hoạt động trong mỗi học kỳ);
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
Tiêu chí 1. Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học.
a) Học sinh khối lớp 10 và 11 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 25% trở lên, loại yếu
và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 5%, tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%; có ít nhất 90% tổng số
học sinh khối lớp 12 đủ điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt ít nhất
từ 70% trở lên trong tổng số học sinh tham dự kỳ thi;
b) Kết quả xếp loại môn giáo dục quốc phòng - an ninh loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%, trong đó khá, giỏi đạt ít nhất 40%
tổng số học sinh tham gia học tập;
c) Nhà trường có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Hướng dẫn sử dụng chỉ số a
5
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí
Nội hàm của chỉ số:
- Trong 04 năm gần đây, học sinh khối lớp 10 và 11 (lấy giá trị trung bình của 04 năm):

+ Có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên;
+ Xếp loại khá, giỏi từ 25% trở lên;
+ Loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 5%;
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1% (riêng yêu cầu tỉ lệ học sinh bỏ học của từng năm học trong 4 năm gần đây
không được quá 1% - Nếu ít nhất 1 năm học, có tỉ lệ học sinh bỏ học vượt quá 1%, thì coi như chỉ số này không đạt yêu cầu).
- Trong 04 năm gần đây, học sinh khối lớp 12 (lấy giá trị trung bình của 04 năm):
+ Có ít nhất 90% tổng số học sinh đủ điều kiện tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt ít nhất từ 70% trở lên trong tổng số học sinh tham dự kỳ thi.
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).
- Trong 04 năm gần đây, học sinh khối lớp 10 và 11 (lấy giá trị trung bình của 04 năm): Có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80%
trở lên ? Xếp loại khá, giỏi từ 25% trở lên ? Loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 5% ? Tỉ lệ học sinh bỏ
học hằng năm không quá 1% ? (riêng yêu cầu tỉ lệ học sinh bỏ học của từng năm học trong 4 năm gần đây không được quá 1% ).
- Trong 04 năm gần đây, học sinh khối lớp 12 (lấy giá trị trung bình của 04 năm): Có ít nhất 90% tổng số học sinh đủ điều kiện
tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ? Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt ít nhất từ 70% trở lên trong tổng số học
sinh tham dự kỳ thi ?
- So với các yêu cầu chỉ số thì đã đạt và chưa đạt yêu cầu nào ? Những kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà
trường trong 04 năm gần đây có xu hướng ổn định hay đang được nâng cao chất lượng hoặc có xu hướng giảm chất lượng ?
- Có thể so sánh “mặt bằng chất lượng” với các trường trong tỉnh và quốc gia ? (không bắt buộc).
6
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh từng lớp, từng khối và toàn trường của 04
năm gần đây (có ký tên, đóng dấu nhà trường);
- Hoặc báo cáo tổng kết hằng năm của nhà trường (04 năm gần đây)
- Các minh chứng khác (nếu có)
Hướng dẫn sử dụng chỉ số b
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí
Nội hàm của chỉ số:
Trong 04 năm gần đây, học sinh tham gia học tập môn giáo dục quốc phòng - an ninh (lấy giá trị trung bình của 04 năm):
- Đạt ít nhất 90% loại trung bình

- Đạt ít nhất 40% khá, giỏi.
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).
Trong 04 năm gần đây, học sinh tham gia học tập môn giáo dục quốc phòng - an ninh (lấy giá trị trung bình của 04 năm) đạt ít
nhất 90% loại trung bình ? Đạt ít nhất 40% khá, giỏi ?
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh từng lớp, từng khối và toàn trường của 04
năm gần đây (có ký tên, đóng dấu nhà trường);
- Hoặc báo cáo tổng kết hằng năm của nhà trường (04 năm gần đây)
- Các minh chứng khác (nếu có)
Hướng dẫn sử dụng chỉ số c
7
Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí
Nội hàm của chỉ số:
Trong 04 năm gần đây, nhà trường có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).
- Trong 04 năm gần đây, nhà trường có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trở lên ?
- Số lượng và chất lượng giải của học sinh nhà trường trong 04 năm gần đây có xu hướng ổn định hay đang được nâng cao
chất lượng hoặc có xu hướng giảm chất lượng ? Có thể so sánh “mặt bằng chất lượng” với các trường trong tỉnh và quốc gia ?
(không bắt buộc). Có thể nêu một số nguyên nhân và kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ? Mục tiêu phấn đấu của những
năm tới,...?
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh từng lớp, từng khối và toàn trường của 04
năm gần đây (có ký tên, đóng dấu nhà trường);
- Hoặc báo cáo tổng kết hằng năm của nhà trường (04 năm gần đây)
- Các minh chứng khác (nếu có)
Phần II. HƯỚNG DẪN VIẾT PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Sau khi đã thực hiện đầy đủ 3 bước, thì mỗi nhóm hoặc cá nhân (đã được phân công) sẽ viết Phiếu đánh giá tiêu chí

(xem Phụ lục 1 của Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2009) theo các nội dung sau:
1. Mô tả hiện trạng (có minh chứng kèm theo)
2. Điểm mạnh
8
3. Điểm yếu
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Kế hoạch cải tiến chất lượng cần thể hiện tiếp tục duy trì điểm mạnh và có các biện pháp khắc phục điểm yếu mỗi chỉ số
của từng tiêu chí. Kế hoạch phải cụ thể, thực tế, tránh chung chung và có tính khả thi,;có các biện pháp khắc phục và cải tiến cụ
thể, hợp lý và phù hợp với tình tình thực tế; xác định rõ thời gian phải hoàn thành, xác định các điều kiện kèm theo như nhân lực,
vật lực,... và các biện pháp giám sát cụ thể.
5. Xác định nhà tiêu chí đạt hoặc không đạt
5.1. Tiêu chí đạt yêu cầu khi tất cả 03 chỉ số của tiêu chí phải đạt yêu cầu.
5.2. Chỉ số trong tiêu chí đạt yêu cầu khi tất cả các yêu cầu (nội hàm của chỉ sô) của chỉ số đạt yêu cầu và có đầy đủ các
minh chứng phù hợp kèm theo(trường hợp không đủ minh chứng, Hội đồng tự đánh giá phải giải thích lí do trong phần Mô tả
hiện trạng).
Phần III. GỢI Ý CÁC MINH CHỨNG CẦN THU THẬP VÀ MỘT SỐ CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC TRẢ LỜI VỀ CÁC YÊU
CẦU CỦA CHỈ SỐ
Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số Gợi ý các minh chứng cần thu thập Gợi ý một số câu hỏi cần được trả lời
về các yêu cầu của chỉ số
Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Chiến lược phát
triển của trường trung học phổ thông
1. Chiến lược phát triển của nhà trường
được xác định rõ ràng, phù hợp mục tiêu
giáo dục phổ thông được quy định tại Luật
Giáo dục và được công bố công khai.
9
a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản,
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Văn bản chiến lược phát triển của nhà
trường được thông qua Hội đồng trường

và cấp có thẩm quyền phê duyệt (Sở Giáo
dục và Đào tạo)
- Có hay không có văn bản chiến lược
phát triển của nhà trường được thông qua
Hội đồng trường và cấp có thẩm quyền
phê duyệt ?
b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông
được quy định tại Luật Giáo dục;
- Các minh chứng thể hiện sự phù hợp
của Chiến lược phát triển nhà trường với
với Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ
thông, Chiến lược phát triển giáo dục của
tỉnh, huyện.
- Đối chiếu với Luật Giáo dục, Điều lệ
trường phổ thông, Chiến lược phát triển
giáo dục của tỉnh, huyện (đối với trường
tiểu học và trung học cơ sở) để xác đinh
có phù hợp không ?
c) Được công bố công khai trên các
thông tin đại chúng.
- Minh chứng thể hiện văn bản đã công
bố công khai trên các thông tin đại chúng.
Văn bản có được đăng trên báo, trang Web
của trường hoặc của phòng hoặc của Sở
GDĐT, hoặc được niêm yết tại trường,..?
2. Chiến lược phát triển phù hợp với
các nguồn lực của nhà trường, định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương và định kỳ được rà soát, bổ
sung, điều chỉnh.

a) Phù hợp với các nguồn lực: nhân lực,
tài chính và cơ sở vật chất của nhà
trường;
- Bảng thống kê nguồn nhân lực hiện có,
dự kiến đào tạo nguồn nhân lực bổ sung
trong 5 năm 10 năm tới;
- Bảng thống kê tài chính và cơ sở vật
chất của nhà trường hiện có;
- Dự kiến tài chính (ngân sách nhà nước,
nguồn kinh phí ngoài ngân sách) để thực
hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển
giáo dục trong 5 năm và 10 năm;
- Sơ đồ quy hoạch tổng thể của nhà
Những căn cứ nhân lực, tài chính và cơ
sở vật chất của nhà trường có tính khả thi
để xây dựng Chiến lược phát triển ?
10
trường có sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng trường, được cấp trên phê duyệt;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
b) Phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương;
- Các văn bản, nghị quyết định hướng
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Cần so sánh Chiến lược phát triển của
nhà trường với các văn bản, nghị quyết
định hướng phát triển kinh tế- xã hội của

địa phương để thấy được sự của Chiến
lược phát triển của nhà trường với với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương ?
c) Định kỳ 02 năm rà soát, bổ sung và
điều chỉnh.
Biên bản rà soát, bổ sung và điều chỉnh,
rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược
phát triển của nhà trường.
Có định kì 2 năm rà soát, bổ sung và điều
chỉnh không ? Giải thích lý do điều chỉnh
và bổ sung ?
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản
lý nhà trường
1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ
máy theo quy định tại Điều lệ trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường
trung học) và các quy định hiện hành
khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
a) Có Hội đồng trường đối với trường
công lập, Hội đồng quản trị đối với
trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội
đồng trường), Hội đồng thi đua và khen
- Các quyết định thành lập Hội đồng
trường với trường công lập, Hội đồng
quản trị với trường tư thục;
- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua

- Có đủ các Hội đồng trường đối với
trường công lập, Hội đồng quản trị đối
với trường tư thục, Hội đồng thi đua khen
thưởng, Hội đồng kỷ luật và Hội đồng tư
11
thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư
vấn khác, các tổ chuyên môn và tổ văn
phòng (trường phổ thông dân tộc nội trú
cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội
trú trực thuộc bộ có thêm tổ Giáo vụ và
Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đời
sống và các bộ phận khác);
khen thưởng;
- Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật
(nếu có);
- Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn;
- Quyết định thành lập tổ Giáo vụ và tổ
Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đời sống
(nếu có),...
- Các văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn và thời gian hoạt động cụ thể
đối với các Hội đồng, tổ trong nhà trường;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số (nếu có).
vấn ? Lý do chưa đủ các Hội đồng theo
quy định của Điều lệ ?
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng
thi đua khen thưởng có theo khoản 1,
Điều 21 của Điều lệ hay không ?
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng

kỷ luật (nếu có) ?
- Hội đồng tư vấn được thành lập theo
Điều 55 của Luật Giáo dục ? Nhiệm vụ,
quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt
động của các Hội đồng tư vấn được Hiệu
trưởng quyết định có rõ ràng hay không ?
b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam,
tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã
hội;
- Các Quyết định thành lập các tổ chức
Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và các tổ chức xã hội khác (nếu có).
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số (nếu có).
- Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ?
(Chi bộ Đảng hay Đảng bộ cơ sở ? Cơ
cấu tổ chức ?). Nếu không có tổ chức
Đảng thì nêu lý do ?
- Có tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nêu thêm
vài nét về cơ cấu tổ chức). Nếu không
có thì nêu lý do ?
c) Có đủ các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12
và mỗi lớp học không quá 45 học sinh
(không quá 35 học sinh đối với trường
trung học phổ thông chuyên, trường phổ
thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường
phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ);

mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó
do tập thể lớp bầu ra vào đầu năm học;
- Bảng danh sách lớp của nhà trường
(mỗi lớp ghi đầy đủ các thông tin: tên
giáo viên chủ nhiệm, sĩ số học sinh mỗi
lớp, họ tên lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,
tổ phó,...);
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Nhà trường có đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu của chỉ số không ? Nếu không đáp
ứng được thì ở điểm nào? Lý do ?
12
mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học
sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học
sinh trong tổ bầu ra..
2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của
Hội đồng trường được thực hiện theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
trường đối với trường công lập được
thực hiện theo quy định tại các khoản 2
và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung
học; đối với trường tư thục thực hiện
theo Quy chế tổ chức và hoạt động
trường tư thục;
- Quyết định thành lập Hội đồng trường
(trường công lập), trong đó thể hiện thành

phần, cơ cấu tổ chức, quy trình bầu cử
các thành viên và thành lập Hội đồng
trường, cấp có thẩm quyền ký Quyết định
thành lập Hội đồng trường phù hợp với
Điều lệ trường trung học;
- Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế
hoạch và phương hướng phát triển của nhà
trường;
- Quyết nghị về việc huy động nguồn lực
cho nhà trường;
- Quyết nghị những vấn đề về tài chính, tài
sản của nhà trường;
- Quyết nghị về tổ chức, nhân sự theo quy
định và có quyền giới thiệu người dể cơ
quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng (nếu có);
- Biên bản thể hiện sự giám sát việc thực
- Nhà trường có thực hiện: Nhiệm vụ,
quyền hạn, thủ tục thành lập và cơ cấu tổ
chức của Hội đồng trường (trường công
lập) được thực hiện theo quy định tại các
khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường
trung học ? Nếu chưa được thành lập đầu
đủ, thì nêu rõ lý do ? Tương lai có thành
lập hay không ?
- Nhà trường có thực hiện: Nhiệm vụ,
quyền hạn, thủ tục thành lập và cơ cấu tổ
chức của Hội đồng quản trị (đối với
trường tư thục) thực hiện theo Quy chế tổ
chức và hoạt động trường tư thục ?

13
hiện các nghị quyết của Hội đồng trường,
việc thực hiện quy chế dân chủ trong các
hoạt động của nhà trường và việc giám sát
các hoạt động của nhà trường;
- Quyết định thành lập Hội đồng quản trị
(trường tư thục);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Hội đồng trường đối với trường công
lập hoạt động theo quy định tại khoản 4
Điều 20 của Điều lệ trường trung học;
đối với trường tư thục theo Quy chế tổ
chức và hoạt động trường tư thục;
- Văn bản của hội đồng trường về việc phân
công trách nhiệm cụ thể cho từng thành
viên giám sát các hoạt động của nhà
trường; giám sát thực hiện, các nghị quyết
của Hội đồng trường, việc thực hiện quy
chế dân chủ trong các hoạt động của nhà
trường;
- Biên bản các cuộc họp thường kỳ và bất
thường của Hội đồng ;
- Hoặc Biên bản thể hiện sự giám sát
việc thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng trường, việc thực hiện quy chế dân
chủ trong các hoạt động của nhà trường
và việc giám sát các hoạt động của nhà
trường (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
- Hội đồng trường (trường công lập) có

họp thường kỳ ít nhất 02 lần/năm học ?
Các phiên họp có thảo luận, biểu quyết
những vấn đề đã được quy định tại khoản
2 Điều 20 của Điều lệ truờng trung học ?
Các cuộc họp có số lượng thành viên
tham gia tối thiểu là 2/3 ? Khi có đề nghị
của Hiệu trưởng hoặc 1/3 số thành viên
Hồi đồng trường đề nghị, thì Hội đồng
trường có phiên họp bất thường hay
không ? Nếu không hoạt động đầy đủ, thì
thiếu ở hoạt động nào ? Lý do ?
- Hiệu trưởng có thực hiện các nghị quyết
của Hội đồng trường về những nội dung
được quy định tại khoản 2 điều 20 Điều lệ
trường trung học hay không ? Nếu Hiệu
trưởng không nhất trí với quyết nghị của
Hội đồng trường thì có báp cáo xin ý kiến
cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp
quản lý hay không ? Trong thời gian xin
chờ ý kiến cấp có thẩm quyền nói tại khoản
14
3 Điều 20 Điều lệ trường trung học, Hiệu
trưởng có thực hiện theo quyết nghị của
Hội đồng trường hay không ?
- Hoạt động của Hội đồng quản trị có theo
Quy chế tổ chức và hoạt động trường tư
thục ? Nếu không hoạt động đầy đủ, thì
thiếu ở hoạt động nào ? Lý do ?
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt
động của Hội đồng trường.

- Biên bản của Hội đồng trường về việc rà
soát, đánh giá các hoạt động trong mỗi học
kỳ (Hoặc Biên bản các cuộc họp thường kỳ
và bất thường của Hội đồng trường trong
đó thể hiện việc việc rà soát, đánh giá các
hoạt động trong mỗi học kỳ);
- Các minh chứng khác (nếu có).
Hội đồng trường rà soát, đánh giá các
hoạt động của Hội đồng trường không ?
Sau khi rà soát hoạt động, Hội đồng
trường có những điều chỉnh, bổ sung gì ?
3. Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội
đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh trong nhà trường có
thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
quy định khác của pháp luật.
a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có
nhiệm vụ tư vấn, xét thi đua khen
thưởng, có thành phần và hoạt động theo
quy định của pháp luật về thi dua, khen
thưởng;
- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua
và khen thưởng của trường;
- Quy trình hoạt động của Hội đồng thi
đua và khen thưởng được thông qua Hội
nghị cán bộ viên chức.
- Các biên bản thể hiện sự hoạt động của
Hội đồng thi đua và khen thưởng của
- Hội đồng thi đua và khen thưởng có

thành phần và hoạt động theo quy định
của pháp luật về thi dua, khen thưởng ?
- Có hoạt động theo quy trình đã đề ra
hay không ? Có đảm bảo khách quan và
dân chủ ? Có khiếu nại không ? Cách giải
quyết các khiếu nại như nào ? Có thoả
15
trường theo quy định hiện hành.
- Các minh chứng khác liên quan đến chỉ
số (nếu có).
đáng,...?
b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng
kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được
thành lập có thành phần, hoạt động theo
quy định của Điều lệ trường trung học và
quy định của pháp luật;
- Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật
học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo
viên, nhân viên;
- Quy trình hoạt động của Hội đồng kỷ
luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ,
giáo viên, nhân viên được thông qua Hội
nghị cán bộ viên chức.
- Các biên bản thể hiện sự hoạt động của
Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ
luật cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy
định hiện hành.
- Các minh chứng khác liên quan đến chỉ
số (nếu có).
- Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ

luật cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành
phần và hoạt động theo quy định của
pháp luật về thi dua, khen thưởng ?
- Có hoạt động theo quy trình đã đề ra
hay không ? Có đảm bảo khách quan và
dân chủ ? Có khiếu nại không ? Cách giải
quyết các khiếu nại như nào ? Có thoả
đáng,...?
c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá công
tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Biên bản của nhà trường về việc rà soát,
đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ
luật trong mỗi năm học.
Mỗi năm học, rà soát, đánh giá công tác thi
đua, khen thưởng, kỷ luật ? Những bài học
kinh nghiệm được rút ra ?
4. Hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng
quyết định thành lập, thực hiện các
nhiệm vụ do Hiệu trưởng quy định.
a) Có quy định rõ ràng về thành phần,
nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội
đồng tư vấn;
- Các quyết định thành lập Hội đồng tư
vấn khác do Hiệu trưởng quyết định;
- Kế hoạch hoạt động của Hội đồng tư
vấn.
- Có Hội đồng tư vấn khác ? Không có
giải thích lý do?
- Có quy định rõ ràng về thành phần,
nhiệm vụ, thời gian hoạt động của Hội

16
đồng tư vấn ?
b) Có các ý kiến tham mưu cho Hiệu
trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách
nhiệm và quyền hạn của mình;
- Biên bản tham gia các ý kiến tham mưu
cho Hiệu trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ
thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình
- Có các ý kiến tham mưu cho Hiệu trưởng
thực hiện tốt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm
và quyền hạn của mình ?
- Các ý kiến tham mưu, Hiệu trưởng có
tiếp thu ý kiến hay không ?
- Nêu vai trò tác dụng của các Hội đồng tư
vấn trong nhà trường ?
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt
động của Hội đồng tư vấn.
- Biên bản rà soát, đánh giá các hoạt động
của Hội đồng tư vấn.
Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt
động của Hội đồng tư vấn ? Những bài
học kinh nghiệm ?
5. Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn
thành các nhiệm vụ theo quy định.
a) Hoàn thành các nhiệm vụ theo quy
định tại khoản 2 Điều 16 của Điều lệ
trường trung học;
- Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo
tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm
thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học

và các hoạt động khác;
- Kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự
chọn, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi
dưỡng học sinh yếu kém;
- Kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng
dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo
các tiết trong phân phối chương trình;
- Văn bản của lãnh đạo nhà trường về
việc nhận xét thực hiện các nhiệm vụ
năm học của tổ chuyên môn;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số (nếu có)
- Cần so sánh những hoạt động của tổ
chuyên môn với các nhiệm vụ theo quy
định tại khoản 2 Điều 16 của Điều lệ
trường trung học - Mục đích là tổ có hoạt
động theo quy định không ? Nếu chưa
đầy đủ cần giải thích lý do ?
- Cần so sánh những hoạt động của tổ
chuyên môn với các nhiệm vụ do lãnh
đạo nhà trường giao ?
17
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các
hoạt động giáo dục khác;
- Biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ
hoặc nhóm chuyên môn;
- Sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất
lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục
của các thành viên trong tổ;

- Biên bản đánh giá, xếp loại giáo viên;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt
động giáo dục khác ? Chất lượng của các
buổi sinh hoạt chuyên môn ?
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải
tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ
được giao.
- Biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến
các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được
giao của tổ chuyên môn.
- Biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung
mới, các biện pháp mới vào kế hoạch.
Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến
các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được
giao ?
Cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm
vụ được giao ?
6. Tổ văn phòng của nhà trường (tổ
Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản
trị và Đời sống, các bộ phận khác đối
với trường phổ thông dân tộc nội trú cấp
tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú
trực thuộc bộ) hoàn thành các nhiệm vụ
được phân công.
a) Có kế hoạch công tác rõ ràng;
- Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo
tuần, tháng, năm học được lãnh đạo

trường phê duyệt;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Có kế hoạch công tác rõ ràng ? Có phù
hợp với quy định khoản 1 Điều 17 của
Điều lệ ? và phù hợp với các nhiệm vụ do
lãnh đạo nhà trường phân công ?
b) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
- Sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất
lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của
các thành viên trong tổ;
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao ?
Nếu chưa hoàn thành thì ở điểm nào ? Lý
do ?
18
- Văn bản của lãnh đạo nhà trường về
việc nhận xét thực hiện các nhiệm vụ
năm học của tổ văn phòng (tổ Giáo vụ và
Quản lý học sinh, tổ Quản trị và Đời
sống, các bộ phận khác đối với trường phổ
thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ
thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ);
- Sổ sách lưu trữ hồ sơ của trường;
- Biên bản sinh hoạt định kỳ và đột xuất
của tổ văn phòng;
- Văn bản của tổ trưởng quy định hình
thức và nội dung tổ chức bồi dưỡng có
hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm
tra đánh giá chất lượng, hiệu quả của cá
thành viên trong tổ theo kế hoạch cúa nhà

trường;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải
tiến các biện pháp thực hiện kế hoạch
công tác.
- Biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến
các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được
giao của tổ văn phòng;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến
các biện pháp thực hiện kế hoạch công
tác ? Những bài học kinh nghiệm, bổ
sung ? Các biện pháp cải tiến ?
7. Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
kế hoạch dạy và học các môn học và
các hoạt động giáo dục theo quy định
tại Chương trình giáo dục trung học do
19
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch
giảng dạy và học tập các môn học và các
văn bản quy định về hoạt động giáo dục
theo quy định;
- Kế hoạch giảng dạy và học tập các môn
của trường;
- Biên bản về phổ biến công khai, đầy đủ
kế hoạch giảng dạy và học tập các môn

học và các văn bản quy định về hoạt động
giáo dục;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
- Kế hoạch giảng dạy và học tập các môn
của trường đã được thông qua Hội đồng
trường và toàn thể cán bộ, giáo viên và
nhân viên ?
- Các văn bản quy định về hoạt động giáo
dục theo quy định (Luật giáo dục, Điều lệ
trường phổ thông; Hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học của 3 năm liền kề,
phân phối chương trình của các môn, hoạt
động ngoài giờ lên lớp,…có được phổ
biến đầy đủ ?
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng
dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy
giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội
dung giáo dục địa phương và hoạt động
giáo dục nghề phổ thông - hướng
nghiệp;
- Các văn bản của Hiệu trưởng về các
biện pháp thường xuyên theo dõi chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế
hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi
giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt
chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương
và hoạt động giáo dục nghề phổ thông-
hướng nghiệp;

- Sổ theo dõi các hoạt động nhà trường
của Hiệu trưởng;
- Sổ dự giờ của Hiệu trưởng;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Nêu tóm tăt các hoạt động chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá của Hiệu trưởng việc thực
hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự
giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh
hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa
phương và hoạt động giáo dục nghề phổ
thông - hướng nghiệp ?
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải
tiến các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục
- Biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến
các các biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục trên lớp và hoạt động giáo dục nghề
Hằng tháng, Hiệu trưởng có tổ chức rà
soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục trên lớp và
20
nghề phổ thông - hướng nghiệp.
phổ thông- hướng nghiệp;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
hoạt động giáo dục nghề phổ thông -
hướng nghiệp ? Hình thức tổ chức ?
8. Hiệu trưởng có các biện pháp chỉ
đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy

thêm, học thêm và quản lý học sinh nội
trú (nếu có).
a) Phổ biến công khai, đầy đủ đến cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về
kế hoạch hoạt động dạy thêm, học thêm và
quản lý học sinh nội trú (nếu có);
- Văn bản quy định về dạy thêm học thêm
của Bộ giáo dục và Đào tạo, của UBND
tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Kế hoạch về hoạt động dạy thêm, học
thêm;
- Kế hoạch quản lý học sinh nội trú (nếu
có);
- Biên bản phổ biến công khai, đầy đủ các
văn bản trên đến cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên, học sinh;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
- Kế hoạch về hoạt động dạy thêm, học
thêm và Kế hoạch quản lý học sinh nội trú
đã thông qua Hội đồng trường không ?
- Hiệu trưởng có phổ biến công khai, đầy
đủ đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
học sinh về kế hoạch hoạt động dạy thêm,
học thêm và kế hoạch quản lý học sinh nội
trú (nếu có) ? Nêu tóm tắt một số hình thức
phổ biến công khai ?
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy
thêm, học thêm và quản lý học sinh nội trú

(nếu có);
- Các văn bản của Hiệu trưởng về các
biện pháp thường xuyên theo dõi chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện động
dạy thêm, học thêm và quản lý học sinh
nội trú;
- Sổ theo dõi hoạt động dạy thêm, học
thêm;
- Phân phối chương trình dạy thêm của cả
trường;
21
- Thời khóa biểu dạy thêm học thêm;
- Kết quả kiểm tra đánh giá hồ sơ dạy
thêm và kết quả của học sinh học thêm;
- Danh sách học sinh tham gia học thêm
trong trường;
- Sổ thu chi tiền dạy thêm, học thêm
(Theo quy định của cấp trên);
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá để cải
tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ
quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và
quản lý học sinh nội trú (nếu có).
- Biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến
các các biện pháp thực hiện nhiệm vụ
quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và
quản lý học sinh nội trú.
9. Nhà trường đánh giá, xếp loại hạnh
kiểm của học sinh theo Quy chế đánh

giá, xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học
sinh theo Quy chế;
- Quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
của học sinh;
- Sổ theo dõi học sinh bị vi phạm kỷ luật;
- Các bản kiểm điểm của học sinh vi
phạm kỷ luật được ban giám hiệu xử lý-
các biện pháp giải quyết;
- Bảng đánh giá xếp loại hạnh kiểm của
từng lớp có chữ ký đầy đủ của giáo viên
bộ môn, bảng tổng hợp kết quả đánh giá
hạnh kiểm của từng khối và cả trường;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
- Cần so sánh với Quy chế đánh giá, xếp
loại hạnh kiểm của học sinh của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của
học sinh có đúng theo quy trình không ? Có
dân chủ và khách quan ?
- Giải quyết các khiếu nại của học sinh thế
nào ?
22
quan đến chỉ số.
b) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh
kiểm của học sinh theo Quy chế;
- Sổ điểm lớn, học bạ của học sinh.
- Biên bản kiểm tra của nhà trường đối
với giáo viên ghi kết quả xếp loại vào sổ

điểm lớn và học bạ.
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh
kiểm của học sinh theo Quy chế ?
c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt
động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.
Biên bản của nhà trường về rà soát và
đánh giá hoạt động xếp loại hạnh kiểm
của học sinh.
10. Nhà trường đánh giá, xếp loại học
lực của học sinh theo Quy chế đánh
giá, xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh
đúng Quy chế;
- Quy trình đánh giá, xếp loại học lực của
học sinh;
- Bảng đánh giá xếp loại học lực của học
sinh từng lớp, của từng khối và cả trường.
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
- Cần so sánh với Quy chế đánh giá, xếp
loại học lực học sinh của Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
- Việc đánh giá, xếp loại học lực của học
sinh có đúng theo quy trình không ? Có dân
chủ và khách quan ?
- Giải quyết các khiếu nại của học sinh thế
nào ?
b) Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại học
lực của học sinh đúng Quy chế;

- Sổ điểm lớn, học bạ của học sinh
- Biên bản kiểm tra của nhà trường về
việc giáo viên đánh giá xếp loại học lực
của học sinh.
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại học lực
của học sinh đúng Quy chế ?
c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt
động xếp loại học lực của học sinh.
Biên bản rà soát, đánh giá hoạt động xếp
loại học lực của học sinh và xử lý những
sai sót.
23
11. Nhà trường có kế hoạch và triển
khai hiệu quả công tác bồi dưỡng,
chuẩn hoá, nâng cao trình độ cho cán
bộ quản lý, giáo viên.
a) Có kế hoạch từng năm và dài hạn việc
bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao trình độ
cho cán bộ quản lý, giáo viên;
- Kế hoạch từng năm và kế hoạch 5 năm
việc bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình
độ cho cán bộ quản lý, giáo viên;
- Bảng tổng hợp giáo viên của nhà trường
(họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ
đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi đào
tạo,…), tỉ lệ % đạt chuẩn, trên chuẩn.
- Có kế hoạch từng năm và dài hạn việc
bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao trình độ
cho cán bộ quản lý, giáo viên ? Kế hoạch
có tính khả thi ?

b) Phấn đấu đến năm 2012 để 100%
giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở
lên và có ít nhất 10% đến 15% giáo viên
trong tổng số giáo viên của trường, 50%
tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ từ
thạc sĩ trở lên;
- Kế hoạch từng năm và kế hoạch 5 năm
việc bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình
độ cho cán bộ quản lý, giáo viên;
- Danh sách các cán bộ, giáo viên cử đi
học chuẩn hoá và sau đại học trong 3 năm
liền kề và những năm tới;
- Các thông tin, minh chứng khác liên
quan đến chỉ số.
Đây là chỉ số cho tương lai ở một số nhà
trường. Nếu trường đã đạt, thì đạt ở mức
độ nào ?
Nếu trường nào chưa đạt cần nếu rõ kế
hoạch phấn như nào ? Tính khả thi của kế
hoạch này ? Bao giờ có thể đạt yêu cầu
của chỉ số này,...?
c) Hằng năm, rà soát, đánh giá các biện
pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hoá,
nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý,
giáo viên.
Biên bản rà soát và đánh giá các biện
pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hóa,
nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý,
giáo viên;
- Các biện pháp điều chỉnh, bổ xung sau

khi rà soát.
12. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trong nhà trường theo quy
24
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Có kế hoạch cụ thể về đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà
trường;
- Quyết định thành lập tổ (bộ phận) đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trong nhà trường (trong đó thể hiện chức
năng, nhiệm vụ của từng thành viên);
- Kế hoạch cụ thể về đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà
trường (các phương án dự kiến giải quyết
khi có sự cố);
- Sổ nhật ký trực của tổ bảo vệ;
- Hồ sơ lưu các biên bản do tổ bảo vệ lập.
Cần so sánh với văn bản hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong
nhà trường ?
b) An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trong nhà trường được đảm bảo;
Các thông tin minh chứng thể hiện an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong
nhà trường được đảm bảo.
c) Cuối mỗi học kỳ, tổ chức rà soát, đánh
giá các hoạt động đảm bảo an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà

trường.
- Biên bản tổ chức rà soát, đánh giá các
hoạt động đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội trong nhà trường;
- Các biện pháp điều chỉnh, bổ xung sau
khi rà soát.
13. Nhà trường thực hiện quản lý hành
chính theo các quy định hiện hành.
a) Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định
tại Điều 27 của Điều lệ trường trung
học;
Hệ thống hồ sơ, sổ sách:
Sổ đăng bộ; Sổ gọi tên và ghi điểm; Sổ
đầu bài; học bạ học sinh; Sổ quản lý cấp
phát văn bằng, chứng chỉ; Sổ theo dõi
phổ cập giáo dục; Sổ theo dõi học sinh
chuyển đi, chuyển đến; Sổ nghị quyết của
nhà trường và nghị quyết của hội đồng
25

×