Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Các bài thuốc chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.23 KB, 47 trang )

Táo luận
TL

Kê đơn không bắt mạch
Chữa bệnh không có thuốc!

Ngời Nam hay thật,
nằm trên đống thuốc
mà chết!
(Tàu
kha)

TT

Tên Bệnh

1

Cận thị

2

Chóng mặt

3

Bệnh gan

4

Gan nhiễm mỡ



5

Gút

6

Đái tháo đờng

7

Đau dạ dày

8

Đau mắt đỏ

9

Hay quên

10

Hôi nách

11

Huyết áp thấp

12


Lao phổi -

13

Mất ngủ

14

Răng đau nhức

15

Quai bị

16

Rong kinh

Số trang

1


17

Rối loạn tiền đình

18


Tai biến mạch máu não

19

Tàn nhang

20

Thiếu máu

21

Trẻ em ra nhiều mồ hôi

22

Trĩ

23

Ung th-(Phòng,chống)

24

Viêm đại tràng

25

Viêm khớp


26

Viêm mũi

27

Viêm phổi

28

Viêm đờng tiết niệu

29

Xơng khớp

30

Mẹo chữa bệnh dân gian


Cận thị
Canh k t cỏ chộp: Ch tr: Mt b cn th, nhỡn m khụng rừ. Nguyờn liu: 1 con cỏ
chộp (khong 2kg), k t 10g.Cỏch lm: Lm sch cỏ, b ni tng. un cựng k t thnh
canh. n tht cỏ, ung nc canh.
Trng g sa ti: Ch tr: Mt cn th. Nguyờn liu: Trng g 1 qu, sa ti 1 ly, mt
ong 1 thỡa. Cỏch lm: un núng sa, sau ú p trng g vo un sụi cựng, nh la.
Khi trng chớn, b ra, ch cho m, thờm mt ong vo ri n.
Canh gan ln trng g: Ch tr: Mt cn th. Nguyờn liu: Gan ln 150g, trng g 1 qu.
Cỏch lm: Gan ln ra sch, thỏi ming, cho vo ni o qua du, thờm chỳt ru trng,

ri cho nc vo un sụi. Sau ú p trng g vo, thờm mui cho va ming.
Canh ngõn nh k t giỳp sỏng mt Ch tr: Gan thn suy dn n cn th.Nguyờn
liu: Ngõn nh 20g, k t 20g, hoa nhi 10g.Cỏch lm: un cỏc nguyờn liu trờn cựng nhau
2


thành canh để uống, mỗi ngày 1 lần, uống liên tục nhiều ngày.    
Kỳ tử hầm gan lợn: Chủ trị: Mắt cận thị, chảy nước mắt do trúng gió. Nguyên liệu: Kỳ tử
20g, gan lợn 300g, 1 chút dầu ăn, hành, gừng, đường cát, rượu trắng. Cách làm: Rửa sạch
gan lợn, cho vào nồi cùng kỳ tử, cho vừa nước đun trong 1 giờ. Sau đó bỏ gan ra, thái
miếng.Làm nóng chảo dầu trên bếp, rồi cho hành, gừng vào đảo cùng gan lợn đã thái
miếng. Cho gan xào, nêm đường cát, rượu trắng vào canh.  
Canh sáng mắt Chủ trị: Mắt cận thị Nguyên liệu: Kỳ tử 10g, trần bì 3g, long nhãn khô 10
quả, mật ong 1 thìa.Cách làm: Giã kỳ tử cùng trần bì cho nhuyễn, sau đó cho vào nồi đun
cùng long nhãn, cho vừa nước. Để sôi nửa tiếng, bỏ ra bát, thêm mật ong vào ăn như món
điểm tâm.
Cháo kỳ tử: Chủ trị: Suy gan làm mờ mắt, hoa mắt.Nguyên liệu: 30g kỳ tử, đậu tương
100g.Cách làm: Nấu các nguyên liệu trên cùng nhau thành cháo để ăn. 

♣♣♣♣♣
Chãng mÆt
Bạn đừng xem thường triệu chứng chóng mặt vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý
nguy hiểm, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm độc chì, u não...Sau đây, chúng tôi xin giới
thiệu một số món canh thuốc hỗ trợ trị chứng bệnh này để bạn đọc tham khảo áp dụng
Cháo tiểu mạch, long nhãn: tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường
trắng 20g, gạo nếp 100g. Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch trước với nước cho sôi rồi cho
các thứ còn lại vào, thêm nước cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành
cháo. Khi bắc nồi cháo xuống thì cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng, mỗi ngày 2-3
lần; một đợt điều trị 4-5 ngày. Công hiệu: bổ thận, bổ huyết, giải nhiệt bổ tỳ vị, trị thiếu
máu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ.

Cháo cá trê, đậu đen: cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, vỏ quýt khô 1 miếng, muối,
hành tím, mùi, tiêu bột đủ dùng, gạo nếp 20g. Cá trê đem làm sạch, rửa hết máu. Đậu đen
ngâm qua đêm cho nở; trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp vỏ trắng, rửa lại lần nữa để
ráo. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi cùng cá trê, trần bì, 1 thìa cà phê muối, đổ nước vừa đủ
để nấu cháo, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa đến khi gạo nếp và đậu nở nhừ, nêm thêm
muối, đường, hành tím đã nướng chín và bóc vỏ sạch, nấu thêm độ 10 phút nữa, cháo vừa
ăn là được. Múc cháo ra bát, cho rau mùi, tiêu, ăn nóng. Công hiệu: bồi bổ cơ thể nhất là
gan và thận, chữa người bị tỳ thận suy nhược, hoa mắt chóng mặt, tay chân mỏi nhừ, ù tai,
tinh thần suy nhược, đàn ông bị di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Canh cá chim: cá chim 500g, gừng, hành, bột ngọt, muối, rượu vừa đủ. Mổ cá rửa sạch
cho vào nồi, cho rượu, gừng, hành thái đoạn, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sau chuyển
đun nhỏ lửa nấu tới chín nhừ, cho bột ngọt, gia vị là được. Ăn cá uống canh. Công hiệu: bổ
huyết kiện tỳ, chữa tỳ vị hư nhược, váng đầu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn ít, khó tiêu.
3


Canh cá trắm nấu bí xanh: cá trắm 250g, bí xanh 300-500g, dầu thực vật, muối vừa đủ.
Cá đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, rán cá. Bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cho vào cùng với
cá, đổ nước vừa đủ hầm 3-4 giờ, cho muối, gia vị là được. Ăn trong ngày. Công hiệu: bình
can trừ phong, lợi tiểu, thanh nhiệt, trị các chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết
áp, viêm thận, thủy thũng.
Canh thịt dê: thịt nạc dê 300g, đương quy 20g, gừng 12g. Thịt dê thái miếng vừa ăn;
đương quy rửa sạch bụi. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, cho thịt dê, đương quy, gừng
vào, đặt nồi lên bếp nấu cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi để trong 2 giờ rồi nêm
muối cho vừa ăn. Múc nước canh uống nóng trước khi ăn cơm. Công hiệu: dưỡng huyết,
hoạt huyết, bổ trung, ích khí, làm ấm người, thích hợp với người bị dương suy, thận hư,
phụ nữ cơ thể yếu sau khi sinh đẻ mất máu, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu, ù tai, hoa mắt
chóng mặt, thống kinh, kinh nguyệt không đều.

♣♣♣♣♣

§au d¹ dµy
Viêm dạ dày mạn tính là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa với triệu chứng lâm sàng đa
dạng nhưng chủ yếu là khó chịu hoặc đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, đau nhói hoặc cảm
giác rát bỏng, kèm theo các triệu chứng ăn không ngon, ợ hơi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi...
Để chữa trị hiệu quả cần kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một
số món ăn - bài thuốc tốt cho người mắc bệnh dạ dày.
- Cháo kê, lạc, đậu đỏ: Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Cách
làm: Ngâm kê, lạc và đậu đỏ trong 4 tiếng, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi
cùng lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó cho
kê vào đun cùng tới khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng. Tác dụng:Kê vị ngọt,
có công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện dạ dày, trừ thấp, hoà vị, hỗ trợ giấc ngủ… Món ăn
này thích hợp với người bị nóng trong hay người bị suy nhược tì vị. Người kém ăn dùng
món cháo kê không chỉ giúp dưỡng dạ dày, mà còn có công hiệu hỗ trợ hệ tiêu hoá, chống
buồn nôn, ợ chua. Bạn cũng có thêm vào món cháo các vị khác nhau như táo tàu, khoai
lang, hạt sen, bách hợp… để tạo nên món ăn vừa hợp khẩu vị, lại có lợi cho sức khoẻ.
- Canh đu đủ nấu sườn: Đu đủ 1 quả, lạc 150g, sườn 500g, táo tàu 9 quả, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng. Lạc ngâm 30 phút. Sườn rửa sạch, táo
tàu bỏ hạt. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đun lửa to với lượng nước vừa đủ, khi sôi
chuyển ninh lửa nhỏ trong 3 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng. Tác dụng: Thanh nhiệt,
kiện tì thông tiện, có tác dụng dưỡng sinh tư nhuận, làm giảm nhẹ triệu chứng đối với
những bệnh như viêm dạ dày mạn tính, viêm trực tràng, các vấn đề về hệ tiêu hoá.
- Canh nấm thịt nạc: Nấm tươi 100g, thịt nạc 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Nấm tươi
rửa sạch, thịt nạc cắt miếng. Sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín,
nêm gia vị cho vừa miệng. Tác dụng: Món canh này có tác dụng kiện tì ích thận, bảo vệ dạ
dày.
4


- Cháo hạt sen: Hạt sen 20g, khiếm thực 30g, gạo 30g, một ít đường trắng. Cách làm: Hạt
sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi

cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Tác dụng: Món cháo này có tác
dụng bổ ích tỳ vị.
Chữa đau và viêm dạ dày: Củ khoai tây mới thu hoạch rửa sạch, gọt vỏ, lấy 100 g, ép
kiệt lấy nước uống trước bữa ăn nửa giờ. Ngày 2-3 lần.

♣♣♣♣♣
§au m¾t ®á
Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt là lúc độc phong tà xâm
nhập tại chỗ mà gây ra; sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao
tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài thuốc Nam đơn giản, dễ kiếm có thể
trị bệnh này để bạn đọc tham khảo và áp dụng::
Bài 1: Hòa tan 1 thìa canh muối bột (muối tinh không có i-ốt) vào 1 lít nước đun sôi để
nguội, đựng vào chai sạch để dùng dần. Hàng ngày, nhất là lúc mới ngủ dậy, dùng bông
sạch thấm nước muối trên lau mắt 4 - 5 lần cho sạch. Nhấp nháy mắt cho nước muối lọt
vào trong làm tan những hạt li ti cộm lên trong mắt.
Bài 2: Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch),
lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống
đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối
làm 1 lần cho đến khi khỏi.
Bài 3: Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng; bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ 1
nắm; quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè.
Bài 4: Có thể cho bạch tật lê 2g đun sôi, sau đó đổ ra cốc để ngay dưới mắt vào dùng hơi
nước xông cho đến khi khỏi (lưu ý cẩn thận kẻo bỏng mắt).
Bài 5: Lấy rau diếp cá giã dập nhuyễn, dùng vải mỏng gói lại đắp lên mắt.
Bài 6: Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ
xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.
Bài 7: 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh
giã nát sắc lấy nước uống.
Bài 8: Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất
mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết

trong ngày.
Bài 9: Lấy lá cây sống đời rửa sạch, giã nhỏ. Dụng cụ làm cần được tẩy trùng, lấy một
miếng gạc đã triệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa
bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần
cho đến khi khỏi.
5


♣♣♣♣♣
§au nhøc r¨ng
“Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” đủ để nói lên nỗi khổ khi bị đau nhức răng. Đau nhức răng còn
gây trở ngại trong giao tiếp như hơi thở hôi, răng bị xỉn màu… Nguyên nhân theo Đông y là do âm huyết
suy kém, hư hỏa bốc lên làm tổn thương các tạng can, tỳ, phế, thận. Phép trị là bổ thận thủy, âm huyết,
nhuận táo, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết chỉ huyết, tiêu viêm, chấn thống. Ngoài việc dùng thuốc thì
ăn uống như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh cũng rất quan trọng. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn để
bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Cháo dạ dày lợn củ cải tốt cho người đau nhức răng.
Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 – 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và
thạch cao vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo, cháo chín bỏ thạch cao, cho đường trắng
vào, chia 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu: trị vị nhiệt, đau răng, viêm họng, ho, đau đầu,
cảm mạo.
Canh xương lợn nấu rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, bột gia vị vừa đủ.
Xương lợn và rễ bồ hòn rửa sạch cho vào nồi, đổ 1.200ml nước đun cạn còn 400ml, cho
bột gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần. Công hiệu: thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, trị đau răng,
sưng tấy chân răng.
Cháo thương nhĩ: đậu phụ 1 bìa, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Thương nhĩ tử bọc
trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Chia ăn 2 lần
trong ngày. Công hiệu: tán phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống, trị sâu
răng.

Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức
100g. Cho 3 vị với nước nấu kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia ăn 2 lần
trong ngày. Công hiệu: bổ âm, bổ thận sinh tân, nhuận táo lương huyết, giải độc, trị sâu
răng.
Cháo dạ dày lợn, củ cải: dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống
5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín rồi
cho tiếp các gia vị vào, múc ra bát. Gạo đã vo sạch cho vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành
cháo. Cháo chín múc vào bát củ cải dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày. Công hiệu: bổ hư, ích
khí, chỉ khát, trị đau răng lợi.
Cháo chi tử, ngẫu tiết: chi tử 10g, ngẫu tiết (ngó sen) 15g, thạch cao sống 15g, gạo lức
100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho dành dành và ngó sen vào nấu
thành cháo, bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, liền
trong 7 ngày. Công hiệu: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trị lợi sưng tấy do
tràng vị tích nhiệt.
Canh cá vàng nấu mộc nhĩ, hoa hiên: thịt cá vàng lớn 250g, mộc nhĩ ngâm nở 250g, hoa
hiên ngâm nở 250g, dầu, bột gia vị vừa đủ. Cá làm sạch, thái nhỏ, xào với dầu. Mộc nhĩ,
6


hoa hiên rửa sạch thái nhỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu với cá chín nhừ rồi
cho bột gia vị vừa ăn. Ăn nóng ngày 2 bữa sáng và tối. Công hiệu: thanh nhiệt, giải độc, bổ
hư, khai vị, lương huyết chỉ huyết, trị chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi tiểu ra máu.
Bì lợn nấu táo tàu: bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch thái
miếng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi đun nhỏ lửa trong 2 giờ.
Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ, cho chung cả 2 vào đun tiếp.
Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào, trộn đều. Chia 2 – 3 lần ăn trong ngày.
Công hiệu: ích khí, bổ âm dưỡng huyết cầm máu, trị khí âm bất túc, chảy máu chân răng,
bệnh máu không đông.

♣♣♣♣♣

§¸I th¸o ®êng
Ốc bung củ chuối là món ăn và là bài thuốc quý trị đái tháo đường có kết quả trong nhân
dân thường dùng. Vật liệu gồm: ốc bươu, thịt lợn ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột (chuối
chát) non, nghệ giã vắt nước, dọc mùng, khế, mẻ, mắm tôm, gia vị...Cách làm: Ngâm ốc
trong nước gạo trong cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột, thịt lợn thái mỏng,
ướp ốc và thịt với mẻ và nước nghệ. Dọc mùng tước vỏ, thái vát, bóp muối. Củ chuối thái
mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa, cho vào nồi ninh nhừ. Sau cùng cho tất cả các thứ vào,
nêm mắm muối, để một lúc là Củ chuối hột có tính chát và thu liễm trị bệnh tiêu khát
(bệnh uống nước nhiều mà vẫn cứ khát). Thịt lợn và đậu phụ là những chất protid thông
dụng. Vị thuốc chính là ốc bươu, củ chuối. Mùi vị món ăn này rất đặc biệt làm giảm cảm
giác khát nước, đói bụng của người bệnh đái tháo đường.
Tuệ Tĩnh thiền sư cũng đã dùng ốc bươu để chữa bệnh tiêu khát như sau:
- 5 con ốc bươu rửa sạch, ngâm nước trong cái bát to để qua đêm. Hôm sau lấy nước này
cho bệnh nhân uống. Mỗi ngày uống hết 1 tô rồi làm tiếp. - Ốc bươu 5 con rửa sạch thả
vào 1 cái bát tô đựng cháo loãng. Ốc sẽ ăn cháo và nhả nước nhớt. Uống nước này rất kiến
hiệu.
Tuệ Tĩnh cũng dùng củ chuối hột ép lấy nước uống trị bệnh đái tháo đường.
Cách làm: cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ trũng, đậy 1 tấm nilông lên để che bụi
bẩn, nước chuối đọng vào đó. Lấy nước cho bệnh nhân uống. Uống bao nhiêu tùy theo
bệnh nhân. Mùa mưa nước chuối loãng nên uống nhiều hơn mùa nắng. Khi đoạn trên héo
thì cắt thấp xuống một đoạn. Cứ như thế, một cây chuối dùng được nhiều lần.
- Giảm béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường:
+ Thịt cua biển nấu măng tây.
+ Thịt cua biển nấu với rong biển, sinh địa (hoặc thục địa), có thể thêm mạch môn, táo tàu.
Nấu với ít nước (vì nước ở cua sẽ ra thêm). Có thể uống nước hoặc ăn cả táo, thịt cua.
7


+ Tht cua bin nu vi sõm b chớnh, hoi sn (c mi) tt cho trng hp kộm n, hp
th kộm, ho núng. Dựng tt vo mựa hố.

+ Tht cua bin nhi: tht cua bin, tht ln nc bm vn, min, nm ụng cụ, bt sn dõy.
Tt c xay nhuyn, nhi vo cua, em hp, ỳt lũ hoc nng chớn. n riờng hoc kốm cỏc
loi rau sng nh so a, bụng iờn in, rau cng cua, rau ng, thiờn lý


Đốt sống cổ
+ Móng giò 01 chiếc+ rau mồng tơi 1 năm: hầm nhừ móng giò, cho
mồng tơi vào nấu chín, nêm nếm vừa ăn.
+ Chờm nóng: Rau tía tô + Lá lốt + Ngải cứu + Cúc tần, mỗi th 1 nắm(
Bằng nhau) + Xơng rồng ông non 1 đoạn 10Cm . Năm thứ tháI nhỏ cho
vào chảo sao lên khi tái khô thì cho vào nửa chén rợu sao them 5 phút
thì gói vào vải dày chờm nóng vào chõ cổ đau.


Bệnh gan
Sau õy l mt s thc n thụng thỏi cú th cha cỏc loi bnh gan nh: vng da, x
gan, viờm gan do virus:
1. Vng da
Cụng thc 1: Cỏ chch 100g, u ph hai ming. Chch ra sch nht, m b rut, ct
thnh khỳc, u ph thỏi lỏt cho thờm mui gng vo c hai v, nu chớn n. Cha vng da
do thp nhit.
Cụng thc 2: Dõy da chut (mt cõy), trng g (mt qu). Sc dõy da chut trc bng
hai bỏt nc, cũn mt bỏt. Sau ú p trng g vo ỏnh u, vo n canh.
Cụng thc 3: Tht ln nc (60 g), c g (30g), tỏo (4 qu). Tht ln nc ra sch, thỏi
ming, cho vo cựng vi c g, tỏo nu chớn, n tht g v ung ht nc.
Cụng thc 4: u xanh (30g), u (30g). Ra sch cho vo ni, nu lờn thnh canh cho
ng trng vo pha, ung nc thay tr.
2. X gan
Cụng thc 1: D dy ln (mt chic), cúc (mt con). Cúc lm sch, m b ni tng, lt b
da vo trong d dy ln ó lm sch ly dõy buc cht li. Khi nu un nh la, chớn thỡ n

d dy v ung canh, chia lm 4 - 6 ln n cho ht.
8


Công thức 2: Đậu xanh (50g), mật lợn (4 cái). Đậu xanh rang, nghiền bột, sau đó cho
nước mật lợn vào trộn, viên lại thành viên to bằng hạt đỗ. Mỗi lần ăn từ 6 - 9 gam.
Công thức 3: Thịt lợn nạc (250g), thương lục (10g). Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, cho
cùng với thương lục vào nồi, đổ nước vào nấu, uống nước. Có thể ăn cả thịt lợn.
3. Viêm gan do virus
Công thức 1: Cá chạch (hai kg). Trước tiên cho chạch thả vào chậu nước sạch một ngày,
sau đó đem hấp chín, sấy khô, tán thành bột, cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần ăn ba lần ăn 10
gam, ăn với nước sôi để nguội.
Công thức 2: Dấm (một lít), xương sống lợn tươi (500 gam), đường đỏ (125 g), đường
trắng (125 g). Đập nát xương sống ra, trộn đường, dấm cho vào nồi đất, không cho nước,
nấu sôi 30 phút, để nguội dùng vải màn sạch vắt nước để dùng dần. Người lớn mỗi lần 30 40ml, mỗi ngày ba lần uống, sau khi ăn cơm.
Công thức 3: Rau cần tươi (150 gam), mật ong (50ml). Rau cần rửa sạch giã nát lấy nước,
sau đó đổ mật ong vào, cho vào nấu cách thủy 20 phút sau là có thể dùng được.
Công thức 4: Gan lợn (250g), cỏ gà (150g). Gan lợn rửa sạch, cho cả cỏ gà vào nồi nấu
chín, bỏ bã cỏ, ăn gan lợn và uống hết nước, chia làm 2 - 3 lần ăn cho hết. Mỗi ngày ăn hai
lần vào buổi sáng và tối.
Công thức 5: Táo đỏ (50g), lạc (50g), đường trắng (30g). Táo bỏ hạt, lạc bỏ vỏ, trước tiên
nấu lạc cho nhừ, sau đó cho táo đỏ, cuối cùng mới cho đường vào, ăn trước khi đi ngủ, mỗi
ngày một lần.
Công thức 6: Ốc đồng (250g), cỏ gà (15g). Ốc nuôi trong nước sạch hai ngày, sau đó rửa
sạch, cho vào nồi cùng với cỏ gà nấu lấy nước uống chữa viêm gan mãn tính.
Công thức 7 (chữa viêm gan mãn tính): Gà mái (một con), vừng đen (90 g), vỏ quýt (5
g). Gà làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch. Vừng, vỏ quýt cho vào bụng con gà, ninh chín chia
làm vài lần ăn.
Chữa gan nhiễm mỡ: 200g hẹ ăn mỗi ngày, kéo dài trong một tháng.


♣♣♣♣♣
Gan nhiÔm mì
Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món
ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả
9


- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm
tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt: + Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ
quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói
bụng. + Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và
quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ
tía, mạch căng như dây đàn: + Sấy khô, tán vụn 3g củ tam thất, 3g trà xanh. Hai thứ hãm
với 200ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và có thể ăn luôn cả xác. + 10g nghệ
vàng, 10g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
- Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi
không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày: + 15g sơn tra xắt mỏng, 15g lá sen phơi khô,
bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong
ngày. + 30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành
cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn
uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng: + 15g sơn tra xắt mỏng, 100g bột bắp trộn đều
với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp
vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm. + 20g củ mài ngâm nước
cho mềm. Cà rốt 50 - 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ.
Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau
lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu
tiện vàng: + 30g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với

100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào
khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng. + 15g hải sâm ngâm nước ấm, 15g mộc nhĩ trắng
ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ,
thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng;
nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị
viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can
đởm thấp nhiệt thì dùng: + Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ
hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà. + Bí đao 350g
bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm.
Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và
dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân còn mắc thêm những chứng bệnh khác trước khi sử dụng
bài thuốc này cần có sự chỉ định của các nhà chuyên môn

♣♣♣♣♣
10


BÖnh gót
+ Cải bẹ xanh (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) dùng để nấu nước
uống hàng ngày. Nước uống này có tác dụng đào thải chất axit uric. Uống hàng ngày, thay
nước lọc, dù thấy bệnh đã khả quan vẫn tiếp tục uống để axit uric không còn cơ hội tái tạo
và tích tụ trong cơ thể nữa.
Có một số cách chế biến món ăn bài thuốc cho người mắc căn bệnh này.
- Nguyên liệu gồm: 1 quả cà chua lớn, 250 gr bí đao. Cách làm: cà chua rửa sạch, thái lát;
bí đao rửa sạch, thái lát nhỏ; hai thứ cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu chín thêm gia vị
thì hoàn tất. Dùng 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 1 chén, hoặc dùng làm món phụ.
- 100 gr đậu phụ, 150 gr rau kim châm (khô). Cách làm: đậu phụ rửa sạch, thái lát; rau kim
châm rửa sạch, trụng qua nước sôi. Tất cả nguyên liệu cùng cho vào nồi, thêm nước vừa

đủ, đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh chín, nêm nếm gia vị thì hoàn tất.
- 1 quả cà tím, 1 củ tỏi, thêm ít ngò rí. Cách làm: cà tím rửa sạch, thái cọng dài, cho vào lò
hấp chín, lấy ra để nguội. Ngò rí rửa sạch, thái nhuyễn, tỏi băm nhuyễn. Dùng nước mắm,
giấm gạo, ngò rí, tỏi băm, muối, bột nêm, dầu mè trộn làm xốt, rưới lên cà tím, trộn đều thì
hoàn tất.
- 200 gr tàu hũ ky, 100 gr thịt gà, gừng tươi vài lát, 10 gr hành, 100 gr củ mài, bột tiêu,
nước tương, muối, bột nêm, bột năng với mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: thịt gà thái lát, ướp
gia vị trong 10 phút. Tàu hũ ky ngâm nước cắt nhỏ, vớt lên đĩa sử dụng sau; củ mài lột vỏ,
thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo, phi thơm gừng, hành, thêm thịt gà đảo đều, thêm củ mài
lát, tàu hũ ky đảo sơ, vật liệu nêm, làm xốt, múc lên đĩa. Có thể dùng cho người gầy ốm,
mỏi mệt mất sức, ăn kém, tiểu ít.
- 150 gr nấm rơm tươi, 400 gr đậu phụ, 1 tép tỏi, hành hoa, gừng lát, muối, dầu mè, bột
nêm, mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: nấm rơm tươi thái hạt lựu, đậu phụ trụng qua nước sôi
thái lát mỏng. Cho dầu vào chảo đợi nóng, phi thơm tỏi, gừng băm, thêm nấm rơm xào sơ,
thêm nước. Chờ khi sôi thêm đậu phụ lát, nêm gia vị, đun sôi lại, rắc hành hoa, rưới dầu
mè thì hoàn tất. Dùng cho các chứng chán ăn, ngực bụng đầy tức do bệnh gút gây ra.
- 250 gr khoai tây, 150 gr phổ tai, gừng cắt sợi. Cách làm: khoai tây rửa sạch gọt vỏ, thái
sợi, đun sơ. Phổ tai ngâm nước, rửa sạch, thái sợi, trụng qua nước sôi. Gừng sợi, dầu mè,
muối cùng phổ tai sợi, khoai tây sợi trộn đều thì hoàn tất.
- 300 gr bí đao, 200 gr cải thảo, 30 gr cà rốt, gừng, hành mỗi thứ vừa đủ. Cách làm: bí đao
gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch cắt lát vuông, cải thảo rửa sạch, cắt đoạn, cà rốt thái lát nhỏ, gừng
thái lát mỏng, hành thái đoạn. Bắc chảo lên bếp, cho dầu đợi nóng, thêm hành hoa, cà rốt
xào sơ, thêm tiếp hành đoạn, gừng lát, cải thảo, bí đao, đảo vài dạo, thêm nước dùng, đun
sôi khoảng 10 phút, nêm muối, nước tương, bột nêm, hoàn tất.
- 1 quả lê to, 1 nắm rau diếp cá to, đường trắng vừa đủ. Cách làm: lê rửa sạch, để cả vỏ thái
nhuyễn, bỏ hột, rau diếp cá dùng 800 ml nước ngâm rồi nấu bằng lửa to đến sôi, chuyển
lửa nhỏ ninh nửa giờ, bỏ bã lấy nước cốt, gạn lọc lấy nước thuốc nửa lít. Lê cho vào nước
thuốc, thêm đường trắng vừa đủ, đun sôi lại bằng lửa nhỏ, chờ khi lê chín thì hoàn tất.
Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén, hoặc dùng làm món phụ. Công dụng thanh nhiệt lợi thấp,
lương huyết giải độc, hỗ trợ điều trị sỏi đường niệu do bệnh gút gây ra.

- 5 quả củ năng, 2 trứng gà. Cách làm: củ năng rửa sạch, thái lát mỏng; trứng gà đập và
11


khuấy tan trong chén, thêm vào củ năng, hấp cách thủy cho chín.
- Dùng 250 gr mướp rửa sạch, gọt vỏ, thái lát. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, cho mướp vào
xào đến gần chín, thêm tỏi, gừng sợi gia vị thì hoàn tất.
- Ngêi Tµy ch÷a Gout : Cách chế biến: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không
cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát (bát ăn cơm) thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ
ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp
ngoài da: Hành ta (3 củ), lá Ngải (một nắm), nước Gừng tươi. Giã đắp vào chỗ đau.( Mỗi
ngày thay một lần). Có thể uống kết hợp rượu ngâm cây mật gấu vào buổi tối ( mỗi ngày
một ly nhỏ).
Cá rô đồng hỗ trợ điều trị bệnh gút cực công hiệu
Bài 1 - Cá rô đồng 2 - 3 con làm sạch, lá lốt 30g rửa sạch, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2
lát, gia vị vừa đủ. Cho tất cả vào nồi thêm nước xâm xấp, đun lửa nhỏ om đến khi nhừ. Ăn
thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Bài 2 - Cá rô đồng 3 - 5 con, đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g.Cá rô luộc chín, gỡ lấy thịt, phi
dầu hành và gia vị cho thơm. Gạo vo sạch nấu thành cháo, sau đó cho cá và gia vị vừa đủ,
ăn nóng. Món cháo này rất tốt cho các trường hợp trẻ em nóng nhiệt chậm lớn.
Bài 3: Cá rô đồng 3 - 5 con, rau má 150g. Cá rô nướng gỡ lọc lấy thịt, xương cá giã
nhuyễn lọc để lấy nước vừa đủ. Rau má rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi nước cá, cho rau má
vào, thêm vài lát gừng và gia vị làm canh ăn. Món này có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho có
đờm vàng do phế nhiệt.
Bài 4: Cá rô 200g, rau nhút 200g. Cá làm sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp gia vị. Phần
xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung với nước luộc cá. Rau nhút 300g, bỏ rễ và
lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc. Nấu nước cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi
lại thì cho rau nhút vào, nêm gia vị, canh sôi lại là được. Ăn nóng trong bữa cơm. Món
canh này có tác dụng bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, nhuận trường, an thần. Rất tốt cho người ăn
ngủ kém, suy nhược thần kinh, táo bón…


♣♣♣♣♣
HuyÕt ¸p thÊp
HAT mà ăn kém, cơ nhẽo, hai tay thường lạnh, đại tiện lỏng do tỳ phế khí hư thì
dùng bài thuốc:
Bài 1 (bao tử heo hầm hạt sen) : Bao tử heo làm sạch 50g, hạt sen 50g, ý dĩ 50g, sinh
khương 3 lát hầm ăn tuần vài lần.
Bài 2 (cá rô kho lá lốt) : Cá rô từ 1 - 2 con khoảng 100g, lá lốt 20g thêm gia vị kho nhừ ăn.
Bài 3 (giá đậu xào cật heo) : Giá đậu 100g, cật heo 50g, thêm hành tiêu xào ăn.
Bài 4 (chim cút hầm nhân sâm) : Chim cút 1 con, nhân sâm 20g, hoàng kỳ 20g tiềm ăn.
Bài 5 (bài chim bồ câu tiềm bài bát trân) : Nhân sâm, bạch truật, phục thần, phục linh,
hoàng kỳ, đương quy mỗi vị 10 - 12g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, chim bồ câu 1 con tiềm
ăn, hoặc sắc uống. Ngoài ra, tăng cường ăn các món chế biến chủ yếu như thịt hoặc cật dê,
12


heo, gà, chim, cà rốt, khoai mài, bí đỏ, hành, hẹ, kiệu, giá đậu, lá mơ lông, rau mùi, ngò
gai, gia vị tiêu, gừng, hành, nghệ, riềng là vị ôn, bổ tỳ khí, ăn đều tốt.
Nếu HAT hay hồi hộp, ngủ mê, ăn kém, ngại hoạt động do tâm tỳ khí hư thì dùng:
Bài 1 (chè hạt sen) : Hạt sen 50g, long nhãn 20g, đường cát nấu chè ăn tuần vài lần.
Bài 2: Hạt sen, táo đỏ đều 30g, gừng tươi 6 lát hầm ăn cả cái lẫn nước.
Bài 3 (hoa lý xào tim heo) : Hoa lý 100g, tim heo 50g gia vị vừa đủ xào ăn. Ngoài ra, tăng
cường ăn các món có chế biến tim hoặc thịt heo, bò, dê, hạt sen, hoa lý, rau đắng, bông bí,
bí đỏ, trái cây, dâu, táo, nhãn, na là vị bổ tâm tỳ, dễ ngủ đều tốt.
Nếu HAT lưng gối yếu mỏi, chân không ấm, ù tai, tiểu không tự chủ, sinh lý
yếu do thận khí hư:
Bài 1 (cật heo tiềm đỗ trọng) : Cật heo 1 cái làm sạch, đỗ trọng 50g, cẩu kỷ 30g, gừng
nướng gần cháy 10g, gia vị tiềm ăn tuần vài lần.
Bài 2 (thịt dê tiềm) : Thịt dê 50g, cà rốt 50g, có thể thêm cẩu kỷ 30, hoàng kỳ 30g, nhục
quế 6g, gia vị gừng hành tiềm ăn.

Bài 3 (cật heo xào hẹ) : Cật heo làm sạch thái lát 50g, bông hẹ 50g xào ăn. Ngoài ra, tăng
cường ăn các món chế biến từ cật hoặc thịt dê, chó, chim sẻ, chim cút
1. 250gr thịt bò tươi, rửa sạch băm nhỏ, thêm gừng, hành, muối hạt tiêu bột. Ướp một lúc
rồi cho tất cả vào hầm thành canh, hiệu quả rõ rệt trong việc tăng huyết áp.
2. 100gr thịt bò tươi rửa sạch thái thành miếng nhỏ, thêm nước và các loại gia vị vào nấu
chín, cho thêm 200gr gạo cánh, thêm nước nấu thành cháo, đợi thịt nhừ, cháo chín là có
thể ăn được, nên ăn nóng vào sáng và tối, có tác dụng bổ hư cường thể.
3. 15gr nhân sâm (hoặc 50gr – 100gr đẳng sâm), 250gr thịt heo nạc, băm nhỏ, cho vào xào
qua rồi nấu thành canh, có tác dụng ích khí dưỡng huyết, tăng huyết áp.
4. 50-100gr đương quy, 30gr rễ gừng tươi, 500gr thịt dê, rửa sạch thái thành miếng, dùng
đương quy, gừng tươi hầm cùng thịt dê, cho gia vị vừa vặn là có thể dùng. Có tác dụng bổ
huyết, cường tráng cơ thể.
5. 30gr cẩu kỷ tử, 100gr gạo nếp, nấu thành cháo, ăn làm nhiều lần.
6. 100gr gạo cánh, 30gr long nhãn, cho tất cả vào nấu thành cháo, cho thêm đường đỏ vào
rồi ăn.
7. 100gr gân chân (heo, bò), 200gr thịt ức gà, rượu vang, muối, bột ngọt lượng thích hợp,
lòng trắng trứng 2 quả. Thịt gà băm nhỏ, thêm chút rượu, muối, bột ngọt vào. Cho dầu vào
xào gân rồi hầm nhừ, cho tiếp thịt gà vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
8. 250gr thịt bụng heo đã luộc chín, cẩu ký, đẳng sâm, sơn dược, vải khô mỗi thứ 15gr,
long nhãn, đại táo mỗi thứ 20gr. Lấy thịt bụng heo thái thành miếng nhỏ, cho tất cả nguyên
liệu trên một tô sứ, cho thêm hồ tiêu trắng, đường phèn, muối, dầu, hấp cách thủy nửa giờ,
thêm 50gr lòng trắng trứng vào hấp đến chín là được.
13


9. 100gr hải sâm rửa sạch, 10 quả trứng chim cút luộc chín bóc bỏ vỏ, cho vào nồi cùng
hải sâm hầm kỹ, thêm chút muối tinh, dầu ăn, đường trắng vào đun thêm một chút.
10. 1 con lươn, 100gr thịt lợn nạc, 50gr hoàng kỳ. Đem lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt
thành khúc, cho 2 vị trên vào cùng hầm kỹ, bỏ bã hoàng kỳ đi, ăn cái, uống nước. Có thể
trị khí huyết hư nhược dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đoản khí, hoa mắt chóng mặt…

11. 2 quả trứng gà, 15gr cẩu kỷ, 10 trái táo đỏ. Trước tiên lấy cẩu kỷ, táo, cho vào nước
lạnh đun khoảng nửa giờ, cho trứng đã đánh tan đều vào đun cho đến chín, mỗi ngày ăn 2
lần, có tác dụng điều bổ khí huyết, tăng cường thể chất.
12. 1 con bồ câu trắng, bắc kỳ, đẳng sâm mỗi thứ 30gr, hoài sơn dược 50gr, 10 trái táo đỏ,
tất cả cùng nấu thành canh. Có tác dụng bổ trung ích khí, trị chứng đau đầu, đoản khí, tâm.

♣♣♣♣♣
hay quªn ë ngêi cao tuæi
Dưới đây xin được giới thiệu một số món ăn có thể giúp chữa chứng hay quên, hồi phục
trí nhớ:
1. Óc lợn: Sách thuốc cổ viết: "Trư não bổ cốt tủy, ích hư lao, trị thần kinh suy nhược".
Bởi vậy, việc dùng óc lợn cho người mắc chứng hay quên do suy nhược thần kinh là
rất thích hợp. Có thể lấy óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30g và kỷ tử hấp chín rồi ăn. Đây cũng là
một ví dụ minh họa cho thuyết của Đông y: "dĩ tạng bổ tạng" (dùng tạng phủ bổ tạng phủ).
2. Trứng chim bồ câu: Có công dụng bổ thận tinh dùng rất tốt cho người suy giảm trí nhớ
do thận hư kèm theo chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi. Có thể dùng trứng chim bồ câu 5 quả,
long nhãn 15g, kỷ tử 15g, đường phèn 25g, trộn đều hấp chín, ăn mỗi ngày 1-2 lần.
3. Trứng chim cút: Có giá trị dinh dưỡng cao, giàu lecithin, một chất rất cần thiết cho cấu
trúc và hoạt động của não bộ. Dùng liên tục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh
thành kem trứng.
4. Quả dâu chín: Đông y gọi là tang thầm, sách Điền nam bản thảo viết: "Tang thầm ích
thận tạng nhi cố tinh". Ngoài ra, quả dâu chín còn có tác dụng bổ huyết, an thần và dưỡng
não. Dùng dưới dạng trà hoặc sirô dâu.
5. Long nhãn: Có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết và kiện não dùng rất tốt cho người
mắc chứng hay quên do tâm tỳ hư nhược, khí huyết suy giảm. Có thể dùng long nhãn
500g, đường trắng 500g, nấu cách thủy thành dạng cao, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10-15g
hoặc long nhãn 15g, đại táo vài quả, gạo tẻ 100g nấu thành cháo ăn hằng ngày.

14



6. Bá tử nhân: Có công dụng ích tỳ vị, dưỡng tâm khí, ích trí và an thần rất tốt cho người
trí nhớ suy giảm do lao dục quá độ, tâm huyết hao tổn. Có thể dùng dưới dạng trà bá tử
nhân.
7. Hạt sen: Theo Thần nông bản thảo kinh, hạt sen thuộc loại thượng phẩm, có công dụng
ích tỳ vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực, trừ bách bệnh. Có thể dùng dưới dạng cháo hạt sen
hoặc trà hạt sen. Để làm trà, dân gian hay lấy hạt sen đập vụn hãm với nước sôi uống, có
thể cho thêm một vài quả đại táo hoặc một chút đường phèn.
8. Hà thủ ô: Có công dụng bổ thận dưỡng huyết, cường thận ích trí. Được dùng dưới dạng
trà phiến hoặc trà bột hà thủ ô, mỗi ngày 15-20g.
9. Đại táo: Có công dụng bổ khí huyết, kiện tỳ vị, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay
quên do khí huyết suy nhược. Đại táo rất giàu các sinh tố và nguyên tố vi lượng, bởi vậy
được gọi là một loại thuốc "hoàn" vi sinh tố thiên nhiên. Được dùng dưới dạng sắc lấy
nước uống thay trà.
10. Nhân sâm: Có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, rất có lợi cho việc nâng
cao năng lực hoạt động của não bộ. Dùng dưới dạng trà tan hoặc trà phiến, mỗi ngày 3-5g.
11. Nấm linh chi: Có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, kiện não ích trí.
Mỗi ngày dung 5g sắc uống thay trà hoặc tán thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1,5g
với nước ấm.
12. Đông trùng hạ thảo: Có công dụng kiện não ích trí, bổ hư rất tốt, đặc biệt với người
mắc chứng hay quên do phế thận âm hư. Thường dùng 4-5 cái hầm với gà con từ 400-500g,
ăn một vài lần trong một tuần.
13. Mật ong: Có công dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Trong thành phần, ngoài các
chất đường, đạm còn chứa rất nhiều loại sinh tố và nguyên tố vi lượng có ích cho hoạt
động của hệ thần kinh trung ương. Mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần từ 1-2 thìa canh.
14. Kỷ tử: Có công dụng bổ thận, kiện não. Cách dùng: kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, hấp cách
thủy ăn hoặc kỷ tử 20g, đại táo 6 quả, trứng gà 2 quả (luộc chín, bóc bỏ vỏ) hầm kỹ rồi ăn
trứng uống nước, dùng hằng ngày hoặc cách nhật.
15. Mỡ bìm bịp: Có công dụng bổ thận ích tinh, kiện não rất tốt. Dùng mỡ bìm bịp 15g
chưng với tổ yến hoặc mộc nhĩ trắng ăn hằng ngày.

Trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi
ngày 2 lần...Để giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, giúp trí não minh mẫn ngoài
luyện tập thể dục phải có một chế độ làm việc, ngủ nghỉ thích hợp.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc thường dùng bồi bổ trí não:
Bài 1: Chữa chứng hay quên: Trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường
phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần, một liệu trình dùng 5-7 ngày. Trứng chim bồ
câu, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường được dùng làm thức ăn
15


cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi...
do tâm thận hư yếu.
Bài 2: Bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần: long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu
thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 -15ml. Theo y học cổ truyền long nhãn có
vị ngọt, tính ấm, có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí.
Bài 3: Giúp tăng cường trí nhớ: Lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn; hoặc
lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả,
trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là
được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần. Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có công dụng tư
bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng.
Bài 4: Chủ trị ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, tâm phiền mất ngủ: Lấy 20g
hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7
quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho
thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng
giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường
ruột. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược.
Bài 5: Trị tinh thần bất an, mất ngủ, khó ngủ, trí nhớ giảm, hay quên, cơ thể suy nhược.
Đan sâm, đảng sâm, huyền sâm, viễn chí, cát cánh , bạch linh, mỗi vị 20g, hắc táo nhân,
bá tử nhân, ngũ vị tử, mạch môn, thiên môn, đương quy, mỗi vị 40g, sinh địa 160g, dùng
dưới dạng thuốc hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g, mỗi liệu trình từ 5 - 7 ngày.

Tuy nhiên, muốn áp dụng các bài thuốc trên phải đến thầy thuốc để bắt mạch cho phù hợp,
ngoài ra bài thuốc hỗ trợ sức khỏe tâm thần tốt nhất cho mỗi người chúng ta, không cái
gì khác, tốt hơn là chính bản thân từng người, tự tìm thấy trong cuộc sống của mình; đó là
niềm tin yêu vào cuộc sống, tránh những stress về tâm lý và không quên tập luyện thể dục,
thể thao hàng ngày.

♣♣♣♣♣
H«I n¸ch
1. Phèn chua: Ngoài công dụng chữa bệnh cao huyết áp, ho ra máu, sốt rét, viêm tai giữa
mãn tính… nhiều người còn sử dụng phèn chua như một loại thuốc đặc trị hôi nách. Theo
Đông y, phèn chua được gọi là bạch phàn là chất có màu trắng, vị chua chát được hình
thành do quá trình nướng mà ra (phàn có nghĩa là nướng). Trong kỹ thuật, phèn chua thuộc
loại phèn nhôm có thành phần chính là nhôm sunfat Al2(SO4)3. Phèn chua (alumen) tính
hàn, có công hiệu giải độc, sát trùng, làm hết ngứa, trừ nấm, khử mùi…
2. Gừng: Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh những kinh nghiệm dân gian của
các nước Châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc. Gừng được biết đến với nhiều tên gọi
như: sinh khương, can khương, bào khương… Nhưng có lẽ công dụng được nhiều người
quan tâm nhất trong thời điểm hiện nay là khả năng loại bỏ mùi hôi khó chịu trên cơ thể. .
Chính các chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình tiết mồ hôi, giúp vùng da nách của
16


bạn luôn khô thoáng và không bay mùi khó chịu.
3. Lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, khi tắm chà xát vào nách, làm liên tục trong
vòng một tháng là loại bỏ được mùi hôi.
4. Chanh: Chanh là loại quả có mặt ở khắp mọi nơi. Nó không chỉ dùng làm nước uống
trị cảm nắng, hay loại bỏ da dầu ở phụ nữ mà nó còn có tác dụng ngăn chặn và triệt tiêu
mùi hôi khó chịu trên cơ thể nhờ chứa nhiều chất axit có tác dụng khử trùng và trị hôi
nách.
5. Lá khổ qua : Khổ qua (miền Bắc gọi là mướp đắng) được biết đến như một món ăn

ngon với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như làm mát, thanh lọc, bổ phế, thận… Trong
y học, khổ qua được xem như một vị thuốc trị bách bệnh như: ngăn ngừa ung thư, phòng
chống nghẽn động mạch, giảm lượng đường trong máu, giảm cân, ổn định đường huyết… ,
nó còn có một công dụng chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ, đó là lá của khổ qua có thể trị
hôi nách và loại bỏ mùi hôi trên cơ thể.

♣♣♣♣♣
lao phæi
Về mặt điều trị, y học cổ truyền vận dụng toàn diện các biện pháp dùng thuốc và
không dùng thuốc nhằm mục đích nâng cao sức đề kháng và trừ bỏ tác nhân gây bệnh,
trong đó phải kể đến một phương pháp rất độc đáo là sử dụng các món ăn - bài thuốc tùy
theo từng thể bệnh.
1. Với thể phế âm hư tổn: Triệu chứng: Ho khan ít đờm hoặc trong đờm có dính máu,
tức ngực, cảm giác nóng sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, hai gò má đỏ, họng khô miệng khát.
Bài 1: Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 20g, đường phèn 20g, trứng chim bồ câu 2 quả. Ngân nhĩ
ngâm nước 20 phút rồi rửa sạch, thái vụn, nấu chín với 1 bát nước, cho đường phèn vào
tiếp tục đun nhỏ lửa đến nhừ. Trứng chim đập bỏ vỏ, chưng nhỏ lửa trong 3 phút rồi nấu
cùng ngân nhĩ đến sôi là được. Mỗi ngày ăn 1-2 lần.
Bài 2: Sa sâm 15g, ngọc trúc 15g, tim và phổi lợn mỗi thứ 1 cái, hành củ 25g, muối 3g.
Tim và phổi rửa sạch, thái miếng nấu cùng sa sâm, ngọc trúc, hành với lượng nước vừa đủ.
Đầu tiên, đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa đun tiếp 1 giờ rưỡi là được. Khi ăn cho thêm
muối và gia vị, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát.
Bài 3: Thạch hộc 12g, bạch linh 12g, sa sâm 12g, xương sống lợn 500g, rau chân vịt 100g,
gừng tươi 5g, hành hoa 3g, muối và gia vị vừa đủ. Xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ đem nấu
cùng gừng tươi trong 2 lít nước, khi sôi vớt bỏ váng mỡ, sau 30 phút cho thạch hộc, bạch
linh, sa sâm và nấu cùng trong 20 phút, cho tiếp rau chân vịt, muối và gia vị vào đun sôi
một lát là được, ăn nóng.
17



Bài 4: Huyền sâm 4,5g, mạch môn 4,5g, cát cánh 3g, cam thảo sống 1,5g. Tất cả nghiền
vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
2. Với thể âm hư hỏa vượng: Triệu chứng: Nóng trong xương, sốt về chiều, ra mồ hôi
trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, ngực nóng và buồn bực khó chịu, ngủ ít hay mê, ho
thúng thắng ít đờm, đờm vàng dính hoặc ho ra máu lượng ít sắc đỏ tươi, ngực đau trướng,
nam giới có thể mộng tinh.
Bài 1: Trứng gà 2 quả, mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) 15g, sa sâm 25g, đường trắng vừa đủ. Sắc
kỹ mộc nhĩ và sa sâm lấy nước cốt, đập trứng vào đun chín, chế thêm đường, ăn trong
ngày.
Bài 2: Ba ba 1 con, rượu vang lượng vừa đủ. Làm thịt ba ba lấy máu hòa với rượu đã đun
nóng uống mỗi ngày 1 lần.
Bài 3: Bách hợp 60g, nước mía ép 20ml, nước ép củ cải. Bách hợp nấu nhừ rồi hòa với
nước mía và nước ép củ cải, uống trong ngày.
Bài 4: Sinh địa tươi 500g, rửa sạch, ép lấy nước, đun sôi rồi đựng trong lọ thủy tinh, bảo
quản trong tủ lạnh, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml.
3. Với thể khí âm đều hư : Triệu chứng: Ho nhiều, khái huyết, sốt về chiều, gò má đỏ, tự
ra mồ hôi và mồ hôi trộm, mệt mỏi nhiều, khó thở, ăn kém, sắc mặt nhợt nhạt.
Bài 1: Ngó sen 120g, bạch linh 12g, hoài sơn 12g, bách hợp 10g, đại táo 10 quả. Ngó sen
rửa sạch thái ngắn đem nấu với các vị thuốc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Nước ngó
sen, bách hợp, đại táo thích hợp với người bệnh lao phổi thể khí âm đều hư.
Bài 2: Hoài sơn sống 60g, ý dĩ sống 60g, hồng khô 30g. Ý dĩ nấu chín rồi cho hoài sơn,
hồng khô thái vụn và nấu tiếp thành cháo, ăn trong ngày.
Bài 3: Địa hoàng tươi 5.000g, mật ong, gạo tẻ, bơ thực vật lượng vừa đủ. Trước tiên, đem
địa hoàng rửa sạch ép lấy nước, mỗi 500ml hòa thêm 120ml mật ong rồi cô thành cao đặc,
đựng trong lọ kín dùng dần. Hằng ngày lấy 50g gạo tẻ nấu thành cháo, khi được hòa với
10ml cao địa hoàng cho thêm một chút bơ thực vật, ăn trong ngày khi đói bụng.
4. Với thể âm dương lưỡng hư: Triệu chứng: Ho ra máu, nóng trong xương, tự ra mồ hôi
và mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương, sắc mặt ám tối, hình thể tiều tụy, sợ gió, sợ lạnh, khó
thở nhiều, mặt nặng, chân phù, ăn rất kém, đại tiện lỏng loãng.
Bài 1: Đông trùng hạ thảo 8g, chim cút 8 con, gừng tươi 10g, hành 10g, nước luộc gà

300ml, muối và gia vị vừa đủ. Chim cút bỏ lòng và nội tạng, gừng thái miếng, hành cắt
nhỏ. Cho vào bụng mỗi con chim 1g đông trùng hạ thảo rồi dùng chỉ buộc chặt, đem nấu
với hành, gừng trong nước luộc gà chừng 40 phút là được, chế đủ gia vị, ăn tùy thích.

18


Bài 2: Rùa 1 con nặng chừng 250g, đông trùng hạ thảo 30g, sa sâm 90g. Rùa cho vào chậu
nước ấm khoảng 400C để bài tiết hết nước tiểu rồi làm thịt, bỏ đầu, chân và nội tạng, đem
hầm nhừ với đông trùng hạ thảo và sa sâm, khi chín chế thêm gia vị, ăn nóng.
Trong nhiều thập kỷ qua, với các thuốc kháng sinh chống lao đặc hiệu, y học hiện đại đã
thu được những thành tựu to lớn trong công cuộc chinh phục bệnh lao. Tuy nhiên, nhiều
vấn đề như tình trạng kháng thuốc, phản ứng độc hại do sử dụng hóa chất dài ngày… vẫn
còn tồn tại. Bởi vậy, việc đi tìm và kết hợp với các biện pháp phòng chống lao từ vốn cổ,
trong đó có các món ăn - bài thuốc thiết nghĩ cũng rất cần thiết.

♣♣♣♣♣
MÊt ngñ
1. Lá vông nấu canh, tâm sen 8g. Cách dùng: đun uống
2. Phục thần 8g. táo nhân xao 12g, đan sâm 12g. đương qui 12g. Cách dùng: sắc uống.
3. Liên tâm 8g, sinh thảo quyết minh 20g. hoè hoa 12g. Cách dùng: sắc uống.
4. Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước
này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tinh dầu
có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
5. Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày,
trước khi đi ngủ 30phút. Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở
nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
6. Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn
rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi
ngủ 1 tiếng. Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần

kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh,
giảm trí nhớ…
7. Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay
nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.
8. Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh.
Có thể cho thêm một chút đường phèn. Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon,
dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
9. Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn
nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa. Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là
19


những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
10: Mắc cỡ (trinh nữ), Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng
an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu.
Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên
chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc
phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam
sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
11: Lạc tiên, còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida.
Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có
chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin,
passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành
một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.
12. Hoa nhài là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu
dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.
Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 3540 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng
rễ nhài hãm uống thay trà.
Hoặc, hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống
ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

13. Mất ngủ do làm việc quá sức hoặc suy nghĩ lo âu căng thẳng, kèm theo là biểu hiện
hay hốt hoảng, thấp thỏm lo âu, tim hồi hộp, hay quên, chân tay mỏi rũ, ăn uống kém, sắc
da không tươi nhuận, cả đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc thức, hay nằm mơ, dễ tỉnh
giấc.
Lấy củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20 g; lá dâu, long nhãn, áo nhân
(sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10 g; sắc uống mỗi ngày.
14. Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc,
nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng
khát, đêm ra mồ hôi trộm...
Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20 g; lạc
tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10 g; vỏ núc nác 6 g; sắc uống.
15. Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao
vớ vẩn: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40 g, sắc uống.
16. Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông
20


hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10 g; hương phụ 12
g, mộc hương 15 g, sắc uống.
Ngoài ra, dân gian cũng có nhiều vị thuốc chữa mất ngủ từ cây cỏ, chẳng hạn như lạc tiên
(chùm bao, nhãn lồng). Có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và ăn như rau; hoặc phối hợp với
lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống.
cháo
Bài 1: Long nhãn 30g, hạt sen 30g, đại táo 5 quả, gạo nếp 60g, đường trắng lượng vừa đủ.
Hạt sen bỏ tâm và vỏ, đại táo bỏ hạt, gạo nếp đãi sạch, tất cả đem nấu thành cháo, chế
thêm đường trắng, ăn trong ngày. Công dụng: ích tâm an thần, dùng cho người bị mất ngủ
kèm theo tình trạng mệt mỏi nhiều, hay có cảm giác khó thở, hồi hộp trống ngực, hay
quên, thiếu máu, đại tiện lỏng nát.
Trong bài, hai vị thuốc có tác dụng an thần là long nhãn và hạt sen. Long nhãn vị ngọt, tính
ấm, có công dụng bổ tâm dưỡng huyết, sinh tân nhuận táo. Hạt sen có tác dụng bổ tâm ích

trí, phối hợp với long nhãn có khả năng an thần bổ hư khá tốt.
Bài 2: Viễn chí10g, toan táo nhân sao thơm 10g, gạo tẻ 50g, tất cả đem ninh thành cháo,ăn
trong ngày. Công dụng: bổ can, dưỡng tâm, an thần. Trong bài, viễn trí vị cay đắng, tính
hơi ấm, có công dụng trừ đàm khai khiếu và an thần.
Các sách thuốc cổ như “Dược tính luận”, “Trấn nam bản thảo”,“Bản thảo tái tân”... đều
cho rằng: viễn chí có khả năng bổ dưỡng tâm huyết, làm dịu trạng thái căng thẳng, hoảng
hốt, cải thiện trí nhớ và an thần. Táo nhân vị ngọt, tính bình có công dụng bổ âm, dưỡng
tâm, an thần và cầm mồ hôi, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do âm hư có kèm
theo tình trạng vã mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm.
Bài 3: Bách hợp 10g, long nhãn 10g, a giao 6g, liênnhục 12g, hoài sơn 12g, mộc nhĩ trắng
6g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g,tiểu mạch 12g, đại táo 5 quả bỏ hạt. Tất cả đem ninh nhừ thành
cháo, ăn trong ngày. Công dụng: kiện tỳ hòa vị, dưỡng tâm an thần, dùng thích hợp cho
những người mất ngủ do suy nhược thần kinh kèm theo các triệu chứng hay hồi hộp, lo
lắng thái quá, giấc ngủ hay mê mộng, trí nhớ suy giảm. Nên dùng liên tục trong 1 tháng.
Bài 4: Tim lợn 1quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Tim lợn rửa sạch, thái miếng, đem nấu
với gạo thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: dưỡng tâm an
thần. Trong bài, tim lợn vị mặn ngọt, tính bình, có công dụng bổ tâm khí, an tâm thần,
thường được cổ nhân sử dụng để chế biến các món ăn có tác dụng điều trị các chứng hồi
hộp, mất ngủ, hay ngất, hoảng loạn, dễ đổ mồ hôi.
Sách “Chứng trị yếu quyết” khuyên đối với những trường hợp mất ngủ do tâm hư có kèm
theo tình trạng dễ đổ mồ hôi thì nên ăn nhiều cháo nấu tim lợn hoặc dùng tim lợn 1 quả,
rửa sạch máu đọng, lấy nhân sâm và đương quy mỗi thứ 2 lạng ta cho vào trong quả tim
rồi đem nấu chín rồi bỏ bà thuốc, ăn tim và uống nước cốt.
Bài 5: Dạ giao đằng 30g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 50g,đường trắng lượng vừa đủ. Sắc dạ giao
21


đằng lấy nước nấu với gạo và đại táo đã bỏ hạt thành cháo, chế thêm đường, ăn trong ngày.
Công dụng: dưỡng tâm an thần, thông lạc khứ phong.
Trong bài, dạ giao đằng,còn gọi là thủ ô đằng, vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm

an thần, khu phong trừ thấp, thường được dùng trong các trường hợp mất ngủ kèm theo
triệu chứng bồn chồn, lo lắng, nhiều mộng mị, nhiều mồ hôi, tay chân đau mỏi rã rời. Loại
cháo này ngoài công dụng dưỡng tâm an thần còn có công hiệu trong các trường hợp viêm
khớp, đau dây thần kinh...

♣♣♣♣♣
MÑo chòa bªnh d©n gian
Mẹo dân gian nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi cơ thể bất an: Cơ thể người là
một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ
chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc.
Dưới đây là những mẹo dân gian nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi cơ thể bất an.
1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè: Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác
mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên
nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại. Nếu bị bụi bay bào mắt
nhớ đừng dụi mắt mà hãy áp dụng mẹo.
2. Mắt nhắm không khít: Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng
hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần
dần nhắm khít.
3. Mũi nghẹt cứng: Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần
hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày
(huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được: Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào
đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
5. Bong gân, trật khớp cổ tay: Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái
vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác
cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm
chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).
6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân: Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng
mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận
động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu

mình và giúp người.
7. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút): Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái,
vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
22


8. Gai gót chân: Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi,
gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
9. Đầu gối đau nhức: Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối
(khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày: Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ
vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết. Cách lăn như sau: lăn từ
mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo
thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải
qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn
đấy!
11. Nhức đầu: - Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ,
chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ
cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
- Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
- Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
- Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
- Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
- Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
- Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
- Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
- Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
- Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
- Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
- Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.

12. Mất ngủ ; Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa
tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa
đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon.
Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y
hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và
tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu.
Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
23


13. Sình bụng (do ăn không tiêu): Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh
vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra
ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình
ngay!
14. Bí tiểu: Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài
phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ
cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo
Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các
cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự
biến rất nhanh!
15. Nấc cụt: Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh
mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ
sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm
bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới
đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26
và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông
nghẽn nghẹt).
- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ
10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!

- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng)
vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm
xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật: Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
24


19. Đau khớp háng: Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ
đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân: Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.

♣♣♣♣♣
Quai bÞ
1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu
chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.
2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường
quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.
3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn
trong ngày.
4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.
Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi
đắp và một món ăn bài thuốc.


♣♣♣♣♣
Rèi lo¹n bµi tiÕt må h«i
Trong y học cổ truyền, tình trạng rối loạn bài tiết mồ hôi thuộc phạm vi “hãn chứng”. Và
cũng theo Y học cổ truyền, việc trị liệu sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ của tình trạng rối
loạn bài tiết mồ hôi để lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc, các huyệt vị châm cứu nhằm xây
dựng phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, trên cơ sở quan điểm “y thực đồng trị”, người
xưa còn chú ý sử dụng các loại thực phẩm để phòng và chống chứng bệnh tuy không nguy
hiểm đến tính mạng nhưng nhiều khi tạo nên cảm giác hết sức khó chịu này. Dưới đây là
một số món ăn hỗ trợ chữa bệnh rối loạn bài tiết mồ hôi:
Gạo nếp: Có công dụng bổ trung ích khí, thích hợp với cả đạo hãn và tự hãn. Theo sách
Bản thảo cương mục, để trị chứng tự hãn, nên dùng gạo nếp phối hợp cùng tiểu mạch với
liều lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15g. Ngoài ra, rễ
cây lúa nếp cũng có tác dụng trị hãn chứng, thường dùng từ 30-60g phối hợp với đại táo 510 quả, sắc uống hàng ngày.
Ngao, sò: kinh nghiệm dân gian thường dùng ngao nấu canh với rau hẹ ăn hàng ngày để trị
chứng ra mồ hôi trộm thể âm hư do lao phổi. Sò có công dụng ích huyết tư thận, bổ âm
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×