Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ỨNG DỤNG của HORMONE TRONG đời SỐNG SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC

TIỂU LUẬN
ỨNG DỤNG CỦA HORMONE
TRONG ĐỜI SỐNG
Học phần: Sinh lý người và động vật

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Giang
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhi
Mã sinh viên: 16S3011026

Huế, tháng 5 năm 2019


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
I.

Lý do chọn đề tài......................................................................................................1

II. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................1
III. Giới hạn để tài...........................................................................................................1
IV. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................1
B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................................1
I.

Nội dung..................................................................................................................1

II. Phương pháp............................................................................................................1
C. KẾT QUẢ TIỂU LUẬN............................................................................................2


I.

Tổng quát về hormone.............................................................................................2
1. Khái niệm về hormone..........................................................................................2
2. Đặc điểm của hormone.........................................................................................2
3. Phân loại hormone................................................................................................2
4.

Bản chất hoá học các hormone.............................................................................4

II. Ứng dụng của hormone trong đời sống sinh học......................................................4
1. Hormone vùng dưới đồi........................................................................................4
2. Hormone thuỳ trước tuyến yên.............................................................................7
3. Các hormone thuỳ sau tuyến yên (Neurohyprophysis)........................................11
4. Hormone tuyến giáp............................................................................................12
5. Hormone tuyến cận giáp.....................................................................................14
6. Tuyến thượng thận..............................................................................................14
7. Tuyến tuỵ............................................................................................................15
8. Tinh hoàn và buồng trứng...................................................................................16
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................18
I.

Kết luận.................................................................................................................. 18

II. Kiến nghị................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................19


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

Hệ nội tiết trong cơ thể con người có chức năng cũng giống như chức năng của
hệ thần kinh đó là chức năng giao tiếp. Trong khi hệ thần kinh thực hiện quá trình
giao tiếp thông qua các nơron thần kinh và tín hiệu điện não, hệ nội tiết thực hiện
quá trình này thông qua nồng độ các hóa chất hay còn gọi là hormone. Các loại
hormone do hệ nội tiết sản sinh ra kiểm soát phần lớn các chức năng quan trọng
trong khắp cơ thể chúng ta, bao gồm: quá trình lớn lên, phát triển, quá trình
chuyển hoá và chức năng của các mô tế bào... Sự cân bằng của các hormon này
giúp cơ thể duy trì hoạt động bình thường. Các vùng sản sinh ra hormone bao gồm
các vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp và các cơ quan nội tạng khác như gan,
tuỵ, thận... mỗi cơ quan sản sinh ra một loại hormone khác nhau và không thể thay
thế chức năng của nhau. Vì vậy, hormone có vai trò rất quan trọng đến cơ thể con
người, nhờ thông qua tìm hiểu “Ứng dụng của hormone trong đời sống sinh học”
sẽ thấy được ý nghĩa thực tiễn và lợi ích thực tế của hormone đối vs đời sống con
người.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quát về hormone.
Ứng dụng của hormone.
III. Giới hạn để tài
Chỉ tìm hiểu về hormone của động vật và con người.
Ứng dụng liên quan đến động vật và con người.
IV. Ý nghĩa đề tài
Tìm hiểu tổng quát về hormone giúp tổng hợp kiến thức, hình thành kiến thức sơ
lược cho người đọc. Quan trọng hơn, ứng dụng của hormone giúp nâng cao chất
lượng đời sống của con người và sinh vật.
B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. Nội dung
Tổng quá về hormone
Ứng dụng của hormone
II. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp kế thừa và tham khảo những tài liệu đã có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
Phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.


C. KẾT QUẢ TIỂU LUẬN
I. Tổng quát về hormone
1. Khái niệm về hormone
Hormone là một chất hóa học được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào và chúng
tác động lên các tế bào trong các bộ phận khác nhau của sinh vật.
2. Đặc điểm của hormone
Hormone được bài tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng có tác dụng sinh học cao,
hormone đóng vai trò quan trọng trong xúc tác sinh học vả rất cần cho các hoạt
động cơ thể. Hormone được tiết với lượng ổn định theo cơ chế điều hoà ngược
(feedback mechanism), thiếu hoặc thừa hormone đều gây ra rối loạn, có khi còn
nguy hiểm cho co thể. Mỗi hormone tác dụng đặc hiệu lên những cơ quan nhất
định, những tế bào của cơ quan này đều có bộ phận tiếp nhận (receptor) đặc hiệu
với từng loại hormone.
3. Phân loại hormone
a. Hormone tại chỗ
Hormone tại chỗ là những hormone do một nhóm tế bào bài tiết vào
máu và có tác dụng tại chỗ đặc hiệu trên các tế bào gần nơi bài tiết. Một số
hormone tại chỗ như acetylcholine, secretin, cholecystokinin, histamine,
prostaglandin.
Ví dụ: Acetylcholine do đầu mút các thần kinh phó giao cảm hay thần
kinh xương tiết ra. Cholecystokinin tiết từ ruột non và được vận chuyển
vào túi mật làm co túi mật và đến tuyến tuỵ gây tăng tiết enzyme và
hormone khác. Secretin do tế bào thành ruột tá bài tiết vào máu, kích thích
tuyến tuỵ bài tiết dịch tuỵ. Histamin được bài tiết ở hầu hết các mô trong

cơ thể đặc biệt mô phổi, ruột. Histamin có tác dụng làm dãn mạch và tăng
tính thấm của mao mạch.
b. Hormone luân chuyển
Hormone luân chuyển là những hormone do tuyến nội tiết tiết ra và có
tác dụng sinh lý trên các tế bào ở các tổ chức xa nơi bài tiết. Một số
hormone có tác dụng lên hầu hết các tế bào của cơ thể như GH của tuyến
yên, hormone tuyến giáp. Một số hormone chỉ có tác dụng đặc hiệu trên
một số mô hoặc một cơ quan nào đó như ACTH, TSH, FSH, LH… của
tuyến yên. Những mô hoặc cơ quan chịu tác dụng của các hormone này
được gọi là mô đích hay cơ qua đích.
Ví dụ: Hormone Estrogen do buồng trứng bài tiểt theo mấy đi khắp cơ
thể động vật cái, nhưng chỉ có niêm mạc tử cung tiếp nhận do ở đó có chất
thụ cảm đặc hiệu với Estrogen.
Các hormone trong cơ thể thường có tác dụng qua lại với nhau, do hoạt
động của các tuyến nội tiết luôn được điều hoà, bài tiết một cách hài hoà
nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch trong cơ thể,…


Các hormone do các tuyến nội tiết bài tiết lại được phân thành hai loại
khác nhau:
- Một số hormone có tác dụng lên hầu hết các mô ở trong cơ thể như
hormone GH của tuyến yên, T3, T4 của tuyến giáp, cortisol của tuyến vỏ
thượng thận, insulin của tuyến tụy nội tiết…
- Một số hormone chỉ có tác dụng đặc hiệu lên một mô hoặc một cơ
quan nào đó như hormone ACTH, TSH, FSH, LH… của tuyến yên. Các mô
hoặc cơ quan chịu tác dụng đặc hiệu của những hormone này được gọi là
mô hoặc cơ quan đích.

Hình 1. Sơ đồ các tuyến trong cơ thể con người.



Các hormon của tuyến nội tiết chính của cơ thể là:
- Vùng dưới đồi: Bài tiết các hormon giải phóng và ức chế, hai hormon
khác được chứa ở thuỳ sau tuyến yên là ADH (vasopressin) và
oxytocin.
- Tuyến yên: Bài tiết GH, ACTH, TSH, FSH, LH, prolactin.
- Tuyến giáp: Bài tiết T3, T4, Calcitonin.
- Tuyến cận giáp: Bài tiết parathormon (PTH).
- Tuyến tuỵ nội tiết: Bài tiết insulin, glucagon.
- Tuyến vỏ thượng thận: Bài tiết cortisol, aldosteron.
- Tuyến tuỷ thượng thận: Bài tiết adrenalin, noradrenalin.
- Tuyến buồng trứng: Bài tiết estrogen, progesteron.
- Tuyến tinh hoàn: Bài tiết testosteron, inhibin.
- Rau thai: Bài tiết hCG, estrogen, progesteron, HCS, relaxin.
4. Bản chất hoá học các hormone
Trong cơ thể động vật và người, một số hormone được tiết ra đã ở dạng hoàn
chỉnh về cấu trúc hoá học và đã có hoạt tính. Một số được tiết ra còn ở các giai
đoạn tiền hormone và phải trải qua quá trình hoạt hoá để trở thành dạng hoạt động.
Ví dụ: Preproinsulin  proinsulin  insulin. Các hormone đa dạng về cấu trúc
hoá học và có nguồn gốc khác nhau. Dựa vào bản chất của chúng, người ta chia ra
hai nhóm:
 Hormone steroide: các hormone này có bản chất lipid, như hormone
của phần vỏ tuyến thượng thận (cortison), tinh hoàn (testosterone),
buồng trứng (estrogen)… thường các hormone này đều tan được trong
lipid.
 Các hormone có bản chất protein: trong nhóm này, theo mức dộ cấu
trúc được chia thành: hormone là các acid amin như adrenalin,
noradrenalin của phần tuỷ thượng thận và các sợi thần kinh giao cảm
tiết ra; hormone là các chuỗi peptide ngắn như oxytocin, vasopressin;
hormone là một protein, ví dụ hormone sinh trưởng (GH) của tuyến

yên, có trọng lượng phân tử lớn, thay đổi tuỳ loài. Các hormone này
tan được trong nước.
II. Ứng dụng của hormone trong đời sống sinh học.
1. Hormone vùng dưới đồi.
Vùng dưới đồi tiết ra nhiều hormone quan trọng thuộc hai nhóm là RH (có
tác dụng kích thích) và IH (có tác dụng kìm hãm hoạt động của tuyến yên).


Hình 2. Sơ đồ điều hoà bài tiết hormone vùng dưới đồi.
a. Các hormone vùng dưới đồi
- Hormone GHRH (Growth hormone-releasing hormone).
- Hormone GHIH (Growth hormone inhibiting hormone).
- Hormone TRH (Thyroid – releasing hormone).
- Hormone CRH (Corticotropin – releasing hormone).
- Hormone GnRH (Gonadotropin – releasing hormone).
- Hormone PRH (Prolactin – releasing hormone).
- Hormone PIH (Prolactin – inhibiting hormone).
- Hormone ADH (Antidiuretic hormone).
- Hormone Oxytocin.
b. Vai trò


Vùng dưới đồi là một tổ chức thần kinh, về mặt giải phẫu, nó liên quan chặt
chẽ với các phần khác của hệ thần kinh và đặc biệt có mối liên hệ mật thiết với
tuyến yên, một tuyến nội tiết rất quan trọng. Vì vậy, vùng dưới đồi đóng vai trò
như cầu nối trung gian giữa hai hệ thống thần kinh và nội tiết đê thống nhất
chúng thành một hệ thống điều hoà chung đối với cơ thể. Vùng dưới đồi tiết ra
một số hormone để kích thích các hormone của tuyến yên hoạt động.

Hình 3. Sơ đồ mối quan hệ giữa thuỳ sau tuyến yên và vùng dưới đồi


2. Hormone thuỳ trước tuyến yên


a. Các hormone thuỳ trước tuyến yên
- Hormone sinh trưởng (GH hay STH – Somato Trophin
Hormone)
- Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
- Hormone kích thích tuyến thượng thận (ACTH)
- Hormone kích thích phát triển nang trứng (FSH)
- Hormone kích thích phát triển thể vàng (LH)
- Hormone tạo sữa (Prolactin)
- Hormone tạo sắc tố da (MSH – Melanocytes Stimulating
Hormone)
b. Ứng dụng
- Hormone kích thích tuyến giáp (TSH): TSH là một
glycoprotein có trọng lượng phân tử 28 000 dalton do thuỳ trước tuyến
yên trước được tiết ra dưới sự kiểm soát của một hormone của vùng
dưới đồi (TRH). Khi nồng độ hormone trong dòng tuần hoàn giảm
xuống hay khi cơ thể phải đương đầu với tình trạng stress thực thể hay
tâm thần vùng dưới đồi bị kích thích để giải phóng ra hormone gây ra
giải phóng hormon hướng tuyến giáp (TRH). TRH sẽ kích thích thùy
trước tuyến yên sản xuất hormon kích thích tuyến giáp (TSH). Sau đó
TSH kích thích sản xuất và giải phóng Triiodothyroxine (T3) và
Thyroxin (T4). TSH là một xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán và
theo dõi bệnh lý tuyến giáp đặc biệt trong bệnh Basedow.

Hình 4. Xét nghiệm TSH.
Xét nghiệm TSH rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh lý rối loạn
chức năng tuyến giáp và nguồn gốc gây ra rối loạn này. Còn là phương

tiện giúp dự báo bệnh sẽ ổn định hay tái phát sau khi điều trị. Nếu TSH


vẫn ở mức thấp kéo dài chứng tỏ bệnh không có đáp ứng tốt và sẽ dễ tái
phát nếu ngưng thuốc. Khi lâm sàng nghi ngờ có tình trạng rối loạn
chức năng giáp, xét nghiệm định lượng nồng độ TSH là chỉ định đầu
tiên
- Hormone kích thích tuyến thượng thận (ACTH): ACTH là tên
viết tắt của hormone kích vỏ thượng thận (adrenocorticotropic
hormone), còn gọi là corticotropin, là một hormone peptide gồm 39 acid
amin, do thùy trước tuyến yên tiết ra dưới tác dụng kích thích của
hormone giải phóng corticotrophin CRH (corticotropin releasing
hormone) của vùng dưới đồi (hypothalamus). ACTH kích thích vỏ
thượng thận bài tiết ra các glucocorticoid. Nồng độ các glucocorticoid
trong máu tăng lại ức chế sự bài tiết của CRH và ACTH theo cơ chế ức
chế ngược (negative feedback mechanism). Do đó, mức độ ACTH trong
máu được đo có thể giúp phát hiện, chẩn đoán và theo dõi các tình trạng
bệnh lý liên quan với sự tăng hoặc giảm cortisol của cơ thể. Những tình
trạng bệnh lý này bao gồm: bệnh Cushing, hội chứng Cushing, bệnh
Addison (suy thượng thận nguyên phát), suy thượng thận thứ phát (giảm
sản xuất cortisol do rối loạn chức năng tuyến yên), suy tuyến yên,…

Hình 5. Sơ đồ điều hoà bài tiết ACTH trong cơ thể
Nhờ xét nghiệm định lượng ACTH máu, có thể phát hiện, chẩn đoán
và theo dõi các bệnh nhân có các triệu chứng liên quan với sự thừa


cortisol (gặp trong bệnh Cushing, hội chứng Cushing, hội chứng ACTH
lạc chỗ) như: béo phì (chủ yếu là béo phân thân của cơ thể), mặt tròn,
nhiều mụn trứng cá, da khô từng mảng, lông tóc phát triển, …, có thể

kèm theo huyết áp cao, natri cao, kali hạ, glucose máu cao. Hoặc là phát
hiện, chẩn đoán và theo dõi các bệnh nhân có các triệu chứng liên quan
với sự thiếu cortisol (gặp trong bệnh Addison, suy tuyến yên) như: yếu
cơ, mệt mỏi, ăn kém ngon, sút cân, sạm da, rụng tóc, mất kinh, teo tinh
hoàn, vô sinh, …, có thể kèm theo huyết áp thấp, natri thấp, kali cao,
glucose máu thấp.
- Hormone kích thích phát triển nang trứng (FSH): FSH là một
glycoprotein. Ở nữ giới và động vật cái. FSH gây kích thích sự phát
triển của nang trứng và kích thích nang trứng tiết ra oestrogen, tác dụng
này cũng phối hợp với LH. Ở nam giới và động vật đực, kích thích sự
phát triển ống sinh tinh, tăng trọng lượng tinh hoàn, duy trì sự sinh tinh
trùng nhưng không kích thích làm tăng tiết hormone sinh dục đực. Do
vậy, người ta dựa vào các xét nghiệm để định lượng FSH, nhờ đó mà
kiểm tra khả năng mang thai của phụ nữ. Ngoài ra, FSH là hormone cần
thiết cho sự phát triển nang trứng, là yêu cầu trong thụ tinh ống nghiệm.

Hình 6. Gonal-F được chế tạo từ FSH.
Vì vậy, người ta tạo ra FSH trong phòng thí nghiệm và là loại
FSH ở con người. FSH này có thể được sử dụng với liều lượng nhỏ hơn


để gây rụng trứng hoặc kích thích buồng trứng. FSH là thuốc tiêm dưới
da, tiêm bằng kim tiêm. Đó là bởi nó là một loại protein, nếu uống, nó
sẽ bị tiêu hóa ngay trong dạ dày. Sử dụng FSH để gây rụng trứng để
mang thai tự nhiên, trái ngược với phương pháp IVF, có thể là khó khăn
vì nguy cơ quá kích thích nang nhiều và có đa thai. Đây là lý do tại sao
phản ứng của cơ thể được giám sát chặt chẽ với các xét nghiệm máu và
siêu âm.
- Kích thích phát triển thể vàng (LH): LH là một glycoprotein.
Ở nữ giới và động vật cái, LH cùng với FSH kích thích sự phát triển

nang trứng, thúc dẩy sự chin cả bao noãn de Graaff và làm rụng trứng.
LH còn có tác dụng duy trì thể vàng khi trứng được thụ tinh, làm tăng
tiết progesterone. Ở nam giới và động vật đực hormone này kích thích
sự phát triển ống sinh tinh, kích thích các tế bào Leydis phát triển làm
tăng tiết testosterone. LH là một hormone giúp đảm bảo an toàn cho hệ
thống sinh sản của bạn: Cụ thể là buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở
nam giới. Nội tiết tố này được sản xuất trong tuyến yên, có kích thước
bằng hạt đậu và nằm ngay sau mũi của bạn. Những lý do chính mà bạn
có thể làm xét nghiệm LH là kiểm tra vô sinh cho nữ giới hoặc nam
giới, kiểm tra vấn đề về tuyến yên.

Hình 7. Kích thích của FSH và LH.
Vai trò của hormone FSH và LH này làm cho trứng phát triển,
thành thục, chín và rụng. Bởi vậy, hai hormone này được sử dụng gây


động dục hàng loạt trong công nghiệp chăn nuôi. Điều này được các
nước phát triển ứng dụng vào trong quản lý đàn heo nái để giúp giảm
chi phí và công lao động, tăng hiệu quả, năng suất đàn nái.
3. Các hormone thuỳ sau tuyến yên (Neurohyprophysis)
a. Các hormone thuỳ sau tuyến yên
- Hormone chống bài niệu (ADH hay Vasopressin).
- Hormone oxytocin.
b. Ứng dụng
- Hormone chống bào niệu ADH (Antidiuretic Hormone), còn
có tên là Arginine Vasopressin (AVP) hay Vasopressin, là hormone
chống bài niệu của vùng dưới đồi. Nếu không có mặt ADH, các ống
thận hầu như mất tính thấm đối với nước dẫn đến giảm đột ngột khả
năng tái hấp thu nước của các ống thận làm cho lượng nước tiểu tăng
đột ngột. Khi có mặt ADH, tính thấm của các ống thận tăng làm cho

nước được tái hấp thu trở lại và lượng nước trong cơ thể tăng. Nhờ vậy,
khi tiêm một lượng rất nhỏ (2 millimicrogram) ADH đã có tác dụng
chống bài tiết nước tiểu ở thận, vì vậy nên được chế tạo thành thuốc
chống bài niệu.

Hình 8. Thuốc chống bài niệu làm từ hormone ADH.
- Hormone oxytocin có tác dụng gây co bóp tử cung và kích
thích sự xuống sữa. Oxytocin cũng làm co bớp cơ trơn tử cung gây hiện
tượng thúc để. Vì vậy nên được ứng dụng chế tạo thành thuốc trong
chăn nuôi giúp gia tăng năng suất sinh sản của gia súc, gia tăng lợi
nhuận cho người chăn nuôi. Thuốc được sử dụng trong trường hợp:
 Nái rặn đẻ yếu do tử cung mất trương lực, rút ngắn thời gian
đẻ.
 Phòng băng huyết do tử cung không hồi phục sau khi đẻ.
 Kích thích tiết sữa cho nái nuôi con.


Ngoài ra, thuốc Oxytocin còn được sử dụng để hỗ trợ trong quá
trình người mẹ khó sinh. Oxytocin được sử dụng để kích thích chuyển
dạ hoặc tăng cường co bóp dạ con trong quá trình sinh nở và để kiểm
soát chảy máu sau khi sinh con. Oxytocin cũng được sử dụng để kích
thích co bóp tử cung ở phụ nữ với có nguy cơ thai bị bỏ sót hoặc sẩy
thai.

a.
b.

Hình 9.Thuốc oxytocin dùng cho phụ nữ mang thai.
4. Hormone tuyến giáp
Các loại hormone tuyến giáp.

- Hormone T3 và T4.
- Hormone calcitonin.
Ứng dụng
- Hormone T3 và T4: hai hormone là triiodothyronine (T3)
chứa ba nguyên tử iodine và tetraiodothyronin hay thyroxine (T4) chứa
bốn nguyên tử iodine do tế bào nang tuyến tiết ra và calcitonin do tế bào
C tiết ra. Tác dụng sinh lý của hormone tuyến giáp như sau: Tăng
chuyển hoá năng lượng và tạo nhiệt, tác dụng lên sự phát triển của cơ
thể, tác dụng lên hệ thần kinh, tác dụng lên chuyển hoá của tế bào tác
dụng lên chuyển hoá cacbohydrat, tác dụng lên chuyển hoá lipid, tác
dụng lên chuyển hoá protein, tác dụng lên hệ thống tim mạch, tác dụng
lên cơ quan sinh dục.
Dựa vào cơ chế hoạt động của hormone tuyến giáp T3 và T4,
người ta chế tạo ra thuốc kháng giáp. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc
này là ức chế enzyme thyroperoxidase, ngăn chận sự iod hóa các gốc
tyrosin của thyroglobulin và sự kết hợp các iodotyrosin với nhau, đây là
bước quan trọng để tổng hợp nên T3 và T4, do đó làm giảm sự sản sinh
ra các hormone tuyến giáp.


Hình 10. Nhược năng tuyến giáp gây bướu cổ đơn thuần và thuốc kháng giáp.
- Hormone calcitonin: tác dụng lên xương, làm giảm calcium
và phosphate trong máu, từ đó làm tăng quá trình lắng đọng của xương.
Nó thường hoạt động mạnh ở cơ thể còn non. Calcitonin có tác dụng
điều trị các vấn đề về xương (ví dụ như bệnh Paget, bệnh loãng xương
sau mãn kinh) và hạ nồng độ canxi huyết nặng. Vì vậy, người ta chế tạo
ra hormone Calcitonin nhân tạo hoạt động bằng cách làm chậm sự mất
canxi trong xương và duy trì nồng độ canxi trong máu bình thường.
Thuốc cũng có thể giúp giảm đau xương ở những người mắc bệnh
Paget.


Hình 11. Thuốc tiêm Cacitonin.


5. Hormone tuyến cận giáp
Tuyến cận giáp tiết ra hormone có tên gọi là parathyroxine hay
parathyroid hormone (PTH). PTH là polypeptide lớn. PTH làm tăng calci
huyết và giảm phosphate huyết. Cơ chế tác động của nó là vừa tác dụng
lên xương vừa tác dụng lên thận.
-

-

Tác dụng trên xương: Parathyroxine kích thích sự đào thải
can xi từ xương đưa vào máu. Barcinot đã làm thí nghiệm cấy
một mảnh xương tiếp xúc với tuyến cận giáp thấy phiến
xương ở gần tuyến bị tan ra.
Tác dung lên thận: Parathyroxine xúc tiến việc tái hấp thu can
xi ở ống thận nhỏ và tăng đào thải phosphate (P).
Ngoài ra Parathyroxine cũng có tác dụng làm tăng hấp thụ
can xi ở ruột.

Ứng dụng: PTH là hormon của tuyến cận giáp có vai trò trong chuyển
hóa canxi (tăng canxi máu). Nên người ta thường xét nghiệm PTH để chỉ
định trong một số bệnh như: Cường cận giáp, loạn dưỡng xương, suy cận
giáp,…
6. Tuyến thượng thận
a. Các hormone tuyến thượng thận
- Hormone phần tuỷ: Tuỷ thượng thận tiết ra hai hormone là
epinephrine (adrenaline) chiếm 80% và noepinephrine (noradrenaline)

chiếm 20%
- Hormone phần vỏ: Dưới tác dụng kích thích của ACTH từ
tuyến yên, vỏ thượng thận tiết ra các hormone có nguồn gốc cholesterol
và thuộc nhóm steroid. Hormone phần vỏ được chia ra 3 nhóm: Nhóm
liên quan đến chuyển hoá đường, nhóm này gồm hormone chính là
cortisol. Nhóm liên quan đến chuyển hoá muối, hormone chính của
nhóm là deoxycorticostero sau đó nhờ enzyme chuyển thành
aldosterone. Nhóm hướng sinh dục (aldrogens), các hormone này khá
giống nhau về cấu trúc, nhóm này gồm testosterone và estradiol.
b. Ứng dụng: Đa phần là làm thuốc hỗ trợ dùng theo chỉ định bác sĩ.
Ví dụ: Thuốc testosterone được sử dụng ở nam giới và bé trai để
điều trị các tình trạng do thiếu hormone testosterone như dậy thì chậm,
liệt dương hoặc những sự mất cân bằng hormone khác. Hormon này
cũng được sử dụng ở phụ nữ điều trị ung thư vú đã di căn đến các bộ
phận khác của cơ thể.
7. Tuyến tuỵ


a. Các hormone tuyến tuỵ
- Hormone insulin: được hình thành từ preproinsulin. Tác dụng
chuyển hoá lên glucid: Insulin tham gia chuyển hoá glucid, làm giảm
hàm lượng đường glucose trong máu bằng cách tăng dự trữ glycogen ở
gan, cơ và tăng phân giải glucose ở cơ. Ngoài ra còn tác dụng lên
chuyển hoá protein và lipid: Insulin làm giảm nồng độ acid amin trong
máu bằng cách tăng vận chuyển acid amin vào trong tế bào, tăng tổng
hợp protein thông qua quá trình tổng hợp mARN và dịch mã,…
- Hormone glucagon: Tác dụng lên chuyển hoá glucid, tác dụng
này ngược với insulin, làm tăng đường huyết bằng cách hoạt hoá
enzyme phosphorylase. Tác dụng lên chuyển hoá protein và lipid:
Glucagon làm tăng giải lipid ở mô mỡ để tạo thành acid béo và giải

phóng năng lượng cho cơ thể, ức chế tổng hợp triglyceride ở gan.
b. Ứng dụng
- Hormone insulin: Sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường. Vì
Insulin là một hormon có bản chất protein, được tiết ra bởi tế bào beta
của đảo tụy Langerhans. Insulin có vai trò làm giảm đường huyết thông
qua cơ chế tăng khả năng sử dụng glucose của các tế bào, đặc biệt là tế
bào cơ. Nên insulin thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo
đường (ĐTĐ) type 1 và type 2, thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý,
nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết nhưng cần hạn chế tối đa nguy cơ
xảy ra cơn hạ đường huyết.

Hình 12. Insulin điều trị bệnh tiểu đường.
- Hormon glucagon: Được dùng để chế tạo dược phẩm. Với vai
trò là một loại dược phẩm, chúng có thể được sử dụng để điều trị khi
đường huyết giảm, quá liều thuốc chẹn beta, quá liều thuốc chẹn kênh
calci, và những người bị sốc phản vệ mà không cải thiện khi sử dụng
epinephrine. Thuốc này có thể được tiêm vào tĩnh mạch, cơ, hoặc dưới
da.


8. Tinh hoàn và buồng trứng
a. Các loại hormone sinh dục
- Hormone sinh dục đực: Các hormone sinh dục đực được gọi
chung là androgens, các tế bào Leydig tiết testosterone dưới tác dụng
kích thích của hormone tuyến yên LH, bản chất là steroid. Ngoài ra còn
một số khác như androsterone, androstadiol… hàm lượng thấp và hoạt
tính yếu.
- Hormone sinh dục cái: Nang trứng có các tế bào hạt tiết ra
hormone sinh dục là estrogen, trong đó gồm ba loại là estron
(Folliculin), estriol và estradiol.

b. Ứng dụng
- Hormone sinh dục đực: Testosterone dễ dàng chuyển hóa ở
gan nên không thể dùng làm thuốc uống mà phải sử dụng dẫn xuất ester
ở dạng tiêm hay cấy dưới da. Việc sử dụng miếng đắp để thuốc thẩm
thấu qua da đã thành công và hiện là phương pháp được lựa chọn để
điều trị chứng bất lực tình dục ở nam giới gay ra do hàm lượng nội tiết
tố thấp testosterone cũng được dùng làm thuốc hỗ trợ liệu pháp thay thế
hormone để cải thiện ham muốn tình dục cho phụ nữ mãn kinh.
Androgen có thể làm cho phụ nữ trở nên nam tính hơn. Ngoài ra còn
làm thuốc tránh thai, thuốc tăng cơ bắp, thuốc tăng khả năng sinh dục…

Hình 13. Testosterone tăng cường sinh lực ở nam giới.


- Hormone sinh dục cái: Estrogen có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển và duy trì cấu trúc cơ quan sinh dục và các đặc điểm sinh
dục phụ, thúc đẩy quá trình trứng chin và rụng, phát triển niêm mạc tử
cung trong chu kì kinh nguyệt, hoá sừng tế bào âm đạo. Tăng cường
sinh tổng hợp protein, kiểm soát cân bằng dịch và các chất điện giải.
Làm giảm nồng độ cholesteron trong máu. Ngoài ra, estrogen còn làm
tăng cường chuyển hoá: tăng phân giải giảm đường huyết, tăng dự trữ
mỡ dưới da một cách vừa phải có tác dụng giữ nước và muối.

Hình 14. Thuốc Estrogen.

-

Nên estrogen được làm thuốc để dùng cho các tình trạng sau:
 Các triệu chứng vận mạch gắn liền với thời kỳ mãn kinh
từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng.

 Teo âm đạo và âm hộ.
 Bệnh thiểu năng sinh dục ở nữ.
 Phẫu thuật bỏ bộ phận sinh dục nữ hoặc suy buồng trứng
nguyên phát.
 Điều trị giảm nhẹ ung thư tuyến tiền liệt.
 Phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
 Xuất huyết tử cung bất thường.

D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I. Kết luận
Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết đã tham gia điều hoà hoạt động của cơ thể
theo con đường thể dịch. Các hormone được tiết với lượng nhỏ nhưng có tính sinh


học cao. Nồng độ của hormone trong cơ thể được giữ ở mức hằng định nhờ cơ chế
điều hoà ngược thông qua trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến đích.
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về cấu tạo, tác dụng, cơ chế hoạt động
của hormone mà người ta có thể tạo ra các loại hormone nhân tạo để bổ sung các
hormone cần thiết cho cơ thể, hay là chữa các bệnh liên quan đến hệ nội tiết.
Ngoài ra, còn có thể dựa trên các loại hormone và tác động của nó để có thể xét
nghiệm để phát hiện các bệnh lý liên quan và đảm bảo sức khoẻ ổn định. Không
những thế, có các loại hormone có thể được sử dụng trong công nghiệp chăn nuôi
hoặc các công nghiệp thực phẩm, công nghiệp mỹ phẩm,…
Tóm lại, hormone là một phần không thể thiếu trong cơ thể sinh vật và ứng
dụng của hormone rất hữu ích đối với đời sống sinh học, ứng dụng này đã được sử
dụng rộng rãi hầu hết trên các quốc gia. Vì vậy, ứng dụng của hormone là cực kì
quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của con người.
II. Kiến nghị
Bên cạnh những hormone được ứng dụng để sử dụng phổ biến hiện nay, thì có
những hormone quan trọng chưa được nghiên cứu sâu và ứng dụng cho thực tiễn.

Bên cạnh đó, có những người lạm dụng quá nhiều vào các ứng dụng của hormone,
gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu, sản xuất
hormone và các thành phẩm của nó, thì cần quản lý việc mua bán và khuyến cáo,
phổ cập thông tin, lợi ích, tác hại của các loại hormone cho người sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Sinh lý học – Trường Đại học Y Hà Nội (1998). Sinh lý học (Tập
1). Hà Nội: Y học.
2. Ngô Đắc Chứng (chủ biên), Nguyễn Thị Tường Vy, Trần Văn Giang, Đinh
Văn Dũng, Ngô Văn Bình (2017). Giáo trình giải phẫu – Sinh lý người và
động vật. Nhà xuất sản Nông Nghiệp.
3. Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2001). Sinh lý học người và động vật.
Hà Nội: Khoa học và Kỹ thuật.
4. />5. />6. />


×