Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Lập và phân tích dự án đầu tư Dự án EATCLEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÍ – KINH DOANH
……

BÁO CÁO THỰC HÀNH
Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Mạnh Cường
Học phần
Dự án
Lớp
Nhóm sinh viên

: Nghiên cứu tình huống
trong QLKD
: NHÀ HÀNG “EATCLEAN”
: Quản trị kinh doanh 1
: Lê Thị Nguyệt Minh (nt)
Nguyễn Thị Tình
Trần Thị Thanh Tâm
Phạm Anh Tuấn
Phan Thị Thủy Trúc
Nguyễn Hồng Nhung
Phimmavong Hongkham

Năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH HỌC PHẦN
Môn: Lập và Phân tích dự án đầu tư
Giảng viên: Nguyễn Mạnh Cường


Nhóm: 9
Lớp: TCNH 3

STT
theo
dan
h
sách

Họ và tên sinh viên

Mã SV

Lớp

Tên
nhóm
thảo
luận

Số buổi tham
gia nhóm
Số
buổi
họp
nhó
m

Ký tên


Điểm tự đánh
Điểm nhóm
giá của các cá
chấm.
nhân
(nhóm
trưởng tổ
chức cả
nhóm
xếp
Điể
Ký tên
loại)
m

24

PHIMMAVONG
Hongkham

1041270213

9

4

8

8


41
44
50
60
62
64

Lê Thị Nguyệt Minh
Lê Hồng Nhung
Trần Thị Thanh Tâm
Nguyễn Thị Tình
Phan Thị Thủy Trúc
Phạm Anh Tuấn

1141270147
1141270163
1141270184
1141270144
1141270175
1141270085

9
9
9
9
9
9

5
5

5
5
5
5

9

9

9
9

9
9

Giáo
viên
kết
luận

Ghi
chú


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................4
A.

Lý do đầu tư...................................................................................................................5


B.

Phân tích tổng quan kinh tế xã hội dự án đầu tư........................................................7
1.

Cơ sở pháp lý..................................................................................................................7

2.

Sự khả thi của dự án dưới góc độ kinh tế....................................................................7

C.

Phân tích sản phẩm, thị trường và tập khách hàng của dự án..................................7
1.

Giới thiệu sản phẩm.......................................................................................................7

2.

Thực đơn.........................................................................................................................8

3.

Thị trường mục tiêu và tập khách hàng....................................................................10

D.

Phân tích kỹ thuật, công nghệ của dự án...................................................................11
1.


Hệ thống quản lý nhà hàng (POS)..............................................................................11

2.

Hệ thống hiển thị bếp (KDS).......................................................................................12

E.

Phân tích địa điểm đặt dự án......................................................................................12
1.

Giới thiệu về địa điểm đầu tư......................................................................................12

2.

Lựa chọn địa điểm.......................................................................................................14

F.

Phân tích bộ máy tổ chức và điều hành dự án..............................................................14
1.

Bộ máy và chức năng chính từng bộ phận................................................................14

2.

Về vấn đề quản lý.........................................................................................................15

G.


Phân tích khả năng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh.......................................16

1.

Khả năng cạnh tranh...................................................................................................16

2.

Chiến lược cạnh tranh.................................................................................................18

H.

Phân tích tài chính dự án............................................................................................21

1.

Vốn và nguồn vốn huy động của dự án......................................................................22

2.

Kế hoạch khấu hao tài sản cố định.............................................................................22

3.

Kế hoạch trả nợ............................................................................................................23

4.

Dự trù doanh thu, chi phí của dự án..........................................................................23


5.

Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.................................................................32

6.

Đánh giá khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án..........................................................36

3


LỜI MỞ ĐẦU
Lập và phân tích dự án đầu tư là môn học quan trọng trong chương tình đào
tạo sinh viên môn chuyên ngành quản trị kinh doanh nói chung và tài chính ngân
hàng nói riêng.
Đối với nhóm em môn chuyên ngành Lập và phân tích dự án đầu tư chứa
rất nhiều nội dung quan trọng và thiết thực. Bên cạnh đó, đây cũng là một môn
cơ sở tạo nền tảng để chúng em ứng dụng tốt vào thực tế.
Bài tập lớn môn Lập và phân tích dự án đầu tư giúp chúng em luyện được
kỹ năng và kiến thức đã học về cách thức tổ chức một dự án kinh tế, xem xét các
nhu cầu và đảm bảo về nguồn lực tài chính giúp cho việc thực hiện các dự án
đầu tư có hiệu quả. Thông qua các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn mà có thể
xác định quy mô đầu tư, cơ cấu của các loại vốn và nguồn tài trợ cho dự án tới
từ đâu.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Ths. Nguyễn Mạnh
Cường là người đã trực tiếp chỉ bảo và chỉnh sửa báo cáo, cũng như các thầy cô
trong khoa Quản lý kinh doanh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhóm em có thể
hoành thành bài báo cáo này.
Bài làm của nhóm em không tránh khỏi những sai số và thiếu sót nên rất

mong sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô bộ môn để chúng em hoàn thiện hơn về
kiến thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

4


DỰ ÁN “EATCLEAN”
A. Lý do đầu tư
Theo dự báo của Business Monitor International (BMI), ngành hàng thực phẩm,
đồ uống cũng như dịch vụ ăn uống ẩm thực tại Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kép
hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 - 2019, nhờ thu nhập cải thiện và xu hướng tiêu
dùng sản phẩm giá trị cao hơn.
Lĩnh vực này sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt cùng với tốc độ tăng trưởng
GDP tích cực được dự báo cho giai đoạn 2019 - 2020. Số liệu của Tổng cục Thống kê
những năm gần đây cho thấy, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 6 - 7%, các
lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống, dịch vụ ăn uống, nhà hàng cũng đạt mức tăng
trưởng cao, từ mức 7% hàng năm trở lên.
Báo cáo của BMI cũng cho thấy, nếu như mức chi tiêu cho tiêu dùng thiết yếu,
trong đó có dịch vụ ăn uống năm 1990 của người dân Việt Nam đạt khoảng 1,7 tỷ
USD, thì tới năm 2017, con số này là khoảng 150 tỷ USD, tương đương tăng hơn 90
lần.
Một yếu tố rất đáng chú ý là xu hướng đô thị hóa nhanh tại Việt Nam đã và đang
thay đổi thói quen và phong cách tiêu dùng của người dân. Với gần 815 đô thị các cấp
trên cả nước, với tỷ trọng đóng góp vào GDP lên tới trên 70%, xu hướng đô thị hóa đã
tác động mạnh làm thay đổi phong cách và thói quen tiêu dùng, trong đó có văn hóa
ẩm thực và ăn uống của người dân Việt Nam. Người dân có xu hướng ra ngoài ăn
nhiều hơn, thay vì tự nấu nướng tại nhà. Thói quen tiêu dùng thay đổi đang tạo ra dư
địa rất lớn cho ngành ẩm thực nhà hàng phát triển.
Thực tế này đã giải thích lý do ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước

quan tâm rót lượng vốn lớn đầu tư phát triển các chuỗi nhà hàng thông qua việc phát
triển các thương hiệu ẩm thực trong nước, đồng thời với việc mua nhượng quyền các
thương hiệu ẩm thực nổi tiếng của nước ngoài, cũng như săn tìm cơ hội để M&A một
thương hiệu ẩm thực có tiềm năng.
Thời gian qua, thị trường chứng kiến nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực ẩm
thực, nhà hàng. Điển hình như thương vụ Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund III đầu
tư 6,9 triệu USD thâu tóm chuỗi Nhà hàng Wrap &Roll. Hay Quỹ Standard Chartered
Private Equity - SCPE thuộc Ngân hàng Standard Chartered chi 35 triệu USD mua cổ
phần của CTCP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate Group) - đơn vị sở hữu
chuỗi nhà hàng Ashima, Kichi Kichi, Sumo BBQ. Hay thương vụ Jollibee
5


(Philippines) mua lại chuỗi Highland Coffee, Phở 24 từ Tập đoàn Quốc tế Việt Thái
(VTI) với giá trị 25 triệu USD...
Tại cuộc đối thoại mới đây giữa đoàn 30 doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam
do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, ông Hironobu Kitagawa,
Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (Jetro) cung cấp
thông tin đáng chú ý: Nếu như trước kia, dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam
chủ yếu qua hình thức lập cơ sở sản xuất thì tới đây sẽ chuyển hướng mạnh sang đầu
tư gián tiếp vào ngành nghề phi sản xuất (chiếm tới 70%). Trong các ngành nghề dịch
vụ mà dòng vốn từ Nhật hướng tới, có lĩnh vực khách sạn, ẩm thực, nhà hàng.
Thừa nhận tiềm năng thị trường rất lớn, nhưng ông Nguyễn Hữu Kiên, Giám đốc
Công ty TNHH Refber Việt Nam cho rằng, với sự có mặt của ngày càng nhiều nhà đầu
tư nước ngoài, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ vô cùng khốc liệt.
“Ước tính, hiện nay, có tới hơn 80% nhà hàng, quán cà phê mở ra hoạt động khó
khăn hoặc thua lỗ trong 6 tháng đến 1 năm đầu tiên. Nhìn có vẻ dễ dàng, nhưng thị
trường vô cùng khốc liệt”, ông Kiên nhấn mạnh.
Còn theo nhìn nhận của Tập đoàn Red Sun ITI, khi doanh nghiệp nước ngoài vào
đây, với lợi thế rất lớn về vốn, tài chính và công nghệ, với tầm nhìn dài hạn, họ sẽ tập

trung vào chiến lược giành thị phần. Do đó, trong bối cảnh này, doanh nghiệp Việt
Nam gặp nhiều khó khăn do cùng một lúc phải đứng trước nhiều bài toán, như duy trì
khả năng tăng trưởng song lại vừa phải giữ được tiêu chí lợi nhuận.
“Chính phủ cần tạo cơ chế thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể phát
triển lớn mạnh để cạnh tranh với các đối thủ ngoại”, đại diện Tập đoàn Red Sun ITI
kiến nghị.
Bên cạnh đó, “Healthy Eating” đang là làn sóng thay đổi thói quen ăn uống của
người tiêu dùng Việt, những người trẻ đã dần du nhập những phong cách sống và tiêu
thụ thực phẩm lành mạnh từ các nước Mỹ, Nhật vào Việt Nam.
Chính vì thế nên vào nửa cuối năm 2017, trên các diễn đàn, mạng xã hội bùng nổ
các thảo luận về “ăn uống healthy”, các phương pháp ăn kiêng hạn chế như low carb,
eat clean và xu hướng về thực phẩm dinh dưỡng mới cũng như “kiêng và thay thế phụ
gia thực phẩm”... Trong 5 tháng gần đây, nội dung ăn uống lành mạnh đã tạo ra gần 1
triệu nội dung thảo luận. Nghiên cứu về đề tài này tạo cơ hội cho các thương hiệu
Ngành thực phẩm, FMCG và Lifestyle có thể hiểu hơn về các nguyên tắc lựa chọn và
chế biến thực phẩm mới nhất mà người dùng đang áp dụng, cũng như quan điểm về
“sống lành mạnh” của người dùng Việt Nam.
6


Trong số 3081 thảo luận về động lực thúc đẩy thay đổi thói quen ăn uống lành
mạnh hơn, có tới 31% người thảo luận cho rằng điều đó sẽ giúp nâng cao chất lượng
sống của họ một cách toàn diện. Được truyền cảm hứng từ thống kê tuổi thọ trung bình
cao nhất thế giới của người Nhật, cũng như nỗi lo ngại về nhịp sống vội vàng của đô
thị, những người tham gia thảo luận cho rằng ăn uống lành mạnh là một thói quen mới
khó rèn luyện nhưng đem lại kết quả tốt đẹp về lâu dài đối với mọi mặt cho con người,
cả thể chất và tinh thần.
Sau khi nghiên cứu kĩ càng, nhóm chúng tôi quyết định đầu tư vào ngành hàng
ẩm thực bằng dự án mang tên “EATCLEAN”! – nhà hàng sẽ giúp cho những người
bận rộn không có thời gian bằng cách chuẩn bị cho họ những bữa ăn dinh dưỡng và

đầy đủ năng lượng nhất.

B. Phân tích tổng quan kinh tế xã hội dự án đầu tư
1. Cơ sở pháp lý
Dự án đáp ứng quy định Luật doanh nghiệp 60/2005/QH1 của Quốc hội về trình
tự làm thủ tục kinh doanh.
Điều 7: Ngành nghề và điều kiện kinh doanh
Điều 15: Trình tự đăng kí kinh doanh
Điều 4: Quy định cho cửa hàng ăn (Tiệm ăn)

2. Sự khả thi của dự án dưới góc độ kinh tế
Dưới tác động của các yếu tố kinh tế xã hội như: lạm phát ở mức ổn đinh, kinh tế
phát triển, các trào lưu sống xanh đang dần du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.
Dự án kinh doanh “EATCLEAN” là thực sự khả thi trong thời buổi hiện nay. Dự
án này sẽ cung cấp lượng thức ăn lành mạnh cho khách hàng, và sẽ tiếp bước xu
hướng eatclean trên toàn thế giới. Về mặt kinh tế, Nhà hàng tận dụng sức nóng của
ngành kinh doanh ẩm thực để đầu tư tạo ra lợi nhuận. Lạm phát cũng phần nào thúc
đẩy sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh, kết hợp với hoạt động quảng cáo làm tăng cầu
trên thị trường. Mặt khác, giá của các mặt hàng thực phẩm của EATCLEAN từ tầm
trung đến cao nên sẽ cung cấp cho một lực lượng lao động thu nhập từ trung bình đến
cao.

C. Phân tích sản phẩm, thị trường và tập khách hàng của dự án
1. Giới thiệu sản phẩm
7


Khác với những quán ăn công sở khác, món ăn của nhà hàng đều là những thực
phẩm tươi ngon và có chất lượng tốt, và đảm bảo tiêu chí đặt ra ban đầu “tốt cho sức
khỏe”. Các món ăn EATCLEAN bao gồm những thực phẩm sạch, ít qua chế biến nên

giữ được thành phần tự nhiên rất nhiều như ngũ cốc, trái cây, thịt nạc, sữa non và các
loại hạt cũng như chất béo lành mạnh. Các món ăn này loại bỏ tất cả thức ăn chứa chất
béo bão hòa, chất béo công nghiệp và thức ăn đã được chế biến sẵn. Đường, nước
ngọt, rượu bị hạn chế tối đa. Đó là những điểm khác biệt mà đồ ăn của EATCLEAN
đem lại.
Tùy vào mỗi người sẽ có lượng Carb, Protein và chất béo ăn vào khác nhau. Nhà
hàng EATCLEAN sẽ sử dụng công cụ tính Macro dựa theo dữ liệu mà khách hàng
cung cấp để đưa ra những lựa chọn thực đơn tối ưu nhất dành cho họ, vẫn đảm bảo sức
khỏe và năng lượng cho ngày dài làm việc.
Với câu khẩu hiệu “Back to Nature”, nhà hàng đặt tiêu chí chất lượng món ăn lên
hàng đầu – Sử dụng nguồn nguyên liệu tươi không chất bảo quản kết hợp với cách chế
biến đa dạng. Các sản phẩm thực phẩm từ NH được khởi nguồn sáng tạo từ cái tâm
của người thiết lập thương hiệu và kỹ năng của các đầu bếp nhà hàng, cam kết về
thành phần dinh dưỡng như khẩu hiệu “Back to Nature” – sự gần gũi với các thành
phần thiên nhiên để thanh lọc, cân bằng, và tích nạp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng phong phú cho khách hàng, thực đơn
của Healthy Food phục vụ món dưới hai khẩu phần ăn chính là Salads & Wraps và
Main Dish – Rau/ Cuốn salads thập cẩm và Món Chính. Với hơn 25 món salads và 15
món đi kèm bổ sung năng lượng, các khẩu phần đều được chia nhỏ thành các nhóm
dinh dưỡng chính như CHO, Proteins, Fats, và tổng lượng Calories, để khách hàng có
thể chọn cho mình món ăn không chỉ hợp khẩu vị nhất, mà còn nạp đủ lượng dưỡng
chất để cân bằng trọng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể của mình.
Với tiêu chí “Back to Nature”, dịch vụ của NH sẽ luôn đẩy mạnh về mặt chất
lượng món ăn – thành phần, dinh dưỡng, và sự sáng tạo. Thương hiệu sẽ không ngừng
phát triển để mang đến những sự trải nghiệm tuyệt vời đi kèm với tác dụng hữu ích
cho sự cân bằng dinh dưỡng và thể chất. NH sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng thực
khách và góp phần xây dựng một cộng đồng trẻ-khoẻ.

2. Thực đơn
a. Menu chính

Mon/T2

Breakfast/Sáng
Bánh gà áp chảo

Lunch/Trưa
Cá lóc trứng muối8

Dinner/Tối
Bắp cải xào bò


Tus/T3

Wed/T4

Thur/T5

Fri/T6

Chicken Apple

cơm gạo lứt

+ Khoai tây

Sausage Patties

Fied Fish salted


Beef Cabbage w

438 Kcal/35,11,32

egg

potato

W brown rice

552

Salad trứng luộc +

521 Kcal/34,14,35
Thịt heo chiên

Kcal/69,15,38
Tortilla Gà cuộn

cá ngừ

giòn + Rau củ

Mexican

Tuna salad w egg

Crunchy Pork w


Chicken Tortilla

419 Kcal/41,16,36

veggies

513

Hambuger Thịt

535 Kcal/62,17,32
Cơm Bí đỏ gà đút

Kcal/58,15,36
Cá lóc nướng

heo sốt Hawaii



tương

Hawaiian Pork

Chinese Soy

Grilled Fish w

Burger


Chicken w white

soy sauce

446 Kcal/41,16,36

rice

515

Chả cá Nấm đông

549 Kcal/66,22,38
Mì ý sốt bò + salad

Kcal/35,15,33
Bò hầm bí đỏ +



Beef Spaghetti w

bánh mì

Homemade

vegetable

Beef pumpkin w


Mushroom Fishball

535 Kcal/61,19,35

bread

429 Kcal/28,13,35

517

Salad Bacon Nho

Mực Xào Cay +

Kcal/55,13,36
Bắp Heo Hầm

khô

Gạo Lức

Đậu

Squash Bacon

Spicy Stir Fried

Stew Pork w

Salad


Squid w Brown

Beans

412 Kcal/38,16,29

Rice

552

533 Kcal/65,14,33

Kcal/31,12,35

b. Thực đơn chay đặc biệt
Mon/T2

Meal 01 / Bữa 01
Rau củ trộn bí đỏ

Meal 02 / Bữa 02
Hoành thánh chay sốt

Vegetarian zucchini balls

BBQ & sốt cà chua

9



Served w mixed cous cous

Loaded BBQ Mushroom
With wonton leaves &

Tus/T3

Wed/T4

Thur/T5

Fri/T6

Bí ngô Penne + sốt kem

ketchup
Burger đậu lăng đỏ +

tươi

Sốt nấm đông cô

Penne pumpkin

Red lentil buger

Served w creamy sauce

Served w mushroom


Bông cải xanh + khoai

sauce
Nấm xào bông cải +

tây chiên

bún măng tây

Broccoli tots

Mushroom broccoli stir

Served w potatos fries

Served w asparagus &

Bí ngô Stroganoff + Gạo

noodle
Đậu hủ Mexico hầm +

Lức

salad

Zucchini Stroganoff

Mexican Tofu Taco


Served w brown rice
Rau củ lasagna + sốt tỏi

Served w salad
Cơm chiên gạo lứt Ấn

cà chua

Độ

Veggie lasagna Served w

Indian Fried Brown

garlic tomato sauce

Rice
Served w cashew raisin
& veggies

3. Thị trường mục tiêu và tập khách hàng
Thị trường ẩm thực nhà hàng Việt Nam tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua
và dự báo có rất nhiều tiềm năng khi xu thế đô thị hóa đang thay đổi thói quen của
người tiêu dùng, cuộc sống bận rộn khiến người ta có ít thời gian cho việc nấu ăn.
Ở mức độ cao hơn, ẩm thực là trải nghiệm mới về văn hóa, chứ không đơn thuần
là việc ăn uống. Do đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người dân
cao hơn, nhu cầu vật chất, tinh thần cũng được tăng lên.
Hà Nội là một thành phố đang không ngừng phát triển, vì thế tiềm năng để phát
triển ẩm thực ở đây là rất lớn.

10


Theo báo cáo của Savills, công suất thuê trung bình của thị trường văn phòng Hà
Nội luôn ở mức cao với tỷ lệ trung bình đạt 92% trong nửa đầu năm 2019. Riêng nhóm
văn phòng hạng A đạt 91%. Đây là tỷ lệ lấp đầy cao nhất từ trước tới nay, điều này cho
thấy, số nhân viên văn phòng tại Hà Nội đang không ngừng tăng cao. Thị trường dân
văn phòng là thị trường “béo bở” trong tương lai.
Tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh nhà hàng đồ ăn sạch cho dân văn
phòng là rất lớn khi đa số dân công sở luôn đau đầu suy nghĩ “Trưa nay ăn gì?” .Thực
tế cho thấy, thu nhập của dân văn phòng khu vực Hà Nội ngày càng tăng cao và nhu
cầu ăn uống cũng được chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho một ngày làm việc căng
thẳng. Tuy nhiên, đa số họ vẫn không thể tìm được nơi cung cấp cơm uy tín, đảm bảo
về hương vị và giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, số lượng nhân viên văn phòng vẫn không
ngừng tăng cao do nhu cầu mở rộng nhân sự của nhiều công ty và các tập đoàn kinh
doanh lớn tăng cường tuyển dụng lao động tại Việt Nam. Điều này đã tạo cho công ty
cơ hội phát triển quán cơm văn phòng để nâng cao thu nhập.
Do nguyên liệu của nhà hàng đều là những sản phẩm có chất lượng đảm bảo nên
thực đơn đặt ra sẽ là những món ăn có giá từ vừa đến cao. Chính vì vậy, khách hàng
mục tiêu của dự án là dân văn phòng có thu nhập trung bình khá trở lên: từ 8 triệu
VND/1 người/ 1 tháng trở lên.
Ngoài ra, nhà hàng còn cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng như:
ship đồ ăn tới tận địa điểm làm việc, họp mặt bạn bè, đặt tiệc,…

D. Phân tích kỹ thuật, công nghệ của dự án
Công nghệ đang hỗ trợ ngày càng đắc lực cho công việc kinh doanh nhà hàng.
Ngay cả các đầu bếp chuyên nghiệp cũng quản lý thực đơn của mình bằng các thiết bị
công nghệ thông tin và các phần mềm chuyên dụng. Dưới đây là những xu hướng công
nghệ đang HOT trong năm 2018 ở lĩnh vực quản lý và kinh doanh mà hàng sẽ áp
dụng.


1. Hệ thống quản lý nhà hàng (POS)
Hệ thống quản lý nhà hàng gọi tắt là POS. Với một nhà hàng lớn, không thể quản
lý mọi thứ theo phương thức thủ công, lạc hậu. Vì vậy việc có một hệ thống quản lý
bằng công nghệ là vô cùng cần thiết. Nó giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và quan
trọng nhất là quản lý chặt chẽ tất cả những vấn đề trong việc kinh doanh.
Qua hệ thống này nhà hàng có thể quản lý thực phẩm nhập, xuất của nhà hàng,
quản lý trang thiết bị trong nhà hàng, quản lý thực đơn, quản lý nhân viên, quản lý
11


doanh thu, lợi nhuận…Tất cả được hiển thị bằng biểu đồ, bảng biểu rất dễ cho việc
theo dõi. POS giúp nhà hàng tránh được sai sót và thất thoát không đáng có. Tuy mất
chi phí đầu tư ban đầu nhưng thu lại được rất nhiều lợi ích từ hệ thống này.

2. Hệ thống hiển thị bếp (KDS)
Hệ thống hiển thị bếp gọi tắt là KDS. Nhờ hệ thống này có thể gọi món ngay lập
tức. Nhà hàng có thể theo dõi tình trạng của tất cả yêu cầu gọi món và biết được món
đó đã phải chờ đợi bao lâu. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời để phục vụ khách hàng
tốt nhất. Sử dụng hệ thống KDS, công việc kinh doanh nhà hàng, công việc điều hành
bếp của bạn sẽ hiệu quả hơn. Đã đến lúc cần nâng cao sự chuyên nghiệp trong quản lý
và phục vụ khách hàng.

E. Phân tích địa điểm đặt dự án
1. Giới thiệu về địa điểm đầu tư
1.1 Phương án 1: Phố Lê Văn Thiêm – Nhân Chính – Thanh Xuân

(Hình 1: Bản đồ vệ tinh khu vực đặt nhà hàng )
a) Vị trí:
Địa điểm thuê: Phố Lê Văn Thiêm – Nhân Chính – Thanh Xuân

Diện tích: 60m2
b) Chi phí:
Chi phí thuê: 15 triệu đồng/ tháng
Chi phí điện nước: theo giá nhà nước ban hành
c) Đánh giá:
12


Đầu tiên về thuận lợi:
Đây là địa điểm khá đông dân cư, đặc biệt quán nằm trên con phố sầm uất nhất
quận Thanh Xuân nên dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng. Khu vực Thanh
Xuân cũng là nơi tập trung của nhiều tòa nhà văn phòng lớn và hiện đại – nơi có lượng
lớn khách hàng mục tiêu mà nhà hàng nhắm tới.
Cơ sở vật chất ở địa điểm này rất khang trang và sạch sẽ, vì trước đó tại địa điểm
này cũng có 1 nhà hàng từng hoạt động, nên sẽ có 1 lượng khách nhất định biết đến địa
điểm. Chi phí tu bổ, sửa chữa thay thế cũng sẽ giảm.
Khu vực an ninh ổn định tạo điều kiện cho nhà hàng yên tâm hoạt động.
Có khu vực để xe cho khách hàng: Đây cũng là một ưu điểm của địa điểm này, vì
nó phần nào mang đến sự thành công cho nhà hàng. Việc có chỗ để xe khiến khách
hàng cảm thấy an tâm và hài lòng hơn về dịch vụ của nhà hàng. Góp phần tạo được ấn
tượng tốt đẹp, thu hút khách hàng mới cho mình.
Tiếp theo là về khó khăn: Sự gò bó của không gian khiến diện tích giữa các bàn
ăn hẹp lại, khu bếp không được rộng rãi.
1.2 Phương án 2: Ngã ba Láng Hạ - Thành Công

(Hình 2: Bản đồ vệ tinh khu vực đặt nhà hàng)
a) Vị trí:
Địa điểm thuê: Phố Thành Công (ngay ngã ba Láng Hạ - Thành Công)
Diện tích: 70m2
b) Chi phí:

13


Chi phí thuê: 25 triệu đồng /tháng
Chi phí điện nước: theo giá nhà nước ban hành.
c) Đánh giá:
Đầu tiên là về thuận lợi:
Mặt bằng nằm trong khu vực sầm uất, đối diện là các khu văn phòng đông đúc
như (ngân hàng BIDV, khu biệt thự Nhật,…). Địa điểm được đánh giá là một trong
những khu vực hot nhất trục đường Láng Hạ.
Mặt bằng nằm ở vị trí ngã 3 nên có 2 mặt đường, đây là vị trí dễ nhìn, thích hợp
mở nhà hàng, quán ăn. Khu vực cũng đảm bảo an ninh tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của nhà hàng. Nơi đây cũng tập trung một lượng lớn khách hàng mục tiêu
bao gồm nhân viên văn phòng và học sinh sinh viên.
Tiếp theo là về khó khăn:
Cơ sở vật chất cần tu sửa nhiều, tốn kém khá nhiều chi phí để sửa chữa và trang
trí. Chỗ để xe hẹp, chứa được rất ít xe, ảnh hưởng một phần tới ấn tượng của khách
hàng. Mặt bằng chỉ có 1 tầng nên không gian là rất hạn chế, không thể bố trí nhiều bàn
và khu vực dịch vụ. Đây là khu phố sầm uất nên tập trung khá nhiều quán ăn và nhà
hàng khác.

2. Lựa chọn địa điểm
Bảng 1: Tiêu chí lựa chọn địa điểm
Chỉ tiêu
đánh giá
Chi phí
thuê
Cơ sở hạ
tầng đô thị
Quy mô

khách hàng
Danh tiếng
Diện tích
Khả năng
cạnh tranh
Không gian
nhà hàng

Trọng số
(1)

Địa điểm 1
(a)

Địa điểm 2
(b)

(1)x(a)

(2)x(b)

0.2

90

75

18

15


0.2

80

80

16

16

0.15

90

90

13.5

13.5

0.15

80

80

12

12


0.1

75

80

7.5

8

0.1

80

75

8

7.5

0.1

75

80

7.5

8


14


Tổng

1

82.5

80

Vậy, qua việc phân tích những điểm khó khăn và thuận lợi nêu trên, cùng với
việc đánh giá theo các nhân tố, các chỉ tiêu cơ bản. Công ty đi đến quyết định đầu tư
nhà hàng EATCLEAN tại địa điểm: Phố Lê Văn Thiêm – Nhân Chính – Thanh Xuân.

F. Phân tích bộ máy tổ chức và điều hành dự án
1. Bộ máy và chức năng chính từng bộ phận

a. Quản lý: là người giám sát quá trình làm việc của nhà hàng đồng thời lập
hóa đơn thu và chi tiền trong quá trình hoạt động. Cụ thể các hoạt động:
Thứ nhất, giám sát quá trình hoạt động có thể điều chỉnh vị trí hoặc giải
quyết các sự cố xảy ra bất ngờ.
Thứ hai, tiếp nhận và xử lý các đơn hàng online và cung cấp thông tin thời
gian về món ăn được giao để đảm bảo thức ăn vẫn còn nóng, sau đó
chuyển giao cho bếp.
Thứ ba, xuất hóa đơn, thu tiền và kiểm tiền cuối ca.
b. Phụ bếp: Nhận thực đơn và chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu.
c. Nhân viên phục vụ: Trao thực đơn, hướng dẫn khách tại chỗ chọn món ăn
và ghi nhận. Sau đó bưng món ăn cho khách hàng.

d. Bếp chính: Chế biến và trang trí các món ăn theo khung thời gian quản lý
đã ấn định (tránh việc để khách hàng đợi lâu).
15


e. Nhân viên giao hàng: Tiếp nhận hóa đơn và giao tận tay khách hàng, thu
tiền và giao lại cho quản lý.
2. Về vấn đề quản lý
Quản lý nhà hàng bằng hệ thống Camera giám sát 24/24, sử dụng các phần mềm
thu hóa đơn nhanh chóng cho khách hàng, xây dưng các cơ chế thưởng phạt cho nhân
viên,…
 Quản lý nhân viên :
Việc quản lý toàn bộ nhân viên nhà hàng sẽ do chủ nhà hàng đảm nhiệm và phân
công công việc. Các công việc cụ thể:
Quản lý thông tin nhân viên: Quản lý thông tin từng nhân viên cửa hàng, việc
thay đổi thông tin, thêm nhân viên, cho nghỉ việc, quản lý ca làm việc,…
Chấm công: Thực hiện việc chấm công hàng ngày với nhân viên fulltime và cả
part-time.
Tính lương: Dựa vào bảng chấm công, ca làm việc để có thể tính lương cho nhân
viên nhà hàng.
Quản lý danh sách bàn ăn, đảm bảo cho việc đặt món, phục vụ diễn ra nhanh
gọn, đúng trình tự gây thiện cảm với khách hàng.
 Quản lý đầu vào :
Đối với đầu vào là nguyên vật liệu, thực phẩm để chế biến món ăn thì sẽ giao cho
bếp trưởng tiến hàng quản lý, ghi chép và nghiệm thu trước khi đưa vào giai đoạn chế
biến.
Các yếu tố đầu vào khác sẽ do nhân viên quản lý cửa hàng chịu trách nhiệm.
 Quản lý sổ sách :
Do nhân viên kế toán tiến hành. Kế toán dựa trên các hoá đơn thanh toán tiến
hành cộng sổ. Ghi chép đầy đủ các hoạt động thu và chi. Hàng tháng sẽ lập báo cáo

kết quả kinh doanh và đánh giá tình hình hoạt động của nhà hàng trong tháng.

G. Phân tích khả năng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh
1. Khả năng cạnh tranh
Đây là một loại hình kinh doanh ăn uống mới, khách hàng là những người khá
khó tính và có yêu cầu cao. Vì vậy, để thu hút và tạo sự nhớ đến của khách hàng là khá
khó khăn.
16


Hơn nữa, đối thủ lớn là những Nhà hàng đã có vị trí trong thị trường và đang rất
phát triển , cũng có phương thức thu hút khách hàng khá hấp dẫn, và chữ tín cao.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn giá cả của những nhà hàng này
khá cao và đồ ăn chưa thực sự được hoàn hảo. Đôi khi thái độ phục vụ của những nhà
hàng này làm khách hàng chưa thực sự hài lòng.
Thông tin về một số đối thủ cạnh tranh:
STT

Nhà hàng

Thông tin chung
Địa chỉ: Số 22 – Ngõ 31 – Đường Xuân Diệu – Quận Tây
Hồ Hà Nội
Giờ phục vụ: 7:00 – 22:00

1

Qtea.hn

Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh

Giá: Giá một hộp salad rau củ cho chế độ ăn sạch của bạn
là 45.000đ/ suất (có kèm theo nước sốt)
Thanh toán: Tiền mặt, thẻ thanh toán.
Địa chỉ: Số 12 Tống Duy Tân – Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội.
Quy mô: 150 chỗ

2

Isalad_plus

Giờ phục vụ: 10:00 – 22:00
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp.
Giá: 40,000 – 300,000 VND
Thanh toán: Tiền mặt, Pos.
Địa chỉ: Số 101 Núi Trúc, Kim Mã, Hà Nội
Quy mô: 200 chỗ

3

Eathealthy00
4

Giờ phục vụ: 08:00 – 21:30
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn.
Giá: 60,000 – 500,000 VND
Thanh toán: Tiền mặt, thẻ thanh toán.

Với bối cảnh thị trường dịch vụ ăn uống lành mạnh có tốc độ tăng trưởng và phát
triển nhanh như vũ bão, ngày càng có nhiều mô hình tương tự xuất hiện khiến cho mức
độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh đã có nhiều năm

17


kinh nghiệm và nguồn lực lớn. Hiện tại họ đang thực hiện các chiến dịch, hoạt động
truyền thông khuếch trương cho thương hiệu.
Thông qua tìm hiểu và đánh giá thì chúng tôi quyết định sẽ định vị cho nhà hàng
dựa trên 2 tiêu chí là giá và chất lượng dịch vụ. Giá ở đây là chi phí trung bình một
người phải bỏ ra để có một bữa ăn bình thường và đầy đủ chất gồm cơm, các món thịt,
cá, món canh và đồ uống. Chất lượng dịch vụ là những tiện ích dịch vụ đem đến cho
thực khách khi đến thưởng thức tại nhà hàng như phong cách phục vụ, thái độ của
nhân viên, tiết mục biểu diễn,… Chúng tôi tập trung vào xây dựng thương hiệu mà nhà
hàng xây dựng là: “ Nhà hàng Eatclean – nhà hàng bảo vệ sức khỏe cho bạn với mức
giá hợp lý”.

2. Chiến lược cạnh tranh
2.1 Bố trí nhà hàng
Để tạo sự khác biệt với các nhà hàng khác, chúng tôi tập trung vào việc thiết kế
quán ăn cũng như đồ thất độc đáo nhưng không kém phần trang nhã phù hợp với tập
khách hàng tiềm năng là nhân viên văn phòng.
Nhà hàng gồm có các khu vực như sau:
a. Khu vực thanh toán gồm:
Diện tích khoảng 8m2, phục vụ vấn đề thanh toán, gồm 1 bàn thanh toán hóa, 3
bộ máy tính và 1 tủ để rượu nhỏ làm bằng gỗ, kê sát tường có trưng bày rượu và ảnh
chụp một số món ăn đặc trưng của nhà hàng.
b. Khu vực bếp nấu:
Rộng 80m2 gồm bếp nấu, bàn để thực phẩm chế biến ngay, các thiết bị chế biến
và lưu trữ thực phẩm,...
c. Khu vực ăn uống:
Khoảng 50 bộ bàn ghế với sức chứa gần 300 người, trang trí thêm một số phụ
kiện, tranh ảnh tạo cảm giác thoải mái và gần gũi với khách hàng.

d. Trang trí nhà hàng:
Trang trí phòng ăn bằng hệ thống đèn vàng trang trọng và ấm cúng. Viền tường
và các cột trụ được ốp bằng gạch nâu tạo phong cách dân dã cho nhà hàng.

18


Trên tường trang trí bằng những bức tranh sơn dầu về phố cổ, làng chài, hoặc các
sản vật lưu niệm. Mỗi bàn ăn sẽ được đặt 1 lọ hoa đẹp. Cửa sổ bằng kính, có viền gỗ,
rèm với màu vàng lúa chủ đạo trang trí.
Trong phòng có hệ thống điều hoà 2 chiều, giúp cho hệ thống không khí luôn
được trong lành và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho khách hàng
Dưới đây là một số hình ảnh đã được thảo luận và chọn làm phong cách của nhà
hàng Eatclean:
Hình 1: Tạo hình nhà hàng sang trọng, lịch sự phù hợp với dân công sở
Điểm nhấn của nhà hàng nằm ở sự đơn giản, không quá cầu kỳ nhiều họa tiết
nhưng lại khá độc đáo, dễ gây sự chú ý đối với khách hàng.

Nhà hàng còn nhận thêm các dịch vụ tạo không gian cho các ngày như: Tết,
Valentine, 08/03, 20/10… để khách hàng vừa có thể tận hưởng món ăn, vừa thư giãn
cùng gia đình, bạn bè, người thương….
Ví dụ như:

19


2.2 Biển hiệu
Thuê công ty TNHH quảng cáo Thanh Tâm
Văn phòng trụ sở: Số 6/37/155 đường Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: (04) 3767 6916 - 6655 5316 Hotline: 098.174.9960

Email:
Website: www.saokim.com.vn
Thiết kế biển hiệu với nội dung :
Tên nhà hàng : “Eatclean”
SĐT: Tel- 0123987564
Website :
Địa chỉ : Ngã ba Láng Hạ - Thành Công
Chi phí thiết kế và làm biển hiệu: 15 triệu đồng.
Kích cỡ : dài 7m x rộng 1m.

2.3 Chiến lược 4P
Sản phẩm(Product): Eatclean là thức ăn nhằm đáp ứng nhu cầu giảm cân hoặc
cung cấp năng lượng cho những ngày năng động và tràn đầy năng lượng gồm 18 món
ăn mặn và 10 món ăn chay dành cho 3 bữa sáng, trưa, tối.
20


Gía(Price): Eatclean được bán bằng với giá trên thị trường. Với mức giá như vậy
ở trung tâm là mức giá quá dễ để cạnh tranh.
Kênh phân phối(Place): Eatclean được bán online trong toàn khu vực TP Hà Nội
và các khu vực lân cận, đặc biệt là các khu trung tâm của Thành phố.
Chiêu thị(Promotinon):

 Hình ảnh : hộp cơm tiện lợi cũng những thức ăn phong phú đầy mau sắc thu
hút người nhìn.

 Khuyến mãi : Khách hàng sẽ được giảm giá 10% cho những ngày khai trương.
Ngoài ra combo tiết kiệm theo tháng với thực đơn khách hàng tự thiết kế khách hàng
sẽ tiết kiệm được 99k/tháng. Chương trình sinh nhật, các ngày lễ kỉ niệm. Đặc biệt khi
mua 5 phần trở lên khách hàng sẽ được giao hàng miễn phí tận nơi.


 Marketing trực tiếp : Cửa hàng có trang page hoạt động liên tục và đường dây
nóng để khách tiện oder hoặc phàn nàn, ý kiến trực tiếp.

2.4 Phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strengths): Mạng lưới phân phối rộng, địa điểm phù hợp; Sản
phẩm đa dạng chất lượng, giá cạnh tranh; Ban lãnh đạo có năng lực quản lý tốt; Đội
ngũ nhân viên, tiếp thị giàu kinh nghiệm
Điểm yếu (Weaknesses): Chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước; Hoạt
động marketing chủ yếu tập trung vào TP Hà Nội
Cơ hội (Opportunities): Đáp ứng được nhu cầu hiện nay của xã hội
với cường độ làm việc nhiều mà cần thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp
vệ sinh, an toàn và giá cả hợp lý; Sự phát triển của mạng xã hội ,
marketing online.
Thách thức (Threats): Ngày càng nhiều mô hình kinh doanh như Healthy-Food
mọc lên.

H. Phân tích tài chính dự án
Tóm tắt thông số dự án:
1. Mức đầu tư và vốn của dự án:
1.1.

Vốn đầu tư ban đầu gồm:

1.1.1. Vốn cố định:
Nội thất: 78,8 triệu đồng.
21


Thiết bị: 88,454 triệu đồng.

Chi phí thuê mặt bằng: 300 triệu đồng.
1.1.2. Vốn lưu động
Chi phí lương nhân công: 756 triệu đồng
Chi phí nghiên cứu, phát triển sản phẩm: 100 triệu đồng
Chi phí marketing: 100 triệu đồng.
Tổng vốn đầu tư: 667,254 triệu đồng.
1.2.

Nguồn vốn đầu tư gồm:
Vốn tự có: 367,254 triệu đồng.
(tương đương 55 % tổng vốn đầu tư ban đầu)
Vốn vay Ngân hàng thương mại: 300 triệu đồng
(tương đương 45% tổng vốn đầu tư ban đầu)

2. Chi phí sản xuất gồm:
 Chi phí biến đổi (biến phí) cho một đơn vị sản phẩm: 35.000 đồng
 Chi phí cố định về quản lý trong một năm: 756 triệu đồng.
 Khấu hao thiết bị trong thời gian 8 năm, giá trị thanh lý: 20 triệu đồng
 Khấu hao đều nội thất trong thời gian 8 năm, giá trị thanh lý: 25 triệu
đồng
3. Doanh thu:
 Công suất tiêu thụ dự kiến: tối đa 240 suất 1 ngày.
Năm thứ nhất đạt 75%, năm thứ hai đạt 85%, năm thứ 3 trở đi đạt
100%
 Giá bán dự kiến là: 65 – 75 nghìn đồng.
 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến: 20%
- Vốn lưu động ứng ra năm đầu là 250 triệu đồng, thu hồi vào cuối năm thứ 8.
- Chủ dự án dự định trả gốc vốn vay đầu tư ban đầu hàng năm trong 5 năm.
- Lãi suất tính toán cúa dự án: 12%
- Đời của dự án là 8 năm.


1. Vốn và nguồn vốn huy động của dự án
Chủ đầu tư: Lê Thị Nguyệt Minh (50% cổ phần), Nguyễn Thị Tình (40% cổ phần),
Phạm Anh Tuấn (10% cổ phần).
22


Năm hoạt động

Các nguồn vốn huy động

1

1. Vốn tự có

367,25
4

2. Vốn vay dài hạn

300

2

3

4

5


6

7

8

3. Vay ngắn hạn
4. Vốn tài trợ
667,25
4

Tổng cộng

2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định
Nhà hàng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tổng giá trị nội thất là
78,8 triệu đồng, của thiết bị là 88,454 triệu đồng.
Giá trị thu hồi của nội thất và thiết bị vào cuối năm thứ 8 thần lượt là 20 và 25
triệu đồng.
STT

Năm
Chỉ tiêu

1

2

3

4


1

Khấu hao nội thất

7,35

7,35

7,35

7,35

2

Khấu hao thiết bị

7,93

7,93

7,93

7,93

3

Tổng khấu hao

15,28


15,28

15,28

15,28

5

6

7

8

STT

Năm
Chỉ tiêu

1

Khấu hao nội thất

7,35

7,35

7,35


7,35

2

Khấu hao thiết bị

7,93

7,93

7,93

7,93

3

Tổng khấu hao

15,28

15,28

15,28

15,28

3. Kế hoạch trả nợ
Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 667,254 triệu đồng, trong đó vốn đi vay là
300 triệu đồng. Vay ngân hàng Techcombank với lãi suất 12%/năm. Trả đều gốc trong
23



5 năm đầu, tính lãi theo số dư gốc cuối các năm. Vốn lưu động hàng năm công ty ứng
trước 250 triệu đồng.
Năm hoạt động

STT

Chỉ tiêu

1

Trả gốc

2

Dư nợ gốc

3

Lãi vay

STT

Chỉ tiêu

1

Trả gốc


60

2

Dư nợ gốc

0

3

Lãi vay

7,2

0

300

1

2

3

4

60

60


60

60

240

180

120

60

36

28,8

21,6

14,4

Năm hoạt động
5

6

7

8

4. Dự trù doanh thu, chi phí của dự án

4.1 Dự trù doanh thu
a. Dự báo giá
Trung bình mỗi khách vào quán sẽ chi trả từ 65.000đ/người đến 75.000đ/người
cho một thực đơn ăn đầy đủ dinh dưỡng. Với giá thành trên, nhà hàng có thể cạnh
tranh bằng giá với các đối thủ khác trong khu vực.
Mức giá này là hoàn toàn phù hợp với thu nhập của dân văn phòng và chất lượng
của đồ ăn luôn đảm bảo mức tốt nhất.
b. Dự báo doanh số
Công suất hoạt động tối đa của nhà hàng trong cùng một thời điểm là có thể phục
vụ đồng thời 240 suất ăn mỗi ngày (bao gồm thực khách ăn tại quán và ship đồ ăn tận
nơi).
Ước tính số ngày hoạt động trong một năm của nhà hàng là 350 ngày.
c. Dự báo doanh thu

Doanh thu của nhà hàng được dự báo dựa trên dự báo về giá và doanh số:
STT

Chỉ tiêu/Năm

1

2
24

3

4


1


Tỷ lệ tiêu thụ so với
công suất thực tế (%)

75%

85%

100%

100%

2

Số người/ngày

180

204

240

240

Đơn vị tính: Nghìn đồng
3

Giá trung bình/người

75


75

75

75

4

Doanh thu tiêu thụ
sản phẩm/ngày

12.600

14.280

16.800

16.800

Doanh thu/năm

4.410.000

4.998.000

5.880.000

5.880.
000


STT

Chỉ tiêu/Năm

5

6

7

8

1

Tỷ lệ tiêu thụ so với
công suất thực tế (%)

100%

100%

100%

100%

2

Số người/ngày


240

240

240

240

Đơn vị tính: Triệu đồng
3

Giá trung bình/người

75

75

75

75

4

Doanh thu tiêu thụ
sản phẩm/ngày

16.800

16.800


16.800

16.800

Doanh thu/năm

5.880.000

5.880.000

5.880.000

5.880.
000

4.2 Xác định chi phí của dự án
a. Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Eat clean là một xu hướng mới du nhập vào Việt Nam không lâu, chưa phổ biến
đối với mọi người, vì vậy mức độ nhận diện cũng như có được sự am hiểu về thực đơn
eat clean còn khá mơ hồ. Do đó chưa thực sự tạo được lượng cầu ổn định từ phía
khách hàng. Bên cạnh đó, tính khoa học và sức khỏe của từng cá nhân trong chế độ ăn
uống lành mạnh luôn được đánh giá cao. Từ đó, việc nghiên cứu về thực đơn cũng như
khẩu phần ăn cho từng đối tượng thể trạng một cách bài bản là rất cần thiết.
Dựa trên các nghiên cứu và sản phẩm thực tế, khách hàng sẽ có cái nhìn thực tế
hơn về xu hướng eat clean, từ đó gia tăng xu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp.
Chi phí này sẽ bao gồm chi phí thuê chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, chi phí chế
biến, thử nghiệm, chi phí thuê mua các thiết bị chuyên dụng…
Tổng chi phí nghiên cứu thử nghiệm 100.000.000 VND
25



×