Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chủ nghĩa cảm thương trong Chinh phụ ngâm khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.65 KB, 90 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 8
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8
7. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1............................................................................................................... 10
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................................................... 10
1.1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm............................................................................. 10
1.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn .................................................................................... 10
1.1.2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”................................................................... 11
1.2. Khái quát chung về chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc ............. 14
1.2.1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa cảm thƣơng........................................................... 14
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX ................ 14
1.2.1.2. Vai trò của chủ thể con ngƣời trong đời sống ................................................ 18
1.2.1.3. Trào lƣu văn học chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX ......... 21
1.2.2. Hành trình tiếp nhận chủ nghĩa cảm thƣơng trong “Chinh phụ ngâm khúc” ..... 22
1.2.3. Bƣớc đầu tiếp cận chủ nghĩa cảm thƣơng trong văn học Việt Nam................... 27
CHƢƠNG 2............................................................................................................... 30
CHỦ NGHĨA CẢM THƢƠNG TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC .................... 30
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ................................................................... 30
2.1. Tác giả và độc giả xót thƣơng, đồng cảm ............................................................ 30
2.1.1. Xót thƣơng con ngƣời trong xã hội đƣơng thời................................................. 31
2.1.2. Xót thƣơng tình cảnh của nhân vật trữ tình....................................................... 33
2.2. Nhân vật tự thƣơng mình .................................................................................... 40
2.2.1. Thƣơng mình không đƣợc sống theo lẽ tự nhiên............................................... 40
2.2.2. Thƣơng mình phải trải qua những đớn đau trong tâm hồn bởi đã từng mê lầm . 47
CHƢƠNG 3............................................................................................................... 63




CHỦ NGHĨA CẢM THƢƠNG TRONG CHINH PHỤ NGÂM KHÚC NHÌN TỪ
PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN.................................................................................... 63
3.1. Thể thơ và ngôn ngữ ........................................................................................... 63
3.1.1. Thể thơ song thất lục bát .................................................................................. 63
3.1.2. Ngôn ngữ ......................................................................................................... 67
3.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật ................................................ 69
3.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua những hành động, cử chỉ thừa ..................... 69
3.2.2. Miêu tả sự đau xót trong tâm lí nhân vật thông qua ngoại cảnh ........................ 70
3.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua thời gian và không gian nghệ thuật ................. 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 78
Phụ lục 1: Những cặp thơ song thất có hình thức tƣơng ứng ...................................... 81
Phụ lục 2: Những câu thơ bát có hình thức tƣơng ứng................................................ 83
Phụ lục 3: Những câu thơ chứa từ ngữ thể hiện nội tâm ngƣời chinh phụ ................... 83


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Vấn đề con ngƣời đã, đang và mãi là điểm thu hút, quan tâm của giới nghiên
cứu phê bình văn học. Con ngƣời trong văn học ẩn hiện dƣới lớp màn của thời gian, sự
thăng trầm của lịch sử, chịu chi phối của những cảm quan văn hóa thời đại. Ngoài
phản ánh hiện thực, văn học còn có khả năng phản ánh một cách kì diệu những điều
mắt không thể thấy, tai không thể nghe, tay không thể cầm, những điều chỉ có thể cảm
nhận bằng trái tim đầy nhân văn, đó là tâm trạng, cảm xúc, khát vọng chân chính…của
con ngƣời. Điều này thể hiện ở ý thức: đấu tranh đòi quyền sống; sự cảm thông, chia
sẻ với những kiếp ngƣời bất hạnh; lên án và tố cáo xã hội bất công, ngang trái.
Nhờ vỏ chất liệu ngôn từ, văn học đã đi sâu vào lý giải con ngƣời ở gần nhƣ
đầy đủ các ngõ ngách, các phƣơng diện. Trong đó, con ngƣời dƣới chế độ thống trị hà

khắc với thân phận đau khổ, bất hạnh đã trở thành một mạch nguồn mạnh mẽ trong
dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là một trong những biểu hiện rõ nét nhất của chủ
nghĩa nhân văn trong văn học mọi thời kì.
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đã đạt đến đỉnh
cao của chủ nghĩa nhân văn thời trung đại. Đó là khi, số phận, cảm xúc của con ngƣời,
đặc biệt là ngƣời phụ nữ trở thành mối quan tâm chính trong các sáng tác văn học. Một
biểu hiện có chiều sâu của chủ nghĩa nhân văn giai đoạn này là chủ nghĩa cảm thƣơng.
Nó góp phần chạm khắc nên một diện mạo đặc biệt và mở đƣờng đi vào quỹ đạo hiện
đại cho nền văn học đƣơng thời.
Nhắc đến những sáng tác nổi bật trong giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX, giai đoạn
thể hiện rõ nét nhất chủ nghĩa cảm thƣơng không thể không nhắc tới Chinh phụ ngâm
khúc của tác giả Đặng Trần Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm1. Nghiên cứu Chinh phụ
ngâm khúc, ta dƣờng nhƣ thấy đƣợc số phận, tâm trạng của cả một lớp ngƣời, một thời
đại. Bên cạnh đó, Chinh phụ ngâm khúc còn là khúc ngâm đầy ai oán, não nề, sầu tủi,
rất tiêu biểu cho những biểu hiện của chủ nghĩa cảm thƣơng trong giai đoạn này. Đề
1

Có nhiều ý kiến cho rằng bản diễn Nôm hiện hành của Phan Huy Ích nhƣng chúng tôi thống nhất theo quan
điểm bản diễn Nôm hiện hành của Đoàn Thị Điểm bởi ba lí do: hoàn cảnh của Đoàn Thị Điểm tƣơng đồng với
ngƣời chinh phụ trong khúc ngâm; lời văn mƣợt mà đằm thắm nhƣ của một ngƣời phụ nữ; bài tựa cuốn Chinh
phụ ngâm khúc sớm nhất in năm 1902 Vũ Hoạt viết: "Nhớ xƣa Đặng tiên sinh làm ra sách ấy Đoàn phu nhân
diễn ra quốc âm".


tài: Chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc là một góc nhìn giúp chúng
ta nhận ra một trong những nét đặc sắc của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ
XVIII – đầu thế kỉ XIX. Đồng thời, là một kênh tham khảo thiết thực đối với công tác
nghiên cứu, giảng dạy nội dung nhân đạo một cách sâu sắc, chính xác hơn trong nhà
trƣờng phổ thông
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Chủ nghĩa cảm thƣơng trong văn học Việt Nam là vấn đề khá mới, chƣa có
nhiều nhà khoa học nghiên cứu trực tiếp. Tuy nhiên, trong một số những đề tài, chuyên
luận, giáo trình, chúng tôi cũng nhận thấy ít nhiều các nhà nghiên cứu đã chạm tới vấn
đề này nhƣng chƣa thực sự sâu sắc. Có thể kể tới một số công trình sau:
Lý luận và thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtin không chỉ bàn đến sự lây nhiễm
của tiểu thuyết đối với thơ ca mà còn đƣa đến những nhận định về: “Sự thay đổi định
hƣớng trong thời gian và thay đổi khu vực xây dựng hình tƣợng không bộc lộ ở đâu
sâu sắc và cơ bản bằng việc xây dựng hình tƣợng con ngƣời trong văn học” [17; 67] và
“Con ngƣời luôn vƣợt lên trên mọi thân phận, mọi cảnh huống” [17; 71]. Vấn đề con
ngƣời, thân phận đƣợc đề cập đến nhƣng ở mức độ khái quát.
Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX [12],
tác giả Nguyễn Lộc cho rằng, đặc trƣng cơ bản có tính lịch sử của văn học đƣơng thời
là sự khám phá ra con ngƣời và khẳng định những giá trị chân chính của con ngƣời.
Đồng thời, tác giả nêu ra: “Giải phóng tình cảm là nội dung chủ yếu của văn học chữ
Nôm, đồng thời là vấn đề trọng tâm của trào lƣu nhân đạo trong văn học giai đoạn”
[12; 63]. Có thể thấy, trong cuốn giáo trình này, giá trị nhân văn của văn học trung đại
đƣợc đánh giá cao, tuy nhiên, vấn đề chủ nghĩa cảm thƣơng chƣa đề cập đến độ sâu.
Cùng với tác giả Nguyễn Lộc, có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá trị nhân
đạo của văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Có thể kể đến nhƣ: Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX [13] của tác giả Nguyễn Lộc; Văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX [18] của Trần Nho Thìn. Giáo trình văn học trung đại Việt
Nam (2 tập) của Lã Nhâm Thìn (chủ biên) [30]…
Trong công trình nghiên cứu Mô hình tự sự và chủ nghĩa cảm thương trong
Truyện Kiều [27] của tác giả Trần Đình Sử, ông đã bƣớc đầu chỉ ra đƣợc cách hiểu,
lịch sử hình thành và một số biểu hiện của chủ nghĩa cảm thƣơng trong Truyện Kiều.


Đây là một kênh tham khảo quý báu giúp chúng tôi tiếp cận lí luận chủ nghĩa cảm
thƣơng. Tuy nhiên đối tƣợng nghiên cứu của hai công trình là khác nhau.
Chinh phụ ngâm khúc từ khi ra đời đã trở thành sự quan tâm của không ít nhà

nghiên cứu. Có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Chinh phụ ngâm khúc trên
nhiều phƣơng diện. Nhóm tác giả cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3) [33] cũng
đã trình bày tƣơng đối đầy đủ các vấn đề xoay quanh tác phẩm từ tác giả, dịch giả, đề
tài cho đến nội dung, nghệ thuật của Chinh phụ ngâm khúc. Tác giả Phạm Luận trong
cuốn Văn học Việt Nam cũng đã nghiên cứu về Chinh phụ ngâm khúc, trong đó đƣa ra
kết luận: “Chinh phụ ngâm khúc là câu chuyện tâm tình của ngƣời vợ có chồng đi
chiến trận” [28; 52]. Bên cạnh đó, trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII
– nửa đầu thế kỷ XIX, các tác giả Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận đã
trình bày tổng hợp các tri thức về Chinh phụ ngâm khúc trong chƣơng Tiếp đến phải
kể đến cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm của Đặng Thai Mai
[31]. Trong đó, tác giả không những khái lƣợc những tri thức tổng quát về tác phẩm
mà còn gợi mở ra những hƣớng hiểu, hƣớng cảm về Chinh phụ ngâm khúc.
Trong cuốn Việt Nam Văn học nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX, Nguyễn
Lộc [12] trong chƣơng 2 thuộc phần thứ 2 của cuốn sách đã tổng hợp tri thức về Chinh
phụ ngâm khúc đồng thời có những chú giải mới mẻ về tác phẩm.
Nhìn chung bàn về Chinh phụ ngâm khúc đã có nhiều công trình quan tâm,
song vấn đề chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc thì các nhà nghiên cứu
mới chỉ đề cập tới một số khía cạnh, phƣơng diện nào đó. Ở đây, chúng tôi xin đƣợc
giới thiệu một số bài viết tiêu biểu, liên quan gần gũi đến vấn đề mà chúng tôi đang
quan tâm nghiên cứu.
Các tác giả đi theo hƣớng nghiên cứu nội dung đã nhìn nhận xem xét
tác phẩm dƣới nhiều góc độ khác nhau và các quan điểm có sự phát triển
theo thời gian. Trƣớc năm 1945, cách phê bình đánh giá theo truyền thống
Nho giáo vẫn chi phối đến cách nhận hiểu tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
Xuất phát từ quan điểm “văn dĩ tải đạo”, các nhà nghiên cứu giai đoạn này ít
quan tâm đến yếu tố cá tính, cá nhân trong văn học, nhìn thấy đằng sau tác
phẩm văn học không phải là một cá tính sáng tạo cụ thể mà chỉ nhận xét
tác phẩm chủ yếu trên phƣơng diện luân lý. Nguyễn Đỗ Mục (1941) đã
đánh giá: “Khúc ngâm này chẳng những quý về phƣơng diện văn chƣơng



mà còn đáng quý về phƣơng diện luân lý nữa... một ngƣời đàn bà đang khi
vắng chồng hàng bao nhiêu năm mà vẫn giữ trọn đƣợc các bổn phận trong
gia đình nhƣ thế phỏng có phải là cái gƣơng quý báu đáng soi ở cõi Á Đông này
không” [20; 7].
Sau 1945, cái nhìn đã có phần sâu sắc hơn: Chinh phụ đại diện cho
một hạng phụ nữ bậc trung không đủ cƣơng nghị để chịu đựng âm thầm
mà có đủ can đảm để lo tròn gia đạo, treo cao cái gƣơng hiếu – hạnh, trung – trinh của
ngƣời dân yêu nƣớc, ngƣời vợ thƣơng chồng, ngƣời con thờ mẹ, ngƣời mẹ nuôi con
[24; 98]. Tác giả Tạ Văn Ru (1953) đã viết: “Khúc ngâm giãi bày một tình yêu thiết
tha

của

ngƣời

chinh

phụ,

một

tình

yêu

sâu

xa


bền

chặt

đầy

hy

sinh, tƣợng trƣng cho tấm lòng của tất cả những ngƣời thiếu phụ biết thủ
tiết” [25; 10]. Bàn về nội dung phản chiến lại có nhận định: “Tƣ tƣởng oán ghét
chiến tranh vẫn bao trùm lên cả khúc ngâm, oán ghét các thứ chiến tranh
do giai cấp chính trị gây nên để thực hiện mục đích xâm lƣợc, để đàn áp nhân
dân trong nƣớc” [3; 14]. Cũng nói về nội dung này, Đặng Thanh Lê đã viết: “Chiến
tranh phong kiến đã dày xéo hạnh phúc gia đình và chủ yếu là hạnh phúc lứa đôi của
cặp vợ chồng trẻ… trong những ngày đằng đẵng cách xa, tâm trạng
ngƣời chinh phụ cũng trải qua những diễn biến phức tạp, luyến tiếc, nhớ
nhung, buồn rầu, lo lắng, dằn dỗi, ƣớc mơ… nhƣng tất cả mọi tâm trạng ấy
xoay một nỗi niềm sâu kín nhất: Đấy là lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi”
[15; 56].
Năm 1994, nhóm tác giả Lƣơng Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang,
Nguyễn Lộc đã nói: “Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi
của thời đại là tiếng nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hoà bình
của nhân dân” [5; 27].
Đến năm 1997, nhóm tác giả cuốn Về con người cá nhân trong văn
học cổ Việt Nam đã có những đánh giá sâu sắc: “Chinh phụ ngâm khúc khúc
của Đặng Trần Côn (Bản Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm (Bản dịch Nôm
hiện hành) tập trung biểu hiện khát vọng đƣợc hƣởng hạnh phúc tuổi trẻ,
cái phần vật chất nhất của con ngƣời” và “Trong toàn bộ khúc ngâm,
duyên đôi lứa là niềm thiết tha nhất. Bao nhiêu chờ mong, khắc khoải đều
tập trung vào nỗi lo sợ “tuổi xuân lỡ thì”. Tất cả đều cho thấy một cá nhân



vật chất trần thế duy nhất đang đƣợc ý thức, mọi huyễn hoặc siêu nhiên
đều đáng ngờ. [26; 166, 167].
Nguyễn Lộc thì lại cho rằng: “Vấn đề trung tâm đặt ra trong khúc
ngâm suốt từ đầu đến cuối là mâu thuẫn chiến tranh với cuộc sống của con
người, với hạnh phúc lứa đôi… Gạt đi phần phô trương, đầy màu sắc phong
kiến, dấu vết mặt bảo thủ trong thế giới quan của nhà thơ, chúng ta vẫn có
thể nhận ra ngay ở đây không phải có cái gì khác mà chính là một khát vọng
thiết tha, giản dị của đôi lứa thanh niên chán ghét chiến tranh, muốn sống
mãi bên nhau trong hoà bình, trong tình yêu và hạnh phúc” [13; 150].
Sang những năm đầu thế kỷ XXI, các vấn đề xoay quanh Chinh phụ
ngâm vẫn thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ngô Văn
Đức (2002) đã viết: “Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm là vấn đề hạnh
phúc… Hạnh phúc đích thực đáng quý nhất chính là tình yêu đôi lứa trong
sự hoà hợp tôn trọng lẫn nhau, là hạnh phúc tuổi trẻ được quan niệm như
một quan niệm tự nhiên, thiêng liêng nhất của con người mà tạo hoá đã
ban cho nó” [7; 15].
Dƣơng Quảng Hàm (2002) trong Việt Nam văn học sử yếu lại viết: “Lời than
vãn của một người đàn bà còn trẻ tuổi mà chồng đi lính xa không
về. Cảnh ly biệt, tình nhớ thương, nỗi lo cho chồng phải xông pha trận
mạc, nỗi buồn cho mình phải lẻ loi lạnh lùng, bao nhiêu tâm sự của một
người thiếu phụ vắng chồng mà biết thủ tiết được tỏ rõ cả ra” [10; 310]. Trong cuốn
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, Nguyễn Lộc lại một lần
nữa khẳng định về tiếng nói phản chiến trong tác phẩm: “Chinh phụ ngâm là một tác
phẩm tố cáo chiến tranh phong kiến một cách thống thiết nhất, chân thành nhất, do đó
mà rung động lòng người nhất” [16; 170].
Nhƣ vậy, các tác giả nghiên cứu về Chinh phụ ngâm khúc đã lí giải tác phẩm
một cách sâu và kĩ trên cả hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật nhƣng chƣa có một
công trình nào đặt Chinh phụ ngâm khúc vào chủ nghĩa cảm thƣơng và nghiên cứu nhƣ

một đối tƣợng chuyên biệt. Tuy nhiên, đây là những gợi ý quý báu để chúng tôi vận
dụng, tiếp cận chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc một cách có hệ
thống và cụ thể nhất.


3. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài chỉ ra hệ thống cơ sở lí luận về chủ nghĩa cảm thƣơng, một biểu hiện cụ thể
của chủ nghĩa nhân đạo để giúp các nhà nghiên cứu sau có cơ sở vận dụng vào việc
nghiên cứu cũng nhƣ phân tích, lí giải tác phẩm.
- Đề tài chỉ ra đƣợc những biểu hiện của chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm
khúc trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó giúp ngƣời đọc có thêm một
cách tiếp cận mới mẻ và sâu sắc về khúc ngâm.
- Kết quả của đề tài nêu đƣợc những đóng góp của chủ nghĩa cảm thƣơng trong quá
trình đa dạng hóa chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam. Đồng thời, cung cấp
thêm một cơ sở lí luận để giáo viên phổ thông ứng dụng vào việc dạy học chủ nghĩa
nhân đạo trong nhà trƣờng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về cơ sở lí luận của chủ nghĩa cảm thƣơng, vị trí của chủ nghĩa cảm thƣơng
trong dòng chảy văn học Việt Nam.
- Soi chiếu và chỉ rõ một số biểu hiện cụ thể nhất của chủ nghĩa cảm thƣơng trong
Chinh phụ ngâm khúc.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc.
- Phạm vi nghiên cứu: những biểu hiện của chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ
ngâm khúc trên hai phƣơng diện nội dung và nghệ thuật.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu…
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khác thƣờng sử dụng trong hoạt động
nghiên cứu khoa học.


7. Bố cục đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung đề tài chủ yếu
tập trung ở các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc nhìn từ phƣơng diện
nội dung
Chƣơng 3: Chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc nhìn từ phƣơng thức
thể hiện


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay thuộc phƣờng
Nhân Chính, quận Thanh Xuân) Hà Nội. Ông sống khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông
đỗ Hƣơng cống, từng làm các chức Huấn đạo, Tri huyện, cuối đời nhận chức Ngự sử
đài chiếu khám thời Lê – Trịnh. Tác phẩm nổi tiếng nhất ông để lại là Chinh phụ
ngâm khúc.
Trong Tang thương ngẫu lục [9], Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết về Đặng
Trần Côn nhƣ sau: “Trong khoảng trƣờng ốc, văn chƣơng ông tiếng lừng thiên hạ”
[9;18]. Ông đƣợc biết đến là ngƣời học rộng, tài ba, tính tình phóng túng, không lệ
thuộc vào việc thi cử. Trong dân gian lƣu truyền câu chuyện về đức hiếu học, chăm chỉ
của ông nhƣ sau: Ấy là khi chúa Trịnh Giang mắc căn bệnh lạ sợ ánh sáng, nên kinh
thành tối đến cấm lửa rất ngặt. Ông đã đào hầm trong nhà, đốt đèn để đọc sách, không

bỏ bễ lúc nào.Bên cạnh đó, Đặng Trần Côn cũng là ngƣời phóng khoáng, ƣa tự do nên
không gắn bó với con đƣờng khoa cử, không thiết tha lắm với chốn quan trƣờng, ông
chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi lui về chốn quê nhà. Chính bởi nét tính cách này
mà Đặng Trần Côn dƣờng nhƣ đã thoát khỏi tƣ tƣởng văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí
của văn học trung đại mà hƣớng tới phản ánh vấn đề mới mẻ: số phận con ngƣời, đặc
biệt là ngƣời phụ nữ. Chinh phụ ngâm khúc đƣợc sáng tác bởi một con ngƣời giàu lòng
cảm thông, giàu lòng nhân đạo nhƣ vậy.
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí [2] cho biết: Chinh phụ
ngâm khúc do Hƣơng cống Đặng Trần Côn soạn. Nhân đầu đời Cảnh Hƣng (1740 1786) có việc binh, ngƣời ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra. Cũng
những năm này, các cuộc nổi dậy của nhân dân bùng lên mạnh mẽ chƣa từng thấy và
lan rộng khắp xã hội Đàng Ngoài. Phong trào quật khởi của đông đảo quần chúng bị
áp bức đã khơi dậy một luồng tƣ tƣởng mới trong giới trí thức và sau đó trở thành tƣ
tƣởng chủ đạo trong văn chƣơng một thời. Đó là tƣ tƣởng về quyền sống, quyền
hƣởng hạnh phúc của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ - đối tƣợng chịu nhiều bất
công nhất. Chinh phụ ngâm khúc là tiếng vang của tƣ tƣởng ấy trong văn học.


1.1.2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”
Về nguồn gốc của thể loại ngâm khúc, theo tác giả Ngô Văn Đức: “Ngâm,
Khúc cùng với Oán, Thán, Vãn, Ca, Hành, Từ đều có nguồn gốc từ thư tịch cổ Trung
Hoa. Chúng là các thể văn trong Dân ca – Nhạc phủ thời Lưỡng Hán. (206 trước công
nguyên – 220 sau công nguyên). Lục triều (220 - 581). Các thể tài này rất gắn bó với
âm nhạc nên thường được viết bằng các thể thơ cổ phong hoặc cổ thể, âm điệu thường
buồn” [8;9]. Chính vì thế, ngâm khúc là thể thơ đã có truyền thống dùng để diễn tả
cảm xúc buồn thƣơng của nhân vật trữ tình.
Đến thế kỉ 18 ở nƣớc ta, cùng với sự phát triển của văn học chữ Nôm, thể thơ
song thất lục bát (thể thơ có âm điệu buồn và rất giàu tính nhạc, phù hợp diễn tả tâm
trạng buồn rầu đau đớn) và dòng cảm hứng nhân đạo, thể ngâm khúc mới thực sự trở
thành một thể loại của văn học dân tộc, chuyên chở tâm hồn Việt trong một hình thức
đậm đà bản sắc Việt Nam. Điểm giao hòa trong nội dung của tất cả các khúc ngâm là

thể hiện tâm trạng bi kịch của nhân vật trữ tình. Thể loại này cũng có hình thức thƣờng
gặp là thể thơ song thất lục bát chữ Nôm. Đặc điểm của chúng là có các câu song thất
xen câu lục bát, vần trắc kết hợp vần bằng, vần chân xen vần lƣng khiến âm điệu câu
thơ xoắn xuýt, kéo dài, thích hợp với việc diễn tả tâm trạng triền miên.
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn ra đời vào khoảng 1741, là một trong
những tác phẩm sớm khẳng định vị trí của thể loại ngâm khúc trong tiến trình văn học
Việt Nam. Sự thành công của tác phẩm, không những do nội dung lâm li tha thiết, hình
thức đẹp đẽ, mƣợt mà, mà còn do tính độc đáo của tác phẩm. Lần đầu tiên độc giả thấy
trong văn chƣơng nƣớc mình có một thi phẩm đẹp, dài hơi đến thế, diễn tả nghìn tâm
trạng của ngƣời phụ nữ đằng đẵng chờ chồng đi chiến trận. Văn tài của Đặng Trần
Côn là ở chỗ ông đã thực sự “nhập thân” vào nhân vật ngƣời chinh phụ để biểu hiện
thế giới tâm hồn nàng.
Kết cấu của Chinh phụ ngâm khúc dựa trên mạch vận động tâm trạng của ngƣời
chinh phụ: từ chỗ hy vọng chồng đeo đƣợc ấn phong hầu, vinh quy bái tổ đến sự đau
buồn trong mỏi mòn chờ mong, đến khi tin chồng cứ ngày một xa vắng, ngƣời chinh
phụ rơi vào tuyệt vọng. Nếu dừng lại ở đó thì tâm trạng của nhân vật trữ tình có phần
khá đơn điệu. Từ chỗ tuyệt vọng, Đặng Trần Côn đƣa vào những tác động từ ngoại
cảnh, từ tâm cảnh khiến trái tim tƣởng nhƣ héo úa của ngƣời chinh phụ lại phập phồng
những hy vọng hạnh phúc và tiếp tục một vòng luẩn quẩn không hồi dứt của tâm trạng


đau buồn triền miên. Những câu thơ đầu tiên của Chinh phụ ngâm khúc vẽ nên cảnh
chia ly của cặp vợ chồng trẻ: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ
chiếu chăn/ Đoái trông theo đã cách ngăn/ Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh”.
Cả phần một là tâm trạng sầu muộn, xót xa của ngƣời chinh phụ với những hoài niệm
về quá khứ hạnh phúc. Sau khi tiễn chồng ra trận, ngƣời chinh phụ trở về phòng khuê
với muôn nghìn cung bậc tâm trạng, và hầu hết là nỗi sầu không biết sẻ cùng ai “Đèn
có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Nhƣ vậy, nội dung
phần hai nói về tâm trạng đau buồn, bi thiết với thực tại lẻ loi, cô đơn. Khi tin chồng
cứ mãi vắng biệt, tâm trạng ấy lại trở nên tuyệt vọng bởi nỗi buồn quen thuộc nhƣ bữa

ăn giấc ngủ “Sầu chất nặng hãy chồng làm gối/ Muộn chứa đầy hãy thổi làm cơm”.
Nhƣng ngƣời chinh phụ vẫn giữ hy vọng dù rất đối mong manh về ngày đoàn tụ.Bởi
thế, kết cấu của tác phẩm dù chia làm ba phần nhƣng cảm xúc chủ đạo vẫn là nỗi buồn.
Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm văn học thực thụ, chính bởi thế, nó mang
trong mình giá trị nội dung sâu sắc, thấm thía và giá trị nghệ thuật phong phú, lôi
cuốn. Theo tác giả Trần Nho Thìn: “Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm khúc do
tác động kết hợp của ba nguồn cảm hứng khác nhau: a, thân phận thực tế của những
người chinh phu, chinh phụ trong các cuộc chiến tranh qua nhiều thế kỷ, nhất là các
cuộc nội chiến đương thời, đã làm kết tinh lại trong cảm xúc của thi nhân về thân
phận người lính và người vợ lính; b, cảm hứng đem lại từ mảng thi ca Trung Quốc về
“chinh phụ oán” vốn rất phong phú kể từ Nhạc phủ đời Hán đến thi ca đời Đường; c,
nhu cầu tìm kiếm những hình thức biểu hiện nội tâm mới: khi tiếp nhận ảnh hưởng của
thơ, từ, nhạc phủ Trung Quốc về đề tài khuê oán thì xét về mặt diễn ngôn và thể loại,
truyền thống của các văn nhân nam giới Trung Quốc hư cấu giọng nữ nhân vật nữ sẽ
tự giác hay bất tự giác tác động đến việc hư cấu giọng chinh phụ ở Đặng Trần Côn.
Và đến lượt nó, thể ngâm khúc ra đời đã mở ra một hướng sáng tác thi ca mới, trên cơ
sở của quan niệm giới mới mẻ, giải thoát cho thi ca Việt Nam với thể thơ Đường luật
đến lúc đó dường như đã được khai thác cạn kiệt các khả năng biểu hiện nội tâm con
người” [31;427-428].
Về nội dung, Chinh phụ ngâm khúc là lời của một ngƣời vợ có chồng tham gia
cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xƣớng. Tác phẩm kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn
buồn tủi phải xa chồng. Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và
nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi ngƣời tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng


chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đƣờng phò vua giúp nƣớc, ra đi với quyết
tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và
cƣỡi con ngựa sắc trắng nhƣ tuyết.
Cuộc tiễn đƣa lƣu luyến kết thúc, ngƣời chinh phụ trở về khuê phòng và tƣởng
tƣợng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh "lẫm

liệt" của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp
về số phận của chồng giữa chiến trƣờng khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ
khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng.
Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh
của ngƣời chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và
ngƣời chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó
là tâm trạng "trăm sầu nghìn não" khi ngƣời chinh phụ quanh quẩn trƣớc hiên, sau
rèm, vò võ dƣới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán
chƣờng khi tìm chồng trong mộng nhƣng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng
mong tìm chút an ủi nhƣng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng
chim muông, cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng, chán chƣờng và tuyệt vọng, ngƣời
chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu
mong đƣợc sống hạnh phúc cùng chồng.
Kết thúc khúc ngâm, ngƣời chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng
trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, đƣợc nhà vua ban thƣởng và cùng nàng
sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.
Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm dài mở đầu cho nền văn học cổ điển nƣớc
ta. Nó cũng là một trong những tác phẩm mở đƣờng cho việc miêu tả tâm lí nhân vật
sâu sắc sau này. Ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ điêu luyện, trong sáng, nhiều
màu sắc, giàu gợi tả, mang dấu ấn của thi pháp trung đại với lí tƣởng thẩm mĩ trung
đại rất trau chuốt nhƣng lại gần gũi với tâm hồn Việt Nam. Khúc ngâm cũng đánh dấu
sự trƣởng thành vƣợt bậc của văn học, là dấu hiệu và bằng chứng của trình độ ngôn
ngữ phát triển khá cao, là sự sáng tạo thông minh trong quá trình tiếp thu tiếng nƣớc
ngoài và chế biến lại trên cơ sở dân tộc.


1.2. Khái quát chung về chủ nghĩa cảm thương trong Chinh phụ ngâm khúc
1.2.1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa cảm thương
1.2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Đoàn Thị Thu Vân, Lê Trí Viễn, Lê Thu

Yến, Lê Văn Lực, Đoàn Văn Phúc, thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn khủng hoảng sâu
sắc và dữ dội của những mâu thuẫn chất chứa từ lâu trong lòng xã hội phong kiến Việt
Nam. Sách Lịch sử Việt Nam [33] nhận định: Một cuộc khủng hoảng trong toàn bộ cơ
cấu của xã hội phong kiến bắt đầu diễn ra ở Đàng Ngoài từ đầu thế kỉ XVIII. Khởi đầu
từ những ông vua “khoanh tay rũ áo” nhƣ Lê Dụ Tông, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông,
Lê Hiển Tông, những ông chúa ăn chơi hƣởng lạc nhƣ chúa Trịnh Cƣơng, Trịnh
Giang, Trịnh Sâm cho đến năm 1789, phong trào Tây Sơn – Nguyễn Huệ nổ ra với sức
mạnh chƣa từng thấy đã đập tan tập đoàn vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, đánh đuổi quân xâm lƣợc Xiêm, Thanh, thống nhất đất nƣớc.
Rồi triều đại Tây Sơn kéo dài đƣợc 14 năm. Sau đó, năm 1802, nhà Nguyễn dựa vào
thế lực bọn địa chủ và sự giúp sức của nƣớc ngoài đã lật đổ triều đại Tây Sơn còn non
yếu, dựng nên một chính quyền phong kiến cực kì phản động so với nhà Lê trƣớc đó.
Chế độ phong kiến Việt Nam sau khi phát triển đến đỉnh cao nhất dƣới triều Lê
Thánh Tông (XV) thì dần dần đã đi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái. Đồng thời,
nội chiến phong kiến Lê – Mạc (1545 – 1592), Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672) đã phá
hoại nghiêm trọng sự thống nhất đất nƣớc.
Sang thế kỉ XVIII, nội chiến phong kiến không còn, nhƣng thỉnh thoảng cũng
có một vài mâu thuẫn đáng kể giữa hai tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, hoặc ngay
trong nội bộ họ Trịnh cũng có những lục đục tranh quyền đoạt vị. Đàng Trong nạn
quyền thần Trƣơng Phúc Loan cũng gây chém giết đổ máu không ít. Do đó mà đất
nƣớc không nơi đâu yên ổn.
Vua chúa thế kỉ này chỉ biết ăn chơi hƣởng lạc, xây dựng nhiều hành cung nguy
nga, tuyển nhiều cung tần mĩ nữ. Vua thì tuy không nổi tiếng độc ác đa dâm nhƣ thời
Lê Tƣơng Dực, Lê Uy Mục nhƣng “quanh năm suốt tháng chỉ biết khoanh tay rũ áo
làm trò mua vui bên đám cung nữ” [23]. Còn chúa thì không còn oai phong lẫm liệt
nhƣ Trịnh Kiểm ngày nào giúp vua khôi phục cơ nghiệp mà chỉ biết vùi đầu vào sự ăn
chơi hƣởng lạc: “Trịnh Giang thích chơi bời, cung quán chùa chiền xây dựng liên


tiếp… Sâm dần dần sinh ra xa xỉ kiêu căng, cung tần thị nữ kén vào rất nhiều, ngày

đêm mặc sức mua vui không còn e lệ gì nữa.” [23]
Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, giai cấp phong kiến càng trở nên phản
động. Thời đại những anh hùng dân tộc nhƣ Lí Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Lê
Lợi…đã qua rồi. Ở giai đoạn này xuất hiện một Lê Chiêu Thống đang tâm rƣớc giặc
ngoại xâm về giày xéo quê hƣơng đất nƣớc. Chƣa bao giờ, bọn cầm quyền phong kiến
lại vô sỉ nhƣ lúc này: vua không ra vua, chúa không ra chúa, quan không ra quan, lính
không ra lính.
Trong lĩnh vực giáo dục, thi cử, thời kì này cũng thật tệ hại. Trƣớc đây chế độ
khoa cử vốn đƣợc coi trọng vì đó là cách để chọn ngƣời tài ra gánh vác việc nƣớc.
Nhƣng từ năm Cảnh Hƣng thứ 11 (1750), đời vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Sâm,
do chiến tranh liên miên từ những thế kỉ trƣớc nên ngân khố kiệt quệ, triều đình thiếu
tiền nên có lệ mua quan bán tƣớc. Họ Trịnh đặt ra lệ “cứ tứ phẩm trở xuống, ai nộp
600 quan thì đƣợc thăng chức một bậc. Còn những ngƣời chân trắng mà nộp 2800
quan thì đƣợc bổ tri phủ, 1800 quan thì đƣợc bổ tri huyện” [34; 55] .Có thể thấy, xã
hội giai đoạn này là xã hội đồng tiền, kẻ có tiền lên ngôi cai trị, ngƣời có đạo đức, tài
năng nghiễm nhiên bị xem thƣờng nên mọi mặt trong đời sống xã hội đều suy thoái
trầm trọng. Quan lại thì xu nịnh, tàn bạo, trở thành tai họa cho dân, nhũng nhiễu và
đáng sợ nhất là bọn hoạn quan: Trong triều đình và phủ chúa có đến bốn năm trăm
hoạn quan. Bọn chúng ngạo mạn hách dịch và phi lí đến nỗi cả nƣớc đều căm ghét,
ghê tởm cũng nhƣ kinh sợ chúng.
Trong giai đoạn này, giai cấp phong kiến cũng đã xuất hiện những tên bạo chúa
khét tiếng nhƣ Trịnh Giang, Trịnh Sâm, những ông vua độc ác nhƣ Gia Long, những
tên cận thần tham lam vô sỉ nhƣ Trƣờng Phúc Loan, Lê Quýnh, những hoàng thân dâm
ô xảo trá nhƣ Đặng Mậu Lân… Đặc biệt, sự tồn tại song song của cung vua và phủ
chúa đã cắt nghĩa đƣợc sự thoái hóa nghiêm trọng của giai cấp phong kiến. Đó là sự
bất lực của vua Lê và sự chiếm quyền của họ Trịnh. Sử chép rằng, con trai vua Lê
Hiển Tông là Lê Duy Vĩ (cha của Lê Chiêu Thống) có hiềm khích với Trịnh Sâm từ
khi Sâm chƣa lên ngôi chúa. Khi có quyền hành trong tay, Sâm tìm mọi cách bắt tội
Duy Vĩ và xử ép cho đến chết, Lê Duy Vĩ chạy đến cầu cứu vua cha, nhƣng vua cha
cũng chỉ biết ôm mặt mà khóc ròng không có một hành động nào chống cự cứu con…

Điều đó cho thấy vua Lê bất lực trƣớc chúa Trịnh, song chúa Trịnh cũng không có đủ


sức mạnh chính nghĩa để năm quyền thực sự lật đổ vua Lê và giai đoạn này, nhà chúa
cũng không đƣợc lòng dân. Triều đại Tây Sơn là triều đại đặt lợi ích quốc gia dân tộc
lên hàng đầu. Tuy nhiên, thời đại này quá ngắn ngủi nên đất nƣớc lại tiếp tục rơi vào
tình cảnh không lối thoát nhƣ trƣớc đây. Các ông vua triều Nguyễn chỉ lo vun vén cho
dòng họ của mình. Những chủ trƣơng chính sách khắc nghiệt của nhà Nguyễn làm cho
ngƣời dân càng lúc càng trở nên bần cùng. Vua Minh Mạng tuy có những chủ trƣơng
đúng đắn nhƣng những chủ trƣơng ấy lại không đƣợc áp dụng triệt để nên cũng không
đem lại lợi ích gì cho ngƣời dân.
Nói chung, các nhà cầm quyền phong kiến chỉ biết tranh giành quyền lợi và lao
vào cuộc sống hƣởng thụ. Kinh tế kiệt quệ, nông nghiệp không phát triển là hậu quả
của những cuộc phân tranh và vì thế, nạn đói lan tràn. Hơn ai hết, ngƣời dân phải gánh
chịu hậu quả vô cùng nặng nề, ghê gớm của gần một thế kỉ chiến tranh, rồi lại còn phải
oằn ngƣời trƣớc gánh nặng sƣu thuế cho bọn tham quan ô lại… Nhƣ vậy, đời sống
ngƣời dân đã vất vả đau thƣơng lại trăm nghìn lần vất vả đau thƣơng hơn nữa.
Ở Đàng Trong, chế độ tô thuế không kém khốc liệt. Lê Quý Đôn đã từng nói:
Mỗi năm có hằng trăm thứ thuế, mà trƣng thu thì phiền phức, gian lận, nhân dân khốn
khổ vì cảnh một cổ hai tròng.
Nhìn chung, chế độ phong kiến đang trên đƣờng xuống dốc thảm hại, giai cấp
phong kiến không từ bỏ hành động phản động nào để níu giữ chiếc ngai vàng của
mình. Đời sống của nhân dân vô cùng cơ cực, không còn đất sống, họ tất yếu phải
vùng lên. Có thể nói, thế kỉ XVIII – XIX là giai đoạn vô cùng đau thƣơng nhƣng cũng
là giai đoạn ghi dấu sự phát triển của các cuộc khởi nghĩa nông dân giành lại quyền
sống chính đáng, quyền hạnh phúc, những quyền rất nhân bản của con ngƣời.
Có thể nói, chƣa bao giờ, trong lịch sử Việt Nam lại diễn ra nhiều cuộc khởi
nghĩa nông dân trong thời gian ngắn nhƣ vậy. Tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa của
nhà sƣ Nguyễn Dƣơng Hƣng, Lê Duy Mật, Nguyễn Tuyển, Vũ Đình Dung…
Năm 1737, nhà sƣ Nguyễn Dƣơng Hƣng nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo. Năm

1739, Vũ Đình Dung nổi dậy ở Ngân Già (nên bị gọi là giặc Ngân Già), hậu duệ nhà
Mạc (đã bị đổi họ) là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển cùng Vũ Trác Oánh nổi dậy ở Hải
Dƣơng. Theo "Lê Triều dã sử", Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển tin theo Sấm Trạng
Trình có câu: "Phá điền thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành" (Vỡ ruộng thiên tử ra,
không đánh tự nhiên thành) nên dựng cờ khởi nghĩa. Khởi nghĩa này sau đó không lâu


bị dẹp nhƣng thuộc hạ của hai ngƣời là Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục
tập hợp lực lƣợng và trở thành hai cánh quân khởi nghĩa lớn và làm hao binh tổn tƣớng
của chúa Trịnh nhiều hơn cả.
Tại Tam Đảo, sau khi Nguyễn Dƣơng Hƣng thất bại, Nguyễn Danh Phƣơng nổi
dậy và cũng trở thành một cuộc khởi nghĩa lớn trong nhiều năm. Tôn thất nhà Lê là Lê
Duy Mật cũng định làm binh biến ở Thăng Long để lật đổ họ Trịnh nhƣng không
thành nên rút ra ngoài khởi nghĩa, cát cứ suốt 30 năm.
Ngoài những cuộc khởi nghĩa trên còn một số khởi nghĩa khác. Phong trào khởi
nghĩa trải rộng khắp Bắc bộ vào tới Thanh Hoá, Nghệ An. Các cuộc khởi nghĩa phần
đông lấy tiếng "phù Lê diệt Trịnh" làm cớ. Nhân dân mặt đông nam mang bừa vác gậy
đi theo quân khởi nghĩa, toán nào đông thì kể có hàng vạn ngƣời, toán nào ít thì cũng
có đến hàng trăm hàng nghìn ngƣời, rồi đi cƣớp phá ở các hƣơng thôn và vây các
thành ấp, quân triều đình đánh dẹp không đƣợc.
Trong cung, Trịnh Giang xa xỉ tƣ thông với cung nữ của cha, lại bị sét đánh nên
tin theo lời hoạn quan, làm nhà hầm ở luôn dƣới đất để tránh sét, còn việc chính trị thì
để cho các hoạn quan là bọn Hoàng Công Phụ chuyên quyền làm bậy. Trƣớc tình hình
đó, gia tộc họ Trịnh quyết định phế truất Giang, lập em Giang là Trịnh Doanh lên ngôi
năm 1740. Là ngƣời có tài, Trịnh Doanh bắt đầu chỉnh đốn tình hình trong nƣớc, ra tay
đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa.
Năm 1740, ở làng Ngân Già, có Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn, Tú Cao,
cƣớp phá rất dữ, giết chết Đốc lĩnh là Hoàng Kim Trảo. Trịnh Doanh phải tự làm
tƣớng đem binh đi đánh, bắt đƣợc Vũ Đình Dung đem chém, và đổi tên xã Ngân Già
làm Lai Cách (nay là Gia Hòa).

Nguyễn Cừ và Nguyễn Tuyển giữ đất Đỗ Lâm ở Gia Phúc, núi Phao Sơn ở Chí
Linh, làm đồn, xây lũy liên lạc với nhau, quân lính kể có hàng mấy vạn ngƣời, quân
triều đình đi đánh, nhiều ngƣời bị bắt. Năm 1741 thống lĩnh Hải Dƣơng là Hoàng
Nghĩa Bá phá đƣợc các đồn quân khởi nghĩa ở Phao Sơn, ở Ninh Xá và Gia Phúc;
Nguyễn Tuyển thua chạy rồi chết, Vũ Trác Oánh trốn đi mất tích. Nguyễn Cừ thì chạy
lên Lạng Sơn đƣợc mấy tháng, lại về Đông Triều, nhƣng vì hết lƣơng phải vào nấp ở
núi Ngọa Vân, bị Phạm Đình Trọng bắt đƣợc đóng cũi đem về kinh hành hình. Sau đó
Trịnh Doanh còn mất nhiều năm đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác.


Năm 1771, ở Đàng Trong nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử nƣớc ta,
đó là cuộc khởi nghĩa của quân Tây Sơn. Ý nghĩa lớn lao của cuộc khởi nghĩa này
không phải ở chỗ nó lan rộng đến quy mô toàn quốc hay đã thực hiện đƣợc một số yêu
cầu bức thiết của ngƣời nông dân mà là ở chỗ phong trào đã thực hiện đƣợc một cách
vẻ vang các nhiệm vụ dân tộc trọng đại: đạp tan chính quyền Lê – Trịnh ở Đảng Ngoài
và Nguyễn ở Đàng Trong; đuổi đánh quân xâm lƣợc Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân
tộc; thống nhất hai miền đất nƣớc, ngƣời dân đƣợc cơm no áo ấm, đời sống tích cực…
Một điều đáng buồn trong lịch sử nƣớc ta giai đoạn đó cũng bắt nguồn từ chính
những cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Khi thì bởi nội chiến liên miên tranh giành
quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, khi lại bởi những cuộc chống trả, “dẹp loạn”
của triều đình. Dù ở trong hoàn cảnh nào, triều đình cũng bắt ngƣời đi lính, bắt trai
tráng tòng quân “dẹp loạn”, phục tùng cho lợi ích của triều đình. Chính bởi thế, trong
dân gian ta có câu:“Tùng tùng trống đánh ngũ liên/ Bƣớc chân xuống thuyền nƣớc mắt
nhƣ mƣa” để diễn tả giây phút ra trận của những chàng trai.
Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX chính là một
trong những yếu tố quan trọng, then chốt tác động đến sự ra đời của dòng văn học cảm
thƣơng chủ nghĩa mà trong đó có Chinh phụ ngâm khúc.
1.2.1.2. Vai trò của chủ thể con người trong đời sống
Chủ nghĩa Mác xem cơ sở tự nhiên, sinh vật chỉ là điểm xuất phát để giải thích
bản chất con ngƣời. Mác nói: “Con ngƣời trực tiếp là một thể tự nhiên. Con ngƣời là

thực thể nhục thể, có những lực lƣợng tự nhiên, sinh động, hiện thực, cảm tính, đối
tƣợng hóa” [32; 47]. Ăng ghen cũng đã xem “con ngƣời nhục thể là cơ sở thực tế, là
điểm xuất phát thực sự của con ngƣời bản chất” [32; 42]. Điều đó khẳng định, con
ngƣời không phải vô thức đắm chìm trong thiên nhiên nhƣ loài súc vật, con ngƣời còn
có một khả năng quý báu vô ngần mà súc vật không có đƣợc, là cái tinh thần, cái lý trí
và gọi chung là cái ý thức. Ý thức đó hình thành nên bản chất của con ngƣời, chi phối
mọi hoạt động sống, tƣ duy và tự do của con ngƣời. Con ngƣời ý thức về cuộc sống
của chính mình. Sự thức tỉnh về chính mình, thức tỉnh về đời sống ngắn ngủi trong
khoảnh khắc của chính mình là sự khẳng định tồn tại cá nhân. Con ngƣời phải bày tỏ ý
kiến của mình không một chút giấu giếm vì đó chính là sức mạnh bên trong của con
ngƣời.


Một bộ phận không thể tách rời với con ngƣời phƣơng Đông đó là con ngƣời
cộng đồng, sống hòa hợp với cộng đồng. Cá nhân có nhu cầu khẳng định nhƣng không
cực đoan. Họ tìm cách dung hòa giữa bản thể với địa vị của mình trong xã hội. Tuy
nhiên, đó cũng chính là một trong những nguyên do khiến con ngƣời gặp phải bi kịch
trong cuộc sống, tác động đến sự ra đời của dòng văn học liên quan đến bi kịch con
ngƣời. Bi kịch ở đây không đơn thuần là bi kịch cá nhân của một ngƣời chỉ nghĩ riêng
đến mình mà xuất phát từ mâu thuẫn của thời đại, từ sự quan tâm, tâm trạng của nhà
thơ, nhà văn.
Con ngƣời với tất cả những niềm vui, nỗi buồn, tâm tƣ, khát vọng, thành đạt
hay khổ đau luôn luôn là đối tƣợng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu
của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thƣơng con ngƣời là nguồn động lực căn bản nhất
thúc đẩy ngòi bút của những nhà văn, nhà thơ chân chính. Các yếu tố về phƣơng pháp,
phong cách, thể loại, ngôn ngữ, kết cấu… chung quy đều góp phần tạo nên những hình
tƣợng nghệ thuật mới mẻ có chiều sâu. Do đó, con ngƣời trong văn học là nơi thể hiện
trình độ tổng hợp của nhận thức và thể hiện nghệ thuật của tác giả.
Chủ nghĩa Mác cho rằng, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã
hội, con ngƣời không phải một cái gì trừu tƣợng mà là chủ thể, ngƣời sáng tạo ra toàn

bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần. Con ngƣời tự quay lại chất vấn bản thân, đòi
quyền đƣợc khẳng định, đƣợc tồn tại với chính ý nghĩa của cuộc đời. Khi đã trông thấy
đƣợc niềm tin vào sức mạnh bản thân, con ngƣời cảm nhận sống là khổ đau, là mối
ràng buộc tạm thời. Họ nhận thức về bản thể nhƣ sự tự ý thức về thân phận.
Vấn đề con ngƣời bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của văn học. Con ngƣời là
sản phẩm sáng tạo qua lăng kính hiện thực của nhà văn, là con đẻ của thời đại. Giai
đoạn thế kỉ XVII – XVIII, con ngƣời chủ đạo không chỉ còn là con ngƣời yêu nƣớc mà
hơn thế nữa, là con ngƣời với những giá trị nhân bản nhất, thiết thực nhất, gần gũi
nhất, thực tế nhất. Ta có thể kể đến rất nhiều tác phẩm văn học ra đời khoảng giai đoạn
này nhƣ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều,
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm, những sáng tác của Hồ
Xuân Hƣơng, Nguyễn Du… Con ngƣời hiện lên trong các tác phẩm giai đoạn này đều
đƣợc đề cập tới cái cá nhân riêng tƣ trong các mối quan hệ. Đó là khi, con ngƣời thực
sự ý thức về bản thể của mình, về sự tồn tại của mình trên đời. Con ngƣời khi đã
không thấy đƣợc niềm tin và sức mạnh bản thân thì chỉ thấy sống là khổ đau, là mối


ràng buộc tạm thời. Họ nhận thức về bản thể nhƣ sự tự ý thức về thân phận, nỗi khổ
cuộc đời. Con ngƣời bắt đầu đối diện với chính mình, chất vấn chính bản thân mình,
giãi bày về thân phận, kiếp, bóng, hình với hàng loạt cảm nhận tƣơng phản: tự do –
ràng buộc, đoàn tụ - chia ly, hạnh phúc – khổ đau… và hàng loạt cảm xúc hƣớng nội:
sầu tủi, lẻ loi, hối hận, xót xa, thƣơng cảm… Tất cả đều góp phần dệt nên một bức
tranh văn học thời đại với gam màu chủ đạo là chủ nghĩa nhân văn, hƣớng về quyền
sống của con ngƣời mà đặc biệt là ngƣời phụ nữ và khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc chân chính của họ.
Bên cạnh đó, ta hiểu rằng, một nhà văn không thể miêu tả hiện thực nếu không
thông qua hình tƣợng nghệ thuật và không có quan niệm nghệ thuật của mình về con
ngƣời. Nhà văn bởi thế là ngƣời suy nghĩ về con ngƣời, cho con ngƣời, vì con ngƣời,
nêu ra những tƣ tƣởng mới để ngƣời hiểu ngƣời hơn, “ngƣời gần ngƣời hơn”. Tác
phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa

của nhà văn trƣớc cuộc đời, trƣớc những vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với con
ngƣời. Dù văn học viết về những biến cố lớn lao hay những điều dung dị, ta cũng đều
tìm thấy hình bóng, tâm sự của con ngƣời gửi gắm ở bên trong.
Không ai làm thơ, làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm. Cảm
hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sƣớng, tự hào hay tin tƣởng, phấn khởi nhƣng với
nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt, giản đơn. Bởi trong cuộc
sống con ngƣời, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh
bóng tối, cái xấu luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thƣờng đi liền với khổ
đau… Và những khổ đau của con ngƣời xƣa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất
thôi thúc ngƣời nghệ sĩ cầm bút.
Maxim Gorki cho rằng: “Sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời
sống, nói cho tôi biết rằng con ngƣời thật là vĩ đại và đẹp đẽ rằng con ngƣời luôn luôn
hƣớng về cái tốt đẹp hơn, rằng con ngƣời đã làm nên nhiều thứ trên trái đất và vì thế
mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Con ngƣời vốn là tinh hoa của đất trời, là nguồn cảm
hứng vô tận cho sáng tạo nghệ sĩ. Qua mỗi thời đại, tinh hoa ấy tỏa sáng những sắc
màu khác nhau.
Với hiện thực phong phú của quá trình sống, với cái tôi con ngƣời tự ý thức
luôn vận động trong dòng chảy thời gian đã làm cho hiện thực không bao giờ đƣợc
khai thác hết. Con ngƣời với trái tim đầy xao động, quyền sống mãnh liệt luôn là điểm


nhấn trong các tác phẩm văn học. Hiểu biết con ngƣời, hiểu chính mình, cảm thông
với nỗi khổ đau trong cuộc sống và truyền cảm hứng ấy tới mọi ngƣời là điều mà dòng
văn học nhân văn đem tới, là một trong những dấu hiệu của quá trình nhân đạo hóa mà
văn học chân chính đem lại cho con ngƣời, vì hạnh phúc con ngƣời. Chủ nghĩa cảm
thƣơng trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX nói chung và Chinh phụ ngâm
khúc nói riêng đƣợc hình thành trên cơ sở đó.
1.2.1.3. Trào lưu văn học chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX
Trong công trình nghiên cứu “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ
XVIII – đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ”[30; 78104], tác giả Trần Nho Thìn đã khái quát một số đặc điểm của một trào lƣu văn học ở

Việt Nam nhƣ sau:
“Trào lƣu chủ tình” trong văn học thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là khái niệm
chúng tôi sử dụng theo một nghĩa ƣớc lệ, nhằm định danh một xu hƣớng văn học
chiếm vị trí nổi bật, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai đoạn này: trào
lƣu văn học đề cao Tình (emotions), tức thiên về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của
nhà nho truyền thống.
Có thể mô tả trào lƣu này từ nhiều góc độ khác nhau. Trên phƣơng diện quan
niệm về con ngƣời (nhân vật) ta thấy mẫu nhân vật sống chủ tình, “việt danh giáo
nhiệm tự nhiên” rất rõ nét. Tiếng khóc nhƣ là biểu hiện của cảm xúc không bị kiềm
chế nữa mà đã đi vào trong thơ (các tập thơ khóc vợ của Ngô Thì Sĩ, Phạm
Nguyễn Du, Phạm Thái khóc ngƣời yêu qua Văn tế Trương Quỳnh Như...). Những
ngƣời phụ nữ không che giấu xúc cảm, cam chịu theo giáo lý nữa mà đã nói lên tiếng
lòng với những nỗi khát khao cháy bỏng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đó là ngƣời
chinh phụ, ngƣời cung nữ, là Hồ Xuân Hƣơng. Nguyễn Công Trứ theo đuổi lối sống
phong lƣu, trọng tình cảm và có những nét “nhiệm đản”: ngất ngƣởng, công khai ca
ngợi thú tài tình, lên chùa dẫn ả đào theo, v.v...
Về phƣơng diện thể loại, những thể loại quan trọng của giai đoạn văn học này
nhƣ ngâm khúc, truyện thơ, hát nói đều chuyên chở nội dung đề cao tình của con
ngƣời tự nhiên, trần thế. Ngâm khúc là bài thơ dài miêu tả thế giới nội tâm với nhiều
trạng thái cảm xúc phong phú của ngƣời phụ nữ. Truyện thơ Nôm bác học có chất trữ
tình đậm đà, tiêu biểu cho chất trữ tình của truyện Nôm là Truyện Kiều, tác phẩm đƣợc
giới nghiên cứu mệnh danh là bách khoa thƣ của một ngàn tâm trạng. Nguyễn Du đã


“nén” thời gian hàng năm trong một đôi câu thơ và để miêu tả nội tâm nhân vật, ông
sẵn sàng “dãn” thời gian của một vài tuần trong hàng chục câu thơ. Phạm trù thời gian
cá thể xuất hiện trong truyện Nôm bác học, nhất là trong Truyện Kiều gắn liền với
khuynh hƣớng đề cao tình cảm riêng tƣ, cá nhân nhân vật. Hát nói là thể loại ra đời
trong không gian văn hóa vui chơi, giải trí, thích hợp cho nội dung diễn tả con ngƣời
cá nhân tự do, siêu việt danh giáo. Ngay những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ về

chí nam nhi đầy khí phách thì chất cá nhân vẫn rõ nét, bộc lộ qua việc khẳng định khát
vọng trổ tài, lập công danh sự nghiệp để lƣu danh muôn thuở. Các thể loại có nguồn
gốc ngoại nhập nhƣ thơ Đƣờng luật (của Hồ Xuân Hƣơng) cũng đƣợc cách tân để
chuyển tải cảm xúc riêng tƣ, nhất là tình yêu. Tập Lưu hương ký của Hồ Xuân Hƣơng
có nhiều bài thơ Đƣờng luật viết gửi tặng những ngƣời bạn tình, ghi lại nỗi nhớ nhung
cô đơn. Trong văn xuôi chữ Hán, việc nhận diện nhân vật trong cuộc sống hàng ngày,
nhìn nhận con ngƣời tự nhiên là xu hƣớng nổi trội. Sơn cư tạp thuật kể lại câu chuyện
về thiền sƣ Huyền Quang một thời đƣợc chép trong Tam tổ thực lục theo tinh thần mới
của thế kỷ XVIII: Huyền Quang đã không nén đƣợc lòng dục và có quan hệ với Điểm
Bích (quan niệm đề cao con ngƣời tự nhiên với tình cảm chân thực)...
Về phƣơng diện quan niệm văn học, Lê Quí Đôn viết về vai trò của Tình trong
thơ (theo ông, thơ có ba yếu tố căn bản - Tình, Cảnh, Sự). Cao Bá Quát nhắc đến “tính
linh” (khái niệm của Viên Mai dùng trong Tùy Viên thi thoại) để chỉ về tình cảm chân
thực trong thơ.
Có thể thấy, Trần Nho Thìn đã chỉ ra một số những đặc điểm cơ bản, dễ nhận
thấy của các tác phẩm văn học trong giai đoạn này. Hầu hết, chúng đều đề cao tình
cảm, đề cao cảm xúc của con ngƣời và Chinh phụ ngâm khúc cũng là một trong số các
tác phẩm thuộc dòng trào lƣu nhân văn ấy.
1.2.2. Hành trình tiếp nhận chủ nghĩa cảm thương trong “Chinh phụ ngâm khúc”
Bên cạnh những nội dung cốt lõi mà chúng tôi sẽ trình bày ở chƣơng 2 và
chƣơng 3, vấn đề chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc đặt ra cho ngƣời
nghiên cứu một nhiệm vụ quan trọng: cần thiết phải soi chiếu đối tƣợng nghiên cứu
trong quá trình văn học và cố gắng chỉ ra nét đặc trƣng của chủ nghĩa cảm thƣơng
trong mạch nguồn chủ nghĩa nhân văn.
Trƣớc hết là soi chiếu chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc vào
quá trình văn học. Vấn đề chủ nghĩa cảm thương cho đến nay chƣa có nhiều công trình


khoa học trong nƣớc nghiên cứu. Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi sẽ
làm rõ một số biểu hiện của chủ nghĩa cảm thƣơng trong Chinh phụ ngâm khúc qua

một số khía cạnh lí luận văn học cơ bản mà chủ yếu là mối quan hệ giữa nhà văn – tác
phẩm – độc giả (nhà văn đồng cảm, nhân vật tự thƣơng và sự tri âm của độc giả). Đây
là những vấn đề nằm trong mảng lí luận về tiếp nhận văn học và nhân vật văn học.
Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học.
Một tác phẩm văn học sẽ không thể hoàn thiện khi không đƣợc độc giả đón nhận. Bên
cạnh nhà văn - ngƣời sáng tạo ra văn bản, ngƣời thực hiện quá trình kí mã thì bạn đọc ngƣời tiếp nhận văn học, ngƣời thực hiện quá trình giải mã cũng là một yếu tố không
thể thiếu để hoàn thiện một quá trình.
Nhóm tác giả Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La
Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình trong cuốn Lí luận văn học [31] có trình bày rất sâu
và kĩ về nội dung này. Tác phẩm văn học tồn tại nhƣ một quá trình có nhiều giai đoạn.
Thoạt đầu thấy nó nảy sinh trong ý đồ nghệ sĩ và đƣợc phát triển thành một thế giới
nghệ thuật trọn vẹn tồn tại dƣới dạng tinh thần trong ý thức nghệ sĩ. Giai đoạn hai là
nó đƣợc thể hiện vào một phƣơng tiện vật chất nhất định, trở thành một tác phẩm mà
ngƣời ta có thể đem ra đọc và trình diễn, sản xuất (in sách…). Tác phẩm đƣợc “cắt
rốn” rời khỏi ý thức tác giả và tồn tại độc lập trong xã hội. Nhƣng ở đây, tác phẩm tồn
tại qua một văn bản, đƣợc hiểu nhƣ một tổ chức kí hiệu chặt chẽ, liên tục, phù hợp với
một cấu trúc ý nghĩa trọn vẹn, phức tạp. Đối với những ngƣời không biết, hoặc không
có ý định tiếp nhận văn học, thì tác phẩm đến đây nhiều lắm cũng chỉ đƣợc sử dụng
nhƣ một vật, và nhƣ vậy, quá trình hình tƣợng bị đứt đoạn, tác phẩm bị bỏ quên.
Đó là điều kiện sống còn của một tác phẩm văn học. Song, độc giả muốn hoàn
tất quá trình này phải đáp ứng đƣợc một số những yêu cầu của tiếp nhận văn học. Tiếp
nhận đòi hỏi độc giả trƣớc hết phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ,
tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tƣợng trong sự toàn vẹn các chi
tiết, các liên hệ. Cấp độ thứ hai, ngƣời đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm
nhập vào hệ thống hình tƣợng nhƣ là sự kết tinh sâu sắc của tƣ tƣởng và tình cảm tác
giả. Cấp độ thứ ba, đƣa hình tƣợng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của
mình để thể nghiệm, đồng cảm. Cuối cùng, nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan
niệm và tính hệ thống, hiểu đƣợc vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tƣ tƣởng, đời
sống và truyền thống nghệ thuật. Độc giả đóng vai trò đồng sáng tạo với tác giả.



Bên cạnh vấn đề tiếp nhận văn học, để làm sáng tỏ đối tƣợng nghiên cứu, chúng
tôi cũng quan tâm đến nhân vật trong các tác phẩm văn học, mà ở đây là nhân vật
trong tác phẩm trữ tình. Theo nhóm tác giả Đoàn Đức Phƣơng trong cuốn Lí luận văn
học [16], nhân vật trữ tình là con ngƣời đƣợc nhà thơ miêu tả qua một số sự kiện nhất
định, qua những rung cảm và suy tƣởng của nhà thơ. Một tính cách trong thơ tuy
không đƣợc khắc họa rõ nét nhƣ tính cách trong tác phẩm tự sự nhƣng ít ra, nó cũng
phải đáp ứng đƣợc tính khái quát, tính tiêu biểu của những trạng thái tâm lí – tình cảm
hoặc của những phẩm chất tinh thần khác…và tất cả những thứ đó phải đƣợc thể hiện
qua tính cách của một con ngƣời cụ thể. Điều đáng chú ý là để trở thành một tính cách
trong thơ thì cái tôi trữ tình phải đƣợc thể hiện khá rõ nét về tính chung và tính riêng.
Muốn có cái chung, tính khái quát thì nhân vật trữ tình phải đồng cảm với mọi ngƣời
xung quanh, biết sống cuộc đời của nhiều ngƣời. Muốn có cái riêng thì nhân vật lại
phải lôi cuốn độc giả bằng chính cảm xúc thật đƣợc ẩn giấu dƣới bề mặt ngôn từ. Nhân
vật trữ tình chính là một trong những phƣơng tiện quan trọng để biểu đạt cảm xúc, là
cầu nối giữa nhà văn và độc giả. Để tạo dựng một hình tƣợng nhân vật, tác giả sử dụng
đến những biện pháp thể hiện nhƣ: chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ miêu tả (thời gian,
không gian, ngoại cảnh, tâm cảnh…), ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ độc thoại…
Bên cạnh đó, khi tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cần phải nhận ra đƣợc
một số nét đặc trƣng của chủ nghĩa cảm thƣơng trong mạch nguồn chủ nghĩa nhân văn.
Nói nhƣ vậy có nghĩa là, chủ nghĩa cảm thƣơng là một bộ phận của chủ nghĩa nhân
văn. Nó không mang đầy đủ những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn mà đi sâu vào
đặc trƣng mà chúng tôi trình bày sau đây. Tuy nhiê, để hiểu đƣợc đặc trƣng ấy, chúng
ta vẫn phải nghiên cứu từ chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ
XVIII - XIX.
Chủ nghĩa nhân văn bao gồm những nguyên tắc, đạo lí làm ngƣời, những thái
độ đối xử tốt đẹp trong các mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau, những khát vọng
sống, khát vọng về hạnh phúc. Đó còn là tấm lòng cảm thƣơng cho mọi kiếp ngƣời đau
khổ, đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ và những ngƣời lƣơng thiện bị hãm hại, những
hồng nhan mà bạc mệnh, những ngƣời tài hoa mà lận đận… Những nội dung nhân văn

đó đã đƣợc thể hiện ở trong toàn bộ văn học trung đại mà một trong những biểu hiện
tập trung nhất là ở các tác phẩm văn học khoảng giai đoạn thế kỉ XVIII đến XIX.


Văn chƣơng bất tử, sống mãi với muôn đời, chỉ có thứ văn chƣơng rẻ tiền sẽ bị
quên lãng với thời gian. Chủ nghĩa nhân văn, lòng yêu thƣơng tôn trọng con ngƣời là
thƣớc đo căn bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính. Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn… là những tác phẩm chân chính sống mãi với thời gian bởi sức mạnh cảm
hóa sâu xa, bởi lòng yêu thƣơng con ngƣời mênh mông sâu thẳm, bởi thái độ căm ghét
và phẫn uất trƣớc những thế lực xấu xa, tàn ác đã giày xéo lên con ngƣời. Đó chính là
lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn có khả năng làm cho con ngƣời tin hơn ở những điều
thiện, ở khả năng vƣơn tới những cái cao cả, cao thƣợng, kể cả những con ngƣời đã
trải qua và chịu đựng những điều ác khủng khiếp do xã hội và có khi do chính mình
gây ra.
Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục Hƣng, thể hiện yêu
cầu và khát vọng muốn tự giải quyết của con ngƣời thoát khỏi những xiềng xích trói
buộc của thời trung cổ phong kiến. Chủ nghĩa nhân văn trân trọng và đề cao con
ngƣời. Tinh thần đó đƣợc Protagoras thể hiện trong định nghĩa nổi tiếng: “Con ngƣời
là kiểu mẫu và kích thƣớc để đo lƣờng vạn vật”[4;125]. Ông quan niệm rằng, con
ngƣời là trung tâm của tạo hóa. Mọi sự vật trên đời đều đƣợc đo bằng tiêu chuẩn của
con ngƣời. Điều này xuất hiện rất rõ ở trào lƣu văn học lãng mạn Việt Nam (giai đoạn
kế tiếp của văn học trung đại Việt Nam) với tuyên ngôn mở màn Tháng Giêng ngon
như một cặp môi gần (Vội vàng – Xuân Diệu). Các tác gia văn học trung đại tuy vẫn
đƣa con ngƣời vào khuôn thƣớc, chuẩn mực tự nhiên nhƣng cũng bắt đầu manh nha
cảm hứng nhân văn, đề cao chủ thể con ngƣời khi đƣa con ngƣời bản thể, con ngƣời
nhục dục trở thành đối tƣợng chính của văn học. Ta biết đến vẻ đẹp của thiếu nữ ngủ
ngày trong thơ Hồ Xuân Hƣơng: Đôi gò Bồng Đảo hương còn đậm/Một lạch Đào
Nguyên suối chửa thông(Thiếu nữ ngủ ngày); hay nét đẹp vẹn tròn của chị em Thúy
Kiều trong sáng tác của Nguyễn Du: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngày nở nang/Hoa cười

ngọc thốt đoan trang/Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da… Làn thu thủy, nét
xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”… Cũng trong trào lƣu văn học
Phục Hƣng phƣơng Tây, Protagoras cho rằng: “Những gì chống lại con ngƣời, kìm
hãm tự do của con ngƣời đều đáng bị lên án… Mặt khác, nó ca ngợi những gì thuộc về
quyền sống tự nhiên của con ngƣời, đặc biệt là nó đấu tranh cho quyền tự do cá
nhân… Chủ nghĩa nhân văn đấu tranh đòi cho con ngƣời phải đƣợc hƣởng quyền sống


×