Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tìm hiểu một số hợp chất triterpenoid thuộc khung lupane

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.04 KB, 4 trang )

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
KHOA HÓA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: Một số chương chọn lọc trong Hóa học các hợp chất thiên nhiên

Tên đề tài: Tìm hiểu một số hợp chất triterpenoid thuộc khung lupane

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Cường
Học viên:
1. Phạm Thị Phương Nam
2. Đinh Thị Hồng Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2019


1. Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu về một số hoạt tính sinh học của triterpenoid thuộc khung
lupane.
Cách sử dụng công cụ hỗ trợ tra cứu tài liệu là google scholar và
dictionary of natural products.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thiệu về triterpenoid
Triterpene, là các hợp chất tự nhiên được cấu tạo từ các đơn vị isopren và
có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật, là một trong các lớp chất lớn nhất của sản
phẩm tự nhiên. Từ năm 1985 Connolly và Hill nghiên cứu các tài liệu khoa học
liên quan đến triterpenoid, gồm sáu đơn vị isopren (C-5), và tính chất của nó từ
các nguồn tự nhiên [1]. Triterpenoid sản phẩm thiên nhiên có cấu trúc đa dạng,
có nguồn gốc từ squalen hoặc sản phẩm từ quá trình oxi hóa squalen bởi một
loạt các phản ứng ngưng tụ nội phân tử. Quá trình oxy hóa tiếp theo của một
nhóm methyl đơn thành betulinic acid, oleanolic acid (OA), và ursolic acid


(UA), đó là các chất được dùng trực tiếp hoặc là để nghiên cứu chuyển hóa
thành các hoạt chất dùng làm thuốc chống ung thư khung triterpenoid .
Các triterpene là chất chuyển hóa thực vật thứ cấp thường được tìm thấy
trong trái cây, vỏ, lá và thân cây, vỏ cây. Các nguồn tự nhiên chính của các
triterpene gồm vỏ cây bạch dương (betulin, betulinic acid), lá ôliu, bã ô liu, mầm
cây tầm gửi và hoa đinh hương (OA), và táo (UA). Lupan- (lupeol, betulin,
betulinic acid), oleanan- (OA và maslinic acid (MA), erythrodiol, β-amyrin), và
ursan (UA1, uvaol, α-amyrin) là các triterpenoid thường gặp có nhiều hoạt tính
sinh học khác nhau. Triterpen là những hợp chất lý tưởng cho việc thiết kế các
hợp chất có hoạt tính sinh học mới. Các triterpene trong tự nhiên có khả năng sử
dụng như các loại thuốc và đã được chứng minh bởi các thành công trong điều
trị lâm sàng, ví dụ bệnh viêm khớp với glycyrrhetic acid, asiaticosid, và
carbenoxolon. Ngoài ra, hiệu quả lâm sàng của chiết xuất thảo mộc thiên nhiên
có chứa các triterpene cũng đã và đang được nghiên cứu rộng rãi ở Trung Quốc
và các nước khác [2]. Một số triterpenoid pentacyclic bán tổng hợp hiện đang
được thử nghiệm lâm sàng. Các dẫn xuất của betulinic acid như bevirimat (PA457) được đưa vào giai đoạn II thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhân HIV.
Các loại triterpenoid oleanan như bardoxolon methyl (CDDO-Me, RTA 402), lần
đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra các hoạt tính chống ung thư và
điều trị bệnh viêm thận mạn tính, biến chứng của bệnh đái tháo đường typ II.
2.2. Hoạt tính chống ung thư của triterpenoid khung lupane
Betulinic acid (3β-hydroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid, (BA) là một chất
tự nhiên phân lập từ nhiều loài khác nhau như [3]: Betula alba (Betulaceae),


Ziziphus spp. (Rhamnaceae), Syzygium spp. (Myrtaceae), Diospryros spp.
(Ebenaceae), Paeonia spp. (Paeoniaceae).

Betulinic acid có tác dụng kháng virut, chống sốt rét, chống viêm. Tuy
nhiên nghiên cứu sau này cho thấy BA có tác dụng ức chế sự phát triển của
nhiều dòng tế bào ung thư. BA ức chế sự tăng sinh tế bào u ác tính của người

trên chuột [4]. Fulda và cộng sự cũng chứng minh rằng BA gây apoptosis ở khối
u thần kinh, u tủy [5],và trên các tế bào ung thư khác các dòng tế bào u thần kinh
đệm, ung thư đầu và cổ, ung thư biểu mô tế bào. Zuco và cộng sự cũng thông
báo tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư có nguồn gốc từ các mô khác nhau
trên thí nghiệm in vitro.
2.3. Tác dụng chống ung thư của một số hợp chất triterpenoid
Các triterpenoid nguồn gốc thực vật và hoạt tính chống ung thư của chúng
đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Triterpenoid khung lupane,
như betulin và betulinic acid, có hoạt tính như chống ung thư, kháng virus,
kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ gan, bảo vệ tim mạch [6]. Betulinic acid lần
đầu tiên được công nhận vào năm 1976 là hợp chất có hoạt tính ức chế sự tăng
trưởng của dòng tế bào bệnh bạch cầu lympho P-388. Nhiều hợp chất có khung
lupan đã được tổng hợp và thử nghiệm về khả năng ức chế sự tăng trưởng tế bào
khối u. Một số dẫn xuất có hoạt tính tốt hơn so với các chất ban đầu trong tự
nhiên. Các chuyển hóa chung của khung lupan xảy ra tại vị trí 1, 2, 18, 19, 20,
21, 22, 29, và 30, trong khi đó các dẫn suất được thực hiện chủ yếu tại các vị trí
3 (nhóm hydroxyl) và 28 (nhóm cacboxyl) [7].Trong số các triterpenoid khung
oleanan và các dẫn xuất bán tổng hợp có nhiều chất có hoạt tính kháng khuẩn,
chống ký sinh trùng, hạ huyết áp, lợi tiểu, trị đái tháo đường, miễn dịch, chống
viêm, hoạt tính bảo vệ gan và chống HIV... mạnh hoặc rất mạnh [8].


3. Kết luận, đánh giá
Triterpenoid là những chất có khả năng gây độc tế bào đối với nhiều dòng
tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư thần kinh, ung thư đại trực tràng, ung
thư gan, ung thư máu, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư da… Các nhà khoa
học ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã và đang nghiên cứu vai trò của
triterpen trong việc điều trị bệnh ung thư, điều đó giúp họ khám phá thiết kế các
tác nhân điều trị bệnh hiệu quả.
4. Tài Liệu tham khảo

1. R. A. Hill and J. D. Connolly, Nat. Prod. Rep., 2011, 28, 1087-1117.
2. H. Sheng and H. Sun, Nat. Prod. Rep., 2011, 28,543-5593.
3. T. Galgon, D. Hoke, B. Drager, Identification and quantification of betulinic
acid, 1999, Phytochemical Analytical, 10: 187-190.
4. E. Pisha, H. Chai, I. Lee, T. E. Chagwedera, N. R. Farnsworth, G. A. Cordeel,
C. W. W. Beecher, H. H. S. Fong, A. D. Kinghom, D. M.Brow, M. C. Wani, M.
E.Wall, T. J. Hieken, T. K. D Gupta, Pezzuto, “Discovery of betulinic acid as a
selective inhibitor of human melanoma that functions by induction of
apoptosis”, 1995, Nature Medicine, Vol. 1, p. 1046.
5. S. Fulda, I. Jeremias, H. Steiner, T. Pietsch, K. Debatin, Betulinic acid, a new
cytoxic agent against malignant brain-tumor cells, 1999, Internation Journal of
Caner, 82, 435-441.
6. P. Dzubak, M. Hajduch, D. Vydra,A. Hustova, M. Kvasnica, D. Biedermann,
L. Markova, M. Urban and J. Sarek, Nat. Prod. Rep., 2006, 23, 394-411.
7. J. Sarek, M. Kvasnica, M. Vlk and D. Biedermann in Pentacyclic Triterpenes
as Promising Agents in Cancer, 2010, ad. J. A. R. Salvador, Nova Science
Pulishers, Inc., New York.
8. J. Liu, J, Ethnopharmacol., 2005, 100, 92-94



×