Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Pháp luật về công ty chứng khoán cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam và cộng hoà pháp dưới góc độ luật học so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 77 trang )

j;-••- •>
-;■•:'ĩ

I
: TRƯỒNC, Ĩ)ẠI HOC LUẬT
I

fRƯỜNG ĐẠI HỌC TổNG HỢP

HÀ NỘI

PANTHÉON - ÀSSAS PÀRIS í ĩ

i\

( ị ị í%\_s ±l-ỉ_
ÍÚ X:■ iVo Í

• ý | ý £ ĨL/

1

I PHẤP Í/ƠẬT - 'í CONG TY CHÚNG KHOÁN CỘNG HOÀ
XÃ HỘI




•'

cui NGiĩĨA v i ệ t



nam

À CỒNG HOẪ rĩĩÁ iJ

íìV ữ í GÓC BỒ ỈẢ ẬT H Ọ C SO SÁ N K

LlẠS 'VẪN ỉiỊẢ C S Ỷ i.LẬ I HOC

1?
1

li?
HÀ ;S'ỘÍ - *■ ĨVI.

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TổNG HỢP
PANTHÉON - ASSAS PARIS II

ĐẶNG QUỐC BÌNH

PHÁP LUẬT VỂ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HOÀ PHÁP
DƯỚI GÓC ĐỘ• LUẬT
HỌC

s o SÁNH



Chuyên ngành: Luật kinh tê
Mã số: 60 38 50

LUẬN
VĂN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC
*




Người hướng dẫn khoa học
TS. Phạm Thị Giang Thu

M. Laurent Convert

THƯ VIỆ N
ĨRUỜNG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI

HÀ NỘI - NĂM 2004

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được tliực
hiện dưới sự chỉ đạo của Giáo viên hướng dẫn

Đặng Quốc Bình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ Đ Ầ U ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN S ự ĐIỂU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
CÔNG TY CHÚNG KHOÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHÚNG KHO Á N ............................................................ 4

1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán.................................................................4
1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán................................................................ 5
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán.................................................................... 6
1.2. MÔ HÌNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CÔNG TY
CHÚNG KHOÁN.......................................................................................................................... 9

1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật điều chỉnh về công ty
chứng khoán ở từng quốc g ia .................................................................................9
1.2.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công ty
chứng khoán...........................................................................................................11
1.2.3. Cơ chế kiểm soát việc tham gia vào hoạt động kinh doanh của
công ty chứng khoán.............................................................................................19
1.2.4. Các loại hình kinh doanh của công ty chứng khoán..................................
CHƯƠNG 2
SO SÁNH MỘT SỐ NỘI DUNG c ơ BẢN TRONG S ự Đ lỂ U CHỈNH PHÁP
LUẬT VỂ CÔNG TY CHÚNG KHOÁN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA PHÁP

2.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHÚNG KHOÁN........................................................................................................................22
2.2. QUY ĐỊNH VỀ c ơ CHẾ KlỂM

s o á t , đ iề u k iệ n h o ạ t đ ộ n g ,


GIÁM SÁT, THANH TRA VÀ CHẤM DÚT h o ạ t

đ ộ n g k in h d o a n h

CỦA CÔNG TY CHÚNG K H O Á N ........................................................................................ 24

2.2.1. Quy định về cơ chế kiểm soát...................................................................24
2.2.2. Cơ chế cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh chứng khoán.....................25
2.2.3. Các quy định về hoạt động giám sát, thanh tra đối với công ty
chứng khoán..........................................................................................................39
2.2.4. Các quy định về xử lý vi phạm đối với công ty chứng khoán................ 42
2.2.5. Các quy định về giải thể, phá sản công ty chứng khoán.........................44
2.3. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHÚNG K H O Á N ......................... 45

2.3.1. Quy định về nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán............... 45
2.3.2. Quy định về nội dung hoạt động kinh doanh chứng khoán
của công ty chứng khoán......................................................................................48
2.3.3. Quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán..................................... 56
2.3.4. Các quy định về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với công ty
chứng khoán..........................................................................................................63
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị...................................................................................... 65



PHẨN MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới được thành lập năm
1531 tại thành phố Anvers (thuộc nước Bỉ). Sau đó, ở các nước Châu Âu như:
Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, thị trường chứng khoán lần lượt được thiết lập và
đến thế kỷ 19 thị trường chứng khoán ra đời ở nước Mỹ với sự khai trương của
Sở giao dịch chứng khoán NewYork. Với lịch sử hình thành từ rất sớm cũng
phần nào cho thấy vai trò của công ty chứng khoán đối với nền kinh tế. Cùng
với sự ra đời của thị trường chứng khoán, pháp luật về thị trường chứng khoán
cũng xuất hiện vì thị trường chứng khoán không thể vận hành và phát triển
nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của
nó. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế thị trường và thực hiện quá trình “đổi mới”, Việt
Nam đã bắt đầu nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các nước trong việc
thiết lập, vận hành và phát triển thị trường chứng khoán để xây dựng một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh và hiệu quả làm nền tảng định hướng cho mọi
quan hệ diễn ra trên thị trường này.
Có thể nói, việc nghiên cứu pháp luật về thị trường chứng khoán thì
không thể bỏ qua pháp luật về công ty chứng khoán. Hoạt động kinh doanh
chứng khoán của công ty chứng khoán tham gia vào tất cả các quá trình luân
chuyển chứng khoán trên thị trường chứng khoán, cả trong thị trường sơ cấp
và thị trường thứ cấp, có ảnh hưởng quan trọng đến sự vận hành và phát triển
của thị trường chứng khoán. Đối với Việt Nam, cũng giống như khái niệm thị
trường chứng khoán, khái niệm công ty chứng khoán còn khá mới mẻ. Do đó,
việc tham khảo kinh nghiệm của các nước, để hoàn thiện hệ thống pháp luật
về công ty chứng khoán là hết sức cần thiết. Pháp là một trong những quốc gia


2


có thị trường chứng khoán và hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán
khá lâu đời có nhiều ảnh hưởng tới các quốc gia khác. Chính vì vậy, tôi quyết
định chọn vấn đề Pháp luật về công ty chứng khoán Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp dưới góc độ luật học so sánh làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn phân tích những nội dung cơ bản trong hệ thống pháp luật
Việt Nam và Pháp về công ty chứng khoán. Trên cơ sở đó so sánh, đánh giá
nhằm đưa ra những ưu điểm, tồn tại trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về
công ty chứng khoán qua đó nhằm hoàn thiện pháp luật của chúng ta trong
giai đoạn tới.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn thạc sỹ luật học với đề tài Pháp luật về công ty chứng khoán
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp dưói góc độ luật
học so sánh tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp luật Việt Nam và Pháp
hiện hành về công ty chứng khoán.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn Pháp luật về công ty chứng khoán Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp dưới góc độ luật học so sánh được thực
hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, theo tư
tưởng và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chính sách, phương
hướng xây dựng và phát triển thị trường vốn tại Việt Nam.
Cụ thể là, luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


3

•Phương pháp phân tích, tổng hợp nhầm tìm hiểu và khái quátnhững
nội dung pháp lý cơ bản về công ty chứng khoán.
•Phương pháp so sánh nhằm đưa ra những ưu điểm, tồn tạitrong hệ

thống pháp luật của Việt Nam và Pháp về công ty chứng khoán.


Phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn nhằm đưa ra những số liệu

phục vụ cho việc đánh giá của luận văn.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN S ự ĐIỂU CHỈNH PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI CÔNG TY CHÚNG KHOÁN

1.1. TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CHÚNG KHOÁN

1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán
Khái niệm về công ty chứng khoán có thể được xem xét dưới nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, công ty chứng khoán được hiểu
là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật từng quốc gia nhằm
thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Ví dụ, theo quy định pháp luật Trung Quốc, “công ty chứng khoán là
cồng ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần làm nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán”[2]. Theo quy định của Nhật Bản, “công ty chứng khoán là công
ty Cổ phần được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán”[3]. Công
ty chứng khoán (hay còn gọi là công ty đầu tư), ở các nước EU được hiểu là
pháp nhân thực hiện các dịch vụ đầu tư.
Để được coi là công ty chứng khoán, doanh nghiệp phải tham gia vào
một hoặc một số loại hình kinh doanh sau:
- Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán

chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng;
- Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các
giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình (luật một số nước quy định
công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình
cho hoạt động bình ổn thị trường);


5

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán giúp tổ
chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức
việc phân phối chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư là hoạt động quản lý vốn của khách hàng
thông qua việc mua, bán và nắm giữ chứng khoán vì quyền lợi của khách
hàng;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán đưa ra các lời
khuyên cho khách hàng trong việc đầu tư chứng khoán và có thể cả các dịch
vụ liên quan đến phát hành và cơ cấu tài chính của khách hàng.
Ngoài các loại hình kinh doanh trên, công ty chứng khoán còn được
phép thực hiện một số hoạt động có liên quan đến chứng khoán như tư vấn tài
chính, lưu ký chứng khoán...
1.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán có các vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất, vai trò hỗ trợ tích cực cho cơ chê tạo lập và sử dụng vốn
với hiệu quả cao nhất
Công ty chứng khoán tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người
có tiền nhàn rỗi và người sử dụng vốn thông qua hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán. Công ty chứng khoán là cầu
nối giữa chủ thể phát hành cần có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh với
những người có nhu cầu đầu tư khoản tiền nhàn rỗi của họ để kiếm lợi nhuận

và giữa những người đầu tư với nhau. Với tư cách là người môi giới, công ty
chứng khoán hỗ trợ sự cạnh tranh giữa các chủ thể có chứng khoán được phát


6

hành, giao dịch trên thị trường chứng khoán. Làm được điều đó, hiệu suất sử
dụng vốn đầu tư cho nền kinh tế đạt mức tốt nhất.
Thứ hai, vai trò tạo lập giá cả chứng khoán, bình ổn thị trường
Giá cả chứng khoán phản ánh giá trị chứng khoán được biểu hiện bằng
tiền, do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người
mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán, vì các công ty
chứng khoán là những thành viên của thị trường. Do đó, họ cũng góp phần tạo
lập giá cả thị trường, dù là thị trường đấu lệnh hay thị trường đấu giá. Trên thị
trường sơ cấp, các công ty chứng khoán thể hiện vai trò tạo lập giá cả thông
qua việc thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các tổ chức
phát hành. Chính vì vậy, giá của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự
tham gia định giá của công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán còn góp phần điều tiết và bình ổn thị trường thông
qua hoạt động tự doanh. Pháp luật một số nước quy định các công ty chứng
khoán có nghĩa vụ phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình để
mua vào khi giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên cao để
bình ổn thị trường.
Thứ ba, vai trò tạo khả năng thanh khoản cho chứng khoán
Đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể yên tâm vì
nhờ có công ty chứng khoán họ dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền
mặt và ngược lại khi cần thiết.
Công ty chứng khoán tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán (hoán
chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán
một cách dễ dàng). Trên thị trường sơ cấp, do thực hiện hoạt động nhu' bảo

lãnh phát hành, các công ty chứng khoán không những huy động một lượng


7

vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính
thanh khoản của các chứng khoán được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt
phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường thứ cấp. Điều này làm
giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường thứ cấp, do
thực hiện các giao dịch mua và bán chứng khoán, các công ty chứng khoán
giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những
hoạt động này tạo ra cơ chế thanh khoản của chứng khoán.
Với ba vai trò chính trên đây, công ty chứng khoán đã thể hiện rõ là một
định chế tài chính trung gian.
1.1.3. Mô hình công ty chứng khoán
Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn
với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường. Vì vậy, vấn đề
xác định mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán cũng có nhũng
điểm khác nhau vận dụng cho khối thị trường có mức độ phát triển khác nhau.
Trên thế giới có hai mô hình kinh doanh chứng khoán là mô hình chuyên
doanh và mô hình đa năng. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh chứng khoán
nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính nói chung.
1.1.3.1. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công
ty chứng khoán độc lập đảm nhận. Các ngân hàng không được tham gia kinh
doanh chứng khoán.
Ưu điểm của mô hình chuyên doanh là tách bạch giữa hoạt động kinh
doanh tiền tệ và hoạt động kinh doanh chứng khoán, qua đó hạn chế được rủi
ro cho hệ thống ngân hàng. Điều đó cũng có nghĩa, quyền lợi của cả người



8

đầu tư chứng khoán cũng như người có tiền gửi hoàn toàn độc lập giữa hai
hoạt động kinh doanh.
Nhược điểm là nó không tận dụng được những dịch vụ tiện ích mà hệ
thống ngân hàng có thể cung cấp. Mặt khác, mô hình chuyên doanh cũng làm
cho hiệu suất sử dụng vốn của các tổ chức tài chính bị hạn chế trên thị trường
chứng khoán chính thức, không tận dụng được tối đa khả năng tài chính, con
người của các đối tượng kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp. Mô hình này áp
dụng khá phổ biến ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi nhu'
Hàn Quốc, Thái Lan trong nhiều năm trước đây.
1.1.3.2. Mô hình công ty chứng khoán đa năng
Mô hình này được biểu hiện dưới hai loại: mô hình đa năng một phần và
mô hình đa năng toàn phần.
Thứ nhất, mô hình công ty chứng khoán đa năng một phần
Theo mô hình này, các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các công ty
bảo hiểm được kinh doanh chứng khoán nhưng phải thành lập công ty con
hoạt động độc lập. Mô hình này còn được gọi là mô hình đa năng kiểu Anh.
Thứ hai, mô hình công ty chứng khoán đa năng toàn phần
Điểm cơ bản của mô hình này là các ngân hàng có thể trực tiếp kinh
doanh chứng khoán. Mô hình này còn gọi là mô hình đa năng kiểu Đức.
Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh
vực kinh doanh, nhờ đó san sẻ được rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Ngoài
ra, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền
tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và có ưu thế về mạng lưới khách hàng để
thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán.


9


Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế, đó là:
- Ngân hàng thường có xu hướng quan tâm cho khách hàng vay vốn hưn
là hoạt động kinh doanh chứng khoán. Do đó, sẽ làm cho thị trường chứng
khoán kém phát triển.
- Do không có sự tách bạch giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động
kinh doanh chứng khoán, nên trong trường hợp có biến động trên thị trường
chứng khoán thì có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ và ngược lại.
Mặc dù có sự phân chia mô hình công ty chứng khoán như vậy nhưng
xu hướng hiện nay của các quốc gia có thị trường chứng khoán là dần xoá bỏ
“bức tường lửa” (fire wall) giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng và hoạt động
kinh doanh chứng khoán bởi nhu cầu tận dụng tối đa những ưu thế của mô
hình đa năng. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp kiềm chế,
giám sát hành vi chuyển rủi ro hoặc không tách bạch trong hoạt động của chủ
thể kinh doanh. Nói khác đi, pháp luật sẽ phải quy định cụ thể những giới hạn,
điều kiện nhằm kiềm toả, hạn chế những hành vi đó.
1.2. MÔ HÌNH PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH VỂ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.2.1.

Những yếu tô ảnh hưởng tới pháp luật điều chỉnh về công ty

chứng khoán ở từng quốc gia
Pháp luật điều chỉnh về công ty chứng khoán ở mỗi quốc gia sẽ chịu
ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, điều kiện kinh t ế - xã hội ở từng quốc gia
Pháp luật nói chung là sự biểu hiện của các điều kiện kinh tế. Do vậy,
pháp luật về công ty chứng khoán nói riêng và về thị trường chứng khoán nói
chung cũng phải tuân theo quy luật đó. Không thể có pháp luật về thị trường
chúng khoán cũng như về công ty chứng khoán nói riêng ở những quốc gia



10

không có nền kinh tế thị trường. Hay chính xác hơn, nó chỉ có thể tồn tại ở
nền kinh tế của quốc gia có thị trường phát triển đến mức độ nhất định. Chính
điều kiện kinh tế - xã hội sẽ cho phép pháp luật về thị trường chứng khoán và
công ty chứng khoán xuất hiện. Mức độ phát triển của thị trường chứng khoán
ở từng quốc gia sẽ chi phối nội dung của pháp luật về thị trường chứng khoán.
Thứ hai, thái độ của Nhà nước với thị trường chứng khoán và các
chủ thê kinh doanh chứng khoán
Pháp luật do Nhà nước ban hành. Chính vì vậy, thái độ, quan điểm của
Nhà nước đối với thị trường chứng khoán và các chủ thể kinh doanh chúng
khoán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới pháp luật điều chỉnh về thị trường chứng
khoán và các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Nhà nước sẽ đưa ra các quy
định mà theo họ là phù hợp với điều kiện và định hướng, chính sách phát triển
kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng của quốc gia mình.
Thứ ba, năng lực kinh doanh của các công ty chứng khoán
Việc ban hành pháp luật điều chỉnh về công ty chứng khoán phải căn cứ
vào năng lực kinh doanh của các chủ thể này. Không thể đưa ra các quy định
mà chủ thể kinh doanh chứng khoán không có khả năng thực hiện mà phải có
các quy định phù hợp với thực tế cũng như năng lực kinh doanh cụ thể của các
chủ thể này. Chỉ có như vậy, pháp luật điều chỉnh về thị trường chứng khoán
và các công ty chứng khoán mới khả thi và đem lại hiệu quả cao, qua đó góp
phần đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.
Thứ tư, ảnh hưởng của các yếu tô nước ngoài
Trong giai đoạn mà xu thế toàn cầu hoá đang phát triển như hiện nay,
việc ban hành pháp luật điều chỉnh về các công ty chứng khoán không thể
không tính đến các yếu tố này. Các quốc gia đưa ra quy định pháp luật phải



11

đảm bảo được tính thống nhất, minh bạch, công khai; phải phù hợp với pháp
luật quốc tế và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, pháp luật của các quốc gia cũng
phải lường trước khả năng xâm thực của các yếu tố nước ngoài đối với thị
trường trong nước, để có sự điều chỉnh thích hợp trong những trường hợp cần
thiết. Pháp luật quy định càng thông thoáng, mang tính cạnh tranh cao sẽ có
lợi thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cho mình. Chính vì vậy, các yếu tố
này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung pháp luật điều chỉnh về công ty
chứng khoán.
1.2.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công ty chúng
khoán
Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội của quốc gia, khu vực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, công ty
chứng khoán ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung như các doanh nghiệp
thông thường khác, còn phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù.
Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các nước đều
quy định những nguyên tắc tổ chức và hoạt động bắt buộc đối với công ty
chứng khoán nhằm một số mục đích sau:
Thứ nhất, bảo vệ nhà đầu tư
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đặc biệt rất dễ bị gây thiệt
hại bởi các hành vi như hành vi lừa dối, thao túng thị trường, bao gồm cả các
giao dịch nội gián, giao dịch chạy trước khách hàng và sự lạm dụng tài sản
của khách hàng từ phía các công ty chứng khoán, nhưng khả năng tự phòng
tránh lại bị hạn chế. Chính vì thế, pháp luật cần phải bảo vệ người đầu tư.
Thứ hai, bảo vệ sự công bằng và minh bạch của thị trường


12


Sự công bằng của thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với
việc bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư đặc biệt là để ngăn chặn các hoạt động giao
dịch trái pháp luật. Cấu trúc của thị trường không nên ưu đãi cho chủ thể này
mà lại không công bằng với chủ thể khác. Trên thị trường chứng khoán, thông
tin là vấn đề hết sức quan trọng. Do đó, pháp luật phải tạo ra cơ chế cho phép
mọi người đầu tư tham gia thị trường với mặt bằng thông tin như nhau. Các
quy định pháp luật phải đảm bảo rằng các nhà đầu tư đều được đối xử công
bằng để tham gia thị trường. Chính vì vậy, cần phải có các quy định về nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán sẽ góp phần bảo đảm sự
công bằng và minh bạch của thị trường.
Thứ ba, giảm sự rủi ro của thị trường
Pháp luật do con người đặt ra nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát
sinh trong xã hội. Đối với công ty chứng khoán, pháp luật được ban hành
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ công ty chứng khoán và mối quan hệ
giữa công ty chứng khoán với các chủ thể khác. Công ty chứng khoán có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Pháp luật vừa tạo ra
cơ chế cho công ty chứng khoán hoạt động vừa chủ động tạo ra những hạn chế
nhằm ngăn ngửa rủi ro mà chủ thể này gây ra. Đặc biệt là những rủi ro hệ
thống, đó là những rủi ro có thể phát sinh từ nội tại công ty hoặc từ bên ngoài
công ty khiến công ty không thể kiểm soát nổi và nó ảnh hưởng đến giá chứng
khoán của các công ty trong một ngành hay toàn thị trường. Điều này đặc biệt
nguy hiểm với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng, nhất là với thị trường phát triển và tương đối phát triển, rủi ro hệ thống
không chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó mà ảnh hưởng đến nền kinh tế
của cả một quốc gia, thậm chí là nền kinh tế thế giới.
Vấn đề đặt ra không vì quá để ý đến rủi ro có thể xảy ra cho các chủ thể
kinh doanh chứng khoán mà pháp luật kiềm chế một cách thái quá các hoạt



13

động của chủ thể này. Pháp luật cần được xây dựng theo hướng đảm bảo hài
hòa giữa rủi ro và an toàn, nâng cao khả năng phòng ngừa, cảnh báo từ xa các
rủi ro. Liên quan đến vấn đề pháp luật hạn chế rủi ro hệ thống, chúng ta không
chỉ quan tâm đến việc ban hành các quy định mà cần chú ý đến tính thực thi
của các quy định này. Tính thực thi được thể hiện trên cả hai phương diện: chủ
thể chịu sự điều chỉnh chủ động thực thi và có cơ chế buộc phải thực thi khi
họ cố tình trốn tránh.
Mặc dù không thể ngăn chặn mọi sự đổ vỡ tài chính của các trung gian
trên thị trường, nhưng cần có các quy định của pháp luật giảm thiểu được rủi
ro trong hoạt động của các cồng ty chứng khoán như các quy định về mức vốn
pháp định, về tỷ lệ vốn khả dụng bắt buộc trong quá trình hoạt động và các
yêu cầu mang tính cẩn trọng khác. Với tư cách là thành viên cơ bản của thị
trường chứng khoán, công ty chứng khoán phải tạo ra được sự an toàn cho
minh và cho thị trường. Đây cũng là một yếu tố tạo niềm tin cho công chúng.
Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán - IOSCO (International
organization of securities commissions) đã đưa ra khuyên nghị gồm 9 nguyên
tắc cơ bản với các nước thành viên trong việc quy định các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của công ty chứng khoán. Chín nguyên tắc này có ý nghĩa quan
trọng cho các nước thành viên khi xây dựng hệ thống pháp luật về công ty
chứng khoán cho mình. Cụ thể, các nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc thứ nhất, tuân thủ tính toàn vẹn và sự tận tụy
Công ty chứng khoán phải tuân thủ các tiêu chuẩn về tính toàn vẹn và
giao dịch công bằng, phải hành động với sự cẩn thận vì lợi ích của khách hàng
và vì sự toàn vẹn của thị trường.
Nguyên tắc thứ hai, thực hiện các điều khoản cam kết


14


Công ty chứng khoán phải có hợp đồng cam kết bằng văn bản với khách
hàng trong đó ghi rõ trách nhiệm của công ty với khách hàng.
Hợp đồng giữa công ty chứng khoán với khách hàng có đối tượng là các
quyền tài sản tức là các tài sản vô hình. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của khách
hàng trong hợp đồng phải ghi đầy đủ và rõ ràng các điều khoản cơ bản như
quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của
công ty chứng khoán. Các điều khoản cam kết trong hợp đồng này phải được
công ty chứng khoán thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ vì chỉ có như vậy,
những yêu cầu về công bằng, bảo vệ lợi ích của khách hàng, ổn định thị
trường mới có cơ sở thực tế.
Nguyên tắc thứ ba, thu thập thông tin về khách hàng
Công ty chứng khoán phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình
hình và mục đích đầu tư của khách hàng có liên quan đến dịch vụ mà công ty
cung cấp cho khách hàng.
Việc có được các thông tin về khách hàng sẽ hạn chế được các rủi ro
cho thị trường, cho công ty và cho chính bản thân khách hàng. Do đó, công ty
chứng khoán phải tìm hiểu các thông tin về khách hàng như năng lực tài chính
của khách hàng, tư cách pháp lý của khách hàng (khách hàng là công ty trách
nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh là tổ chức hay cá nhân). Công ty chứng
khoán phải tìm hỏi về kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đầu tư cũng
như mục đích của khách hàng trong đầu tư.
Nguyên tắc thứ tư, cung cấp thông tin cho khách hàng
Công bố thông tin là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với các chủ thể
tham gia thị trường chứng khoán. Bởi lẽ, các nhà đầu tư chỉ có thể đưa ra


15

quyết định đầu tư dựa trên các thông tin tiếp nhận được. Hiệu quả của việc đầu

tư phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin mà họ tiếp nhận.
Nguyên tắc này đòi hỏi công ty chứng khoán phải cung cấp cho khách
hàng các thông tin đầy đủ, cần thiết và kịp thời đối với quyết định đầu tư của
khách hàng theo đúng cách thức và thời gian quy định. Các thông tin đưa ra
phải đảm bảo tính trung thực. Công ty chứng khoán không được đưa ra các
thông tin sai lệch có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu ỉầm về giá
cả, giá trị của chứng khoán. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi công ty chứng
khoán phải cung cấp các thông tin đầy đủ, cần thiết và kịp thời và công bàng
cho mọi khách hàng tham gia thị trường.
Nguyên tắc thứ năm, bảo vệ tài sản của khách hàng
Khi công ty chứng khoán quản lý các tài sản của khách hàng, công ty
phải chuẩn bị sự bảo vệ cần thiết đối với các tài sản theo đúng với trách nhiệm
mà công ty đã chấp nhận.
Nguyên tắc này xuất hiện do khi thực hiện giao dịch chứng khoán,
khách hàng thường phải ký quỹ tiền mặt hoặc chứng khoán cho công ty chứng
khoán. Xét dưới góc độ pháp lý, tài sản ký quỹ là tài sản đảm bảo thực hiện
giao dịch, khi chưa thực hiện giao dịch tài sản ký quỹ vãn thuộc quyền sở hữu
của người ký quỹ. Do đó, công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt giữa tài
sản của công ty chứng khoán và khách hàng và của từng khách hàng với nhau
nhằm tránh tình trạng lạm dụng, trục lợi tài sản của nhau. Ngay cả trong
trường hợp công ty chứng khoán phá sản hay giải thể thì tài sản của khách
hàng vẫn được đảm bảo.
Nguyên tắc thứ sáu, tuân thủ các tiêu chuẩn cho hành vi trên thị
trường


16

Công ty chứng khoán phải tuân thủ các tiêu chuẩn về các hành vi thực
hiện trên thị trường và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Công ty chứng khoán thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán phải
luân thủ các quy định của pháp luật về các điều kiện cụ thể đối với mỗi loại
hình kinh doanh chứng khoán, quy trình nghiệp vụ cho từng loại hình chứng
khoán, các quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán cũng như các quy
định khác có liên quan trên thị trường.
Nguyên tắc thứ bảy, tự kiểm soát hoạt động
Công ty chứng khoán phải đặt ra cho mình các chính sách hiệu quả, các
biện pháp và thủ tục kiểm tra hoạt động trong nội bộ công ty.
Kiểm sát nội bộ là cơ chế hữu hiệu nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, bảo đảm cho công ty
chứng khoán tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán một cách công
bằng đối với mọi chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Thực tế, khi thực
hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán hoặc nhân viên
của công ty chứng khoán có thể vì lợi ích của mình mà gây tổn thất cho chủ
thể khác tham gia thị trường. Ví dụ, công ty chứng khoán hoặc nhân viên của
công ty chứng khoán có thể tiến hành các hoạt động mua bán chứng khoán với
mục đích lôi kéo giá, nhập lệnh của công ty trước lệnh của khách hàng. Chính
vì thế, tổ chức và thực hiện công tác thanh tra kiểm soát nội bộ được nhiều
quốc gia chú trọng, nhằm mục đích phát hiện ra những khuyết điểm khi tiến
hành hoạt động kinh doanh chứng khoán để điều chỉnh cho phù hợp với yêu
cầu của pháp luật.
"Tính hiệu quả" của các biện pháp và thủ tục kiểm tra hoạt động này
được đánh giá trên cơ sở chúng có hợp lý để bảo đảm:

THƯ V IỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT h à n ô i
PHÒNG DỌC
___



17

- Sự trao đổi thông tin hiệu quả giữa công ty và các khách hàng, bao
gồm cả việc công bố thông tin theo yêu cầu cho khách hàng;
- Tính toàn vẹn trong các hoạt động tự doanh của công ty, bao gồm việc
đối xử với tất cả khách hàng một cách công bằng, trung thực và chuyên
nghiệp;
- Sự an toàn trong việc quản lý tài sản của công ty và củakhách hàng
tránh mọi sự sử dụng hay chiếm hữu bất hợp pháp các tài sản đó;
- Việc duy trì chế độ kế toán và lưu giữ các hồ sơ hợp lệ;
- Hoạt động phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
- Phân chia hợp lý các nhiệm vụ và chức năng quan trọng trong công ty,
đặc biệt là các nhiệm vụ và chức năng mà nếu do cùng một cá nhân thực hiện
có thể dẫn đến những sai phạm khó bị phát hiện hay có thể dẫn đến sự lạm
dụng và đưa đến rủi ro cho công ty và khách hàng.
Nguyên tắc thứ tám, hạn chê xung đột lợi ích
Công ty chứng khoán cần cố gắng tránh mọi sự xung đột lợi ích có thể
xảy ra. Một công ty chứng khoán có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động
kinh doanh chứng khoán, trong đó có những loại hình kinh doanh trực tiếp và
mang lại lợi ích cho chính công ty như tự doanh, bảo lãnh phát hành và những
loại hình kinh doanh phục vụ trực tiếp lợi ích khách hàng. Do đó, xung đột lợi
ích là vấn đề tất yếu đặt ra.
Những xung đột lợi ích có thể là:
- Xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và người đầu tư;
- Xung đột giữa công ty chứng khoán và tổ chức phát hành;


18

- Xung đột giữa cá nhân nhân viên công ty và công ty.

Chính vì vậy, pháp luật các nước đều phải ghi nhận nguyên tắc này.
Nguyên tắc thứ chín, giao dịch cho chính lợi ích của công ty
Công ty chứng khoán cần có các chính sách rõ ràng về các giao dịch mà
công ty được phép tiến hành vì lợi ích của chính mình.
Với chín nguyên tắc của IOSCO, chúng ta có thể nhận thấy đây là
những biểu hiện cụ thể của các mục đích cơ bản đã đặt ra ban đầu. Không chỉ
như vậy, cùng một yêu cầu nhưng chúng lại thể hiện những vấn đề được đặt ra
cho một hoặc một số nguyên tắc. Chẳng hạn, sự tận tụy và toàn vẹn, thông tin
về khách hàng, tài sản của khách hàng nhằm hướng tới đảm bảo cho quyền lợi
của nhà đầu tư. Bảo vệ sự công bằng và minh bạch, những nội dung về tìm
kiếm thông tin đều nhằm hướng tới đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai.
Sự xâm thực, tính liên kết giữa các nguyên tắc hoạt động của công ty chúng
khoán cho thấy các quốc gia cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tính hiệu quả, yêu
cầu của hệ thống pháp luật thực định.
Nhìn chung, khuyến nghị trên đây của IOSCO đã được pháp luật của tất
cả các nước thành viên ghi nhận khi đặt ra các nguyên tắc bắt buộc trong tổ
chức và hoạt động của công ty chứng khoán. Ví dụ: Luật số 96-597 ngày 02
iháng 7 năm 1996 của Cộng hòa Pháp về Hiện đại hóa các hoạt động tài
chính, Điều 58; Luật Giao dịch chứng khoán năm 1998 của Cộng hòa liên
bang Đức, phần 5, từ Điều 31 đến Điều 36; Luật Kiểm soát Chứng khoán năm
1996 của Cộng hòa áo, từ Điều 11 đến Điều 18; Luật Giao dịch Chứng khoán
của Nhật Bản (sửa đổi năm 1992)...


19

1.2.3.

Cơ chê kiểm soát việc tham gia vào hoạt động kinh doanh của


công ty chứng khoán
Trên thế giới, để kiểm soát việc các chủ thể tham gia hoạt động kinh
doanh chứng khoán, pháp luật các nước áp dụng một trong hai cơ chế sau: cơ
chế đăng ký kinh doanh chứng khoán và cơ chế cấp giấy phép hoạt động kinh
doanh chứng khoán. Việc phân loại này dựa trên hai mô hình quản lý nhà
nước trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đó là mô hình dự phòng trước
và mô hình kiểm soát sau.
Thứ nhất, cơ chế đăng ký kinh doanh chứng khoán
Cơ chế đăng ký kinh doanh chứng khoán được áp dụng ở những nước có
thị trường chứng khoán phát triển ở trình độ cao như Anh, Mỹ, Nhật Bản (từ
sau năm 1999). ở những nước này, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán
và thị trường chứng khoán đưa ra các tiêu chuẩn nhất định. Chủ thể nào đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn đó và thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý nhà
nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là được kinh doanh chứng
khoán hoặc rút khỏi thị trường. Cách thức đăng ký này thể hiện quyền tự do
kinh doanh ở cấp độ cao của các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên,
để áp dụng cơ chế này, đòi hỏi khả năng quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước về chứng khoán.
Thứ hai, cơ chê cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán
Khác với cơ chế đăng ký kinh doanh chứng khoán, ở cơ chế cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh chứng khoán, việc tham gia hoặc rút khỏi thị
trường của các chủ thể kinh doanh chứng khoán bị hạn chế do các cơ quan
quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán đặt ra các điều
kiện và thủ tục chặt chẽ để cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.


20

Cơ chế này không thể hiện được quyền tự do kinh doanh chúng khoán ở mức
độ cao như cơ chế đăng ký kinh doanh chứng khoán, nhưng tránh được các rủi

ro và bảo vệ tính an toàn của hệ thống từ xa. Do đó, cơ chế cấp giấy phép được
áp dụng ở đa số các nước có thị trường chứng khoán mới phát triển như Hàn
Quốc, Trung Quốc, Thái Lan...
1.2.4. Các loại hình kinh doanh của công ty chứng khoán
Các loại hình kinh doanh chứng khoán được phân thành hai nhóm: các
loại hình kinh doanh chính và các loại hình kinh doanh phụ trợ. Các loại hình
kinh doanh chính là các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty chúng
khoán và đối với các loại hình kinh doanh phụ trợ thường pháp luật các nước
quy định công ty chứng khoán được thực hiện các loại hình kinh doanh chính
thì được quyền thực hiện cả loại hình kinh doanh phụ trợ. Việc phân loại này
có thể khác nhau theo quy định pháp luật từng nước. Ví dụ: Thái Lan và một
số nước Đông Nam á xếp hoạt động tư vấn đầu tư là hoạt động kinh doanh
chính. Nhưng các nước EU lại xếp loại hình này là hoạt động kinh doanh phụ
trợ. Theo pháp luật một số nước, công ty chứng khoán được tự do thực hiện
các loại hình kinh doanh phụ trợ khi đã được cấp giấy phép hoạt động đối với
các loại hình kinh doanh chính mà không cần xin cấp giấy phép hoạt động đối
với các loại hình kinh doanh phụ trợ. Tuy nhiên, cũng có những nước không
có sự phân biệt giữa các loại hình kinh doanh chính và kinh doanh phụ trợ, ví
dụ như: Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc.
ở các nước có sự tách biệt giữa loại hình kinh doanh chính và loại hình
kinh doanh phụ trợ, thường các loại hình kinh doanh này được phân chia như
sau:
- Các loại hình kinh doanh chính gồm:


×