Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Thay thế một phần protein khô đỗ tương bằng protein bột lá chùm ngây (moringa oleifera)trong khẩu phần thức ăn của gà sinh sản lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.23 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ QUÝ BIÊN

THAY THẾ MỘT PHẦN PROTEIN KHÔ ĐỖ TƯƠNG
BẰNG PROTEIN BỘT LÁ CHÙM NGÂY
(MORINGAOLEIFERA) TRONG KHẨU PHẦN THỨC
ĂN CỦA GÀ SINH SẢN LƯƠNG PHƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN
NUÔI

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ QUÝ BIÊN

THAY THẾ MỘT PHẦN PROTEIN KHÔ ĐỖ TƯƠNG
BẰNG PROTEIN BỘT LÁ CHÙM NGÂY
(MORINGAOLEIFERA) TRONG KHẨU PHẦN THỨC
ĂN CỦA GÀ SINH SẢN LƯƠNG PHƯỢNG
Ngành: Chăn nuôi
Mã ngành: 8.62.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN
NUÔI

Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Trung Kiên

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn đã được cảm
ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Học viên
Lê Quý Biên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ long kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Từ Trung Kiên - Giảng
viên khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Chăn
nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Học Viên
Lê Quý Biên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI


CẢM

ƠN

..............................................................................................................i MỤC LỤC
..................................................................................................................ii

DANH

MỤC VIẾT TẮT............................................................................................ v DANH
MỤC BẢNG .................................................................................................vi DANH
MỤC HÌNH..................................................................................................vii TRÍCH
YẾU LUẬN VĂN ......................................................................................viii Phần
1.MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
2. Muc tiêu của đề tài.................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về câychùm ngây(Mringa oleifera). .................................................. 3
1.1.1. Đặc điểm chung ................................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái............................................................................................ 4
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây............................................................. 5
1.2. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm.................................................................. 6
1.3. Giới thiệu về giống gà dùng trong thí nghiệm......................................................
10
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước............................................... 11
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................................ 11

1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài................................................................ 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............
18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................... 18
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 18
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 18
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 21
2.4.3. Phương pháp theo dõi ..................................................................................... 21
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 24
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm..................................................................... 24

3.2. Tăng khối lượng của gà thí nghiệm ................................................................... 25
3.3.Khả năng sinh sản của gà thí nghiệm ................................................................. 27
3.4. Năng suất trứng của gà thí nghiệm .................................................................... 31
3.5. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm .................................................... 35
3.6. Hiệu quả sử dụng và chuyển hóa thức ăn .......................................................... 36
3.7. Một số chỉ tiêu sinh lý và hóa học của trứng gà thí nghiệm.............................. 38
3.8. Chất lượng trứng gà thí nghiệm......................................................................... 41
3.9. Ảnh hưởng của thay thế protein khô đỗ tương bằng protein bột láchùm ngây
đến độ đậm màu của lòng đỏ trứng........................................................................... 43
3.10. Hiệu quả kinh tế của việc thay thế................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 48
1. Kết luận................................................................................................................. 49
2. Đề nghị.................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐC

ĐỐI CHỨNG

TN1

THÍ NGHIỆM 1


TN2

THÍ NGHIỆM 2

ĐVT

ĐƠN VỊ TÍNH

KL

KHỐI LƯỢNG

KP

KHẨU PHẦN

KĐT

KHÔ ĐÔ TƯƠNG



THỨC ĂN

VNĐ

VIỆT NAM ĐỒNG

TT


TUẦN TUỔI

GSS

GÀ SINH SẢN

CN

CHÙM NGÂY

BLS

BỘT LÁ SẮN

BLKG

BỘT LÁ KEO GIẬU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sơ đồ thí nghiệm %................................................................................19


Bảng 2.2.

Khẩu phần thức ăn thí nghiệm ...............................................................20

Bảng 2.3.

Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ............................................20

Bảng 3.1.

Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%) ..................................................24

Bảng 3.2.

Khối lượng gà trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (gam) ...................26

Bảng 3.3.

Tỷ lệ đẻ qua các tuần của gà thí nghiệm (%), (n = 3)............................28

Bảng 3.4.

Năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ, n=3.............................32

Bảng 3.5.

Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng thường ...............36

Bảng 3.6.


Một số chỉ tiêu về thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm ...........38

Bảng 3.7.

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm (n=40).........................42

Bảng 3.8.

Độ đậm màu lòng đỏ trứng ở các giai đoạn thí nghiệm (n=8)...............44

Bảng 3.9.

Hiệu quả kinh tế của việc thay thế protein khô đỗ tương bằng protein
bột chùm ngây........................................................................................46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trước và sau thí nghiệm ........................27
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà ở các tuần thí nghiệm .............................................30
Hình 3.3. Biểu đồ năng suất trứng gà thí nghiệm qua các tuần đẻ ..............................34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Quý Biên
Tên Luận văn:THAY THẾ MỘT PHẦNPROTEIN KHÔ ĐỖ TƯƠNG BẰNG
PROTEIN BỘT LÁ CHÙM NGÂY(MORINGAOLEIFERA)TRONG KHẨU
PHẦN THỨC ĂN CỦA GÀ SINH SẢN LƯƠNG PHƯỢNG
Ngành: Chăn nuôi,

Mã ngành:8.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Đối tượng, nội dung nghiên cứu :
Cây thức ănchùm ngây (Moringa oleifera),gà sinh sản.
Thay thế một phần protein khô đỗ tương bằng protein bột lá chùm ngây
(Moringaoleifera) trong khẩu phần thức ăn gà sinh sản.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm gồm 378 gà sinh sản trong 08 tuần, từ 31-38 tuần tuổi, chia
làm 3 lô, mỗi lô có 42 gà nhắc lại 3 lần (42 x 3 = 126 con).
Lô đối chứng ăn khẩu phần cơ sở (KP có KĐT, không có bột lá chùm
ngây (CN), lô TN1, TN 2, thay thế 20%, 30 % protein của khô đỗ tương trong
khẩu phần cơ sở (KPCS) bằng protein của bột lá chùm ngây.
Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, thành
phần hóa học của trứng, các chỉ tiêu sinh lý học của trứng.
Kết quả chính và kết luận :
* Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp khá hoàn chỉnh về kỹ thuật sử

dụngprotein bột lá chùm ngây thay thế một phần protein khô đỗ tương (KĐT)
trong chăn nuôi gà sinh sản. Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng trong giảng
dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi.
* Ý nghĩa thực tiễn
Thay thế một phần protein khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong
khẩu phần thức ăn gà sinh sản sẽ là một hướng mới để nâng cao chất lượng sản
phẩm chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay thức ăn chiếm từ 60- 70% giá
thành sản phẩm, do vậy nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi luôn được
các nhà khoa học quan tâm, việc sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật làm
nguyên liệu bổ sung vào thức ăn chăn nuôi là một hướng đi đúng và cấp thiết.
Lá chùm ngây là nguồn dinh dưỡng bổ sung các hợp chất hữu cơ tự nhiên
tốt cho sức khoẻ con người, được sử dụng để điều trị bệnh theo nhiều cách khác
nhau. Tổ chức thế giới WHO và FAO khuyến cáo sử dụng cho các bà mẹ thiếu
sữa, trẻ em suy dinh dưỡng và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba
(DanMalam và cs, 2001; McBurney và cs, 2004; Fahey, 2005).Lá chùm ngây
chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin thiết yếu như vitamin A, C
và E. So sánh hàm lượng một số dinh dưỡng chính trong lá Chùm ngây với một
số loại thực phẩm phổ biến cho thấy hàm lượng vitamin C nhiều hơn quả cam 7
lần; vitamin A nhiều hơn cà rốt 4 lần; canxi nhiều hơn sữa 4 lần; chất sắt nhiều

hơn cải bó xôi 3 lần; chất đạm (protein) nhiều hơn 2 lần so với yaourt; kali
nhiều hơn 3 lần so với quả chuối (Donovan, 2007). Ngoài ra, trong lá Chùm
ngây còn chứa hàm lượng cao carotenoid hoạt tính sinh học, tocopherols và
vitamin C có giá trị trong việc duy trì cân bằng chế độ ăn uống và ngăn ngừa
các gốc tự do - là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo (Smolin và
Grosvenor, 2007). Lá chùm ngây giàu provitamin, bao gồm cả axit ascorbic,
carotennoids (Lako và cs, 2007)và tocopherols (Gomez- Conrado và cs, 2004;
Sánchez-Machado và cs,
2006). Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các loại rau quả giàu
carotenoid có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái hoá
điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ tinh thể (Lakshminarayan và cs, 2005;
Bowman và cs, 1995;Krichevsky và cs, 1999).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

Ngoài các provitamins, lá chùm ngây cũng được coi là nguồn giàu khoáng
chất (Gupta và cs, 1989), polyphenol (Bennett và cs, 2003), flavonoid (Lako và
cs,
2007; Siddhuraju và cs, 2003), alkaloid và protein (Sarwatt và cs, 2002; Soliva
và cs, 2005). Những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp làm giảm sự thiếu hụt
dinh dưỡng và chống lại nhiều căn bệnh mạn tính.
Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về các ảnh hưởng của chùm
ngây(Moringa oleifera) đến năng suất, chất lượng sản phẩm của vật nuôi tại
Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thay thế một phần
protein khô đỗ tương bằng protein bột lá chùm ngây (Moringa oleifera)trong
khẩu phần thức ăn của gà sinh sản Lương Phượng”.

2. Muc tiêu của đề tài.
- Xác địnhảnh hưởng của thay thế một phần protein khô đỗ tương bằng
protein bột lá chùm ngâytrong khẩu phần thức ăn cho gà sinh sản Lương
Phượngđến tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể, nằng suất và chất lượng trứng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thay thế một phần protein khô đỗ
tương bằng protein bột lá chùm ngây trong khẩu phần thức ăn của gà sinh sản
Lương Phượng.
3.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp khá hoàn chỉnh về kỹ thuật sử dụnglá cây
thức ăn chùm ngây trong chăn nuôi gà sinh sản. Kết quả nghiên cứu này có thể
sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thức ăn và dinh
dưỡng vật nuôi.
4. Ý nghĩa thực tiễn
Thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần thức ăn gà
sinh sản sẽ là một hướng mới để nâng cao chất lượng sản phẩm chăn
nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Giới thiệu về câychùm ngây (Moringa oleifera).
1.1.1. Đặc điểm chung
Cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam) thuộc ngành ngọc lan

Magnoliophyta, lớp ngọc lan Magnoliopsida, bộ Chùm ngây Moringales, họ
chùm ngây Moringaceae, chi chùm ngây Moringa (Foidl, 2001). Chùm ngây là
loài cây có sự phân bố địa lý rộng rãi nhất ở dãy núi Himalaya thuộc Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh và
được sử dụng bởi người La Mã cổ đại, người Hy Lạp và Ai Cập, là cây trồng
quan trọng ở Ấn Độ, Ethiopia, Philippines, Sudan và đang phát triển tại miền
Tây, Đông và Nam thuộc châu Phi, châu Á nhiệt đới, châu Mỹ Latinh, vùng
Caribbean, Florida và quần đảo thuộc Thái Bình Dương (Fahey,2005).
Ở Việt Nam chùm ngây là loài duy nhất của chi Chùm ngây được phát
hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều nơi như Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc ... Tuy vậy trước đây cây ít
được chú ý, có nơi trồng chỉ để làm hàng rào và chỉ trong vài chục năm trở lại
đây khi hạt cây từ nước ngoài được mang về Việt Nam, được trồng có chủ định
và qua nghiên cứu người ta thấy cây có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây
mới du nhập.
Cây chùm ngây rất dễ trồng, có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ và
trồng được quanh năm. Vùng thiếu nước nên trồng vào mùa mưa, tức khoảng
tháng 4, tháng 5. Cây được trồng nhiều ở những vùng đất khô hạn khắc
nghiệt nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Cây chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là
đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán, ưa nắng, hầu như không bị sâu bệnh
hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước
tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

nước tốt. Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu được trồng từ hạt, phình to như củ

màu trắng với rễ bên thưa. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ
không phát triển như trồng bằng hạt. Cây bắt đầu cho quả từ thân, cành và
nhánh sau 6 đến 8 tháng trồng (Brossa, 2008).
Gỗ chùm ngây khá mềm, giòn nên thân cành dễ bị gãy trong mưa bão.
Do đó nếu trồng cây để khai thác sử dụng người trồng thường cắt ngọn cây khi
đạt độ cao nhất định, vừa tiện thu hái; vừa kích thích cây đâm tược, nảy cành
theo cấp số nhân như tán dù; vừa hạn chế thiệt hại do gãy đổ.
Ở Việt Nam cây trổ hoa tập trung chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 2 hàng
năm. Cây ra hoa rất sớm, thường ra ngay trong năm đầu tiên, khoảng 6 tháng
sau khi trồng. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước, hoặc
được mang đi bởi những loài động vật ăn hạt. Khả năng nảy mầm của hạt mới
thu hoạch là 60 - 90%. Tuy nhiên, nếu lưu trữ hạt quá 2 tháng trong điều kiện
thông thường thì khả năng nảy mầm sẽ giảm một cách nghiêm trọng. Tỉ lệ nảy
mầm giảm dần từ 60%, 48% và 7,5% tương ứng với thời gian lưu trữ hạt là 1, 2
và 3 tháng (Rubeena, 1995).
Cây trồng từ hạt, trong giai đoạn đầu cây con thường yếu nên cần được
chăm sóc trong điều kiện bóng mát. Biện pháp giâm cành cũng có thể thực hiện,
tuy nhiên hiệu quả không cao do hệ số nhân giống thấp, thường tiến hành giâm
cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp.
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể mọc
cao từ 5 đến 10 m, phân nhánh nhiều, thân có thiết diện tròn. Thân non màu
xanh có lông, thân già màu xám có nốt sần. Lá kép hình lông chim 3 lần lẻ, dài
30 - 60 cm, màu xanh mốc, mọc cách, có 5 - 7 cặp lá phụ bậc 1, 4 - 6 cặp lá
phụ bậc 2,
6 - 9 cặp lá chét. Lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối, mặt trên xanh hơn
mặt dưới, gai nhỏ có lông ở chỗ phân nhánh, lá kép lông chim, gân lá hình lông
chim, nổi rõ mặt dưới, cuống lá dài 18 - 25 cm. Cụm hoa dạng chùm sim mọc ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5

nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi
thơm, hình dạng giống hoa đậu, có cuống dài 1 - 2 cm, có lông tơ. Trục phát
hoa màu xanh, có lông dài 10 - 15 cm. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lông. Đài hoa
5, rời, đều, hơi cong hình lòng muỗng, màu trắng, dài 1 cm, rộng 0,4 cm. Cánh
hoa 5, rời, không đều, cánh hoa dạng thìa, màu trắng hơi vàng, phấn nằm
ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ
cánh hoa. Chỉ nhị có kích thước to ở dưới, màu vàng, dài 0,6 - 1 cm, có lông.
Bao phấn 2 ô, hình bầu dục, màu vàng, hướng trong. Bộ nhụy 3 lá noãn dính,
tạo thành bầu trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có lông. Vòi nhụy
màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có lông
(Trần Việt Hưng và Võ Duy Huấn, 2007). Cây cho nhiều lá vào cuối mùa khô
và trổ hoa vào các tháng 1 - 2. Quả dạng nang treo, dài 25 - 30 cm, ngang 2
cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, quả khô màu
vàng xám. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan (Võ Văn Chi,
1999).
1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây
Hạt Chùm ngây chứa hàm lượng dầu tương đối lớn, được sử dụng trong
nấu ăn, chế biến các món salad. Thành phần axit béo trong dung dịch và
enzyme chiết xuất từ dầu hạt Chùm ngây tương ứng là 67,9% và 70,0%
(Abdulkarim và cs, 2005). Do tỷ lệ các axit béo không no cao nên dầu hạt chùm
ngây được sử dụng để thay thế một số loại dầu có giá trị cho sức khoẻ con người
như dầu oliu (Tsaknis và cs, 2002). Toàn bộ hạt chùm ngây được sử dụng để ăn
xanh, rang thành bột, hấp trong trà và món cà ri (Fahey, 2005).
Lá Chùm ngây là nguồn dinh dưỡng bổ sung các hợp chất hữu cơ tự
nhiên tốt cho sức khoẻ con người, được sử dụng để điều trị bệnh theo nhiều

cách khác nhau, được hai tổ chức thế giới WHO và FAO khuyến cáo sử dụng
cho các bà mẹ thiếu sữa, trẻ em suy dinh dưỡng và là giải pháp lương thực cho
thế giới thứ ba (DanMalam và cs, 2001;McBurney và cs, 2004;Fahey, 2005).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Lá chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin thiết yếu
như vitaminA, C

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

và E. So sánh hàm lượng một số dinh dưỡng chính trong lá chùm ngây với một
số loại thực phẩm phổ biến cho thấy hàm lượng vitamin C nhiều hơn quả cam 7
lần; vitamin A nhiều hơn cà rốt 4 lần; canxi nhiều hơn sữa 4 lần; chất sắt nhiều
hơn cải bó xôi 3 lần; chất đạm (protein) nhiều hơn 2 lần so với yaourt; kali
nhiều
3 lần so với quả chuối (Donovan, 2007). Ngoài ra, trong lá chùm ngây còn
chứa hàm lượng cao carotenoid hoạt tính sinh học, tocopherols và vitamin C có
giá trị trong việc duy trì cân bằng chế độ ăn uống và ngăn ngừa các gốc tự do
- là nguyên nhân gây lên nhiều bệnh hiểm nghèo (Smolin và Grosvenor,
2007). Lá giàu provitamins, bao gồm cả axit ascorbic, carotennoids (Lako

và cs,
2007) và tocopherols (Gomez- Conrado và cs, 2004; Sánchez-Machado và cs,
2006). Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các loại rau quả giàu
carotenoid có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái
hoá điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ tinh thể (Lakshminarayan và cs,
2005; Bowman và cs, 1995;Krichevsky và cs, 1999). Ngoài các pro vitamins,
lá chùm ngây cũng được coi là nguồn giàu khoáng chất (Gupta và cs, 1989),
polyphenol (Bennett và cs, 2003), flavonoid (Lako và cs, 2007;Siddhuraju và
cs, 2003), alkaloid và protein (Sarwatt và cs, 2002;Soliva và cs, 2005). Những
chất dinh dưỡng thiết yếu có thể giúp làm giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng và
chống lại nhiều căn bệnh mạn tính.
1.2. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
- Chất lượng trứng gia cầm:
Nhiều tác giả cho rằng chất lượng trứng gồm có 2 phần:
+ Chất lượng bên ngoài gồm: Khối lượng, hình dạng, màu sắc, độ dày và
độ bền vỏ trứng.
+ Chất lượng bên trong gồm các thành phần: Lòng đỏ, lòng trắng, giá trị
dinh
dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và lòng
trắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

- Hình thái của trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval hoặc hình elip: một đầu lớn và một
đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số hình


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

thái của trứng thường có ý nghĩa lớn trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng
dài càng dễ vỡ.
Chỉ số hình thái ở mỗi loài gia cầm là khác nhau và được quy định bởi
nhiều kiểu gen. Khoảng biến thiên trị số hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36;
của trứng vịt 1,57 - 1,64; còn những trứng có hình dạng quá dài hoặc quá tròn
đều cho chất lượng thấp.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng
của quả trứng là một chỉ số ổn định 1/0,75. Hình dạng quả trứng tương đối ổn
định, sự biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói chung hình
dạng quả trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ
rệt.
- Chất lượng vỏ trứng
Vỏ trứng là lớp vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ về mặt cơ học, lý học, hóa học
cho các thành phần khác bên trong trứng. Màu sắc của vỏ trứng phụ thuộc vào
giống, lá tai của từng loại gia cầm khác nhau. Bên ngoài nó được bao phủ bởi
một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ma sát giữa thành âm
đạo và trứng, tạo sự thuận lợi cho việc đẻ trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của
trứng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
Vỏ trứng có hai lớp màng đàn hồi tách nhau tạo thành buồng khí có ý
nghĩa trong quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Vỏ trứng được cấu
tạo gồm 94% canxi carbonat, 1% canxi phosphat, 1% magie phosphat, 4% hợp
chất hữu cơ. Một phần hợp chất hữu cơ này là đường polisacharide. Hàm lượng

canxi trong vỏ trứng khoảng 2g. Trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ khí, số lượng
lỗ khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998), trên
bề mặt vỏ trứng gà có khoảng 10.000 lỗ khí, tính trên 1 cm2 có khoảng 150 lỗ,
đường kính các lỗ khí dao động 4 - 10µm. Mật độ lỗ khí không đều, nhiều nhất
ở đầu to giảm dần ở 2 bên và ít nhất ở đầu nhỏ.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý
nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Độ dày vỏ tương quan dương đối với độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




bền vỏ trứng và có ảnh hưởng đến tỷ

1
lệ0

ấp nở. Thường những trứng có vỏ quá

dày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
1

hoặc quá mỏng đều có tỷ lệ ấp nở kém. Vỏ trứng quá dày hạn chế sự bốc hơi

nước, cản trở quá trình phát triển của phôi, gia cầm con khó đạp vỡ vỏ khi nở.
Nếu vỏ trứng quá mỏng làm bay hơi nước nhanh, khối lượng trứng gia cầm
giảm nhanh, dễ chết phôi, sát vỏ, nở yếu và tỷ lệ chết cao. Độ dày lý tưởng của
vỏ trứng dao động từ 0,26 - 0,34 mm.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) thì chất lượng vỏ trứng không
những chịu ảnh hưởng của các yếu tố như canxi (70% canxi cần cho vỏ trứng
là lấy trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra vỏ trứng hình thành cần có photphat,
vitamin D3, vitamin K, các nguyên tố vi lượng... Khi nhiệt độ tăng từ 20 300C thì độ dày vỏ trứng giảm 6 - 10% khi đó gia cầm đẻ ra trứng không có
vỏ hoặc bị biến dạng.
- Chất lượng lòng trắng
Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ và chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 56%) so
với khối lượng trứng, nó là sản phẩm của ống dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là
albumin giúp cho việc cung cấp khoáng và muối khoáng, tham gia cấu tạo lông,
da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi. Chất lượng lòng trắng
được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Hệ số di truyền của tính
trạng này khá cao.
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) cho biết: Khối lượng
trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng trắng (r = 0,86), khối lượng lòng đỏ
(r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48).
Orlov (1974) (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994) cho rằng: chỉ số lòng
trắng ở mùa Đông cao hơn mùa Xuân và mùa Hè. Trứng gà mái tơ và gà mái
già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo quản
lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng còn kém đi khi
cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B.
- Chất lượng lòng đỏ
Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm, có dạng hình cầu, đường kính vào
khoảng 35 - 40 mm, chiếm khoảng 32% khối lượng trứng, được bao bọc bởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





1
2

màng lòng đỏ có tính đàn hồi, chất lượng của màng đàn hồi này phụ thuộc vào
thời gian bảo quản, ở giữa các hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi lấy dưỡng chất từ
nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển. Chất lượng lòng đỏ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Di truyền cá thể, lứa tuổi, giống, loài, điều kiện nuôi dưỡng....
Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào caroten trong thức ăn và sắc tố trong cơ thể
gia cầm.
Chỉ số lòng đỏ thể hiện chất lượng của lòng đỏ và được tính bằng tỷ số
giữa chiều cao và đường kính của lòng đỏ. Theo Card và Nesheim thì chỉ số
lòng đỏ trứng tươi là 0,4 - 0,42; trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho tỷ lệ ấp nở
cao. Theo Ngô Giản Luyện (1994): chỉ số lòng đỏ ít bị biến đổi hơn lòng trắng.
Chỉ số lòng đỏ giảm từ 0,25 - 0,29 nếu bị tăng nhiệt độ và bảo quản lâu.
- Chỉ số Haugh (Hu)
Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua khối lượng trứng
và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số Haugh càng cao, chất lượng trứng càng tốt,
từ 80 - 100% là trứng rất tốt, 65 - 79% là trứng tốt, 55 - 65% là trứng trung bình
và nhỏ hơn 54% là xấu. Chỉ số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động:
Thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ môi trường, sự thay
lông, giống, dòng.
* Thành phần hóa học của trứng
Trứng gia cầm nói chung là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc
biệt là lòng đỏ, nó cung cấp khoảng 50% protein và tất cả các chất béo của
trứng. Thành phần dinh dưỡng của các loại trứng gia cầm khác nhau thì khác
nhau. Protein trong trứng thường là những protein dễ tiêu hóa. Hàm lượng axit
amin trong trứng thường rất cân đối. Hàm lượng mỡ trong trứng ở dạng nhũ
hóa dễ tiêu hóa. Trong trứng chứa hàm lượng axit béo không no cao, hàm lượng

khoáng cao đặc biệt là hàm lượng sắt và photpho. Thành phần khoáng trong
trứng có thể thay đổi theo khẩu phần ăn của gia cầm đẻ.
Theo Gilbert (1971), trong một lòng đỏ trứng khối lượng 19g có chứa:
10,5mg Na; 17,9mg K; 25,7mg Ca; 2,6mg Mg; 1,5mg Fe; 29,8mg S; 24,7mg
Cl;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




94,8mg P.

1
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

Hàm lượng vitamin trong trứng rất cao: 200 - 800UI vitamin A; 20UI
vitamin D; 49mg vitamin B1; 84mg vitamin B2; 30mg axit nicotic; 58mg
vitamin B6; 580mg axit pantothenic; 10mg biotin; 4,5mg axit folic; 0,3mg
vitamin B12;
150mg vitamin E và 25mg vitamin K1.
+ Thành phần hóa học của lòng đỏ
Lòng đỏ trứng của tất cả các loại gia cầm (trừ thủy cầm) có chứa 49% là
nước, 16% là protein, 33% là mỡ. Hai phần ba mỡ trong lòng đỏ là

triglyxerit,
30% là photpholipit và 5% là cholesterol. Lòng đỏ trứng thủy cầm chứa nhiều
mỡ (36%) và 18% protein. Hàm lượng nước trong lòng đỏ có thể thay đổi (46 50%) tùy thuộc vào thời gian và điều kiện bảo quản. Hàm lượng mỡ trong lòng
đỏ cũng có thể biến đổi thông qua khẩu phần ăn, chỉ riêng hàm lượng axit béo
không no như palmitic và stearic là không thay đổi. Hàm lượng các axit béo
này duy trì ở mức 30 - 38% trong tổng số chất béo. Nếu khẩu phần ăn chứa
nhiều axit béo không no mạch đa thì hàm lượng các axit béo này trong trứng
cũng tăng lên. Thông thường tỷ lệ axit béo không no và no là 2 : 1.
+ Thành phần hóa học của lòng trắng
Lòng trắng là nơi dự trữ nước của trứng khoảng 88%. Phần còn lại là
protein như globulin, ovomuxin và albumin. Ovomuxin chiếm 75% tổng số
protein trong lòng trắng trứng, globulin chiếm khoảng 20%. Theo kết quả của
các nhà khoa học Nga, methionin có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp
lòng trắng, còn quá trình tổng hợp ovoxumin thì lysine lại chiếm vị trí quan
trọng. Thành phần hóa học của lòng trắng ở tất cả các loại trứng gia cầm đều
giống nhau. Lòng trắng đặc có hàm lượng ovomuxin cao gấp 4 lần lòng trắng
loãng đây chính là nguyên nhân tạo nên cấu trúc keo của lòng trắng. Chất lượng
lòng trắng thay đổi theo thời gian bảo quản. Giá trị pH của lòng trắng trứng gà
tươi là 7,6 sau 14 ngày bảo quản chúng có thể tăng lên pH = 9,2 .
1.3. Giới thiệu về giống gà dùng trong thí
nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×