Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

14 KPIs mà những chuyên gia PR nhất định không thể bỏ qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.53 KB, 3 trang )

14 KPIS MÀ NHỮNG CHUYÊN GIA PR 
NHẤT ĐỊNH KHÔNG THỂ BỎ QUA
Các chỉ  số  KPIs chính này sẽ  phản ánh hiệu quả  của các chiến dịch của bạn. Dưới đây là  
những cách thức khai thác các số liệu quan trọng này để  tối  ưu hóa những nỗ  lực của  
bạn và chứng minh giá trị của bạn với các những người lãnh đạo cấp cao hơn.
Nếu báo cáo PR của bạn chỉ tập trung vào đề cập đến thương hiệu và các số  liệu KPIs phù 
phiếm phụ trợ, công việc của bạn thật đáng báo động.
Nếu bạn không thể  thể  biến những nỗ  lực của mình thành những con số  tăng trưởng kinh  
doanh, PR sẽ mãi chỉ được coi là một bộ phận “có cũng được, không có cũng chẳng sao”.
Các sếp của bạn sẽ không hề muốn nhìn những báo cáo mà chỉ có một danh sách các đường  
link clip PR hay một số tấm  ảnh chụp màn hình trên Social Media. Họ muốn biết hiệu quả 
của việc đầu tư vào PR, và bạn đang hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của họ như thế nào.
Tất nhiên, có rất nhiều mục tiêu quan trọng của bạn cần chú ý và tập trung tối đa. Tuy nhiên,  
để chứng minh giá trị của bạn với đội ngũ lãnh đạo, bạn cũng cần phải đo lường lượng tiếp 
cận, chia sẻ và lưu lượng truy cập trang web do PR tạo ra.


Dưới đây là 14 KPIs quan trọng nếu được đo lường sẽ tăng uy tín và giá trị của bạn đối với  
cấp trên
Độ bao phủ: độ bao phủ được bảo đảm bởi đội ngũ PR. Bạn có thể muốn tạo 
một tập hợp con KPI này tập trung vào các ấn phẩm hàng đầu cho ngành và đối tượng  
của bạn.
Khả năng tiếp cận: Tổng số người xem các ấn phẩm và trang web trong phạm 
vi bao phủ của bạn.
Lượng chia sẻ: Tỷ lệ phần trăm độ bao phủ của thương hiệu, sản phẩm, dịch  
vụ của bạn so với đối thủ  cạnh tranh. Chỉ số bao gồm một số đối thủ  cạnh tranh để 
đánh giá vị  trí của bạn trong ngành công nghiệp tổng thể, hoặc tiêu chí tại một thời 
điểm và phân tích phạm vi phương tiện truyền thông tương ứng để khám phá sự khác 
biệt chính. Lượng chia sẻ có thể  được theo dõi bởi mức độ  phát tán hoặc lượng tiếp  
cận. Ví dụ, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể có chỉ số cao hơn về số lượt đề cập tới  
thương hiệu, nhưng bạn có thể  có chỉ  số  lượng tiếp cận  ấn phẩm truyền thông cao 


hơn.
Lượng tương tác trên Social Media: Có bao nhiêu chia sẻ và bình luận mà bạn 
nhận được
Cảm xúc: Cảm xúc mang lại từ các bài viết đề cập đến thương hiệu của bạn  
hoặc đối thủ  cạnh tranh. Số  liệu này cho phép bạn phân tích liệu thương hiệu của  
bạn đang tạo ra các phản hồi tích cực hay tiêu cực.
Truyền thông tiếp cận: Số lượng thông cáo báo chí và cường độ bạn đang gửi  
và hiệu quả của chúng. Cùng với lượng bao phủ họ tạo ra, bạn có thể  đo lường tiến  
trình của mình trong việc xây dựng mối quan hệ  với các nhà báo (một công cụ  phân 
phối tốt cung cấp số liệu về tỷ lệ mở và các liên kết nội bộ được nhấp vào).


Chất lượng về độ bao phủ: Vị trí mà thương hiệu của bạn được đề cập đến 
(tiêu đề, thân bài,…) và sự nổi bật của nó trong nội dung bài viết.
Sự hiệu quả thông qua vị trí địa lý: Hiệu quả của chiến dịch cũng có thể dựa 
trên vị  trí. Đánh giá thành công của chiến dịch khi nhắm mục tiêu có nhân khẩu học 
địa lý quan trọng.
Độ  thẩm thấu của thông điệp: Chia nhỏ  phạm vi bao phủ  của bạn theo các 
chủ đề chính và đo lường mức độ hiệu quả của chúng. Bạn cũng có thể đo lường các  
hoạt động của các đối thủ và so sánh kết quả của bạn.
Toàn cảnh truyền thông: Kết hợp lượng chia sẻ và cảm xúc để có được một  
bức tranh toàn cảnh về khả năng cạnh tranh của bạn.
Earned Traffic: Số lượng khách truy cập được điều hướng đến trang web của 
bạn thông qua mức độ bao phủ và vị trí đặt link.
Độ uy tín của tên miền: Số liệu được tạo bởi công ty phần mềm SEO Moz sẽ 
dự đoán một trang web xếp hạng như thế nào trên các công cụ tìm kiếm bằng cách sử 
dụng thang đo logarit, 100 điểm. Bằng cách đảm bảo vị trí liên kết trên các trang web  
của bên thứ ba, PR có thể có tác động lớn đến độ uy tín và SEO của trang web.
Khuyến mãi sự  kiện: Thành công của PR là có thể  điều hướng sự  chú ý của 
công chúng, truyền thông về các sự kiện và xây dựng mối quan hệ với các diễn giả và  

người tham dự.
Khủng hoảng truyền thông: Khi gặp sự cố, bạn sẽ muốn đánh giá xem nhóm 
PR sẽ  đưa mọi thứ  trở  lại bình thường nhanh như  thế  nào. Trong suốt cuộc khủng 
hoảng, lượng yêu thích và cảm xúc sẽ đối ngịch lại những nỗ lực bạn tạo được trước 
khủng hoảng.



×