Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 01
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 01
3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 02
B. NỘI DUNG
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Khái quát về sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay........... 02
1.1. Tìm hiểu sơ lược về khái niệm khoa học và công nghệ.............................................. 02
1.2. Sự phát triển của khoa học và công nghệ và một số thành tựu về khoa học
và công nghệ của nhân loại .............................................................................................. 03
2. Thực trạng về khoa học và công nghệ Việt Nam...........................................................10
2.1. Những thành tựu..........................................................................................................10
2.2. Những hạn chế........................................................................................................... 11
3. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam13
3.1. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................................ 13
3.2. Bối cảnh trong nước................................................................................................... 14
3.3. Cơ hội và thách thức.................................................................................................. 14
4. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu KH&CN Việt Nam giai đoạn 5 năm
2006-2010 ..................................................................................................................... 15
4.1. Phương hướng............................................................................................................ 15
4.2. Mục tiêu...................................................................................................................... 16
4.3. Nhiệm vụ khoa học công nghệ chủ yếu....................................................................... 16
Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1. Quá trình dạy học đại học.............................................................................................. 18
1.1. Khái niệm quá trình dạy học đại học......................................................................... 18
1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học đại học..................................................................... 18
1.3. Nhiệm vụ dạy học đại học........................................................................................... 20
2. Những tác động của sự phát triển KH&CN trong thời đại ngày nay............................ 21
2.1. Sự phát triển của KH&CN là điều kiện, thời cơ thuận lợi cho QTDHĐH phát triển 21
2.2 Những thách thức đối với nền GDĐH nói chung và QTDHĐH nói riêng trước sự
phát triển của KH&CN............................................................................................... 22
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐAI HỌC
1. Phương hướng phát triển giáo dục đại học của thế giới................................................ 23
2. Phương hướng đổi mới quá trình dạy học đại học ở Việt Nam..................................... 24
2.1. Một số nét cơ bản về giáo dục Việt Nam.................................................................... 24
2.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đại học trong thời kỳ mới………...…… 26
2.3. Đổi mới QTDHĐH ở tỉnh Quảng Bình....................................................................... 32
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
1
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
(Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam)
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
2
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ đã trở thành động lực quan trọng nhất
của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Điều này được
phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ, kinh tế và xã hội của nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin và truyền thông, thế giới bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức, với xu
thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Ở nước ta, với những thành quả của quá trình
chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) từng bước đưa nền kinh tế - xã hội ngày một phát
triển. Trên bối cảnh quốc tế và trong nước đó, giáo dục đại học nước ta đang chuyển sang
một giai đoạn mới, giai đoạn giáo dục đại học đại chúng với chất lượng cao.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN)
cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua,
với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ
KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, trình độ KH&CN của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các
nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. KH&CN nước ta đang đứng trước
nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và kinh tế tri
thức trên thế giới.
Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là sự yếu
kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế, dẫn đến
nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và khó có
thể thực hiện được mục tiêu CNH-HĐH. Điều này đòi hỏi KH&CN, giáo dục và đào tạo
phải góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
của giáo dục và đào tạo, từ cơ sở vật chất đến phương tiện dạy học và ứng dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ trong dạy học.
Việc nhận thức rõ được sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày
nay và những tác động của nó đối với quá trình dạy học đại học (QTDHĐH) là một sự
cần thiết và rất quan trọng đối với với một cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn này, vì
lẽ đó chúng tôi chọn đề tài: “Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại
ngày nay và những tác động của nó đối với quá trình dạy học đại học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của KH&CN, cùng với thời kỳ mới của sự phát
triển đất nước và giai đoạn mới của giáo dục đại học (GDDH), sứ mạng của GDDH nói
chung và mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học đại học nói riêng có những biến
đổi lớn. Mục đích của đề tài này là trên cơ sở trình bày sự phát triển của KH&CN, phân
tích những tác động đến QDTHĐH nhằm đưa ra những yêu cầu đối với sản phẩm đào tạo
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
3
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
đại học và đề xuất một số phương hướng thích hợp để lựa chọn các phương pháp dạy và
học cho từng trường hợp cụ thể ở đại học nước ta trong thời kỳ mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đặc điểm, tình hình phát triển triển của KH&CN trong thời đại ngày ngay và những
tác động của nó đối với quá trình dạy học đại học. Liên hệ vấn đề trên với địa phương tỉnh
Quảng Bình.
B. NỘI DUNG
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
1. Khái quát về sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày
nay
1.1 Tìm hiểu sơ lược về khái niệm khoa học và công nghệ:
Ta có thể hiểu khoa học là hệ thông tri thức của loại người về những quy luật phát
triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những kiến thức hay học thuyết mới, tốt
hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Như vậy, khoa học bao gồm
một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật
của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không
ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh
nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng
ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên.
Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình
thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con
người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh
nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và
mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát
triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự
hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt
động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương
pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả
quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong
hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các
ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
UNESCO đưa ra một bản phân loại khoa học gồm 5 nhóm ngành:
Khoa học tự nhiên và khoa học chính xác;
Khoa học công trình và khoa học công nghệ;
Khoa học y học;
Khoa học nông nghiệp;
Khoa học xã hội và nhân văn.
Thuật ngữ công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy
Lạp; techne có nghĩa là một nghệ thuật hay kỹ năng, còn logia có nghĩa là một khoa học)
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
4
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các kỹ năng và mưu mẹo của con người. Tuỳ vào từng
ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:
Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;
Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình
để giải quyết một vấn đề;
Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau,
Sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ.
Có nhiều định nghĩa về công nghệ, theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á-Thái Bình
Dương ESCAP (Economic and Social Commision for Asian and the Pacific): "Công nghệ
là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó
bao gồm tất cả các kỹ năng, kiển thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản suất,
chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin".
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại 4 ngành công nghệ trụ cột, đó là : công nghệ
năng lượng, công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu.
Trong đó: Ngành công nghệ năng lượng đang hướng đến tạo ra và sử dụng các nguồn
năng lượng sẳn có, vô tận như nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử… ;
Ngành công nghệ thông tin với sự ra đời và phát triển của máy vi tính, internet đã có công
lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cho nhân loại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
con người, tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác, toàn cầu hóa ; Ngành công nghệ
sinh học đã có những phát hiện mới về gen, tế bào… là cơ sở để giúp con người thoát
khỏi những căn bệnh hiểm nghèo, nâng cao tuổi thọ, tăng năng suất trong nông nghiệp và
đặc biệt là cơ sở để chống những đại dịch nghiêm trọng trên toàn thế giới ; Ngành công
nghệ vật liệu là một trong những hướng phát triển mới của con người, đặc biệt là công
nghệ nano.
1.2 Sự phát triển của khoa học và công nghệ và một số thành tựu về khoa học
và công nghệ của nhân loại
1.2.1. Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Sự phát triển KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh,
có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng
to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Cuộc cách mạng KH&CN thế kỷ XX - khác hẳn với cuộc cách mạng công nghiệp
thế kỷ XVIII, được xuất phát chủ yếu từ kinh nghiệm, từ kỹ thuật - là thành tựu tuyệt vời
của trí tuệ con người, được kết tinh trong một khối lượng đồ sộ các tri thức dựa trên nền
tảng của các tri thức rất trừu tượng của vật lý học và toán học. Sự ra đời của máy điều
khiển tự động - trong đó máy tính là quan trọng và phổ biến nhất, có thể làm được một số
công việc trí óc - chủ yếu là do có sự kết hợp hai loại tri thức đó. Sau khi có máy tính và
hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tri thức của nhân loại càng tăng lên nhanh chóng, và
khi đó người ta nói đến một sự bùng nổ tri thức. Nhưng cần lưu ý là, trong khối lượng tri
thức to lớn đó, đa phần là tri thức công nghệ - tri thức phát triển trên nền tảng của các tri
thức khoa học cơ bản được hình thành trong nửa đầu của thế kỷ XX. Muốn có tri thức
công nghệ, một mặt, phải có tri thức khoa học cơ bản, và mặt khác, không thể thiếu được
những kinh nghiệm, những thủ thuật chuyên môn.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
5
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin, do tác dụng to lớn của chúng trong
việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội, đã đem lại những biến đổi sâu sắc
trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trong phong cách và nếp sống của con người và tất
nhiên ảnh hưởng đến cả thượng tầng kiến trúc của xã hội. Do đó, việc hiện đại hoá nền
kinh tế không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mà còn là vấn đề chính trị - xã
hội, và vì vậy, việc thực hiện nó sẽ không đơn giản và chỉ có thuận chiều.
Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền
thông (CNTTTT), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v..., xã hội loài người đang
trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh
tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho
các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình CNH-HĐH. KH&CN đang trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn
vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày
càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có
năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao,
công nghệ môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên
liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển
dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên
cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ
sở hạ tầng thông tin-truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách
phát triển.
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá
trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc
gia.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu
cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm,
đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt
hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của CNTTTT, xu
hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện
tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và
từng doanh nghiệp.
Ta có thể điểm lại một số thành tựu của KH&CN trong những năm qua :
1.2.2. Mười thành tựu khoa học xuất sắc trong 100 năm qua (Nguồn từ Báo điện tử
dantri.vn):
1. Động cơ hơi nước: Việc phát minh ra động cơ hơi nước đã làm thay đổi đến sản
xuất công nghiệp của con người. Đây được xem là phát minh tạo ra một cuộc cách mạng
cho nhiều ngành nghề sản xuất cơ khí, máy móc và kỹ thuật thay thế sức lao động của con
người.
2. Động cơ tên lửa đẩy V2: Năm 1944, lần đầu tiên một dụng cụ nặng 15 tấn mang
1 tấn thuốc nổ với tên gọi V2 được phóng đi thành công. Nhờ thành tựu quan trọng này
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
6
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
mà người ta chế tạo được loại tên lửa tiêu thụ ô-xy hóa lỏng và kê-rô-xen đã giúp người
Mỹ phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo năm 1958.
3. Thiết bị truyền điện tín: Năm 1837 nhân loại đã biết đến việc truyền tin bằng tín
hiệu điện tín sau hàng loạt những nỗ lực nghiên cứu không biết mệt mỏi. Cho đến tận
ngày nay chúng ta vẫn sử dụng tín hiệu có tên gọi Morse.
4. Đầu máy hơi nước: Năm 1929 bộ khung hoàn chỉnh của một đầu máy hơi nước
hiện đại được công bố. Đây là phát minh vĩ đại nhất, hoàn hảo nhất trong những thành tựu
khoa học kỹ thuật về động cơ hơi nước.
5. Máy chụp X-quang: Máy chụp chiếu tia X-quang là phát minh gây sửng sốt nhất
trong nền y học thế giới hiện đại. Người ta không ngờ được rằng máy móc có thể cho
phép chúng ta nhìn thấu các bộ phận bên trong cơ thể và phát hiện được bệnh tật. Trước
đó những nghiên cứu về nó đã bị coi là viễn tưởng.
6. Xe hơi Ford: Cái tên Henry Ford đã đi vào lịch sử khi chiếc xe hơi đầu tiên của
nhân loại gọi là The Ford Model T trở thành phương tiện đi lại không thể tưởng tượng
nổi. Người Mỹ đã gọi chiếc xe hơi này là phương tiện mở ra kỷ nguyên di chuyển trên
đường bộ tuyệt vời nhất. Cho đến nay điều đó vẫn chính xác.
7. Thuốc kháng sinh Penicilin: Penicilin được tìm ra năm 1928 và được sử dụng
trong lâm sàng lần đầu tiên vào năm 1941. Penicilin G là kháng sinh có hiệu quả cao,
thậm chí chống được hầu hết các chủng Staphylococcus aureus. Sau đó con người đã tìm
ra những phiên bản kháng sinh đời cao hơn để chiến đấu với bệnh tật.
8. Hệ thống máy vi tính Pilot ACE: Đầu thập kỷ 50, hệ thống máy vi tính thực sự
được thiết lập tại Viện thí nghiệm vật lý quốc gia của Vương quốc Anh. Thành tựu này đã
làm biến đổi hệ thống thông tin toàn thế giới và mở ra kỳ nguyên mạng Internet như ngày
nay.
9. Chuỗi xoắn kép AND:Việc tìm ra mô hình chuỗi xoắn kép ADN của con người
đánh dấu tiến bộ vượt bậc của ngành y học. Giải mã bộ gene người và lập bản đồ gene
người cho đến nửa thế kỷ sau đó vẫn là công việc đáng quan tâm nhất của nhân loại.
10. Tàu con thoi Apollo 10: Năm 1969 sự kiện chinh phục không gian vũ trụ vĩ đại
nhất của nhân loại được đánh dấu bằng những bước chân trên mặt trăng của người Mỹ.
Tàu con thoi Apollo 10 đã lãnh sứ mạng lịch sử bay lên quỹ đạo mặt trăng 2 tháng trước
khi đổ bộ xuống đây để ghi vào lịch sử: Một bước chân nhỏ bé của con người nhưng là
bước tiến vĩ đại của nhân loại.
1.2.3. Mười thành tựu công nghệ trong 30 năm qua (Nguồn từ Báo điện tử
dantri.vn):
1. Phẫu thuật nội soi: Thập kỷ 80 đánh dấu nhiều thành tựu trong ngành giải phẫu.
Phẫu thuật hạn chế can thiệp của dao kéo hay còn gọi là phẫu thuật nội soi ra đời năm
1987. Robot phẫu thuật lần đầu tiên cũng được trình làng như những thiết bị y sinh vào
năm 1985. Đầu những năm 80 các nhà khoa học tìm ra tia laser dùng để cắt các mô hữu
cơ.
2. Phần mềm văn phòng: Phần mềm văn phòng, bao gồm chương trình xử lý văn
bản và bảng tính, đã tạo ra những khuôn mẫu cho công việc văn phòng, nâng cao tính
hiệu quả và khả năng xử lý cho người sử dụng. Phần mềm này ra đời trong những năm
1960 và 1970. Visicalc - chương trình bảng tính đầu tiên - được sử dụng vào năm 1979.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
7
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
WordStar, cũng xuất hiện năm 1979 và trở thành chương trình xử lý văn bản phổ biến
nhất vào đầu thập kỷ 1980.
3. Sợi quang học: Những nghiên cứu về sợi quang học đã được biết đến từ những
năm 1800, nhưng phải đến thập kỷ 70 thì sợi quang mới đủ chất lượng để sử dụng trong
các ứng dụng truyền thông. Sợi quang nhanh chóng trở thành vật liệu ưu tiên trong viễn
thông và mạng truyền dẫn nhờ khả năng kéo dài ít cần sử dụng mối nối và tốc độ truyền
tín hiệu lên đến trên 100 gigabyte/giây.
4. Bộ vi xử lý: Bộ vi xử lý đầu tiên được ứng dụng vào thập kỷ 70 cho máy tính
toán (calculator). Đến cuối thập kỷ 70 , bộ vi xử lý dẫn đường cho sự phát triển của máy
vi tính cá nhân (PC). Kể từ đó, kích cỡ của bộ vi xử lý càng được thu nhỏ trong khi khả
năng xử lý càng tăng, và thành tựu công nghệ đó làm thay đổi thế giới.
5. Máy chụp cộng hưởng từ (MRI):Năm 1977, nguyên mẫu của máy chụp cộng
hưởng từ (MRI) lần đầu tiên thực hiện việc quét toàn cơ thể người. Tuy nhiên, phải đến
cuối những năm 1990, công nghệ MRI mới trở nên phổ biến, xuất hiện rộng rãi trong các
bệnh viện và phòng khám.
6. Chuỗi ADN/Bản đồ gene người: Cấu trúc ADN được Watson và Crick phát hiện
ra năm 1953, nhưng phải đến cuối những năm 1970 các nhà khoa học mới tìm hiểu về
chuỗi ADN phân tử. Đến năm 1990, Chính phủ Mỹ đã lập ra bản đồ gene người. Nỗ lực
trong suốt 13 năm sau đó đã được minh chứng bằng thành tựu tìm ra 20.000 - 25.000
gene. Vào năm 2003 chuỗi AND và bản đồ gene người hoàn thành. Kết quả này tạo ra
tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu và điều trị các bệnh di truyền.
7. E-Mail: E-mail (thư điện tử) được phát triển từ những tin nhắn do các lập trình
viên gửi cho nhau khi họ sử dụng hệ máy tính theo ca ở Viện Công nghệ Massachusetts
vào những năm 1960. Đến cuối những năm 1980, e-mail vẫn chưa tiếp cận với mọi người,
và chỉ thông dụng vào cuối những năm 1990. Ngày nay, e-mail là phương tiện truyền
thông chính cho doanh nghiệp và cá nhân.
8. Điện thoại di động: Chiếc điện thoại di động đầu tiên ra mắt thị trường vào năm
1982, do Nokia sản xuất, và nặng hơn 9 kg. Ngày nay, nó chỉ nặng khoảng vài chục gram
và có chức năng như một máy vi tính. Nó nâng cao tính hiệu quả trong thông tin liên lạc,
và hiện đang được triển khai ở những nước mà dịch vụ điện thoại còn chậm phát triển.
9. Máy tính xách tay: IBM đưa ra thuật ngữ PC (Personal Computer - máy tính cá
nhân) khi công ty này giới thiệu sản phẩm máy IBM 5150 vào năm 1981. Thuật ngữ này
hướng đến mục tiêu của IBM là đưa máy tính đến tay mỗi cá nhân. Cũng vào năm 1981,
Osborne 1 là máy tính xách tay đầu tiên xuất hiện trên thị trường, nặng trên 9 kg. Trong
hai thập kỷ tiếp theo, máy tính cá nhân và máy tính xách tay dần trở nên nhỏ hơn, tiến bộ,
nhanh hơn và đa dụng hơn với cả công việc kinh doanh và việc nhà.
10. Internet, băng thông và trang web: Internet được gọi là mạng lưới của các
mạng. Đây là cơ sở dữ liệu của các kết nối máy tính cho phép chúng ta dùng mạng liên
kết trên toàn thế giới để gửi e-mail, chia sẻ tập tin, và tìm kiếm thông tin về bất cứ chủ đề
nào bằng cách gõ vài từ khóa trên một công cụ tìm kiếm. Cơ sở dữ liệu của Internet được
hình thành trước năm 1979, và hoàn thành việc chuyển đổi cách thức vào cuối những năm
1990.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
8
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
1.2.4. Sáu thành tựu khoa học kỳ diệu nhất những năm đầu thế kỷ 21 (Nguồn từ Báo
điện tử dantri.vn):
Từ năm 2000 đến 2009, nền khoa học của thế giới đã đạt được những thành tựu vượt
bậc, góp phần rất lớn cho thành công của các lĩnh vực khác phục vụ cuộc sống con người.
1. Năm 2000: Năm bản lề của thế kỷ 21, nhóm nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn thành công trình giải mã bộ gien người, giúp khám phá
cơ chế hoạt động của sự sống, qua đó tìm cách khắc phục các loại bệnh tật.
Bản phác thảo đầy đủ đầu tiên về bản đồ bộ gen người - một trong những sự kiện lớn
nhất có tầm vóc đột phá lịch sử khoa học của con người từ trước tới nay, đã được công bố
vào dịp mở đầu thiên niên kỷ mới, ngày 12/2/2001 tại Tokyo (Nhật Bản), London (Anh),
Washington (Mỹ) và nhiều thành phố khác trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu mới
nhất này thì con người được hình thành từ một số lượng gen ít hơn nhiều so với mọi dự
đoán ban đầu, chỉ khoảng 30.000 gen.
Việc công bố sơ đồ bộ gen người cho phép các nhà khoa học có thể bắt tay vào tìm
hiểu biết bao điều bí ẩn về nguồn gốc sự sống và về chính bản thân con người.
2. Năm 2001: Sau 15 năm hoạt động trên vũ trụ và có nhiều kỳ tích, Trạm quỹ đạo
Hòa bình của Nga chấm dứt tồn tại. Kỷ nguyên du lịch trên vũ trụ đã bắt đầu với việc
người đầu tiên thực hiện chuyến bay tham quan an toàn. Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm
vũ trụ Mir, là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19/2/1986, chuyên
chú trongj vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của
con người. Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, Mir
đón nhận 104 lượt phi hành gia đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài
ngày nhất trên Mir là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày).
Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích
1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình vào ngày
23/3/2001.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
9
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Mir về Trái Đất vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ
nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm.
3. Năm 2003:Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 do nhà du hành
Dương Lợi Vĩ điều khiển. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba đưa
được con người ra ngoài bầu khí quyển trái đất, sau Liên bang Xô Viết trước đây và Mỹ.
Thành công của chuyến bay là thắng lợi to lớn của ngành hàng không vũ trụ Trung
Quốc. Ngân quỹ dành cho chương trình này được giữ bí mật song các chuyên gia quốc tế
ước tính rằng số tiền ít nhất là 1 tỷ USD.
Nhà du hành Dương Lợi Vĩ cùng Thần Châu 5 hoàn thành 14 vòng quanh trái đất
trong 21 tiếng.
4. Năm 2004: Các rôbốt tự hành Spirit và Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ
trụ Mỹ (NASA) thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu khoa học trên Sao Hỏa.
Xe tự hành Spirit đã vượt qua tầng khí quyển và đổ bộ thành công xuống bề mặt lổn
nhổn đá của sao Hỏa, bắt đầu sứ mệnh thám hiểm hành tinh đỏ để tìm kiếm bằng chứng
rằng nơi đây từng thích hợp cho sự sống. Spirit đã phát tín hiệu và gửi ảnh về Trái đất sau
khi hạ cánh bằng dù. Spirit rời Florida vào ngày 10/6/2003. Người anh em đồng dạng
Opportunity, phi thuyền thăm dò sao Hỏa thứ hai của NASA, cũng rời Trái đất trên tên
lửa Boeing Delta 2 vào ngày 8/7/2003. Đây là hai robot thuộc thế hệ hiện đại nhất trong
số các robot tự hành. Chúng có kích thước bằng chiếc xe hơi nhỏ với 6 bánh xe.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
10
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Ảnh minh họa tàu thăm dò tự hành Spirit trên sao Hỏa.
5. Năm 2007: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc
tạo ra tế bào gốc từ da người - một bước đột phá trong y học - mở ra khả năng tạo tế bào
gốc với mã gen cụ thể của cá nhân để chữa các bệnh nan y và loại trừ nguy cơ thải ghép.
Trong tương lai, thành tựu này còn giúp khép lại vấn đề gây tranh cãi về đạo đức khi tế
bào gốc mới chỉ được lấy từ phôi người.
Ngày 21/11, tiến sĩ Shinya Yamanaka, từ Đại học Kyoto, Nhật Bản phổ biến phát
minh mới nhất của họ về lĩnh vực tế bào gốc trên tạp chí Cell Journal. Đồng thời trên tạp
chí Science Journal, tiến sĩ James Thomson và Junying Yu, thuộc Đại học Wisconsin –
Madison, Mỹ cũng tường thuật kết quả của họ. Đây là khám phá mới, vô cùng lý thú và
gây chấn động trong giới y khoa thế giới. Các nhà khoa học cho biết, với phương pháp
mới này, việc biến tế bào da thành tế bào gốc tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn so với
kỹ thuật chuyển nhân mà Ian Wilmut (người Anh), đã sử dụng để tạo nên cừu Dolly năm
1996. Điều mà họ thực hiện chỉ là cấy 4 gene cần thiết vào tế bào da. Các gene này sẽ tái
cấu trúc các nhiễm sắc thể trong tế bào da, biến chúng thành tế bào gốc - là những tế bào
có khả năng phân chia thành mọi loại tế bào khác của cơ thể như tim, gan, thần kinh, máu
hoặc xương.
Những tế bào trong phát hiện mới này có tiềm năng cực kỳ to lớn trong trị liệu y
khoa
Năm 2008: Khởi động máy gia tốc hạt cực lớn mô phỏng vụ nổ Big Bang: Máy gia
tốc hạt cực lớn (Large Hadron Collider- LHC), trị giá hơn 10 tỷ USD, có chu vi 27km, đặt
ở độ sâu 100m dưới lòng đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ, hoạt động ở nhiệt độ cực thấp Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
11
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
271,3 O C, đã được khởi động ngày 10/9 để mô phỏng vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ
năm nhằm tái tạo những điều kiện hình thành vũ trụ.
Vụ thử đầu tiên đã thất bại, nhưng vào tháng 11 năm nay, vụ thử thứ hai đã bước đầu
thu được thành công, hứa hẹn mở ra những khám phá về sự hình thành của vũ trụ. Các
nhà khoa học đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên của các chùm proton trong LHC
lớn nhất thế giới trong cuộc đại thí nhiệm được kỳ vọng sẽ giúp giải mã nguồn gốc của vũ
trụ. Với kết quả này, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra những va chạm
proton năng lượng thấp mà có thể cuối cùng sẽ cung cấp những đầu mối giải mã vụ nổ
Big Bang đầu tiên và nguồn gốc của vũ trụ.
Các nhà khoa học châu Âu cho rằng đây có thể là sự khởi đầu một kỷ nguyên tuyệt
vời của ngành vật lý.
2. Thực trạng về KH&CN Việt Nam
“Có thể nhìn lại quá trình phát triển chính sách KH&CN của Việt Nam qua 8 chữ:
thập kỷ 60 là 'Then chốt', thập kỷ 70 là 'Nền tảng', thập kỷ 80 là 'Động lực', thập kỷ 90
là 'Quốc sách'. Nhìn ra thế giới, cách đây 40 năm Hàn Quốc bắt đầu xem KH&CN là
quốc sách, Thái Lan cách đây 20 năm cũng xem KH&CN là quốc sách”. (Trích lời Bộ
trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong ).
2.1. Những thành tựu
2.1.1. Tiềm lực KH&CN đã được tăng cường và phát triển
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều thập kỷ qua, chúng
ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trở lên với trên 30
nghìn người có trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng
hơn 2 triệu công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực
tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn nhân lực quan trọng
cho hoạt động KH&CN của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ này có khả năng tiếp thu
tương đối nhanh và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh
vực.
Thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức KH&CN với trên 1.100
tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ
chức ngoài nhà nước; 197 trường đại học và cao đẳng, trong đó có 30 trường ngoài công
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
12
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
lập. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các
trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện
một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh.
Mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước,
từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH&CN đã đạt 2%, đánh dấu một mốc
quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN của Đảng và
Nhà nước.
2.1.2. KH&CN đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội
Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần quan trọng lý giải và khẳng định giá trị
khoa học và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; góp phần vào thành công của
công cuộc đổi mới nói chung và vào quá trình đổi mới tư duy kinh tế nói riêng.
Các kết quả điều tra cơ bản và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các phương án phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích
nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công
nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm
hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo
ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một
trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu trên thế giới.
Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng
cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.
Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng cao trình
độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát huy
truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
2.1.3. Cơ chế quản lý KH&CN từng bước được đổi mới
Hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN được tổ chức từ trung ương đến địa phương
đã đẩy mạnh phát triển KH&CN, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của ngành và địa phương.
Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã
bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ
trì nhiệm vụ KH&CN đã bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai.
Hoạt động của các tổ chức KH&CN đã mở rộng từ nghiên cứu - phát triển đến sản
xuất và dịch vụ KH&CN. Quyền tự chủ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
KH&CN bước đầu được tăng cường. Quyền tự chủ về hợp tác quốc tế của tổ chức, cá
nhân hoạt động KH&CN được mở rộng.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
13
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Vốn huy động cho KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất - kinh
doanh, tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính
sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN. Đã cải tiến một bước việc cấp phát kinh
phí đến nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu trung gian .
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN từng bước được hoàn
thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.1.4. Trình độ nhận thức và ứng dụng KH&CN của nhân dân ngày càng được nâng
cao
Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của
các tổ chức KH&CN, các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư và công tác phổ biến, tuyên
truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng
tiếp thu, ứng dụng tri thức KH&CN của người dân trong thời gian qua đã tăng lên rõ rệt.
Hoạt động KH&CN ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước.
2.2. Những hạn chế
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước ta
còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp
ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.1. Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:
Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư",
đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN
theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.
Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh
nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu,
không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất
lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công
nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất
và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh
doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại
học và doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn
về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số
và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.
Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp thời
nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của
phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
14
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như
bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn
chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ
công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành
chính:
Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa chú trọng
đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với
chuẩn mực quốc tế.
Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng
tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức KH&CN chưa
có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát
huy tính năng động, sáng tạo.
Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động
KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế đảm bảo để
cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm
trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán
bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất
hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà khoa học,
chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ chế tự chủ về tài
chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả
còn hạn chế.
Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông
kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các
quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với yêu cầu
chuyển sang kinh tế thị trường.
3. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học và công nghệ
Việt Nam
3.1. Bối cảnh quốc tế
3.1.1. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ
Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng
nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh
hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền
thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v..., xã hội loài người đang trong quá
trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào
các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước
đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
15
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức
mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài
nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết
định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút
ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới
để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của
khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và KH&CN, các công ty xuyên quốc
gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên tiến.
Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao,
công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều
nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang
phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư
cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng
cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp
khoảng cách phát triển.
3.1.2. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá
trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc
gia.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu
cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm,
đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt
hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ
thông tin - truyền thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh
doanh điện tử, ngân hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh
tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực,
tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v...
thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó
tránh khỏi.
3.2. Bối cảnh trong nước
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, làm nền
tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, liên tục; tình hình
chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hoá, xã hội hoá ngày càng mở rộng; đời sống
nhân dân được nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế được cải thiện.
Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định con đường đổi mới theo hướng đẩy
mạnh CNH-HĐH để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020;
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết thực hiện các thoả thuận trong khuôn khổ
AFTA, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tích cực chuẩn bị tham gia WTO; tăng
cường đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích khu
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
16
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
vực dân doanh, hỗ trợ mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; đẩy mạnh cải cách
hành chính, v.v...
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu
phát triển tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa
học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng
cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản;
vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Trong bối cảnh đó, KH&CN có nhiệm vụ cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho
các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; đóng góp thiết thực vào việc nâng cao
hiệu quả và sức khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
3.3. Cơ hội và thách thức
3.3.1. Cơ hội
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, Đại hội IX của
Đảng tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH-HĐH đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan
hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn
lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường
năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi
thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH-HĐH và khoảng cách
phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một
chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực
của kinh tế tri thức.
Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển KH&CN
của nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục
trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để tăng đầu tư cho phát triển KH&CN, đồng
thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu KH&CN trong nền kinh tế, nhất
là trước sức ép về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
3.3.2. Thách thức
Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về KH&CN và kinh tế của thế
giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc
nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của quốc gia. Thách thức lớn nhất đối với sự phát
triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực
hiện quá trình CNH-HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn
hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước
trên thế giới và trong khu vực.
Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên,
giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
giỏi, có năng lực sáng tạo. Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
17
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng
cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên
ngoài.
Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và KH&CN, nước ta đang đứng trước
những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài
chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu
không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá
về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ
tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng
xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi.
(Trích từ Công văn Ban hành kèm theo Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31
tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
4. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn
5 năm 2006-2010
4.1. Phương hướng:
1. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là những vấn đề lý
luận cơ bản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế; phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam, cung cấp đủ luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
2. Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội và nhân văn, chú trọng nghiên cứu có định hướng ứng dụng phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh.
3. Tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, làm chủ công
nghệ hiện đại, nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, tốc
độ và chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
4. Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông
thôn và miền núi, chú trọng các vùng đặc biệt khó khăn nhằm phát huy thế mạnh vùng
miền, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
5. Tập trung đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng, đạt trình độ quốc tế. Đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá cơ sở hạ tầng
khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực.
6. Tiếp tục đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ
quốc phòng, an ninh.
4.2. Mục tiêu:
1. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước đạt trình độ trung bình
tiên tiến trong khu vực vào năm 2010. Tăng hàm lượng khoa học và công nghệ trong các
sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo chuyển biến cơ bản về năng suất, chất lượng
và hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng.
2. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, phục vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực, thế giới.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
18
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
3. Nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong
nước, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế tương đương với các nước
trung bình tiên tiến trong khu vực.
4. Tập trung phát triển công nghệ cơ bản và công nghệ sản phẩm phục vụ việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu. Bố trí 50% nhiệm vụ của các chương
trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước được ứng dụng và phục vụ trực tiếp
cho sản xuất, kinh doanh. Các nhiệm vụ còn lại phục vụ nâng cao năng lực lựa chọn, tiếp
thu, làm chủ và cải tiến các công nghệ sẽ được ứng dụng cho giai đoạn sau năm 2010.
Phát triển thị trường công nghệ, bảo đảm giá trị giao dịch mua bán công nghệ đạt
mức tăng trưởng bình quân 10%/năm.
5. Có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ cao,
kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc triển khai thực hiện chiến
lược ứng dụng và phát triển công nghệ cao và hình thành một số ngành công nghiệp công
nghệ cao.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm đưa vào vận hành Khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Tăng cường thu hút đầu tư và hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao,
hoàn thành việc xây dựng Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2010.
6. Hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, đủ sức tổ chức
nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia ở
trình độ quốc tế; vận hành có hiệu quả một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Xây
dựng khoảng 100 nhóm nghiên cứu, tìm kiếm bí quyết công nghệ làm cơ sở để hình thành
và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
4.3. Nhiệm vụ khoa học công nghệ chủ yếu:
1. Khoa học xã hội và nhân văn
Triển khai nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học
quản lý. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề mới về mô hình phát triển và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội. Phát triển đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Dự báo các xu thế phát triển của thế giới và khu vực để phục vụ chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc phát triển toàn diện con người và văn hoá
Việt Nam, quản lý sự phát triển xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
2. Khoa học tự nhiên
Tập trung vào nghiên cứu cơ bản trong một số lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh về
toán học, vật lý, hoá học, cơ học, khoa học sự sống, khoa học về trái đất. Đặc biệt chú ý
đến các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình lựa
chọn, tiếp thu, làm chủ và cải tiến các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài, tiến tới
sáng tạo công nghệ của Việt Nam.
3. Khoa học công nghệ:
a) Công nghệ thông tin và truyền thông: Nghiên cứu, nâng cao trình độ ứng dụng
CNTTTT tương đương với trình độ khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực: bưu chính viễn
thông, ngân hàng, tài chính, du lịch, thương mại, năng lượng, giao thông vận tải, quốc
phòng, an ninh, v.v...
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
19
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
b) Công nghệ sinh học: Ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất nông
nghiệp, thuỷ sản, y dược và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu phát triển công nghệ sản
phẩm phục vụ xây dựng ngành công nghiệp sinh học.
Tập trung nghiên cứu, làm chủ và đưa vào ứng dụng một số công nghệ cao trong
lĩnh vực giải mã gen, sản xuất vắc xin thế hệ mới, công nghệ tế bào gốc.
c) Công nghệ vật liệu tiên tiến: Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ vật
liệu tiên tiến để sản xuất thép, hợp kim đặc biệt, vật liệu polime và compozit, vật liệu điện
tử và quang tử.
Nghiên cứu công nghệ vật liệu nano và làm chủ công nghệ vật liệu y - sinh, công
nghệ sản xuất nguyên liệu phục vụ chế tạo các vật liệu tiên tiến.
d) Công nghệ cơ khí chế tạo máy - tự động hoá:Ứng dụng công nghệ tích hợp, phát
triển kỹ thuật rô bốt thông minh, rô bốt song song.
Nghiên cứu công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ điều khiển cơ - điện tử; phát triển kỹ
thuật mô phỏng, kỹ thuật tạo mẫu ảo, công nghệ điều khiển số trong các ngành cơ khí, dệt
may, da giầy v.v...
Bước đầu triển khai một số hướng nghiên cứu mới như hệ vi cơ điện tử, nano cơ
điện tử.
đ) Công nghệ trong lĩnh vực năng lượng: Nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng
mới, năng lượng tái tạo, các công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả.
Nghiên cứu các giải pháp công nghệ để khai thác an toàn, có hiệu quả các dạng năng
lượng truyền thống.
Phát triển các công nghệ chế tạo thiết bị cơ khí năng lượng như: tổ hợp thiết bị thuỷ
điện, hệ thống truyền dẫn điện, thiết bị điện cao áp.
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng bức xạ và các vấn đề phục vụ xây dựng, quản lý
và vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân.
e) Công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm:Nghiên cứu ứng dụng các
công nghệ sơ chế quy mô nhỏ và vừa, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế
biến tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản,
thực phẩm, đặc biệt là một số sản phẩm có lợi thế và triển vọng xuất khẩu như: gạo, cà
phê, chè, điều, cao su, thuỷ sản, các sản phẩm thịt, rau, hoa, quả, dầu thực vật.
g) Công nghệ vũ trụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ định vị
toàn cầu phục vụ thông tin và truyền thông, điều tra và quản lý tài nguyên thiên nhiên,
giám sát môi trường, phòng tránh thiên tai, quy hoạch sử dụng và vùng lãnh thổ, đánh bắt
thuỷ sản, quản lý phương tiện giao thông vận tải, phục vụ quốc phòng, an ninh và hội
nhập quốc tế.
Xây dựng năng lực thiết kế, chế tạo một số trạm thu phát mặt đất, khí cụ bay để tạo
cơ sở ban đầu cho việc hình thành ngành công nghiệp công nghệ vũ trụ và phát triển
ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
(Trích từ công văn Ban hành kèm theo quyết định số: 67/2006/QĐ-TTg ngày
21/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
20
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Chương 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI
VỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC
1. Quá trình dạy học đại học
1.1. Khái niệm quá trình dạy học đại học
Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường, dạy học tồn tại như là một hiện
tượng xã hội đặc biệt, một quá trình hoạt động phối hợp giữa người dạy và người học.
Nhờ đó mà mỗi cá nhân có thể làm phong phú vốn học vấn của mình bằng kho tàng trí
tuệ của nhân loại thông qua quá trình dạy học.
Quá trình dạy học là tương tác giữa người dạy và người học trong đó vai trò của
người dạy là chủ đạo, vai trò của người học là chủ động, nhằm giúp cho người học chiếm
lĩnh được nội dung học vấn và phát triển nhân cách, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vậy nhờ sự
tương tác giữa người dạy và người học mà người học chiếm lĩnh nội dung phát triển nhân
cách đáp ứng mục tiêu đào tạo, quá trình tương tác này còn phụ thuộc mức độ hiểu biết
mà ta còn gọi tiền giả định giữa thấy và trò, ngày nay sự nhân trhức của con người đã
được nâng cao bởi môi trường xã hội.
Dựa trên những cơ sở phương pháp luận và các quan điểm tiếp cận khác nhau, các
nhà nghiên cứu đã có thể đưa ra nhiều khái niệm về quá trình dạy học đại học. Thí dụ:
Dưa trên cơ sở triết học và tâm lí học thì dạy học ở đại học về bản chất là quá trình nhận
thức của sinh viên được diễn ra theo quy luật phổ biến của nhận thức luận trong triết học
và những quy luật đặc thù trong tâm lý học; Theo quan điểm tiếp cận hoạt động thì dạy
học ở đại học là quá trình hoạt động phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học
nhằm giúp sinh viên chiếm lĩnh nội dung học vấn đại học…
1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học đại học:
Quá trình dạy học đại học là một hệ thống, trong đó gồm có 7 thành tố: Mục tiêu dạy
học; Nội dung dạy học; Phương pháp dạy học; Phương tiện dạy học; Thầy giáo với hoạt
động dạy của thầy; Sinh viên với hoạt động của trò; Kết quả dạy học. Trong đó:
- Mục tiêu dạy học: Là kết quả dự định, kết quả mang tính dự kiến mà người học sẻ
đạt được cuối QTDHĐH, cái đó không phải mơ hồ mà phải xác định trước, mục tiêu dạy
học phải đáp ứng với yêu cầu xã hội, phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệ, mục
tiêu có hai đặc tính cơ bản là hiện thực và có khả năng thực hiện được, do đó phải xác
định căn cứ cơ sở và nó phải hoàn toàn có khả năng hiện thực nhằm đạt ba yêu cầu đó là:
Tri thức, kỹ năng, thái độ.
+ Về tri thức người học cần đạt được tri thức gì, đạt khái niệm mức độ, hiểu, vận
dụng, phân tích, lý giải, sau đó phải chuyển thành kỹ năng. Tri thức này cần đáp ứng yêu
cầu xã hội.
+ Về kỹ năng là mặt hành động, là mặt kỹ thuật của hành động. Đằng sau mỗi tri
thức cần tổ chức cho người học chuyển hoá thành hành động, kỹ năng là sự chuyển hoá tri
thức vào trong hành động tạo ra năng lực thực tiễn, năng lực cho cá nhân, kỹ năng giúp
con người được đào tạo hoà nhập với cuộc sống cộng đồng
+ Về thái độ: mục tiêu thái độ quy định sự ứng xử, năng lực ứng xử cho cá nhân, có
cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp, làm cho cá nhân hoà nhập với xã hội, có năng lực
tốt chưa chắc ứng xử đúng, hiệu quả hành động ứng xử phụ thuộc vào năng lực cá nhân,
kỹ năng, kỹ xảo. Thái độ ứng xử giúp con người sống trong xã hội hoà nhập.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
21
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Trong dạy học không thể tách riêng tri thức, kỹ năng, thái độ ra mà có sự gắn kết
chặt chẽ tri thưc, kỹ năng, thái độ tạo thành năng lực, tạo thành con người có trình độ
chuyên môn có đạo đức.
- Nội dung dạy học: Là kiến thức được chuyển hoá từ kinh nghiệm xã hội mà người
học cần chiếm lĩnh để tạo nên sự phát triển cần thiết cho nhân cách, tạo thành năng lực
nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu xã hội. KH&CN phát triển là một trong số những thành
tựu cần chọn lọc để đưa vào giảng dạy trong nhà trường được tốt hơn.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp là tổ hợp chung phương pháp dạy của thầy và
phương pháp học của trò. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp cho phương pháp cũng
có thay đổi cũng như các công cụ hổ trợ đã đổi mới cần phương pháp phù hợp hơn.
- Phương tiện dạy học: Là những công cụ hỗ trợ cho thầy và trò trong quá trình thực
hiện hoạt động dạy và học.
- Thầy giáo với hoạt động dạy của thầy: Là hoạt động do người giáo viên làm chủ
thể hoạt động dạy và chủ thể quá trình dạy học (QTDH). Hoạt động dạy có hai chức năng
cơ bản đó là: Chức năng truyền thụ-là chức năng đặc trưng trong dạy học truyền thống;
Chức năng thứ hai là tổ chức và điều kiển hoạt động học-là chức năng cơ bản của giáo
viên trong nhà trường hiện đại. Như trên đã nói trong xã hội hiện nay khả năng, trình độ
con người được nâng cao nên cách dạy của thầy cũng phải thay đổi.
- Sinh viên với hoạt động của trò: Người học có hai vai trò: Khách thể (đối tượng)
hoạt động dạy; Chủ thể hoạt động học (vai trò cơ bản nhất). Như vậy nó vừa là khách thể,
vừa là chủ thể. Trong quan hệ dạy người trò là khách thể, trong quan hệ học trò là chủ thể
nên phải biết tiếp nhận những gì mà thầy cung cấp, trên cơ sở đó biết tự tổ chức, tự điều
khiển. Trong nhà trường hiện đại chức năng một lu mờ vì không phải là sự tiếp nhận mà
chức năng hai chiếm ưu thế, đặc biệt ở đại học tự tổ chức, tự điều khiển là cốt lỏi.
- Kết quả dạy học: Kết quả QTDH là trình độ phát triển mới của người học, hay
nhân cách của người học đó là những tri thức nghề nghiệp (tri thức mới), những kỹ năng
kỹ xảo mới (kỹ năng nghề nghiệp), những thái độ mới. Là cái rất khó đo lường đánh giá,
song kết quả đó nằm ở bên trong người học, nhưng đó lại là công lao mồ hôi nước mắt
của thầy và trò. Kết quả đó phải được xã hội chấp nhận và hiện nay còn được nhiều cơ
quan kiểm định kể cả trong nước và ngoài nước kiểm tra, đánh giá.
Các thành tố trong QTDH liên kết với nhau một cách chặt chẽ để tạo thành cấu trúc,
làm cho QTDH thống nhất thành một chỉnh thể, một hệ thống.
QTDH có mối quan hệ biện chứng với môi trường (môi trường kinh tế-xã hội, môi
trường khoa học-công nghệ). Một mặt QTDH thúc đẩy sự phát triển của môi trường, mặt
khác nó có thể kìm hãm sự phát triển của môi trường. Và ngược lại môi trường cũng tác
động mạnh mẽ trở lại QTDH.
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
22
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
Mối quan hệ giữa các thành tố QTDH ĐH và môi trường được thể hiện bằng sơ đồ:
Môi trường kinh tế-xã hội
Mục tiêu
Nội dung
Người dạy
và HĐ dạy
Phương
pháp
Người học
và HĐ học
Phương tiện
Kết qủa
Mối liên hệ
ngược trong
Mối liên hệ
ngược ngoài
Môi trường khoa học - công nghệ
1.3. Nhiệm vụ dạy học đại học
Dạy học đại học đồng thời thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản: Nhiệm vụ giáo dưỡng,
nhiệm vụ phát triển, nhiệm vụ giáo dục. Cụ thể:
- Nhiệm vụ giáo dưỡng: trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học, cơ bản,
hiện đại liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp; trang bị hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp tương ứng; trang bị hệ thống phương pháp luận khoa học và phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành và trang bị cho người học kỹ năng tự học.
- Nhiệm vụ phát triển: phát triển người học hệ thống phẩm chất, năng lực trí tuệ, chú
trọng phát triển năng lực tư duy sáng tạo và tư duy nghề nghiệp.
- Nhiệm vụ giáo dục: hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nhân sinh
quan cách mạng và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người cán bộ khoa học, kỹ
thuật…năng động và sáng tạo, có khả năng thích ứng với thay đổi về nghề nghiệp; hình
thành các hệ thống giá trị và định hướng giá trị, hệ thống thái độ ứng xử đúng đắn, phù
hợp với tự nhiên, xã hội, với con người và bản thân.
2. Những tác động của sự phát triển KH&CN trong thời đại ngày nay đối với
QTDHĐH
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
23
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
2.1 Sự phát triển của KH&CN là điều kiện, thời cơ thuận lợi cho QTDHĐH
phát triển
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo cho nền kinh tế-xã hội phát triển mạnh
mẽ. Chính sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tạo điều kiện cho việc xây dựng cơ sở
vật chất, cung cấp trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục. Cơ sở vật chất trường học ngày
càng khang trang các thiết bị, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại và được trang bị
đầy đủ. Đặc biệt CNTT được ứng dụng rộng rãi trong quản lý, trong giảng dạy học tập ở
mọi nhà trường. Công nghệ thông tin đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đổi mới phương
pháp dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng là những yêu cầu,
đòi hỏi của dạy học trong thời đại ngày nay.
Ứng dụng CNTT trong dạy và học là một hướng đi mang tính đột phá chiến lược
trong quá trình cải cách giáo dục ở nước ta. Đối với giáo dục nói chung và việc dạy học
nói riêng, CNTT đã đóng góp những công cụ, những phương thức và các giải pháp hữu
hiệu hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiển đổi mới nội dung và phương pháp nhằm đạt mục
tiêu giáo dục trong quá trình dạy học.
Giáo dục đang đứng trước những cơ hội to lớn do KH&CN mang lại, đi cùng với nó
là những thách thức lớn mà đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, cũng như đội ngũ giáo viên phải
nổ lực phấn đấu để vượt qua.
Những cơ hội đó là: Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN,
Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH-HĐH đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan
hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức KH&CN, các nguồn lực và kinh
nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực
KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với quá trình đổi mới giáo dục phổ thông việc tận dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, đặc biệt là CNTT chúng ta có thể đổi mới phương
pháp dạy học một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục. Chỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ
sự nghiệp CNH-HĐH đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực
về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm
vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 thông qua
Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.
Hiện nay các trường phổ thông, trường đại học điều trang bị phòng máy, phòng đa
năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị
thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy
quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTTTT cho giáo viên sử
dụng vào QTDH của mình.
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy
học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo
dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng
rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có
những đổi mới trong môi trường CNTTTT. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
24
Sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thời đại ngày nay và những tác động của nó đối
với quá trình dạy học đại học
tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ
lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các
phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng
ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát
triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung
tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt
được những thành tựu đáng kể. Do sự phát triển của CNTTTT mà mọi người đều có trong
tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng.
Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh
trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học
được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh
thông qua hệ thống mạng máy tính. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và
giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với
cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình
hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút
được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có
nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn
trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTTTT đã nhanh chóng làm
thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách
ra quyết định của con người.
2.2 Những thách thức đối với nền GDĐH nói chung và QTDHĐH nói riêng
trước sự phát triển của KH&CN
Trong thời đại ngày nay, cách mạng KH&CN đang ảnh hưởng một cách toàn diện,
sâu sắc tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, giáo dục và đào tạo nói riêng. Với xu
thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và toàn cầu hoá, hệ thống GDĐH cần có sự thay đổi
để thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới.
Thế kỷ XXI đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ về sự đa dạng văn hoá, bùng
nổ thông tin, kiến thức và công nghệ cao... Những tiến bộ xã hội đó đã và đang mang lại
những cơ hội đi kèm những thách thức, tạo ra sức ép cho hệ thống giáo dục nói chung,
GDĐH nói riêng phải có sự thay đổi trong việc đào tạo và cung cấp cho xã hội những con
người có những khả năng: Làm việc theo nhóm, năng động, sáng tạo, lãnh đạo…, phù
hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại. Yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm của GDĐH
ngày càng cao hơn, đó là một nguồn nhân lực có trình độ khoa học cao, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thích ứng tốt với
những biến đổi của nghề nghiệp… Mô hình trường học theo kiểu xưởng máy của thế kỷ
trước không còn phù hợp nữa; việc học tập của sinh viên không thể là thụ động tiếp thu
bài giảng mà phải tham gia tích cực vào bài giảng, hoạt động tập thể, dự án để có thể
tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội sau này.
Liên quan trực tiếp đến GDĐH, đợt sóng mới về CNTT, đặc biệt là số hoá và đa truyền
thông không dây có ảnh hưởng lớn đến quá trình phổ biến, tiếp thu, xử lý, vận dụng và
Phạm Hồng Việt - Học viên Cao học QLGD Khóa XVIII
25