Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ÔN THI đại học PHÂN TÍCH bài THƠ tây TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.7 KB, 7 trang )

ÔN THI ĐẠI HỌC: PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY
TIẾN (PHẦN I)
Đặt vấn đề
Quang Dũng là một nghệ sỹ đa tài. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc lại vừa làm thơ,
viết văn. Quang Dũng viết không nhiều thơ nhưng bài nào của ông cũng có chỗ
đứng trong lòng bạn đọc đặc biệt là bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là dòng hoài niệm
da diết của Quang Dũng về thiên nhiên, núi rừng miền tây bắc, về đoàn binh Tây
Tiến gắn với những kỉ niệm của một thời chiến đấu gian khổ mà hào hùng. Bài
thơ được viết bằng cảm hứng lãng mạn và bi tráng. Chính vì lẽ ấy, nó mang nét
đẹp riêng biệt khác hẳn với những bài thơ kháng chiến đương thời
Giải quyết vấn đề
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Tây Tiến là một đơn vị bộ đội chủ lực được thành lập vào mùa xuân năm 1947
đến cuối năm 1948. Nhiệm vụ của đơn vị là tiến về miền Tây bắc của tổ quốc
phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao lực lượng
Pháp trên đất Lào.
- Địa bàn hoạt động của đơn vị là thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hiểm trở bao
gồm các tỉnh: Sơn La, lai Châu, Hòa Bình, Miền Tây Thanh Hóa và Sầm nưa
của lào
- Thành phần của đoàn binh Tây Tiến phong phú đa dạng nhưng phần đông là
thanh niên trí thức Hà Nội. Vì thế, họ có đời sóng tinh thần lãng mạn , lạc quan,
luôn chủ động trước những hoàn cảnh gian khổ.
- Quanh Dũng vốn là trung đoàn trưởng của của binh đoàn Tây Tiến. Khi đơn vị
giải thể, QD về đơn vị mới ở Phù Lưu Chanh- Hà Đông. Trong nỗi nhớ về đồng
chí đồng đội và đơn vị, ông đã viết bài thơ này. Lúc đầu, ông đặt tên bài thơ là
“Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến” .Bài thơ được in trong tập: mây đầu ô
-> Hoàn cảnh sáng tác bài thơ giúp người đọc hiểu thêm về nỗi nhớ, về cảm xúc
chủ đạo trong tác phẩm; hiểu hơn về cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng
trong ngòi bút của Quang Dũng
Đoạn 1:



Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi
…………………………….
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Bài thơ được bắt đầu bằng nỗi nhớ bao trùm về thiên nhiên núi rừng tây bắc với
những kỉ niệm hành quân của người lính.
Đoạn 1 mở ra với những câu thơ tràn đầy nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Hai câu thơ mở đầu được đặt dưới dạng câu hô gọi đầy trìu mến, tha thiết.
Tiếng gọi tràn đầy nỗi nhớ niềm thương giành cho sông Mã, cho Tây Tiến, cho
núi rừng Tây bắc. Thán từ “ơi” ở cuối câu 1 hiệp vần với 2 tiếng “chơi vơi” ở
câu 2 khiến hai câu thơ mang âm điệu da diết, ngọt ngào như lời của người
thương gọi người thương.
- Sở dĩ dòng sông Mã xuất hiện đầu tiên trong nỗi nhớ của nhà thơ là bởi Sông
Mã chảy trên khắp địa bàn Tây Bắc với dòng chảy xiết mạnh, nhiều thác ghềnh
góp phần tạo nên nét dữ dội của thiên nhiên nơi đây và gắn bó với người lính
Tây Tiến trên mọi nẻo đường hành quân. Điều đặc biệt là nhà thơ gọi Sông mã
để nhớ về binh đoàn Tây Tiến khôn nguôi, gọi tây Tiến để nhớ núi rừng chơi
vơi. Nỗi nhớ gọi nỗi nhớ ùa về như thác lũ và lan tỏa, bao trùm khắp cả một
không gian mênh mang
- QD sử dụng điệp từ “nhớ” trong một câu thơ khiến nỗi nhớ như cứ chất chồng,
cứ nhân lên mãi. Nỗi nhớ ấy càng trở nên ấn tượng nhờ từ láy chơi vơi. Thông
thường, từ láy “chơi vơi” dùng để miêu tả một đối tượng ở một vị trí cao, lửng
lơ, không chắc chắn. Nhờ từ láy này mà nỗi nhớ của Quang Dũng bỗng như có
hình, có khối; cũng bừng bừng, lơ lửng giữa thời gian và không gian xa thẳm.
“Nhớ chơi với” vừa độc đáo, vừa rất phù hợp về nỗi nhớ với một vùng thiên
nhiên có độ cao ngất trời như Tây Bắc.
* Sau hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ bao trùm, nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ cụ thể
với từng mảnh đất, từng kỉ niệm đã trải qua: Sài Khao sương lấp đoàn quân

mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi.


Hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người lính tây Tiến với những địa danhmà họ đã
trải qua trên những chặng đường hành quân. Ở câu 1 là nỗi nhớ với mảnh đất sài
Khao. Nét nổi bật cảu Sài Khao được thể hiện rõ nét qua hai tiếng “sương lấp”.
Thông thường, hình ảnh sương dễ gợi vẻ đẹp bồng bềnh, mơ hồ, lãng đãng, thơ
mộng, nhưng ở câu thơ này, “sương” đi cùng từ “lấp” khiến màn sương dày đặc,
buots lạnh, dữ dội với sức mạnh vùi lấp con người. Cả đoàn binh bỗng trở nên
nhỏ bé, yếu ớt trước thiên nhiên.
Nếu Sài Khao hiện lên với nét dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên thì Mường
Lát lại hiện lên với vẻ đẹp đầy thi vị qua hình ảnh “hoa về trong đêm hới”. Đây
là một hình ảnh thơ gợi nhiều cách cảm. Đó có thể là hình ảnh những đóa hoa
rừng nở trong đêm chập chờn, trong làn hơi mờ ảo. Đó có thể là hình ảnh hơi
sương bảng lảng , bồng bềnh vờn trong đêm như những bông hoa khói chập
chờn, lay động. Đó cũng có thể là ngọn đuốc của đoàn binh tây Tiến bập bùng
rực rỡ như những bông hoa lửa trong đêm. Dù được hiểu theo cách nào, hình
ảnh thơ cũng thật gợi cảm, trữ tình, thi vị. Biện pháp nhân hóa qua tử “về” khiến
hình ảnh hoa với người càng trở nên gần gũi, thân thuộc. Dường như hoa đã có
cuộc hẹn ước thầm kín với người. Cách cảm nhận của nhà thơ thật tinh tế, tài
hoa.
Câu thơ thứ hai sử dụng đa phần là thanh bằng khiến âm điệu thơ lâng lâng, nhẹ
nhàng, bay bổng phù hợp với ý thơ.
Có thể nói bằng nghệ thuật đối kết hợp với bút pháp lãng mạn, hai câu thơ đã
khắc họa thành công vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội, bí ẩn; vừa trữ tình, thơ mộng
của thiên nhiên Tây Bắc
*Một trong những nét nổi bật của núi rừng Tây Bắc là cảnh đèo cao vực thẳm.
Nét đặc trưng ấy cũng xuất hiện trong nỗi nhớ của Quang Dũng:
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi


-Để khắc họa cảnh đèo cao vực thẳm của Tây bắc, Quang Dũng đã triệt để sử
dụng những từ láy tạo hình, nghệ thuật đối lập tương phản, hình ảnh độc đáo kết
hợp với sự phối thanh hiệu quả. Về từ láy tạo hình, QD đã rất thành công trong
việc sử dụng các từ “khúc khuỷu”, “thăm thmawr”, heo hút”. Nếu từ láy “khúc
khuỷu” mở ra một con đường hành quân gập ghềnh, uốn lượn quanh co thì từ
láy “thăm thẳm” lại khiến những con đường ấy trở nên hun hút, sâu thẳm như
xuống đến tận cùng của ranh giới. Đặc biệt nhất là từ láy “heo hút’, nó như nâng
bổng đoàn binh lên tới những đỉnh đèo chạm mây trời với cảm giác hoang vắng,
lạnh lẽo, hiu quạnh. Dường như nơi ấy rất ít dấu vết của con người, của sự sống.
Doàn binh Tây Tiến đã đi qua những nơi như thế...để lại những dấu chân ở
những miền đất như thế...
-Quang Dũng đã sử dụng thành công NT đối lập tương phản “Dốc lên khúc
khuỷu” với “Dốc thăm thẳm”; “Ngàn thước lên cao” đối với “Ngàn thước
xuống”. Nghệ thuật đói lập như bẻ gãy những câu thơ để dựng lên những sườn
núi dựng đứng mà sườn nào cũng cao hút và sâu thẳm. Người đọc như có cảm
giác đnag chơi trò bập bênh với những câu thơ của Quang dũng mà khi lên như
chạm vào mây trời., còn khi xuống như xuống đáy cùng vực thẳm. Ý thơ không
khỏi tạo cho người đọc cảm giác chênh chao, chới với.
- Có thể nói, ít có bài thơ nào, có nhiều hình ảnh độc đáo như bài thơ “Tây Tiến”
của Quang Dũng. Độc đáo đến táo bạo phải kể đến hình ảnh “súng ngưởi trười”.
Hình ảnh này trước hết nhằm tô đậm sự cao ngất của những đỉnh đèo Tây bắc.
Tiếp đó, khắc họa tư thế sừng sững hiên ngang với bản lĩnh chinh phục và làm
chủ thiên nhiên của người lính Tây bắc. Các anh đứng trên đỉnh đèo, bỏ lại sau
lưng bao gian khó, bao đèo dốc trập trùng. Ta bắt gặp trong tư thế ấy nét kiêu
hùng của một đoàn binh. Hình ảnh “súng ngửi trời” còn thể hiện một vẻ đẹp trẻ
trung, tinh nghịch, tếu táo, đùa vui của những chàng trai trong binh đoàn Tây

Tiến. Vượt lên những khó khăn, thách thức của thời tiết là những tâm hồn tươi
trẻ, yêu đời, lạc quan thật đáng cảm phục.
- Ở khổ thơ này, QD còn có cách phối thanh rất độc đáo và tài hoa. Ba câu đầu
nhà thơ kết hợp sử dụng nhiều thanh trắc với nhịp thơ gãy nát, bẻ gập để tạo â,m


điệu trúc trắc, đủ để người đọc hình dung, cảm nhận được hơi thở nặng nhọc của
những người chiến sỹ khi đang trèo lên đỉnh dốc. Cái tài của nhà thơ là đột ngột
sử dụng thanh bằng ở câu cuối giúp cho câu thơ bỗng nhẹ nhàng, bay bổng, êm
đềm “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Sở dĩ ông chọn toàn thanh bằng bởi câu thơ mở ra khung cảnh thật mênh mang,
mơ màng, yên ả. Cả một thung lũng phía trước những ngọn đèo, những sườn núi
chất ngất chìm ngập trong bầu sương rừng mưa núi, bồng bềnh, huyễn hoặc hư
ảo như giữa biển khơi. Hình ảnh ngôi nhà thấp thoáng giữa núi rừng heo hút gợi
sự gần gũi thân thương, ấm áp; gợi hơi thở cuộc sống gia đình. Câu thơ như một
nét vẽ mềm mại đầy xúc cảm được đặt cạnh những nét vẽ rắn rỏi, gân guốc tạo
nên sự hài hòa cho bức tranh thiên nhiên miền Tây bắc vừa dữ dội hiểm trở vừa
trữ tình, thơ mông.
* Đối mặt với thiên nhiên dữ dội, hiểm trở, người lính Tây Tiến không tránh
khỏi những khó khăn, thử thách; những mất mát, hi sinh: Anh bạn dãi dầu không
bước nữa/ Ngủ trên mũi súng bỏ quên đời.
- Hai câu thơ gợi cho người đọc nhiều cách hiểu. Có ý kiến cho rằng, hai câu thơ
này miêu tả giấc ngủ bất chợt của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành
quân đầy gian khổ. Họ gục trên mũi súng tranh thủ chợp mắt giây lát để quên đi
những nhọc nhằn, khắc nghiệt; để có thêm sức mạnh trên chặng đường hành
quân.
- Có ý kiến lại cho rắng hai câu thơ này dùng để nói về cái chết bất ngờ của
người lính Tây Tiến. Nếu hiểu theo cách này thì cái chết của các anh thật nhẹ
nhàng, thanh thản. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm. Nói tránh qua hình ảnh
“không bước nữa”, “bỏ quên đời”. Các anh hy sinh trong tw thế hành quân,

trong sự bất ngờ mà không hề hay biết. Các anh đến với cái chết như chìm vào
giấc ngủ ngon lành. Cái chết mang dáng dấp của người tử sĩ thời trung cổ: Coi
cái chết nhẹ tựa hồng mao. Cái chết của người lính tây Tiến càng trở nên đẹp đẽ
và mang màu sắc lí tưởng qua hình ảnh “Gục trên mũi súng”. Như vậy, các anh
hy sinh cùng hành trang của người lính. Đó là chiếc mũ, là ngọn súng diệt thù.


Ngay cả lúc hy sinh họ vẫn trong tư thế của những chiến sỹ chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng.
-> Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ câu tái hiện đầy đủ, chân thật nhất
những khó khăn, thử thách trên chặng đường hành quân của người lính.; phản
ánh những mất mát, hi sinh và tô đậm, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những chàng
trai trong đoàn quân Tây Tiến.
* Theo dòng hồi ức của nhà thơ, sự bí ẩn hoang sơ của núi rừng Tây Bắc lại tiếp
tục hiện lên:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm Đêm Mường Hịch cọp trêu người
- Sự dữ dội, bí ẩn của thiên nhiên được nhà thơ khắc họa qua 2 âm thanh: tiếng
thác và tiếng cọp. Tiếng thác đặt cạnh từ “gầm thét” khiến thác nước trở nên
hung dữ, vang đọng. Gầm thét còn là âm thanh chứa đầy sự uy hiếp, đe dọa với
sức mạnh bí ẩn khủng khiếp. Nó như muons tỏ rõ sự oai linh và sức mạnh của
mình trước những người lính Tây tiến. Đó là mỗi hiểm họa không nhỏ với
những chàng trai Tây tiến
- Bên cạnh tiếng gầm thét của thác lũ là tiếng cọp hú trong đêm. Âm thanh tiếng
cọp được đặt trong đem tĩnh lặng càng trở nên hãi hùng, ghê rợn. Những tử thần
đang rình rập, bủa vây người lính tây Tiến như đã trở thành quy luật, nó cứ kéo
dài theo tời gian của chiều và đêm. Các cụm từ “chiều chiều”, “đêm đêm” phản
ánh rõ điều đó. Hình ảnh “cọp trêu người” thật độc đáo và mới lạ. Đây là cách
nói rắn rỏi, gân guốc thể hiện tinh thần, khí phách coi thường hiểm nguy của
người chiến sỹ. Cọp là chúa tể rừng xanh, mang sức mạnh vô đối, sức mạnh hủy

diệt, chết chốc. Thế mà tất cả những hiểm họa ấy đều không làm cho người
chiến sỹ Tây Tiến hãi hùng, lo sợ, nản lòng.
* Đoạn thơ được khép lại bằng những câu thơ tràn đầy nỗi nhớ niềm thương:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ về kỉ niệm chan chứa tình quân dân giữa người lính
tây Tiến và những cô gái Tây Bắc. Thật xúc động khi nỗi nhớ được bắt đầu bằng


từ cảm thán “nhớ ôi”, nỗi nhớ đằm sâu, cồn cào, da diết như không thể kìm nén
mà phải bật lên, thốt lên thành lời. Nỗi nhớ gắn với một hình ảnh thật đẹp: “Com
lên khói”. Hình ảnh thơ vừa gợi ngọn khói lam chiều tỏa lên trên những mái bếp
khi nấu cơm. Vừa mở ra một khung cảnh thật ấm áp. Hình như các anh lính Tây
tiến dừng chân ở một bản làng nào đó và được các cô gái tây bắc sẻ chia, thiết
đãi món xôi nếp còn bốc ngói nghi ngút. Người đọc như cảm nhận được hương
vị xôi nếp đậm đà, dẻo thơm, chan chứa hồn quê. Niềm vui náo nức trong ánh
mắt hân hoan của người lính đủ để ta cảm nhận tình quân dân thắm thiết, nặng
sâu.
- Mùi xôi nếp thơm nồng gắn với hình ảnh người con gái tây bắc nghĩa tình,
thơm thảo nên cả mùa lúa đã trở thành “mùa em”, gợi cảm, đong đầy nhớ
thương.Nỗi nhớ và tình người đã thấm sâu vào từng khoảnh khắc thời gian. Ý
thơ thật trữ tình, thi vị và ấn tượng.
-> Với nỗi nhớ da diết, cồn cào, cháy bỏng và với cảm hứng tràn đầy lãng mạn
Quang Dũng đã tái hiện cả mọt vùng thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và vô
cùng bí ẩn hoang sơ mà cũng thật trữ tình. Miền thiên nhiên ấy gắn với những kỉ
niệm hành quân gian khổ mà hào hùng, gắn với nõi nhớ, niềm thương của người
lính tây tiến giàng cho cảnh và người Tây bắc. Đoạn thơ như một khúc hát ru kỉ
niệm được cất lên từ mọt tâm hồn tha thiết với thiên nhiên, với đồng chí, đồng
đội.




×