Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối môn lịch sử 9 chuyên đề liên xô và các nước đông âu sau chiến tranh thế giới thứ hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.99 KB, 36 trang )

BÁO CÁO SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CHUYÊN ĐỀ:
DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC,
PHẨM CHẤT HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ: “LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC
ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI”
MÔN LỊCH SỬ 9
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Đổi mới phương pháp dạy học theo định định hướng phát triển năng lực
học sinh là yêu cầu bức thiết của giáo dục trong nhà trường hiện nay. Tuy
nhiên, trong quá trình thực tế triển khai và áp dụng, không ít thầy cô còn cảm
thấy lúng túng, học sinh còn chưa quen, chưa thuần thục. Với mong muốn
không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, các đồng chí giáo viên tổ
KHXH & Nhân văn, trường THCS Hoàng Đông tổ chức sinh hoạt chuyên
môn tháng 2 năm học 2018 – 2019 chuyên đề: Dạy học định hướng phát triển
năng lực học sinh qua chủ đề: “Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau chiến
tranh thế giới thứ Hai”, môn Lịch sử 9.
II. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH
Việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các thành tố
quá trình dạy học như sau:
- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái
hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong
các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được
thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp
kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết
những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập,
học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là
được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta
không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học.
- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ
đa dạng gắn với thực tiễn.



1


- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông
qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của
HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau. Trên cơ sở này, các nhà
nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn năng lực trong giáo
dục tuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm. Trong
chuẩn năng lực đều có những nhóm năng lực chung. Nhóm năng lực chung
này được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước. Trên
cơ sở năng lực chung, các nhà lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những
năng lực chuyên biệt.
Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ
thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá
từng thành tố của các năng lực thành phần.
III, BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH QUA CHỦ ĐỀ:
CHỦ ĐỀ: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI
Lớp: 9
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành:
- Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm
1991 qua hai giai đoạn :
+ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỉ XX :
 Liên Xô :
Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945  1950)
Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 Các nước Đông Âu :
Thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.
+ Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX :
giai đoạn khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

2


- Biết đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của
Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.
2. Bảng mô tả:

Nhận biết
Nội
Dung
Những
thành
tựu của
Liên Xô
trong
công
cuộc
khôi
phục
kinh tế
và xây
dựng
CNXH
trong
những

năm
1945
đến
giữa
những
năm 70
thế kỉ
XX

(Mô tả
mức độ cần
đạt)
- Trình bày
được hoàn
cảnh

những
thành tựu
chủ
yếu
của Liên
Xô trong
công cuộc
khôi phục
kinh tế và
xây dựng
CNXH
trong
những năm
1945 đến

giữa những
năm 70 thế
kỉ XX

Thông hiểu

Vận dụng thấp

(Mô tả mức độ cần
đạt)

(Mô tả mức độ
cần đạt)

- Giải thích được vì
sao Liên Xô đạt được
những thành tựu to
lớn về kinh tế, KHKT
và đối ngoại sau
CTTG thứ hai.

- Nhận xét được
những thành
tựu khoa học 
kĩ thuật của
Liên Xô. (Qua
một số hình
ảnh)

Vận dụng

Cao
(Mô tả mức độ
cần đạt)

3


Nhận biết
Nội
Dung

(Mô tả
mức độ cần
đạt)

Thông hiểu

Vận dụng thấp

(Mô tả mức độ cần
đạt)

(Mô tả mức độ
cần đạt)

Sự
thành
lập các
nước
dân chủ

nhân
dân
Đông
Âu và
những
thành
tựu
trong
xây
dựng
CNXH

- Trình bày
được hoàn
cảnh ra đời
của
các
nước dân
chủ nhân
dân Đông
Âu

những
nhiệm vụ
của cuộc
cách mạng
dân
chủ
nhân dân.


- Sử dụng được lược
đồ để xác định được
vị trí địa lí của các
nước dân chủ nhân
dân Đông Âu.

Sự
khủng
hoảng
và sụp
đổ của
Liên Xô

Đông
Âu
trong
những
năm 70
đến

- Trình bày
được
sự
khủng
hoảng và
sụp đổ của
chế
độ
CNXH
Liên


trong
những năm
70
đến
những năm
90 của thế

- Giải thích được
nguyên nhân sụp đổ
của chế độ CNXH
Liên Xô và Đông Âu.

Vận dụng
Cao
(Mô tả mức độ
cần đạt)

- Nhận xét
được sự phát
triển của Liên
Xô: giai đoạn
từ năm 1945
đến
những
năm 70 thế kỉ
XX với giai
đoạn từ những
năm 70 đến
những năm 90

của thế kỉ XX.
- Rút ra được

4


Nhận biết
Nội
Dung

(Mô tả
mức độ cần
đạt)

Thông hiểu

Vận dụng thấp

(Mô tả mức độ cần
đạt)

(Mô tả mức độ
cần đạt)

những kỉ XX.
năm 90
của thế
kỉ XX

Vận dụng

Cao
(Mô tả mức độ
cần đạt)
bài học từ
cuộc
khủng
hoảng và sụp
đổ của chế độ
CNXH ở Liên
Xô đối với
Việt Nam.

Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: xác định và giải quyết mối quan hệ giữa các sự kiện, tái
hiện sự kiện, so sánh, nhận xét, liên hệ, năng lực thực hành.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
1.1. Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm nào ?
A. Năm 1946.
B. Năm 1947.
C. Năm 1948.
D. Năm 1949.
Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành một cường quốc
công nghiệp đứng thứ mấy thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.

5


Câu 3. Nhà du hành vũ trụ của Liên Xô lái con tàu Phương Đông bay vòng
quanh Trái Đất năm 1961 là ai?
A. Gagarin.
B. Neil Amstrong.
C. Xiôncopxki.
D. Stalin.
Câu 4. Cuộc cải tổ của Tổng thống Gooc-ba-chốp ở Liên Xô được đề ra vào
thời gian nào ?
A. Tháng 3/1985.
B. Tháng 4/1985.
C. Tháng 5/1985.
D. Tháng 6/1985.
1.2. Tự luận
Câu 5. Nêu hoàn cảnh của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 6. Trình bày những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc khôi
phục kinh tế và xây dựng CNXH trong những năm 1945 đến giữa những năm
70 thế kỉ XX.
Câu 7. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 8. Trình bày sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ CNXH Liên Xô trong
những năm 70 đến 90 của thế kỉ XX.
2. Câu hỏi thông hiểu
1.1. Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 9. Đáp án nào không phải là nguyên nhân giúp Liên Xô đạt được những
thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH từ năm
1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước Xô Viết.
B. Tinh thần lao động cần cù, quên mình, tự lập, tự cường của nhân dân

Liên Xô.
C. Sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô.
D. Liên Xô thu được những nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí.
6


Câu 10. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa
lịch sử gì ?
A. Phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
B. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
C. Làm giảm tốc độ công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.
D. Giúp Liên Xô trở thành cường quốc giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 11. Vì sao cuộc cải tổ của Gooc-ba-chốp ở Liên Xô thất bại ?
A. Do chiến tranh Xô – Mĩ bùng nổ.
B. Do thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán.
C. Do Liên bang Xô Viết tan rã.
D. Do nhân dân không ủng hộ.
Câu 12. Sau CTTG thứ hai, Liên Xô tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức vì....
A. Muốn bá chủ thế giới.
B. Muốn bán vũ khí để thu lợi nhuận.
C. Muốn chống lại chủ nghĩa đế quốc.
D. Muốn thiết lập các căn cứ quân sự.
1.2. Tự luận
Câu 13. Vì sao chế độ CNXH ở Liên Xô sụp đổ ?
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 14. Quan sát một số tranh ảnh, hãy nhận xét những thành tựu khoa học –
kĩ thuật của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 15. Nhận xét sự phát triển của Liên Xô: giai đoạn từ năm 1945 đến

những năm 70 thế kỉ XX với giai đoạn từ những năm 70 đến những năm 90
của thế kỉ XX.
Câu 16. Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu có phải là dấu
chấm hết cho chế độ CNXH thế giới không? Vì sao? Chúng ta có thể rút ra bài
học gì đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay?
III. ĐÁP ÁN
7


1. Câu hỏi nhận biết
Câu 5. Hoàn cảnh của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai:
Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề : hơn 27 triệu
người chết, 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc, 32000 nhà máy xí nghiệp
và 65000km đường sắt bị tàn phá. Riêng lãnh thổ thuộc châu Âu hầu như
hoang tàn đổ nát. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm
lại 10 năm.
Câu 6. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh
tế và xây dựng CNXH trong những năm 1945 đến giữa những năm 70 thế kỉ
XX:
* Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945  1950)
- Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến
tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
* Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ
năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn : Sản xuất công nghiệp bình
quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế
giới, chỉ sau Mĩ ; là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người 
năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, năm 1961 phóng tàu "Phương
Đông" đưa con người (I. Gagarin) lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
- Về đối ngoại : Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu

nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
Câu 7. Hoàn cảnh ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến
tranh thế giới thứ hai:
- Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân ở hầu hết các nước
Đông Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi :
giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan
tháng 7 /1944, Tiệp Khắc 5/1945,...).

8


- Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hoà Liên
bang Đức (9/1949) ở phía Tây lãnh thổ và nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức
(10/1949) ở phía Đông.
Câu 8. Trình bày sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ CNXH Liên Xô trong
những năm 70 đến 90 của thế kỉ XX:
- Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ đầu những năm
80, nền kinh tế  xã hội của Liên Xô ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ, không
ổn định và lâm dần vào khủng hoảng. Đó là, sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp không tăng, đời sống nhân dân khó khăn, lương thực và hàng hoá tiêu
dùng thiết yếu ngày càng khan hiếm, tệ nạn quan liêu, tham nhũng trầm
trọng...
- Tháng 3/1985, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô,
Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ đất nước nhưng do thiếu chuẩn bị đầy đủ
các điều kiện cần thiết và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn, công cuộc
cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, khó khăn và bế tắc. Đất nước
càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn : bãi công, nhiều nước cộng hoà đòi
li khai, tệ nạn xã hội gia tăng,...
- Sau cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 không thành, Đảng Cộng sản và Nhà
nước Liên bang hầu như tê liệt. Ngày 21 /12/1991, 11 nước cộng hoà kí hiệp

định về giải tán Liên bang, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Tối 25/12/1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống, lá cờ Liên bang
Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 13. Chế độ CNXH ở Liên Xô sụp đổ do:
- Mô hình CNXH mà Liên Xô xây dựng còn nhiều khuyết tật, sai sót.
- Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến đổi của tình hình thế giới. Khi sửa
chữa xa rời nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Sự chống phá thường xuyên của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
- Sự tha hóa, biến chất về tư tưởng, chính trị của một số nhà lãnh đạo Đảng và
Nhà nước Xô Viết.
3. Câu hỏi vận dụng thấp

9


Câu 14. Nhận xét những thành tựu khoa học – kĩ thuật của Liên Xô sau Chiến
tranh thế giới thứ hai:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là quốc gia có nền khoa học –
kĩ thuật hiện đại, là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Nhờ đó mà Liên Xô trở thành một trong những cường quốc công nghiệp và
quân sự của thế giới.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 15. Nhận xét sự phát triển của Liên Xô: giai đoạn từ năm 1945 đến những
năm 70 thế kỉ XX với giai đoạn từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ
XX:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX: Liên Xô phát triển
mạnh mẽ, trở thành một cường quốc của thế giới, là trụ cột của các nước
XHCN, là thành trì của nền hòa bình, là chỗ dựa vững chắc của phong trào

cách mạng thế giới.
- Giai đoạn từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX: Liên Xô
lâm vào khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ, làm cho hệ thống CNXH tan rã, tác
động mạnh đến tình hình thế giới.
Câu 16.
* Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu không phải là dấu
chấm hết cho chế độ CNXH thế giới vì đó là sự sụp đổ của một mô hình
chưa khoa học, còn nhiều khuyết tật. Nó chỉ là bước lùi tạm thời của chế độ
CNXH thế giới.
* Sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô đã để lại cho công cuộc xây
dựng CNXH Việt Nam hiện nay những bài học sau:
- Xây dựng CNXH dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Lênin
- Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn,
kịp thời trước những biến đổi của tình hình thế giới. Phải lấy kinh tế làm trọng
tâm trong công cuộc đổi mới, coi giáo dục, khoa học – kĩ thuật là quốc sách
hàng đầu,...

10


- Luôn luôn cảnh giác, đấu tranh với mọi âm mưu của các thế lực thù
địch trong và ngoài nước.
III. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC

Mức độ
nhận thức

Nhận biết


Kiến thức, kĩ năng

PP/KT dạy
học

Hình
thức dạy
học

- Trình bày được hoàn cảnh và
những thành tựu chủ yếu của Liên
Xô trong công cuộc khôi phục kinh
tế và xây dựng CNXH trong những
năm 1945 đến giữa những năm 70
thế kỉ XX.

- PP đồ - Hoạt
dùng
trực động cá
quan (phim, nhân
tranh ảnh)

- Trình bày được hoàn cảnh ra đời
của các nước dân chủ nhân dân
Đông Âu và những nhiệm vụ của
cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.

- Hoạt
động cá

nhân

- Đàm thoại
- Đàm thoại

- PP đồ
- Trình bày được sự khủng hoảng và
dùng
trực - Hoạt
sụp đổ của chế độ CNXH Liên Xô
quan (phim, động cá
trong những năm 70 đến 90 của thế
tranh ảnh)
nhân
kỉ XX.
- Đàm thoại
- Sử dụng
- Xác định được vị trí địa lí của các
- Hoạt
đồ dùng trực
nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau
động cá
quan (lược
chiến tranh thế giới thứ hai.
nhân
đồ)
Thông hiểu
- Giải thích được nguyên nhân sụp
đổ của chế độ CNXH Liên Xô và
Đông Âu.


- Nêu vấn đề
- Thảo luận
nhóm
- Tranh luận

- Hoạt
động
nhóm

11


Mức độ
nhận thức

Kiến thức, kĩ năng

Vận dụng
thấp

- Nhận xét về thành tựu khoa học 
kĩ thuật của Liên Xô sau chiến tranh
thế giới thứ hai.

Vận dụng
cao

PP/KT dạy
học


Hình
thức dạy
học

- Sử dụng
- Hoạt
đồ dùng trực
động
quan (tranh
nhóm
ảnh)

Nhận xét sự phát triển của Liên Xô:
giai đoạn từ năm 1945 đến những - Nêu vấn đề - Hoạt
năm 70 thế kỉ XX với giai đoạn từ - Thảo luận động
những năm 70 đến những năm 90 nhóm
nhóm
của thế kỉ XX.
- Rút ra được bài học từ cuộc khủng
hoảng và sụp đổ của chế độ CNXH
ở Liên Xô đối với Việt Nam.

- Nêu vấn đề
- Thảo luận
nhóm
- Tranh luận

- Hoạt
động

nhóm

IV. GIÁO ÁN DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH CHỦ ĐỀ: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Thời lượng dạy chuyên đề: 3 tiết
Đồng chí Dũng soạn và dạy minh họa tiết 1 tiết trong chuyên đề: LIÊN
XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI
Chuyên đề: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
TIẾT 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên
Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945, qua đó thấy được sự tổn thất
12


nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên
mình của nhân dân Liên Xô. Những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu
sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu
năm 70 .
2. Kĩ năng: Biết khai thác những tranh ảnh, các vấn đề KT- XH của Liên Xô
và các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 .
3. Giáo dục: Giáo dục cho các em lòng yêu nước, biết ơn của nhân dân Liên
Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
4. Các năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, trình bày, tự
học...
II. Chuẩn bị :

- Thầy: Soạn bài, tranh ảnh về công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô
- Trò: Đọc bài, sưu tầm tranh, ảnh về Liên Xô .
III .Tiến trình các hoạt động dạy và học:
I. Khởi động: 5’)
* Mục tiêu: tạo tâm thế học cho HS
* Phương thức: cá nhân
- Nhắc nhở ý thức học, cách học bộ môn.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu những yêu cầu cần thiết của việc
học tập bộ môn Lịch sử 9.
- GV: giới thiệu bằng cách hỏi lại hệ thống kiến thức L8: LSTG kết thúc với
nội dung nào?
- GV: CTTG 2 là cuộc CT lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử loài người: 60
tr người chết, 90 tr người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với
CTTG1. C Vậy LX sẽ làm gì để khôi phục đất nước sau CT, để trả lời câu hỏi
này chúng ta cùng học bài mới .
II, Hình thành kiến thức: (35’)

Hđ của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên I – Liên Xô
Xô sau chiến tranh.
1.Công cuộc khôi phục KT
- Mục tiêu: HS nắm được Công cuộc khôi phục KT sau chiến tranh TG 2 (1945
13


sau chiến tranh TG 2 (1945 – 1950 )


– 1950 ) (15’)

- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của GV
- Phương thức: Cá nhân, cả lớp, nhóm.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và ghi vở.
- Tiến trình hoạt động:
Thảo luận nhóm bàn 5’
? Dựa vào sgk, em hãy cho biết những tổn thất mà LX
phải chịu sau CTTG2?
? Em có nx gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến
tranh TG2 .
HS làm việc cá nhân, nhóm
Đại diện nhóm trả lới, nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chốt kiến thức

- LX bị chiến tranh tàn phá
hết sức nặng nề: hơn 27 tr
người bị chết, 1710 thành
phố, hơn 70.000 làng mạc bị
phá huỷ…

Dự kiến sản phẩm:
- Thiệt hại nặng nề .
- GV bổ sung, nhận xét: đây là sự thiệt hại rất lớn về
người và của của nhân dân Liên Xô, những khó khăn
tưởng chừng không vượt qua nổi. Các nước đồng
minh mặc dù bị thua nhưng thiệt hại không đáng kể .
?Theo em LX đã làm gì khi đứng trước hoàn cảnh đó?
-Tiến hành khôi phục KT.
?Bên cạnh những khó khăn đó họ có thuận lợi gì?

- họ có tinh thần và khí thế của người thắng trận.
?LX đã tiến hành khôi phục kinh tế như thế nào và đạt
được kết quả ra sao?
- CN: năm 1950 sản xuất CN tăng 73% so với trước
CT (kế hoạch dự định là 43%), hơn 6000 nhà máy, xí
nghiệp được phục hồi (trung bình mỗi ngày có 3 xí
nghiệp xây dựng mới hoặc phục hồi được đưa vào sản
xuất).

- Nhân dân Liên Xô thực
hiện và hoàn thành thắng lợi
kế hoạch 5 năm lần thứ 4
(1946-1950) trước thời hạn:
+ 1950 sx công nghiệp nặng
tăng 73% so với trước chiến
14


- Nông nghiêp, khoa học kĩ thuật đều đạt những thành tranh.
tựu…
+Một số ngành nông nghiệp
Năm 1949, LX chế tạo thành công bom nguyên tử, vượt mức trước chiến tranh.
đánh dấu bước phát triển vượt bậc về KHKT và phá + Năm 1949, LX chế tạo
thế độc quyền bom nguyên tử của ĐQ Mỹ.
thành công bom nguyên tử.
Thảo luận nhóm câu hỏi 5’:
? Em có nx gì về tốc độ tăng trưởng KT của LX trong
thời kì khôi phục KT, nguyên nhân của sự phát triển
đó?
HS làm việc cá nhân, nhóm

Đại diện nhóm trình bày câu trả lời
Đại diện nhóm khác nhận xét chéo
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Tốc độ tăng nhanh chóng .
- Nguyên nhân: Do sự thống nhất về tư tưởng, chính
trị của XH Liên Xô, tinh thần tự lập, tự cường, tinh
thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình
của nhân dân LX.
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở
Hoạt động 2: Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ vật chất – kỹ thuật của
CNXH ( từ 1950 đến nửa
thuật của CNXH
- Mục tiêu: HS nắm được công cuộc tiếp tục xây dựng đầu những năm 70 của thế
cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ( từ 1950 đến nửa kỉ XX) (20’)
đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của GV
- Phương thức: Cá nhân, cả lớp, nhóm.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và ghi vở.
- Tiến trình hoạt động:
GV giải thích rõ khái niệm: Thế nào là xây dựng cơ sở
vật chất – kĩ thuật của CNXH: Đó là nền SX đại cơ
khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại,
KHKT tiên tiến nhất.
15


Lưu ý: đây là xd cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH
mà các em đã được học từ trước đến 1939.
? Liên Xô xdựng cơ sở vật chất – kĩ thuật trong hoàn
cảnh nào?

- Các nước tư bản phương tây luôn có âm mưu và hoạt
động bao vây chống phá cả về KT- CT- QS.
? Theo em hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công
cuộc xd CNXH ở Liên Xô ?
- ảnh hưởng trực tiếp tới việc xd cơ sở vật chất kỹ
thuật, làm giảm tốc độ của công cuộc xd CNXH ở LX
vì họ phải chi phí lớn cho quốc phòng để đảm bảo an
ninh và bảo vệ thành quả của công cuộc XDCNXH.
-Thực hiện một loạt các kế
? LX đã làm gì để tiếp tục công cuộc xây dựng hoạch dài hạn với phương
CNXH?
hướng chính là :
- thực hiện 1 loạt các kế hoạch dài hạn với phương + Ưu tiên phát triển CN
hướng chính là: tiếp tục ưu tiên phát triển CN nặng … nặng.
của đất nước .
+ Thâm canh trong NN.
+ Đẩy mạnh tiến bộ KHKT.
+ Tăng cường sức mạnh quốc
phòng.
?Những thành tựu mà LX đã đạt được trong các lĩnh
vực?
-Thành tựu :
- HS dựa vào sgk để trả lời
+ SX CN tăng bình quân
- GV cung cấp cho hs 1 số tư liệu: Ngay sau khi hoàn hàng năm là 9,6%, là cường
thành công cuộc khôi phục kinh tế trong thời hạn 4 quốc CN đứng thứ hai TG,
năm 3 tháng (1945-1950), ND LX lại bắt tay ngay vào sau Mỹ .
công cuộc xây dựng CSVC- kỹ thuật cho CNXH. Nhờ + Là nước mở đầu kỉ nguyên
sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước LX, với ý thức tự chinh phục vũ trụ của loài
lực, tự cường ND LX đã thu được những thắng lợi to người: 1957 phóng vệ tinh

lớn trong các KH 5 năm và 7 năm, đạt được nững nhân tạo và 1961 phóng tàu
thành tựu về KT và KHKT.
Phương Đông đưa nhà du
hành Ga-ga-rin lần đầu tiên
16


-Từ 1951-1975: Tốc độ tăng trưởng kt là 9,6%

bay vòng quanh Trái Đất.

-1970 điện lực đạt trên 40 tỉ kw/giờ (gấp 352 lần
1913, bằng sản lượng của 4 nước Anh, Pháp,Tây Đức,
Italia gộp lại)
-Dầu mỏ 353 tr tấn, than 624 tr tấn
-NN 1970 đạt 186 tr tấn, nstb đạt 15,6 tạ /ha
GV hướng dẫn hs quan sát hình trong SGK: Vệ tinh
nhân tạo đầu tiên của loài người do LX phóng lên và
giới thiệu: trong lĩnh vực KHKT, ngày 4-10-157, LX
đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái
đất mang tên “Xputnich”, trở thành nước đầu tiên trên
thế giới chinh phục vũ trụ. Đó là một quả cầu thép
nhẵn bóng, có đường kính 58cm, nặng 83,5kg. Sự kiện
này cũng mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục vũ tụ của
loài người.
?Qua sách báo đã đọc , em có nhận xét gì về công
cuộc chinh phục vũ trụ của thế kỉ XX?
HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- GV cung cấp tư liệu cho các em: Gần 4 năm sau,
ngày 12.4.1961 I-u-ri Ga-ga-rin đã lái con tàu vũ trụ

mang tên Phương đông 1 (Vô-xtôc) bay vòng quanh
trái đất với tg là 108ph và cùng năm đó T8 Ti tôp –PĐ
2 với tg là 25 giờ.
Như vậy cùng với các thành tựu về phát triển KT-VHXH- Gd, thì thành tựu về KHKT mà LX đạt được sau
CT2 đã chứng tỏ LX là một nước hùng mạnh trên TG.
?Em hãy cho biết những việc làm của LX đối với hoà
bình và an ninh tg?
1960 LX đề nghị với LHQ về việc thủ tiêu hoàn toàn - Về đối ngoại : chủ trương
CNTD và trao trả độc lập cho các nước thuộc địa.
duy trì hoà bình tg, quan hệ
-1961 đề nghị thông qua tuyên ngôn về việc cấm sử hữu nghị với các nước và ủng
dụng vũ khí hạt nhân.
hộ cuộc đấu tranh giải phóng
17


-1963 đề nghị về việc thủ tiêu chế độ phân biệt chủng dân tộc của các nước.
tộc.
HS thảo luận nhóm lớn câu hỏi: (5’)
? Em hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu mà
LX đạt được ?
Đại diện nhóm trình bày câu trả lời
Đại diện nhóm khác nhận xét chéo
GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Tạo được uy tín và vị trí quốc tế được đề cao.
- LX trở thành chỗ dựa cho hoà bình TG.
GV : liên hệ với VN
- Sau chiến tranh thế giới 2 Liên Xô luôn là nước
XHCN lớn mạnh nhất về quân sự, kinh tế, đối
trọng với Mĩ, đi đầu trong bảo vệ hoà bình, an ninh

thế giới, là chỗ dựa, là thành trì của CMTG những
năm 1970. Ngày nay liên bang Nga cũng xứng đáng
là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng hoà bình dân
chủ và tiến bộ cho CMTG.
III. Luyện tập (4’)
- Gv hệ thống lại nội dung đó học
*Bài tập : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
a) Iu-ri Ga-ga-rin là người :
A.Đầu tiên bay vào vũ trụ

B.Thử thành công vệ tinh nhân

C.Bay vào vũ trụ đầu tiên

D.Đặt chân lên mặt trăng đầu

tạo
tiên
b) Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX là :
A. Đứng đầu thế giới

B. Đứng thứ hai thế giới

C. Đứng thứ ba thế giới

D. Đứng thứ thư thế giới

18



(Đáp án : ý A, B)
IV. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng (1’)
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Liên Xô trong giai đoạn 1950-1970.
? Tìm hiểu về mối quan hệ Liên Xô và Việt Nam.
- Xem trước bài mới
Rút kinh nghiệm
...............................................................
Ngày.......tháng 12 năm 2020

________________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX ( tiếp )
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân
Đông Âu và công cuộc xd XHCN ở các nước Đông Âu (từ năm 1950 đến nửa
đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu
được những mối quan hệ chính, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN
với phong trào CM TG và CMVN nói riêng.

19


- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây
dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước
Đông Âu đối với sự nghiệp CM nước ta.
2. Giáo dục : Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế.

3. Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ.
4. Các năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề, trình bày, tự
học...
B . Chuẩn bị :
Gv: Giáo án, bản đồ các nước Đông Âu
HS : Đọc SGK, tranh ảnh về các nước Đông Âu .
C.Tiến trình :
I. Khởi động (5’) :
? Kể tên các nước Đông Âu mà em biết? Vì sao các nước em kể lại được gọi
là các nước Đong Âu?
GVgiới thiệu bài mới: CTTG2 kết thúc với sự thắng lợi to lớn của LX và
các nước đồng minh. ND LX đã được hoà bình và bắt tay vào công cuộc XD
và phát triển kinh tế đồng thời có những đóng góp quan trọng với nền hòa bình
của thế giới, nhất là đối với các nước ĐÂ. Vậy dưới sự trợ giúp của LX, các
nước ĐÂ đã thành lập như thế nào và đạt được những thành tựu gì trong công
cuộc xây dựng CNXH, bài học ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu.
II. Hình thành kiến thức. (35’)

Hđ của thầy và trò
Hoạt động 1: Các nước Đông Âu

Nội dung
II- Các nước Đông Âu

- Mục tiêu: HS nắm được Sự thành lập nhà nước dân 1. Sự thành lập nhà nước
chủ nhân dân ở Đông Âu.
dân chủ nhân dân ở Đông
Âu . (20’)
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của GV
- Phương thức: Cá nhân, cặp đôi, cả lớp.

- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và ghi vở.
- Tiến trình hoạt động:
- Gv dùng bản đồ thế giới chỉ vị trí các nước ĐÂ

20


Gv: Giúp hs nắm được sự ra đời của Nhà nước dân
chủ ở các nước Đông Âu: Trước CTTG2 hầu hết các
nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Ruma-ni, Nam Tư, Bun-ga-ri và An-ba-ni) là những
nước tư bản chậm phát triển, đều lệ thuộc nặng nề
vào các nước phương Tây nhất là Anh, Pháp. Những
vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân và cả
những vùng đất đai tốt nhất đều trong tay tư bản
nước ngoài. Ở trong nước, g/c tư sản và địa chủ câu
kết chặt chẽ bóc lột áp bức ND. Những tàn tích pk
như chế độ sở hữu ruộng đất vẫn còn duy trì ở nhiều
nước. Một số nước thiết lập chế độ phát xít, khủng bố
thẳng tay mọi phong trào của các tầng lớp nhân dân.
? Qua phần giới thiệu trên, em thấy điểm chung của
các nước Đông Âu trước chiến tranh là gì?
- Đều lệ thuộc vào các nước tư bản.
? Theo em trong CTTG2, nhân dân Đông Âu có
cuộc sống như thế nào?
- CTTG2 bùng nổ, các nước Đông Âu nhanh chóng
trở thành nạn nhân của sự xâm lược hay sự chiếm
đóng của phát xít Ý- Đức . Cái gọi là trật tự thế giới
mới của CNPX thực chất chỉ là những trại tập trung
người, những nhà tù, những lò thiêu người, là nơi
cung cấp sức người sức của cho chiến tranh xâm lược

của bọn PX .
GV: Ngay sau khi bị quân xâm lược chiếm đóng,
nhân dân Đông Âu đã anh dũng chiến đấu chống PX.
Cuộc chiến đấu kéo dài 6 năm .
? Các nước dân chủ nd Đông Âu ra đời trong hoàn
cảnh nào?
- Trong những năm 1944-1945, khi Hồng quân Liên
Xô truy đuổi phát xít Đức qua lãnh thổ các nước ĐÂ,
nhân dân và lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã
21


nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt phát xít,
giành chính quyền và thành lập các nhà nước DCND:
CHND Ba Lan (22-7-1944); CHND Hung-ga-ri (4-41944); CH Tiệp Khắc (9-5-1945); CH Liên bang ND
Nam Tư (29-11-1945); CHND An-ba-ni (11-121945); CHND Bun-ga-ri (15-9-1946).

- Hoàn cảnh: trong thời kì
chiến tranh thế giới thứ 2,
nhân dân ở hầu hết các nước
ĐÂ tiến hành cuộc đấu tranh
chống PX và đã giành được
thắng lợi, giải phóng đất
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh vai trò của Hồng nước, thành lập các nhà nước
quân LX đối với các nước Đông Âu và khẳng định: DCND (Ba Lan: 7-1944;
không phải đợi đến lúc LX giúp thì họ mới nổi dậy Tiệp Khắc: 5-1945…)
khởi nghĩa mà trước đó cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân các nước Đông Âu đã diễn ra
ác liệt dưới nhiều hình thức: CT du kích, khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền như: khởi nghĩa của nhân

dân thủ đô Bu- ca -ret (Ru-ma-ni vào 23.8.1944); thủ
đô Pra-ha (Tiệp Khắc 9.5.1945.).Các cuộc khởi
nghĩa này đã nổ ra kịp thời phối hợp nhịp nhàng với
cuộc phản công như vũ bão của Hồng quân LX. Như
vậy chế độ PX chiếm đóng bị sụp đổ, các nước Đông
Âu được giải phóng. Vào giai đoạn cuối của cuộc CT
một vấn đề đặt ra là sẽ thành lập 1 chính phủ như thế
nào và xây dựng một chế độ nhà nước kiểu nào.
-GV cho hs đọc SGK đoạn nói về sự ra đời của các
nước Đông Âu.
? Em hiểu thế nào là nhà nước DC ND?
- Là một hình thức chính quyền cách mạng được xây
dựng trên cơ sở nhà nước là của nhân dân, đặt dưới
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đứng đầu là
Đảng vô sản Mácxít-Lê-nin-nít
? Quan sát hình 2 – sgk, em hãy xác định tên các nước DCND
Đông Âu trên lược đồ và điền vào bảng sau?

STT

Tên các nước

Ngày, tháng
thành lập

1

Ba Lan

7- 1944

22


2

Ru- ma -ni

8-1944

3

Hung - ga – ri

4-1945

4

Tiệp Khắc

5- 1945

5

Nam Tư

11-1945

6

An-ba –ni


12-1945

7

Bun- ga-ri

9-1945

8

Cộng hoà DC Đức

10-1949

GV lưu ý: Theo sự thoả thuận của 3 nhà nước lớn là:
Liên Xô, Mỹ, Anh tại hội nghị Pôt-xđam (Đức) nước
Đức phải trở thành nước DC thống nhất và hoà bình,
phải tiêu diệt tận gốc chế độ PX. Nước Đức- sau
chiến tranh TG2: để tiêu diệt tận gốc, nước Đức chia
thành 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc: Liên
Xô tạm chiếm đóng phía Đông với 107.500 km2; Mĩ
chiếm đóng phía nam với 113.146 km2; Anh chiếm
đóng phía bắc với 98.826 km2 ; Pháp chiếm đóng
phía tây với 39.152 km2 với nhiệm vụ tiêu diệt chế
độ phát xít và làm cho nước Đức trở thành một quốc
gia thống nhất, hòa bình và dân chủ thực sự. Để thực
hiện âm mưu chia cắt nước Đức và phục hồi chủ
nghĩa quân phiệt, ở Tây Đức Mi, Anh, Pháp hợp nhất
các vùng tạm chiếm đóng và giúp cho các thế lực Ts

thành lập ra nước CH Liên bang Đức (9/1949); thể
theo nguyện vọng của ND Đông Đức, được sự giúp
đỡ của LX, ngày 7-10-1949, CHDC Đức được thành
lập. theo chế độ quân quản, thủ đô Bec- lin cũng bị
chia thành 4 phần: khu vực của Liên Xô chiếm đóng
sau này trở thành lãnh thổ của CH dân chủ Đức (10/
1949). Khu vực của M,A,P chiếm đóng trở thành thủ
đô của CHLB Đức.

-Riêng nước Đức bị chia cắt,
với sự thành lập nhà nước
CHLB Đức (9-1949) ở phía
Tây lãnh thổ và nhà nước
CHDC Đức (10-1949 ) ở
phía Đông.

? Trong những năm 1945-1949, các nước ĐÂ đã tiến
hành làm những công việc gì để hoàn thành nhiệm vụ

23


CMDCND?
-Từ 1945 -1949 các nước ĐÂ hoàn thành những
nhiệm vụ của cuộc cách mạng DTDC:
+ XD bộ máy cq dân chủ nd.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời
sống của nhân dân…
- GV nhấn mạnh: Việc hoàn thành nhiệm vụ trên đã

phải trải qua cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt và phức
tạp: g/c TS và các thế lực phản động trong và ngoài
nước đã câu kết với nhau tiến hành âm mưu đảo
chính, những hoạt động về phá hoại về Kt-CT nhằm
ngăn cản bước phát triển của cách mạng. Nhưng tất
cả mọi âm mưu của các thế lực phản động đã bị thất
bại.

- Từ 1945 -1949 các nước
ĐÂ hoàn thành những nhiệm
vụ của cuộc cách mạng
DTDC:
+ XD bộ máy cq dân chủ nd.
+ Tiến hành cải cách ruộng
đất.

+ Thực hiện các quyền tự do
?Sự thành lập các nước DC ND Đông Âu có ý nghĩa dân chủ và cải thiện đời sống
của nhân dân…
như thế nào?
Thảo luận cặp đôi: 3’

-Đánh dấu XHCN đã vượt ra khỏi phạm vi một nước
(Liên Xô) bước đầu hình thành một hệ thống thế
giới.
Hoạt động 2: Tiến hành xây dựng CNXH
- Mục tiêu: HS nắm được kết quả tiến hành xây dựng
chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến đầu những năm 70
của tk XX) ở Đông Âu.
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của GV

- Phương thức: Cá nhân, cả lớp.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và ghi vở.
- Tiến trình hoạt động:
Gọi 1 hs đọc thầm, hs khác theo dõi SGK.
? Hãy cho biết thành tựu xd CNXH của các nước
24


Đông Âu?
HS dựa vào SGK để trả lời .
- Sau 20 năm xd CNXH, với sự giúp đỡ to lớn của
LX, các nước Đông Âu đã giành được những thành
tựu to lớn:

2. Tiến hành xây dựng chủ
+ Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.
nghĩa xã hội (từ 1950 đến
+Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể đầu những năm 70 của tk
thông qua hình thức HTX.
XX) (hướng dẫn hs đọc
+Công nghiệp hoá, xây dựng CSVC kĩ thuật của thêm – 5’)
CNXH.
- Nhờ đó, các nước ĐÂ đã trở thành các công- nông
nghiệp, bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước đã thay
đổi căn bản và sâu sắc.
?Theo em họ đã xây dựng CNXH trong hoàn cảnh
đất nước ra sao?
- Khó khăn và phức tạp vì các nước đều còn ở trình
độ thấp về kinh tế, KH- Kthuật (trừ Đức, Tiệp
Khắc). Sự chống phá không ngừng của các thế lực

thù địch trong và ngoài nước, các nước đế quốc thi
hành chính sách bao vây về kinh tế ,cô lập về chính
trị, chống phá kích động về tư tuởng.
GV : Vượt qua những khó khăn và phức tạp với sự
giúp đỡ của LX, với sự hợp tác của các nước XHCN
trong hơn 2 thập niên (1950-1970) các nước Đông
Âu đã giành những thành tựu to lớn.
Hoạt động 3: Sự hình thành hệ thống XHCN
- Mục tiêu: HS nắm được sự hình thành hệ thống các
nước XHCN .
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của GV
- Phương thức: Cá nhân, cả lớp, nhóm.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và ghi vở.

25


×