Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

tổng hợp báo cáo thực tập tốt nghiệp dược sĩ đại học đề tài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC
-----------****------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên:
Lớp:
Mã sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:
Đơn vị thực tập: Nhà thuốc Vũ Tôn
Địa chỉ:

Hà Nội, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên:
Lớp:
Mã sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:
Đơn vị thực tập: Nhà thuốc Vũ Tôn
Địa chỉ:


Hà Nội, năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Câu nói “Học đi đôi với hành” cho thấy kiến thức học trên sách vở và được
thầy cô truyền đạt trên lớp cần được vận dụng vào thực tế. Chính vì vậy, qua quãng
thời gian học ở trường Đại Nam dưới sự giúp đỡ của thầy cô giáo em đã hoàn thành
chương trình học trên lớp để khắc sâu kiến thức cũng như áp dụng từ chương trình
được học chúng em được đi thực tập tại nhà thuốc.
Song song với sự phát triển của y học cổ truyền thì ngành dược ngày càng
phát triển. Các thuốc hay sản phẩm, thực phẩm bổ sung ngày được mọi người quan
tâm. Chính vì vậy sự ra đời của các nhà thuốc dưới sự tư vấn của người dược sĩ sẽ
giúp mọi người hiểu rõ ràng hơn về sản phẩm mình đã, đang và sẽ dùng để chăm
sóc sức khỏe bản thân.
Thuốc là hàng hóa đặc biệt không phải ai cũng bán được. Để bán được thuốc
chúng ta phải có chuyên môn, được đào tạo bài bản. Thuốc là sản phẩm thiết yếu
trong cuộc sống hiện nay có tác dụng phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Nhà
thuốc là nơi bảo quản, bán lẻ đưa thuốc đến tận tay người dân. Người dược sĩ là cầu
nối giúp tư vấn, hướng dẫn người dân dùng thuốc một cách an toàn, hợp lý và có
hiệu quả. Dưới sự giúp đỡ, giới thiệu của nhà trường em được đến thực tập tại nhà
thuốc Vũ Tôn. Trong quá trình thực tập tại nhà thuốc đã giúp em hiểu được vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của người dược sĩ, cách sắp xếp bố trí bảo quản thuốc, kỹ
năng giao tiếp, tư vấn cho người sử dụng nắm rõ quy định, nguyên tắc trong việc
thực hành tốt nhà thuốc.
Lời cảm ơn không thể nào nói hết được những gì em muốn diễn đạt em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trường đại học Đại Nam đã là người lái
đò, tận tình truyền đạt kiến thức từ sách vở cũng như kinh nghiệm đúc kết được của
thầy cô trong thực tế những năm em theo học. Với kiến thức đó không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang giúp em thành một
dược sĩ tự tin và hoàn thiện hơn. Em cũng xin cảm ơn cô giáo đã nhiệt tình hướng

dẫn giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Đồng thời em xin cảm ơn anh Vũ Quý Tôn


chủ nhà thuốc Vũ Tôn đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập
tại nhà thuốc.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................1
PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP.............................................2
I. HỒ SƠ PHÁP LÝ CẦN CÓ CỦA NHÀ THUỐC ........................................3
II. NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ THUỐC.................................5
2.1. Nhân sự...................................................................................................... 5
2.2. Cơ sở vật chất của nhà thuốc......................................................................6
III. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY TRÌNH,
THAO TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC
3.1. Các văn bản, tài liệu chuyên môn sử dụng tại nhà thuốc...........................9
3.2. Quy trình, thao tác chuẩn đang sử dụng tại nhà thuốc..............................10
3.3. Sổ sách, tài liệu chuyên môn hiện đang sử dụng tại nhà thuốc................10
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC
4.1. Nguồn gốc................................................................................................16
4.2. Kiểm nhập thuốc......................................................................................17
V. CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC
5.1. Mục đích, yêu cầu....................................................................................18
5.2. Phạm vi áp dụng.......................................................................................18
5.3. Đối tượng thực hiện..................................................................................18
5.4. Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc............................................18
5.4.1. Bán thuốc không kê đơn........................................................................18

5.4.2. Bán thuốc theo đơn................................................................................19
VI. BẢO QUẢN THUỐC
6.1. Cách sắp xếp............................................................................................20
6.2. Theo dõi chất lượng..................................................................................21
6.3. Theo dõi hạn dùng của thuốc....................................................................21
6.4. Kiểm kê, bàn giao, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuốc...21


6.5. Vệ sinh nhà thuốc.....................................................................................23
VII. THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
......................................................................................................................... 23
VIII. DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI NHÀ THUỐC.............24
8.1. Danh mục thuốc Generic bán tại nhà thuốc Vũ Tôn.................................24
8.2. Danh mục thuốc biệt dược bán tại nhà thuốc Vũ Tôn..............................37
8.3. Danh mục thực phẩm chức năng bán tại nhà thuốc Vũ Tôn.....................39
8.4. Danh mục vật tư y tế bán tại nhà thuốc Vũ Tôn.......................................41
IX. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC
9.1. Tư vấn...................................................................................................... 43
9.2. Giám sát phản ứng có hại tại nhà thuốc....................................................44
X. VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY TRÌNH CỦA NHÀ THUỐC
10.1. Niêm yết giá...........................................................................................45
10.2. Đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc..........................45
10.3. Marketing của các hãng thuốc................................................................46
10.4. Giải quyết đối với các thuốc bị khiếu nại và thu hồi..............................47
PHẦN C. KẾT LUẬN...................................................................................50


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCHND


Chứng chỉ hành nghề dược

SYT

Sở Y tế

HP

Hải Phòng

QH

Quốc hội

TT

Thông tư

BYT

Bộ Y tế



Nghị định

CP

Chính phủ


GPP

Good Pharmacy Practice – Thực hiện tốt nhà thuốc



Quyết định

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ
Sơ đồ 1. Sơ đồ nhà thuốc

Trang
7

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Tên hình ảnh

Trang

Hình 1. Nhà thuốc Vũ Tôn

2

Hình 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3


Hình 3. Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bản lẻ thuốc (GPP)

3

Hình 4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

4

Hình 5. Chứng chỉ hành nghề dược của người phụ trách chuyên môn

4

Hình 6. Một số hình ảnh nhà thuốc Vũ Tôn

7

Hình 7. Sổ ghi chép nhiệt độ - độ ẩm

11

Hình 8. Sổ kết quả đào tạo nhân viên

11

Hình 9. Sổ xây dựng kết quả đào tạo nhân viên

12

Hình 10. Sổ thu nhận khiếu nại


12

Hình 11. Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ thu hồi

13

Hình 12. Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc

13

Hình 13. Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ

14

Hình 14. Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc

14

Hình 15. Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng mua thuốc dạng
phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất.

15

Hình 16. Sổ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên

15

Hình 17 . Một số loại thuốc bán tại nhà thuốc Vũ Tôn


42

PHẦN A. LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU


Nhiều năm nay, các nhà thuốc kinh doanh bán lẻ dược phẩm vẫn còn tồn
đọng nhiều vấn đề như dược sĩ sau khi tốt nghiệp năng lực chuyên môn kém, tư vấn
và bán thuốc một cách bừa bãi, nhiều thuốc kém chất lượng vẫn được bày bán, giá
thuốc không đi đôi với chất lượng thuốc…để khắc phục các hạn chế trên, nhằm
cung cấp cho người bệnh các loại dược phẩm có chất lượng, bắt buộc các nhà thuốc
phải thực hành tốt quản lý nhà thuốc. Đây là điều kiện cần thiết để bảo đảm sức
khỏe cộng đồng.
Để khắc phục tình trạng trên nhà thuốc đạt chuẩn GPP được ra đời nhằm
cung cấp cho người bệnh các loại dược phẩm an toàn, chất lượng. Nhà thuốc đạt
chuẩn GPP là nhà thuốc được quản lý chặt chẽ, tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ
thuật, nguyên tắc quản lý và hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Nhà thuốc GPP phải đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, tính hợp pháp của dược phẩm,
đảm bảo chất lượng bảo quản, giá cả hợp lý và có kiểm soát, tư vấn, hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn hợp lý cho bệnh nhân cũng như theo dõi phản hồi thuốc.
Hiểu được tầm quan trọng đó, sau khi thực tập tại nhà thuốc Vũ Tôn, em xin
trình bày hoạt động của nhà thuốc qua bản báo cáo thực tập với chủ đề “Mô tả hoạt
động của nhà thuốc Vũ Tôn – nhà thuốc đạt chuẩn GPP”.

PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP


- Tên cơ sở thực tập: Nhà thuốc Vũ Tôn
- Địa chỉ: số 746 đường Trường Chinh, tổ dân phố Trường Chinh 4, phường

Quán Trữ, quận Kiến An
- Chủ nhà thuốc: Dược sĩ đại học Vũ Quý Tôn
- Nhà thuốc Vũ Tôn nằm ở vị trí rất thuận tiện, hai mặt tiền nằm ngay cổng
chợ Đầm Chiều – Kiến An. Với vị trí đắc địa nhà thuốc có lượng khách tiềm năng.
Cũng như dưới sự tư vấn hướng dẫn của nhân viên nhà thuốc đã được sự tự tin
tưởng gửi gắm của nhân dân trong khu vực.

Hình 1. Nhà thuốc Vũ Tôn


I. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC
Hồ sơ pháp lý của nhà thuốc Vũ Tôn bao gồm:
1.1.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận Kiến An cấp ngày
5 tháng 3 năm 2018.

Hình 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1.2. Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP do Sở Y tế
Hải Phòng cấp ngày 12 tháng 03 năm 2019.

Hình 3. Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bản lẻ thuốc (GPP)


1.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Sở Y tế Hải Phòng
cấp ngày 01 tháng 04 năm 2019.

Hình 4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1.4. Chứng chỉ hành nghề dược của người phụ trách chuyên môn


Hình 5. Chứng chỉ hành nghề dược của người phụ trách chuyên môn

II. NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT
2.1. Nhân sự
Nhân sự nhà thuốc đáp ứng tiêu chuẩn “Người đứng tên thành lập nhà thuốc
GPP bắt buộc phải có bằng dược sĩ đại học và có chứng chỉ hành nghề dược. Dược
sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nghề dược, thực hành bán thuốc theo
đúng quy định, đảm bảo lợi ích, an toàn cho người bệnh và tuân thủ các nguyên tắc
đạo đức nghề nghiệp” tại Thông tư 02/2018/TT-BYT.
- Chủ Nhà thuốc: Vũ Quý Tôn – Dược sĩ đại học
- Dược sĩ phụ trách chuyên môn: Đinh Thị Quyên - Dược sĩ đại học có
Chứng chỉ hành nghề dược số : 221/CCHND-SYT-HP do Sở Y tế Hải Phòng cấp
ngày 19/12/2017
- Nhân viên nhà thuốc:
+ Dược sĩ đại học: Phạm Thị Thía
+ Dược sĩ cao đẳng: Vũ Văn Lượng
+ Dược sĩ cao đẳng: Hoàng Thị Thanh Nga
a. Nhiệm vụ, trách nhiệm của dược sĩ phụ trách chuyên môn
Yêu cầu đối với dược sĩ phụ trách chuyên môn nhà thuốc GPP bao gồm:


- Thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi mặt hoạt động của nhà thuốc; trong trường hợp vắng mặt phải ủy
quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương.
- Trực tiếp bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua. Liên hệ với bác
sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra.
- Kiểm soát chất lượng thuốc, bảo quản thuốc.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp
luật về nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại nhà thuốc về chuyên môn, đạo đức
hành nghề dược
- Cộng tác với các nhân viên y tế tại địa bàn khu dân cư khi tham gia truyền

thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác do Sở Y tế, trạm y tế
xã, phường yêu cầu tham gia.
- Theo dõi, thông báo cho cơ quan y tế cấp trên về tác dụng không mong
muốn của thuốc.
b. Nhiệm vụ của nhân viên nhà thuốc
Nhân viên nhà thuốc luôn thực hiện đúng nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của dược
sĩ phụ trách chuyên môn và chủ nhà thuốc cụ thể như sau:
- Bán thuốc, tư vấn sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của dược sĩ phụ trách
chuyên môn.
- Làm các công việc của nhà thuốc ( sắp xếp thuốc, niêm yết giá, kiểm nhập,
kiểm kê, kiểm soát chất lượng thuốc, ghi chép sổ sách, báo cáo theo hướng dẫn của
dược sĩ phụ trách chuyên môn, theo dõi nhiệt độ - độ ẩm hàng ngày, vệ sinh nhà
thuốc
2.2. Cơ sở vật chất
Nhà thuốc Vũ Tôn có địa chỉ 746 Trường Chinh, phường Quán Trữ, quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, gần khu vực đông
dân cư, gần chợ Đầm Chiều, xây dựng kiên cố chắc chắn, thoáng mát, cách xa nơi ô
nhiễm.


- Diện tích nhà thuốc: 40 m2
- Trần nhà chống bụi, tường và nền nhà phẳng dễ làm vệ sinh, lau rửa.
- Có đầy đủ tủ, quầy, tủ ra lẻ thuốc, túi đựng thuốc kín và túi tem ghi hướng
dẫn sử dụng thuốc, ngăn biệt trữ, bảng thông báo thuocs bị đình chỉ thu hồi.
- Có nhiệt kế, ẩm kế đã được hiệu chuẩn.
- Nhà thuốc có bố trí nơi rửa tay, nước sát khuẩn tay.
- Có biến báo: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, mỹ phẩm, thực phẩm chức
năng, nơi rửa tay, tủ ra lẻ thuốc, bàn tư vấn
- Máy tính kết nối internet để tiện việc tra cứu thông tin.
- Thực hiện quy định tại Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm

2018 của Bộ Y tế quy định về “thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP” nhà thuốc
đã bố trí khu vực riêng có nhãn dán ghi “Sản phẩm này không phải là thuốc” trang
bị 01 nhiệt kế tự ghi với tần suất ghi phù hợp (1h/lần) để theo dõi nhiệt độ. Nhà
thuốc đảm bảo duy trì cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo điều kiện bảo quản
thuốc theo quy định trong suốt quá trình hoạt động.

T
P
C
N
(3
)
Kho
(7)

Tủ thuốc (1)

Tủ quầy (5)

Ghế ngồi chờ (9)

Cửa ra vào

Bàn tư vấn
(6)

Tủ mỹ phẩm
(4)

Sơ đồ 1.Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong nhà thuốc

Ghi chú:
(1); (2): Tủ thuốc
(3): Tủ Thực phẩm chức năng
(4): Tủ mỹ phẩm

Tủ
th
uố
c
(2
Khu
vực
rửatay(
8)


(5): Tủ quầy
(6): Bàn tư vấn
(7): Kho
(8): Khu vực rửa tay
(9): Ghế ngồi chờ


Hình 6. Một số hình ảnh nhà thuốc

III. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, SỔ SÁCH, QUY
TRÌNH, THAO TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI NHÀ THUỐC
3.1. Các văn bản, tài liệu chuyên môn sử dụng tại nhà thuốc
a. Các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng tại nhà thuốc
+ Luật Dược số 105/2016/QH 13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 của Quốc hội

có hiệu lực từ ngày 01/01/2017;
+ Nghị định số 54/2017/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Dược;
+ Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế quy
định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP;
+ Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế quy
định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08


tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm
soát đặc biệt;
+ Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế ban
hành danh mục thuốc không kê đơn;
+ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 30 tháng 12 năm
2011 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ Công thương hướng dẫn hoàn thiện
quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người;
+ Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế quy
định về quản lý mỹ phẩm;
+ Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 2018 của Bộ Y tế về
quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Thông tư 01/2018/TT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế quy
định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc;
+ Thông tư 03/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Bộ Y tế quy
định về tổ chức, quản lý và hoạt động của chuỗi nhà thuốc GPP;
+ Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2018 của Bộ Y tế ban
hành Danh mục thuốc thiết yếu;
+ Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Bộ Y tế về
việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh”.
b. Tài liệu chuyên môn sử dụng tại nhà thuốc
+ Dược điển Việt Nam IV; Dược điển Việt Nam V.

3.2. Quy trình, thao tác chuẩn đang sử dụng tại nhà thuốc
Dược sĩ phụ trách chuyên môn đã hướng dẫn nhân viên nhà thuốc về 05 quy
trình thao tác chuẩn triển khai tại nhà thuốc như sau:
+ Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
+ Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc phải kê
đơn;
+ Quy trình bán thuốc, thông tin, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê
đơn;


+ Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
+ Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
3.3. Sổ sách, tài liệu chuyên môn hiện đang sử dụng tại nhà thuốc
Nhà thuốc đã triển khai ghi chép 10 loại sổ
+ Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc;
+ Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ thu hồi;
+ Sổ theo dõi thông tin bệnh nhân;
+ Sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
+ Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ;
+ Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng mua thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc
dạng phối hợp có chứa tiền chất;
+ Sổ ghi chép nhiệt độ - độ ẩm;
+ Sổ kế hoạch đào tạo nhân viên;
+ Sổ kết quả đào tạo nhân viên.
+ Sổ thu nhận khiếu nại
- Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các tài liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh nhân
có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể tra cứu kịp
thời khi cần.Hồ sơ sổ sách lưu giữ ít nhất 01 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
- Sổ sách, hồ sơ thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo

quản thuốc.


Hình 7. Sổ ghi chép nhiệt độ - độ ẩm

Hình 8. Sổ kết quả đào tạo nhân viên


Hình 9. Sổ xây dựng kết quả đào tạo nhân viên

Hình 10. Sổ thu nhận khiếu nại

Hình 11. Sổ theo dõi thông tin bệnh nhân


Hình 11. Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ thu hồi

Hình 12. Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc


Hình 13. Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ

Hình 14. Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc


Hình 15. Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng mua thuốc dạng phối
hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược
chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất.

Hình 16. Sổ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên



IV. CÁC HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC
Các hoạt động mua thuốc đạt chuẩn GPP tại nhà thuốc Vũ Tôn
4.1. Nguồn gốc
4.1.1. Dự trù mua thuốc
Hàng tháng, sau khi kiểm kê từng loại thuốc, nhân viên có nhiệm vụ lập dự
trù mua thuốc cho tháng kế dựa trên số lượng còn tồn, số lượng đã bán tháng trước
và khả năng tài chính của nhà thuốc gửi cho dược sĩ phụ trách chuyên môn. Dược sĩ
phụ trách chuyên môn dựa vào dự trù cùng hợp tác với chủ nhà thuốc đặt hàng mua
thuốc.
4.1.2. Lựa chọn nhà cung ứng thuốc
Nhà cung ứng thuốc có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh
doanh của một nhà thuốc. Nhà cung ứng đảm bảo cung cấp thuốc với số lượng đầy
đủ, chất lượng, ổn định, chính xác với chi phí thấp và thời gian kịp thời. Vì vậy lựa
chọn được nhà cung cấp tốt và quản lý được nguồn hàng là điều kiện tiên quyết
giúp cho nhà thuốc có sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh
trên thị thường. Bên cạnh đó, nhà thuốc còn nhận được sự hỗ trợ, chính sách hậu
mãi sau khi mua hàng trong suốt quá trình mua bán. Các tiêu chí để đánh giá một
nhà cung cấp có đủ uy tín là:
- Chất lượng thuốc: thuốc khi nhập về còn nguyên vẹn, còn đầy đủ bao gói
của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định. Thuốc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có
số đăng ký, số lô sản xuất, hạn sử dụng. Nhà cung ứng cung cấp cho nhà thuốc kết
quả kiểm tra thử nghiệm mẫu (nếu có).
- Giá cả và hình thức thanh toán: các nhà cung ứng báo giá cho nhà thuốc
bằng văn bản định kì hoặc đột xuất. Từ đó, nhà thuốc có thể so sánh giá với các cơ
sở cung ứng khác, đảm bảo giá thuốc thu mua hợp lý. Hình thức thanh toán linh
hoạt cũng là một lợi thế chọn nhà cung ứng thuốc lâu dài.
- Khả năng cung cấp hàng và giao hàng: nhà cung ứng phải cam kết với nhà
thuốc về thời gian, địa điểm giao hàng, khả năng cung ứng và phương tiện vận



×