Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Bài thu hoạch kiến tập về luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.56 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Luật – Trường Đại học Công Đoàn và sự
đồng ý của cô giáo hưỡng dân Thạc sĩ Trần Ngọc Dung, em đã thực hiện đề
tài: “Pháp luật vể bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, thực tiễn tại công ty cổ
phần đầu tư và phát triển Crown UK Việt Nam”
Lời đầu tiên e xin cảm ơn các thầy, cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Công
Đoàn.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Trần Ngọc
Dung , người đã nhiệt tình trực tiếp chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
báo cáo, hướng dẫn em xác định được hướng đi, khắc phục được những hạn
chế, và giúp em vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK
tại Việt Nam đã tạo điều kiện, cung cấp nguồn tại liệu để em hoàn thành thật
tốt báo cáo.
Với kiến thức còn hạn chế, hiểu biết chưa được xuất sắc và toàn diện
nên không thể tránh khỏi những khuyết điểm. Em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những
người đã luôn bên em, động viên và khuyến khích em trong quá trình thực
hiện đề tài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nôi, Ngày 28 tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Lương Thị Mai

2




DANH MỤC VIẾT TẮT

3

STT
1
2
3
4

Từ viết tắt
SHTT
SHCN
WTO
TRIPS

5
6

ĐƯQT
CP

Ý nghĩa
Sở hữu trí tuệ
Sở hữu công nghiệp
Tổ chức thương mại thế giới
Hiệp định về các khía cạnh liên
quan tới thương mại của quyền sở

hữu trí tuệ
Điều ước quốc tế
Cổ phần


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ thương mại hội nhập, quyền sở hữu công nghiệp nói
chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại nói
riêng được coi là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua cũng đã nhận thức được rằng, nhãn hiệu và tên
thương mại là công cụ cạnh tranh cực kì quan trọng. Một nhãn hiệu hay một
tên thương mại được lựa chọn và chăm sóc cẩn thận là một tài sản kinh doanh
có giá trị của hầu hết các doanh nghiệp. Thậm chí với một số doanh nghiệp,
tài sản đó có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu. Khách hàng quen
thuộc với tên thương mại, họ đánh giá cao nhãn hiệu, danh tiếng và hình ảnh
của doanh nghiệp đó, họ sẽ trung thành với sản phẩm đó và sẵn sàng trả tiền
nhiều hơn để mua sản phẩm mang nhãn hiệu mà họ thừa nhận và đáp ứng kì
vọng của họ. Do có tính chất tương đồng tên thương mại có thể được bảo hộ
như một nhãn hiệu, thông qua cơ chế đăng ký với điều kiện tên thương mại đó
đáp ứng khả năng phân biệt của một nhãn hiệu.
Thông thường tên doanh nghiệp viết tắt, hoặc thành phần tên riêng
trong tên thương mại có thể đáp ứng khả năng phân biệt của một nhãn hiệu.
Ví dụ như “ VINAMILK” hay “ COCACOLA”, “TOYOTA”…Bởi thế, tạo
dựng tên thương mại và sở hữu một nhãn hiệu với một hình ảnh và danh tiếng
tốt cho doanh nghiệp là một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của họ. Việt
Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam
có thể tham gia vào một “sân chơi chung” của thương mại toàn cầu. Trước

yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không
ngừng chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô
sản xuất, mà còn khẳng định được uy tín và giá trị của doanh nghiệp mình.
Gần đây, hàng loạt vụ tranh chấp về nhãn hiệu, tên doanh nghiệp giữa
các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Việt Nam, và giữa doanh
nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài là những hồi chuông cảnh báo
những nguy hiểm cận kề nếu doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến
4


việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại của mình trên thị
trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy việc bảo hộ quyền sở hữu đối với
nhãn hiệu và tên thương mại là hết sức quan trọng và cần thiết. Với lý do trên,
tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật vể bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại,
thực tiễn tại công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK Việt Nam” để làm
rõ các vấn đề lý luận về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại của các doanh nghiệp
nói chung và Công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK nói riêng.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung,
bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại nói riêng, trong thời kỳ Việt Nam đang
phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước có nhiều chuyển biến sâu
sắc. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề này có giá trị tham khảo cao có
thể kể đến như:
1.Lê Mai Thanh, Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Luận án Tiễn sĩ, 2006
2.Nguyễn Văn luận, bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở
Việt Nam, Luận án tiễn sĩ, 2007
3.Phan Ngọc Tâm, Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa

pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,2011.
Bên cạnh đó cũng có nhiều văn bản thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích, làm rõ được những vấn đề lý
luận cơ bản về nhãn hiệu và cũng phản ánh được phần nào về việc bảo hộ
nhãn hiệu tại Việt Nam. Một số đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh trước
khi Việt Nam ban hành Luật SHTT và trước khi gia nhập WTO nên kết quả
nghiên cứu chưa phản ánh được tính khả thi của Luật SHTT và thực trang bảo
hộ quyền SHTT hiện nay. Sau nhiều năm thực hiện Luật SHTT, với sự phát
triển kinh tế xã hội toàn cầu hóa, cần có sự nghiên cứu đánh giá thực trạng
pháp luật và thực trang thi hành pháp luật về SHTT để có những đề xuaaats
hoàn thiện pháp luật trong tình hình mới. Liên quan đến bảo hộ tên thương
mại đã có các công trình nghiên cứ đăng trên các tạp trí cụ thể như:
5


Bài viết: “Bảo hộ tên thương mại và một số kiến nghị hoàn thiệt pháp
luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam” TS.Nguyễn Thị Quế Anh – Tạp trí
khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; “ Tên thương mại và nhãn
hiệu – từ các định nghĩa đến tình hướng pháp lý có thể phát sinh” Tác giá Lê
Tùng – Tạp chí nghiên cứu pháp luật năm 2008; “Bảo hộ tên thương mại và
nhãn hiệu – những tình huống có thể phát sinh” tác giả Lê Tùng – Tạp chí
nghiên cứu pháp luật, năm 2014; Luận văn thạc sĩ “ Bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam”
Bùi Thị Huyền – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010
Những công trình trên đã phần nào làm rõ vấn đề bảo hộ tên thương
mại theo pháp luật Việt Nam, việc vi phạm quyền bảo hộ tên thương mại theo
pháp luật SHTT và thực tiễn giải quyết, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được
vấn đề thực tiễn đã đặt ra như: Tình trạng tranh chấp, xâm phạm quyền đối
với tên thương mại vẫn diễn ra khá phổ biến, các doanh nghiệp chưa chủ động
trong việc bảo hộ tên thương mại, sự hiểu biết về tên thương mại và điều kiện

chưa được đầy đủ. Các quy định về bảo hộ tên thương mại trong luật SHTT
vẫn còn chưa thật sự thống nhất, còn nhiều bất cập và hạn chế…đã gây ra
nhiều tranh chấp khó giải quyết, ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành
mạnh trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đề tài “Pháp luật vể bảo hộ nhãn
hiệu và tên thương mại, thực tiễn tại công ty CP đầu tư và phát triển Crown
UK Việt Nam” báo cáo có thể đóng góp cho khoa học pháp lí hiện nay những
điểm mới mẻ và thiết thực.
3.
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tập trung chủ yếu những vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn liên
quan đến bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, các quy định của pháp luật
SHTT cũng như các công ước , hiệp ước quy định về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu
và tên thương mại. Thực tiễn tại công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK
Việt Nam

3.2.

Phạm vi nghiên cứu
6


Do hạn chế về thời gian và không gian kiến tập, nên đề tài chỉ có thể
nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chính như: Pháp luật vể bảo hộ nhãn
hiệu và tên thương mại, thực tiễn tại công ty CP đầu tư và phát triển Crown
UK Việt Nam.
Về không gian: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Crown UK Việt
Nam, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Về thời gian: Thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian gần đây 2010 –
2019 của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Crown UK Việt Nam
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian
4.

từ ngày 15 tháng 06 năm 2019 đến ngày 28 tháng 06 năm 2019
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Báo cáo được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin để phân tích mối quan hệ
giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở, mối quan hệ giữa kinh tế và pháp
luật, của lí luận Nhà nước và Pháp luật trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Báo cáo được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản
của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển
kinh tế để các quy định đó có thể đáp ứng yêu cầu giải quyết hiện nay. Bên
cạnh đó, báo cáo còn sử dụng những phương pháp như phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp, khảo sát thực tiễn… để giải quyết vấn đề đặt ra.

5.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục, Danh
mục các từ viết tắt và Kết luận, Báo cáo gồm ba chương:
Chương I : Một số vấn đề chung về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại.
Chương II : Thực trạng tại công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK
Việt Nam
Chương III : Phương hướng và giải pháp nang cao hiệu quả về bảo hộ
nhãn hiệu và tên thương mại.

7



CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
VÀ TÊN THƯƠNG MẠI.
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.

Khái quát về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại
Khái quát về nhãn hiệu
Khái niệm nhãn hiệu
Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT ( Hiệp định
TRIPS ). Tại khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPS đưa ra khái niệm về nhãn
hiệu như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp nào, có khả năng phân
biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ
của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu
đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa
và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có
khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa. Trường hợp bản thân các dấu
hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các
Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định
rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy
được.
Dựa trên tinh thần của các ĐƯQT đã ký kêt, Việt Nam cũng cụ thể hóa
khái niệm nhãn hiệu vào trong luật SHTT. Theo khoản 16 điều 4 Luật SHTT
quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cac
tổ chức cá nhân khác nhau.
Theo quy định của pháp luật nhãn hiệu là đối tượng được cac cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng
bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.


1.1.1.2.

Sử dụng nhãn hiệu
Việc sử dụng nhãn hiệu là vấn đề then chốt và quan trọng đối với người
nộp đơn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam khi có một nhãn hiệu, người
nộp đơn có quyền sử dụng mà khong phải bắt buộc tiến hành thủ tục đăng ký.
8


Tuy nhiên để đảm bảo việc sủ dụng nhãn hiệu hợp pháp, không vi phạm
quyền của người khác, không bị đôí thủ cạnh tranh lấy nhãn hiệu của ình đi
đăng ký, người nộp đơn khi có nhãn hiệu mới, cần liên hệ ngy với luật sư, với
đại diện sở hữu trí tuệ để được tư vấn, tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.
Khi kết quả tra cứu khẳng định nhãn có khả năng đăng ký, người nộp
đơn phải tiến hành nộp đơn ngay để giữ ngày ưu tiên sớm nhất. Sau khi nộp
đơn, trong quá trình thẩm định đơn, người nộp đơn có toàn quyền sử dụng
nhãn hiệu của mình trong quá trình kinh doanh.
1.1.1.3.

Chức năng của nhãn hiệu
Vai trò quan trọng nhất của nhãn hiệu chính là chức năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
chức năng phân biệt không phải là chức nặng duy nhất của nhãn hiệu, mà
nhãn hiệu còn có các chức năng khác như: Chức năng đảm bảo chất lượng,
chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, chức năng quảng cáo, chức năng kiểm tra và tổ
chức thị trường

1.1.2.
1.1.2.1.


Khái quát về tên thương mại
Khái niệm về tên thương mại
Luật SHTT đã đưa ra khái niệm khá đầy đủ về tên thương mại và điều
kiện bảo hộ tên thương mại như sau: Khoản 21 điều 4 của Luật SHTT quy
định “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ
sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên
thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc
chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên
thương mại đó.
9


1.1.2.2.

Sử dụng tên thương mại
Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích
thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động
kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu,
sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng
cáo.
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên
thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm,
dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh
doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều

bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

1.1.2.3.

Chức năng của tên thương mại
Có chức năng phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, sử
dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh, được pháp luật bảo
hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh.
Tên thương mại được sử dụng nhằm mục đích thương mại, dùng để
xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các
giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm,hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương
tiện cung cấp dich vụ quảng cáo.

10


1.1.3.

Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại
Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại dựa các tiêu chí sau:
Bảng 1.1: Phân biệt nhãn hiệu và thương mại
Tiêu chí

Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác
nhau
Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT
năm 2005 sửa đổi bổ dung

năm 2009.

Tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của
tổ chức, cá nhân dùng trong
hoạt động kinh doanh để phân
biệt chủ thể kinh doanh mang
tên đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh.

Căn cứ xác Đăng ký đối với nhãn hiệu
lập
thông thường
Không đăng ký đối với nhãn
hiệu nổi tiếng
Dấu hiệu
Có thể là những hình ảnh,
biểu tượng, là sự kết hợp giữa
ngôn ngữ và hình ảnh

Không cần đăng ký. Dựa vào
hành vi sử dụng thực tế hợp
pháp

Khái niệm

Điều kiện

Phải đăng kí được cấp văn

bằng bảo hộ

Số lượng

Một chủ thể kinh doanh có thể
đăng kí sở hữu nhiều nhãn
hiệu
Phạm vi
Bảo hộ trên phạm vi toàn
quốc
Thời
hạn 10 năm, có thể gia hạn
bảo hộ
Chuyển
giao

11

Nhãn hiệu có thể là đối tượng
của hợp đồng chuyển nhượng
và hợp đồng chuyển quyền sử
dụng

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không
bảo hộ màu sắc, hình ảnh.
Gồm 2 thành phần:
Mô tả
Phân biệt
Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên
thương mại, có khả năng phân

biệt
Một chủ thể sản xuất kinh
doanh chỉ có thẻ có một tên
thương mại
Bảo hộ trong lĩnh vực và khu
vực kinh doanh
Bảo hộ không xác định thời
gian, chấm dứt khi không còn
sử dụng
Chỉ có thể là đối tượng của hợp
đồng chuyển nhượng với điều
kiện là việc chuyển nhượng tên
thương mại kèm thèo việc
chuyển nhượng toàn bộ cơ sản
xuất


Cụ thể tên thương mại là tên gọi còn tên nhãn hiệu là dấu hiệu. Theo
một cách nghĩ khác thì tên thương mại được tiếp nhận là tên đầy đủ của công
ty như ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, còn nhãn hiệu là một sản phẩm hay
dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Đó là sự khác biệt, tuy
nhiên theo cách nghĩ khác mà cụ thể trong một số trường hợp thì tên thương
mại và nhãn hiệu có thể là một. Điều này chưa được làm rõ trong các nghị
định hướng dẫn thi hành và đây sẽ là tranh chấp trong tương lai.
Thực tế tên gọi của một số doanh nghiệp thường được người tiêu dùng
tiếp nhận một cách ngắn gọn, ví dụ “Đồng Tâm”, “Trung Nguyên” hay của
Công ty CP và phát trển Crown UK Việt Nam mọi người cũng chỉ biết đên tên
là Crown Space, mà ít ai biết tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó. Ví dụ trên
cho thấy sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Do vậy, các quy
định của pháp luật cần phải tính đến một thực tế trong thương mại về cách

hiểu và tiếp nhận của người tiêu dùng đối với tên gọi của tôt chức dùng trong
kinh doanh.
Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được
bảo hộ ( nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần phải làm
thủ tục đăng ký ( Khoản 3 điều 6 Nghị định 103 năm 2006 ) còn nhãn hiệu thì
bứt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký ( trừ trường hợp nhãn hiệu nổi
tiếng ) và thẩm định. Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo một khía
cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu toàn lãnh thổ Việt Nam
nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu.Cụ thể tên
thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa
về khu vực kinh doanh đã được xác định là “ khu vực địa lý nơi chủ thể kinh
doanh có bán hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”. Việc xác định khu vực
kinh doanh hạn chế hay rộng lớn chính là vấn đề pháp lý phát sinh.
1.2.
1.2.1.

Lý luận về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại
Khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu và tên thương

12


Bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại là một phần của bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp, dưới góc độ pháp lý, bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại là việc
Nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật về việc xác lập, bảo vệ và thực
thi quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại. Như vậy, có thể hiểu bảo hộ sở
hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại bao hàm hai nội dung:
Thứ nhất: là hệ thống các quy định pháp luật trong việc xác định điều
kiện bảo hộ, xác lập quyền đối với nhãn hiệu, tến thương mại và nội dung của
quyền này;

Thứ hai: là tổng hợp các quy định pháp luật xác định các hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và các biện pháp ngăn chặn,
xử lý các hành vi xâm phạm.
1.2.2.

Mỗi quan hệ giữa bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại
Nhãn hiệu và tên thương mại là một trong những đối tương bảo hộ của
quyền sở hữu công nghiệp và rộng hơn là đối với SHTT nên việc bảo hộ
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện bằng
quy định tại Điểm j Khoản 2 Điều 74, Khoản 3 Điều 78 Luật SHTT.
Nhãn hiệu sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt nếu:
“Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng
của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 78 của Luật SHTT thì tên
thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu “ Không trùng hoặc tương
tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa
lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng”.
Như vậy, một nhãn hiệu có thể bị từ chối bảo hộ nếu dấu hiệu này là
dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại đang
được sử dụng của người khác, và ngược lại tên thương mại cũng sẽ không có
khả năng phân biệt đồng nghĩa với việc không được bảo hộ dưới tên thương
mại nếu tên thương mại này trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
13


nhãn hiệu đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng một cách
hợp pháp.
Để đánh giá về khả năng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn giữa nhãn
hiệu với tên thương mại thường được đánh giá bởi các tiêu chí sau đây:

Về mặt dấu hiệu:
Thường được đánh giá trên cơ sở các tiêu trí cấu trúc, cách phát âm và
cảm quan thị giác của nhãn hiệu hiệu và tên thương mại.
Về mặt sản phẩm dịch vụ hoặc lĩnh vực hoặt động:
Theo các quy định đã nêu trên thì một nhãn hiệu có thể bị từ chối bởi
một tên thương mại nếu gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa bất kể sản
phẩm dịch vụ được đăng ký theo nhãn hiệu này có chung hoặc tương tự với
sản phẩm, dịch vụ được kinh doanh dưới tên thương mại hay không và ngược
lại một tên thương mại cũng sẽ bị từ chối bảo hộ với một nhãn hiệu đã được
bảo hộ trước ngày tên thương mại được sủ dụng bất kể chúng có trùng nhau
về sản phẩm/ dịch vụ hay không

1.2.3.
1.2.3.1.

Những tình huống có thể phát sinh
Một số tình huống pháp lý
Quan các ván đề đã nêu trên thì việc bảo hộ nhãn hiệu và tên thương
mại có thể xảy ra một số vấn đề như sau:
Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp – một việc tưởng
dễ mà hóa khó, việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng
ký kinh doanh ( cả tên riêng, các bổ ngữ, và loại hình ) trên cùng một thành
phố thì không thể xảy ra nhưng là điều có thể xảy ra trên địa bàn khác nhau
do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh
doanh và vì vậy không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất.
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình và
các bổ ngữ ( ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản,v.v.) còn trung
nhau về tên riêng là điều xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh
chấp này rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Nếu như các doanh nghiệp có các
14



lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì dễ phan xử, nhưng trong điều kiện phát
triển kinh tế hiện nay thì điều gì xảy ra nếu các doanh nghiệp hoạt động đa
ngành nghề hoặc các tập đoàn lớn, đa ngành nghề có thể lấy cớ là uy tín của
mình để có thể đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ khác ( không may trùng tên ) tại
các địa bàn khác.
1.2.3.2.

Những tình huống cần chú ý
a, Quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “trùng
hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác” sẽ gay
khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu vì như đã biết tên thương mại có phạm vi
bảo hộ theo khu vực kinh doanh ( hẹp hơn nhiều so với phạm vi bảo hộ của
nhãn hiệu ). Vậy thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để xác định khu
vực kinh doanh của tên thương mại. Quy định này có thể được các bân sủ
dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn có thể dùng
để yêu ầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy
ra sẽ thực sự quá tải cho các cơ quan chức năng, và nếu qua tải thì việc giải
quyết tranh chấp sẽ bị định trệ và từ đó dẫn đến thực thi pháp luật không hệu
quả.
b, Giả sử tên thương mại chỉ có danh tiếng trong một khu vực địa lý
nhất định thì liệu một nhãn hiệu đang được bảo hộ có bị đình chỉ hiệu lực
tương ứng với khu vực đó không. Chưa có quy định nào về vấn đề này.
c, Xác định đâu là tên thương mại đề làm cơ sở cho việc hủy bỏ hiệu
lực của một nhãn hiệu đang được bảo hộ còn là vấn đề hết sức mơ hồ. Như đã
nói ở trên, thực trạng tên doanh nghiệp trong giấy đăng ký kinh doanh có thể
chỉ khác nhau về loại hình, các bổ ngữ, còn vẫn trùng nhau về tên riêng.
d, Thực tế thẩm định các đơn nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cung
chưa thể áp dụng quy định liên quan vì rõ ràng là thiếu quá nhiều điều kiện

( không có cơ sở dữ liệu chung, không có cơ sở pháp lý để xác định tên
thương mại, khu vực kinh doanh, danh tiếng.v.v). Việc áp dụng nếu có thể sẽ
kéo dài thời gian thẩm định lên rất nhiều ( đi ngược với tiêu chí rút gọn thời
15


gian xử lý ). Tuy nhiên, sự phụ thuộc giữa nhãn hiệu và tên thương mai như
đã nói ở trên vấn sẽ được áp dụng ( do đã quy định trong luật ) và đây là quy
định mà các doanh nghiệp cần tính đến và tận dụng sao cho linh hoạt trong
tranh chấp thương mại ( kể cả với các doanh nghiệp nước ngoài ).
Từ những vấn đề nêu trên, có thể thaaysgay là loại hình bảo hộ nào
cũng có những bất cập đặc thù. Vần đề là doanh nghiệp khi đã nắm vững và
vận dụng linh hoạt những quy định của “ cuộc chơi sở hữu công nghiệp” thì
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo vững chắc, ổn
định.
1.2.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại
Việc bảo hộ đó có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện quan một số điểm
sau:
Thứ nhất: Đối với doanh nghiệp quy định về bảo hộ quyền sở hữu đối
với nhãn hiệu và tên thương mại giúp bảo đảm đảm quyền lợi của doanh
nghiệp – chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu.
Thứ hai: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên
thương mại cũng là bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Thứ ba:Việc bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại mại tạo môi trường
pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước
ngoài.
Thứ tư: Bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại cũng là bảo hộ lợi ích
quốc gia trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

16



TỔNG KẾT CHƯƠNG I
Bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại là vấn đề đang được quan tâm
hàng đầu tại các doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn đề còn khúc mắc đó
thì ta cần tìm hiểu rõ hơn về các khái niệm bảo hộ nhãn hiệu và tên thương
mại, bước đầu tiên để bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp
mình là gì? Những yêu gì về dấu hiệu nhận biết, điều kiện, thời hạn, và phạm
vi bảo hộ của nhãn hiệu , tên thương mại. Mỗi phần đều có những ưu điểm và
hạn chế nhất định, tùy vào doanh nghiệp cần yếu tố gì để giúp bảo hộ nhãn
hiệu và tên thương mại, hay khi có những tình huống phát sinh thì các doanh
nghiệp cần làm gì để bảo vệ tốt nhãn hiệu và tên thương mại,đưa ra các
phương thức giải quyết thuận lợi.

17


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN
HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI. THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CROWN UK VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK Việt
Nam
2.1.1.

Tên công ty.
Tên: Công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK Việt Nam.
Trụ sở: 54A – 124/22 Âu Cơ – Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội
Văn phòng tại Hà Nội: Số 1 Phạm Huy Thông – Phường Ngọc Khách –
Ba Đình – Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: 346 Nguyễn Đình Chiểu – Phường 4

Quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh

1.1.1. Điện

thoại: 02432003133
Mã số thuế: 0101993040
Email:
Website: www.crownspace.vn
Ngành nghề kinh doanh: Giày dép, quần áo trẻ em và phụ kiện thời

trang.
Người đại diện pháp luật: Nguyễn Duy Bình
Ngày thành lập: 30/06/2006.
2.1.2.

Lịch sử hình thành của công ty
Công ty CP đầu tư và phát triển Crown Uk Việt Nam tiền thân là Công
ty Cổ phần thương mại Ban Mai Xanh, được thành lập ngày 30/06/2006 với
tầm nhìn và khát vọng trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm giày
dép và đồ dùng trẻ em cao cấp. Với triết lý “Chia sẻ lợi ích, hướng tới thành
công” Công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK Việt Nam luôn mong muốn
hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi với tất cả các nhà cung cấp, các đại
lý, các đối tác.

18


Crown Uk là nhãn hiệu giày dép đầu tiên được bán trên hệ thống
Crown Space tại Portsmouth tự năm 1981. Những sản phẩm đươc làm bằng
tay từ bởi truyền nhân của thế hệ thợ thủ công đã từng làm giày cho hoàng tử

Edward theo lệnh vua George V những năm cuối thế kỉ XIX. Đôi hài nhỏ xinh
được làm ra không chỉ mềm mại và tốt cho sức khỏe mà còn phải thể hiện
đúng vị thế người nối dõi hoàng tộc. Những ý tưởng này đã trở thành nền tảng
của tất cả dòng sản phẩm Crown Uk hiện nay.
Crown UK tin rằng: chỉ khi các nhà cung cấp, các đại lý, các đối tác có
được lợi ích khi hợp tác, Crown UK mới có thể thành công. Crown UK luôn
cố gắng làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất với các sản phẩm giày
dép trẻ em được thiết kế tinh tế, thoải mái, tiện dụng, không gây hại với sức
khỏe của trẻ và chính sách chăm sóc khách hàng tận tình.
Vì vậy, mục tiêu của Crown UK không phải là lợi nhuận tối đa mà là
Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thông qua việc cam kết:


Duy trì mức giá hợp lí với các sản phẩm.
Cung cấp sản phẩm có chất lượng, không gây hại tới sức khỏe của người sử



dụng.
Hạn chế tác động đến môi trường khi sản xuất kinh doanh, không thải các loại




chất độc hại ra môi trường, hạn chế và khuyến khích tái sử dụng túi nilon.
Có mức đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ nhân viên trong công ty.
Đống góp khả năng có thể cho các hoặt động cộng đồng.




Xu hướng tăng dần mức thu nhập sẽ là tiền đề quan trọng làm tăng nhu
cầu mua sắm những mặt hàng nhu cầu cần thiết như giày dép, quần áo…Nắm
bắt được xu hướng này, Crown UK đã nhanh chóng mở rộng lĩnh vực hoặt
động từ chỉ việc tập chung phân phối sang đầu tư thêm mảng bán lẻ với các
showroom bán hàng trực tiếp tại các trung tâm thương mại lớn và các tuyến
phố chính tính tới thời điểm hiện tại, Công ty có 10 cơ sở dải khắp 2 miền
Bắc – Nam. Với tên gọi tắt là Crown UK hay các chuỗ cửa hàng với tên gọi là
Crown Space,cùng với sự nhạy cảm trong kinh doanh này sẽ đem lại thành
công to lớn cho Crown UK.
19


2.2. Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại tại Công ty CP
đầu tư và phát triển Crown UK Việt Nam.
2.2.1. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu tại Công ty CP đầu tư và phát triển
Crown UK Việt Nam.
2.2.1.1. Chủ thể, nội dung, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ đối với
nhãn hiệu
*

Chủ thể bảo hộ đối với nhãn hiệu
Việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu có thể dựa trên đặc điểm và trình tự
xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Tại Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT và Điều
15 Nghị định 103/2006/NĐ-CP cũng đã quy định khá rõ chủ thể có quyền sở
hữu đối với nhãn hiệu.

*

Nội dụng bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo quy định tại Khoản1 Điều 123 Luật SHTT, chủ sở hữu nhãn hiệu

có những quyền năng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quyền sử dụng nhãn hiệu.
Thứ hai, quyền cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu
Thứ ba, quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu.
Thứ tư, quyền định đoạt nhãn hiệu.

*

Giới hạn quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu
Theo quy định Điều 132 Luật SHTT thì yếu tố hạn chế quyền sở
hữu đối với nhãn hiệu đó là nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Cũng theo quy định
tại Khoản 2 Điều 136 Luật SHTT quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu:
“Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong
trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì
quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95
của Luật này.”

*

Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu

20


Theo quy định tại Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT thì “Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày
nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
2.2.1.2. Tình hình xác lập bảo hộ nhãn hiệu
Việc đăng ký bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu đã được các doanh
nghiệp chú trọng và cũng nhận được sự quan tâm rõ rệt của xã hôi. Nhận thức

và hành động thực tiễn của các chủ thể nắm giữu quyền sở hữu nhãn hiệu đã
mang lại một số kết quả tốt. Điều đó được thể hiện rất rõ ở thực tế ngày càng
nhiều các đơn xin đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp gửi tới cục SHCN.
Một số vấn đề cũng được quan tâm trong hoạt động xác lập quyền sở
hữu nhãn hiệu đó là tình trang tranh chấp trong việc xác lập quyền. Nguyên
nhân của hiện tượng này là doanh nghiệp không khảo sát để biết đã có một
doanh nghiệp khác nộp đơn yêu càu bảo hộ hoặc đang được bảo hộ nhãn hiệu.
Bởi vì nếu có hai chủ thể trở lên cùng nộp đơn yêu cầu bảo hộ một đối tượng
SHCN thì cục SHTT chỉ cấp văn bằng bảo hộ cho chủ thể nộp đơn trước.
2.2.1.3. Quá trình bảo hộ nhãn hiệu của Công ty CP đầu tư và phát triển
Crown UK Việt Nam.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của
việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký. Do tầm
quan trọng của nhãn hiệu trong việc xác định sự thành công của sản phẩm
trên thị trường, nên cần phải đảm bảo rằng chúng có được sự bảo hộ đầy đủ.
Việc đăng ký nhãn hiệu của Công ty CP đầu tư và phát triển Crown UK
Việt Nam được biết đến khá muộn, Công ty được thành lập vào năm 2006
cung cấp hàng đầu các sản phẩm giày dép trẻ em cao cấp với nhãn hiệu giày
dép trẻ em Royale Baby. Nhưng đến 2009 Công ty lại bắt đầu chuyển sang
tập trung cung cấp hàng đầu các sản phẩm giày dép trẻ em cao cấp đến từ Anh

21


Quốc với nhãn hiệu là Crown UK và đó là nhãn hiệu chính cũng như là sự
phân phối độc quyền của công ty.
Nhãn hiệu Crown UK của Anh Quốc được Công ty CP đầu tư và phát
triển Crown UK Việt Nam, biết đến khá sớm nhưng khi gia nhập vào Việt

Nam thì Công ty lại không biết đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình,
điều này sẽ khó tránh khỏi việc người khác tiếp thị các sản phẩm trùng hoặc
tương tự dưới một nhãn hiệu. Hoặc Công ty khác có thể vô tình hoặc cố ý sử
dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn cho các sản phẩm.
Các đối thủ cạnh tranh cũng có thể sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự và
hưởng lợi từ uy tín, mối liên hệ mà Công ty đã tạo dựng với khách hàng và
đối tác kinh doanh. Hay việc Công ty khác sử dụng nhãn hiệu của Công ty
mình có thể sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng làm tổn hại đến uy tín và hình
ảnh của Công ty, đặc biệt là khi sản phẩm cạnh tranh có chất lượng thấp hơn.
Đó là những mặt hạn chế của Công ty CP đầu tư và phát triển Crown
UK Việt Nam ngày đó. Nhưng đến năm 2012 Công ty đã nhận rõ được tầm
quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu của mình trong việc kinh doanh mặt
hàng giày dép trẻ em. Với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang đến cho Công
ty độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình, đem lại nhiều lợi ích cho công ty
hơn ví dụ như: công ty có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc
nhượng quyền thương mại nhãn hiệu được bảo hộ cho Công ty khác, qua đó
tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho Công ty. Đôi khi nhãn hiệu được bảo hộ uy
tín đối với người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng huy động vốn từ các tổ
chức tài chính như ngân hàng, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm…
Công ty cũng chấp hành các thủ tục đăng ký để có được nhãn hiệu của
riêng mình:


Nhãn hiệu : (Như hình)

22









Số GCN: 224548
Ngày cấp: 19/05/2012
Ngày hết hạn: 04/04/2020
Chủ sở hữu: Nguyễn Duy Đạt
Địa chỉ: 54A – 124/22 Âu Cơ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà

Nội
▪ Nhóm SP: 25
Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển hiện
nay, đó là việc doanh nghiệp xây dựng được nhãn hiệu của mình, việc đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp nói chung hay Công ty CP đầu tư và
phát triển Crown UK nói riêng, sẽ thúc đẩy được hoặt động quảng bá thương
hiệu, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng. Và Công ty cũng có căn
cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của Công ty trước những hành vi sử dụng trái
phép đối với nhãn hiệu của mình.
2.2.2. Vấn đề bảo hộ tên thương mại tại Công ty CP đầu tư và phát
triển Crown UK Việt Nam.
2.2.2.1. Chủ thể, nội dung, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ đối với
tên thương mại
*

Chủ thể bảo hộ đối với tên thương mại
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 121 Luật SHTT thì “Chủ sở hữu tên
thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong
hoạt động kinh doanh”.


*

Nội dụng bảo hộ đối với tên thương mại
23


Quyền đối với tên thương mại về bản chất là việc bảo đảm cho chủ
sở hữu tham gia vào các giao dịch dưới tên thương mại của mình. Theo đó,
chủ sở hữu tên thương mại có các quyền cơ bản như:Quyền sử dụng tên
thương mại và Quyền định đoạt
*

Giới hạn quyền bảo hộ đối với tên thương mại
Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định việc chủ sở hữu quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại được thực hiện các quyền của mình nhưng
không làm phương hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định
khác của pháp luật có liên quan.

*

Thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại
Thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại là mãi mãi cho đến khi chủ sở
hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đó không còn sử dụng
tên thương mại đó nữa.
2.2.2.2. Tình hình bảo hộ tên thương mại
Quyền sở hữu công nghiệp được tự động xác lập khi có đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác lập quyền đối với tên
thương mại của các doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Điều này

xuất phát từ việc nhầm lẫn giữa tên thương mại và thương hiệu, trùng nhau
giữa tên thương mại và nhãn hiệu, thiếu căn cứ pháp lý để tách bạch rõ ràng
giữa tên doanh nghiệp và tên thương mại.
2.2.2.3. Quá trình bảo hộ tên thương mại của Công ty CP đầu tư và phát
triển Crown UK Việt Nam.
Tên thương mại là một trong loại tài sản vô hình của doanh
nghiệp,trong các năm gần đây, hành vi xâm phạm tên thương mại diễn ra rất
phổ biến. Điển hình nhất là hành vi sử dụng tên gọi tương tự với tên của
doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín,

24


thị trường của doanh nghiệp bị xâm phạm. Đồng thời gây hoang mang cho
người tiêu dùng.
Để đảm bảo khả năng phân biệt, doanh nghiệp phải rà soát tên thương
mại của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị
trường để tránh tên thương mại của mình trùng hoặc có dấu hiệu tương tự gây
nhầm lẫn với các tên thương mại đã có.
Như phần đầu tiên khi giới thiệu về Công ty CP đầu tư và phát triển
Crown Uk Việt Nam tiền thân là Công ty Cổ phần thương mại Ban Mai Xanh
được thành lập ngày 30/06/2006. Khác với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì
việc bảo hộ tên thương mại được Công ty chú trọng hơn và bảo hộ khá tốt
ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty.
Mã số doanh nghiệp: 0103011767
Đăng ký lần đầu: ngày 30 tháng 06 năm 2006
Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
BAN MAI XANH
Tên công ty bằng nước ngoài: BAN MAI XANH TRADING JOINT
STOCK COMPANY.

Với tầm nhìn và khát vọng trở thành nhà phân phối hàng đầu các
thương hiệu thời trang, giày dép trẻ em cao cấp. Trải qua gần 10 năm hoặt
động và phát triển, xây dưng vị thế vững chắc trên thị trường, hiện nay Công
ty đã trở thành nhà phân phối hàng đầu trong lĩnh vực thời trang trẻ em với hệ
thống Showroom trưng bày, bán hàng trong các Trung Tâm thương mại lớn,
các tuyến phố trung tâm của các thành phố. Ngoài ra Crown UK còn có kế
hoạch mở rộng, phát triển hệ thống bán lẻ trên khắp các tỉnh thành lớn, chiếm
đa số thị phần trên cả nước.
Cùng sự phát triển nhanh chóng từng ngày đặc biệt là nhờ vào mặt
hàng giày dép trẻ em Crown UK, mà Công ty ngày càng được nhiều khách
hàng, quan tâm và biết đến, giúp cho công ty có vị thế trên thị trường Việt
Nam. Nhận thức được việc công ty phát triển là nhờ vào mặt hàng Crown Uk
25


×