Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể, đề xuất và áp dụng vào bài toán quy hoạch quốc hội điện tử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 63 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐOÀN HỮU HẬU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ,
ĐỀ XUẤT VÀ ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN QUY HOẠCH
QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội – 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐOÀN HỮU HẬU

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
XÂY DỰNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ,
ĐỀ XUẤT VÀ ÁP DỤNG VÀO BÀI TOÁN QUY HOẠCH
QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt

Hà Nội – 2013


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
thầy giáo, Viện trưởng Viện CNTT- Đại học Quốc Gia Hà Nội, TS. Nguyễn Ái Việt,
người đã khơi nguồn, định hướng chuyên môn, cũng như trực tiếp hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi cùng nhóm dự án “Quy hoạch Quốc hội Điện tử”
trong quá trình công tác và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện CNTT – ĐH
Quốc Gia Hà Nội đã góp ý kiến, nhận xét và quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong
quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Lê Quang Minh đã luôn sát
cánh bên tôi, nhiệt tình quan tâm, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
vừa qua.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, em: TS. Vũ Duy Linh, TS.
Nguyễn Văn Đoàn, ThS. Phan Đăng Khoa, ThS.Lê Thành Trung, ThS. Vũ Đức Anh,
các bạn Ngô Doãn Lập, Đỗ Thị Thanh Thùy, Nguyễn Đức Thiện cùng các nghiên
cứu viên của Viện và các anh em trong nhóm dự án “Quy hoạch Quốc hội Điện tử”
đã luôn nỗ lực, cùng chung sức trong việc định hình phương pháp luận, và thực hiện
dự án.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè , đồng nghiệp tại
BIDV, anh em cộng đồng Viet Project Manager Professional, anh em nhóm ITIL

luôn quan tâm, động viên khích lệ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu với tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình đã
tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc
trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn
bè để tiếp tục hoàn thiện thêm nghiên cứu về EA trong môi trường Việt Nam của
mình.
Tác giả luận văn


4

Đoàn Hữu Hậu


5

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Tác giả

Đoàn Hữu Hậu



6

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu một số phương pháp luận
xây dựng Kiến trúc Tổng Thể trên thế giới và môi trường ứng dụng CNTT tại Việt
Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất phương pháp luận xây dựng Kiến trúc Tổng thể
trong môi trường Việt Nam, áp dụng cụ thể trong bài toán: “Quy hoạch Quốc hội
điện tử Việt nam”.
Chương đầu của luận văn trình bày các khái niệm cơ bản về Kiến trúc Tổng
thể và Khung Kiến trúc từ đó làm nổi bật sự cần thiết của việc xây dựng quy hoạch
tổng thể để phát triển của bất kỳ cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào.
Chương tiếp theo trình bày các phương pháp chính xây dựng kiến trúc Tổng
thể trên thế giới nói chung và phương pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể đang được
áp dụng với một số dự án tại Việt Nam.
Chương tiếp theo trình bày về bối cảnh ứng dụng CNTT tại Việt Nam.
Chương cuối cùng đưa ra đề xuất về phương pháp luận xây dựng Kiến trúc
Tổng thể tại Việt Nam, một số kết quả ứng dụng vào bài toán “Quy hoạch Quốc hội
Điện tử Việt Nam”.


7

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN ...................................................................................... 12
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................ 12
1.2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 13
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ EA VÀ KHUNG EA .......................................... 14
2.1 TỔNG QUAN VỀ EA - KIẾN TRÚC TỔNG THỂ .................................... 14
2.1.1 Các khái niệm ............................................................................................. 14
2.1.2 Thành phần của Kiến trúc tổng thể: ......................................................... 15

2.1.3 Tầm quan trọng của EA ............................................................................. 15
2.1.4 Quy trình xây dựng Kiến trúc Tổng thể .................................................... 17
2.2 TỔNG QUAN VỀ BỘ KHUNG KIẾN TRÚC – ARCHITECTURE
FRAMEWORK ........................................................................................................... 17
2.2.1 Khái niệm Bộ khung Kiến trúc .................................................................. 17
2.2.2 Lịch sử phát triển Khung Kiến trúc – AF: ................................................ 18
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHUNG KIẾN TRÚC ................. 21
3.1 KHUNG KIẾN TRÚC ZACHMAN ................................................................ 21
3.1.1 Giới thiệu chung ......................................................................................... 21
3.1.2 Phương pháp luận ...................................................................................... 21
3.1.3 Nhận xét ...................................................................................................... 25
3.2 KHUNG KIẾN TRÚC TOGAF ................................................................... 25
3.2.1 Giới thiệu chung.......................................................................................... 25
3.2.2 Phương Pháp luận...................................................................................... 25
3.2.3 Nhận xét ...................................................................................................... 33
3.3 KHUNG KIẾN TRÚC TỔNG THỂ LIÊN BANG MỸ (FEDERAL
ENTERPRISE ARCHITECTURE – FEA) ..................................................................... 33
3.3.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 33
3.3.2 Phương pháp luận ...................................................................................... 34
3.3.3 Nhận xét ...................................................................................................... 38
3.4 PHƢƠNG PHÁP LUẬN GARTNER .......................................................... 39
3.4.1 Giới thiệu chung.......................................................................................... 39
3.4.2 Phương pháp luận ...................................................................................... 39
3.4.3 Nhận xét ...................................................................................................... 41
3.5 ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH ............................................................................................ 41
CHƢƠNG 4: BỐI CẢNH CNTT TẠI VIỆT NAM ............................................... 43


8


4.1 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC
.................................................................................................................................. 43
4.2 ỨNG DỤNG THƢ ĐIỆN TỬ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC QUA MẠNG
.................................................................................................................................. 44
4.3 CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN ............... 45
4.4 ĐÁNH GIÁ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ ỨNG DỤNG CNTT TẠI VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 47
CHƢƠNG 5. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP LUẬN CHO MÔI TRƢỜNG VIỆT
NAM, ÁP DỤNG CHO QUY HOẠCH QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ...... 49
5.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ITI – GAF ............................................................ 49
5.1.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 49
5.1.2 Phương pháp luận ...................................................................................... 49
5.1.3 Nhận xét ...................................................................................................... 55
5.2 ÁP DỤNG ITI-GAF VÀO ĐỀ ÁN QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ... 55
5.2.1 Đặc điểm, tình hình ứng dụng CNTT trong Quốc hội.............................. 55
5.2.2 Quan điểm xây dựng Quốc hội điện tử...................................................... 56
5.2.3 Mục tiêu của Đề tài..................................................................................... 56
5.2.4 Yêu cầu của Đề tài ...................................................................................... 57
5.2.5 KHUNG KIẾN TRÚC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 57
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 62


9

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
Architecture
COOP - Continuity Of Operations Plan
CNTT

CNTT&TT

Kiến trúc
Kế hoạch hành động liên tục
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và truyền
thông
Enterprise
Xí nghiệp, Doanh nghiệp, Tổ chức,
Cơ quan
EA – Enterprise Architecture
Kiến trúc tổng thể
FEA – Federal Enterprise Architecture
Kiến trúc tổng thể liên bang
AF – Architecture Framework
Khung Kiến trúc
IT – Information Technology
Công nghệ thông tin
IRM
Information
Resource Quản lý tài nguyên thông tin
Management
QH
Quốc hội
QHĐT
Quốc hội điện tử
UBTVQH
Ủy ban Thường vụ Quốc hội



10

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Lợi ích của EA .......................................................................................................16
Hình 2.2: Quy trình xây dựng Kiến trúc tổng thể ..................................................................17
Hình 2.3: Mức độ áp dụng các Khung kiến trúc tổng thể ......................................................18
Hình 3.1: Các thành phần chính của TOGAF ........................................................................26
Hình 3.2: ADM của TOGAF.................................................................................................27
Hình 3.3: Các pha xây dựng Kịch bản nghiệp vụ .................................................................28
Hình 3.4: Các bước xây dựng kịch bản nghiệp vụ ................................................................29
Hình 3.5: Các thành phần kiến trúc tổng thể TOGAF ...........................................................29
Hình 3.6: Tập hợp các tài liệu kiến trúc .................................................................................31
Hình 3.7: Tập hợp các tài liệu kiến trúc .................................................................................31
Hình 3.8: Mô hình tham chiếu kỹ thuật TOGAF ...................................................................32
Hình 3.9: Mô hình tiếp cận đảm bảo luồng thông tin thông suốt...........................................32
Hình 3.10: Các tài liệu cơ sở trong TOGAF 9.1 ....................................................................33
Hình 3.11: Khung PRM .........................................................................................................35
Hình 3.12: Cấu trúc PRM .......................................................................................................35
Hình 3.13: Khái quát về BRM ...............................................................................................36
Hình 3.14: Cấu trúc BRM ......................................................................................................36
Hình 3.15: Cấu trúc SRM .......................................................................................................37
Hình 3.16: Cấu trúc TRM .....................................................................................................37
Hình 3.17: Cấu trúc DRM ......................................................................................................38
Hình 3.18: Kiến trúc Gartner..................................................................................................39
Hình 3.19: Tiến trình xây dựng Khung kiến trúc …………………………………………..40
Hình 4.1 Tỷ lệ Bộ và các cơ quan ngang bộ cung cấp thông tin theo mức độ ......................46
Hình 4.2 Tỷ lệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin theo mức độ 47
Hình 4.3 Xếp hạng chỉ số phát triển CPĐT các nước Đông Nam Á từ 2004 – 2011 ............48
Hình 5.1 Mô hình 3-3-3 – Nguồn lực.....................................................................................50
Hình 5.2 Mô hình 3-3-3- Thể chế ..........................................................................................51

Hình 5.3 Mô hình 3-3-3 – Tác nghiệp ....................................................................................51
Hình 5.4 Khung nhìn Chức năng – Hoạt động .......................................................................52
Hình 5.5 Khung nhìn Tác nghiệp – Thể chế ..........................................................................53
Hình 5.6 Khung nhìn Tác nghiệp – Nguồn lực ......................................................................54
Hình 5.7 Khung Kiến trúc 3 – 3 – 3 .......................................................................................54
Hình 5.8 Khung nhìn Nguồn lực – Thể chế ...........................................................................58
Hình 5.9 Khung nhìn Tác nghiệp – Thể chế ..........................................................................59
Hình 5.10 Khung nhìn Tác nghiệp – Nguồn lực ....................................................................59


11

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 So sánh các phương pháp luận..................................................................... 42


12

Chƣơng 1.TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc ào ạt đầu tư dàn trải cho CNTT như một phong trào trong thời gian qua, từ
các cơ quan nhà nước cho tới các doanh nghiệp (cả trên thế giới và tại Việt Nam), mà
thiếu một quy hoạch, một chiến lược phát triển CNTT lâu dài đã gây nên hiện tượng
Thừa và Thiếu trong đầu tư CNTT, gây ra sự đầu tư tốn kém mà không mang lại
hiệu quả gì từ CNTT. Hiện tượng Thừa là hậu quả của việc các dự án được đầu tư
chồng chéo nên không đem lại một giá trị gì mới từ việc ứng dụng CNTT. Hiện
tượng Thiếu là hậu quả của việc không khảo sát hết nhu cầu của nghiệp vụ, sự đòi
hỏi từ môi trường và sức mạnh hỗ trợ cạnh tranh bằng CNTT nên chưa đầu tư đủ cho
CNTT, chưa sử dụng được sức mạnh CNTT để đạt được lợi thế cho doanh nghiệp.
Chính vì hiện trạng đó, nên từ những năm 80 một khái niệm mới Kiến trúc Tổng

thể (Enterprise Architecture) ra đời và được tập trung nghiên cứu như một kim chỉ
nam cho sự phát triển của các doanh nghiệp với sự ứng dụng CNTT. Tới những năm
90, một loạt doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu và xây dựng các phương pháp xây
dựng Kiến trúc Tổng thể đem lại ảnh hưởng lớn đến nhiều doanh nghiệp và quốc gia
trên thế giới. Điển hình như phương pháp Zachman, TOGAF, FEA…
Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu có những quan tâm đáng kể tới việc ứng
dụng CNTT. Điển hình như đề án “Ứng dụng CNTT trong các cơ quan QH” được
UBTVQH thông qua vào 21/08/2003. Và đặc biệt là tại Diễn đàn Thương mại điện tử
Việt Nam 2011 thứ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng đã nhấn mạnh “Tái
cơ cấu theo hướng xây dựng Kiến trúc Tổng thể ….Các tập đoàn, công ty, hệ thống
ngân hàng thương mại và doanh nghiệp là những đối tượng cần đi đầu trong công
tác đổi mới và xây dựng Kiến trúc Tổng thể phù hợp với tầm nhìn kinh doanh trong
5 năm tới.”.
Như vậy, Kiến trúc Tổng thể có một vai trò, tầm quan trọng rất lớn đối với sự
phát triển, sự vững mạnh của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Nhận thức được vấn
đề đó, người viết thực hiện đề tài này nhằm: nghiên cứu về Kiến trúc Tổng thể và các
phương pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể, nghiên cứu về bối cảnh Việt Nam để đề
xuất lựa chọn phương pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể phù hợp, trên cơ sở đó áp
dụng vào đề tài Xây dựng Quy hoạch Quốc hội Việt Nam.


13

1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này bao gồm các phương pháp
luận xây dựng khung kiến trúc gồm: Khung Kiến trúc Zachman, Khung kiến trúc
TOGAF, Khung kiến trúc Tổng thể Liên Bang (FEA), Khung Kiến trúc Gartner; bối
cảnh ứng dụng CNTT tại Việt NAM và Phương pháp luận ITI-GAF của Viện CNTT
– ĐH Quốc Gia Hà Nội để xây dựng Kiến trúc Tổng thể trong môi trường Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã

đề ra, luận văn tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi
sau:

Các khái niệm cơ bản của khung kiến trúc và Kiến trúc Tổng thể.
 Giới thiệu về một số phương pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể chính bao
gồm Zachman, TOGAF, FEA và Gartner.
 Đôi nét về tình hình ứng dụng CNTT tại Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt
Nam nói riêng.
 Đề xuất phương pháp luận xây dựng Kiến trúc Tổng thể trong môi trường Việt
Nam, áp dụng vào bài toán “Quy hoạch Quốc hội Điện tử Việt Nam”
 Thời gian nghiên cứu được từ đầu tháng 09/2012 đến ngày 20/05/2013.


14

Chƣơng 2. TỔNG QUAN VỀ EA VÀ KHUNG EA
2.1 Tổng quan về EA – Kiến trúc tổng thể
2.1.1 Các khái niệm
Kể từ khi ra đời vào năm 1987 với khung kiến trúc tổng thể Zachman, thì EA –
Kiến trúc tổng thể đã được nhiều tổ chức đầu tư nghiên cứu, phát triển, và trong mỗi
nghiên cứu ấy, khái niệm EA cũng được định nghĩa khá khác nhau. Để nắm được bản
chất đích thực của EA, chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của 2 từ thành phần tạo nên
từ EA, cũng như một số khái niệm EA phổ biến nhất.
Enterprise hay doanh nghiệp, xí nghiệp: theo từ điển Merriam – Webster được
định nghĩa là: “Một khái niệm trừu tượng mô tả một đơn vị của tổ chức kinh tế hay
hoạt động kinh tế; đặc biệt là tổ chức kinh doanh có hoạt động với một mục đích
mang tính hệ thống”. Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu về Kiến trúc tổng thể, chúng
ta cần hiểu Enterprise theo nghĩa rộng: là mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp, xí nghiệp…), tập hợp các tổ chức (tập đoàn, hiệp hội…) có cùng mục
tiêu, hoặc các ngành dọc trong cùng một tổ chức (như hệ thống tài chính kế toán

trong một tập đoàn…)
Architecture hay kiến trúc: theo từ điển Merriam – Webster được định nghĩa là:
“Nghệ thuật thiết kế và xây dựng các cấu trúc phức tạp với các thành phần có nhiều
chủng loại khác nhau cũng như cách thức chúng được tổ chức và tích hợp làm một
thống nhất hoặc một hình thức chặt chẽ”.
Enterprise Architecture hay Kiến trúc Tổng thể được hiểu theo một số khái
niệm sau:
• EA là quá trình dịch chuyển tầm nhìn và chiến lược kinh doanh làm thay đổi
doanh nghiệp một cách hiệu quả bằng cách tạo ra, truyền tải, và cải thiện các nguyên
tắc và các mô hình mô tả trạng thái cơ bản của doanh nghiệp trong tương lai và cho
phép nó hoạt động (Theo Gartner Group)
• EA là sự quản lý một cách tối đa sự đóng góp của các nguồn lực, đầu tư IT và
các hoạt động phát triển hệ thống để đạt được một mục đích chung. Kiến trúc mô tả
rõ ràng mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và các mục tiêu cụ thể thông qua việc
đầu tư cải thiện đo lường hiệu suất cho toàn bộ doanh nghiệp hay một phần doanh
nghiệp (Theo US Federal EA)


15

• Thiết kế nghiệp vụ và sự gắn kết hệ thống CNTT là một phần của EA. Các nhà
kiến trúc tìm kiếm sự gắn kết giữa quy trình và cấu trúc doanh nghiệp để CNTT hỗ
trợ hiệu quả. (Wegmann et al. 2005).
• Mục đích chính của EA là thông báo, hướng dẫn và hạn chế các quyết định của
doanh nghiệp đặc biệt là các đầu tư cho IT (US Chief Information Officer Council).
• EA là sự hiểu biết về tất cả các thành phần khác nhau mà tạo nên doanh nghiệp
và cách các thành phần này tương tác với nhau. (Institute For Enterprise Architecture
Developments).
• EA bao gồm tầm nhìn, nguyên tắc, các chuẩn và các quy trình nhằm hướng dẫn
việc mua, thiết kế và triển khai công nghệ trong doanh nghiệp (Forrester Research).

Theo ISO/IEC 42010: 2007: EA là tổ chức cơ bản của một hệ thống bao gồm:
- Các bộ phận cấu thành nên hệ thống đó
- Quan hệ giữa các bộ phận với nhau và với môi trường ngoài
- Các nguyên tắc chỉ đạo việc thiết kế và phát triển các bộ phận đó
Hiểu một cách tổng quát nhất: EA của một tổ chức là bản thiết kế, quy hoạch tổng
thể thống nhất từ đầu cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển của tổ chức đó
2.1.2 Thành phần của Kiến trúc tổng thể:
Mặc dù có nhiều loại Kiến trúc Tổng thể, do các tổ chức khác nhau phát triển,
nhưng hầu hết các Kiến trúc tổng thể - EA đều bao gồm 4 kiến trúc chính:
- Kiến trúc Nghiệp vụ (Bussiness Architecture): bao gồm chiến lược phát triển,
hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của một
hệ thống.
- Kiến trúc Dữ liệu (Data Architecture): cấu trúc các tài sản dữ liệu vật lý (văn
bản, sách…) và logic (dữ liệu số hóa) của hệ thống và công cụ để quản lý các
tài sản đó.
- Kiến trúc Ứng dụng (Application Architecture): các phần mềm ứng dụng phải
được sử dụng, tương tác giữa chúng với nhau và quan hệ của chúng với các
quy trình nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống.
- Kiến trúc Công nghệ (Technology Architecture): mô tả hạ tầng phần cứng và
phần mềm cần thiết để triển khai ba lớp kiến trúc nói trên, bao gồm: hạ tầng
CNTT, các phần mềm lớp giữa, mạng truyền thông và các chuẩn.
2.1.3 Tầm quan trọng của EA
Cũng giống như vai trò của Kiến trúc trong xây dựng, Kiến trúc Tổng thể - EA
đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc xây dựng, cải tổ, phát triển của mỗi tổ
chức, cơ quan, doanh nghiệp. Khi quy mô tổ chức còn nhỏ, ta có thể không thấy rõ


16

vai trò của Kiến trúc tổng thể, bởi tất cả các nguồn lực cũng như các vấn đề phát sinh

đều với số lượng không đáng kể, và trực quan, không quá khó để kiểm soát. Tuy
nhiên, tình hình sẽ khác đi rất nhiều khi tổ chức phát triển, mở rộng quy mô. Lúc này,
số lượng nguồn lực tăng cao, các vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ nhiều và dễ dàng
gây ra sự quá tải, mất kiểm soát; hệ thống thông tin ngày càng trở nên phức tạp, tốn
kém, khó điều hành, khả năng đáp ứng kém. Đây chính là lúc thấy rõ nhất vai trò của
Kiến trúc tổng thể. Nó giúp cho tổ chức:
- Đồng bộ hóa CNTT với nghiệp vụ, mang lại sức mạnh tổng hợp từ các nguồn
khác nhau, các bộ phận khác nhau của một tổ chức.
- Tránh được việc đầu tư trùng chéo, lặp lại
- Xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống, nên dễ dàng phối hợp, chia
sẻ giữa các dự án cũng như mở rộng hệ thống.
- Xây dựng được quy trình đầu tư rõ ràng, giảm bớt thời gian thực hiện đầu tư…
Bảng 2.1 một số lợi ích của việc triển khai EA

.

Hình 2.1: Lợi ích của EA


17

2.1.4 Quy trình xây dựng Kiến trúc Tổng thể

Hình 2.2: Quy trình xây dựng Kiến trúc tổng thể
Quy trình bao gồm 3 bước chính:
 Mô tả kiến trúc hiện tại (As-Is): Qua quá trình khảo sát và đánh giá hiện
trạng, ta dựng lại kiến trúc hiện tại của hệ thống. Qua đó có thể xác định được
vấn đề của hệ thống hiện tại.
 Mô tả kiến trúc tương lại (To-Be): Là kiến trúc cần đạt tới của tổ chức dựa
trên Khung Kiến trúc, tầm nhìn của tổ chức và sự lựa chọn công nghệ.

 Kế hoạch chuyển đổi (Transition Plan): Từ Kiến trúc hiện tại và Kiến trúc
tương lai, xây dựng các bước bao gồm các giải pháp, và trình tự, độ ưu tiên cần
thực hiện để chuyển từ hiện tại sang kiến trúc tương lai.
2.2 Tổng quan về Bộ khung Kiến trúc – Architecture FrameWork
2.2.1 Khái niệm Bộ khung Kiến trúc
Kiến trúc tổng thể của mỗi tổ chức, đặc biệt là các tổ chức lớn, bao gồm nhiều
thành phần nhỏ, thậm chí mỗi đơn vị của tổ chức đó cũng có Kiến trúc tổng thể của
riêng mình, cho nên để tạo ra sự thống nhất, đảm bảo tính tương thích cao giữa các
thành phần, các hệ thống con trong một tổ chức cần có Khung Kiến trúc - AF chung
Cũng giống như EA, Khung Kiến trúc - AF cũng có nhiều khái niệm khái nhau
trong mỗi nghiên cứu. Zachman định nghĩa AF như “một sơ đồ phân loại [10]” ,
TOGAF lại coi AF là “một phương pháp chi tiết và bộ công cụ hỗ trợ để phát triển
một kiến trúc”[14], Roger Sessions coi AF “là một cấu trúc khung xương – skeleton
structure”[9], Schekkerman coi đó là bộ phận thiết yếu “có thể phối hợp nhiều khía
cạnh tạo nên bản chất cơ bản của doanh nghiệp một cách toàn diện[17]”. Theo
ISO/IEC/IEEE 42010: “Khung Kiến trúc xác lập các quy định chung để tạo lập, giải


18

thích, phân tích và sử dụng các kiến trúc trong một lĩnh vực phần mềm riêng biệt
hoặc trong cộng đồng những người có liên quan”.
Để cho đơn giản ta có thể hiểu Khung Kiến trúc như bộ tài liệu hướng dẫn lập
các dự án đầu tư, quy định các nội dung phải làm, các bước phải thực hiện, các văn
bản pháp lý phải theo, các biểu mẫu trình bày, tính toán. Từ Khung Kiến trúc, người
ta có thể xây dựng và phát triển Kiến trúc Tổng thể cho các tổ chức. Sự phát triển này
tùy thuộc vào quan điểm mà có thể rất khác nhau. Ví dụ: cùng dựa vào Khung FEAF
của liên bang Mỹ để xây dựng Chính phủ Điện tử, nhưng kiến trúc CPĐT của
Uganda khá đơn giản, còn Kiến trúc CPĐT của Mỹ thì đầy đủ, phức tạp.
Theo thống kê của Iso-enterprise architecture, hiện có khoảng 57 khung kiến

trúc trên toàn thế giới và nổi tiếng nhất, được áp dụng phổ biến nhất phải kể đến
khung kiến trúc ZACHMAN, TOGAF, FEAF... Sơ đồ 2.3 cho ta thấy mức độ áp
dụng các khung kiến trúc đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Phần
chương sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các khung kiến trúc này.

Hình 2.3: Mức độ áp dụng các Khung kiến trúc tổng thể
2.2.2 Lịch sử phát triển Khung Kiến trúc – AF:
- 1987: Lần đầu Khái niệm Khung kiến trúc được biết đến qua bài báo “A
Framework for Information Systems Architecture - Khung cho kiến trúc các hệ
thống thông tin” của J.A.Zachman
- 1994: Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển khung kiến trúc kỹ thuật cho quản lý
thông tin (TAFIM) chịu nhiều ảnh hưởng bởi tư tưởng của Zachman


19

- 1996: Đạo luật Clinger-Cohen được Quốc hội Mỹ thông qua, trong đó có quy
định các cơ quan liên bang phải nâng cao hiệu quả của đầu tư công nghệ thông
tin, đã tạo điều kiện chính thức cho sự phát triển của EA
- 1998: sau bốn năm được giới thiệu và sau hai năm được hệ thống hóa bởi
Clinger-Cohen, TAFIM đã chính thức ngừng hoạt động và công việc thực hiện
được chuyển giao cho Tập đoàn Open (The Open Group)
- 1999: Khung Kiến trúc liên bang (FEAF). Phiên bản 1.2 được Hội đồng CIO
của Mỹ phát hành
- 2002: Hội đồng CIO chính thức thay thế FEAF bằng FEA
- 2003: Tập đoàn Open ra phiên bản TOGAF 8.0
- Sau đó là sự bùng nổ phát triển, và hoàn thiện của nhiều bộ khung Kiến trúc,
tuy nhiên chúng đều có những ảnh hưởng nhất định từ những thành tựu của các
Khung Kiến trúc trước.
2.2.3 Phân loại Khung Kiến trúc

Có nhiều cách phân loại Khung Kiến trúc, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài này chúng ta dựa vào nguồn gốc phát triển Khung Kiến trúc để
phân loại:
2.2.3.1

Khung Kiến trúc phát triển bởi các Chính phủ

Một trong những nơi áp dụng kiến trúc tổng thể mạnh nhất là các hệ thống
chính phủ điện tử. Nước Mỹ có Khung Kiến trúc Liên bang (FEAF) và Kiến
trúc Hành chính Liên bang (FEA) áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Chính phủ Đức có Chuẩn và Kiến trúc cho Chính phủ điện tử SAGA. Canada
có ban hành tài liệu về kiến trúc hướng dịch vụ Chính phủ GC SOA. Chính
phủ Úc và nhiều nước khác cũng có khung kiến trúc chính phủ điện tử của
mình. Ngoài ra, Bộ Quốc Phòng các nước cũng bắt đầu xây dựng kiến trúc
tổng thể như một xu thế cho hoạt động quân sự đa quốc gia. Bộ Quốc phòng
Mỹ lại có kiến trúc riêng DoDAF, Bộ quốc phòng Anh xây dựng khung
MODAF, NATO cũng phát triển khung NAF cho riêng mình.
2.2.3.2

Khung Kiến trúc phát triển bởi các Tập đoàn

Đây là những khuôn khổ chủ yếu được phát triển bởi các nhà cung cấp phần
mềm. Họ cung cấp kinh nghiệm và các phương pháp thực hành tốt nhất thu
được từ các dự án kiến trúc trong quá khứ, dưới hình thức của các khung kiến
trúc. Trong danh sách 27 công ty được giải “Annual Enterprise & IT
Architecture Excellence Award 2012” có thể thấy những tên tuổi lớn như


20


Credit Suisse, Intel, v.v… Trong các công ty lớn hiện có một chức danh: Nhà
Kiến trúc Tổng thể (Enterprise Architect). Các công ty tin học, tư vấn lớn cũng
có các sản phẩm là các khung kiến trúc, phương pháp luận, giải pháp phần
mềm, dịch vụ tư vấn xây dựng kiến trúc: IBM, The Open Group, Microsoft,
Gartner …
2.2.3.3

Khung Kiến trúc khác

Nhóm này bao gồm nhiều khuôn khổ tập trung vào các ngành công nghiệp đặc
biệt, cung cấp thêm các tính năng và chức năng như khung kiến trúc NIH...


21

Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHUNG KIẾN TRÚC
3.1 Khung kiến trúc Zachman
3.1.1 Giới thiệu chung
Khung Kiến trúc được đặt theo tên tác giả John Zachman, người đầu tiên phát
triển các khái niệm kiến trúc tổng thể trong những năm 1980 tại IBM. Ông xác định
sự cần thiết phải có một kế hoạch chi tiết để xác định và kiểm soát sự tích hợp của hệ
thống và các thành phần của hệ thống đó. Năm 1987 ông giới thiệu “Khung kiến trúc
các hệ thống thông tin" (Framework for Information Systems).
Ở phiên bản đầu tiên, khung cơ bản của Zachman được xây dựng trên 3 cột
chính: dữ liệu, chức năng và mạng. Sau đó, ông phát triển mở rộng thêm 3 cột nữa:
con người, thời gian và động lực, và đổi tên thành “Khung Kiến trúc” – đây chính là
Khung Zachman được biết đến và sử dụng rộng rãi ngày nay.
3.1.2 Phƣơng pháp luận
Về bản chất, Khung Zachman không phải là một Khung Kiến trúc như các khái
niệm, định nghĩa chúng ta đã tìm hiểu, mà là một dạng lược đồ. Nó không cung cấp

phương pháp luận để xây dựng Kiến trúc, mà cung cấp một phương pháp luận để mô
tả Kiến trúc cần xây dựng


22

Lược đồ mô tả Zachman là một ma trận sáu hàng sáu cột. Trong đó, sáu cột dựa
trên sáu nội dung cơ bản trong trao đổi và giao tiếp: Cái gì (What), Như thế nào
(How), Ở đâu (Where), Ai (Who), Khi nào (When) và Tại sao (Why). Việc lồng ghép
các câu hỏi này cho phép mô tả các hệ thống phức tạp như Kiến trúc Tổng thể. Các
hàng thể hiện các khung nhìn theo quan điểm của sáu chủ thể trong tổ chức: Người
lập kế hoạch (Planner) với mối quan tâm về Phạm vi (Scope), Chủ đầu tư (Owner)
với mối quan tâm về Mô hình nghiệp vụ (Bussiness Model), Người thiết kế hệ thống
(Designer) với mối quan tâm về Mô hình hệ thống (System Model), Người xây dựng
hệ thống (Builder) với mối quan tâm về Mô hình công nghệ (Technology Model),
Các nhà thầu phụ (Subcontractor) hoặc các nhà lập trình (Programmer) với mối quan
tâm về Thuyết minh chi tiết (Detailed Presentation), và các Người sử dụng (Users)
với mối quan tâm về Chức năng (Functioning Enterprise).


23

Xuất phát từ tư tưởng trên, Khung Zachman đưa ra 6 quan điểm cơ bản sau:
 Quan điểm ở mức ngữ cảnh (Contextual): đây là quan điểm liên quan đến khía
cạnh chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp. Nó cho phép xác định các mục
tiêu, phạm vi và đánh giá thực thi. Quan điểm này thường được đứng trên góc
độ của người lập kế hoạch, xác định các nội dung:
– Danh sách các lớp dữ liệu ở mức cao (WHAT)
– Danh sách các quy trình nghiệp vụ (HOW)
– Danh sách địa điểm triển khai (WHERE)

– Danh sách các đơn vị quan trọng (WHO)
– Danh sách các sự kiện liên quan (WHEN)
– Danh sách các mục tiêu và chiến lược của hệ thống (WHY)
 Quan điểm ở mức khái niệm (Conceptual): quan điểm này mô hình hóa quy
trình nghiệp vụ bao gồm cấu trúc, chức năng và tổ chức liên quan đến các quy
trình. Quan điểm này được gọi là khung nhìn nghiệp vụ, cho phép xác định các
nội dung:
– Mô hình đối tượng/ dữ liệu mức khái niệm (WHAT)
– Mô hình quy trình nghiệp vụ (HOW)
– Hệ thống nghiệp vụ (WHERE)
– Mô hình luồng công việc (WHO)
– Chương trình tổng thể (WHEN)


24









– Kế hoạch nghiệp vụ (WHY)
Quan điểm ở mức Logic/ hệ thống (Logical): quan điểm này làm rõ các quy
trình nghiệp vụ ở mức khái niệm. Nếu mức khái niệm mới chỉ dừng lại ở việc
định nghĩa các chức năng nghiệp vụ thì mức này đặc tả cụ thể hơn các mô hình
dữ liệu liên quan tới các chức năng. Quan điểm này còn là quan điểm dành cho
đội ngũ nhân viên thiết kế, cho phép xác định các nội dung tương ứng sau:

– Mô hình dữ liệu logic (WHAT)
– Mô hình kiến trúc hệ thống (HOW)
– Kiến trúc các hệ thống phân tán (WHERE)
– Kiến trúc giao diện (WHO)
– Cấu trúc xử lý (WHEN)
– Mô hình quy tắc nghiệp vụ (WHY)
Quan điểm ở mức vật lý/ công nghệ (Physical/ Technology): quan điểm này
xác định các mô hình vật lý, quản lý về mặt công nghệ, định nghĩa và phát triển
các giải phảp công nghệ. Ở mức này, cho phép xác định các tiêu chí của các
chương trình ứng dụng, các yêu cầu về hệ thống CSDL, ngôn ngữ, cấu trúc,
chương trình, giao diện người sử dụng. Quan điểm này còn gọi là khung nhìn
vật lý (dành cho đội ngũ nhân viên phát triển)
– Mô hình lớp/ dữ liệu vật lý (WHAT)
– Mô hình thiết kế công nghệ (HOW)
– Kiến trúc công nghệ (WHERE)
– Kiến trúc trình diễn (WHO)
– Cấu trúc điều khiển (WHEN)
– Thiết kế quy tắc (WHY)
Quan điểm ở tích hợp hệ thống (Out-of-context/ Intergrator/ As Built): quan
điểm này thể hiện việc xây dựng, quản lý cấu hình và triển khai hệ thống, cho
phép xác định các nội dung:
– Định nghĩa dữ liệu (WHAT)
– Chương trình (HOW)
– Kiến trúc mạng (WHERE)
– Kiến trúc bảo mật (WHO)
– Định nghĩa thời hạn (WHEN)
– Dự đoán quy tắc, luật (WHY)
Quan điểm ở mức vận hành (Functioning): quan điểm này thể hiện các chức
năng của hệ thống hoàn chỉnh, quản lý việc vận hành và đánh giá hệ thống.
Quan điểm này cho phép người sử dụng xác định các đặc tính vận hành, hướng



25

dẫn, dữ liệu trong hệ thống, các đối tượng vận hành và sử dụng hệ thống, các
thông điệp dữ liệu và thời gian của các hoạt động.
– Dữ liệu sử dụng (WHAT)
– Chức năng làm việc (HOW)
– Mạng lưới sử dụng (WHERE)
– Chức năng tổ chức (WHO)
– Kế hoạch cài đặt (WHEN)
– Chiến lược hoạt động (WHY)
3.1.3 Nhận xét
Qua quá trình phân tích, đánh giá cho thấy khung Zachman cho phép tiếp cận
một tổ chức một cách hệ thống. Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào sự đầy đủ của
thông tin mô tả khiến cho nó trở nên quá phức tạp, khó áp dụng vào trong thực tế.
Bên cạnh đó, Khung Zachman cũng không cung cấp phương pháp luận để xây dựng
Kiến trúc, không có quy trình để tiến hành mô tả khung.
Tóm lại, khung Zachman không phù hợp để áp dụng xây dựng Kiến trúc Tổng
thể trong môi trường Việt Nam hiện nay.
3.2 Khung kiến trúc TOGAF
3.2.1 Giới thiệu chung
TOGAF (The Open Group Architecture Framework) là một Khung Kiến trúc
do tổ chức Open Group xây dựng. Open Group là một tập đoàn độc lập với công
nghệ và là nhà cung cấp có mục tiêu hỗ trợ truy cập thông tin tích hợp bên trong mỗi
tổ chức và giữa các tổ chức dựa trên các chuẩn mở và tính tương tác toàn cầu. Bởi
vậy, điểm mạnh của TOGAF chính là việc không độc quyền và có thể sử dụng miễn
phí (đối với các cá nhân tự phát triển).
Phiên bản đầu tiên của TOGAF ra đời năm 1995 dựa trên cơ sở khung TAFIM
của bộ quốc phòng Mỹ. Cùng với sự phát triển không ngừng của Tập đoàn Open

Group, hiện nay TOGAF đã ra Phiên bản 9.1 với mô tả rất chi tiết các khái niệm, các
bước thiết kế cụ thể, các tiêu chuẩn, các biểu mẫu, các công cụ hỗ trợ có thể được sử
dụng cho bất cứ tổ chức nào trên thế giới khi được cấp phép.
3.2.2 Phƣơng Pháp luận
Mặc dù theo tên gọi tự miêu tả thì TOGAF là một khung Kiến trúc, tuy nhiên
theo nhiều phân tích, đánh giá, ta thấy TOGAF giống như một mô tả tiến trình xây
dựng Kiến trúc hơn là một Khung kiến trúc. Nó bao gồm 3 phần chính:


×